1.1.3Các đặc tính của dịch vụ khác biệt so với hàng hóa 1.1.4 Những hoạt động Marketing của doanh nghiệp Theo Philip Kotler, tiến hành quản trị marketing bao gồm các công việc sau: Phân
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết đề tài
Hiện nay dịch vụ thông tin di động được xem là một trong những thị trường hoạt động sôi động nhất tại Việt Nam Nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động ngày càng tăng Đồng thời giới trẻ hiện nay du nhập nhiều xu hướng, trào lưu, phong cách mới mẻ, phong phú, tâm lý chung là chuộng những cái mới lạ, tân tiến và hiện đại Tuy nhiên thị trường thông tin di động trong nước đang diễn ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp nhằm mục đích thu hút
khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện tại Để làm được điều này
doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất kinh doanh hướng theo thị trường, theo khách hàng và phải áp dụng các hoạt động marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, vậy việc xây dựng chính sách marketing sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp đi đến
thành công
2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua tìm hiểu những đặc điểm kinh doanh, phân tích những tồn tại và hạn chế của chính sách marketing tại VNP 3 đang thực hiện Qua đó xây dựng chính sách marketing định hướng vào khách hàng, hỗ trợ cho công tác kinh doanh dịch vụ và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường
3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nhiên cứu các vấn
đề liên quan đến hoạt động marketing dịch vụ điện thoại di động tại VNP 3 so với đối thủ cạnh tranh từ đó đề xuất giải pháp cho hoạt động marketing của VNP 3
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dịch vụ điện thoại di động, tổng hợp các hoạt động chung tình hình sản xuất kinh doanh
Trang 2Vinaphone trên toàn quốc, hoạt động sản xuất kinh doanh tại VNP 3
và mốc thời gian để khảo sát, đánh giá từ năm 2001 đến 2008
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh
- Luận văn dựa trên lý thuyết Marketing trong lĩnh vực dịch
vụ, kết hợp phân tích và tổng hợp các nghiên cứu thực tế, để làm cơ sở
cho các đánh giá và đề xuất giải pháp
5 Tên đề tài
Đề tài: “ Xây dựng chính sách Marketing dịch vụ điện thoại di động tại Trung tâm Dịch vụ Viễn thông khu vực 3 “ Khu vực Miền Trung
6 Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và
các tài liệu tham khảo, những nội dung cơ bản của luận văn được chia làm 3 chương
Chương 1 : Cơ sở lý luận về Marketing dịch vụ
Chương 2 : Thực trạng hoạt động marketing dịch vụ viễn thông tại Trung tâm Dịch vụ Viễn thông Khu vực III
Chương 3 : Giải pháp xây dựng chính sách marketing dịch
vụ điện thoại di động
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DỊCH VỤ
1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ: Một dịch vụ là một hoạt động hay một
lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đến sự chuyển giao sở hữu nào cả
1.1.2 Đặc điểm cơ bản của dịch vụ
● Dịch vụ có đặc tính không tách rời giữa quá trình cung cấp và tiêu dùng dịch vụ
● Tính không đồng đều về chất lượng ● Dịch vụ có tính vô hình
● Dịch vụ không thể lưu trữ được ● Tính không chuyển quyền sở hữu
Trang 31.1.3Các đặc tính của dịch vụ khác biệt so với hàng hóa
1.1.4 Những hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Theo Philip Kotler, tiến hành quản trị marketing bao gồm các công việc sau: Phân tích các cơ hội thị trường, Lựa chọn thị trường mục tiêu, Hoạch định chiến lược marketing, Triển khai marketing-mix, Thực hiện chiến lược marketing và Kiểm tra hoạt động marketing
1.1.4.1 Phân tích các môi trường: Môi trường vĩ mô và vi mô
1.1.4.2 Lựa chọn các thị trường mục tiêu
1.1.4.3 Hoạch định chiến lược marketing
Khi xây dựng chiến lược phải căn cứ vào khách hàng-doanh nghiệp-đối thủ cạnh tranh Các bước như sau: Xác định sứ mệnh của doanh nghiệp, Phân tích môi trường môi trường và nguồn lực, Thiết lập mục tiêu chiến lược doanh nghiệp, Chọn lựa chiến lược để đạt các mục tiêu: Chiến lược của người dẫn đầu thị trường, chiến lược của người thách thức thị trường, chiến lược của người đi theo thị trường, chiến lược người lấp chỗ trống thị trường
1.1.4.4 Triển khai Markting-mix trong dịch vụ thông tin di động
Trong marketing dịch vụ, người ta sử dụng công cụ marketing hỗn hợp 7 P: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến, con người,
qúa trình(chăm sóc khách hàng), cơ sở vật chất
Chính sách sản phẩm / dịch vụ (Product )
Cấu trúc của một sản phẩm dịch vụ gồm có hai phần đó là dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung Dịch vụ cơ bản chứa đựng những thuộc tính căn bản nhất, những lợi ích cốt lõi nhất để khách hàng tìm kiếm mua dịch vụ Còn dịch vụ bổ sung là phần gia tăng của giá trị dịch vụ, là yếu tố để thu hút khách hàng, đồng thời phần gia tăng giá trị tăng thêm sẽ làm cho sản phẩm dịch vụ mang tính khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu
tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt có ưu thế trong cạnh tranh
Chính sách giá (Price):
Trang 4Doanh nghiệp định giá năng động hơn các đối thủ cạnh tranh,
thỏa mãn và phù hợp với khách hàng mục tiêu thì sản phẩm sẽ được
tiêu thụ nhiều hơn
- Định giá dịch vụ: Sản phẩm của dịch vụ thông tin di động
khách hàng không thể nhìn thấy, chính vì lẽ đó định giá sao cho vừa
thu hút khách hàng và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định giá: Chi phí để sản
xuất ra một đơn vị dịch vụ, Mức giá mà khách hàng sẵn sàng mua dịch
vụ, Giá của đối thủ cạnh tranh, Các ràng buộc cơ quan quản lý
Chính sách phân phối(place)
- Thiết kế kênh phân phối: Trong ngành dịch vụ viễn thông
thường có hai kênh phân phối cho dịch vụ
Hình 1.4 Các kênh phân phối thường áp dụng
- Các phương thức phân phối: Tùy theo mục đích phân phối mà
doanh nghiệp sẽ chọn các phương thức phân phối: Phân phối rộng rãi,
Phân phối độc quyền, Phân phối có chọn lọc:
- Chăm sóc và hợp tác các thành viên: Doanh nghiệp cần hỗ trợ
cho các thành viên trong kênh phân phối bán nhiều sản phẩm giúp cho
doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh: Quảng cáo hợp tác, Thiết
kế cửa hiệu, Hỗ trợ và đào tạo nhân viên bán hàng
Chính sách nguồn nhân lực (people): Một cơ cấu tổ chức gọn
nhẹ, phù hợp, hiệu quả, đội ngũ kinh nghiệm, nhiệt tình, gắn bó với
doanh nghiệp cũng là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp phát triển Việc
tuyển chọn đào tạo quản lý con người ảnh hưởng rất lớn tới sự thành
công của marketing dịch vụ
Khách hàng
Bán Lẻ Nhà cung cấp
Nhà cung cấp
Khách hàng
Trang 5 Chính sách truyền thông cổ động: Truyền thông cổ động là
nổ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục nhắc nhở và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp Công việc truyền thông cổ động chính của nhà quản trị marketing là cung cấp cho khách hàng biết rằng sản phẩm (Product) đã sẵn sàng tại nơi (Place) và mức giá ( Price) được thông báo
- Doanh nghiệp phải chú trọng đến đối tượng truyền thông, mục đích truyền thông để đạt hiệu quả mong muốn
- Hỗn hợp truyền thông cổ động: Quảng cáo, Khuyến mại, Quan hệ công chúng và tuyên truyền, Bán hàng trực tiếp, Marketing trực tiếp
Cơ sở vật chất (Physical Evidence)
Công cụ cần thiết cho cung cấp dịch vụ trong di động: gồm thiết bị mạng lưới, các tổng đài, các nhà trạm BTS
Môi trường vật chất của dịch vụ: là không gian cho nhân viên cung ứng dịch vụ và khách hàng: như các quầy giao dịch, trang thiết
vụ cũng đồng thời là công tác chăm sóc khách hàng
- Các yếu tố tác động đến khách hàng tại các điểm giao dịch: Trang phục, cử chỉ, lời nói của người bán hàng…
1.1.4.5 Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động Marketing
Nội dung của việc thực hiện chiến lược đó bao gồm: Xây dựng các chương trình hành động cụ thể, Tổ chức bộ phận marketing thích hợp với quy mô hoạt động marketing của doanh nghiệp, Phát triển hệ
Trang 6thống khen thưởng và quyết định, Xây dựng bầu không khí tổ chức tích cực có khả năng động viên toàn bộ nổ lực của nhân viên nhằm đạt mục tiêu, Phát triển nguồn nhân lực đủ khả năng thực hiện các chương trình marketing
1.1.5 Vai trò của việc ứng dụng Marketing trong dịch vụ thông tin di động
Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng không có nghĩa là người tiêu dùng sẽ mua hàng ngay Họ phải biết được sự tồn tại của sản phẩm, họ phải được giới thiệu khái quát về sản phẩm, những lý do
mà sản phẩm ưu việt hơn so với các sản phẩm cùng loại khác và họ được thuyết phục nên mua những sản phẩm đó càng sớm càng tốt…Những công việc đó đòi hỏi phải thực hiện một chiến lược xúc tiến hỗn hợp đúng đắn, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, với các mục tiêu chung của doanh nghiệp và mục tiêu marketing nói riêng
động của công ty Dịch vụ Viễn thông Địa chỉ : Số 04 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
● Chức năng của Trung tâm DVVT khu vực 3 (VNP 3):
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành bảo dưỡng và khai thác mạng lưới dịch vụ viễn thông do Công ty cung cấp tại các tỉnh, thành phố Miền Trung (từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên)
Trang 7- Kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành thông tin di động và điện thoại thẻ
- Kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành BC-VT
- Kinh doanh các ngành nghề trong phạm vi công ty và pháp luật cho phép
● Cơ cấu tổ chức của VNP 3:Gồm Ban giám đốc, 5 phòng chức năng, 1 tổ trực thuộc giám đốc, 3 đơn vị khai thác sản xuất
2.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm
Phát triển thuê bao của VNP 3 qua các năm đều tăng, cuối năm 2001 chỉ có 57.000 thuê bao nhưng đến cuối năm 2008 đạt 3.898.000 thuê bao Tổng doanh thu qua các năm đều tăng nhanh, tuy nhiên ARPU qua các năm giảm dần: năm 2001 ARPU đạt 3,8 triệu đồng, năm 2008 ARPU chỉ còn 0,55 triệu đồng
2.2 Phân tích về thị trường thông tin di động
2.2.1 Qui mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường
Ngày 3/6/2008, Bộ TT & TT đã công bố Việt Nam đang có khoảng gần 80 triệu thuê bao di động Trong đó, Viettel đang có khoảng 23 triệu thuê bao, MobiFone nắm giữ một con số tương tự, VinaPhone có hơn 21 triệu thuê bao, S-Fone cũng tuyên bố có 4 triệu thuê bao tích lũy Nếu theo con số công bố này, thì hiện Việt Nam đã đạt gần 100% dân số sử dụng điện thoại di động
Hình 2.4 Biểu đồ thị phần thông tin di động đến tháng 12 năm 2008
Trang 82.2.2 Số lượng và qui mô của nhà cung cấp
Tính đến tháng 12 năm 2008 thì có 5 doanh nghiệp cung cấp chính, trong đó có 3 doanh nghiệp hàng đầu chiếm khoảng 90% thuê bao tại Việt Nam đó là: Vinaphone, MobiFone, Viettel Hai mạng di động S-Fone và EVN telecom sử dụng công nghệ CDMA
2.3 Phân tích hoạt động marketing tại VNP 3
2.3.1 Sứ mệnh: “VinaPhone luôn nỗ lực ứng dụng hiệu quả công nghệ
viễn thông tiên tiến để mang dịch vụ thông tin di động tốt nhất đến cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của Việt Nam”
2.3.2 Tình hình phát triển thuê bao di động và thị trường mục tiêu
Tình hình phát triển thuê bao của từng tỉnh - thành phố qua các năm đều tăng Trong đó các thành phố có số thuê bao nhiều nhất năm 2008 là Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đak Lak…Tỉnh Kontum có số thuê bao thấp nhất trong khu vực Nếu xét về tỷ lệ người dân tại thành phố đó sử dụng mạng di động Vinaphone thì Đà Nẵng chiếm tỷ lệ cao nhất với 76%, thấp nhất là tỉnh Gialai Ba tỉnh Tây nguyên người dân
sử dụng thuê bao mạng vinaphone rất thấp Tại các thành phố lớn như
Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa, ĐakLak là những thị trường mục tiêu Vinaphone tập trung chủ yếu vào khách hàng từ 15 đến 60 tuổi, thuộc nhóm khách hàng A, B, C, D ( Nhóm A thu nhập toàn gia đình trên
900 USD, nhóm B từ 500-899 USD, nhóm C từ 300- 499 USD, nhóm
Trang 9- Dịch vụ thuê bao trả tiền sau: Vinaphone dành cho khách
hàng có mức gọi cao trong tháng Khách hàng muốn sử dụng dịch vụ
ký hợp đồng thuê bao, thanh toán cước sau một tháng sử dụng
- Dịch vụ thuê bao trả tiền trước: Vinacard, Vinadaily,
Vinatext, Vinaxtra,Vina 365 Khách hàng sử dụng thuê bao trả tiền
trước không phải: ký hợp đồng thuê bao, trả phí hoà mạng và cước
thuê bao hàng tháng, thanh toán hoá đơn cước hàng tháng
2.3.3.2 Nhóm dịch vụ gia tăng
- Dịch vụ Say 2 Send: có thể gửi bản tin dưới dạng lời nói
(voice) tới các thuê bao khác
- Dịch vụ 2 Friends:chuyển tiền từ tài khoản điện thoại trả
trước của mình sang tài khoản của thuê bao trả trước khác
Và còn nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác …
2.3.3.3 Phát triển sản phẩm dịch vụ mới
Năm 2008 Vinaphone thu hút khách hàng bằng các dịch vụ gia
tăng tiện ích mới như Datasafe, 2 friend, Infoplus…Năm 2008 là năm
các nhà mạng chạy đua về giá trị gia tăng, khai thác hiệu quả dịch vụ
giá trị gia tăng cũng chính là một trong yếu tố để doanh nghiệp có thể
triển khai công nghệ 3G Năm 2008 Vinaphone đưa nhiều dịch vụ gia
tăng nhất hiện có trên 40 dịch vụ giá trị gia tăng
2.3.4 Chính sách giá
2.3.4.1 Chính sách giá cước: giá của dịch vụ Vinaphone đều thống
nhất trên toàn quốc Khi muốn áp dụng cách tính giá cước mới thì phải
trình Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
2.3.4.2 Chính sách giá biến đổi tùy theo sản phẩm
Chính sách giá biến đổi tùy theo sản phẩm: Tùy theo loại thuê bao trả
trước hay trả sau sẽ có mức giá cước khác nhau, công dụng khác
nhau
2.3.4.3 Phân tích cạnh tranh về giá cước
Tuổi
Trang 10Hai mạng Vinaphone và MobiFone cùng là thành viên tập đoàn VNPT nên sản sản phẩm và giá cước đều như nhau Các mạng đều sử dụng đơn vị tính cước block 6 s + 1, chỉ có Vietnamobile sử dụng block 1 s + 1s Vùng tính cước của các mạng đều tính 1 vùng cước, phí hòa mạng S Fone thấp nhất, tiếp đến Viettel Giá cước cuộc gọi nội mạng
và ngoài mạng Viettel có cước phí thấp nhất trong các mạng, cước nhắn tin thì S Fone thấp nhất, 3 mạng còn lại có mức cước tin nhắn bằng nhau
2.3.5 Kênh phân phối
2.3.5.1 Mục tiêu phân phối: Hiện nay VNP 3 phân phối các sản phẩm
của mình thông qua các đại lý, Viễn thông, Bưu điện tỉnh thành nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thoại di động của khách hàng
2.3.5.2 Kênh phân phối: Hiện VNP 3 có 4 kênh phân phối sau
● Trung tâm dịch vụ khách hàng VNP 3
● Hệ thống phân phối viễn thông tỉnh-thành
● Hệ thống phân phối Bưu điện tỉnh-thành
● Tổng đại lý
● Phân tích cạnh tranh về phân phối: Do VNP 3 không có các chi nhánh tại các tỉnh/thành trong khu vực nên việc phân phối sản phẩm thông qua các: Viễn thông- Bưu điện và tổng đại lý Nhưng so với Viettel và Mobile thì sản phẩm của Vinaphone có rất ít trên thị trường, VNP3 không có kênh bán hàng trực tiếp, cũng như muốn đạt chỉ tiêu các thành viên trong kênh phân phối thường bán cho đối tác ngoài khu vực với số lượng lớn, không quan tâm bán sản phẩm tại địa bàn, làm cho sự hiện diện sản phẩm Vinaphone ngày càng ít đi
Trang 112.3.6.2 Khuyến mãi: cho thuê bao hòa mạng mới, thuê bao đang hoạt
động, thuê bao khóa hai chiều trở lại mạng …
● Phân tích truyền thông cổ động ( quảng cáo và khuyến mãi)
VNP3 chỉ quảng cáo khi có chương trình khuyến mãi, giới thiệu dịch vụ mới, các chương trình quảng cáo hoặc mục quảng cáo có thời lượng và phạm vi nhỏ Quảng cáo của VNP 3 chỉ chú trọng đến việc giới thiệu chứ chưa tạo được ấn tượng khắc sâu thương hiệu vào khách hàng và ngân sách chiếm 18% so với tổng chi phí của công ty Vinaphone Ngân sách dành cho quảng cáo trong năm 2008, Viettel đứng đầu chiếm 35%, MobiFone chiếm 34%, Vinaphone chiếm 22%, S-Fone chỉ 9% Khuyến mãi không nhiều và không thường xuyên
2.3.7 Cơ sở vật chất
Với khẩu hiệu truyền thống “không ngừng vươn xa”,
Vinaphone 3 ưu tiên phủ sóng tại: các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, biên giới, với nhiệm vụ vừa kinh doanh vừa phục vụ đặc biệt phục vụ nhiệm vụ chính trị cho sự chỉ đạo chính quyền các cấp, an ninh quốc phòng, phòng chống lụt bão Đến cuối năm 2008 Vinaphone
đã có 30 tổng đài, 135 BSC và hơn 11.000 trạm BTS, dung lượng mạng trên 30 triệu thuê bao Năm 2009 Vinaphone tiếp tục đầu tư mạng lưới để tiến đến mạng đầu tiên cung cấp công nghệ 3G vào tháng 10/2009
- Cơ sở vật chất trong cung ứng dịch vụ: Trung tâm dịch vụ khách hàng, bộ phận giải đáp khách hàng 18001091, thái độ phục vụ của nhân giao giao dịch, trang thiết bị…còn nhiều điều cần phải khắc phục Hệ thống Trung tâm dịch vụ khách hàng tại Đà Nẵng, vị trí chưa được bố trí khu vực trung tâm, trang trí chưa được bắt mắt để thu hút khách hàng, diện tích nhỏ, trang thiết bị chưa được trang bị đầy đủ…
2.3.8 Thực trạng nguồn nhân lực
Con người của Vinaphone 3 luôn được coi trọng, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, lực lượng lao động trẻ Tuy nhiên
Trang 12Vinaphone 3 chưa xây dựng chính sách làm việc hưởng theo năng suất, chính sách thưởng phạt còn chung chung, do đó chưa kích thích nhân viên sáng tạo và năng động trong công việc
2.3.9 Công tác chăm sóc khách hàng: Khâu chăm sóc khách hàng của
VNP 3 thông qua các kênh: tổng đài 18001091, qua các Trung tâm dịch vụ khách hàng tại Đà Nẵng và các Trung tâm viễn thông tại các tỉnh–thành trong khu vực
+ Nhận thức của nhân viên chăm sóc khách hàng: Thái độ phục vụ không nhiệt tình, chu đáo
+ Cung cấp thông tin cho khách hàng: các tờ rơi cung cấp chưa đến người tiêu dùng Cách hướng dẫn sử dụng không rõ ràng, khách gặp khó khăn khi sử dụng, kênh 18001091 luôn bị quá tải…
2.4 Đánh giá chung các hoạt động Marketing- mix
2.4.1 So sánh Marketing-mix giữa các đối thủ cạnh tranh
Năm 2008 MobiFone dẫn đầu gần hết các tiêu chí về: Phân phối, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, chất lượng phủ sóng, chất lượng quảng cáo, chi phí quảng cáo Trong đó giá cước thì tương đương với mạng Vinaphone và cao hơn Viettel nhưng không đáng kể Viettel ra đời sau nhưng họ tập trung vào chiến lược giá rẻ, vùng phủ sóng rộng Sau hơn 3 năm hoạt động mạng này đã phát triển thuê bao nhanh chóng, và thương hiệu của họ đã được nhiều người biết đến như đầu tư tại Lào và Campuchia Trong khi đó Vinaphone luôn dẫn đầu
về phát triển thuê bao, vùng phủ sóng, đến cuối năm 2006 thì mạng Viettel và MobiFone đã có số thuê bao gần tương đương với mạng Vinaphone Sự thua kém trên thị trường của mạng Vinaphone là do:
Cơ chế đầu tư đã bị gián đoạn từ năm 2003-2006, vì vậy giai đoạn này
số trạm BTS lắp đặt mới không nhiều so với Viettel Bên cạnh đó Vinaphone đã nhiều năm ngủ quên trong chiến thắng, nhân viên làm việc không nhiệt tình, thiếu năng động, chính sách truyền thông và chăm sóc khách hàng không được coi trọng