Sự biến đổi của ứng suất hiệu quả, áp lực nước lỗ rỗng trong đất trong quá trình cố kết?. Bài tập 8: Xác định và vẽ biểu đồ ứng suất do trọng lượng bản thân của đất và do tải trọng rải
Trang 1A LÝ THUYẾT
1 Trình bày các thành phần cấu tạo đất và ảnh hưởng của các thành phần đó đến tính chất của đất?
2 Trình bày nguyên lý thí nghiệm xác định thành phần hạt? Các kết quả của thu được từ đường cong cấp phối hạt và ý nghĩa của các kết quả đó?
3 Các chỉ tiêu vật lý của đất? Chỉ tiêu nào xác định trực tiếp, chỉ tiêu nào xác định gián tiếp? Cách xác định các chỉ tiêu đó?
4 Chỉ tiêu độ sệt của đất dính là gì? Nêu các độ ẩm giới hạn và cách xác định chúng?
5 Chỉ tiêu độ chặt của đất rời? Cách xác định độ chặt của đất rời?
6 Nêu mục đích của việc phân loại đất? Theo TCVN 5747:1993, nêu căn cứ phân loại đất, kể tên và ký hiệu các loại đất hạt thô và tên các loại đất hạt mịn? Theo TCVN 9362:2012, nêu căn cứ và kể tên các loại đất dính và các loại đất rời?
7 Trình bày sự phân bố ứng suất trọng lượng bản thân đất? Phân tích sự khác nhau của quy luật phân bố ứng suất bản thân và ứng suất do tải trọng ngoài gây ra trong nền đất?
8 Trình bày khái niệm, ý nghĩa của độ ẩm tốt nhất khi đầm lèn đất đắp? Cách xác định
độ ẩm tốt nhất bằng phương pháp Prostor? Nêu ý nghĩa hệ số đầm chặt k?
9 Biến dạng của đất là gì? Trình bày thí nghiệm nén đất trong phòng thí nghiệm? Cách xác định đường cong nén lún? Các nhân tố ảnh hưởng đến tính chất biến dạng của đất?
10 Các đặc trưng biến dạng của đất thu được từ thí nghiệm nén đất trong phòng (thí nghiệm nén không nở ngang)? Độ lún của mẫu đất chịu nén không nở ngang? Phân biệt đường cong nén lún và đường cong cố kết?
11 Áp lực tiền cố kết là gì? Cách xác định áp lực tiền cố kết và ý nghĩa của nó?
12 Khái niệm tính thấm nước của đất? Trình bày định luật thấm Darxi của đất rời đối với dòng thấm trong đất? Nêu các nhân tố ảnh hưởng tính thấm của đất? ý nghĩa của hệ số thấm k? trình bày thí nghiệm xác định hệ số thấm k (cột nước không đổi và cột nước thay đổi) (phạm vi áp dụng, Nguyên lý và kết quả thí nghiệm)
13 Thế nào là ứng suất tổng, áp lực nước lỗ rỗng, ứng suất có hiệu? Tăng nhanh tốc độ
cố kết của nền có tác dụng gì?
14 Thế nào là quá trình cố kết? Sự biến đổi của ứng suất hiệu quả, áp lực nước lỗ rỗng trong đất trong quá trình cố kết? Viết và nêu ý nghĩa của phương trình vi phân cố kết
Trang 215 Khái niệm hiện tượng cố kết thấm của đất dính no nước? Giải thích hiện tượng cố kết thấm thông qua mô hình thấm của Terzaghi?
16 Độ lún của đất nền là gì? Các thành phần tính lún của đất nền? Thành phần nào ảnh hưởng nhiều nhất đến độ lún tổng cộng của nền đất đối với đất sét bào hòa nước? Giải thích?
17 Trình bày các bước tính độ lún của móng công trình chịu tải trọng cục bộ?
18 Khái niệm về cường độ chống cắt của đất? Trình bày điều kiện cân bằng Mohr - Coulomb? Các nhân tố ảnh hướng tới sức chống cắt của đất? Các sơ đồ thí nghiệm xác định các thông số cường độ chống cắt của đất?
19 Trình bày định luật Coulomb về sức chống cắt và các chỉ tiêu phản ánh sức chống cắt của đất? Cách xác định các chỉ tiêu đó?
20 Trình bày về thí nghiệm cắt đất trực tiếp (sơ đồ, cách tiến hành, kết quả, ưu va nhược điểm của thí nghiệm)?
21 Trình bày thí nghiệm nén nở hông? So sánh lực dính xác định được từ hai thí nghiệm: nén nở hông và cắt phẳng?
22 Trong thực tế xây dựng có những loại ứng suất nào xuất hiện trong đất? Để xác định ứng suất trong đất ta chấp nhận những giả thiết cơ bản gì? Thế nào là trường hợp bài toán không gian, trường hợp bài toán phẳng? Cho ví dụ?
23 Sự phân bố ứng suất do trọng lượng bản thân của đất? Khi bơm hạ mực nước ngầm ứng suất thay đổi như thế nào? Vì sao?
24 Nội dung tính độ ổn định của mái dốc theo phương pháp mặt trượt trụ tròn?
25 Nội dung tính độ ổn định của mái dốc theo phương pháp phân mảnh?
26 Trình bày điều kiện ổn đinh mái dốc đất rời và đất dính?
27 Trình bày khái niệm, cách xác định áp lực đất tĩnh tác dụng lên tường chắn?
28 Khái niệm áp lực đất chủ động, áp lực đất bị động điều kiện xuất hiện các loại áp lực đó?
29 Nêu khái niệm sức chịu tải của nền đất? Các quá trình cơ học của đất nền khi tăng tải? Các hình thức phá hoại của nền đất trong thực tế?
30 Khái niệm mái dốc, vẽ hình minh họa? Cách xác định hệ số an toàn của mái dốc trong hai trường hợp trượt phẳng và trượt trụ tròn?
Trang 3B Bài tập Bài tập 1: Khi xác định trọng lượng thể tích của đất sét bằng phương pháp dao vòng
được các số liệu như sau:
Thể tích dao vòng V=60cm3;
Khối lượng đất trong dao vòng m = 116,45g;
Khối lượng đất sau khi sấy khô mh=102,11g;
Tỷ trọng hạt của đất =2,65
Hãy tính: Độ ẩm, trọng lượng thể tích tự nhiên, trọng lượng thể tích khô, hệ số rỗng,
độ rỗng, độ bão hoà của đất đó?
Bài tập 2: Một mẫu đất có các chỉ tiêu tính chất vật lý như sau: Trọng lượng thể tích tự
nhiên =18,6kN/m3; tỷ trọng hạt của cát là =2,74; độ ẩm tự nhiên W= 8%; độ ẩm giới hạn dẻo Wp=10%; độ ẩm giới hạn chảy WL=18% Hãy xác định hệ số rỗng e, độ rỗng n, tên và trạng thái của đất đó?
Bài tập 3: Một mẫu đất có các chỉ tiêu tính chất vật lý như sau: Khối lượng đất sau khi
sấy khô mh =105 g; thể tích đất ở trạng thái chặt nhất Vmin=45 cm3; thể tích đất ở trạng thái xốp nhất Vmax=65 cm3 Khối lượng thể tích tự nhiên =1,86 g/cm3; tỷ trọng hạt của cát là =2,63 ; độ ẩm tự nhiên W= 8% Hãy xác định hệ số rỗng, độ rỗng, trạng thái của đất đó?
Bài tập 4: Một mẫu đất sét nặng 250g, có khối lượng thể tích là 2g/cm3, tỷ trọng hạt 2,7,
độ ẩm tự nhiên 32% Muốn tăng độ ẩm của toàn bộ mẫu đất lên tới 35% thì phải đổ thêm lượng nước là bao nhiêu?
Bài tập 5: Mẫu đất có =2,68, độ ẩm W= 24%, chỉ số dẻo Ip=12%, độ sệt IL=0,4, độ bão hòa Sr=0,8 Hãy xác định trọng lượng thể tích tự nhiên, giới hạn chảy, giới hạn dẻo của đất đó?
Bài tập 6: Một nền đất gồm các lớp như sau : Từ mặt đất tới mực nước ngầm ở độ sâu
4m là lớp cát pha với khối lượng thể tích là 1,9g/cm3 Tiếp đó là lớp cát pha dày 4m nằm dưới mực nước ngầm với khối lượng riêng hạt đất là 2,7kg/dm3, độ rỗng 33%; dưới cùng
là lớp sét chặt không thấm nước dày 5m có trọng lượng thể tích tự nhiên là 20,4 kN/m3 Tính ứng suất tổng và ứng suất có hiệu do trọng lượng bản thân của các lớp đất gây nên tại đáy các lớp đất và vẽ biểu đồ ứng suất đó?
Bài tập 7: Nền đất cát bị ngập nước như
hình vẽ Để thi công, người ta làm tường
cừ và bơm hút nước đến lộ mặt đất
a Tính ứng suất trung hòa và ứng
suất hữu hiệu tại các điểm a, b ở trạng
thái ban đầu? Sau khi có cừ và bơm hút,
các ứng suất đó thay đổi như thế nào?
Trang 4(cát chảy) khi bơm hút không?
Bài tập 8: Xác định và vẽ biểu đồ ứng suất do
trọng lượng bản thân của đất và do tải trọng rải
đều trên toàn bộ móng tại các điểm nằm trên trục
Oz cho trong hình vẽ ?
Bảng tra hệ số k0
z/b
ℓ/b 0,25 0,5 1 1,5 2 3
1 0,898 0,696 0,386 0,194 0,114 0,058
1,5 0,904 0,716 0,428 0,257 0,157 0,076
2 0,908 0,734 0,470 0,288 0,188 0,108
+2,25
+1,25
-0,25
-2,25
3.0
2.0
1=18,2 kN/m2
2=18,7 kN/m2
3=19,1 kN/m2
A O
B
C
x
z
x
y
O p=0,5MPa
Bài tập 9: Xác định và vẽ biểu đồ ứng suất nén
z do trọng lượng bản thân của đất và do tải
trọng hình băng phân bố đều trên toàn bộ móng
tại các điểm nằm trên trục Oz cho trong hình vẽ?
Bảng tra hệ số k1
z/b
x/b 0 0,5 1 1,5 2 3
0 1 0,82 0,55 0,40 0,31 0,21
0,25 1 0,71 0,51 0,38 0,31 0,21
0,5 0,05 0,48 0,41 0,33 0,28 0,20
+2,25 +1,25
-0,25
-2,25
3.0
1 =18,2 kN/m2
2 =18,7 kN/m2
3 =19,1 kN/m2
A O
B
C
x
z p=0,45MPa
Bài tập 10: Dùng phương pháp điểm góc xác định ứng suất tại điểm M (zM = 2m) do tải trọng phân bố đều trên diện tích hai móng hình chữ nhật gây ra (hình vẽ)?
5m
2
1m 2m
3m 2m
p1 = 400kN/m 2
p2 = 200kN/m 2
Trang 5Bài tập 11: Trong bố trí được biểu
diễn như hình vẽ, điều kiện thấm ở
trạng thái ổn định được duy trì nhờ
mực nước có bể chứa tại A-A hay
B-B Trọng lượng thể tích bão hòa của
cát là 20kN/m3 Tính áp lực thấm và
ứng suất hiệu quả tại mực C-C và tại
vị trí giữa của lớp cát cho cả hai vị trí
của bể nước khi mực nước tại E-E
không thay đổi
Bài tập 12: Một mẫu đất có các chỉ tiêu tính chất vật lý như sau: Khối lượng đất sau khi
sấy khô mh=155g; tỷ trọng hạt của cát là =2,7; Diện tích tiết diện ngang mẫu F=50 cm2; chiều cao mẫu H=20 mm; hệ số =0,8
Khi thí nghiệm nén đất trong phòng không nở hông, ta được kết quả sau:
Áp lực nén p, (daN/cm2
) 1 2 3 4
Hệ số rỗng e 0,65 0,625 0,613 0,608 Hãy xác định: hệ số rỗng ban đầu; độ lún và môđun biến dạng của mẫu đất ứng với cấp áp lực 1÷2daN/cm2 và từ 3÷4daN/cm2
?
Bài tập 13: Một mẫu đất có các chỉ tiêu tính chất vật lý như sau: Trọng lượng thể tích tự
nhiên =18kN/m3; tỷ trọng hạt của cát là =2,7; độ ẩm tự nhiên W= 12%; Hệ số =0,8 Khi thí nghiệm nén đất trong phòng không nở ngang, ta được kết quả sau:
Áp lực nén p, (daN/cm2) 1 2 3 4
Hệ số rỗng e 0,635 0,625 0,613 0,608 Hãy xác định hệ số nén lún tương đối a0, môđun biến dạng E0 của các cấp áp lực 0-1 daN/cm2; 1-2 daN/cm2; 2-3 daN/cm2; 3-4 daN/cm2 ?
Bài tập 14: Một mẫu đất có các chỉ tiêu tính chất vật lý như sau: Trọng lượng thể tích tự
nhiên =18kN/m3; tỷ trọng hạt của cát là =2,7; độ ẩm tự nhiên W=12%; Hệ số =0,8 Chiểu cao ban đầu mẫu đất H=2cm Khi thí nghiệm nén đất trong phòng không nở ngang,
ta được kết quả sau:
Trang 6Hãy xác định hệ số nén lún tương đối a0, môđun biến dạng E0 của cấp áp lực 2-3daN/cm2?
Bài tập 15: Thí nghiệm nén bằng máy nén một trục không nở ngang trong phòng thí
nghiệm một mẫu đất có diện tích 50cm2, chiều cao 25,5mm Số đọc trên đồng hồ đo độ lún ghi lại như sau:
Cấp áp lực nén (N/cm2
) 0 5 10 20 30 40
Độ lún của mẫu (mm) 0 0,15 0,28 0,49 0,67 0,76 Biết rằng mẫu đất khô có khối lượng 189g, tỷ trọng hạt của đất 2,65 và hệ số β=0,65 Hãy xác định hệ số nén lún tương đối và mô đun biến dạng tương ứng với khoảng áp lực nén từ 20N/cm2 đến 30N/cm2 ?
Bài tập 16: Trên một công trường cải tạo đất rộng lớn, mực nước ngầm bằng mặt đất, có
một lớp cát hạt thô dày 4m nằm trên lớp sét yếu dày 5m Lớp đất dày 3m phủ trên toàn bộ công trường Các số liệu sau đây xác định được: Trọng lượng đơn vị của đất đắp là 21kN/m3, đất cát là 20kN/m3, đất sét là 18kN/m3 Hệ số nén thể tích của đất sét là 0,22m2/MN
a Tính ứng suất hiệu quả thẳng đứng tại tâm lớp sét trước và sau khi đắp đất?
b Tính độ lún cuối cùng được dự kiến do cố kết của lớp sét?
Bài tập 17: Một lớp sét dày 4m chịu độ tăng ứng suất hiệu quả phân bố đều là
200kN/m2
a Cho hệ số nén thể tích mv là 0,20m2/MN, hãy tính độ lún cuối cùng dự kiến do cố kết gây ra?
b Cho hệ số thấm k của đất là 5mm/năm và hệ số thời gian Tv= 2 cho cố kết hoàn toàn Tính thời gian cần để đạt độ lún cuối cùng (giả thiết thoát nước một phía)?
Bài tập 18: một lớp sét dày 6m nằm dưới là một lớp phiến sét không thấm nước còn
nằm trên là một lớp cát thấm trung bình Tải trọng như vậy sẽ làm tăng đồng đều ứng suất hiệu quả trong toàn bộ bề dày của lớp sét trên một vùng rộng lớn Trong thí nghiệm nén trong phòng, một mẫu đất sét có chiều dày 20mm chịu cùng đọ tăng ứng suất hiệu quả, thấy rằng hệ số rỗng thay đổi từ 0,827 xuống 0,806 Cũng quan trắc được rằng 65%
cố kết đã xảy ra sau thời gian 30 phút
a Tính độ lún cuối cùng dự kiến do cố kết?
b Tính thời gian cần thiết để nền dạt độ cố kết 25%; 90% và độ lún của nền tương ứng với độ cố kết đó?
Bài tập 19: Cho một nền đất sét bão hòa nước, dẻo mềm, nằm trực tiếp trên lớp cát hạt
trung có tính thấm tốt, trên mặt đất người ta tôn cao bởi một lớp cát san lấp trên một phạm vi rộng lớn, có thể xem là vô hạn Sau hai năm đầu số liệu quan trắc lún đo được là 80mm Kết quả tính toán độ lún cuối cùng là 320mm Hãy tính
a Thời gian cần thiết để nền đạt 80% độ lún cuối cùng?
Trang 7b Độ lún cuối cùng sau 15 năm kể từ sau khi san lấp? Giả thiết rằng sau thời gian lún bỏ qua sự biến đổi trị số của a, k Sử dụng độ cố kết của sơ đồ “0” đề tính
Bài tập 20: Một tầng sét dày 5m, chịu một tải trọng ngoài rải đều do lớp cát trên mặt gây
ứng suất tăng thêm trung bình trong tầng đất là 115kN/m2 Biết rằng, tầng sét này đã chịu
1 áp suất tầng phủ trước khi chịu tải là 140kN/m2
và ở trạng thái cố kết bình thường Phía dưới lớp sét tầng không thấm Hãy xác định:
a Độ lún ổn định cố kết ban đầu của tầng sét gây ra bởi ứng suất tăng thêm, cho biết chỉ
số nén Cc = 0,23, hệ số rỗng e0 = 0,77?
b Thời gian cần để tầng đất đạt độ cố kết thấm là 95% dưới tác dụng của ứng suất tăng thêm đó, cho biết hệ số cố kết Cv = 0,44 m2/tháng?
Bài tập 21: Trong một thí nghiệm ba trục cố kết - không thoát nước cho một mẫu đất sét
cố kết bình thường tại áp lực buồng 150kN/m2, độ lệch ứng suất cực hạn là 260kN/m2 và
áp lực nước lỗ rỗng cực hạn là 50kN/m2 Hãy vẽ đường bao độ bền chống cắt thích đáng
và xác định các thông số tương ứng Khi:
a u= 0 b c’= 0
Bài tập 22: Các thông số độ bền chống cắt của một loại đất sét có kết bình thường tìm
được là c’= 0 và ’
= 260 Thí nghiệm ba trục tiến hành cho 3 mẫu đất là:
a TN1: Mẫu đất được cố kết dưới một ứng suất đẳng hướng là 200kN/m2 và giai đoạn đặt tải trọng dọc trục thì không thoát nước Hãy xác định độ lệch ứng suất cực hạn nếu áp lực nước lỗ rỗng cuối cùng đo được là 50kN/m2?
b TN2: Mẫu đất được cố kết dưới một ứng suất đẳng hướng là 200kN/m2 và giai đoạn đặt tải trọng dọc trục thì cho thoát nước với áp lực lùi lại giữ bằng không Hãy tính
độ lệch ứng suất cực hạn?
c TN3: Cả hai giai đoạn đều thoát nước Hãy xác định áp lực nước lỗ rỗng khi mẫu đạt độ lệch ứng suất cực hạn 148kN/m2? Giả thiết mẫu luôn bão hòa
Bài tập 23: Các đặc trưng chống cắt của một loại đất sét bão hòa biểu diễn theo ứng suất
có hiệu là c’=15kN/m2, ’
=290 Trong thí nghiệm nén ba trục không cố kết – không thoát nước cho một mẫu đất tương tự với áp lực buồng 250kN/m2 và độ lệch ứng suất dọc mẫu khi phá hoại là 134kN/m2
Hãy xác định giá trị áp lực nước lỗ rỗng trong mẫu khi nó bị phá hoại?
Bài tập 24: Xác định đặc trưng kháng cắt của một lớp đất sét bão hòa bằng cách thí
ngiệm nén 3 trục cho mẫu đất lấy từ lớp đất đó Các mẫu đất được cố kết từ áp lực buồng
200 và 400kPa sau đó chịu tải trọng dọc trục gia tăng cho tới khi phá hoại trong điều kiện thể tích không đổi có đo áp lực nước lỗ rỗng Kết quả thí nghiệm như sau:
Trang 8Hãy tìm các đặc trưng chống cắt của đất tương ứng với trạng thái ứng suất tổng và trạng thái ứng suất có hiệu? Xác định phương của mặt trượt với ứng suất chính lớn nhất
và ứng suất chính nhỏ nhất?
Bài tập 25: Tính toán sức chịu tải tới hạn với mặt phá hoại tổng quát của móng liên tục
có bề rộng B =5m và chiều sâu Df=1m như trong hình vẽ trong các trường hợp sau:
a MNN nằm tại đáy móng;
b MNN nằm dưới đáy móng 0,5m;
c MNN nằm tại mặt đất và có dòng thấm hướng lên với gradient thủy lực i=0,15?
B=5m
Bài tập 26: Một móng vuông có kích thước mặt bằng là 1,5m x 1,5m Đất nền có góc ma
sát ’=200, c’=15,2 kN/m2
Trọng lượng đơn vị của đất γ =17,8 kN/m2 Hãy xác định tổng tải trọng cho phép trên móng với hệ số an toàn FS = 4 Cho rằng độ sâu đặt móng (Df) là 2m và xảy ra phá hoại cắt tổng thể trong đất
Bài tập 27: Một móng băng có bề rộng 3,5m được xây dựng trên nền là một lớp cát trầm
tích ở độ sâu 1,2m chịu tải trọng thiết kế là 5000kN với hệ số an toàn 2,5 Mực nước ngầm nằm bằng mặt đất Biết, trọng lượng thể tích bão hòa của cát γbh = 21kN/m3 Kiểm tra khả năng chịu tải của móng? Nếu đất nền không đủ khả năng chịu tải, cần phải tăng
độ sâu chôn móng lên bao nhiêu để đảm bảo khả năng chịu tải khi giữ nguyên bề rộng móng?
Bài tập 29: Cho mái dốc như hình vẽ Biết,
đất cát có γ=19kN/m2; c’=0; φ’=300;
H=5m
a Tính hệ số an toàn mái dốc khi β=180?
b Xác định góc dốc giới hạn βmax để mái
dốc được ổn định?
c Làm lại câu a và câu b khi đất nền là đất
sét có γ=18,4kN/m2; c’=16kN/m2; φ’=150
A
B
H
A
B
Trang 9Bài tập 30: Cho mái dốc như hình vẽ Biết,
đất sét có γ=20kN/m2; c’=19kN/m2
; φ’=170
; β=220
a Tính hệ số an toàn mái dốc khi H=6,5m?
b Tìm chiều cao mái dốc tối đa?
c Làm lại câu a và câu b khi đất nền là đất
cát có γ=19,2kN/m2; c’=0; φ’=300
H
A
B
Bài tập 31: Cho một tường chắn đất cao H=4m chôn sâu trong đất h=0,7m, mặt đất nằm
ngang, lưng tường thẳng đứng, ma sát giữa đất và lưng tường coi như không có Hãy vẽ biểu đồ cường độ, xác định điểm đặt của áp lực chủ động và áp lực đất bị động của đất lên tường chắn trong các trường hợp sau:
a Đất đắp sau lưng tường là đất cát có trọng lượng đơn vị =17,5KkN/m3, góc ma sát trong = 300, lực dính đơn vị c=0;
b Đất đắp sau lưng tường là đất cát pha có trọng lượng đơn vị =18,5 kN/m3, góc
ma sát trong =160, lực dính c=12kN/m2
;
c Đất đắp sau lưng tường là đất cát như trường hợp a và trên mặt đất sau lưng tường
có tải trọng phân bố đều cường độ q=18 kN/m2;
d Đất đắp sau lưng tường là đất cát pha như trường hợp b và trên mặt đất sau lưng tường có tải trọng phân bố đều cường độ q=18 kN/m2
Bài tập 32:
h=0.7m
H=4m q=18KN/m2
Trang 10Tường chắn đất có lưng tường nhẵn, chắn khối đất sau
lưng tường gồm hai lớp (hình vẽ) Các đặc trưng của đất
sau lưng tường như sau:
Lớp một có lực dính đơn vị c1=0; góc ma sát trong
1=300; trọng lượng thể tích 1=16,5kN/m3
Lớp hai có lực dính đơn vị c2=0; góc ma sát trong
2=280; trọng lượng thể tích 2 =18kN/m3
Tính trị số, vẽ biểu đồ phân bố và xác định điểm đặt của
áp lực đất chủ động lên tường chắn?
c
c
3m
4m
Bài tập 33:
Tường chắn đất có lưng tường nhẵn, chắn khối đất
sau lưng tường gồm hai lớp (hình vẽ) Đất đắp sau lưng
tường có tải trọng thẳng đứng phân bố đều q=15kN/m2
Các đặc trưng của đất sau lưng tường như sau:
Lớp một có lực dính đơn vị c1 =15kN/m2; góc ma sát
trong 1=160; trọng lượng thể tích 1= 16,5kN/m3
Lớp hai có lực dính đơn vị c2 = 10kN/m2; góc ma sát
trong 2 = 200; trọng lượng thể tích 2 = 18kN/m3;
Tính trị số, vẽ biểu đồ phân bố và xác định điểm đặt
của áp lực đất chủ động lên tường chắn?
c
c
4m
4m
q = 15kN/m2
Bài tập 34:
Tính trị số, vẽ biểu đồ phân bố và xác định điểm đặt của
áp lực đất chủ động và bị động lên tường chắn? Biết:
Tường chắn đất cao H=3,2m, chôn sâu trong đất h=1,0m,
có ===0 Đất đắp sau lưng tường là đất dính có
=17,6 kN/m3; =160; c=14kN/m2 Trên mặt đất sau
lưng tường có tải trọng phân bố đều cường độ
q=20kN/m2
3.2m 1.0m
q=20KN/m2