GV:Qua tấm gương đó ta rút ra bài học gì cho mình HS: Tâm hồn cao thượng tuy cuộc sống nghèo nàn, đó là bài học quý giá về lòng tự trọng cho mỗi chúng ta GV kết luận : Lòng tự trọng đượ
Trang 1Tiết 1 - Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ
Ngày soạn : 4-9-2016 Ngày dạy :7-9-2016
I MỤC TIÊU:
1 kiến thức:
- Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị
- Phân biệt được sống giản dị với xa hoa , cầu kì , phô trương hình thức , với luộm thuộm , cẩu thả
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị
2 Kĩ năng : Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống
3 Thái độ : Quý trọng lối sống giản dị ,không đồng tình với lối sống xa hoa , phô trương, hình
thức
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Ca dao ,tục ngữ nói về tính giản dị
Tranh ảnh , câu chuyện , tình huấn thể hiện lối sống giản dị
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định :
2 Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập bộ môn
3 Bài mới : Giới thiệu bài
- GV kể một câu chuyện về Bác Hồ : Chiếc nhà sàn đơn sơ cũng là nơi ở , nơi họp bộ chính trị , đôi dép cao su , bộ quần áo Ka-Ki đã bạc màu … Từ đó , GV giới thiệu đức tính giản
dị của Bác
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
a Mục tiêu
- KT – Hiểu được thế nào là sống giản dị
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị
- KN: - Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
GV:Trang phục tác phong và lời nói của Bác Hồ khi
xuất hiện trước lễ đài ntn?.
HS-Mặc bộ quần áo kaki đội mũ vải đã bạc màu và đi
đôi dép cao su …
GV: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và
lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc.
HS;Đơn giản không cầu kỳ phù hợp với hoàn cảnh đất
nước lúc đó Thái độ chân thành cởi mở, lời nói của
Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người
GV: Nêu một vài ví dụ nói về sự giản dị của Bác Hồ
HS:Bữa ăn chỉ có dưa, ớt, cà pháo dầm tương, cá khô…
GV Kết luận: Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác
rất thích những món ăn của quê hương xứ sở, tất cả
những biểu hiện ấy cho ta thấy Bác là một người rất
Trang 2a Mục tiêu
- KT – Hiểu được thế nào là sống giản dị
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị
- Phân biệt được giản dị với xa hoa, cầu kì phô trương
hình thức với luộm thuộm, cẩu thả
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị
- KN - Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
b Tổ chức thực hiện
GV: Thế nào là sống giản dị
HS:- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh của bản thân, gia đình và xã hội
-Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân,
gia đình và xã hội là sống đúng mực và hòa hợp với
xung quanh, thể hiện sự chân thực và trong sáng từ tác
phong đi đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến
việc sử dụng của cải vật chất
GV: Em hãy tìm những biểu hiện của lối sống giản dị
( về ăn mặc ngôn ngữ, tác phong…)
HS: Sống xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách
VD: Tiêu dùng tiền bạc vừa mức so với điều kiện
sống của bản thân của gia đình và của những người
xung quanh, khi giao tiếp diễn đạt ý mình một cách dễ
hiểu, tác phong đi đứng nghiêm trang, tự nhiên, trang
phục gọn gàng sạch sẽ…
GV: Kết luận: Giản dị được biểu hiện ở nhiều khía
cạnh, giản dị là cái đẹp đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp
bên trong và vẻ đẹp bên ngoài chúng ta cần phải học
tập những tấm gương đó để trở thành người có lối sống
giản dị
GV: Trái với giản dị là gì.
HS:Xa hoa lãng phí cầu kì phô trương hình thức
VD: Tiêu nhiều tiền bạc vào những việc không cần
thiết, thậm chí có hại ( đua đòi, ăn chơi, cờ bạc, hút
chích…)nói năng cầu kì, rào trước đón sau, dùng từ
khó hiểu, dùng những thứ đắt tiền, không phù hợp với
mức sống chung ở địa phương và trong toàn xã hội tạo
ra sự cách biệt với mọi người …
+ Giản dị cũng không phải là sự qua loa, đại khái cẩu
thả, luộm thuộm, tùy tiện … không chú ý đến hình thức
bề ngoài của mình
( mặc quần áo xộc xệch, mặc quần áo ngủ đi ra đường,
đi chân đất đến trường, đầu tóc rối bù…)nói năng, xưng
hô tùy tiện, không đúng phép tắc
GV: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào trong cuộc
sống.
HS: Đối với cá nhân: giản dị giúp đỡ tốn thời gian, sức
lực vào những việc không cần thiết, để làm được những
việc có ích cho bản thân và cho mọi người, được mọi
người quý mến cảm thông và giúp đỡ
+ Đối với gia đình: Lối sống giản dị giúp con người
biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên hạnh phúc cho
gia đình
1.Thế nào là sống giản dị
+ Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội
+ Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội
là sống đúng mực và hòa hợp với xungquanh.,thể hiện sự chân thực và trong sáng từ tác phong , đi đứng ,cách ăn mặc ,nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất
2 Biểu hiện:
- Sống giản dị biểu hiện:Không xa hoa lãng phí , không cầu kỳ kiểu cách
-Trái với giản dị là sự xa hoa ,lãng phí ,cầu kỳ ,phô trương hình thức
3.Ý nghĩa + Đối với cá nhân:
-Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết, để làm được những việc có ích cho bản thân và cho mọi người, được mọi người quý mến cảm thông và giúp đỡ
+ Đối với gia đình:
- Lối sống giản dị giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự
Trang 3+ Đối với xã hội: Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân
thành với nhau, loại trừ những thói hư tật xấu, do lối
sống xa hoa, lãng phí đem lại làm lành mạnh xã hội
GV: Nêu 1 số câu ca dao tục ngữ thể hiện tính giản dị.
HS:Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
Ăn lấy chắc mặc lấy bền,
Ăn cần ở kiệm,
Liên hệ thực tế:
GV nêu chủ đề thảo luận
GV: Làm gì để có lối sống giản dị
HS:Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, không mặc áo trông kì
quặc, hoặc mua mất nhiều tiền, quá sức của cha mẹ, giữ
tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, nghiêm trang,
không điệu bộ kiểu cách, thẳng thắng khi nói năng, bày
tỏ thái độ, tình cảm trước mọi người, diễn đạt ý mình
một cách dễ hiểu không tiêu dùng nhiều tiền bạc vào
việc giải trí và giao tiếp
GV: Hãy tự nhận xét ngôn ngữ trang phục tác phong
hằng ngày của bản thân xem mình đã sống giản dị
chưa Có điểm gì cần khắc phục
HS: Liên hệ thực tế
GV: Hãy tự nhận xét ngôn ngữ trang phục tác phong
hằng ngày của một số bạn bè? ( học tập điểm tốt, điểm
chưa tốt cần khắc phục để bản thân rút kinh nghiệm…)
HS: Liên hệ thực tế
GV :chốt ý
- Có ý thức rèn luyện lối sống giản dị, không tán thành
những biểu hiện xa hoa, phô trương, hình thức trong
cách ăn mặc, tiêu dùng, trong nói năng, giao tiếp
BT1:Bức tranh 3hs ăn mặc phù hợp với lứa tuổi,
tác phong nhanh nhẹn vui tươi thân mật
BT2 Lời nói ngắn gọn dễ hiểu, đối xử với mọi
người luôn chân thành cởi mở
BT 3 xa hoa lãng phí không phù hợp với điều
kiện bản thân
bình yên hạnh phúc cho gia đình
+ Đối với xã hội:
-Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau, loại trừ những thói hư tật xấu, do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại làm lành mạnh xã hội
III.Luyện tập:
4 Củng cố :Đọc truyện:” Bữa ăn của vị chủ tịch” Cho HS nghe ,nhận xét
5 Hướng dẫn tự học:
a Bài vừa học: -Thế nào là sống giản dị , ý nghĩa của sống giản dị
- Tìm một số câu ca dao tục ngữ thể hiện sống giản dị
- Mỗi hs tự xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người có lối sống giản dị
b Bài sắp học: Trung thực
- Đọc truyện “Sự công minh chính trực của một nhân tài”
- Trả lời các câu hỏi gợi ý sgk
Trang 4- Trung thực là gì? Cho ví dụ ?
- Nêu biểu hiện trung thực và trái với trung thực
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ danh ngôn ca ngợi tính giản dị
Trang 5Tiết 2 Bài 2 TRUNG THỰC
Ngày soạn : 11-9-2016 Ngày dạy :14-9-2016
I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức – Hiểu được thế nào là trung thực,
- Nêu được một số biểu hiện của tính trung thực
- Nêu được ý nghĩa của sống trung thực
2 Kỹ năng - Biết nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính
trung thực
- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hằng ngày
3 Thái độ Qúy trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực phản đối những hành vi
thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo án, tục ngữ, ca dao Việt Nam nói về tính trung thực , bài tập tình huống, mẫu chuyện -Học bài, soạn bài, làm bài tập
Giới thiệu bài mới GV thông qua một vài tình huống để giới thiệu
- Giờ kiểm tra miệng giả vờ đau bụng để xuống phòng y tế …
GV: Những hành vi trên thể hiện điều gì
GV: Chốt lại dẫn dắt vào bài
Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc
a Mục tiêu
KT – Hiểu được thế nào là trung thực
- Kể được một số biểu hiện của trung thực
KN - Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
- Thái độ - Qúy trọng lối sống giản dị, không đồng tình
với lối sống xa hoa, phô trương
HS: Làm hại đến sự nghiệp của ông
GV: Trước những hành động đó của Bra-man-tơ,
GV:Vì sao Mi-ken lại xử sự như vậy
HS:Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và
nói lên sự thật không để tình cảm cá nhân chi phối làm
mất khách quan khi đánh giá sự việc
GV: Điều đó chứng tỏ ông là người có đức tính trung
thực, trọng chân lí và công minh chính trực
I.Tìm hiểu truyện đọc
Trang 6Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính trung thực.
a Mục tiêu
KT :– Hiểu được thế nào là trung thực
- Kể được một số biểu hiện của trung thực
- Nêu được ý nghĩa của sống trung thực
- KN: - Biết nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và
người khác theo yêu cầu của tính trung thực
nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm
GV: Người trung thực là người như thế nào.
HS: Người trung thực là người không chấp nhận sự giả
dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che
dấu hoặc làm sai lệch sự thật
GV:Hãy nêu những biểu hiện của trung thực trong học
tập và trong những việc làm hằng ngày
HS;Tính trung thực biểu hiện qua thái độ hành động lời
nói thể hiện trong công việc trong quan hệ với bản thân
và người khác
( VD: tự mình làm bài kiểm tra, không nhìn bài bạn,
nói đúng sự thật mặc dù có thể bị thiệt hại thẳng thắng
phê bình khi bạn có khuyết điểm trả lại của rơi cho
người mất …)
GV: Chốt ý
- Không nói dối, không gian lận trong học tập cũng
như trong cuộc sống, thẳng thắng không che giấu
khuyết điểm của mình cũng như của bạn…
GV: Trái với trung thực là gì.
HS:Dối trá xuyên tạc bóp méo sự thật
GV:Người trung thực thể hiện hành động tế nhị khôn
khéo ntn.?
HS:Không phải điều gì cũng nói ra chỗ nào cũng nói,
không phải nghĩ gì nói nấy không nói to ồn ào tranh
luận gay gắt
GV: Có phải không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi
trung thực
HS: Che dấu sự thật để có lợi cho xã hội như: Bác sĩ
không nói thật bệnh tật của bệnh nhân, nói dối kẻ địch
kẻ xấu …biểu hiện tinh thần cảnh giác
Đây là sự trung thực với tấm lòng với lương tâm
GV: Trung thực có ý nghĩa gì trong cuộc sống.?
HS: Đối với cá nhân: giúp ta nâng cao phẩm giá được
mọi người tin yêu kính trọng
+ Đối với xã hội: làm lành mạnh các mối quan hệ xã
hội
GV: Chốt ý Trung thực không có nghĩa biết gì, nghĩ gì
cũng tùy tiện nói ra mà phải nói đúng lúc, đúng chỗ,
đúng đối tượng, tránh làm mất đoàn kết hoặc làm lộ bí
mật làm gây tổn hại đến lợi ích của nhà nước và lợi ích
II Nội dung bài học :
1.Thế nào là trung thực
-Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí lẽ phải sống ngay thẳng thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm
–Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không
vì lợi ích riêng của mình mà che dấu hoặc làm sai lệch sự thật
+ Đối với xã hội: làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội
Trang 7chính đáng của người khác.
Hoạt động 3: Luyện tập
a Mục tiêu:
KT: Liên hệ thực tế để khắc sâu các nội dung đó
KN: khái quát ,liên hệ thực tế ,nhận xét
b.Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu hs làm bài tập d sgk tr8
GV cho một số hs trình bày kết quả làm việc của mình
Lớp nhận xét, bổ sung thành một đáp án đúng nhất
GV kết luận: Mỗi người cần luôn tôn trọng sự thật, tôn
trọng lẽ phải chân lí, trung thực trong suy nghĩ, thái độ
GV có thể tổ chức cho hs thảo luận phân tích tình huống sau
- Trong giờ kiểm tra toán, Hà đã nhìn bài của bạn và được điểm 10 cô giáo chủ nhiệm đã khen ngợi Hà trước tập thể lớp
-Theo em Hà sẽ ứng xử như thế nào? Hãy phân tích mặt lợi, mặt hại của từng giải pháp
5 Hướng dẫn tự học.
a Bài vừa học - Em hiểu trung thực là gì?
- Hãy kể những biểu hiện trung thực mà em biết?
- Nêu một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính trung thực
b Bài sắp học: - Chuẩn bị bài 3 : Tự trọng
- Đọc truyện “ một tâm hồn cao thượng.”
- Hiểu được thế nào là tự trọng
- Nêu được một số biểu hiện và ý nghĩa của lòng tự trọng
Trang 8Tiết 3 Bài 3 TỰ TRỌNG
Ngày soạn : 18-9-2016 Ngày dạy :21-9-2016
I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức – Hiểu được thế nào là tự trọng
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng
- Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người
2.Kỹ năng - Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và mối quan hệ
- Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng
3.Thái độ – Tự trọng, không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.
II PHƯƠNG
- Chuẩn bị của GV: Giáo án, tục ngữ, ca dao Việt Nam nói về tính tự trọng.
Bài tập trắc nghiệm, bài tập tình huống, mẫu chuyện
- Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài, làm bài tập
III Tiến trình dạy học
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ
-Thế nào là trung thực ? Trung thực có ý nghĩa gì trong cuộc sống ?
- Kể một số việc làm thể hiện tính trung thực của học sinh ở gia đình, nhà trường và xã hội ?
3.Bài mới:
Giới thiệu bài mới GV có thể giới thiệu bài bằng việc nhận xét về những hs trong lớp luôn làm
tròn nhiệm vụ, không để bạn bè thầy cô giáo phải nhắc nhở, chê trách, từ đó giới thiệu đức tính
tự trọng ( Tự trọng là một đức tính tốt đẹp…)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
a Mục tiêu
- KT :– HS nắm được nội dung truyện
- KN :– Đọc ,phân tích
b Tổ chức thực hiện
GV tổ chức cho hs tìm hiểu truyện đọc ( đóng vai minh
họa truyện: Rô be, sác lây, tác giả và dẫn truyện )
Thảo luận lớp theo các câu hỏi phần gợi ý sgk
GV: Hành động của Rô-be qua câu truyện như thế nào
HS: là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán diêm, cầm một
đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho
người mua diêm – Tác giả câu chuyện, không trả tiền
được cho tác giả vì trên đường đi em bị xe chẹt và bị
thương nặng
-Sai em Sác- Lây đem tiền trả cho tác giả
GV: Vì sao Rô- be lại làm như vậy.
- Muốn giữ đúng lời hứa
- Không muốn bị người khác coi thường, xúc phạm đến
danh dự và mất lòng tin ở mình, thực hiện lời hứa bằng
bất cứ giá nào
GV: Em có nhận xét gì về hành động của Rô-be
HS: Có ý thức trách nhiệm cao,giữ đúng lời hứa dù bất
kỳ hoàng cảnh nào, biết tôn trọng mình và tôn trọng
người khác
GV: Tác giả đã suy nghĩ gì về hành động của Rô-be
HS: Trả lời.( Rô-be đã làm thay đổi tình cảm của tác giả
I.Tìm hiểu truyện đọc
Trang 9từ chỗ nghi ngờ không tin đến sững sờ, tim se lại vì hối
hận và cuối cùng ông nhận nuôi Sác-lây)
GV Chốt ý : Qua hành động của em bé nghèo khổ ta
thấy được những cử chỉ đẹp đẽ, cao cả điều đó đã thể
hiện được một phẩm chất đạo đức cao quý đang ẩn chứa
trong tâm hồn của em, đó là tính tự trọng
GV:Qua tấm gương đó ta rút ra bài học gì cho mình
HS: Tâm hồn cao thượng tuy cuộc sống nghèo nàn, đó là
bài học quý giá về lòng tự trọng cho mỗi chúng ta
GV kết luận : Lòng tự trọng được biểu hiện ở mọi lúc
mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, cả khi ta chỉ có một mình,
biểu hiện từ cách ăn mặc, cách cư xử với mọi người đến
cách tổ chức cuộc sống cá nhân
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
a Mục tiêu
KT:Hiểu được thế nào là tự trọng
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng
- Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng
cao phẩm giá con người
KN:Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và mối
quan hệ
- Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng
với những việc làm thiếu tự trọng
b Tổ chức thực hiện:
GV:Thế nào là tự trọng ?
HS;+Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách,
biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các
chuẩn mực xã hội
+ Coi trọng và giữ gìn phẩm cách và coi trọng danh dự,
giá trị con người của mình, không làm điều xấu có hại
đến danh dự của bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm
cũng như lòng thương hại của người khác
* GV giải thích thêm chuẩn mực xã hội.
-Xã hội đề ra các chuẩn mực để mọi người tự giác thực
hiện cụ thể là: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự
Để có lòng tự trọng mỗi cá nhân phải có ý thức, tình cảm,
biết tôn trọng bảo vệ phẩm chất của mình
GV dùng phương pháp động não yêu cầu hs nêu các biểu
hiện của tự trọng
GV: Nêu những biểu hiện tự trọng trong học tập, sinh
hoạt và các mối quan hệ
HS: Phải chú ý giữ gìn danh dự của mình, thực hiện câu “
Đói cho sạch, rách cho thơm” “ Đúng hứa, đúng hẹn”
trong mọi trường hợp
+ Phải luôn trung thực với mọi người và với bản thân
mình, phải tránh những thói xấu, thói gian dối
GV: Trong cuộc sống, lòng tự trọng được biểu hiện như
thế nào.
HS: Biết cư xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ lời nói có
văn hóa, nếp sống gọn gàng, sạch sẽ, tôn trọng mọi người
biết giữ lời hứa, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để
+ Coi trọng và giữ gìn phẩm cách và coi trọng danh dự, giá trị con người của mình, không làm điều xấu có hạiđến danh dự của bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm cũng như lòng thương hại của người khác
Trang 10GV: Trái với tự trọng là gì.
HS: Sai hẹn, sống buông thả, suồng sã, không biết ăn năn
xấu hổ, nịnh bợ, luồn cúi, bát nạt người khác, tham gia
các tệ nạn xã hội, dối trá…
GV: Những việc làm thể hiện thiếu tự trọng: Sống bê tha,
bừa bãi, làm điều gian lận mờ ám, ( nói dối, lừa gạt người
khác) xun xoe, luồn cúi, không biết ăn năng, hối hận,
không biết xấu hổ khi làm điều sai trái )
Tích hợp:
GV:Nêu vấn đề yêu cầu hs thảo luận nhóm
- Việc tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT khi
tham gia giao thông có phải là biểu hiện của lòng tự
trọng không? Vì sao?
- HS : Thảo luận
GV: Tổng kết phần thảo luận và kết luận
-Việc tự giác chấp hành về trật tự ATGT khi tham gia
giao thông là biểu hiện của lòng tự trọng Vì đó là việc
làm của những quy định của pháp luật thể hiện ý thức
công dân của mỗi người, tự giác thực hiện qui định về
trật tự ATGT mà không để phải nhắc nhở Như thế chính
là coi trọng và giữ gìn danh dự, phẩm cách con người
mình
GV Chốt ý
* Biểu hiện ở chỗ:
-Biết cư xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ, lời nói có văn
hóa, nếp sống gọn gàng, sạch sẽ, tôn trọng mọi người,
biết giữ lời hứa, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để
ai phải nhắc nhở chê trách
- Lòng tự trọng được biểu hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong
mọi hoàn cảnh cả khi ta chỉ có một mình biểu hiện từ
cách ăn mặc cách cư xử với mọi người, cách thực hiện
các qui định của pháp luật đến cách tổ chức cuộc sống cá
nhân
GV: Tự trọng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống.
HS: giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để
hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên tự hoàn thiện
HS:Quan tâm giữ gìn danh dự của mình, không chấp
nhận sự xúc phạm sự chê trách bằng việc luôn làm tốt
bổn phận trách nhiệm của mình
- Không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng
GV: Nêu những câu ca dao tục ngữ nào ca ngợi lòng tự
trọng.
HS: Chết vinh còn hơn sống nhục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
Danh ngôn “Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể
nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và
2.Biểu hiện:
-Biết cư xử đàng hoàng, đúng mực,
cử chỉ, lời nói có văn hóa, nếp sống gọn gàng, sạch sẽ, tôn trọng mọi người, biết giữ lời hứa, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để ai phải nhắc nhở chê trách
Trang 11những bão
táp của số phận”
GV: Kết luận: Tự trọng là một đức tính tốt đẹp Người tự
trọng có ý thức cao về phẩm giá của mình, luôn luôn
hoàn thành tốt nhiệm vụ và nghĩa vụ không bị chê trách,
không chấp nhận sự xúc phạm sỉ nhục hoặc thương hại
của người khác Là học sinh chúng ta phải hoàn thành tốt
trách nhiệm của mình phải trung thực, phải giữ đúng lời
hứa, tránh xa những thói hư tật xấu Có như vậy chúng ta
mới trở thành con ngoan trò giỏi
HS: Trả lời vào phiếu học tập
GV: Gọi HS đọc phiếu trả lời
GV: Nhận xét và yêu cầu HS giải thích vì sao hành vi 3,4
không thể hiện lòng tự trọng
III.Bài tập:
4 Củng cố : Bài tập nhanh
- Trong những câu tục ngữ dưới đây ,câu tực ngữ nào nói lên đức tính tự trọng
a Giấy rách phải giữ lấy lề b Đói cho sạch rách cho thơm
c Học thầy không tày học bạn d Chết vinh còn hơn sống nhục
e.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
5 Hướng dẫn tự học.
* Bài vừa học: - Hiểu được thế nào là tự trọng
- Nêu được một số biểu hiện và ý nghĩa của lòng tự trọng
- Làm bài tập b,c, sgk
* Bài sắp học: Bài 4 : Đạo đức và kỷ luật
Đọc truyện “ một tấm gương tận tụy vì việc chung” và trả lời câu hỏi gợi ý sgk
- Đạo đức là gì? Cho ví dụ ? kỷ luật là gì ? cho ví dụ?
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về đạo đức và kỉ luật
Trang 12Tiết 4 Bài 4 ĐẠO ĐỨC VÀ KỶ LUẬT
-Hiểu được ý nghĩa của đạo đức và kỷ luật
2 Kỹ năng - Biết đánh giá hành vi, việc làm của bản thân và của người khác trong một số tình
huống có liên quan đến đạo đức và kỷ luật
3 Thái độ –ủng hộ những hành vi, việc làm tôn trọng kỷ luật và có đạo đức, phê phán những
hành vi việc làm vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo án, tục ngữ, ca dao mẫu chuyện, câu nói của các danh nhân
III TIẾN TRÌNH DẠY HOC:
1 Ổnđịnh lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm của lòng tự trong? Lòng tự trọng được biểu hiện như thế
nào? Ý nghĩa của lòng tự trọng?
3 Bài mới:Giới thiệu bài mới
GV: Vào lớp đã được 15 phút cả lớp đang lắng nghe cô giáo giảng bài, bỗng Nam hoảng hốt
chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo Cô ngừng giảng bài, cả lớp giật mình ngơ ngác Bình tâm trở lại, cô giáo yêu cầu Nam lùi lại phía cửa lớp và cô quay lại nói với cả lớp
GV: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của Nam
HS: Cách ứng xử của Nam
Đạo đức: Không chào cô, xin phép cô
Kỷ luật: Đi học muộn
GV: Hướng dẫn cho HS đọcvà tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Phân tích truyện
a Mục tiêu
KT– Nêu được thế nào là đạo đức, thế nào là
kỷ luật
KN – Biết đánh giá hành vi, việc làm của bản
thân và của người khác trong một số tình
huống có liên quan đến đạo đức và kỷ luật
b Tổ chức thực hiện
GV hướng dẫn hs đọc truyện
GV Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi gợi ý sgk
GV:Kỷ luật lao động đối với nghề của anh
Hùng như thế nào ?
HS:- Huấn luyện kỷ thuật, an toàn lao động,
dây bảo hiểm, thừng lớn cưa tay, cưa máy…
GV: Khó khăn trong nghề nghiệp của anh
Hùng là gì.?
HS:-Dây điện, dây điện thoại biển quảng cáo
chằng chịt, khảo sát trước từng dây, có lệnh
công ty mới được chặt, trực 24/24 giờ làm suốt
ngày đêm mưa rét vất vả, thu nhập thấp…
GV: Việc làm nào của anh Hùng thể hiện kỷ
luật lao động và quan tâm đến mọi người.
HS:Không đi muộn, về sớm vui vẻ hoàn thành
I Truyện đọc:
Một tấm gương tận tụy vì việc chung
Trang 13nhiệm vụ, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, nhận
việc khó khăn nguy hiểm được mọi người tôn
HS: - Đạo đức là nhữngquy định, những chuẩn
mực ứng xử con người với người khác với
công việc, với thiên nhiên và môi trường sống,
được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện
GV : Trong cuộc sống đạo đức được biểu hiện
như thế nào ?
HS :giúp đỡ, đoàn kết, chăm chỉ
GVBS: Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện,
nếu vi phạm sẽ bị chê trách, lên án
GV: Kỷ luật là gì ?
-Là những quy định chung của một cộng đồng
hoặc của tổ chức xã hội ( nhà trường cơ sở sản
xuất, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân
theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để
đạt chất lượng hiệu quả trong công việc
GV: Trong cuộc sống kỷ luật được biểu hiện
như thế nào?
HS: Đi học đúng giờ, an toàn lao động, không
quay cóp bài, chấp hành luật an toàn giao
thông
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa
a Mục tiêu
KT –Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật
- Hiểu được ý nghĩa của đạo đức
và kỷ luật
KN – Biết đánh giá hành vi, việc làm của bản
thân và của người khác trong một số tình
huống có liên quan đến đạo đức và kỷ luật
b Tổ chức thực hiện
GV: Để trở thành người có đạo đức vì sao
chúng ta phải tuân theo kỷ luật.?
HS: Người chấp hành tốt kỷ luật là người sống
có đạo đức
GV: giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau như thế nào?.
HS: Trả lời
GV Chuyển ý Muốn làm tốt công việc mọi
người phải chấp hành kỷ luật, muốn có quan hệ
lành mạnh tốt đẹp mọi người phải tự giác tuân
theo những quy định chuẩn mực ứng xử có
những hành vi của con người vừa mang tính kỷ
luật vừa mang tính đạo đức
GV:Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về đạo
đức và kỷ luật
Nước có vua, chùa có cột
II Nội dung bài học : 1.Khái niệm.
a Đạo đức.
- Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử con người với người khác với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện
b Kỷ luật.
-Là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội ( nhà trường cơ sở sản xuất, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc
c Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật.
- Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỷ luật - Người chấp hành tốt kỷluật là người sống có đạo đức
Trang 14Quân pháp bất vị thân
Đất có lề quê có thói
Bề trên chẳng giữ kỷ cương
Cho nên kỷ dưới lập đường mây bay
GV : Em hãy nêu những hành vi không chấp
hành tốt kỷ luật của một số học sinh hiện nay.
HS:- Đi chơi về muộn, đi học muộn, không
chuẩn bị bài trước khi đến lớp, không trực nhật
lớp, không làm bài tập, la cà hút thuốc mất trật
tự…
GV: Em hãy nêu một số hành vi đã thực hiện
tốt kỷ luật
- Tôn trọng nội quy nhà trường, chăm chỉ học
hành, làm vui lòng thầy cô, tích cực tham gia
các hoạt động của trường …
GV: Em sẽ làm gì đối với những hành vi lười
học, vô kỷ luật, ( trốn học, phá hoại tài sản
của nhà trường và tài sản công cộng) gây mất
đoàn kết trong tập thể…
HS:- Cần phải đấu tranh, phê phán
GV: giữa đạo đức và kỷ luật có ý nghĩa như
thế nào.
HS:+ Đạo đức và kỷ luật giúp con người định
hướng đúng đắn trong cuộc sống và phát triển
lành mạnh Người sống có đạo đức và có tính
kỉ luật sẽ cảm thấy thoải mái, được mọi người
tôn trọng quý mến
+ Mặt khác đạo đức và kỷ luật là nền tảng của
xã hội, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền
vững của xã hội
GV: Kết luận: Lối sống của mỗi thành viên
thiếu đạo đức kỷ luật sẽ ảnh hưởng đến công
việc chung và bị xã hội lên án Khi còn là học
sinh phải tự giác rèn luyện góp phần nhỏ cho
sự bình yên của gia đình và xã hội.hội, đảm
bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã
hội
2.Ý nghĩa
+Đạo đức và kỷ luật giúp con người định hướng đúng đắn trong cuộc sống và phát triển lành mạnh Người sống có đạo đức và có tính
kỉ luật sẽ cảm thấy thoải mái, được mọi người tôn trọng quý mến
+ Mặt khác đạo đức và kỷ luật là nền tảng của
xã hội, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội
4 Củngcố:
Luyện tập: Bài tập a SGK Trang 14
5 Hướng dẫn tự học.
a.Bài vừa học: -Thế nào là đạo đức? Thế nào là kỷ luật?
- Nêu mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật ?
- Làm các bài tập SGK
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về đạo đức và kỉ luật
b Bài sắp học: Bài 5 :Yêu thương con người
- Đọc truyện “ Bác Hồ đến tham người nghèo”
- Tìm hiểu khái niệm thế nào là yêu thương con người
- Biểu hiện hành vi biết sống có tình thương yêu mọi người xung quanh
- Sưu tầm 1 số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lòng yêu thương con người
Trang 15Tiết 5 Bài 5 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
Ngày soạn:2-10-2016 Ngày dạy : 5-10-2016
I MỤC TIÊU :
1 Kiến thức – Nêu được thế nào là yêu thương con người
- Nêu được các biểu hiện của lòng yêu thương con người
-Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người
2 Kỹ năng - Biết thể hiện lòng yêu thương đối với mọi người xung quanh bằng những việc
làm cụ thể
3 Thái độ – Quan tâm đến mọi người xung quanh không đồng tình với những thái độ thờ ơ
lạnh nhạt và những hành vi độc ác đối với con người
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo án, tục ngữ, ca dao mẫu chuyện,
- Học bài, soạn bài, làm bài tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3 Bài mới :
Giới thiệu bài mới GV: “Thương người như thể thương thân” là một truyền thống văn hóa đạo
đức tốt đẹp từ bao đời của dân tộc ta Người thầy thuốc hết lòng cứu chữa cho bệnh nhân, người chiến sĩ không ngại hiểm nguy bảo vệ an ninh cho đất nước, thầy cô giáo đêm ngày tận tụy bên trang giáo án hi vọng dạy dỗ những lớp người học sinh nên người …Đó là những biểu hiện của lòng yêu thương con người Để hiểu rõ lòng yêu thương con người chúng ta cùng tìm hiểu bài
“yêu thương con người”
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “ Bác Hồ đến
thăm người nghèo”
a Mục tiêu
KT – HS hiểu nội dung câu chuyện ,thấy được
tình cảm của Bác
KN: - Biết thể hiện lòng yêu thương đối với
mọi người xung quanh bằng những việc làm
cụ thể
b Tổ chức thực hiện
GV: Yêu cầu HS đọc truyện
GV: Đặt câu hỏi
GV: Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào
thời gian nào?
HS:Tối 30 tết năm nhâm dần
GV: Hoàn cảnh gia đình chị như thế nào.
HS:Chồng mất để lại 3 con nhỏ, chị phải làm
công nhật để lấy tiền nuôi con …
GV:Những cử chỉ và lời nói thể hiện sự quan
tâm yêu thương của Bác đối với gia đình chị
Chín ?
HS:Bác hỏi thăm công việc làm…trao quà tết
GV: Thái độ của chị Chín như thế nào trước
sự quan tâm của Bác Hồ.
HS:Xúc động, rơm rớm nước mắt
I Truyện đọc
Trang 16GV: Trên xe về phủ Chủ tịch Bác đã nghĩ
những gì.
HS:Bác suy nghĩ đề xuất với lãnh đạo làm
thế nào người dân cả nước thoát khỏi sự nghèo
đói
GVBS: Danh ngôn của Bác “ Tôi chỉ có một
ham muốn tột bậc làm sao cho cả nước hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được
học hành
GV: kết luận : Dù phải gánh vác việc nước
nặng nề ,nhưng Bác Hồ vẫn luôn quan tâm đến
hoàn cảnh khó khăn của người dân Tình cảm
yêu thương con người vô bờ bến của Bác là
tấm gương sáng để chung ta noi theo
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học:
a Mục tiêu:
KT:Nêu được thế nào là yêu thương con người
- Nêu được các biểu hiện của lòng yêu
thương con người
KN:Biết thể hiện lòng yêu thương đối với mọi
người xung quanh bằng những việc làm cụ thể
b Tổ chức thực hiện:
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm
Nhóm 1:Thế nào là yêu thương con người
HS:Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ
làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là
những người gặp khó khăn hoạn nạn
+ Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự
cảm thông đau xót trước những khó khăn đau
khổ của người khác mong muốn đem lại niềm
vui, niềm hạnh phúc cho họ
Nhóm 2: Lòng yêu thương con người được
biểu hiện như thế nào
HS: Sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ những khó khăn
bất hạnh của người khác dìu dắt nâng đỡ những
người có lỗi lầm giúp họ tìm ra con đường
đúng đắn biết hy sinh quyền lợi của bản thân
cho người khác …( thấy thuốc hết lòng cứu
chữa bệnh nhân, các thầy cô giáo hết lòng tận
tụy dạy dỗ học sinh nên người, hy sinh thân
mình để cứu bạn khỏi chết đuối, động viên an
ủi giúp đỡ người tàn tật…)
GV: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình
bày ý kiến theo thứ tự nội dung trên Các
nhóm khác phát biểu ý kiến và rút ra kết luận
về bài học
*Liên hệ thực tế:
GV: Tìm những việc làm thể hiện lòng yêu
thương con người( trong học tập ,lao động,
chiến đấu ,cuộc sống ) ?
+ Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thông đau xót trước những khó khăn đau khổ của người khác mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho họ
2 Biểu hiện:
- Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm , chia sẻnhững
khó khăn,bất hạnh của người khác -Dìu dắt nâng đỡ những người có lỗi lầm,giúp
họ tìm ra con đường đúng đắn
- Biết hy sinh quyền lợi của bản thân cho
người khác
Trang 17GV: Đối với mọi người xung quanh em đã làm
gì để thể hiện lòng yêu thương con người
HS: Tự do bộc lọ ý kiến cá nhân
GV:Tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện
lòng yêu thương con người.
HS: Chị em như chuối nhiều tàu, tấm lành che
tấm rách đừng nói nhau nặng lời…
-Chị ngã em nâng
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
GV: Nhận xét và kết luận :-Lòng yêu thương
con người là thể hiện hành động cụ thể và mọi
người có thể thực hiện được, là học sinh phải
biết quan tâm đối xử tốt, làm điều tốt với người
khác sẵng sàn giúp đỡ người khi gặp khó khăn
a Bài vừa học: Nêu được thế nào là yêu thương con người.
Nêu được những biểu hiện của lòng yêu thương con người
b.Bài sắp học: Bài 5 :Yêu thương con người.(tt)
-Tìm hiểu ý nghĩa của lòng yêu thương con người.
- Biểu hiện hành vi biết sống có tình thương yêu mọi người xung quanh
- Sưu tầm 1 số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lòng yêu thương con người
Trang 18Tiết 6 Bài 5 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI ( tt)
Ngày soạn:9-10-2016 Ngày dạy 12- 10 -2016
- Chuẩn bị của GV: Giáo án, tục ngữ, ca dao mẫu chuyện,
Bài tập trắc nghiệm, bài tập tình huống, mẫu chuyện
- Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài, làm bài tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ
-Thế nào là yêu thương con người? Bản thân em đã làm những việc gì thể hiện lòng yêu thương con người
3 Bài mới :
Giới thiệu bài mới GV: Trong cuộc sống, con người cần thương yêu, gắn bó đoàn kết với
nhau, có như vậy cuộc sống mới tốt đẹp, đem lại niềm vui, hạnh phúc và thu được kết quả trong công việc Vậy tình yêu thương con người đem lại ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, ta tiếp tục tìm hiểu tiết tiếp theo…
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 Tìm hiểu ý nghĩa đối với lòng
yêu thương con người.
a Mục tiêu
-KT -Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương
con người
KN - Biết thể hiện lòng yêu thương đối với
mọi người xung quanh bằng những việc làm
cụ thể
b Tổ chức thực hiện
GV: Theo em lòng yêu thương con người khác
với lòng thương hại như thế nào ?
HS:Lòng yêu thương con người xuất phát từ
tấm lòng chân thành vô tư trong sáng, nó làm
nâng cao giá trị của con người Còn sự thương
hại xuất phát từ động cơ vụ lợi, cá nhân, hạ
thấp giá trị con người
GV:Trái với yêu thương là gì? Hậu quả của
nó ra sao?
HS:Căm ghét, gạt bỏ, con người sống với nhau
mâu thuẫn, luôn hận thù, ích kỉ tham lam thù
hận, đua đòi…sẽ bị mọi người căm ghét khinh
thường không được coi trọng
GV bổ sung: Những kẻ độc ác đi ngược lại
lòng người sẽ bị người đời căm ghét, xa lánh,
I Tìm hiểu truyện đọc
II nội dung bài học:
1 Khái niệm :
2 Biểu hiện
Trang 19phải sống cô độc và chịu sự dày vò của lương
tâm
GV: Nêu tình huống HS giải quyết khi người
khác khó khăn ta thể hiện sự quan tâm chia sẻ
Tình huống: Trên đường đến trường em gặp
một người bị bệnh nặng đột xuất khi bên cạnh
không có người giúp đỡ, em xử lí như thế nào?
GV: Phân vai, lời thoại
HS: Trình bày
GV:Qua tình huống ai là người thể hiện biết
yêu thương con người.
HS: Trả lời, nhận xét
GV Kết luận: tình yêu thương con người thể
hiện ở mọi lúc, mọi nơi, từ người tri thức đến
học sinh và người lao động …
GV: Nêu tình huống hs đàm thoại
GV:Em muốn mọi người yêu thương quý trọng
mình không.?
GV: Vậy em phải đối xử với mọi người như thế
nào ?
HS:Em phải đối xử tốt với mọi người, sống có
lòng nhân hậu, trung thực, giúp đỡ mọi người,
sống hạnh phúc
GV: Nếu xã hội mọi người yêu thương nhau, ta
sẽ có một xã hội văn minh, hạnh phúc không
có hận thù, không có chiến tranh, mọi quyền
con người được đảm bảo, cái ác bị tiêu diệt
Nhân đạo, yêu thương con người là truyền
thống của dân tộc
GV:Rèn luyện lòng yêu thương con người như
thế nào.?
HS:-Yêu thương,quan tâm, chăm sóc giúp đỡ
ông bà, cha mẹ và những người thân, gia đình
- Luôn gần giũ và cư xử ân cần chu đáo với
mọi người, làm mọi người cảm thấy dễ chịu
khi gần mình, tránh làm điều ác, điều xấu như
đánh nhau, bắt nạt bạn bè, em nhỏ, chế giễu
người tàn tật hoặc thờ ơ, lãng tránh trước đau
khổ của người khác
- Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện,
nhân đạo như ủng hộ giúp đỡ đồng bào vùng
lũ, nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật, cô
đơn
GV: giúp người khó khăn hoạn nạn, tích cực
tham gia các hoạt động từ thiện được biểu hiện
ở mọi lúc mọi nơi…
GV: Yêu thương con người có ý nghĩa như thế
nào trong cuộc sống hằng ngày
+ Đối với cá nhân: Tình yêu thương giúp con
người có thêm sức mạnh, vượt qua mọi khó
khăn, gian khổ trong cuộc sống được mọi
người yêu quý kính trọng
3 Ý nghĩa :
+ Đối với cá nhân: Tình yêu thương giúp con
người có thêm sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống được mọi người yêu quý kính trọng
+ Đối với xã hội: Yêu thương con người là
truyền thống quý báu của dân tộc ta, cần được
Trang 20+ Đối với xã hội: Yêu thương con người là
truyền thống quý báu của dân tộc ta, cần được
giữ gìn và phát huy Lòng yêu thương con
người góp phần làm cho xã hội lành mạnh,
trong sáng
Gv:Tại sao phải gạt bỏ thói ích kỉ thờ ơ lạnh
nhạc với mọi người
HS :Vì thói ích kỉ thờ ơ lạnh nhạc nhiều khi
dẫn đến con người độc ác
*Liên hệ thực tế :
GV: Hãy kể những tấm gương yêu thương con
người mà em biết.
GV: Nêu một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện
lòng yêu thương con người.
GV: Cho hs giải thích câu ca dao.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
HS: Suy nghĩ, giải thích
GV Kết luận: Yêu thương con người là một
phẩm chất đạo đức đáng quý Tình yêu thương
giúp chúng ta sống đẹp hơn, tốt hơn, làm cho
xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt đi
nỗi lo toan, phiền muộn Như nhà thơ Tố Hữu
đã viết
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau
Hoạt động 3: Luyện tập
a.Mục tiêu:
KT:Nắm được nội dung bài để làm bài tập.
KN: Biết xử lí những bài tập thành thạo.
b.Tổ chức thực hiện:
HS: Làm bài tập c SGK
GV: Nhận xét, cho điểm
-Trong các câu tục ngữ sau đây câu nào nói
lên lòng yêu thương con người?
a/ Thương người như thể thương thân
b/ Một sự nhịn, chín sự lành
c/ Chia ngọt, sẻ bùi
d/ Lời chào cao hơn mâm cỗ
giữ gìn và phát huy Lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng
III.Luyện tập
4 Củng cố
- Theo em hành vi nào sau đây giúp em rèn luyện lòng yêu thương con người
a Quan tâm chăm sóc, giúp đỡ gần gũi những người xung quanh
b Biết ơn người giúp đỡ
a Bài vừa học: - Biểu hiện lòng yêu con người với mọi người xung quanh.
- Ý nghĩa của lòng yêu thương con người
- Sưu tầm 1 số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lòng yêu thương con người
Trang 21b Bài sắp học: Tôn sư trọng đạo
Truyện đọc “ Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng, tình sâu”
- Trả lời câu hỏi gợi ý
- Thế nào là tôn sư trọng đạo, tìm những hành vi thể hiện sự tôn sư trọng đạo -Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo
Trang 22
Tiết 7 Bài 6 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Ngày soạn16-10 -2016 Ngày dạy 19-10-2016
I MỤC TIÊU :
1 Kiến thức -Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo.
-Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo
-Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo
2 Kỹ năng.–Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo
trong cuộc sống hằng ngày
3 Thái độ – Kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị của GV: Giáo án, tục ngữ, ca dao mẫu chuyện,
Bài tập trắc nghiệm, bài tập tình huống, mẫu chuyện
- Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài, làm bài tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định :
2 Kiểm tra bài cũ
Trong cuộc sống lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào?
Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu thương con người?
3 Bài mới :
Giới thiệu bài mới Dân gian ta có những câu ca dao, tục ngữ dùng để ca ngợi truyền thống
tôn sư trọng đạo “ Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”Vậy kính trọng biết ơn thầy giáo cô giáo được biểu hiện như thế nào….bài 6 Tôn sư trọng đạo
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 Phân tích truyện “ Bốn mươi
năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”
a Mục tiêu
-KT.-Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo.
-KN –Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng
những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo
trong cuộc sống hằng ngày
b Tổ chức thực hiện
GV: Hướng dẫn hs đọc truyện
GV: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm
Nhóm 1:Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong
truyện có điều gì đặc biệt về thời gian
HS:Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện
có điều đặc biệt về thời gian là sau 40 năm xa
cách (từ ngày chia tay thầy trò lúc tốt nghiệp
cấp 2) mà các học trò cũ vẫn nhớ, tôn trọng và
biết ơn thầy
Nhóm2 : Những chi tiết nào chứng tỏ sự kính
trọng và biết ơn của những học sinh cũ đối với
Trang 23Nhóm 3:Nhưng chi tiết nào chứng tỏ sau 40
năm những học sinh của thầy Bình vẫn tôn
trọng, biết ơn thầy
HS:- Mời thầy lên bục giảng
- 32 học sinh về ngồi đúng chỗ của mình
- Ôn lại những kĩ niệm của thầy và trò
- Báo cáo với thầy công việc của mỗi người
- Lớp trưỏng cũ thay mặt các bạn phát biểu bày
tỏ tình cảm chân thành, cảm ơn thầy đã cho họ
kiến thức và tình yêu trong cuộc đời
Nhóm 4:Từng học sinh kể lại những kỉ niệm
thầy trò đã nói lên điều gì
HS: Nói lên trong lòng của mỗi người luôn
dành cho thầy tình cảm tôn kính và lòng biết
ơn công lao thầy đã dạy dỗ
GV:Em hãy nhận xét hành vi sau đây
Trong giờ học GDCD, Khuê đã đưa bài tập
lịch sử ra làm; khi cô giáo dạy GDCD nhắc
nhỡ, Khuê đã trả lời cô: “ Ở nhà em chưa kịp
làm bài tập lịch sử, giờ em mới tranh thủ
làm”.
HS:- Hành vi đó của Khuê vi phạm ý thức kĩ
luật và đạo đức kĩ luật của người học sinh
Làm việc riêng trong giờ học, biểu hiện của
người không có tính kỉ luật
- Giờ GDCD đưa bài tập lịch sử ra làm, không
tôn trọng cô giáo dạy GDCD
- Trả lời cô trống không là thái độ vô lễ Hành
vi đó của Khuê đáng bị chê trách
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tôn sư
trọng đạo.
a Mục tiêu
KT-Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo.
-Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng
đạo
-Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo
KN.–Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng
những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo
trong cuộc sống hằng ngày
b Tổ chức thực hiện
GV:Qua câu truyện trên em thấy tôn sư là gì?
Hs:- Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn
thầy cô giáo, những người đã dạy đỗ mình
GV: Trọng đạo là gì?
Hs:-Trọng đạo là coi trọng và làm theo đạo lí
tốt đẹp, học tập được qua thầy cô
GV: Tôn sư trọng đạo là gì ?
HS:Tôn sư trọng đạo là: tôn trọng kính yêu và
biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô
giáo( đặc biệt đối với những người thầy, cô
giáo đã dạy dổ mình) ở mọi lúc, mọi nơi Coi
trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm
II Nội dung bài học :
1 Thế nào là tôn sư trọng đạo.
+ Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy
cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi
+ Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo
+ Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo
Trang 24theo đạo lí mà thầy đac dạy cho mình.
GV: Chốt ý + Tôn trọng, kính yêu và biết ơn
đối với thầy cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi
+ Coi trọng và làm theo những điều thầy cô
dạy bảo
+ Có những hành động đền đáp công ơn của
thầy cô giáo
GV: Em hãy kể những việc làm của mình biểu
hiện sự biết ơn thầy cô giáo cũ đã dạy em ở
- Thăm hỏi thầy giáo cũ khi ốm đau
- Chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô giáo cũ
- Quyết tâm liên tục học giỏi, rèn luyện đạo
đức tốt không phụ lòng mong muốn của thầy
cô và cha mẹ
GV:Hiện nay em sẽ làm gì để tỏ lòng kính
trọng và biết ơn thầy cô đang dạy mình?
HS :thảo luận trả lời:
+ Khi gặp thầy cô lễ phép chào hỏi
+ Cố gắng học tập tốt để khỏi phụ lòng
thầy cô
+ Làm theo những gì thầy cô chỉ bảo
+ Trong những dịp lễ tết đến thăm chúc sức
khoẻ thầy cô
GV: Biểu hiện của tôn sư trọng đạo
HS:- Những tình cảm, thái độ làm vui lòng
thầy cô giáo
- Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học để
xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy giáo cô
giáo Đó cũng chính là sự đền ơn, đáp nghĩa
đối với người đã dạy mình
GV: Chốt ý: Làm tròn bổn phận của người
học sinh: chăm học, chăm làm lễ độ, vâng lời,
thực hiện đúng những lời dạy, làm vui lòng
thầy cô
- Thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô: thường
xuyên quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô khi
cần thiết
GV: Trong cuộc sống và học tập hằng ngày,
em đã và sẽ làm gì để tỏ lòng kính trọng và
biết ơn đối với thầy cô giáo
HS:- Cố gắng chăm ngoan, học giỏi để thầy cô
vui lòng
- Hoàn thành bài tập đầy đủ trước khi đến lớp
- Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra
- không nói dối, không nói tục, chửi thờ …
GV: Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo
-Tôn sư trọng đạo là truyền thống quí báu của
2.Biểu hiện:
- Cư xử có lễ độ,vâng lời thầy cô giáo ; thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, làm cho thầy cô vui lòng ; nhớ ơn thầy cô cả khi khôngcòn học với thầy cô đó nữa ;quan tâm thăm hỏi thầy cô;giúp đỡ thầy cô khi không cần thiết
3 Ý nghĩa.
+ Đối với bản thân: Tôn trọng và làm theo lời
dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho gia đình và xã hội
+ Đối với xã hội: Tôn sư trọng đạo giúp các
thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của
xã hội+Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, Chúng ta cần giữ gìn và phát huy
Trang 25dân tộc ta, chúng ta cần phát huy
- Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn
của mỗi người, làm cho mối quan hệ giữa con
người với con người ngày càng gắn bó, thân
thiết nhau hơn Con người sống có nhân nghĩa,
thủy chung trước sau như một đó là đạo lí của
người Việt nam ta từ xưa đến nay
GV: Chốt ý Tôn sư trọng đạo không những
mang lại ý nghĩa cho bản thân mà còn cho xã
hội:
+ Đối với bản thân: Tôn trọng và làm theo lời
dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên
người có ích cho gia đình và xã hội
+ Đối với xã hội: Tôn sư trọng đạo giúp các
thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ
vang của mình là đào tạo nên những lớp người
lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của
xã hội
+Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của
dân tộc ta, Chúng ta cần giữ gìn và phát huy
GV: Vì sao phải tôn sư trọng đạo
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, cha mẹ có
công ơn sinh thành nuôi dưỡng chúng ta Thầy
cô giáo có công dạy dỗ cho chúng ta những bài
học, những kiến thức để chúng ta bước vào
đời, công ơn đó chúng ta không bao giờ quên
được Đó là đạo lí tốt đẹp bao đời của người
Việt Nam chúng ta Công cha, nghĩa mẹ, ơn
thầy- không bao giờ được quên “Nhất tự vi sư,
bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nữa chữ
GV:Kết luận toàn bài :Thầy cô giáo luôn sẵn
sàng vì học sinh đem đến nhiệt huyết của mình
để chăm lo dạy dỗ các em, mong muốn các em
nên người Vì vậy các em phải vâng lời thầy
cô, lễ phép với thầy cô, học tập thật tốt để thầy
cô được vui lòng
1 Ngày chủ nhật Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ, Năm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô
2.Thầy Minh ra bài tập toán cho học sinh về nhà làm Mãi chơi nên Hoa không làm bài tập
Trang 263 Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày nhà giáo Việt nam 20-11 anh đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1
4 giờ trả bài tập làm văn, An bị điểm kém vừa nhận được bài từ tay thầy giáo An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn
Trả lời: - Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo
(1) và (3)
- Hành vi (2) và (4) cần phê phán
5 Hướng dẫn tự học.
a Bài vừa học: Tôn sư trọng đạo
- Thế nào là tôn sư trọng đạo, tìm những hành vi thể hiện sự tôn sư trọng đạo và thiếu tôn sư trọng đạo của học sinh
-Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo
b.Bài sắp học: Bài 7 : Đoàn kết ,tương trợ
- Đọc truyện , tìm hiểu thế nào là đoàn kết tương trợ
- Biểu hiện , ý nghĩa của đoàn kết tương trợ
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ ,những tấm gương nói về nhữn đoàn kết tương trợ
Trang 27
Tiết 8 Bài 7 ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ
Ngày soạn 23 -10-2016 Ngày dạy 26- 10-2016
A MỤC TIÊU:
1 Kiến thức : - Hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ
- Kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống
- Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ
2.Kỹ năng.– Biết đoàn kết tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và
trong cuộc sống
3 Thái độ – Qúi trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác
- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết
B ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị của GV: Giáo án, tục ngữ, ca dao, câu chuyện bó đũa, một số mẫu chuyện qua
phóng sự nói về sự đoàn kế, tương trợ…
- Bài tập trắc nghiệm, bài tập tình huống,
- Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài, làm bài tập
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định:
2 Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới :Giới thiệu bài mới GV: Giới thiệu bức tranh “ Câu chuyện bó đũa”
GV: Em hãy quan sát bức tranh và miêu tả lại nội dung bức tranh nói về vấn đề gì
HS: Kể lại nội dung câu chuyện bó đũa
GV: Vậy để hiểu được thế nào là đoàn kết,tương trợ? Và trong cuộc sống hằng ngày vì sao con người cần phải biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau Hôm nay các em cùng tìm hiểu bài 7……
Hoat động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
“Một buổi lao động”
a Mục tiêu
KT: Hiểu được nội dung truyện đọc.
KN: Phân tích được những hành vi trong
truyện đọc
b Tổ chức thực hiện
GV: Cho hs đọc truyện “ Một buổi lao động”
GV: Nhận xét
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm
Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi gợi ý SGK
Nhóm 1,2 : Khi lao động san sân bóng Lớp
7A đã gặp phải những khó khăn gì ?.
(Lớp 7A gặp phải khu đất khó làm, có nhiều
mô đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt
- Các bạn Lớp 7A nhiều nữ )
Nhóm 3,4 :Để giúp 7A giải quyết khó khăn,
các bạn Lớp 7B đã làm gì.?
( Động viên mời ăn mía, ăn cam,
- 2 Lớp trưởng bàn bạc và đưa ra kế hoạch
thực hiện phần việc còn lại
- Cả lớp 7B giúp 7A sang phẳng mô đất )
GV:Những việc làm của các bạn lớp 7B thể
hiện tinh thần gì ?
I Truyện đọc:
Trang 28Hoạt động 2 :Phân tích nội dung bài học.
a Mục tiêu
KT: - Hiểu được thế nào là đoàn kết, tương
trợ
- Kể được một số biểu hiện của đoàn kết,
tương trợ trong cuộc sống
- Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ
-KN:.– Biết đoàn kết tương trợ với bạn bè,
mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và
thần đoàn kết tương trợ mà ông cha ta đã
chiến thắng kẻ thù xâm lược
HS:Đó là cuộc khỡi nghĩa Lam Sơn(1418) Lê
Lợi đã được nhân dân hết lòng ủng hộ để vượt
qua bao khó khăn, đánh thắng quân minh
- Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (1771) được
nhân dân nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt kể cả
đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực Nếu
không có sụ đoàn kết tương trợ của nghĩa
quân, của nhân dân làm sao Quang Trung đánh
bại được quân xâm lược Xiêm, Thanh và
thống nhất đất nước
GV: Chốt ý: Nhờ tinh thần đoàn kết mà nhân
dân đã thành công với những buổi đầu lịch sử,
đấu tranh, dựng nước và giữ nước góp phần
xây dựng quê hương, qua các cuộc chiến thắng
của Thục Phán, khỡi nghĩa Hai Bà Trưng,
Phùng Hưng, Lý Bí, Ngô Quyền, ngoài ra
nhân dân ta còn biết đoàn kết làm đê điều để
bảo vệ mùa màng, săn bắn tập thể sống theo
bầy đàn…
*Liên hệ thực tế:
GV:Em hãy kể những việc làm của em ,của
các bạn em lớp em , trường em đã đoàn kết ,
tương trợ nhau trong học tập ,trong cuộc sống
GV : Minh họa bằng một số hình ảnh thể hiện
tinh thần đoàn kết tương trợ
GV: Chuyển ý : Đoàn kết tương trợ sẽ mang ý
nghĩa
GV: Đoàn kết tương trợ có ý nghĩa như thế
nào?
HS:Giúp ta rất dễ dàng hòa nhập hợp tác với
mọi người, và được mọi người quí mến
-Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn
thực hiện được mục đích của mình
II Nội dung bài học:
1 Thế nào là đoàn kết ,tương trợ : + Đoàn kết,tương trợ là sự thông cảm , chia sẻ
và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn
2.Ý nghĩa :
- Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập , hợp tác
với mọi người và được mọi người yêu quý
- Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn , thực hiện được mục đích của mình
- Đoàn kết tượng là truyền thống quí báu của dân tộc ta
Trang 29- Đoàn kết tương trợ là truyền thống quí báu
của dân tộc
GV:hãy tìm những câu ca dao tục ngữ nói về
sự đoàn kết tương trợ
HS:Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lạ inên hòn núi cao
- Ngựa chạy có bầy chim bay có tổ
- chung lưng đấu cật
- Đồng cam cộng khổ
GV : Chốt ý : Đoàn kết tương trợ cùng với yêu
thương con người là những phẩm chất đạo đức
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Nhờ có đoàn
kết yêu thương giúp đỡ nhau mà dân tộc ta từ
nghìn xưa đến nay đã chiến thắng biết bao kẻ
thù xâm lược Trong cuộc sống hằng ngày
cần phải đoàn kết tương trợ ở mọi nơi ,mọi
BT3: Việc hai bạn góp sức để cùng làm bài trong giờ kiểm tra là không đúng, giờ kiểm tra phải
tự làm bài, nên hai bạn góp sức làm bài là vi phạm qui chế thi cử, không được trao đổi thảo luận khi làm bài kiểm tra
5 Hướng dẫn tự học
a Bài vừa học:
- Thế nào là đoàn kết tương trợ ? – nêu ý nghĩa của nó
-Làm các bài tập còn lại trong sgk
- Tìm những câu ca dao , tục ngữ về đoàn kết tương trợ
b Bài sắp học:
- Ôn tập những nội dung cơ bản đã học từ bài 1 -bài 7
- Làm lại tất cả các bài học sau mỗi bài
- Tiết 9 kiểm tra một tiết
Trang 30Tiết 9 KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn :31 -10- 2016 Ngày dạy : 3-11-2016
A MỤC TIÊU KIỂM TRA :
1.Kiến thức : Nắm lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ
2 Kỹ năng : Tập trung tư duy suy nghĩ , trình bày bài một cách khoa
3 Thái độ : Tự giác trung thực khi làm bài
B HÌNH THỨC KIỂM TRA : Trắc nghiệm kết hợp với tự luận
2 câu ( 1,75 đ)
2 câu ( 3,25 đ)
Tự trọng 1 /2 câu
(0,5đ)
½ câu( 0,25 đ)Trung
IV Đề kiểm tra :
Đề kiểm tra 1 tiết Môn GDCD7 - thời gian 45 phút
I Trắc nghiệm : (3đ)
Câu 1 : Biểu hiện nào thể hiện giản dị (0,25đ)
a Mai trưng diện để được tiếng là “sành điệu” c Nói ngắn gọn, dễ hiểu
b diễn đật cầu kỳ ,bóng bẩy d Tổ chức sinh nhật linh đình
Câu 2 : Hành vi nào không thể hiện lòng yêu thương con người (0,25đ)
a Tặng quà cho trẻ em nghèo c Nuôi trẻ cơ nhỡ cho đi ăn xin
b Ủng hộ trẻ mổ tim d Mở lớp học tình thương cho trẻ
Câu 3 : Hành vi nào thiếu tôn sư trọng đạo (0,25đ )
a Chăm chú nghe thầy cô giảng bài c Chào thầy cô không nghiêm túc
Trang 31b Thăm thầy cô giáo cũ d Học bài , soạn bài đầy đủ
Câu 4 :Hành vi nào thể hiện trung thực ( 0,25 đ)
a Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi c Nhận lỗi thay cho bạn
b Giúp bạn khi làm bài kiểm tra c Bao che thiếu sót cho bạn thân
câu 5: Điền vào chỗ trống từ thích hợp (1 đ)
a Yêu thương con người là , làm những điều tốt đẹp cho người
c Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
d Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
II Tự luận: ( 7 điểm )
1 Thế nào là đoàn kết tương trợ? Ý nghĩa ? ( 2 điểm )
2 Em hãy nêu những biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo của học sinh trường ta hiện nay và tác hại của nó ? ( 3điểm )
3 Hãy nhận xét hành vi của các bạn trong các tình huống sau ( 2điểm )
a Trung hỏi vay tiền của Hồng để mau thuốc lá hút , Hồng không cho Trung và khuyên Trung không nên hút thuốc lá
b Giờ kiểm tra toán , có một bài khó , hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm
Em có suy nghĩ gì về việc làm của hai bạn đó ?
Câu 5 Điền vào chỗ trống từ thích hợp ( 1 đ )
a quan tâm ,giúp đỡ
b nghị lực , uy tín
Câu 6 Ghi hành vi , đức tính ở cột B tương ứng với ca dao tục ngữ ở cột A ( 1 đ)
A B
c Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Yêu thương con người
II Tự luận : ( 7 điểm )
1 + Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm ,chia sẻ bằng ciệc làm cụ thể , giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn ( 1đ )
+ Ý nghĩa ( 1 đ)
- Giúp chúng ta dễ hòa nhập , hợp tác với nhữn người xung quanh và được mọ ngườiyêu quí
- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn
2 Những biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo của học sinh hiện nay ( 2đ )
- Gặp thầy cô không chào hỏi
-Vô lễ với thầy cô giáo
-Nói xấu thầy cô
-Khi làm sai nhận lỗi nhưng không sửa
-Làm bài điểm kém xé trước mặt thầy cô
Trang 32* Tác hại : những học sinh này vi phạm đạo đức , náy sinh lời học , kết quả rèn luyện và học tập không tốt ( 1đ )
3 Hãy nhận xét hành vi của các bạn trong các tình huống sau :
a Trung hỏi vay tiền của Hồng để mau thuốc lá hút , Hồng không cho Trung và khuyên Trung không nên hút thuốc lá Việc làm của Hồng là đúng vì nó thể hiện lòng yêu thương con người
b Giờ kiểm tra toán , có một bài khó , hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm Việc làm của hai bạn không phải là thể hiện đoàn kết tương trợ mà trong giờ kiểm tra chúng
ta phải tự lực để đánh giá năng lực của bản thân ( 1đ)
VI Hướng dẫn tự học :
a Bài vừa học : Nhận xết , đánh giá tinh thần , thái độ làm bài của học sinh
b Bài sắp học : Khoan dung
- Đọc trả lời các câu hỏi phần truyện đọc
- Tìm một số hành vi thể hiện khoan dung
- Đọc và trả lời các bài tập SGK
Trang 33Tiết 9 KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn :18-10- 2014 Ngày dạy : 21-10-2014
I MỤC TIÊU KIỂM TRA :
1.Kiến thức : Nắm lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ
2 Kỹ năng : Tập trung tư duy suy nghĩ , trình bày bài một cách khoa
3 Thái độ : Tự giác trung thực khi làm bài
II HÌNH THỨC KIỂM TRA : Tự luận
III THIẾT LẬP MA TRẬN :
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GDCD 7
Thời gian 45 phút
Nội dung chủ đề Cấp độ tư duy cộng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụngThế nào là giản dị? Sống giản dị
mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
Câu 1
2 điểm
2điểm
Em hãy nêu những biểu hiện thiếu
tôn sư trọng đạo của học sinh
trường ta hiện nay và tác hại của nó
Giải quyết tình huống liên quan đến
đoàn kết tương trợ và yêu thương
con người
Câu5
2 điểm
2 điểm
Nêu hai câu ca dao hoặc tục ngữ nói
về tôn sư trong đạo?
Câu 4
1 điểm
1 điểm
50% 3 điểm30% 2 điểm20% 10 đ100%
IV.Đề kiểm tra
Câu 1: Thế nào là giản dị? Sống giản dị mang lại lợi ích gì cho chúng ta? (2điểm)
Câu 2:Em hãy nêu những biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo của học sinh trường ta hiện nay và tác hại của nó ? ( 3điểm )
Câu3:Thế nào là đoàn kết tương trợ? Ý nghĩa ? ( 2 điểm )
Câu 4:Nêu hai câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tôn sư trong đạo? (1 điểm)
Câu 5:Hãy nhận xét hành vi của các bạn trong các tình huống sau ( 2điểm )
a Trung hỏi vay tiền của Hồng để mau thuốc lá hút , Hồng không cho Trung và khuyên Trung không nên hút thuốc lá
b Giờ kiểm tra toán , có một bài khó , hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm
Em có suy nghĩ gì về việc làm của hai bạn đó ?
Trang 34V Đáp án và thang điểm :
Câu 1: (2đ)
* Sống giản dị: (1đ)
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội
Sống giản dị biểu hiện ở chỗ:
Câu 2:Những biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo của học sinh hiện nay ( 2đ )
- Gặp thầy cô không chào hỏi
-Vô lễ với thầy cô giáo
-Nói xấu thầy cô
-Khi làm sai nhận lỗi nhưng không sửa
-Làm bài điểm kém xé trước mặt thầy cô
* Tác hại : những học sinh này vi phạm đạo đức , náy sinh lời học , kết quả rèn luyện và học tập không tốt ( 1đ )
Câu 3:+ Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm ,chia sẻ bằng việc làm cụ thể , giúp đỡ lẫn nhau
khi khó khăn ( 1đ )
+ Ý nghĩa ( 1 đ)
- Giúp chúng ta dễ hòa nhập , hợp tác với nhữn người xung quanh và được mọi người yêu quí
- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn
Câu 4: học sinh tự nêu
* Ca dao, tục ngữ: (1đ)
- Trọng thầy mới được làm thầy
- Nhất tự vi sư bán tự vi sư
Câu 5:Hãy nhận xét hành vi của các bạn trong các tình huống sau :
a Trung hỏi vay tiền của Hồng để mau thuốc lá hút , Hồng không cho Trung và khuyên Trung không nên hút thuốc lá Việc làm của Hồng là đúng vì nó thể hiện lòng yêu thương con người (1đ)
b Giờ kiểm tra toán , có một bài khó , hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm Việc làm của hai bạn không phải là thể hiện đoàn kết tương trợ mà trong giờ kiểm tra chúng
ta phải tự lực để đánh giá năng lực của bản thân ( 1đ)
VI Hướng dẫn tự học :
c Bài vừa học : Nhận xết , đánh giá tinh thần , thái độ làm bài của học sinh
d Bài sắp học : Khoan dung
- Đọc trả lời các câu hỏi phần truyện đọc
- Tìm một số hành vi thể hiện khoan dung
- Đọc và trả lời các bài tập SGK
Trang 35Tiết 10 Bài 8 KHOAN DUNG
Ngày soạn: 7-11-2016 Ngày dạy 10-11-2016
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : - Hiểu được thế nào là khoan dung
- Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung
- Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung
2.Kỷ năng: - Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh
3 Thái độ : Khoan dung độ lượng với mọi người ; phê phán sự định kiến ,hẹp hòi,cố chấp trong
quan hệ giữa người với người
B PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Tranh ảnh , câu chuyện, tình huống
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Bài mới: Giới thiệu bài: Trong cuộc sống và quan hệ hàng ngày, nhiều khi chỉ và một
việc nhỏ mà dẫn đến những hiểu lầm, đổ vỡ đáng tiếc, làm mất đi mối thiện cảm giữa con người với nhau Nguyên nhân điều đó là gì và làm thế nào để tránh được ?
Hoạt độngcủa thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt
*Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc “Hãy tha lỗi
cho em”
a Mục tiêu
-Kiến thức: Nắm được nội dung truyện đọc.
-Kĩ năng: Phân biệt hành vi đúng sai trong truyện.
- Thái độ : Khoan dung độ lượng với mọi người
b Tổ chức thực hiện :
Cách tiến hành:
-Mời 1 HS đọc truyện
-GV: Ðặt câu hỏi
GV:Thái độ của Khôi đối với cô giáo như thế nào?
( Lúc đầu ; đứng dậy, nói to Về sau : chứng kiến
cô tập viết => cúi đầu ,rơm rớm nước mắt ,giọng
nghèn nghẹn ,xin cô tha thứ)
GV: Vì sao bạn Khôi lại có sự thay đổi đó?( Biết
được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn )
GV: Cô giáo Vân đã có việc làm như thế nào trước
thái độ của Khôi ? ( Đứng lặng người , mắt chớp ,
mạt đỏ rồi tái dần , rơi phấn , xin lỗi hs , cô tập viết
, tha lỗi cho học sinh )
GV: Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của
cô giáo Vân ? ( Cô là người kiên trì , có tấm lòn
khoan dung và độ lượng )
GV: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên ?
( Không nên vội vàng , định kiến khi nhận xét
người khác
- Cần biết chấp nhận và rộng lòng tha thứ cho
người khác
- Biết lắng nghe để hiểu người khác
- Biết tha thứ cho người khác
- Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét
người khác
I Truyện đọc : “ Hãy tha lỗi cho em”
Trang 36GV : chốt ý chúng ta phải biết sống cởi mở , gần
gũi tôn trọng người khác , biết lắng nghe để hiểu
người khác , biết tha lỗi cho người khác không
định kiến , không hệp hòi khi nhận xét người khác
luôn tôn trọng và chấp nhận
GV: Vậy thế nào là long khoan dung ?
* Hoạt động 2 :Nội dung bài học
a Mục tiêu :
KT : Hiểu được thế nào là khoan dung
- Biểu hiện của lòng khoan dung
KN : khoan dung trong quan hệ với mọi người
xung quanh
b Tổ chức thực hiện:
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
N1: Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp
nhận ý kiến của người khác?
N2: Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn
với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ của
lớp,của trường?
N3: Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm
hoặc xung đột?
N4: Khi bạn có khuyết điểm, ta nên xử sự ntn?
HS: Thảo luận đại diện nhóm trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung
+ Biết lắng nghe người khác là đầu tiên,quan trọng
hướng tới lòng khoan dung Nhờ có lòng khoan
dung cuộc sống trở nên lành mạnh, dễ chịu Vậy
khoan dung là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của nó như
thế nào?
GV: Em hãy kể những biểu hiện của lòng khoan
dung ?
GV: Vậy trong cuộc sống lòng khoan dung có ý
nghĩa như thế nào ?
GV: Bản thân em cần phải làm gì để rèn luyện
lòng khoan dung ?
GV: Giải thích câu tục ngữ nói về lợi ích của lòng
II Nội dung bài học :
1 Khái niệm :
- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng thathứ Người có lòng khoan dung luôn tôntrọng và cảm thông với người khác, biếttha thứ cho người khác khi họ hối hận vàsửa chữa lỗi lầm
- Tôn trọng người khác là tôn trọng cá tính, sở thích , thói quen , mọi sự khác biệt ở
họ là thái độ công bằng ,vô tư , khôngđịnh kiến hẹp hòi , không đối xử nghiệtngã ,gay gắt
-Khoan dung không có nghĩa là bỏ quanhững việc làm sai trái , cũng không phải
là sự nhẫn nhục
2 Ý nghĩa
- Khoan dung là một đức tính quý báucủa con người Người có lòng khoan dungluôn được mọi người yêu mến, tin cậy và
có nhiều bạn tốt
-Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống vàquan hệ giưũa con người trở nên lànhmạnh, thân ái, dễ chịu
3 Rèn luyện:
- Chúng ta hãy sống cởi mở, gần gũi vớimọi người và cư xử một cách chân thành,rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá
Trang 37khoan dung: “Một điều nhịn, chín điều lành”?
GV:Hãy tìm những câu tục ngữ nói về lòng khoan
1 Nên tha thứ cho lỗi lầm của bạn
2 Khoan dung là nhu nhược
3 Cần biết lắng nghe ý kiến của người khác
4 Khoan dung là không cân bằng
5 Hướng dẫn tự học:
a Bài vừa học: Nắm được khái niệm , đặc điểm và ý nghĩa của lòng khoan dung?
b Bài sắp học: “Xây dựng gia đình văn hóa”
- Đọc truyện và trả lời câu hỏi gợi ý SGK
- Sưu tầm các văn bản hiệp ước qui ước về gia đình văn hoá
- Để xây dựng gia đình văn hoá mỗi người trong gia đình phải làm gì?
Trang 38Tiết 11 Bài 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ngày soạn :01- 11-2014
Ngày dạy : 04 -11-2014
I MỤC TIÊU :
1 Kiến thức : -Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa
- Hiểu được ý nghĩa của gia đình văn hóa
2 Kỹ năng : - Phân biệt được các biểu hiện đúng sai , lành mạnh và không lành mạnh trong
sinh hoạt văn hóa ở gia đình
- Biết tự đánh giá bản thân trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa
- Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử , lối sống ở gia đình
3 Thái độ : - Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa
- Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
-Một số mẫu chuyện về gia đình văn hóa và những việc làm không văn hóa
- Băng hình, giấy khổ to , bút dạ , tranh ảnh
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Ổn định lớp :
2 Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là khoan dung ?
-Vì sao phải khoan dung ? Học sinh phải rèn luyện lòng khoan dung như thế nào ?
3 Bài mới : Giới thiệu bài : ĐH Đảng VII xác định : « xây dựng gia đình ấm no , bình
đẳng ,tiến bộ hạnh phúc » Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội Muốn XH được bình yên , ổn định để phát triển , trước hết mỗi gia đình phải tiến bộ , hạnh phúc Muốn thế là phải xây dựng cho được gia đình văn hóa , thôn , khu phố văn hóa Vậy gia đình văn hóa là gì ? chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện đọc
a Mục tiêu
KT : HS hiểu nội dung câu chuyện
KN : Đọc , phân tích tình huống trong câu
chuyện
TĐ : coi trọng gia đình văn hóa
b Tổ chức thực hiện:
HS : Đọc truyện « Một gia đình văn hóa »
- Thảo luận những câu hỏi sau
GV : Đời sống của gia đình cô Hoa ra sao ?
( Mọi người chia sẻ lẫn nhau , đồ đạt trong gia
đình được xếp gọn gàng , sạch sẽ,đẹp mắt ,
không khí gia đình đầm ấm , vui vẻ…)
GV : Gia đình cô Hoa đối xử với bà con hàng
xóm láng giềng ntn ?( Tích cực xây dựng nếp
sống văn hóa ở khu dân cư , quan tâm giúp đỡ
lối xóm , tận tình giúp đỡ người ốm đau , bệnh
tật , vận động bà con làm vệ sinh môi trường ,
« Một gia đình văn hóa »
II Nội dung bài học :
Trang 39Hoạt động 2 :Tìm hiểu nội dung bài học
a Mục tiêu :
KT : biết được gia đình văn hóa cần có những
tiêu chuẩn nào
KN :HS có cách ứng xử thể hiện có văn hóa
b Tổ chức thực hiện :
Gv giới thiệu 2 bức ảnh minh họa
GV : Tranh nào thể hiện gia đình văn hóa, vì
+ Đoàn kết với hàng xómgiềng
+Hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân
* Liên hệ tình hình địa phương và nêu ví dụ
Tích hợp :GV đưa tình huống
« Gia đình bác Bảy là cán bộ công chức về
hưu , nhà tuy nghèo nhưng mọi người yêu
thương nhau Con cái ngoan ngoãn chăm học ,
chăm làm Gia đình bác luôn thực hiện tốt bổn
phận của công dân Em hãy nhân xét về gia đình
2.Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình :
- Thực hiện tốt bổn phận , trách nhiệm với gia đình
- Sống giản dị , không ham ngững thú vui thiếu lành mạnh ,không xa vào tệ nạn XH
4 Củng cố :
Cho HS làm bài tập d SGK /29
5.Hướng dẫn tự học :
a bài vừa học :
- Thế nào là gia đình văn hóa
- Trách nhiệm của mọi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa
b Bài sắp học : Xây dựng gia đình văn hóa (tt)
- Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa ?
-Trách nhiệm của học sinh ?
- Tìm những câu ca dao tục ngữ về quan hệ gia đình
Tiết 12 Bài 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (tt)
Ngày soạn :08- 11-2014
Ngày dạy : 11-11-2014
I MỤC TIÊU :
Trang 401 Kiến thức :- Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa
- Biết được mỗi người cần phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa
2 Kỹ năng : - Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa
- Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử lối sống ở gia đình
3 Thái độ : - Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa
- Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
-Một số mẫu chuyện về gia đình văn hóa và những việc làm không văn hóa
- Băng hình, giấy khổ to , bút dạ , tranh ảnh
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1 Ổn định lớp :
2 Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là gia đình văn hóa ?
- Trách nhiệm của mọi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa ?
3 Bài mới : giới thiệu bài mới :GV giới thiệu tranh lành mạnh, không lành mạnh,
HS nhận xét -> vào bài
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 :Tìm hiểu ý nghĩa của xây
dựng gia đình văn hóa
HS nêu 4 tiêu chuẩn và trách nhiệm của mỗi
thành viên trong gia đình
HS : thảo luận tình huống sau :
“ Gia đình bác Huy có hai con trai lớn Vợ
chồng bác thường hay cãi nhau Mỗi khi gia
bất hòa là bác lại uống rượi và chửi bới Hai
con trai bác cũng cãi nhau và xưng hô rất vô
lễ “
GV: Em có nhận xét gì về gia đình bác Huy ?
Việc làm đó gây ra hậu quả gì ? ( Gia đình bác
Huy bất hòa thiếu nề nếp gia phong , gây hậu
Nói đến gia đình văn hóa là nói đến đời sống
vật chất và tinh thần đó là sự kết hợp hài hòa
tạo nên gia đình hạnh phúc Gia đình hạnh
phúc sẽ tạo nên xã hội ổn định và văn minh
II Nội dung bài học : 1.Tiêu chuẩn gia đình văn hóa 2.Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình :
3 Ý nghĩa :
+ Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng giáo dục mỗicon người gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ , sống có văn hóa , có đạo đức , và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình
+Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình có hạnh phúc , bình yên thì xã hội mới ổn định,