TÓM TẮT Luận văn trình bày kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo hàu Thái Bình Dương TBD bằng phương pháp bám chùm được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017 tại Khánh Hòa.. Trong những n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
o0o
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
NHÂN TẠO HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG (Crassostrea gigas
THUNBERG, 1793) BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÁM CHÙM TẠI
KHÁNH HÒA
Khánh Hòa: 2017
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Hứa Thị Ngọc Dung
Sinh viên thực hiện : Võ Thị Xuân
Mã số sinh viên : 55133154
Trang 2VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
BỘ MÔN NUÔI THỦY SẢN NƯỚC LỢ
o0o
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
NHÂN TẠO HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG (Crassostrea gigas
THUNBERG, 1793) BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÁM CHÙM TẠI
KHÁNH HÒA
Khánh Hòa, tháng 06/2017
GVHD: Th.S Hứa Thị Ngọc Dung SVTH : Võ Thị Xuân
MSSV : 55133154
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nha Trang, Ban chủ nhiệm cùng toàn thể giáo viên Viện Nuôi trồng Thủy sản đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học này Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Vũ Trọng Đại và cô Hứa Thị Ngọc Dung là giáo viên trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến Giám đốc Hà Ngọc Khoa đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại Công ty TNHH một thành viên Hàu Thái Bình Dương Nha Trang
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin cảm ơn các bạn làm việc tại cơ sở thực tập, bạn bè học tập đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên tôi trong thời gian qua
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi về vật chất, tinh thần trong suốt những năm học vừa qua
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Võ Thị Xuân
Trang 4TÓM TẮT
Luận văn trình bày kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo hàu Thái Bình Dương (TBD) bằng phương pháp bám chùm được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017 tại Khánh Hòa Các chỉ tiêu của hàu TBD bố mẹ được lựa chọn cho sinh sản có độ tuổi từ 8 – 10 tháng tuổi trở lên, khối lượng 70g/con, kích thước chiều dài ≥ 7cm, hàu khỏe mạnh, vỏ nguyên vẹn và màu xanh xám Hàu bố mẹ được cho sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tỷ lệ đực cái là 1: 10 Ấu trùng ương trong bể xi măng thể tích 5m3 với mật
độ trung bình 7con/ml Thức ăn cho ấu trùng là các loài tảo đơn bào như Nannochloropsis
oculata, Chaetoceros muelleri, Tetraselmis sp…, Mật độ tảo và tỷ lệ phối trộn phụ thuộc
vào giai đoạn phát triển của ấu trùng Các yếu tố môi trường được đảm bảo duy trì trong khoảng thích hợp: độ mặn 27 – 32‰, pH 7,5 – 8,5, nhiệt độ nước 26 – 30ºC, sục khí đầy
đủ Sau 20 ngày, khi thấy ấu trùng chuyển sang giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ và xuất hiện điểm mắt, kích thước ấu trùng trung bình 300 µm thì tiến hành treo giá thể cho hàu bám
Sử dụng vỏ hàu làm giá thể cho bám, mỗi bể treo 120 dây với 50 giá thể/dây Thời gian cho một đợt sản xuất kéo dài 25 – 28 ngày kể từ khi cho đẻ đến khi ương lên con giống cấp 1, tỷ lệ sống của hàu tới giai đoạn giống là 10%, lợi nhuận biên của quy trình sản xuất đạt 55,5%
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Một số đặc điểm sinh học của Hàu Thái Bình Dương C gigas 3
1.1.1 Vị trí phân loại 3
1.1.2 Đặc điểm cấu tạo 3
1.1.3 Đặc điểm phân bố 4
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 5
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 6
1.1.6 Đặc điểm sinh sản 7
1.1.7 Sự phát triển của phôi và ấu trùng: 8
1.2 Một số nghiên cứu sử dụng vi tảo trong sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm hai mảnh vỏ 10
1.3.Tình hình nghiên cứu sản xuất giống hàu Thái Bình Dương 11
1.3.1 Trên thế giới 11
1.3.2 Việt Nam 12
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15
2.3 Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1 Tìm hiểu hệ thống công trình thiết bị 16
2.3.2 Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo hàu Thái Bình Dương bằng phương pháp bám chùm 16
2.3.3 Phương pháp xác định các yếu tố thủy lý, thủy hóa 17
Trang 62.3.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 18
2.3.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế 18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
3.1 Hệ thống công trình và thiết bị 20
3.1.1 Vị trí trại 20
3.1.2 Cơ sở vật chất và hệ thống công trình 20
3.1.3 Chuẩn bị nước và xử lý nước 24
3.1.4 Chuẩn bị bể đẻ và bể ương ấu trùng 24
3.2 Kỹ thuật tuyển chọn hàu bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo 24
3.2.1 Kỹ thuật tuyển chọn hàu bố mẹ và nuôi vỗ 24
3.2.2 Kỹ thuật cho hàu bố mẹ sinh sản nhân tạo 26
3.3 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng hàu 27
3.3.1 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng sống trôi nổi 27
3.3.2 Kỹ thuật cho bám chùm 29
3.3.3 Thu hoạch và vận chuyển 32
3.3.4 Kỹ thuật nuôi sinh khối tảo làm thức ăn cho ấu trùng 33
3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế 35
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
4.1.Kết luận 37
4.2 Kiến nghị 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Chế độ cho ấu trùng ăn theo từng giai đoạn phát triển 6 Bảng 3 1 Lượng thức ăn và các yếu tố môi trường trong nuôi vỗ thành thục hàu TBD 25 Bảng 3 2 Thành phần thức ăn và chế độ cho ăn thông qua ngày nuôi 28
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1 Hình thái ngoài của Hàu TBD trưởng thành 3
Hình 1 2 Hình thái bên trong của hàu Thái Bình Dương [9] 4
Hình 1 3 Hình ảnh giải phẩu hàu TBD thành thục sinh dục 8
Hình 1 4 Vòng đời phát triển của hàu TBD [1] 9
Hình 1 8 Hệ thống nuôi vi tảo ở trại sản xuất hàu TBD tại Lương Sơn (Khánh Hòa) 11
Hình 1 9 Các quốc gia chính sản xuất giống hàu TBD C gigas (FAO, 2006) 11
Hình 2 1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15
Hình 2 2 Các nội dung tập trung tìm hiểu khi theo dõi quá trình sản xuất giống hàu TBD 16
Hình 3 1 Vị trí trại sản xuất (google map) 20
Hình 3 2 Hệ thống thoát nước của cơ sở sản xuất 21
Hình 3 3 Bể chứa nước và hệ thống lọc tinh ở khu nuôi tảo 22
Hình 3 4 Sơ đồ trại sản xuất giống nhân tạo hàu TBD 23
Hình 3 5 Chuẩn bị và vệ sinh bể nuôi 24
Hình 3 6 Hàu TBD bố mẹ sau khi được vệ sinh 25
Hình 3 7 Tách vỏ hàu TBD để tiến hành cho đẻ (hình trái) Xác định đực cái và kiểm tra sản phẩm sinh dục (hình phải) 26
Hình 3 8 Trứng thụ tinh sau 24 giờ 27
Hình 3 9 Ấu trùng chữ D (Veliger) 3 ngày 28
Hình 3 10 Ấu trùng đỉnh vỏ 7 ngày (trái) và 18 ngày (phải) 29
Hình 3 11 Xâu vỏ hàu để làm giá thể (hình trái) và vệ sinh giá thể (hình phải) 30
Hình 3 12 Treo giá thể trong bể ương ấu trùng giai đoạn bám 30
Hình 3 13 Ấu trùng hàu bám vào giá thể và thu hoạch hàu giống 32
Hình 3 14 Tảo Tetraselmis sp và tảo C muelleri được nuôi sinh khối trong túi PE 33
Trang 10MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với đường bờ biển dài 3.260 km từ Bắc xuống Nam, 112 cửa sông đổ ra biển và 12 đầm phá Dọc theo bờ biển phía Đông – Đông Nam và Tây Nam là vùng biển rộng lớn với hàng nghìn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở vị trí chiến lược trên biển Đông Bên cạnh đó, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế biển với tổng diện tích lên đến 1 triệu
km2, trong đó khoảng 710.000 ha diện tích tiềm năng phát triển kinh tế vùng triều Với sự
ưu đãi của thiên nhiên về điều kiện khí hậu, thủy văn cùng với yếu tố con người đã tạo nên thế mạnh để thúc đẩy ngành Nuôi trồng Thủy sản vùng ven biển Việt Nam
Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) có nguồn gốc từ Nhật
Bản, là loại thực phẩm được người dân ưu chuộng Thịt hàu thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, chứa 5 acid amin tương đương hoặc cao hơn thịt bào ngư, hàm lượng testosteron cao gấp 10 lần so với thịt sò huyết, gấp 17 lần so với thịt gà trống, hàm lượng của một số nguyên tố vi lượng sinh học trong thịt hàu như Fe, Zn, Mn cao hơn thịt bào ngư [4] Hàu là thực phẩm có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường sinh lực, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt là kẽm có tác dụng làm tăng sinh lực cho nam giới Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng được chế biến từ thịt hàu dùng để nâng cao và bồi bổ sức khỏe Bên cạnh đó, hàu là loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ sử dụng thức ăn là các loại tảo, mùn bã hữu cơ trong nước, giúp cải thiện điều kiện môi trường và bảo vệ vùng sinh thái nơi chúng phân bố Chính vì những giá trị như vậy mà hàu có thị trường tiêu thụ rộng rãi và trở thành đối tượng nuôi chủ lực trong ngành Nuôi trồng Thủy sản
Năm 2007, hàu TBD được di nhập vào Việt Nam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã nuôi thử nghiệm thương phẩm hàu TBD tại vùng biển Cát Bà – Hải Phòng
và vịnh Bái Tử Long – Quảng Ninh, kết quả: Hàu TBD hoàn toàn thích nghi với điều kiện môi trường tại đây, hàu sinh trưởng nhanh, sau 8 tháng nuôi đã đạt kích thước thương phẩm [8]
Trong những năm gần đây, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu TBD
đã được nghiên cứu và hoàn thiện Quy trình kỹ thuật nuôi đã được thực hiện với mật độ nuôi cao và hình thức nuôi đa dạng, góp phần thúc đẩy ngành nuôi hàu có những bước
Trang 11phát triển rõ rệt Sản lượng hàu nuôi tại Việt Nam cũng tăng khá nhanh từ 792 tấn năm
2002 lên 2.743 tấn năm 2007 và 25.000 tấn năm 2014 Về diện tích nuôi cũng có sự tăng rất lớn, từ 94,5 ha năm 2002 đến 501,1 ha năm 2007 Tại Quảng Ninh, diện tích nuôi hàu tăng từ 100 ha (2006) đến 220 ha (2009) và đang xây dựng 700 ha để đưa vào nuôi trong thời gian tới [2] Bên cạnh đó, vì hàu TBD không phải là loài bản địa nên việc nuôi thương phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống nhân tạo Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu
về con giống cho nuôi thương phẩm, các nghiên cứu để hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống cũng như nhập công nghệ từ nước ngoài đã được tập trung nghiên cứu Hiện nay, sản xuất giống hàu TBD có hai phương pháp là phương pháp bám đơn và bám chùm
Xuất phát từ thực tế trên đồng thời nhằm cung cấp con giống, phục vụ nuôi thương phẩm, hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã hình thành nên các công ty sản xuất giống hàu TBD Điều này có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả ngành nuôi hàu trong và ngoài tỉnh với nguồn giống chủ động, đảm bảo về số lượng và chất lượng cho người nuôi
Được sự đồng ý của Viện Nuôi trồng Thủy sản và Công ty TNHH một thành viên Hàu Thái Bình Dương Nha Trang, dưới sự hướng dẫn của thầy Vũ Trọng Đại và cô Hứa Thị Ngọc Dung, tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo
hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) bằng phương pháp bám chùm
tại Khánh Hòa” với các nội dung chính sau:
1 Tìm hiểu hệ thống công trình thiết bị
2 Kỹ thuật tuyển chọn hàu bố mẹ và kích thích sinh sản
3 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng
4 Đánh giá hiệu quả kinh tế
Do thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp ngắn, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn đọc để báo cáo hoàn chỉnh hơn
Trang 12Loài: C gigas Thunberg, 1793
Hình 1 1 Hình thái ngoài của Hàu TBD trưởng thành
1.1.2 Đặc điểm cấu tạo
Theo Hà Đức Thắng (2005), hàu TBD khác với hàu cửa sông (Crassostrea
rivalaris), điểm khác nhau lớn nhất giữa chúng là hàu TBD có tỷ lệ chiều cao và chiều dài
lớn hơn từ 1/2 đến 1/3 so với hàu cửa sông Hàu TBD là một trong những loài có kích thước lớn trong các loài hàu đã được tìm thấy trên thế giới Kích cỡ lớn nhất có chiều dài
76 cm (20 tuổi)
Vỏ hàu TBD tương đối lớn nhưng không đồng đều về hình dạng (vỏ dài hoặc hình
ô van), sọc đối xứng của hai vỏ bắt đầu từ những mấu lồi của đỉnh vỏ Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng vỏ tương đối lớn, thường chiều dài gấp 2 – 3 lần chiều rộng Hàu TBD thành thục có kích thước từ 8 – 15 cm Hai vỏ của hàu úp lại với nhau và khép mở nhờ cơ khép
vỏ Hai vỏ này rất cứng, thô, khác nhau về hình dạng và kích thước Vỏ phải nhỏ và nông nằm ở trên, vỏ trái sâu và lớn dùng để bám chặt và vật cứng nằm ở dưới [6]
Trang 13Màu vỏ ngoài của hàu TBD thay đổi phụ thuộc vào môi trường sống, nhưng thường có màu xám xanh hoặc nâu, mép vỏ thường có khía cạnh nhô cao, phía trong vỏ
đa số có màu trắng sữa, vết cơ khép vỏ dài, lớn và thường có màu hồng Cấu tạo vỏ hàu
có 3 lớp: lớp sừng ngoài mỏng, dễ bóc và cấu trúc hoàn toàn bằng protein Lớp giữa dày nhất là tần đá vôi với cấu trúc gồm carbonate calcium kết tinh gắn chắc trên thể protein Lớp trong cùng mỏng, bóng, sáng và rất cứng là tầng xà cừ [16]
Hình dạng bên trong của hàu gồm: mép màng áo, mang, xúc tu môi, miệng, dạ dày, thực tràng, hậu môn, tim, cơ khép vỏ Những nếp gấp trong của màng áo có dạng hình nón và gấp 4 lần chiều rộng, nếp gấp giữa có 2 lớp trong và ngoài Lớp trong hình nón và chiều dài bằng 3 – 5 lần chiều rộng, lớp ngoài có dạng hình chùy Xúc tu có màu ngà hoặc hơi vàng với những chấm nâu hoặc đen Mang có màu ngà và số lượng sợi ít (13 – 15 sợi) Tim có màu ngà và hơi vàng, ruột có màu đen [18]
Hình 1 2 Hình thái bên trong của hàu Thái Bình Dương [9]
1 Tim, 2 Cơ khép vỏ, 3 Hậu môn, 4 Vỏ phải, 5 Xoang nước ra, 6 Mang, 7 Màng áo phải, 8 Màng áo trái, 9 Ruột, 10 Dạ dày, 11 Tuyến sinh dục, 12 Bản lề, 13 Miệng
1.1.3 Đặc điểm phân bố
Về mặt địa lý và sinh thái, hàu TBD phân bố ở các vùng nước có nồng độ muối dưới 40‰ và trên 5‰ (FAO, 2004) Theo nghiên cứu của Park và ctv (1988), hàu phân
bố từ 30 – 45 vĩ độ Bắc của Hàn Quốc Từ năm 1920, hàu TBD được nhập vào Mỹ, năm
1966 nhập vào Pháp và đến năm 2003, chúng đã có mặt ở 64 nước trên thế giới Hiện nay,
Trang 14hàu TBD đã được tìm thấy phổ biến ở các vùng biển của Pháp, Anh, Mexico, Brazil, Nam
Úc, Trung Quốc,…[19]
Khi trưởng thành, hàu TBD có tập tính sống bám cố định và bất kì vật thể cứng nào như đáy đá cứng, đá, san hô chết, hay vỏ nhuyễn thể… ở khu vực thuỷ triều nước giữa thuỷ triều cao và thấp khoảng 3m hoặc ở giữa vùng nước nông [8] Theo FAO (2003) công bố, hàu TBD phân bố từ vùng triều thấp đến độ sâu 40m Chúng thường phân
bố ở các vùng cửa sông, nhiệt độ nước dao động từ 18 – 35°C (thích hợp ở 20 – 28°C) Hàu TBD là loài rộng muối, chúng sống ở độ mặn 10‰ – 35‰, nhưng thích hợp nhất từ 20‰ – 25‰ [12]
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo nghiên cứu của Hà Đức Thắng (2005) cho thấy, hàu TBD là loại ăn lọc thụ động, hàu bắt mồi trong quá trình hô hấp dựa vào cấu tạo đặc biệt của mang Khi hô hấp, dòng nước đi qua mang và đưa thức ăn qua bề mặt mang, các hạt thức ăn được lưu giữ lại
ở mang nhờ các tiêm mao và dịch nhờn được tiết ra từ các tiêm mao Các hạt thức ăn có kích thước nhỏ sẽ được dịch nhờn của các tiêm mao đưa dần về phía miệng, còn hạt thức
ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang, sau đó tập trung ở mép màng áo và được màng áo đẩy ra ngoài Như vậy, mặc dù hàu bắt mồi thụ động, nhưng với cách bắt mồi như vậy chúng có thể chọn lọc thức ăn theo kích thước phù hợp Thức ăn của hàu tương đối đa dạng như: vi khuẩn, sinh vật nhỏ, mùn bã hữu cơ, tảo, trùng roi có kích thước dưới 10 µm Hàu cũng có thể sử dụng được một số vật chất hòa tan trong nước và vật chất hữu cơ [3, 7, 10]
Thức ăn của hàu TBD ở giai đoạn ấu trùng chủ yếu thực vật phù du, kích thước từ
2 – 20 µm [14] Ngoài ra hàu có thể sử dụng mùn bã hữu cơ, vật chất hòa tan trong nước
và vật chất hữu cơ làm thức ăn Trong sản xuất giống nhân tạo thường sử dụng các loại vi
tảo làm thức ăn như: N oculata, Isochrysis galbana, Pavlova lutheri, C calcitrans,
Skeletonema costatum, Thalassiosira pseudonana, Th mala, Isochrysis sp., Tetraselmis
sp [20], vì hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa và kích cỡ phù hợp
Nghiên cứu của Hickey (1997) [15] đã mô tả chi tiết thời gian biến thái, kích thước, mật độ nuôi, chế độ chăm sóc ấu trùng hàu tại Brazin trong điều kiện nhiệt độ 25°C như sau:
Trang 15Bảng 1 1 Chế độ cho ấu trùng ăn theo từng giai đoạn phát triển
Kích thước (µm)
Mật độ
nuôi (cá thể/ml)
Thức ăn (tb/ml)
Ghi chú: I: I galbana; C: C calcitrans
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Ở Giai đoạn ấu trùng, Park và ctv (1998) nghiên cứu tại Hàn Quốc đã cho thấy: nhiệt độ, thức ăn và độ mặn là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ấu trùng Khi nhiệt độ thấp, hàu sinh trưởng và biến thái chậm, thời gian phù du kéo dài Ở nhiệt độ 19 – 20°C giai đoạn phù du của hàu kéo dài 21 ngày, nhiệt độ 27°C là 10 ngày, độ mặn trong giai đoạn này có thể dao động 14 – 37‰ nhưng khoảng thích hợp nhất là 15 – 25‰ Nếu ấu trùng được cung cấp đầy đủ thức ăn và các yếu tố môi trường được duy trì ở khoảng thích hợp thì kích thước của ấu trùng có thể đạt 1,5 mm sau 25 ngày ương (Lưu Đình Thịnh, 2008) [7]
Ở Giai đoạn con giống: nhiệt độ nước, chất lượng thức ăn, tỷ lệ cho ăn và mật độ ương là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của phần thịt hàu ở giai đoạn ương ấu trùng và hàu giống trong trại giống [6]
Tốc độ tăng trưởng của hàu nuôi ở vùng nhiệt đới nhanh hơn so với nuôi ở vùng ôn đới, thời gian nuôi khoảng từ 7 – 8 tháng sẽ đạt chiều dài vỏ 7 – 8 cm thì có thể thu hoạch
Trang 16được, nếu hàu tăng trưởng chậm thì sau 1 năm sẽ thu hoạch Thông thường từ 1 – 3 năm tuổi hàu sinh trưởng nhanh, từ 4 tuổi trở đi, hàu giảm dần tốc độ sinh trưởng [5]
Theo FAO đã công bố, nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng của hàu TBD là 12 – 25°C, độ mặn 25 – 32‰ Ngoài ion canxi góp phần sinh trưởng phần vỏ thì tốc độ dòng chảy cũng tác động đến sinh trưởng của vỏ, hàu sống ở nơi có dòng chảy chậm thì tốc độ sinh trưởng nhanh hơn sống ở nơi có dòng chảy nhanh vì tốc độ dòng chảy liên quan đến vấn đề thức ăn cho hàu [12]
Mật độ nuôi cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của hàu: số lượng dây treo, số cá thể trên dây treo, mật độ cá thể trên khay, trong túi phải tùy thuộc vào điều kiện của từng khu vực nuôi Vì vậy, tốc độ sinh trưởng và độ dày vỏ của hàu sẽ khác nhau ở từng vùng nuôi khác nhau [9]
Độ mặn của nước có vai trò quan trọng trong sự vận chuyển nước qua cơ thể, từ đó tác động trực tiếp đến quá trình ăn lọc của hàu Vì vậy hàu TBD rất nhạy cảm với sự thay đổi của độ mặn, chúng phản ứng lại với những thay đổi độ mặn bởi một bộ điều chỉnh mức độ đóng mở của vỏ Geltsoft (1964) [9]
1.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cũng như các loại hàu khác, hàu TBD là loài lưỡng tính, có hiện tượng thay đổi giới tính trong vòng đời Các yếu tố môi trường đặc biệt là thức ăn có ảnh hưởng đến hình thành giới tính của hàu Trong điều kiện vùng nuôi có nguồn thức ăn phong phú, số lượng
cá thể cái trong quần thể chiếm ưu thế, và ngược lại khi nguồn thức ăn hạn chế hay chúng thành lập những quần thể với mật độ lớn, thì hàu cái có xu hướng chuyển giới tính thành con đực [2]
Việc đẻ trứng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và thường diễn ra vào những tháng mùa xuân và mùa hè Nhiệt độ đẻ trứng của hàu TBD dao động trong khoảng 22 – 25°C Hàu TBD tham gia sinh sản lần đầu sau khoảng một năm (kích thước hàu khoảng
70 – 100mm) và một hàu cái có thể sinh sản ra khoảng 30 – 40 triệu trứng trong một lần
đẻ Việc đẻ trứng thường được tác động bởi các yếu tố môi trường như sự dồi dào của thức ăn và sự nâng lên của nhiệt độ Quá trình thụ tinh diễn ra trong môi trường nước Trong điều kiện nhân tạo, thụ tinh chỉ diễn ra trong vòng một giờ hay ngắn hơn sau khi
Trang 17hàu đẻ ở nhiệt độ khoảng 25°C khi trộn trứng và tinh trùng lại với nhau, nếu ngoài thời gian này, trứng và tinh trùng thường bất động và không có khả năng thụ tinh [2]
Theo Lưu Đình Lý và ctv (2010) đã nghiên cứu, tuyến sinh dục của hàu gồm 3 bộ phận: bao noãn, ống sinh dục và ống vận chuyển sinh dục Khi ống sinh dục mở, ở khe niệu sinh dục tại mặt bụng cơ khép vỏ nó có tác dụng vận chuyển trứng và tinh trùng đã thành thục ra ngoài Cơ quan sinh dục của hàu có thể thấy rõ vào mùa sinh sản, lúc này tuyến sinh dục đã phát triển có màu trắng sữa phủ đầy nội tạng [11]
Hình 1 3 Hình dạng cấu tạo trong của hàu TBD
Hàu TBD có thể đẻ vài lần trong mùa vụ sinh sản, trứng nở thành ấu trùng và tự kiếm thức ăn trong nước Hình dạng bên ngoài của hày rất khó phân biệt đực cái, chỉ phân biệt được đực cái khi tách vỏ ra và quan sát tuyến sinh dục vào mùa vụ sinh sản Đối với con đực tuyến sinh dục màu trắng đục, bóp nhẹ tinh dịch chảy ra dính thành từng cục Kích thước tinh trùng rất nhỏ, đầu tròn, đuôi kéo dài rất khó quan sát Con cái tuyến sinh dục có màu trắng xanh, bóp nhẹ trứng chảy ra rời rạc Nếu quan sát dưới kính hiển vi thì thấy con cái trứng có dạng hình tròn, hình oval nếu ở giai đoạn III thì trứng rời nhau [14, 17]
1.1.7 Sự phát triển của phôi và ấu trùng
Hickey (1997) đã miêu tả quá trình phát triển của phôi và ấu trùng hàu TBD: sau khi trứng và tinh trùng được phóng ra ngoài cơ thể hàu bố mẹ, quá trình thụ tinh được diễn ra trong môi trường nước Quan sát thấy tinh trùng bám quanh tế bào trứng, trứng sau khi thụ tinh được phân biệt bởi màng thụ tinh bên ngoài, trứng có đường kính 55µm Trong
Trang 18điều kiện nhiệt độ 20 – 25°C, sau khi thụ tinh 24 giờ, trứng phân cắt và phát triển thành
ấu trùng Veliger [15]
Hình 1 4 Vòng đời phát triển của hàu TBD [1]
Các giai đoạn phát triển của ấu trùng hàu như sau: [3]
*Ấu trùng Veliger: xuất hiện ấu trùng Veliger sau 16 – 24 giờ từ khi thụ tinh, ấu trùng có dạng chữ D, có hai nắp vỏ và có vành tiêm mao giữa hai nắp vỏ, ấu trùng vận động nhanh nhờ sự vận động của vành tiêm mao miệng Giai đoạn này kéo dài từ 2 – 6 ngày và kích thước ấu trùng dao động từ 75 – 120 µm
*Ấu trùng Umbo: giai đoạn Umbo sơ kỳ, bắt đầu xuất hiện mầm cơ khép vỏ Quan sát trên kính hiển vi thấy ruột và một đôi cơ quan trong suốt Giai đoạn Umbo trung kỳ xuất hiện đỉnh vỏ, kích thước ấu trùng đạt 130 – 200 µm Giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ, ấu trùng xuất hiện điểm mắt, kích thước ấu trùng tăng nhanh, cuối giai đoạn Umbo hậu kỳ xuất hiện điểm mắt ở gần phía đỉnh vỏ, một số cá thể hình thành chân bò, đây là dấu hiệu kết thúc giai đoạn sống trôi nổi chuyển sang giai đoạn sống bám cố định Trong sản xuất giống nhân tạo, đây là thời điểm đặc biệt quan trọng cho việc thả vật bám thu con giống bám
*Ấu trùng bám: sau khi xuất hiện chân bò, hoạt động bơi của ấu trùng giảm dần, ấu trùng chuyển xuống bò dưới đáy, lúc này vành tiêm mao và điểm mắt thoái hóa dần Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành các tơ chân, màng áo và một số cơ quan khác
Ấu trùng chuyển sang hoàn toàn sống bám Giai đoạn này chịu ảnh hưởng của nhiệt độ là chủ yếu, sau đó là độ mặn và tốc độ dòng chảy Tuy độ mặn và nhiệt độ tối ưu nhưng dòng chảy lớn hơn 5 – 7 cm/s ấu trùng sẽ không bám được
Trang 191.2 Một số nghiên cứu sử dụng vi tảo trong sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm hai mảnh vỏ
Vi tảo (Microalgae) là những thực vật bậc thấp, có kích thước hiển vi, được phân biệt với nhau bởi các chất màu (diệp lục tố, các sắc tố) và các chất dự trữ Hình thái của vi tảo rất đa dạng, bao gồm: đơn bào, đa bào hoặc tập đoàn với kích thước và cấu tạo khác nhau [2]
Từ những nghiên cứu về vi tảo, các nhà khoa học đã kết luận rằng vi tảo có vai trò hết sức quan trọng đối với nghành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong giai đoạn ấu trùng của động vật thủy sản nói chung và động vật thân mềm hai mảnh vỏ nói riêng
Nhìn chung, vi tảo có những ưu điểm nổi bậc khi được sử dụng làm thức ăn cho động vật thủy sản đó là không gây ô nhiễm môi trường, cung cấp đầy đủ các vitamin, chất khoáng, vi lượng, đặc biệt là chúng chứa rất nhiều loại acid béo không no Theo khảo sát của Brown (2002), đã có hàng trăm loài vi tảo được thử nghiệm làm thức ăn, nhưng cho tới nay chỉ có khoảng hai mươi loài được sử dụng phổ biến trong nghành nuôi trồng thủy sản [2]
Mỗi loài vi tảo khác nhau thì có giá trị dinh dưỡng khác nhau, một loài vi tảo có thể thiếu ít nhất một loại chất dinh dưỡng cấn thiết Vì vậy, khi sử dụng vi tảo làm thức
ăn, nên kết hợp nhiều loài tảo khác nhau sẽ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ hơn Bên cạnh đó, kích thước của vi tảo phải phù hợp với từng giai đoạn của ấu thể, sẽ giúp cho ấu thể phát triển nhanh, đồng đều Sử dụng vi tảo làm thức ăn có thể giúp ấu thể tăng khả năng chống chịu với bệnh tật, với sự thay đổi của môi trường, tăng tỷ lệ sống của ấu trùng và giảm được tổn thất trong giai đoạn sản xuất giống [2]
Trong sản xuất giống nhân tạo động vật thân mềm hai mảnh vỏ thường sử dụng
các loại vi tảo làm thức ăn như: C calcistran, C muelleri, Nitzschia, S costatum, I
galbana, P lutheri, Tetraselmis sp… [2]
Trang 20Hình 1 5 Hệ thống nuôi vi tảo làm thức ăn cho hàu TBD
1.3.Tình hình nghiên cứu sản xuất giống hàu Thái Bình Dương
1.3.1 Trên thế giới
Dựa vào đặc điểm sinh trưởng nhanh và khả năng thích nghi nhanh chóng với điều kiện môi trường, hàu TBD đã trở thành đối tượng được lựa chọn để nuôi ở nhiều nơi trên thế giới Đến năm 2003, sản lượng toàn cầu của loài này đã tăng lên 4,38 triệu tấn, vượt qua sản lượng cá, giáp xác và các loài nhuyễn thể khác Gần 84% sản lượng hàu TBD được sản xuất ở Trung Quốc Hai quốc gia khác có sản lượng hàu trên 100.000 tấn là Nhật Bản (261.000 tấn) và Pháp (115.000 tấn) Giá trị sản lượng toàn cầu của loài này vào năm 2003 là 3,69 tỷ USD Đến năm 2014, sản lượng nuôi thương phẩm hàu trên toàn cầu đạt 625.925 tấn [13]
Hình 1 6 Các quốc gia chính sản xuất giống hàu TBD C gigas (FAO, 2006)
Trang 21Những bước phát triển về sản xuất hàu TBD trên thế giới một phần nhờ vào những nghiên cứu nâng cao chất lượng giống và sản phẩm Những tiến bộ của công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong việc tạo ra những cá thể hàu tam bội mất đi khả năng sinh sản, sinh trưởng nhanh, thịt nhiều, khả năng chống chịu bệnh tốt và có độ béo quanh năm Năm 1982, các nhà khoa học của trường đại học Washington và trường Maire đã nghiên cứu thành công việc dùng các tác nhân vật lý và hóa học tạo ra thể tam bội ở hàu với kết quả đạt được 80% thể tam bội Theo kết quả của Chaiton và Allen (1985), 57% thể tam bội của hàu TBD được tạo ra khi trứng đã thụ tinh được đặt ở áp suất 6000 – 8000 atmosphere trong 10 phút Ngoài ra, với việc dùng tác nhân hóa học 6-DMAP gây đột biến đa bội trên hàu ống cho ra kết quả là 90% cá thể hàu tam bội Guo và cộng sự (1996)
đã so sánh tỉ lệ tạo tam bội ở hàu TBD, dùng hai thí nghiệm tạo tam bội bằng hóa chất Cytochalasin B (CB) và bằng phép lai giữa dạng tứ bội (4N) với dạng lưỡng bội (2N) Kết quả đạt được 70% cá thể tam bội khi sử dụng hóa chất CB và 100% cá thể tam bội khi cho lai giữa dạng tứ bội (4N) với dạng lưỡng bội (2N) Tương tự khi cho hàu đực tứ bội lai với hàu cái lưỡng bội, Nell (2002) đã cho ra kết quả là 100% hàu tam bội Từ những thành tựu này, việc nuôi thương phẩm hàu tam bội tại bờ biển phía tây của Bắc Mỹ đã tăng lên đáng kể Ngày nay, công nghệ sản xuất hàu tam bội đã được chuyển giao đến nhiều nước, có thể kể một số nước Châu Á như: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam,… và công nghệ nuôi hàu tam bội ngày càng phát triển (trích theo Bossier và ctv, 2015) [2]
Rico và ctv (2006) đã nghiên cứu thành công công thức trộn hỗn hợp tảo làm thức
ăn cho hàu C gigas Bên cạnh đó, phương pháp sản xuất giống nhân tạo đã có bước tiến
quan trọng đó là thu hàu giống đơn Theo Cross và Kingzett (1992), sau khi nuôi ấu trùng hàu đến giai đoạn hậu ấu trùng đỉnh vỏ lồi thì dùng LHG kích thích hàu xuống đáy mà không cần vật bám, hoặc dùng bột vỏ hàu, bột vỏ điệp kích thước 300 – 500µm cho hàu bám Với phương pháp này chúng ta có thể thu được con giống đơn phục vụ cho nghề nuôi hàu bằng khay hoặc bằng túi [3]
1.3.2 Việt Nam
Hàu TBD (C gigas Thunberg, 1793) so với loài bản địa của Việt Nam có những ưu
thế về kích thước, khối lượng cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế và xuất
Trang 22khẩu cao Trong điều kiện tự nhiên của vịnh Bái Tử Long nói riêng và Việt Nam nói chung thì hàu TBD có thể sinh trưởng và phát triển tốt, diện tích có thể nuôi hàu khoảng 54.800 – 70.300 ha chạy dọc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Kiên Giang, nhiệt độ nước biển trung bình 29,3°C (cao nhất vào mùa hè không vượt quá 30°C), pH nằm trong khoảng từ 7,8 – 8,5, DO từ 6,05 – 6,71mg/l, độ mặn trung bình 28,4‰ Bên cạnh đó, nguồn thức ăn thực vật phù du rất đa dạng và phong phú về thành phần và số lượng loài, rất phù hợp phát triển đối tượng này [1]
Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề nuôi hàu vẫn còn rất mới mẻ, nuôi hàu mới chỉ bắt đầu
từ những năm cuối thế kỷ XX Sản lượng hàu nuôi ở nước ta rất thấp, chủ yếu là đánh bắt
ở tự nhiên (hàu cửa sông C.rivularis), công nghệ nuôi hàu cũng rất đơn giản phần lớn là
dựa vào con giống tự nhiên, sau đó quản lý vùng bãi triều và thu hoạch [6]
Nhận thức được giá trị của hàu TBD C.gigas, năm 2001 – 2003 Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản I đã tiến hành thử nghiệm thành công sản xuất giống nhân tạo hàu
C.gigas bằng công nghệ của Trung tâm nghề cá Cromila, bang New South Wales,
Australia Tuy nhiên, tỷ lệ sống từ trứng lên con giống đạt rất thấp (6 con cái, 10 con đực tham gia sinh sản trong số 200 con chuyển sang) Tỷ lệ sống từ ấu trùng đến con giống con thấp (20 vạn con giống/12 triệu ấu trùng chữ D, đạt 1,7%) [10]
Năm 2006, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I kết hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học Kỹ thuật thủy sản Pauchen (Đài Loan), cùng với chuyên gia của Cục Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khảo sát một số khu vực thuộc vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh) Đoàn đã kết luận vịnh Bái Tử Long có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi hàu TBD đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đến nhiều thị trường ngoài nước, kể cả thị trường Mỹ là thị trường chỉ nhập hàu của 5 nước trong 65 nước nuôi hàu trên thế giới [3]
Năm 2008, được sự hỗ trợ kinh phí của Chương trình KC06 – Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã triển khai đề tài KC06.18/06-10:
“Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Hàu Thái Bình Dương
Crassostrea gigas phục vụ xuất khẩu”, thời gian thực hiện 32 tháng (từ tháng 4/2008 –
12/2010) Sau gần ba năm nghiên cứu, đề tài đã thu được một số thành công như: Công nghệ ương ấu trùng lên giống hàu bám cấp 1 có tỷ lệ bám cao nhất đạt trung bình 55.3
Trang 23con/giá thể; Công nghệ sản xuất giống hàu rời cấp 1 đã xác định được việc xử lý hàu rời bằng hormone epineprine + bột vỏ hàu cho tỷ lệ chuyển từ ấu trùng thành spat cao nhất đạt 19,7 %; đưa ra được dự thảo quy trình sản xuất giống hàu TBD đạt tỷ lệ sống từ ấu trùng lên con giống cấp 1 (3 – 4 mm) dao động từ 5-14 % (Cao Trường Giang, 2011) [3]
Đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất giống hàu TBD với các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đạt tiêu chuẩn, dễ dàng ứng dụng và thực tế sản xuất trong nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo ra một số lượng lớn con giống có chất lượng phục vụ cho nhu cầu nuôi hàu thương phẩm đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay [1]
Trang 24CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Tên Việt Nam: Hàu Thái Bình Dương
Tên khoa học: C gigas Thunberg, 1793
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 13/02/2017 đến ngày 26/05/2017
Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH một thành viên Hàu Thái Bình Dương Nha Trang tại thôn Văn Đăng 2 – Xã Vĩnh Lương – Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa
2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Hình 2 1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO HÀU
và kích thich sinh sản
Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng hàu
Đánh giá hiệu quả kinh
bố mẹ sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật cho bám chùm
Kỹ thuật nuôi sinh khối tảo làm thức ăn cho ấu trùng
Kỹ thuật thu hoạch
và vận chuyển
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng sống trôi nổi
Trang 252.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Tìm hiểu hệ thống công trình thiết bị
Địa điểm xây dựng trại
Hệ thống bể lọc, bể lắng và bể chứa
Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng: bể đẻ, bể ương
Hệ thống sục khí của trại
Công trình nuôi cấy tảo: túi nuôi tảo, thùng nhựa, hóa chất…
2.3.2 Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo hàu Thái Bình Dương bằng phương pháp bám chùm
Hình 2 2 Các nội dug trong quy trình sản xuất giống hàu TBD
2.3.2.1 Tuyển chọn hàu TBD bố mẹ
Quan sát bằng mắt thường theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên ở trại
Xác định chỉ tiêu tuyển chọn theo kích thước:
Ấu trùng sống trôi
nổi
Hàu TBD bố mẹ
Sinh sản Nuôi vỗ thành thục Tuyển chọn
Ấu trùng sống bám Treo giá thể
Thay nước và chế độ sục
Cho ăn và lượng thức ăn San thưa ấu trùng
Thay nước và chế độ sục
khí
Trang 262.3.2.3 Sinh sản
Đàn bố mẹ sau khi đã thành thục thì cho sinh sản
Chuẩn bị bể: sử dụng bể thể tích 3 m3, bể được vệ sinh sạch sẽ, cấp nước sạch và cho sục khí liên tục
Vệ sinh sạch sẽ hàu bố mẹ trước khi cho đẻ
Sử dụng phương pháp kích thích sinh sản nhân tạo: là phương pháp tách tuyến sinh dục của hàu (tách riêng đực – cái) sau đó cho thụ tinh nhân tạo
2.3.2.4 Ương nuôi ấu trùng:
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi sinh khối tảo làm thức ăn cho ấu trùng, kỹ thuật ương nuôi, chăm sóc ấu trùng, phương pháp chuẩn bị và treo giá thể cho hàu bám, phương pháp thu
ấu trùng xuất bán,…bằng cách trực tiếp tham gia vào sản xuất, quan sát và học hỏi kỹ thuật viên và công nhân tại cơ sở sản xuất giống của Công ty TNHH một thành viên Hàu Thái Bình Dương Nha Trang
2.3.3 Phương pháp xác định các yếu tố thủy lý, thủy hóa
Nhiệt độ nước: đo bằng nhiệt kế thủy ngân với thang chia từ 0 – 100°C, độ chính xác là 1°C Ngày đo 2 lần, vào lúc 6h và 14h
Độ pH: đo bằng bộ so màu test Tetrates của Việt Nam, độ chính xác là 0,3 và khoảng thang chia từ 4,5 – 10 Ngày đo 2 lần, vào lúc 6h và 14h
Độ mặn: đo bằng khúc xạ kế, thang chia từ 0 – 40‰, độ chính xác là 1‰ Ngày đo
2 lần vào lúc 6h và 14h