Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.docx (Trang 54 - 56)

III. Các kiến nghị:

1. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật:

Chính sách ngoại hối là một công cụ đắc lực cho việc thực hiện chính sách tiền tệ. Bởi vì, thông qua các chính sách quản lý ngoại tệ, quản lý tiền bạc, tiền hối điều hành tỷ giá... chính sách quản lý ngoại hối tác động đến chính sách huy động vốn trong nước và nước ngoài, đến hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế, vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế. Năm 1998, Nhà nước đã ban hành điều lệ quản lý ngoại hối song đến nay còn có nhiều điểm chưa phù hợp mặc dù nó đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần. Đồng thời do nhiều cấp, nhiều ngành cùng quy định một lĩnh vực nên không tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn và việc áp dụng nhiều khi phải dẫn chiếu từ nhiều nguồn. Vì vậy, việc ban hành luật ngoại hối là việc làm rất cần thiết, có như vậy mới tạo lập được môi trường pháp lý đầy đủ, làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

Hiện nay, các văn bản mang tính chất thông lệ quốc tế rất nhiều như: quy tắc và thực hành thống nhất về thư tín dụng do văn phòng thương mại quốc tế ban hành năm 1933, 1962, 1974, 1983...và văn bản đang sử dụng là bản sửa đổi ban hành năm 1993, gọi tắt là UCP500, văn bản mới nhất sắp ban hành là UCP 600.

Về lý thuyết, việc vận dụng UCP500 tại nước ta gần như tuyệt đối mà không bị bất cứ sự điều chỉnh nào, đây là nét đặc thù của Việt nam. Trong khi đó mọi quốc gia khác đều có những luật hoặc các văn bản dưới luật quy định về giao dịch tín

dụng chứng từ trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế và tập quán của nước họ. Các văn bản như vậy là rất cần thiết không chỉ đối với ngành ngân hàng mà còn là cơ sở để toà án trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong giao dịch tín dụng. Hơn nữa UCP500 còn có những hạn chế nhất định bởi vì nó không thể bao quát tất cả các giao dịch vô cùng phong phú của thực tiễn, không thể thay thế luật của một quốc gia. Chính vì thế, các ngân hàng tại Việt nam đã vận dụng tốt đẹp UCP500 và các thông lệ quốc tế khác vào giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu nhưng kết quả thực tế lại không như họ mong muốn. Vì vậy, để giải quyết những bất đồng giữa thông lệ quốc tế và tập quán quốc gia, tránh được những tranh chấp rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động, nhà nước ta cần nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Trong những văn bản này cần quy định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia như quyền lợi và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia như quyền được nhận hàng của ngân hàng phát hành thư tín dụng khi người nhập khẩu vay vốn của ngân hàng để nhập lô hàng đó bị phá sản, quyền được miễn trừ trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành khi có dấu hiệu tranh chấp thương mại và đã được toà án hay trọng tài tuyên bố ngừng thanh toán. Điều này là cần thiết để bảo vệ ngân hàng và là điều mà các toà án nhiều nước trên thế giới thường làm.

Về bản chất thư tín dụng là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng thương mại và các hợp đồng khác, các hợp đồng này có thể làm cơ sở để hình thành thư tín dụng nhưng các ngân hàng bất luận trong trường hợp nào cũng không liên quan đến hoặc không hề bị ràng buộc bởi hợp đồng. Do vậy, Chính phủ cần sớm ban hành văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Có thể là một Nghị định về thanh toán quốc tế đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương giữa người mua, người bán với giao dịch chứng từ giữa các ngân hàng.

Việt Nam đã có quy chế về chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, tín phiếu… nhưng chưa có quy định về chiết khấu hối phiếu kèm chứng từ theo thư tín dụng. Do đó trong thời gian tới cần thiết phải có những văn bản pháp luật phân định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của ngân hàng chiết khấu cũng như người hưởng lợi.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.docx (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w