Tiểu luận kết thúc môn quản lýnhà nước ngạch Kiểm lâm viên chính Hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác va bao vệ tài nguyên rừngTrong những năm gần đây, công tác bảo vệ va phát triển rừng luôn được Đảng, nha nước,nhân dân đặc biệt quan tâm, tuy nhiên ở một khía cạnh khác, công tác bảo vệ rừng còn bộc lộ nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được mong muốn của Nha nước về công tác bảo vệ phát triển rừng Công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản đang diễn ra phức tạp.
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm; không những tài nguyên rừng đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, mà trong giai đoạn hiện nay sự biến đổi khí hậu, thời tiết ngày một nóng lên, nhiệt độ tăng v.v càng thấy được tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với cuộc sống chúng ta Mặt khác, trong thời gian gần đây công tác bảo vệ rừng nói chung, công tác kiểm tra kiểm soát lâm sản, xử lý
vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nói riêng đang diễn ra phức tạp do một số nguyên nhân như: nhu cầu sử dụng lâm sản, sự lạm dụng chức vụ quyền hạn, tiếp tay, bao che cho lâm tặc của một số cán bộ Kiểm lâm; về ý thức chấp hành, nhận thức của người dân còn kém, nhất là đối với các đồng bào dân tộc thiểu số đang sống ở trong rừng, ven rừng; giao thông
đi lại, thông tin liên lạc thuận lợi; các hành vi, thủ đoạn của lâm tặc ngày càng tinh vi hơn, xảy ra nhiều vụ việc chống đối người thi hành công vụ.v.v Đứng trước thực trạng, khó khăn và thách thức trên Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, văn bản pháp luật, sửa đổi bổ sung phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là quan tâm đến công tác xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, cùng với người dân chia sẻ lợi ích từ rừng Xác định công tác quản lý bảo
vệ và phát triển rừng là vấn đề lâu dài, của toàn dân, có được sự thành công còn phụ thuộc rất nhiều vào chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, sự đồng tình ủng hộ của người dân, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành; cần phải có tổng hợp nhiều giải pháp, đưa ra các chính sách, đường lối đúng đắn, siết chặt pháp luật phù hợp với tình hình thực tế, đến quyền lợi của người dân sống gần rừng, việc bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững
Trên thực tế việc ban hành các văn bản, quyết định quản lý hành chính nhà nước còn có bất cập chưa đúng với pháp luật hoặc một số cơ quan ban hành quyết định quản lý hành chính nhà nước đã gây ảnh hưởng đến lòng tin, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, một số quyết định hành chính vừa bất hợp lý vừa bất hợp pháp dẫn đến bất bình, khiếu nại của công dân những quyết định sai trái này đã làm cho mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhân dân ở địa phương trở nên phức tạp hơn, gây ra sự lãng phí thời gian, tiền bạc của nhà nước, nhân dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước và pháp luật
Cũng có trường hợp việc cơ quan nhà nước trong giải quyết công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của mình ban hành các quyết định hành chính đúng pháp luật nhưng đối tượng phải chấp hành còn chậm thực hiện, chống đối thực hiện, khiếu nại vượt cấp, chưa tuân thủ trình tự, thủ tục luật định Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do đối tượng bị quản lý cố tình không chấp hành, thực hiện mà một phần do thiếu sự hiểu biết về pháp luật của cá nhân, tập thể công dân, sự dung túng bao che của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức ở
cơ sở, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước chậm được phổ biến quán triệt đến với nhân dân do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
Trang 2Sau một thời gian học tập tại lớp: “Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước
& Nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên chính” tổ chức tại Cửa Lò – Nghệ An, tôi
chọn tình huống “Hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát” để thể hiện quan điểm của mình đối
với sự việc
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
- Hoàn cảnh ra đời.
Ngày 2 tháng 4 năm 2016, sau khi nhận được tin báo của quần chúng về việc hiện có một số người dân đang khai thác gỗ trái phép tại tiểu khu 818, tổ tuần tra, kiểm tra rừng Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Pù Mát (gồm có 05 đồng chí) do đồng chí Phó Hạt trưởng làm tổ trưởng đã phối hợp cùng với đồng chí cán bộ lâm nghiệp xã Lục Dạ, tiến hành tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng Vào hồi 13h 30 phút cùng ngày phát hiện có tiếng máy cưa xăng gầm rú ở trong rừng, tổ tuần tra đã tiến hành tổ chức vây bắt quả tang 02 đối tượng đang sử dụng máy Cưa xăng, Dao phát chặt hạ gỗ tại lô 3, khoảnh 1, tiểu khu 818 thuộc rừng đặc dụng do Vườn Quốc gia Pù Mát quản lý, bảo vệ Qua kiểm tra hiện trường và ghi nhận lời khai ban đầu của 02 đối tượng tại hiện trường khai thác cụ thể: 02 đối tượng gồm: Vi Văn Khang, sinh năm 1972 và Lo Văn Thành, sinh năm 1975 đến trú tại bản Y, xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An Số lâm sản bị thiệt hại do 02 đối tượng trên khai thác, đo đếm lập lý lịch cụ thể được 03 khúc
gỗ tròn Táu mật, thuộc nhóm II, khối lượng 0,980 m3, công cụ, phương tiện khai thác gỗ gồm: 01 máy cưa xăng STIHL MS 381 của Vi Văn Khang, 01 can xăng
20 lít, 01 cái dao phát của Lo Văn Thành Khi hỏi đến hai người này thì cả hai đều không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì để chứng minh mình được phép vào rừng để khai thác gỗ trong rừng của Vườn Quốc gia Pù Mát Theo khai nhận của
02 đối tượng vi phạm thì sau khi bàn bạc tại nhà họ đã rủ nhau lén lút vào rừng của Vườn Quốc gia Pù Mát, rồi phân công một người thì dùng cưa xăng để chặt cây, một người làm nhiệm vụ canh chừng lực lượng Kiểm lâm để khai thác, sau
đó sẽ dùng trâu kéo ra bìa rừng để bán cho bọn đầu nậu, chia nhau tiền để tiêu xài cá nhân, tuy nhiên trong lúc đang cắt khúc thì bị lực lượng Kiểm lâm vây bắt tại chỗ
Tổ tuần tra đã tiến hành lập hồ sơ ban đầu, gồm: Biên bản phạm pháp quả tang, biên bản kiểm tra và biên bản vi phạm hành chính đối với 02 đối tượng trên về hành vi Khai thác rừng trái phép (0,980m3 gỗ tròn Táu mật nhóm II ở rừng đặc dụng), lý lịch gỗ, quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ cùng ngày 4 tháng 4 năm 2016 Tạm giữ 0,9800m3 gỗ tròn Táu mật nhóm II, 01 máy cưa xăng STIHL MS 381, 01 can dầu (xăng), 01 dao phát, hẹn các đương sự có mặt tại Trạm kiểm lâm địa bàn Lục Dạ thuộc Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Pù Mát vào hồi 8 giờ ngày 8 tháng 4 năm 2016 để giải quyết Tất cả các hồ sơ ban đầu
Trang 3đều được ký đầy đủ các thành phần, đúng quy định trong mẫu in sẵn do Cục Kiểm lâm in cấp phát
Đúng hẹn sáng ngày 8 tháng 4 năm 2016 cả 02 đối tượng vi phạm trên đều có mặt đầy đủ và mang theo chứng minh nhân dân, để giải quyết vụ vi phạm Buổi làm việc có mặt Giám đốc kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, phó Hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm VQG Pù Mát, Trạm trưởng Trạm QLBVR Lục Dạ Sau khi phân tích và giải thích cho các đương sự biết các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của chủ rừng (VQG Pù Mát) được nhà nước giao rừng, đất lâm nghiệp để quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức cá nhân, hộ gia đình trong bảo vệ rừng, quy chế khai thác gỗ và lâm sản hiện hành, phân tích hành vi của Khang, Thành đã tự ý vào rừng để khai thác gỗ đem ra bán mà không được sự đồng ý của chủ rừng, không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là hành vi trái pháp luật Hai người đã bàn bạc cấu kết chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện hành vi vi phạm là có lỗi cố
ý trực tiếp vi phạm có tổ chức, hành vi này đã xâm hại đến tài nguyên Quốc gia được nhà nước giao cho VQG Pù Mát quản lý và bảo vệ, đã gây ra thiệt hại với hậu quả làm cho 01 cây gỗ bị chặt hạ (khối lượng 0,980 m3 gỗ tròn Táu mật nhóm II) thuộc rừng đặc dụng Kết hợp với kết quả xác minh về nhân thân của
02 đối tượng vi phạm (tại biên bản xác minh số 25 quyển 04 ngày 4 tháng 4 năm 2016) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Pù Mát áp dụng khoản 3, điểm a và khoản 7 điểm a, điểm b điều 12, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Xử phạt hành chính đối với (Khang, Thành) về hành vi khai thác rừng trái phép (có tình tiết tăng nặng vì vi phạm có tổ chức) theo các quyết định xử phạt số: 59/QĐ-XPHC, Số: 60/QĐ-XPHC ngày 8/4/2016 với hình thức xử phạt hành chính Mỗi người bị phạt 12.000.000 đồng (mười hai triệu đồng chẵn) Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu sung công quỹ nhà nước 0,980m3 gỗ tròn Táu mật nhóm II; 01 máy cưa xăng nhãn hiệu STIHL MS
381 của Khang, 01 can (xăng) và 01 dao phát của Thành
Sau khi nhận được quyết định xử phạt, Khang, Thành đã làm đơn khiếu
nại lên Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An (là cơ quan quản lý cấp trên VQG Pù Mát về mặt chuyên môn nghiệp vụ) Ngày 15/4/2016 Chi cục Kiểm lâm
Nghệ An nhận được đơn khiếu nại của 02 đối tượng vi phạm trên Qua xem xét nội dung đơn Căn cứ quy định pháp luật về khiếu nại tố cáo Chi cục Kiểm lâm Nghệ An đã chuyển trả đơn khiếu nại cho 2 đối tượng trên và hướng dẫn họ làm đơn khiếu nại đến trực tiếp Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Pù Mát để được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời Chi cục cũng thông báo cho đồng chí Hạt trưởng biết sự việc khiếu nại của 02 đương sự trên
Ngày 25/4/2016 Hạt Kiểm lâm Pù Mát nhận được đơn khiếu nại của 02 đối tượng Khang và Thành trong đó khiếu nại các nội dung sau đây:
- Hạt Kiểm lâm Pù Mát ra các quyết định số 59/QĐ-XPHC và số 60/QĐ-XPHC ngày 8/4/2015 đối với từng người là sai vì cả hai người chỉ cùng chặt hạ một cây gỗ chưa đầy một M 3
Trang 4- Đồng thời các đối tượng này còn cho rằng mức phạt 12.000 000 đồng
như thế là quá nặng( bởi vì trước đó có một người ở cùng bản cũng đã bị phạt 5.500.000 đồng khi chặt hạ một cây gỗ táu có khối lượng 0,99 M 3 gỗ tròn)
Ngoài ra trong đơn khiếu nại các đối tượng Khang và Thành đề nghị Hạt Kiểm lâm Pù Mát thực hiện các nội dung:
- Rút lại các quyết định xử phạt sai trái (theo quan điểm của Khang và Thành) nói trên và ban hành quyết định mới với điều kiện chỉ được phạt chung
hai người với mức phạt khoảng 5.500.000 đồng
- Phải trả lại các phương tiện vi phạm đã bị tạm giữ gồm: máy cưa xăng,
20 lít xăng, dao phát sau khi các đối tượng vi phạm đã nộp phạt tiền
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của các đối tượng Khang và Thành, sau khi xem xét kỹ các nội dung khiếu nại, ý kiến đề nghị của các đối tượng trên Hạt Kiểm lâm Pù Mát và đã có công văn trả lời (Tóm tắt nội dung công văn số 85/HKL gửi ông Vi Văn Khang, Lo Văn Thành) như sau:
Thứ nhất: Việc Hạt Kiểm lâm ra các quyết định số 59/QĐ-XPHC và số
60/QĐ-XPHC ngày 8/4/2016 xử phạt đối với từng người là đúng theo quy định của pháp luật bởi vì:
Hành vi của hai đối tượng Khang và Thành sau khi bàn bạc lén lút vào rừng thuộc quy hoạch rừng đặc dụng của VQG Pù Mát mang theo công cụ, phương tiện và đã cùng nhau thực hiện thành công hành vi chặt phá cây rừng, và
đã gây thiệt hại hại 01 cây gỗ tròn Táu mật nhóm II khối lượng 0,980m3 khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là hành vi cố ý
vi phạm Pháp luật
Như vậy cả hai ông Khang và Thành đều phải tự chịu hình thức xử phạt hành chính về hành vi vi phạm của mình được quy định tại khoản 1, điểm d điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012
Thứ hai: Việc Hạt kiểm lâm Pù Mát ra quyết định xử phạt hai đối tượng
Khang và Thành mỗi người 12.000.000 đồng là áp dụng mức xử phạt tối đa theo dòng 3 điểm a khoản 3 điều 12 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản áp dụng tình tiết tăng nặng đối với hai đối tượng Khang và Thành rủ nhau lén lút vào rừng do Vườn Quốc gia Pù Mát quản lý, bảo vệ rồi phân công một người thì dùng cưa xăng để chặt cây, một người làm nhiệm vụ canh chừng lực lượng Kiểm lâm để khai thác, đây là hành vi khai thác rừng trái phép có hai người cấu kết chặt chẽ với nhau để thực hiện hành vi vi phạm là vi phạm có tổ chức, đây là tình tiết tăng nặng được pháp luật quy định tại khoản 7 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012
Thứ ba: Ngoài hình thức phạt chính là phạt tiền, thì việc Hạt Kiểm lâm
Pù Mát áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu sung công quỹ nhà nước 0,980m3 gỗ tròn Táu mật nhóm II; 01 máy cưa xăng nhãn hiệu STIHL MS 381 của Khay, 01 can (xăng) và 01 dao phát của Thành là căn cứ khoản 7 điểm a,
Trang 5điểm b điều 12, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Thứ 4: Căn cứ hành vi vi phạm của từng đối tượng, căn cứ vào nhân thân
của mỗi đối tượng, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, các tình tiết tăng nặng, Căn cứ vào các điều, khoản được áp dụng trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Pù Mát đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với hai ông Vi Văn Khang, Lo Văn Thành đều trú tại Bản Y, xã Lục Dạ, huyện Con Cuông theo các quyết định xử phạt số 59, 60 là đúng quy định của pháp luật
Vậy Hạt kiểm lâm Pù Mát trả lời và thông báo cho hai ông biết và yêu cầu hai ông nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt đã có hiệu lực pháp luật nếu
cố tình không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật
Sau khi nhận được văn bản trả lời đơn khiếu nại của Hạt Kiểm lâm Pù Mát, hai ông: Khang, Thành cũng không đồng tình với việc trả lời trên, tiếp tục làm đơn khiếu nại, có ý kiến xác nhận của trưởng bản, vì vẫn cho rằng Hạt Kiểm lâm Pù Mát xử lý như vậy là quá nặng, chưa đúng pháp luật, cần xem xét lại
- Diễn biến tình huống:
Sau khi nhận được đơn khiếu nại tiếp của 02 đương sự trên về quyết định
xử phạt hành chính của Hạt kiểm lâm Pù Mát Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Pù Mát nhận thấy cần giải quyết việc này dứt điểm, hiệu quả và thi hành ngay quyết định xử phạt vừa đảm bảo thấu tình đạt lý vừa đảm bảo kỷ cương pháp luật Hạt Kiểm lâm Pù Mát phối hợp với UBND xã mời các đương sự, trưởng bản liên quan tổ chức cuộc họp tại trụ sở UBND xã để giải quyết vụ việc
Cuộc họp tại UBND xã Lục Dạ ngày 27/4/2016
- Đại diện tổ tuần tra rừng Hạt Kiểm lâm Pù Mát tóm tắt diễn biến sự việc đã xẩy ra tại rừng, lập hồ sơ xử lý 02 đương sự vi phạm Việc xử phạt của Hạt Kiểm lâm Pù Mát là căn cứ theo quy định của pháp luật, không phải theo chủ quan cá nhân, đề nghị đại diện Bản, Xã đồng tình theo chức năng, nhiệm vụ của mình để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt có hiệu lực pháp luật được thi hành
- Ý kiến xóm trưởng cho rằng việc tịch thu lâm sản vi phạm là đúng, còn việc phạt mỗi người 12.000.000 đồng và tịch thu máy cưa xăng, Dao của 02 người là quá nặng, nên trả lại công cụ và tiền phạt cho họ
- Ý kiến đại diện của UBND xã cho rằng hai người này có hoàn cảnh khó khăn, chưa có việc làm ổn định, lần này mới bị xử phạt chứ trước đây hơn một năm cũng đã bị cảnh cáo về hành vi vận chuyển, mua, bán gỗ trái phép, có thể xem như chưa tái phạm, lần này hy vọng không bị xử phạt, mức độ xử phạt quá nặng nên đề nghị xem xét giảm bớt tiền phạt và dụng cụ khai thác của họ
- Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Pù Mát khẳng định: Việc 02 ông Khang, Thành đã tự ý vào rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng của VQG Pù
Trang 6Mát để khai thác lấy gỗ mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, hình thức mức độ xử phạt như quyết định của Hạt kiểm lâm là đúng pháp luật có trích dẫn đầy đủ các quy định của pháp luật để áp dụng xử lý, dựa trên diễn biến vụ việc kết quả lập hồ sơ xử lý vụ việc, hành vi và thái độ của các đương sự vi phạm trong quá trình giải quyết vụ việc Yêu cầu 02 đương sự vi phạm nộp tiền phạt đầy đủ theo quyết định đã xử lý, đề nghị chính quyền địa phương theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia, phối hợp đảm bảo cho quyết định xử phạt được thực hiện có hiệu quả
- Ngày 28/4/2016 Hạt Kiểm lâm Pù Mát có thông báo số 90/TB-KL ngày 28/4/2016 gửi cho các cơ quan liên quan như kho bạc nhà nước huyện Con Cuông và 02 ông Khang, Thành biết Nội dung thông báo một lần nữa khẳng định Hạt kiểm Lâm Pù Mát ban hành các quyết định xử phạt số: 59, 60/QĐ-XPHC ngày 8/4/2016 đối với Vi Văn Khang và Lo Văn Thành là đúng quy định của pháp luật
- Không chấp nhận thông báo số 90/TB-KL ngày 28/4/2016 của Hạt kiểm lâm Pù Mát; hai ông Khang, Thành tiếp tục làm hồ sơ khiếu nại lần tiếp theo gửi Chi cục Kiểm Lâm Nghệ An Vì việc khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người
ra quyết định xử phạt vi phạm của 02 đương sự nói trên là đúng pháp luật Do
đó phát sinh quan hệ pháp luật mới về việc giải quyết khiếu nại tiếp theo của Chi cục Kiểm lâm Nghệ An Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Nghệ An là người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo Luật khiếu nại và chỉ đạo phòng chức năng tham mưu thẩm tra, xác minh có kết luận báo cáo Chi cục trưởng để Chi cục có văn bản chỉ đạo theo quy định của pháp luật
II XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.
Diễn biến trên cho thấy sự việc chưa kết thúc, vì sau khi Hạt Kiểm lâm Pù Mát đã giải quyết việc khiếu nại nhưng 02 đương sự trên vẫn không chấp nhận
mà làm đơn tiếp tục khiếu nại lên cấp trên của người trực tiếp ra quyết định là Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An Do vậy mục tiêu xử lý vụ việc cần tiến hành giải quyết một số nội dung sau:
1 Xem xét, kết luận việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định xử phạt của Hạt kiểm lâm Pù Mát có đúng quy định pháp luật hay chưa
2 Quyết định xử phạt và việc giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt của Hạt kiểm lâm Pù Mát có đảm bảo khách quan chính xác, kịp thời, công minh có xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người vi phạm hay không
3 Việc người vi phạm cương quyết không chấp hành quyết định xử phạt
và không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Hạt kiểm lâm Pù Mát mà tiếp tục gửi đơn lên Chi cục Kiểm Lâm là do nguyên nhân nào - có phải do hoàn cảnh đưa đẩy? trình độ nhận thức? ý thức chấp hành pháp luật? phong tục tập quán, sự lôi kéo xúi dục của người khác? hay do bảo thủ, ý thức thực hiện pháp
Trang 7luật, sự bao che dung túng vi phạm của chính quyền địa phương đã tạo tiền lệ gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật ở cơ sở?
III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ.
Việc các đương sự không chấp hành quyết định xử phạt và có đơn khiếu nại là do các nguyên nhân sau:
- Việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước của cơ quan chức năng cũng như của chính quyền địa phương cho nhân dân chưa được tốt về Luật bảo vệ và phát triển rừng
- Trình độ nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà Nước đến với người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế
- Chính quyền địa phương chưa cương quyết và nghiêm khắc đối với việc
xử lý hành vi vi phạm hành chính, kể cả việc xử lý không đúng vi phạm đối với
họ mà trước đây đã phát hiện (02 người này trước đây đã có hành vi mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép) nhưng chỉ cảnh cáo, giáo dục mà bỏ qua việc xử phạt vi phạm hành chính tạo tiền lệ xấu cho việc chấp hành pháp luật ở địa phương
- Sự hiểu biết về pháp luật của cán bộ thôn xóm còn hạn chế gây khó khăn
cho việc thực thi pháp luật ở cơ sở
- Đời sống kinh tế của người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc còn khó khăn vừa là nguyên nhân xảy ra hành vi vi phạm vừa là nguyên nhân dẫn đến việc xử phạt vi phạm hành chính khó thực thi trong thực tế
- Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại cơ sở chưa được
đầu tư, quan tâm đúng mức, nhất là trong lĩnh vực lâm nghiệp, lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, bên cạnh việc vận động toàn dân tham gia bảo vệ rừng chưa hiệu quả đã làm cho nhận thức, chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng của người dân, của cán bộ, chính quyền địa phương còn hạn chế
2 Hậu quả:
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành, có hiệu lực pháp
luật chưa được thực hiện triệt để, tiền phạt chưa được nộp vào kho bạc Nhà Nước
- Xử lý tình huống chưa thật nghiêm khắc, khiếu nại nhiều lần mà chưa
kịp thời giải quyết triệt để, gây mất lòng tin với nhân dân đặc biệt là những hộ dân sống ở gần rừng
- Sự giảm sút Pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Việc xử lý và giải quyết đơn thư đang có nhiều vướng mắc dẫn đến gây thiệt hại về kinh tế, xã hội
- Ảnh hướng xấu về mặt xã hội, sự yếu kém trong dịch vụ công
Trang 8IV XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1 Xây dựng và phân tích phương án
Căn cứ vào diễn biến sự việc nêu trên và kết quả giải quyết của hạt Kiểm lâm Pù Mát Để có biện pháp giải quyết đúng đắn cần xây dựng các phương án giải quyết từ đó chọn một phương án giải quyết vụ việc cụ thể trong trường hợp này có các phương án sau:
a) Phương án 1: Chuyển toàn bộ hồ sơ, đơn khiếu nại giao cho Hạt kiểm
lâm Pù Mát tham mưu Chủ tịch UBND Huyện ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Vi Văn Khang và Lo Văn Thành theo điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012
- Ưu điểm: Giải quyết nhanh vụ việc, thu nộp kịp thời tiền phạt vào ngân sách nhà nước, tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước trong việc chấp hành biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước đối với người vi phạm pháp luật kịp thời, răn đe phòng ngừa các hành vi vi phạm
- Nhược điểm: Phủ nhận quyền công dân, quyền cơ bản của công dân được hiến pháp và pháp luật bảo đảm Gây phẫn nộ trong nhân dân, mất niềm tin của nhân dân, không nhận được sự đồng tình của chính quyền địa phương không đạt được mục đích quản lý nhà nước bằng pháp luật Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý, bảo vệ rừng ở cơ sở
b) Phương án 2: Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An quyết định
thụ lý giải quyết khiếu nại, giao cho Phòng Thanh tra - Pháp chế chủ trì phối hợp cùng các phòng, đơn vị liên quan thẩm tra, xác minh kết luận đề xuất hướng giải quyết, tham mưu Chi cục trưởng ra quyết định giải quyết khiếu nại
- Ưu điểm: Giải quyết được toàn diện, khách quan, đúng quy luật hành chính, đảm bảo quyền công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo nói chung và quyền khiếu nại quyết định hành chính nói riêng, khôi phục những nhược điểm của phương án 1 nếu được thực hiện
- Hạn chế: Mất nhiều thời gian, tốn kém kinh phí trong việc thực hiện
c) Phương án 3: Chi cục Kiểm lâm giao cho Hạt Kiểm lâm Pù Mát phối
kết hợp với chính quyền địa phương, tiếp tục tuyên truyền vận động người vi phạm giác ngộ, rút đơn khiếu nại, chấp hành pháp luật theo quyết định xử phạt
vi phạm hành chính của Hạt Kiểm lâm Pù Mát (có thể căn cứ vào hoàn cảnh khó khăn về kinh tế của từng gia đinh, cho phép các đối tượng vi phạm nộp tiền phạt nhiều lần)
- Ưu điểm:
+ Cùng chính quyền địa phương và thôn bản tổ chức vận động người vi phạm chấp hành quyết định xử phạt, rút đơn kiện Điều này sẽ làm được công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với người dân
Trang 9+ Tạo nên mối quan hệ giữa cán bộ Kiểm lâm, chính quyền địa phương và người dân
+ Việc giải quyết vấn đề không gây bức xúc cho người vi phạm, đặc biệt
là người đồng bào dân tộc thiểu số, ý thức cũng như am hiểu pháp luật chưa cao, tạo nên mối quan hệ lâu dài trong quá trình làm việc trên địa bàn
- Nhược điểm:
+ Trước hết việc tuyên truyền và vận động người vi phạm chưa hẵn đã có hiệu quả, bởi vì giữa chính quyền địa phương và người dân "là một" nên họ thường bảo vệ cho nhau, mặc dầu không chống pháp luật nhưng cũng cố tình gây khó khăn
+ Việc cho người vi phạm được nộp phạt nhiều lần là không được, bởi vì theo quy định của pháp luật thì không đủ điều kiện để được nộp phạt nhiều lần, mặc dầu vẫn có tình tiết có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, nhưng mức phạt đang dưới 12 triệu đồng đối với mỗi người
+ Việc xử lý theo phương án này có thể mang tính thông lệ, không thể hiện được sự uy nghi của pháp luật
d) Phương án 4: Hướng dẫn cho Vi Văn Khang, Lo Văn Thành khởi kiện
ra toà hành chính tại toà án nhân dân Tỉnh Nghệ An
- Ưu điểm:
+ Giảm được gánh nặng cho các cơ quan hành chính nhà nước
+ Vấn đề được giải quyết bằng con đường tố tụng, các bên liên quan có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ cho toà án xem xét giải quyết
+ Giải quyết của toà án có sức mạnh cưỡng chế cao
- Hạn chế:
+ Người dân không phấn khởi hưởng ứng phương án này, xuất phát từ tâm lý ra toà, ngại rơi vào vòng tố tụng mệt mỏi, mất thời gian công sức và phải chịu án phí
2 Lựa chọn phương án
Qua phân tích 04 phương án trên, ta thấy phương án thứ 2 có tính khả thi
và có nhiều ưu điểm hơn cả, giải quyết tốt các mục tiêu đặt ra, giải quyết được quyền lợi của công dân, giữ vững kỹ cương phép nước và tăng cường tính hiệu quả của dịch vụ công
Theo tôi nên chọn phương án thứ 2 để giải quyết tình huống này và lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn
V LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1 Các bước tiến hành
Sau khi chọn phương án để giải quyết Chi cục trưởng Kiểm Lâm Nghệ
An quyết định thụ lý vụ việc theo quyết định số 135/QĐ-KLPC ngày 5/5/2016,
Trang 10giao trưởng Phòng thanh tra - Pháp chế chủ trì phối hợp với đại diện phòng quản
lý bảo vệ rừng, thanh tra nhân dân, thẩm tra, xác minh kết luận, đề xuất chậm nhất đến ngày 16/5/2016 phải có báo cáo trình Chi cục trưởng quyết định Đồng thời thông báo việc thụ lý hồ sơ cho 02 đương sự biết
Sau khi có quyết định thụ lý giải quyết khiếu nại, phân công người thực hiện, như chuẩn bị phương tiện thiết bị, tang vật, tài liệu, văn bản, tài chính phân công nhiệm vụ từng thành viên nội dung công việc phải làm như tập hợp thu thập nghiên cứu tài liệu hồ sơ vi phạm, hồ sơ giải quyết khiếu nại xác định địa điểm làm việc, thẩm tra xác minh mời triệu tập và làm việc với người khiếu nại
và người bị khiếu nại, đại diện chính quyền địa phương, cán bộ Bản xem xét thực tế, thẩm tra xác minh gặp gỡ đối thoại, xác nhận thu thập chứng cư đánh giá thông tin, xác định chứng cứ, đối chiếu pháp luật hiện hành, viết báo cáo kết luận tổ chức cuộc họp các bên liên quan báo cáo trình lãnh đạo Chi cục ra quyết định giải quyết khiếu nại, tiến độ thực hiện các công việc bảo đảm đến ngày 16//2015 phải hoàn thành
2 Lịch làm việc của đoàn theo phương án đã lựa chọn.
TT tháng Ngày Nội dung công việc
Người phụ trách (chủ trì)
Thời gian hoàn thành
Ghi chú
1 5/5/20116 Chi cục trưởng Chi
cục Kiểm lâm Nghệ
An ban hành quyết định số 135/QĐ-KLPC ngày 05/5/2016
về việc thành lập đoàn thụ lý giải quyết đơn khiếu nại
Trưởng phòng Thanh tra -Pháp chế phối
Phòng quản lý bảo vệ rừng
05/5/2016
2 06/5/2016 Đoàn thanh tra họp
bàn, xây dựng chương trình, kế hoạch, phân công người thực hiện, chuẩn bị tài liệu, hồ
sơ, các văn bản liên quan, mẫu biểu, công
cụ, phương tiện, dự trù kinh phí
Phòng Thanh tra-pháp chế
và phòng quản lý bảo
vệ rừng (các thành viên của đoàn)
06/5/2016
3 8/5/2016 Công bố quyết định
thành lập đoàn giải quyết đơn khiếu nại của Chi cục Kiểm
Trưởng phòng Thanh tra -Pháp chế
8/5/2016