MỤC ĐÍCH MÔN HỌC: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản sau: Cơ sở khoa học môi trường; quan hệ giữa con người với môi trường; các quy luật sinh thái áp dụng trong lĩnh vực môi trường; các nhu cầu của con người và khả năng đáp ứng của môi trường; các dạng tài nguyên thiên nhiên; các kiến thức về ô nhiễm môi trường, các vấn đề môi trường toàn cầu, từ đó vận dụng hiểu biết để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Sinh viên cần nắm vững bản chất mối quan hệ tương tác giữa các thành phần của sinh quyển và có cách nhìn một cách hệ thống, áp dụng các quy luật sinh thái vào quản lý, bảo vệ môi trường. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC: Tên môn học: Môi trường và con người Thời lượng: 2 TC, lý thuyết Cấu trúc môn học gồm 6 chương: Chương 1. Khái niệm chung về môi trường, con người. Chương 2. Các nguyên lý sinh thái áp dụng trong MT. Chương 3. Dân số và môi trường. Chương 4. Tài nguyên thiên nhiên. Chương 5. Ô nhiễm môi trường và các vấn đề môi trường sinh thái. Chương 6. Quản lý môi trường, phát triển bền vững
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN ĐỊA SINH THÁI VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Trình bày: PGS.TS Đỗ Văn Bình
Trang 2Sinh viên cần nắm vững bản chất mối quan hệ tương tác giữa các thành phần của sinh quyển và có cách nhìn một cách hệ thống, áp dụng các quy luật sinh thái vào quản
lý, bảo vệ môi trường
Trang 3CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC:
Tên môn học: Môi trường và con người
Thời lượng: 2 TC, lý thuyết
Cấu trúc môn học gồm 6 chương:
Chương 1 Khái niệm chung về môi trường, con người.Chương 2 Các nguyên lý sinh thái áp dụng trong MT.Chương 3 Dân số và môi trường
Chương 4 Tài nguyên thiên nhiên
Chương 5 Ô nhiễm môi trường và các vấn đề môi trường sinh thái
Chương 6 Quản lý môi trường, phát triển bền vững
Trang 4NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN:
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan, 2010 Giáo
trình Môi trường và con người NXB Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội
[2] Lê Văn Khoa (Chủ biên) và nnk, 2011 Giáo trình Con
người và môi trường NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[3] Trần Văn Nhân, Nguyễn Thị Lan Anh, 2008 Sinh thái
học môi trường NXB Bách khoa, Hà Nội.
[4] Nguyễn Thị Kim Thái, Lê Hiếu Thảo, 1998 Sinh thái
học và bảo vệ môi trường NXB Xây dựng, Hà Nội.
[5] Lê Thanh Vân, 2013 Con người và môi trường NXB
Đại học Sư phạm, Hà Nội
[6] Robert May and Angela McLean, 2007 Theoretical
Ecology Oxford Universiti press
Trang 6Mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ hai chiều phức tạp, con người có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường và ngược lại.
Trang 7* Tác động của con người đến sinh quyển:
1 Thay đổi cấu trúc bề mặt Trái đất.
2 Thay đổi thành phần sinh quyển, chu trình tuần hoàn và cân bằng các chất của chu trình đó.
3 Thay đổi cân bằng năng lượng, cân bằng nhiệt trong khu vực và toàn cầu.
4 Thay đổi khu hệ sinh vật
Trang 8* Các thách thức môi trường toàn cầu:
Biến đổi khí hậu, tần suất thiên tai gia tăng;
Tầng ozôn đang bị phá huỷ;
Sự mất nơi ở và giảm đa dạng sinh học;
Tài nguyên bị suy giảm và cạn kiệt;
Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng;
Sự gia tăng dân số
==> Việc điều chỉnh hành vi con người để tăng năng lực môi trường nhằm duy trì sự phát triển của xã hội loài người là việc làm cấp bách để bảo vệ môi trường
Trang 9Cấu tạo của trái đất
Trang 10Chu trình chuyển hoá cacbon
Trang 11Phân bố các mỏ khoáng sản tại Việt Nam
Trang 131.2.1 Môi trường:
Theo luật Luật Bảo vệ môi trường,2014
(số 55/2014/QH13 được QH thông qua ngày 23/6/2014)
1 Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và
nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật
2 Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi
trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác
3 Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng
ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự
cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành
1.2 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Trang 14
4 Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được
nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
5 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn
của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
Trang 156 Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các
thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản
tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
7 Sức khỏe môi trường là trạng thái của những yếu
tố vật chất tạo thành môi trường có tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người.
8 Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành
phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Trang 169 Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và
số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
10 Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình
hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây
ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
11 Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật
lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.
12 Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Trang 1713 Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc
hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
14 Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế
cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
15 Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm
thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái
sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
16 Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa
chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
Trang 1917 Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của
môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể
tự phục hồi
18 Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện,
ngăn chặn và xử lý ô nhiễm
19 Hồ sơ môi trường là tập hợp các tài liệu về môi trường, tổ
chức và hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức,
cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật
20 Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về
thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường
Trang 2021 Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi
trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững
22 Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo
tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững
23 Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo
tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó
Trang 2126 Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động
của con người nhằm thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
27 Tín chỉ các-bon là sự chứng nhận hoặc giấy phép
có thể giao dịch thương mại liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính.
28 An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia.
29 Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi
trường dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh,
âm thanh hoặc dạng tương tự.
Trang 22Các nhân tố môi trường: là các thực thể hay hiện tượng tự
nhiên cấu trúc nên môi trường
Nhân tố sinh thái: là những nhân tố của MT có ảnh hưởng
trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại đối với sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật
Phân chia các nhân tố sinh thái:
- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh
Trang 23* Chức năng cơ bản của Môi trường: (xem mục 1.2.3PDF)
Là không gian sống
Là nơi cung cấp tài nguyên
Là nơi chứa đựng các chất phế thải
Là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất
Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
* Đối với sinh vật trên bề mặt Trái đất tồn tại bốn kiểu môi trường cơ bản: đất, nước, không khí và môi trường các sinh vật
1.2.2 Chức năng, thành phần môi trường
Trang 241.2.3.1 Nhân tố vô sinh trên bề mặt Trái đất
a) Năng lượng môi trường (ASMT)
Ánh sáng được coi là nhân tố sinh thái quan trọng
* Ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống của thực vật:
Ánh sáng mang tính chất chu kỳ và ảnh hưởng lớn đến sự quang hợp của thực vật Tuỳ theo cường độ ánh sáng chia:
Cây dài ngày
1.2.3 Nhân tố sinh thái vô sinh
Trang 25* Ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống của động vật:
Các nhóm động vật thích nghi với điều kiện AS khác nhau
Nhịp điệu sinh học ngày đêm được thể hiện rõ nhất ở loài dơi
Nhịp điệu sinh học tuần trăng: các loài giun ít tơ.
Trang 26Trên cạn, lượng mưa và độ ẩm quyết định đến sự phân bố, mức độ phong phú của các loài sinh vật, nhất là thảm TV.
Đối với thực vật: tuỳ theo nhu cầu về nước và độ ẩm không
khí với đời sống chia:
- Thực vật thuỷ sinh - Thực vật chịu hạn
- Thực vật ưa ẩm - Thực vật ưa ẩm vừa
Đối với động vật:
Tuỳ theo nhu cầu về nước và độ ẩm không khí với đời sống có những loài ưa ẩm, loài ưa ẩm vừa phải và loài ưa khô
Độ ẩm không khí cũng quyết định đến sự phân bố địa lý
và tập tính sinh hoạt của động vật
b) Độ ẩm không khí
Trang 27Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển, phân bố của các sinh vật Các sinh vật chủ yếu sống trong phạm
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố, tập tính sinh thái.
+ ĐV có cơ chế riêng để thích nghi ở những vùng nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.
+ Ảnh hưởng rõ rệt lên thời gian hoặc tốc độ phát triển của động vật
+ Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Trang 28a) Nước trong đất: chia làm 3 dạng
Nước hút ẩm: có nguồn gốc từ độ ẩm không khí Thực vật và
động vật không sử dụng được nước này
Nước mao dẫn: chiếm ở các khe hở giữa các hạt đất Nếu d <
2m: thực vật và động vật không sử dụng được Nếu d > 10m thì chỉ thực vật sử dụng được Đây cũng là môi trường sống của động vật nguyên sinh cỡ nhỏ
Nước trọng lực: Chiếm ở những khe hở lớn hơn và chỉ tồn
Trang 29Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các cấp hạt của đất.
Cấu trúc của đất là các kiểu gắn kết tạo nên hình khối không gian của đất
Cấu trúc đất và thành phần cơ giới của đất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thực vật vì đây chính là nơi hoạt động của
bộ rễ
c) Độ thoáng của đất (độ xốp của đất)
Độ xốp của đất ảnh hưởng đến sự di chuyển nước trong đất,
liên quan đến độ thoáng khí đất
Các động vật sống trong đất chịu ảnh hưởng rất lớn bởi độ thoáng khí
b) Thành phần cơ giới và cấu trúc đất
Trang 30Khí O2 hoà tan trong nước
chiếm tỉ lệ thấp
Khí CO2 hoà tan trong nước
cao hơn nhiều so với không khí Đóng vai trò quan trọng trong quang hợp thực vật, tham gia gián tiếp tạo các vỏ bọc, xương mai của các động vật sống trong nước.
Trang 312.3.3.1 Khái quát về mối quan hệ giữa các sinh vật
Sinh vật đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến nhau
Các ảnh hưởng gián tiếp: gồm những ảnh hưởng thông qua các
nhân tố sinh thái khác của môi trường
Các ảnh hưởng trực tiếp: là những ảnh hưởng giữa các sinh vật
chủ yếu dưới dạng quan hệ về nơi ở và ổ sinh thái
Khái niệm về nơi ở và ổ sinh thái:
Nơi ở: là khoảng không gian mà cá thể hay quần thể, loài
chiếm cứ
Ổ sinh thái: là một không gian sinh thái mà nơi đó các
nhân tố của môi trường quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài
Nơi ở có thể chứa nhiều ổ sinh thái đặc trưng cho từng loài
2.3.3 NHÂN TỐ HỮU SINH
Trang 32Sự phân chia nơi ở và ổ sinh thái của các loài sẻ
trên tán cây rừng rụng lá ôn đới
Sẻ ấp lò Chim gõ kiến Chim đớp ruồi
Sẻ đầu đỏ
Trang 33Trong tự nhiên mối quan hệ giữa các sinh vật rất phức tạp.
Hai loài khi sống chung hai bên đều có lợi, nhưng không
nhất thiết phải sống cùng nhau Ví dụ: Sáo và trâu
3 Quan hệ hội sinh:
Là quan hệ giữa hai loài, trong đó loài sống hội sinh có lợi, loài kia dường như không bị ảnh hưởng Ví dụ: Cá hề và hải quỳ
1.2.4.2 Các mối quan hệ cơ bản của sinh vật
Trang 341 Quan hệ cạnh tranh: xảy ra khi các loài có cùng chung nhau nguồn sống và nguồn sống không đáp ứng đủ nhu cầu Cạnh tranh giành thức ăn, nơi ở, các cá thể đực tranh giành cá thể cái và các ĐK sống khác Các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi
Ví dụ: lúa và cỏ dại
2 Quan hệ ký sinh - vật chủ:
Vật kí sinh trên cơ thể của vật chủ, sử dụng vật chủ là nơi ở và lấy chất dinh dưỡng của vật chủ để sống, loài kí sinh có lợi
còn vật chủ bị hại Ví dụ giun sán ký sinh trong ruột, cây thân
gỗ và hoa phong lan
Các quan hệ đối kháng:
Trang 35Một loài trong quá trình sinh sống đã gây ảnh hưởng cho loài khác Ví dụ: tảo bùng nổ hãm sinh các loài thủy sinh khác.
4 Quan hệ tương hỗ vật ăn thịt và con mồi:
Một loài ăn thịt loài kia, một bên có lợi còn bên kia bị hại
Ví dụ: hổ và sơn dương
3 Quan hệ hãm sinh: