Quan tâm chủ động hơn nữa để tiếp tục hơn nữa khai thác tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp. Để cạnh tranh được với các ngân hàng và tổ chức hoạt động trong cùng lĩnhvực này thì cần thiết phải thực hiện những vấn đề sau: mở rộng mạng lưới huy động một cách hợp lý, nhanh chóng hoàn thành những điểm giao dịch mẫu, triển khai các hình thức huy động vốn có tính cạnh tranh cao, xử lý linh hoạt việc áp dụng lãi suất, làm tốt công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng…
Phân tích đánh giá thị trường, từng ngành nghề, từng lĩnh vực hoạt động theo từng nhóm hiệu quả để định hướng đầu tư tín dụng phù hợp cũng như đảm bảo an toàn.
-Phấn đấu tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với kế hoạch đề ra:
+ Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh có tính khả thi, nguồn trả nợ chắc chắn để xem xét cho vay. Tuyệt đối không vì tăng trưởng mà hạ thấp chỉ tiêu tín dụng. Ngược lại giảm thấp và tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng đối với khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém, sản xuất không hiệu quả.
+ Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng theo tiêu chuẩn quy định nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng phải chuyên sâu tác nghiệp, nâng cao trình độ tự nghiên cứu, có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, chủ động thu nợ đầy đủ cả gốc và lãi theo từng kỳ hạn hợp đồng vay vốn, phấn đấu không để phát sinh nợ quá hạn ở những khách hàng mới
-Kiên quyết tích cực xử lý các khoản nợ xấu để tái tạo vốn chuyển thành những khoản nợ tốt (cả phần nợ đã được xử lý rủi ro). Giao kế hoạch cụ thể chỉ tiêu thu hồi nợ xấu tới từng phòng, từng cán bộ tín dụng.
-Nỗ lực, chủ động cung khách hàng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về đảm bảo tiền vay tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của người vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý thu hồi nợ, đồng thời phấn đấu giảm tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo.