1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BÀN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN " ppt

22 482 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 161,28 KB

Nội dung

BÀN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN ĐẶNG VŨ HUÂN ThS. Bộ Tư pháp MỞ ĐẦU Quản lý Nhà nước được hiểu là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực Nhà nước đối với các quá trình, quan hệ xã hội, hành vi hoạt động của con người do các cơ quan Nhà nước tiến hành để thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội. Sự tác động mang tính quyền lực Nhà nước là sự tác động bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế, qua đó Nhà nước thể hiện quyền lực của mình đối với mọi hoạt động trong xã hội. Công tác thi hành án nói chung (bao gồm thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính…) vừa là công tác chuyên môn, nghiệp vụ, vừa thể hiện quyền lực Nhà nước, xuất phát từ nguyên tắc Hiến định: “Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” (Điều 136 Hiến pháp năm 1992). Để một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án phát sinh hiệu lực trên thực tế, cần phải có sự chấp hành, phối hợp chấp hành, phối hợp tác động của nhiều chủ thể. Tuy nhiên sự tác động, điều chỉnh, hướng dẫn hành vi của các chủ thể này theo cách nào đó nhằm hướng tới mục đích để phán quyết của Tòa án thể hiện hiệu lực trên thực tế chính là yêu cầu của quản lý Nhà nước về thi hành án. So với hoạt động quản lý Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, hoạt động quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành án mang nhiều yếu tố đặc thù. Bởi lẽ, ngoài việc phải thực hiện đúng chức năng, nguyên tắc, nội dung của quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này, quản lý Nhà nước về thi hành án còn nhằm khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật, thể hiện quyền lực Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nội dung quản lý, cách thức tác động và cơ chế quản lý cũng thể hiện những vấn đề riêng có, linh hoạt để công tác thi hành án đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân. ĐẶC THÙ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI HÀNH ÁN Hiện nay, có nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hay là giai đoạn độc lập mang tính hành chính – tư pháp. Đây được coi là vấn đề khá mấu chốt cả về lý luận và thực tiễn, hiện còn nhiều ý kiến khác nhau, song cần phải thừa nhận hoạt động thi hành án nói chung không hoàn toàn do pháp luật tố tụng điều chỉnh và hoạt động này do cơ quan hành pháp thực hiện; các biện pháp thực thi pháp luật chủ yếu do pháp luật hành chính – tư pháp quy định. Giai đoạn thi hành án là giai đoạn độc lập tiếp sau giai đoạn xét xử. Trong tất cả các lĩnh vực thi hành án như hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động… đều do Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội - thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thi hành án. Ở lĩnh vực thi hành án hình sự, tại điểm 12, Điều 8 – Nghị định số 37/1998/NĐ-CP có quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an, Chính phủ đã giao cho Bộ Công an thực hiện công tác quản lý Nhà nước về thi hành án hình sự. Ở lĩnh vực thi hành án dân sự, khoản 1, Điều 10 Pháp lệnh Thi hành án dân sự có quy định: “… Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự”. Ở các lĩnh vực thi hành án kinh tế, lao động, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (Điều 88) và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (Điều 104) đều quy định việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án kinh tế; vụ án lao động và việc giải quyết cuộc đình công được thi hành theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự. Ở lĩnh vực thi hành án hành chính, Điều 74, khoản 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước…”. Như vậy, về nguyên tắc, Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành án, song việc tổ chức thực hiện ở mỗi loại hình thi hành án có những điểm đặc thù khác nhau, điều này chi phối rất nhiều hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước. Như phần đầu đã từng đề cập, việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, nếu sự tác động, định hướng hành vi của các chủ thể này không đồng bộ nhằm hướng tới mục đích nhất định sẽ không phát huy được hiệu quả. Về nội dung của quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành án, có thể khái quát ở mấy nội dung chủ yếu sau đây: - Xây dựng cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động thi hành án. - Xây dựng cơ chế hoạt động thi hành án. - Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp. - Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra Nhà nước về thi hành án. - Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí, phương tiện cần thiết cho công tác thi hành án. - Quản lý công tác đào tạo cán bộ, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác thi hành án… Trên thực tế, vấn đề quản lý công tác thi hành án và tổ chức thi hành án không phải đồng nhất do một cơ quan quản lý thực hiện. Ở mỗi lĩnh vực, pháp luật quy định cách thức tổ chức thực hiện khác nhau, cơ quan thực hiện khác nhau nhưng giữa các cơ quan này thiếu sự phối hợp đồng bộ, ăn ý, hợp tác, cho nên việc thực hiện giám sát, thanh tra, tổng kết công tác chưa đạt kết quả cao. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của pháp luật một số nước về thi hành án, cho thấy tuy các hình thức tổ chức khác nhau, nhưng có chung một nguyên tắc là quản lý tập trung một đầu mối, tổ chức một cơ quan thi hành án độc lập, có quyền ra quyết định thi hành án và trực tiếp thực hiện quản lý mọi hoạt động liên quan đến công tác thi hành án. Quyết định thi hành án chỉ phụ thuộc vào tính tất yếu, có căn cứ và thời hiệu của bản án và quyết định đã có hiệu lực của Tòa án. Điều này bảo đảm được tính khách quan, kịp thời, nghiêm minh của pháp luật, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành đúng thời hạn và phát huy hiệu quả, qua đó, công tác quản lý Nhà nước đối với thi hành án cũng sâu sát, nắm chắc được tiến độ và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh. Ở nước ta, việc tổ chức quản lý cơ quan thi hành án có những điểm đặc thù. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập những nét đặc thù cơ bản của hai lĩnh vực thi hành án chủ yếu là Hình sự và Dân sự đưa đến đặc thù trong quản lý Nhà nước với hai lĩnh vực này. 1. Đối với thi hành án hình sự Thi hành án hình sự bao gồm: thi hành án tử hình, thi hành án phạt tù và thi hành án các loại hình phạt khác. Về nguyên tắc, Chính phủ quản lý thống nhất đối với công tác thi hành án hình sự (và Chính phủ giao cho Bộ Công an). Trong lĩnh vực thi hành án phạt tù, Chính phủ giao cho Bộ Công an và Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ thực hiện quản lý và tổ chức công tác thi hành án phạt tù. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình người bị kết án tù và công dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án trong công tác thi hành án… Về việc thực hiện cụ thể, pháp luật tố tụng hình sự có quy định: + Hội đồng thi hành án tử hình gồm các thành phần: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. + Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành án phạt tù, tù chung thân, trục xuất và tham gia thi hành án tử hình, phối hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế khi có yêu cầu. + Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan tổ chức nơi có người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ; đảm nhiệm việc thi hành án quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định. + Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự, thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại. + Các tổ chức trong Quân đội thi hành án các bản án và quyết định của Tòa án Quân sự. + Các cơ sở y tế, trường giáo dưỡng thi hành quyết định bắt buộc chữa bệnh và quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp. + Các cơ quan thi hành án phải báo cáo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án [...]... nhất quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác thi hành quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Tòa án quân sự và tổ chức các cơ quan thi hành quyết định về. .. tăng hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác này và qua đó đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện quyền lực Nhà nước 2 Đối với thi hành án dân sự Hiện nay, việc thi hành án kinh tế, lao động và các quyết định về phần tài sản, quyền tài sản trong các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự Bên... thi hành án, nhưng lại nắm giữ những khâu then chốt quyết định hiệu quả của quản lý Nhà nước về thi hành án Tòa án phải làm thêm các công việc hành chính – tư pháp trong khi đó rất bận rộn trong việc xét xử Lẽ ra, nếu giao những công việc này cho cơ quan thi hành án đảm nhiệm rất có thể sẽ đạt hiệu quả và tạo thế chủ động hơn nhiều Một thực trạng trong quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành án hình... bản án hình sự của Tòa án quân sự Hiện nay trong lĩnh vực thi hành án dân sự, có 4 cơ quan sau đây thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành án dân sự: - Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; - Phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng; - Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Về nguyên tắc, hệ thống các cơ quan thi. .. hiện nhiệm vụ này Chế độ báo cáo cũng thất thường… dẫn đến việc Tòa án (không phải cơ quan quản lý Nhà nước về công tác thi hành án hình sự) lại phải cất công theo dõi, kiểm tra và thực hiện những công việc hết sức thủ tục hành chính để đảm bảo cho việc ra các quyết định miễn giảm, xóa án được chính xác Hiệu quả của quản lý Nhà nước có thể đạt được từ quản lý vĩ mô và quản lý trực tiếp Song nếu thực... Cục Quản lý thi hành án dân sự không có thẩm quyền ra quyết định can thi p vào công việc chuyên môn thi hành án của cấp Phòng và cấp Đội Việc ra quyết định tạm hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ việc thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền của cơ quan tố tụng Như phần đầu đã trình bày, hiệu quả của quản lý Nhà nước về thi hành án phụ thuộc và có mối quan hệ trực tiếp đến hiệu quả của việc tổ chức thi hành án Với. .. thi hành án được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương: Cục Thi hành án (ở trung ương), Phòng Thi hành án (ở tỉnh), Đội Thi hành án (ở huyện), nhưng việc tổ chức thi hành án thì chỉ có cấp Phòng (ở tỉnh) và Đội (ở huyện) Cục Thi hành án (ở trung ương) thuộc Bộ Tư pháp chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc cấp Phòng và Đội thực hiện tổ chức thi hành án. .. án đã được thi hành; nếu chưa được thi hành phải nói rõ lý do + Việc ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn, tạm hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, xóa án, xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc miễn chấp hành hình phạt thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc được ủy quyền… Xét về mặt hình thức, việc phân công nói trên là rành mạch, khoa học, đảm bảo cho việc thi hành. .. sự quản lý vĩ mô) Trong khi đó, những cơ quan thi hành án là đối tượng quản lý của nó thì lại trực thuộc Bộ, Ngành trung ương Chủ thể quản lý ở địa phương không quản lý về chuyên môn nghiệp vụ, không quản lý về tổ chức, kinh phí, ngân sách, cán bộ… do vậy, tính chi phối, tác động trực tiếp của hoạt động quản lý kém hiệu quả, đôi khi lại can thi p sâu vào công việc chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thi. .. kiện thi hành Ở những trường hợp như trên khó có thể định ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý Với những quy định về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý hiện hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự đã đưa đến thực trạng thi u sự quy định cụ thể, rõ ràng về phạm vi và nội dung quản lý, vì vậy có nơi thì quản lý lấn sân, nơi thì quá lỏng lẻo, không phát huy được hết vai trò quản lý Bên . cần thi t cho công tác thi hành án. - Quản lý công tác đào tạo cán bộ, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác thi hành án Trên thực tế, vấn đề quản lý công tác thi hành án. pháp luật hiện hành, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự và. BÀN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN ĐẶNG VŨ HUÂN ThS. Bộ Tư pháp MỞ ĐẦU Quản lý Nhà nước được hiểu là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực Nhà nước đối với các

Ngày đăng: 05/08/2014, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w