SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.docx (Trang 31 - 36)

NAM

2.1. Khái quát về Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Nam.

2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch.

Căn cứ vào quyết định số 76/QĐ - TCCB ngày 28/03/1991 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, về việc thành lập Sở giao dịch (SGD) Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN). Căn cứ vào Điều lệ tổ chức, hoạt động của NHĐT&PTVN ban hành và quyết định 349/QĐ/NH5 ngày 16/10/1997 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam. Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường, trực tiếp kinh doanh và chịu sự quản lý trực tiếp của NHĐT&PTVN, có trụ sở chính tại 53 Quang Trung, Hà Nội (Trụ sở chính của SGD đã chuyển về Trung tâm Thương mại VINCOM – 191 Bà Triệu từ năm 2005).

Quá trình 15 năm hình thành và phát triển của SGD có thể chia làm làm 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1991 – 1994: Đây là giai đoạn NHĐT&PTVN và SGD thực hiện chức năng của một ngân hàng đầu tư phát triển, chủ yếu cấp phát và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước. Trong giai đoạn này, SGD là một đơn vị trực thuộc NHĐT&PTVN, có nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp với các khách hàng thuộc kinh tế Trung ương, có trụ sở tại Hà Nội, hoạt động kinh doanh trong toàn quốc. Khách hàng của SGD trong giai đoạn này chủ yếu là các Tổng công ty, Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Trong giai đoạn này,

SGD hoạt động đối nội như một phòng ban của NHĐT&PTVN, đối ngoại như một chi nhánh.

* Giai đoạn từ 1995 đến nay: Năm 1995 đánh dấu sự thay đổi cơ bản của NHĐT&PTVN cả về chức năng và mô hình tổ chức với việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách sang Tổng cục đầu tư (tách ra từ NHĐT&PTVN). SGD bắt đầu hoạt động hoàn toàn như một ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng về lĩnh vực tài chính ngân hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ và tiếp tục thực hiện chức năng của ngân hàng phát triển: Đầu tư vào cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Trong giai đoạn này hoạt động của SGD trải qua các thời kỳ sau:

- Từ năm 1995 – 1998: Đây là thời kỳ mới bước vào thị trường, bắt đầu thực hiện và đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ của một NHTM, nhất là huy động vốn của dân cư bằng các hình thức tiết kiệm, thử nghiệm các hình thức huy động vốn mới, mở rộng cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn thương mại song song với cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước, mở rộng cho vay kinh tế tư nhân.

- Từ năm 1998 đến nay: Cho đến nay, theo quy định về hoạt động cũng như việc được hạch toán độc lập của mình, SGD hoạt động như là một chi nhánh của NHĐT&PTVN với đầy đủ các chức năng của một đơn vị thanh viên lớn trong hệ thống, thực hiên đầy đủ các nhiệm vụ đặc biệt của mình, thử nghiệm các sản phẩm, công nghệ mới. Hoạt động của SGD được đa dạng hoá với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng, luôn được đổi mới, nâng cao chất lượng, đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao trong thời kỳ này.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD:

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của SGD như sau:

Nhiệm vụ cơ bản của các phòng trong SGD hiện nay như sau:

- Phòng tín dụng I, II, III: Phòng tín dụng có nhiệm vụ quan hệ trực tiếp với các khách hàng có nhu cầu tín dụng, nắm giữ các dự liệu và các khoản tín dụng, đảm bảo cơ sở về khách hàng cũng như các khoản tín dụng.

- Phòng thanh toán quốc tế: Phòng thanh toán quốc tế có nhiệm vụ thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng; Mở các L /C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng, thực hiện đối ngoại với khách hàng nước ngoài và là đầu mối cung cấp các thông tín đối ngoại.

- Phòng Tiền tệ - kho quỹ: Phòng Tiền tệ – Kho quỹ có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: Quản lý nghiệp vụ của chi nhánh; thu – chi tiền mặt; Quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; Quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp; thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng.

- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp có chức năng xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp và các tổ chức khác.

- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Phòng dịch vu khách hàng các nhân có trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các nhân : mua bán ngoại tệ ngay với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi cá nhân...

- Phòng kế hoạch nguồn vốn: Phòng kế hoạch nguồn vốn chịu trách nhiệm tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn… ;Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Sở giao dịch; Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của SGD, nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn.

- Phòng Thẩm định - quản lý tín dụng: Có nhiệm vụ thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung, dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng Tín dụng; tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng Tín dụng.

- Phòng Tài chính - Kế toán: Phòng tài chính – Kế toán có nhiệm vụ: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hoạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc; Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng tại SGD; Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của SGD; Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh

khoản của Sở giao dịch; Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của các phòng, các đơn vị trực thuộc và toàn SGD; Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ; Thực hiện kế hoạch chi tiêu nội bộ;Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế toán.

- Phòng điện toán: Quản lý mạng, quản lý hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại Sở giao dịch, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động của Sở giao dịch; Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của Sở giao dịch.

- Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở Sở giao dịch và tất cả các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch theo quy chế hoạt động Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ; Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Sở giao dịch; Kiểm tra và đôn đốc việc tuân thủ Pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm Pháp luật trong Sở giao dịch.

- Phòng Giao dịch I, II : Hiên nay phòng giao dịch I tại 191 Bà Triệu và Phòng Giao dịch II tại Bạch Mại, Hà nội. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giao dịch: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân và các TCKT khác; Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới; Thực hiện giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ, thực hiện cho vay phát hành bảo lãnh trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc; thực hiện thu theo quy định; xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ; các giao dịch thu đổi và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với các khách hàng theo thẩm quyền được Giám đốc giao; các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng,… cho khách hàng; Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng; duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng; tiếp thị sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.

- Phòng tổ chức – hành chính: Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên, các chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên; tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Sở giao dịch, bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo theo quy định; Tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách, việc tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp với tiêu

và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của hoạt động Sở giao dịch; thay mặt Giám đốc trong phạm vi được uỷ quyền.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD NHĐT&PTVN.

Trong những năm vừa qua, được sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, của Ban lãnh đạo NHĐT&PTVN, sự hợp tác chặt chẽ của các bạn hàng và sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ công nhân viên, SGD đã đạt được những kết quả khả quan. SGD NHĐT&PTVN cũng giống như các NHTM quốc doanh khác, hoạt động đa năng trong mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, SGD đang thực hiện hầu hết các nghiệp vụ tài chính tiền tệ như: Nhận tiền gửi và thanh toán; tín dụng bảo lãnh; kinh doanh ngoại tệ; thanh toán quốc tế; bảo hiểm; chứng khoán; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp; các dịch vụ khác (Rút tiền tự động ATM, Thẻ tín dụng, Home – Banking…). SGD là đơn vị luôn dẫn đầu hệ thống NHĐT&PTVN trong nhiều năm qua.

2.1.2.1.Tình hình huy động vốn:

Tính đến 31/12/2005, tổng tài sản đạt 11.180.720 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 229.740 triệu đồng (tăng 2,1%). Tình hình huy động vốn có nhiều khởi sắc hơn năm 2004, với tổng huy động đạt 7.569.500 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 461.050 triệu đồng (tăng 6,49%). Thị phần huy động vốn trên địa bàn vẫn được giữ vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn. Kết quả huy động vốn như sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.docx (Trang 31 - 36)

w