Chiến lược phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.docx (Trang 40 - 44)

đoạn 2006 - 2010:

1. Mục tiêu tổng quát:

Với những yêu cầu cấp bách của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, NHNT VN đã xác định một mục tiêu cụ thể hơn, đó là trở thành: “Tập đoàn tài chính đa năng có quy mô đứng trong số 70 tập đoàn tài chính lớn nhất ở châu Á vào giai đoạn 2010-2020, có phạm vi hoạt động không những trong nước mà ở cả thị trường tài chính thế giới”.

Mục tiêu trên là hoàn toàn có cơ sở dựa trên thành quả đạt được sau hơn 5 năm thực hiên Đề án tái cơ cấu. Các số liệu về tốc độ tăng trưởng và vị trí hiện tại của NHNT đã chứng minh điều đó: năm 2004 NHNT xếp thứ 748 trong số 1000 ngân hàng lớn nhất thế giới, tăng 10 bậc so với năm 2003. Trong khu vực châu (trừ Nhật Bản), NHNT hiện xếp thứ 127 về vốn chủ sở hữu và thứ 119 tính theo tổng tái sản. Tốc độ tăng trưởng dự kiến của NHNT trong thời gian tới là 15%/năm.

Tuy nhiên khoảng cách giữa NHNT và 50 ngân hàng lớn nhất châu lục còn khá xa, ngân hàng lớn nhât châu Á có quy mô vốn lớn gấp 70 lần so với NHNT, ngân hàng xếp thứ 50 có quy mô vốn lớn hơn 4 lần. Điều này đòi hỏi NHNT phải có những giải pháp mạnh và tích cực hơn nữa trong thời gian tới để oàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra.

2. Nhiệm vụ chiến lược:

Cụ thể hóa mục tiêu của toàn hệ thống, dựa trên kết quả đạt được trong những năm qua, kết hợp với việc phân tích, đánh giá cũng như tìm hiểu dự báo tình hình kinh tế thị trường trong thời gian tới, NHNT tập trung triển khai những nhiệm vụ sau:

Một là, chú trọng công tác huy động vốn, thu hút tiền gửi từ khách hàng, đặc biệt quan tâm nhiều tới tiền gửi của các khách hàng truyền thống, khách hàng lớn làm ăn có hiệu quả. Quán triệt công tác marketing khách hàng tới từng phòng nghiệp vụ, từng cán bộ, mở rộng có lựa chọn việc cho vay khách hàng với lãi suất ưu đãi và thường xuyên thanh toán qua NHNT.

Hai là, tích cực thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác huy động tiền gửi tiết kiệm bằng cả VND và ngoại tệ, tập trung thu hút tiền gửi có kỳ hạn và kỳ hạn dài trên 6 tháng nhằm ổn định nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Rà soát lại hoạt động của các phòng giao dịch, mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch tại các khu vực dân cư đông đúc và giao dịch thuận tiện. Xem xét và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ của từng phòng nghiệp vụ nhằm phục vụ có hiệu quả hơn tất cả các đối tượng khách hàng. Chú trọng các giải pháp huy động vốn trung và dài hạn nhằm cải thiện tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh.

Ba là, tiếp tục mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả. Giữ khách hàng truyền thống thuộc thành phần kinh tế quốc doanh và phát triển khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng tỷ trọng nợ vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các khách hàng khác bằng việc cho vay có tài sản đảm bảo. Tập trung và quan tâm thích đáng đến việc giải quyết nợ quá hạn, nợ tồn đọng theo đề án giải quyết nợ của của NHNT.

Bốn là, sử dụng linh hoạt đòn bẩy kinh tế như: tỷ giá, lãi suất, phí dịch vụ, phí hoa hồng để thu hút khách hàng, kết hợp với việc cải thiện chất lượng dịch vụ và quảng bá rộng rãi sản phẩm của NHNT.

Năm là, tăng cường công tác quản trị điều hành của NHNT, giữ vững và nâng cao kỷ cương trong điều hành hoạt động, phát huy tích cực tính năng động sáng tạo trong công việc, tính độc lập tự chủ tại các phòng nghiệp vụ NHNT.

Sáu là, ổn định tổ chức và cơ cấu nhân viên, lao động của các phòng ban NHNT; xây dựng cơ cấu hợp lý với tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT trong thời gian tới.

Bảy là, mua sắm các trang thiết bị cần thiết và đầu tư đổi mới công nghệ cho các phòng nghiệp vụ để thuận lợi hơn trong tác nghiệp của mỗi phòng.

Tám là, đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo tính hệ thống, thống nhất trong kiểm tra; nâng cao số lượng, chất lượng cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản.

Chín là, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản liên quan đến quy trình nghiệp vụ, đặc biệt quan tâm đến công tác quản trị rủi ro kết hợp hài hòa với quan hệ khách hàng, chấn chỉnh và thực hiện tốt công tác ngân quỹ. Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và khai thác được thế mạnh về công nghệ của NHNT.

3. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán xuất khẩu ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: hàng Ngoại thương Việt Nam:

Thanh toán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, gắn bó mật thiết với hoạt động kinh doanh khác của NHNT. Do vậy, NHNT VN đã xác định mục tiêu phải giữ vững và tăng cường uy tín trong hoạt động đối ngoại, nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán xuất khẩu. Mở rộng quan hệ đại lý để tranh thủ vốn, kỹ thuật và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý tiên tiến. NHNT cố gắng giữ vững vai trò là ngân hàng hàng đầu về thanh toán quốc tế trong cả nước, cân bằng giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu trong hệ thống. Từ đó xác lập các điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế về thanh toán quốc tế, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Cụ thể hóa những mục tiêu trên, NHNT VN đã đề ra kế hoạch triển khai bao gồm các nội dung sau:

Một là, cơ cấu lại các mảng hoạt động thanh toán quốc tế, nhất là thanh toán xuất khẩu theo mô hình tiên tiến, hiện đại gồm: các khối tài trợ thương mại quốc tế, khối trung tâm chuyển tiền, khối định chế tài chính, phù hợp với chiến lược và Đề án tái cơ cấu của NHNT VN.

Hai là, nâng cao trình độ vè thanh toán quốc tế, nhất là thanh toán xuất khẩu cho nhân viên ngân hàng, bắt kịp với chuẩn mực quốc tế. Định hướng cho việc tập

trung phát triển một số nghiệp vụ (thanh toán xuất khẩu, tài trợ thương mại, bao thanh toán...) của ngân hàng quốc tế mà NHNT VN có thế mạnh.

Ba là, từng bước mở rộng hoạt động ngân hàng tại một số vùng biên giới có tiềm năng về hàng mậu dịch cũng như tại một số trung tâm tài chính quốc tế lớn. NHNT đặt ra mục tiêu thành lập chi nhánh tại châu Âu, các chi nhánh này sẽ góp phần mở rộng kinh doanh quốc tế, hỗ trợ kinh doanh xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài, cũng như cung cấp các thông tin quan trọng ở các thị trường này cho các doanh nghiệp trong nước. Hiện tại NHNT đã có chi nhánh tại Hồng Kông và trung tâm chuyển tiền tại Mỹ.

Bốn là, NHNT không ngừng mở rộng và củng cố quan hệ đối ngoại với các ngân hàng, tổ chức tín dụng quốc tế. NHNT VN đã mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng khắp lục địa và vùng lãnh thổ, đặc biệt quan tâm đến khu vực châu Phi và Nam Mỹ, nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động đầu tư tài chính quốc tế, nhu cầu xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của nước ta sang các nước thuộc khu vực này.

Để thực hiên tốt những mục tiêu trên, NHNT VN cần hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng; đưa ra giải pháp cụ thể, khả thi, đồng thời có kiến nghị lên Chính phủ, Ngân hàng nhà nước cũng như với khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.docx (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w