Cần có chương trình hoạt động quản trị rủi ro hiệu quả theo các nguyên tắc:

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Đông Đô, Hà Nội (Trang 38 - 41)

2. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG:

2.5.Cần có chương trình hoạt động quản trị rủi ro hiệu quả theo các nguyên tắc:

nguyên tắc:

- Xây dựng và thường xuyên đánh gia chiến lược quản trị rủi ro tín dụng. - Xây dựng chính sách và quản lý rủi ro ở tất cả các hoạt động

- Xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn cấp tín dụng rõ ràng. - Xây dựng các hạn mức tín dụng chung và cho các cấp. - Thủ tục phê duyệt tín dụng rõ ràng.

- Việc mở rộng tín dụng trong tầm kiểm soát - Có hệ thống thông tin thích hơp và có hiệu quả - Có hệ thống quản lý các khoản tín dụng cụ thể - Đánh gía được các xu hướng của nền kinh tễ

- Có hệ thống quản lý chất lượng quản lý rủi ro một cạch độc lập

- Có hệ thống cảnh cáo sớm và thực hiện các biện pháp trong tình trạng có thể xảy ra rủi ro tín dụng

- Phải có hệ thống kiểm soát có hiệu quả.

Kiểm tra trước và sau khi cho vay: là toàn bộ công việc kiểm tra từ khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng cho đến khi ngân hàng duyệt kế hoạch vay vốn, ký hợp đồng tín dụng với khách hàng và thực hiện cam kết theo hợp đồng. Sau khi đã cho vay (giải ngân), ngân hàng cần kiểm tra xem khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích, xem xét vật tư, hàng hoá hình thành từ vốn vay, tiến độ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm và việc trả nợ gốc và lãi ngân hàng theo đúng hạn.

Kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng như chấp hành kế hoạch dư nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Trong quá trình kiểm tra, cần xem xét cơ cấu dư nợ với nguồn vốn, những biện pháp để tăng cường nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức kinh tế trên địa bàn mở rộng sản xuất kinh doanh.

Kiểm tra về hồ sơ cho vay: cần đánh giá chính xác về tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ cho vay. Đặc biệt, cần lưu ý đến tính pháp lý và thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn, như đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh...Đối với đơn xin vay, cần làm rõ mục đích và lý do của việc vay tiền. Phương án sản xuất kinh doanh cần phải làm rõ những điều kiện cụ thể thực hiện phương án, dự án, môi trường kinh doanh, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nơ: việc đối chiếu dư nợ vay trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng giúp ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác cho vay của cán bộ tín dụng.

2.7.Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng.

Tuân thủ quy trình tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chât lượng từng khoản vay và hạn chế được rủi ro xảy đến, đặc biệt với một chi nhánh như chi nhánh Đông Đô có đối tượng khách hàng đa dạng và đa số khách hàng có trình độ hiểu biết hạn chế thì việc tuân thủ quy trình tín dụng lại càng trở nên cần

thiết. Quy trình tín dụng được thực hiện một cách nghiêm túc sẽ giúp việc cho vay của ngân hàng chặt chẽ, đúng đối tượng, đủ cơ sở pháp lý sẽ giúp ngân hàng giảm bớt được phân nào rủi ro tiềm ẩn. Để đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụngcủa tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng cần chú ý những điều sau:

- Thực hiện tốt việc chỉ đạo điều hành của ngân hàng Techcombank , chi nhánh Đông Đô nhất là việc hướng dẫn thực hiện, việc lãnh đạo kiểm tra nhân viên, cấp trên kiểm tra cấp dưới và kiểm tra lẫn nhau trong việc thực hiện quy trình tín dụng cho các khách hàng.

- Xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình tín dụng. - Đặc biệt ngân hàng cần tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện tín dụng trong cạnh tranh với các ngân hàng nhằm lôi kéo , thu hút khách hàng dẫn tới không đảm bảo được chất lượng tín dụng, tăng nguy cơ rủi ro.

2.8.Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng.

Hiệu quả của công tác tín dụng phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của thông tin, nên nâng cao chất lượng thông tin tín dụng là một đòi hỏi khách quan cấp bách.

Thông thường ở các nước phát triển nguồn cung cấp thông tin rất nhiều, có thể lấy từ các cơ quan đại chúng hoặc các cơ quan chuyên bán thông tin. ở Việt Nam hiện nay, các cán bộ tín dụng rất khó khăn trong vấn đề nguồn thông tin. Họ có thể lấy thông tin ở Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN nhưng các thông tin ở đây còn rất nghèo nàn, độ chính xác không cao và không có tính cập nhật. Họ có thể tham khảo ý kiến của các cán bộ các ngành có liên quan nhưng muốn làm được điều này đòi hỏi phải có mối quan hệ cá nhân. Ngoài ra họ cũng có thể

lấy thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, Internet, đài báo..Tuy nhiên nguồn thông tin từ báo chí Việt Nam thường không chính xác, hay thiên về xu hướng tiêu cực hay quá thổi phồng mọi vấn đề.

Do vậy, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại để phục vụ công tác thu thập, xử lý thông tin, nhằm tăng tính chính xác, cập nhật thông tin cho công tác tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Đông Đô, Hà Nội (Trang 38 - 41)