RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ :

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Đông Đô, Hà Nội (Trang 26 - 30)

2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHINHÁNH ĐÔNG ĐÔ : NHÁNH ĐÔNG ĐÔ :

Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi Ngân hàng. Trên cơ sở các đảm bảo tín dụng, ngân hàng thực hiện giao vốn cho khách hàng sử dụng với cam kết của khách hàng sẽ thanh toán đầy đủ vốn và lãi

khi đến hạn. Đây chính là nguyên tắc tín dụng của Ngân hàng, tuy nhiên thực tế lại rất phức tạp, các hợp đồng tín dụng luôn có khả năng bị vi phạm vì nhiều lý do, mà phổ biến nhất là do tình trạng khách hàng dây dưa không trả được nợ đúng hạn cả gốc lẫn lãi, hoặc một trong hai khoản đó. Từ đó làm phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, gây ra rủi do tín dụng cho Ngân hàng.

Với số lượng khách hàng ngày càng đông đảo, thuộc mọi thành phần kinh tế và lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, sự phát sinh nợ quá hạn tại chi nhánh có phức tạp với có nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể khái quát diễn biến tình hình nợ quá hạn ở chi nhánh Đông Đô trong thời gian qua thông qua bảng sau (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007,2008,2009):

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 30/6Năm 2008

Tổng dư nợ 358 1.011 1.177

Nợ quá hạn 6.346 6.260 6.756

Tỷ trọng 1,78% 1,16% 0,57%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007,2008,2009)

* Năm 2007, nợ quá hạn là 6,376 tỷ đồng, chiếm 1,78% tổng dư nợ. Như vậy xét về tỷ lệ thì đây vẫn là tỉ lệ cao so với mức quy định về tỷ lệ nợ quá hạn của NHNN. Để khắc phục dần những tồn tại, chi nhánh Đông Đô đã quan tâm đúng mức đến việc áp dụng các biện pháp để xử lý nợ quá hạn và coi đây là công tác trọng tâm của chi nhánh.

* Sang năm 2008, số dư tài khoản nợ quá hạn đến ngày 31/12/2008 giảm xuống còn 6,260 tỷ đồng, về số lượng là giảm hơn so với năm 2006. Và xét về tỷ trọng thì dư nợ quá hạn chiếm 1,16% so với tổng dư nợ.

* Đến 2009 , nợ quá hạn của chi nhánh là 6,756 tỷ đồng trên tổng dư nợ là 1.177 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,57%. Đây là tỷ lệ trung bình thấp, có thể nói là ở mức bình thường so với tỷ lệ quy định < 5% của Ngân hàng Nhà nước.

* Qua tình hình số liệu trên cho thấy được chi nhánh đã có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả rất cao trong việc quản lý sử dụng vốn như:

- Đã xây dung được chiến lược và khách hàng mục tiêu, lựa chọn khách hàng, lựa chọn dự án có hiệu quả để đầu tư và cho vay.

- Đảm bảo cho vay đúng quy trình, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng đầy đủ chính xác, định kỳ hạn nợ hợp lý đảm bảo khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đến hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng có hiệu quả.

- Luôn chuyển đánh giá đúng thực chất của các khoản nợ, thực hiện việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ và kịp thời, do vậy tỷ lệ nợ xấu năm 2007 ở mức 1,78%/ tổng dư nợ, đến năm 2009 chỉ còn 0,57%/ tổng dư nợ

2.1

.Nguyên nhân:

2.1.1 Nguyên nhân khách quan

* Môi trường kinh tế – hệ thống pháp luật chưa ổn định.

Nền kinh tế Việt Nam mới bước vào nền kinh tế thị trường chưa được lâu, nên vẫn còn quá non trẻ, chưa nhanh nhạy với những biến đổi của tình hình thế giới. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật, những cơ chế chính sách chưa thực sự ổn định, còn chồng chéo, không nhất quán, chưa thực sự kích thích sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

* Sự thay đổi của loại hình sở hữu, loại hình doanh nghiêp

Ngày nay do xu thế cạnh tranh khốc liệt, Nhà Nước ta đang ngày càng giảm sự ảnh hưởng, chi phối của mình đến hoạt động của các DNNN nên việc chuyển đổi loại hình sanh DN cổ phần sát nhập hay hợp nhất là điều tất yếu. Tuy nhiên nó cũng gặp rất nhiều khó khăn xảy ra: vấn đề đánh giá đúng thực tế giá trị công ty chưa chính xác, thay đổi vốn điều lệ hay việc bán cổ phần trên thị trường chứng khoán.

* Nguyên nhân khác

Ngoài ra, những nguyên nhân bất khả kháng do : thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, giá cả bất ổn, thị trường biến động… Cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay và đời sống người tiêu dùng nên trực tiếp liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

2.2. Nguyên nhân chủ quan:

Những rủi do đã gặp phải của Ngân hàng thời gian qua, ngoài những nguyên nhân khách quan do môi trường bên ngoài gây ra, còn tồn tại một số nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân Ngân hàng, tuy không nhiều và thường xuyên nhưng cần phải xem xét:

* Từ phía cán bộ tín dụng

Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng chưa vững chắc, thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là những cán bộ trẻ, chưa nắm bắt được thông tin về mọi mặt hoạt động của khách hàng vay vốn, khả năng điều tra, tìm kiếm thông tin còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc xử lý thông tin còn kém dẫn đến việc thẩm định, phân tích khách hàng vay vốn đạt hiệu quả không cao,nhiều khi đI ngược lại với thực tế của khách hàng từ đó mà ra quyết định tín dụng thiếu chính xác, sai lầm và dẫn đến việc xác định mức cho vay, thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ là thiếu hợp lý.

* Từ phía thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng từ phía khách hàng lànguồn thông tin quan trọng, bao gồm: báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, hay thuyết minh báo cáo tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ…có nhiều nguyên nhân như: thông tin sai lệch, thiếu chính xác hay hiện tượng nhiễu thông tin, tức là doanh nghiệp luôn tìm cách che dấu các thông tin bất lợi cho mình, hay thậm chí tạo ra thông tin ngược để được vay vốn ngân hàng đầu tư vào các dự án mạo hiểm với hy vọng thoát khỏi tình trạng phá sản. Hơn thế nữa, vẫn còn thiếu sự hỗ trợ từ phía quản lý nhà nước về việc công bố thông tin của doanh nghiệp, đặc biệt là xêp

loại doanh nghiệp trên thị trường đã gây nhiều khó khăn trong công tác thẩm định của ngân hàng.

* Từ phía ngân hàng

Đôi khi ngân hàng quá tin tưởng vào tài sản thế chấp hay uy tín của khách hàng, do chủ yếu chi nhánh hay cho vay chủ yếu vào DNNN với ưu đãi về lãi suất nên trong các năm mặc dù lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng nhưng thiếu sự linh hoạt, nhạy bén với thị trường. Do vậy, chi nhánh nên có sự chủ động hơn trong việc đánh giá tài sản bảo đảm cũng như chỗ đứng của khách hàng trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Đông Đô, Hà Nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w