1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học:"BÀN THÊM VỀ PHÉP SO SÁNH TU TỪ" ppsx

13 661 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 374,48 KB

Nội dung

Nói cách khác, khi chia thành 5 dạng như vậy tác giả đã gộp cả so sánh logic vào so sánh tu từ xem 5, tr337 – 341 Trong thực tế, nhận dạng về so sánh tu từ không phải là quá khó nhưng để

Trang 1

BÀN THÊM VỀ PHÉP SO SÁNH TU TỪ

FURTHER DISCUSSION ON RHETORICAL COMPARISON

Bùi Trọng Ngoãn

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT

Trong bài viết này, tác giả trình bày 4 vấn đề sau của so sánh tu từ: (1)Xác định cách gọi tên “từ ngữ biểu đạt quan hệ so sánh”, thống kê 20 đơn vị biểu đạt quan hệ so sánh (“như”,

“như là”, “như thể”, “tựa”, “tựa thể”, “tợ”, “giống”, “giống như”, “tày”, “ngang”, “bằng”, “hơn”,

“thua”, “nhường”, “kém”, “khác nào”, “khác chi”, “khác gì”, “chẳng khác”, “na ná”) và loại bỏ những trường hợp chưa chính xác (“giường như”, “chừng như”); (2) Chỉ ra cơ sở so sánh là thuộc tính của cái dùng để so sánh và xây dựng các tiêu chí phân biệt so sánh nổi/ so sánh chìm; (3) Phân tích mô hình so sánh “B bao nhiêu A bấy nhiêu” và “A bao nhiêu B bấy nhiêu”; (4) Khẳng định và đưa ra 5 lí do chứng minh cấu trúc “A thành (hóa) B” không phải là so sánh

tu từ

ABSTRACT

In this article, the author discusses four issues, including: (1) identifying the name of “ Language Expressions of Comparison”, listing 20 such expressions of comparison (such as

“như”, “như là”, “như thể”, “tựa”, “tựa thể”, “tợ”, “giống”, “giống như”, “tày”, “ngang”, “bằng”,

“hơn”, “thua”, “nhường”, “kém”, “khác nào”, “khác chi”, “khác gì”, “chẳng khác”, and “na ná”) and eliminating inaccurate cases (giường như”, “chừng như”); (2) clarifying that comparison bases are the features of a comparing tool and put forward the criteria to distinguish explicit and implicit comparison; (3) analyzing the comparison model of “ B bao nhieu… A bay nhieu” and vice verse “A bao nhieu… B bay nhieu” (the more…A, the more…B); (4) realizing and explaining the structure “A thanh B” (A becomes B”) as a non- rhetorical-comparison

1 Đặt vấn đề

Là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa phổ biến, so sánh tu từ (so sánh nghệ thuật) đã được miêu tả trong các sách văn phạm tiếng Việt trước đây và trong các giáo trình phong cách học tiếng Việt sau này Trong các công trình này, so sánh tu từ mặc dầu được khảo sát ở những mức độ nông sâu khác nhau nhưng hầu như không hề có những quan niệm khác biệt để có thể gây ra những tranh luận đáng kể về học thuật Phải chăng

vì so sánh tu từ quá quen thuộc mà người ta có thể “yên lòng” và cảm thấy đã hiểu đủ

về nó

Về cơ bản, các giáo trình phong cách học của nhóm Võ Bình và cộng sự (1982),

Cù Đình Tú (1983), Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa (1993) đều có chung quan niệm

về so sánh tu từ (so sánh nghệ thuật) từ tên gọi, khái niệm, đặc điểm cấu tạo, phân loại

Riêng Hữu Đạt chia thành 5 dạng cụ thể: So sánh không có từ so sánh, so sánh

có từ so sánh, so sánh ngang bằng, so sánh bậc hơn – kém, so sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối) Ba dạng sau chỉ có đề mục và ví dụ, không phân tích Trong đó các ví dụ về

Trang 2

so sánh bậc hơn kém và so sánh bậc cao nhất không thể hiện mục đích diễn đạt một cách hình ảnh và biểu cảm của một phép so sánh tu từ Nói cách khác, khi chia thành 5 dạng như vậy tác giả đã gộp cả so sánh logic vào so sánh tu từ (xem 5, tr337 – 341)

Trong thực tế, nhận dạng về so sánh tu từ không phải là quá khó nhưng để khám phá giá trị nghệ thuật của một phép so sánh tu từ lại không phải là việc dễ Mặc khác, trong phê bình văn học những năm gần đây cũng đã có những ý kiến đáng được thảo luận về so sánh tu từ trong ngôn ngữ nghệ thuật Vì thế chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần bàn sâu hơn về biện pháp tu từ này

Trong bài viết ngắn này, chúng tôi không trình bày lại toàn bộ các khía cạnh của một phép so sánh nghệ thuật mà chỉ bàn thêm về các vấn đề sau:

- từ ngữ biểu đạt quan hệ so sánh

- cơ sở so sánh

- mô hình “bao nhiêu…bấy nhiêu”, và

- cấu trúc “A thành B”, “A hóa B” có phải là so sánh tu từ không?

2 Từ ngữ biểu đạt quan hệ so sánh

Ở dạng đầy đủ, một phép so sánh tu từ phải có mặt từ ngữ biểu đạt quan hệ so sánh Các tác giả Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Hữu Đạt đều gọi đơn vị này là “từ so sánh” Riêng Đinh Trọng Lạc gọi nó là “yếu tố thể hiện quan hệ so sánh” (11, tr155)

Đối với dạng so sánh tu từ phổ biến nhất “A như B”, “từ so sánh” được các tác giả kể ra như sau:

- “như”, “giường như”, “chừng như”, “hơn”, “thua”, “kém”…

(Lê Anh Hiền, 3, tr146)

- “như”, “tựa như”, “chừng như”… (Cù Đình Tú, 16, tr 273) Các tác giả Nguyễn Thái Hòa, Hữu Đạt chỉ nêu các ví dụ có “như” và không thống kê, liệt kê các từ tương tự

Mặc khác, đưa ra “từ so sánh” là “giường như”, “chừng như” nhưng các tác giả

Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú lại không nêu các ví dụ về chúng Kiểm tra trong hai từ điển

là “Tự điển Việt Nam” của Ban tu thư Khai Trí, NXB Khai Trí Sài Gòn 1971 và “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, bản in năm 1997, chúng tôi không tìm thấy hai đơn vị này mà chỉ có “dường như” Theo Ban Tu thư Khai Trí

“dường như, trạng từ: Hình như” (1, tr271) Theo Hoàng Phê “dường như: Có vẻ như,

hình như Mới nghe thì dường như đơn giản” (14, tr264)

Đặt ra giả định “giường như” là cách viết của Lê Anh Hiền về tổ hợp “dường như” thì cả hai trường hợp “dường như”, “chừng như” cũng không phải là những đơn vị biểu thị quan hệ so sánh mà chủ yếu là những tổ hợp có tính tình thái, đánh giá đối với

sự tình được nêu lên trong phát ngôn

Trang 3

Từ hai lí do đó, chúng tôi nghĩ rằng không nên coi “giường như”, “chừng như” như là những “từ chứng” làm dấu hiệu cho phép so sánh tu từ “A như B”

Khắc phục tình trạng vừa sơ lược vừa thiếu chuẩn xác kể trên, riêng cho kiểu “A như B”, chúng tôi thống kê khoảng 20 “yếu tố thể hiện quan hệ so sánh” dưới đây:

(1) NHƯ

Thiếp như hoa đã lìa cành Chàng như con bướm lượn vành mà chơi (Nguyễn Du, 7, 246)

(2) NHƯ LÀ

“Tách ra khỏi vườn ươm 13000 gốc cao su ngang vai, lênh nghênh mấy chục gốc cao su Vĩnh Linh đứng ra khỏi hàng như là những sĩ quan làm khung cho một sư đoàn ngụy trang đang tập trung ở bãi rộng.” (17, 203)

(3) NHƯ THỂ

Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen (ca dao)

(4) TỰA

Và tựa hoa tươi mở cánh dần

(5) TỰA THỂ

Có vị chân tay co xếp lại

(6) TỢ

Quả đầu mùa thơm ngọt tợ môi em (Thu Bồn, 4, tr147)

(7) GIỐNG

Đất nước giống con thuyền xuyên gió mạnh Những mối tình trong gió bão tìm nhau

(Lưu Quang Vũ, 15, tr364) (8) GIỐNG NHƯ

“Mây xốp từng cụm nhỏ đang bốc dần lên Trên thân đèo nhìn xuống lũng chóe vàng, mây trắng giống như những cánh hoa thêu nổi trên tấm lụa mộc của lúa chín.” (17, tr116)

(9) TÀY

Một cung gió thảm mưa sầu Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay

Ve ngân vượn hót nào tày Lọt tai, Hồ cũng nhăn mày rơi châu (Nguyễn Du, 7, tr307)

Trang 4

(10) NGANG

Xa nhà, xa chị tuy buồn thực

(11) HƠN

“Chao ôi, có ai thích xòe đã nghe thấy cái tiếng thở dài ấy của bà mẹ Thái nó

buồn hơn cả cái tiếng vật mình của cối nước giã gạo đêm.” (17, tr134, 135)

(12) BẰNG

Mọi tên tuổi, vinh dự chỉ hư vinh Chẳng nghĩa lí bằng chiều nay em nhóm bếp (Lưu Quang Vũ, 15, tr321)

(13) THUA

Khen rằng bút pháp đã tinh

So vào với thiếp Lan Đình nào thua (Nguyễn Du, 7, tr274)

(14) NHƯỜNG

Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da (Nguyễn Du, 7, tr184)

(15) KÉM

Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh (Nguyễn Du, 7, tr184)

(16) KHÁC NÀO

Mộng đẹp theo ngày tháng,

Đi êm đềm như thơ

Khác nào trên khung cửi Qua lại chiếc thoi tơ… (Nguyễn Bính, 2, tr39)

(17) KHÁC CHI

“Em há chẳng thấy cả một cái dải đường từ phía Suối Rút đang lần lần tuôn dài

lên mà với tới em Nhưng con đường kia có khác chi một mũi dao nhọn cắm

phập vào lòng nàng, Sơn La ôi!”(17, tr54)

(18) KHÁC GÌ

“Cái khe nước biên giới, nước vẫn róc rách, tiếng nước chảy dưới cái cầu gỗ

mục chẳng khác gì cái tiếng của một dòng nước đánh trống lảng ra khỏi một

(19) CHẲNG KHÁC

Một buổi sớm mai đến Sài Gòn

(20) NA NÁ

Trang 5

“Anh em tháng tháng chỉ mong có công tác về đồn Pom Lót dưới kia một lần, nó cũng na ná cái kiểu đội viên đội phát động ruộng đất

Ngoài ra phải kể đến các từ ngữ khác cũng biểu đạt quan hệ so sánh như “là”,

“…bao nhiêu…bấy nhiêu”

Ví dụ: “Ta là con chim ngậm vành kết cỏ

“Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”… (Tố Hữu, 14, tr301)

Như vậy, yếu tố thể hiện quan hệ so sánh không chỉ là từ mà còn là tổ hợp từ

Do đó chúng tôi đề nghị gọi bộ phận này là “từ ngữ biểu đạt quan hệ so sánh”

3 VỀ CƠ SỞ SO SÁNH

Theo Nguyễn Thái Hòa: “Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4

yếu tố như sau:

1 Cái so sánh 2 Cơ sở so sánh 3 Từ so sánh 4 Cái được so sánh

Gái

Các chóp mái

Lòng ta

có chồng đều lượn rập rờn vẫn vững

như như như

gông đeo cổ các nếp sóng bạc đầu (Nguyễn Tuân) kiềng ba chân (Tố Hữu)

Đây là một đóng góp đáng kể của ông đối với phép so sánh tu từ Cũng trong

phần này, Nguyễn Thái Hòa có một đề mục như sau “b/ Bớt cơ sở (thuộc tính) so sánh”

(10, tr190) Phải chăng ông quan niệm cơ sở so sánh cũng là “thuộc tính” của cả hai yếu

tố “cái so sánh” và “cái được so sánh” Điều này cần được bàn bạc rõ hơn

Dựa vào “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” (Nguyễn Như Ý chủ biên,

1998) chúng tôi nhặt ra một số thành ngữ có “như” như sau:

bạc như rận bạc như vôi bám như đỉa đói bẩn như trâu đầm bầy nhầy như thịt bụng béo như con cun cút căng như mặt trống

Trang 6

câm như hến chắc như cua đá chặt như nêm cối chậm như sên

Dễ dàng nhận ra rằng “bạc, bạc, bám, bẩn, bầy nhầy, béo, căng, câm, chắc, chặt,

chậm, chua”…lần lượt là thuộc tính, đặc điểm của “rận, vôi, đỉa đói, trâu đầm, thịt

bụng, con cun cút, mặt trống, hến, cua đá, nêm cối, sên, dấm”…

Khi được vận dụng trong lời nói, chẳng hạn: “Hạng người bạc như rận ấy”, “Đời

bạc như vôi”…các yếu tố đứng trước “như” sẽ là cơ sở so sánh và chúng phải là thuộc

tính, đặc điểm của yếu tố đứng sau “như” tức là thuộc tính, đặc điểm của “cái dùng để

so sánh”

Vận dụng cách hiểu đó, chúng tôi sẽ đưa bài ca dao “Cổ tay em trắng như

ngà…” vào khuôn hình so sánh tu từ của Nguyễn Thái Hòa Câu thứ hai có một dị bản

“Con mắt em liếc như là dao cau” cũng được đưa vào khuôn hình để đối chiếu:

1 Cái so sánh 2 Cơ sở so sánh 3 Từ so sánh 4 Cái được so sánh

Cổ tay em

Con mắt em

Con mắt em liếc

Miệng cười

Cái khăn đội đầu

trắng sắc

ɸ

ɸ

ɸ

như như là như là như thể như thể

ngà dao cau dao cau hoa ngâu hoa sen

“Sắc” là thuộc tính, đặc điểm của “dao cau” nên nó là cơ sở so sánh, trong khi

đó “liếc” là hoạt động của “mắt” chứ không phải là thuộc tính, đặc điểm của “dao cau”

nên ở cấu trúc so sánh này không có cơ sở so sánh Tương tự “cười” không phải là

thuộc tính, đặc điểm của “hoa ngâu”, “đội đầu” không phải là thuộc tính, đặc điểm của

“hoa sen”

Từ cơ sở so sánh, chúng tôi muốn bàn thêm về cách phân loại “so sánh nổi” và

“so sánh chìm” trong một số giáo trình

Trong “Phong cách học tiếng Việt” (1982), Lê Anh Hiền viết: “Xét về mặt nội

dung, đối tượng nằm ở hai vế của phép so sánh (hình ảnh) là khác loại, nhưng lại có

những nét nào đó giống nhau, nét giống nhau này có thể hoặc “nổi” hoặc “chìm” Thí

dụ:

nổi: Dù ai nói ngả nói nghiêng

Trang 7

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (ca dao) chìm: Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan (Hồ Chí Minh)”

(3, tr 148) Trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, Cù Đình Tú đã gọi rõ tên

hai loại đó, là “so sánh tu từ nổi” và “so sánh tu từ chìm” (16, tr275, 276) Bên cạnh ví

dụ “Dù ai nói ngả nói nghiêng…” chứng minh cho “so sánh tu từ nổi”, ông đã phân tích

câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh “Trẻ em như búp trên cành…” để chứng minh cho

“so sánh tu từ chìm”

Qua các ví dụ có thể thấy, dù không đề cập trực tiếp nhưng cả hai tác giả Lê Anh

Hiền và Cù Đình Tú đều lấy sự có mặt/ vắng mặt của cơ sở so sánh làm tiêu chí để phân

định so sánh nổi/ so sánh chìm Phải đến Đinh Trọng Lạc, cơ sở so sánh mới được dùng

làm tiêu chí để xác định so sánh chìm: “So sánh vắng yếu tố 2 (cơ sở so sánh – chú

thích của Bùi Trọng Ngoãn) được gọi là so sánh chìm Ví dụ: “Trẻ em như búp trên

cành” (Hồ Chí Minh)” (11, tr155)

Vì cách gọi “A như B” đã trở nên phổ biến nên chúng tôi dùng A để gọi yếu tố 1

(cái được so sánh) và B để gọi yếu tố 4 (cái dùng để so sánh)

Theo khảo sát của chúng tôi, không ít những trường hợp không có cơ sở so sánh

nhưng A-yếu tố 1 hoặc B-yếu tố 4 lại được thuyết minh Dưới đây là các ví dụ về bốn

trường hợp:

a Không có cơ sở so sánh

Bốn dây như khóc như than Khiến người trong tiệc cũng tan nát lòng (Nguyễn Du, 7, tr268)

b Có cơ sở so sánh

Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa (Nguyễn Du, 7, tr206)

c B- yếu tố 4 được thuyết minh

Em là bóng cây, em là bếp lửa Che mát và sưởi ấm lòng anh (Lưu Quang Vũ, 15, tr321) Thiếp như con hạc đầu đình

d A- yếu tố 1 được thuyết minh

Đêm như biển không bờ, bóng tối rất thẳm sâu Đời cũng giống như biển kia anh lại giống con tầu

Trang 8

(Lưu Quang Vũ, 15, tr319) Nếu dùng phép cải biến ta thấy phần thuyết minh cho B-yếu tố 4 có thể đưa vào

vị trí của cơ sở so sánh bởi nó là thuộc tính, là đặc điểm của B-yếu tố 4 (Tất nhiên khi đọc lên sẽ thấy không còn “suôn sẻ” như ban đầu):

- “Em che mát như bóng cây và sưởi ấm lòng anh như bếp lửa”

- “Thiếp, muốn bay không cất nổi mình mà bay, như con hạc đầu đình” (!)

Ngược lại, phần thuyết minh cho A-yếu tố 1, dù có đưa vào trong cấu trúc so sánh vẫn không mang tư cách một cơ sở so sánh, vì nó không phải là thuộc tính, đặc điểm của B-yếu tố 4

Có thể nói phần thuyết minh cho B hoặc thuyết minh cho A đều có tác dụng làm

rõ mối dây liên hệ giữa hai đối tượng này Phần thuyết minh đó không hẳn là cơ sở so sánh, không nằm ở vị trí cơ sở so sánh trong cấu trúc so sánh nhưng có nội dung tương đương cơ sở so sánh Mặt khác, dù là được thuyết minh cho B hay thuyết minh cho A thì nội dung thuyết minh đó cũng là cầu nối giữa A và B, nghĩa là nó vẫn có quan hệ với hai yếu tố này Do đó chúng tôi đề nghị tiêuchí phân biệt so sánh nổi, so sánh chìm như sau: Một phép so sánh tu từ được gọi là “so sánh nổi” khi có 1 trong 3 yếu tố:

+ cơ sở so sánh + phần thuyết minh cho B + phần thuyết minh cho A Ngược lại một phép tu từ sẽ được gọi là “so sánh chìm” khi không có mặt 3 yếu tố này

4 VỀ MÔ HÌNH “A BAO NHIÊU B BẤY NHIÊU”

Trước khi bàn đến mô hình này, chúng tôi muốn làm rõ cách dùng các kí hiệu

“A như B”, “A bao nhiêu B bấy nhiêu” trong các giáo trình phong cách học

Lê Anh Hiền chú thích:“(Kí hiệu: A = vế được so sánh

Cù Đình Tú cũng dùng cách gọi “vế được so sánh”, “vế so sánh” (16, tr273) Nguyễn Thái Hòa không dùng kí hiệu A, B mà gọi là các yếu tố “1 Cái so sánh…4 Cái được so sánh” (10, tr189)

Hữu Đạt nêu mô hình “A-X-B” và thuyết minh như sau:

“A: là cái chưa biết được đem ra so sánh

B: là cái đã biết đem ra để so sánh

X: là phương tiện so sánh được biểu hiện bằng các từ: như, giống như, là, như là, tựa như, tựa hồ, hệt như, bằng, hơn, kém…” (5, tr 336)

Rõ ràng cả hai vế cơ bản của một phép so sánh đã không được gọi tên một cách nhất quán, thậm chí trái ngược Nếu theo lí thuyết của ngôn ngữ học đại cương thì một

Trang 9

tín hiệu ngôn ngữ bao gồm hai mặt là cái biểu hiện và cái được biểu hiện So sánh tu từ

là một tín hiệu thứ cấp, một tín hiệu thẩm mĩ nên có thể vận dụng cách gọi của tín hiệu

nguyên cấp Nghĩa là A là “cái được biểu hiện” và B là “cái biểu hiện” Tập hợp kết quả

nghiên cứu của người đi trước chúng tôi xác định:

- A, yếu tố 1 trong cấu trúc so sánh hoàn chỉnh, là:

(1) Đối tượng đang được nói đến trong ngữ cảnh, là đề tài trong phát ngôn, là yếu tố cần được làm sáng tỏ

(2) Về mặt thông tin, đây là cái chưa biết

- B, yếu tố 4 trong cấu trúc so sánh hoàn chỉnh, là:

(1) Cái được dùng để làm rõ A (2) Cái được dùng làm chuẩn, làm thước đo để giải thích, minh họa cho A (3) Về mặt thông tin, đây là cái đã biết

Từ cách hiểu trên chúng tôi cho rằng dạng phổ biến của cấu trúc so sánh “bao

Ví dụ: Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu (ca dao)

Câu này có thể diễn dịch thành “(Em) thương mình nhiều như ngói trên đình”

Điều cần nói, cần bày tỏ là “thương mình” của chủ thể phát ngôn, nên nó là A Trong

khi đó ngói trên mái đình được dùng làm chuẩn để làm rõ mức độ của thái độ “thương

mình” đó, vì thế ngói trên mái đình phải là B

Các ví dụ khác:

- Qua cầu than thở với cầu

- Mình đi mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu (Tố Hữu, 13, tr301)

- Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình (Tản Đà, trích theo 17, tr279)

Nói như thế không có nghĩa là chúng tôi phủ nhận cấu trúc “A bao nhiêu B bấy

nhiêu” trong câu ca dao:

“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”

Trong quan niệm của chúng tôi, mặc dù có tính hình ảnh (vàng được đo đếm

bằng “tấc”) nhưng mục đích của cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu là xác lập tính tương

đương giữa hai vế, đó là tính tương đương về giá trị Nói cách khác, tính chất của phép

so sánh trong câu ca dao này nghiêng hẳn về phía so sánh logic, thậm chí chỉ như dạng

câu ghép qua lại: “Con cần bao nhiêu mẹ cho bấy nhiêu” “Em cần bao nhiêu em lấy bấy

nhiêu” Mục đích “biểu đạt bằng hình ảnh, có tính biểu cảm, thẩm mĩ” của một phép so

Trang 10

sánh tu từ không được bộc lộ rõ Về mặt ngữ nghĩa, câu ca dao này không khác gì câu

tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” là một phép so sánh song hành Câu tục ngữ này có thể cải

biến thành “Tấc đất như tấc vàng” và có tác dụng nhấn mạnh tính tương đương về mặt

giá trị

Tóm lại, để tránh lầm lẫn, ta nên gọi đây là dạng so sánh có dùng cặp đại từ “bao

nhiêu … bấy nhiêu”

5 VỀ CẤU TRÚC “A HÓA B”, “A THÀNH B”

Những năm gần đây trong một số công trình nghiên cứu văn học, có tác giả quan

niệm “A thành (hóa) B” trong thơ Chế Lan Viên là so sánh nghệ thuật Từ mối băn

khoăn của sinh viên, chúng tôi muốn bàn tới vấn đề này

Trong “Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên” (2005), Hồ Thế Hà cho rằng “A

thành (hóa) B, tuy không phải kiểu so sánh chủ yếu và xuất hiện với tỉ lệ ít hơn hai kiểu

so sánh trên, nhưng lại là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật có ý thức của Chế

Lan Viên, giúp ta hiểu thêm một hồn thơ yêu đời, nhiều khát khao” (8, tr186) Trong

“Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên” (2006), Đoàn Trọng Huy viết:

Cấu trúc kiểu “A thành B”

Thực chất đây là một phương thức so sánh có tăng tiến (của sự vật, hiện tượng)

Sáng tạo này có thể coi là một thành công quan trọng, góp phần vào giá trị đặc sắc nghệ

thuật Chế Lan Viên” (9, tr108)

Tiếc rằng cả hai tác giả đều không đưa ra tiêu chí để xác định tại sao “A thành

(hóa) B” là một so sánh nghệ thuật

Thậm chí Đoàn Trọng Huy minh định “Để khẳng định A thành B là một kiểu so

sánh có tính sáng tạo, cần phải đi vào phân tích biểu hiện trên cơ sở thực tiễn sáng tác

Lí thuyết chung về so sánh nghệ thuật truyền thống chưa đề cập đến kiểu so sánh này

(9, tr108) Nhưng trong phần tiếp theo ông không phân tích, biện luận theo chủ hướng

vừa được nêu ra

Để tiện bàn bạc, chúng tôi bắt đầu bằng nghĩa từ điển của “thành” và “hóa”

“Tự điển Việt Nam” của Ban tu thư Khai Trí định nghĩa:

THÀNH đt 1 Nên, được kết quả: Công chưa thành danh chưa toại

2 Trở nên: Bột khuấy thành hồ (1, tr817) HÓA đt 1 Tạo ra, làm thành: Đời xưa tưởng rằng trời hóa ra mưa nắng

2 đt Thay đổi, trở thành: Khôn quá hóa dại

3 dt Tiếng hóa học gọi tắt: Toán, lý, hóa

“Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên giải nghĩa như sau:

THÀNH đt 1 Trở nên là (cái trước đó không phải, chưa phải) Vết thương

thành sẹo Thành vợ thành chồng Chuyển bại thành thắng Học

đã thành nghề (thành có nghề)

Ngày đăng: 22/07/2014, 18:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Ban tu thư Khai Trí, 1971, Tự điển Việt Nam, Sài Gòn, NXB Khai Trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự điển Việt Nam
Nhà XB: NXB Khai Trí
[2]. Nguyễn Bính, 2007, Thơ Nguyễn Bính, Vũ Quần Phương tuyển chọn và giới thiệu, H, NXB Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Nguyễn Bính
Nhà XB: NXB Kim Đồng
[3]. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, 1982, Phong cách học tiếng Việt, H, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
[4]. Thu Bồn, 2003, Thu Bồn – thơ và trường ca, Ngô Thế Oanh tuyển chọn và giới thiệu, Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu Bồn – thơ và trường ca
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
[6]. Long Điền Nguyễn Văn Minh, tái bản 1998, Việt ngữ tinh hoa từ điển, H, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt ngữ tinh hoa từ điển
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
[7]. Nguyễn Thạch Giang chủ biên, 2004, Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 5, quyển 2 – Văn học thế kỉ 18, H, NXB KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh tuyển văn học Việt Nam
Nhà XB: NXB KHXH
[9]. Đoàn Trọng Huy, 2006, Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, H, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên
Nhà XB: NXB ĐHSP
[10]. Đinh Trọng Lạc chủ biên, Nguyễn Thái Hòa, 1993, Phong cách học tiếng Việt, H, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
[12]. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ, 2002, Thơ Việt Nam hiện đại, H, NXB Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam hiện đại
Nhà XB: NXB Lao Động
[13]. Nhiều tác giả, 1985, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, H, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam 1945 – 1985
Nhà XB: NXB Văn học
[14]. Hoàng Phê chủ biên, 1997, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
[15]. Lưu Khánh Thơ (sưu tầm biên soạn), 2001, Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật, NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
[16]. Cù Đình Tú, 1983, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, H, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp
[17]. Nguyễn Tuân, 1978, Sông Đà, H, NXB Tác Phẩm Mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sông Đà
Nhà XB: NXB Tác Phẩm Mới
[18]. Chế Lan Viên, 1985, Tuyển tập Chế Lan Viên, tập 1, Nguyễn Xuân Nam giới thiệu, H, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Chế Lan Viên
Nhà XB: NXB Văn học
[19]. Nguyễn Như Ý chủ biên, 1996, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, H, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Giáo dục
[20]. Nguyễn Như Ý chủ biên, 1998, Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, H, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
[5]. Hữu Đạt, 1999, Phong cách học tiếng Việt hiện đại, H, NXB KHXH Khác
[8]. Hồ Thế Hà, 2005, Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, H, NXB Văn học Khác
[11]. Đinh Trọng Lạc, 1995, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, H, NXB Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w