Theo Từ điển luật học, tuyên truyền pháp luật là phổ biến tinh thần và nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật một cách trực tiếp hoặc qua các hình thức tác phẩm văn hóa, nghệ thuật tr
Trang 1Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN,
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT
1.1 Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Đất nước Việt Nam từ ngày giành được độc lập luôn luôn kiên định một con đường đó là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bằng chứng đó là nhà nước ta không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, tạo mội điều kiện tốt nhất để việc thực thi pháp luật được diễn ra một cách đúng đắn nhất và hiệu quả nhất Và trong quá trình thực thi đó, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật là bước tiến hành đầu tiên và công tác này mang một vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
Chủ Tịch Hồ Chí Minh có nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt mục đích đó, là tuyên truyền thất bại” Đây chỉ là cách truyền đạt đơn giản, gần gũi và dể hiểu nhất của Bác Hồ đến với toàn nhân dân nhưng theo nghĩa rộng “tuyên truyền” là hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra
Theo Từ điển luật học, tuyên truyền pháp luật là phổ biến tinh thần và nội dung
cơ bản của các văn bản pháp luật một cách trực tiếp hoặc qua các hình thức tác phẩm văn hóa, nghệ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tác động tới những đối tượng nhất định, trong đông đảo các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật
Như vậy, các yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để làm sao cho đông đảo các tầng lớp nhân dân có thể nâng cao nhận thức và ý thức về pháp luật là:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là nhiệm vụ chung của toàn
hệ thống chính trị, đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đòi hỏi các ngành, các cấp phải có sự quan tâm lãnh đạo, phải có liên kết, phối hợp một cách đồng bộ để đạt được hiệu quả cao nhất Luôn luôn nâng
Trang 2cao trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sang tạo của các cơ quan, tổ chức trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Thứ hai, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật có thể được thể hiện dưới rất
nhiều hình thức vì vậy cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức, đảm bảo tính linh hoạt, đồng bộ, toàn diện phù hợp với từng đối tượng nhằm tạo cho những đối tượng đó chú
ý hơn và quan tâm hơn đến các nội dung quy định của pháp luật đã được tuyên truyền phổ biến từ đó xây dựng nên một ý thức chấp hành tốt các quy định pháp luật của nhà nước đã đưa ra
Thứ ba, mỗi một dân tộc, mỗi một địa phương đều có lối sống và văn hóa
truyền thống riêng của mình vì vậy công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần được áp dụng phù hợp với đạo đức, văn hoá truyền thống của từng dân tộc, của từng địa phương Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần phải gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Từ việc xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có vai trò, ý nghĩa
vô cùng quan trọng nên Đảng và Nhà nước ta đã và đang luôn quan tâm đến công tác này và luôn được đề cập đến trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Cụ thể:
- Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: ''Triển khai mạnh
mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội''
- Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rõ cần: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”
- Hiến pháp năm 1992 giao Chính phủ nhiệm vụ: “tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân”
- Hiến pháp năm 2013 quy định tại Khoản 1 Điều 115 “…Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước.”
- Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành
Trang 3pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số 32-CT/TW) đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”
- Nhiều văn bản pháp luật của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến việc tăng cường công tác PBGDPL như: Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL…
- Và đặc biệt, công tác này đã được cụ thể hóa thành Luật Phổ biến, giáo duc pháp luật năm 2012 với 5 chương và 41 điều Luật này quy định bao gồm các nội dung: quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1.2 Các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Trong thực tế, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật có thể được thể hiện dưới rất nhiều hình thức và càng ngày các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật càng không ngừng đa dạng hóa các hình thức, đảm bảo tính linh hoạt, đồng bộ, toàn diện phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương cụ thể Có thể kể đến một số các hành thức chủ yếu và phổ biến sau:
1.2.1 Hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật
Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền, được tiến hành thông qua sự giao tiếp trực tiếp giữa người tuyên truyền với đối tượng tuyên truyền, chủ yếu bằng lời nói trực tiếp
Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật đó nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe và kích thích người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật
Tuyên truyền miệng về pháp luật có nhiều ưu thế
- Tuyên truyền miệng là sự giao tiếp trực tiếp để cung cấp và trao đổi thông tin nên sử dụng được mọi ưu thế của giao tiếp trực tiếp Có sự tương tác giữa cả người nói và người nghe nên có thể giải thích được những vấn đề mà vì một lý do nào đó không thể đưa công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hay là những vấn
đề mà người nghe dù đã nghe qua vẫn còn khó hiểu
Trang 4- Tuyên truyền miệng qua hình thức đối thoại giữa người nói với người nghe, là một hình thức tuyên truyền dân chủ nhất, thực hiện được chức năng thông tin cả hai chiều và không mang tính áp đặt
- Tuyên truyền miệng là sự giao tiếp trực tiếp vì thế nên không chỉ có thể sử dụng triệt để nhất ưu thế của ngôn ngữ nói mà còn có ưu thế rất cao trong việc sử dụng ngôn ngữ hình thể, tạo cho cả người nói và người nghe có một cái nhìn cụ thể hơn và sinh động hơn
- Tuyên truyền miệng có thể được tiến hành một cách thường xuyên và rộng rãi
ở nhiều nơi, trong các điều kiện khác nhau Người nói có khả năng thích nghi và biến ứng linh hoạt với các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tiến hành nhiệm vụ tuyên truyền được giao, có điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, làm sáng tỏ nội dung cần tuyên truyền, hai bên có thể hỏi đáp trực tiếp để đáp ứng yêu cầu của nhau
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt ưu thế kể trên thì hình thức tuyên truyền miệng vẫn tồn tại một số hạn chế, đó là:
- Ngôn ngữ không chỉ trên thế giới mà trong phạm vi một quốc gia đã rất đa dạng và phong phú vì thế hạn chế rõ ràng nhất đó là lời nói không thể áp dụng đối với các đối tượng không cùng ngôn ngữ Ngoài ra, việc diễn đạt cũng phải có sự phù hợp đối với từng đối tượng, từng địa phương, vùng miền Vì vậy, người nói cần thận trọng trong cách truyền đạt thông tin, người nghe cần chú ý lắng nghe thì việc tuyên truyền miệng mới đạt hiệu quả cao nhất
- Phạm vi về không gian có giới hạn, do khả năng phát ra của lời nói trực tiếp (dù đã có phương tiện khuyếch đại) và khả năng tập hợp một số đông tại một địa điểm
và thời điểm nhất định
- Dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh hay là một cơ hội để của các thế lực phản động lợi dụng lôi kéo, kích động, tuyên truyền những vấn đề phàn đất nước, phản cách mạng do tập trung đông người và ở các địa điểm khác nhau
Trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật từ trước đến nay, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua tuyên truyền miệng là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hình thức tuyên truyền pháp luật, được sử dụng phổ biến, rộng rãi và có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật khác Sở dĩ cho rằng tuyên truyền miệng là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hình thức tuyên truyền pháp luật là vì tuyên truyền miệng là một công đoạn không thể thiếu trong phần lớn các hình thức tuyên truyền pháp luật, ví dụ như đối với hình thức tuyên truyền pháp luật thông qua công tác hòa giải ở cơ sở thì hòa giải viên vẫn phải trực tiếp nói cho người được hòa giải về các nội dung pháp luật có liên quan, đối với
Trang 5hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý thì cơ quan tư vấn cũng phải trực tiếp nắm bắt được yêu cầu của đối tượng cần tư vấn từ đó đưa ra hướng giải quyết riêng cho từng vấn đề, đối với hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường thì các giáo viên cũng chủ yếu thong qua hình thức tuyên truyền miệng để truyền đạt các nội dung đến học sinh của mình… và cho rằng tuyên truyền miệng có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật khác là vì trong việc thực hiện tuyên truyền miệng pháp luật, người tuyên truyền cần phải có sự kết hợp một cách linh hoạt và hài hòa với các hình thức tuyên truyền pháp luật khác mới có thể truyền tài một cách đầy đủ, dễ hiểu và khoa học nhất đến đối tượng cần tuyên truyền, ví dụ như trước khi tuyên truyền, người tuyên truyền cần phải biên soạn
đề cương mà giá trị của nó được coi như là tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật; trong khi tuyên truyền miệng, người tuyên truyền cần kết hợp sử dụng các hình ảnh, video minh họa có giá trị như là tuyên truyền thông qua tranh ảnh trực quan
Như vây, để tạo cơ sở mang tính định hướng trong tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, việc thể chế hoá bằng quy phạm pháp luật đối với hình thức tuyên truyền miệng là rất cần thiết Nhận định được điều đó, nhà nước ta đã xác định và nhấn mạnh vai trò của tuyên truyền miệng trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành, quản lý của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương để giúp cho hoạt động tuyên truyền miệng được diễn ra một cách đúng mục đích và hiệu quả nhất
1.2.2 Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua báo chí
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, báo chí ở Việt Nam gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài
- Báo in là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn)
- Báo nói là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh (chương trình phát thanh)
- Báo hình là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện khác nhau)
- Báo điện tử là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet)
Trang 6Với chức năng là phương tiện thông tin đại chúng, báo chí Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, trong đó có nhiệm vụ là tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước
Với đặc tính cơ bản của báo chí là tính phổ cập, nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp, trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, báo chí đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với toàn thể nhân dân từ đó giúp cho đông đảo người dân dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức,
ý thức pháp luật Đặc biệt, phải kể đến các tờ báo đang rất phổ biến về pháp luật hiện nay như: “ Pháp luật Việt Nam”, “ Đời sống và pháp luật”, “ Pháp luật và xã hội”, “ Pháp luật và thời đại”, “ Kinh doanh và pháp luật”,
Báo chí đưa đến một cái nhìn, tổng quát và toàn diện đối với một vân đề góp phần phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật, lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, tạo niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong mọi tầng lớp nhân dân Trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, báo chí còn đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, báo chí còn là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân Bằng các hình thức trực tiếp (báo chí thu thập, nắm bắt những nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân) hay gián tiếp (báo chí tiếp cận thực trạng thực tế đang diễn ra ở đời sống hàng ngày), báo chí phản ánh những đề xuất, kiến nghị của người dân với Đảng, Nhà nước về các chính sách, các quy định pháp luật chưa thật phù hợp, về những bất cập, những vướng mắc, bức xúc trong thực tiễn thi hành, chấp hành pháp luật
Đặc biệt, ngày nay với sự phát triển đa dạng của các loại hình báo chí và việc phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả và chất lượng của thông tin trong đó có các thông tin về pháp luật góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
1.2.3 Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở
So với hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua báo chí có đối tượng và phạm vi tác động rộng khắp trên toàn đất nước thì hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua mạng lưới truyền thanh cơ sở có đối tượng và phạm vi tác động hẹp hơn, được xác định cụ thể trong phạm vi một xã, phường, thị trấn hay một tổ dân phố, một thôn
Trang 7Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua mạng lưới truyền thanh cơ sở cũng mang trong mình một số lợi thế như:
- Có khả năng truyền tin nhanh, kịp thời, chỉ cần nắm bắt thông tin một cách cụ thể chính xác thì đã có thể truyền tà đến người dân tại cư sở mà không cần phải qua các giai đoạn, sọan thảo, in ấn, phát hành như đối với báo in hay thu thập hình ảnh, tư liệu và xắp xếp chúng lại thành một hệ thống như báo hình
- Gần gũi, thân thiết với người dân ở cơ sở: bởi bối tượng và phạm vi tác động của hình thức này hẹp hơn chỉ bao gồm trong một xã, phường, thị trấn hay một tổ dân phố, một thôn nên những nội dung pháp luật được phát thanh trên mạng lưới truyền thanh cơ sở là những quy định pháp luật liên quan thiết thực đến đời sống hàng ngày của người dân cơ sở, những sự việc, những con người được phản ánh trong thực tiễn thi hành pháp luật là những sự việc, những con người có thật tại địa phương, những băn khoăn, thắc mắc của người dân cơ sở về chính sách, pháp luật được giải đáp kịp thời…
- Hoàn toàn chủ động về thời gian: Có thể lựa chọn thời gian phát thanh một cách phù hợp với thực tế tập quán sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân ở địa phương để buổi phát thanh có tác dụng cao Và có thể thực hiện phát thanh được nhiều lần
- Chủ động trong việc lựa chọn nội dung: vì hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở mang tính địa phương cao vì thế, mỗi địa phương có thể tự mình chủ động lựa chọn nội dung cho các buổi phát thanh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, thức trạng cuộc sống đang diễn ra hằng ngày của người dân địa phương và mong muốn tìm hiểu pháp luật của người dân
- Tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của hơ so với hình thức tuyên truyền miệng vì không phải tập trung dân tại một điểm để tuyên truyền, phổ biến pháp luật Và người dân có thể vừa được tuyên truyền, phổ biến pháp luật vừa tiến hành được hoạt động lao động hằng ngày của mình Như vậy, cả những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và người dân đều đạt được những lợi ích riêng cho mình thông qua hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật này đó là những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có thể phổ biến pháp luật cho nhiều người dân và người dân thì không mất quá nhiều thời gian lao động của mình
Trang 81.2.4 Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua việc biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật
Đây là hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật được áp dụng rộng rãi, gần gũi với người dân và đóng một vai trò lớn trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, là cẩm nang, phương tiện hoạt động của những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Tài liệu pháp luật rất đa dạng và phong phú với nhiều thể loại như đề cương tuyên truyền, văn bản pháp luật, sách hướng dẫn, giải thích pháp luật, sách pháp luật
bỏ túi, sách hỏi đáp pháp luật, tờ rơi, tờ gấp, bản tin, tranh áp phích, lịch…
Trong tuyên truyền miệng, trong các hoạt động hoà giải tại cơ sở, trợ giúp pháp
lý, tư vấn pháp luật, công tác giảng dạy và học tập pháp luật trong nhà trường… đều
sử dụng tài liệu pháp luật để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Vì vậy, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chịu sự tác động rất lớn của chất lượng các tài liệu pháp luật nên vấn đề đăt ra là việc biên soạn, phát hành các tài liệu pháp luật này cần được chú trọng cả về mặt hình thức và mặt nội dung
1.2.5 Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường
Giáo dục pháp luật là sự tác động có định hướng có tổ chức nhằm hình thành tri thức, tình cảm và hành vi phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho công dân tự giác tuân thủ, thi hành pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của công dân
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là rất cần thiết đối với mọi người dân
và càng cần thiết hơn đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên Đây là lứa tuổi mà con người tiếp nhận một lượng tri thức rất lớn và hoàn thiện ý thức, nhân cách của mình,
vì vậy việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật ngay khi còn trên ghế nhà trường là rất phù hợp trường nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần hình thành và bồi dưỡng ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Giáo dục pháp luật một phần giúp các học sinh, sinh viên tự nhận thức được hành vi của của mình thực hiện đúng với các quy định của pháp luật ngoài ra các học sinh, sinh viên còn là một nhân tố rất tích cực trong việc là đội quân tiên phong tuyên truyền, khuyến khích những con người xung quanh họ thực hiện đúng với các quy định của pháp luật
Trang 91.2.6 Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua tủ sách pháp luật
Tủ sách pháp luật là môt loại hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại Việt Nam bằng hình thức tủ sách chứa đựng các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách của nhà nước Việt Nam Tủ sách pháp luật được xây dựng theo những mô hình thống nhất cho từng lợi địa bàn, từng đối tượng phục vụ Việc xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật phải được đặt trong tổng thể các biện pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thực hiện dân chủ ơ cơ sở Việc đầu tiên khi xây dựng tủ sách pháp luật là phải có quyết định xây dựng tủ sách pháp luật của lãnh đạo chính quyền,
cơ quan, tổ chức, thủ trưởng đơn vị ban hành
Tủ sách pháp luật được xây dựng, khai thác từ Ủy ban nhân dân cấp xã đến các
cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, nhà trường và cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân Trong đó:
- Tủ sách pháp luật cấp xã là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ công tác của cán bộ, công chức chính quyền và đoàn thể ở
cơ sở, phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân nhằm giúp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người học, người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân
Việc xây dựng tủ sách pháp luật cấp xã, cơ quan, đơn vị nhằm trang bị kiến thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân, là một công cụ hữu ích hỗ trợ trong việc tìm hiểu pháp luật, áp dụng pháp luật trong hoạt động quản lý điều hành của nhà nước cũng như nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân Việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật xã, phường rất cần thiết, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của người dân, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, đồng thời là cẩm nang của cán bộ cơ sở trong công tác chuyên môn, là phương tiện cung cấp tư liệu để nghiên cứu sử dụng, giải quyết công việc Đây là một trong những công cụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả và thiết thực
Tủ sách pháp luật thường bao gòm các nội dung như: các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các công báo, văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước, Hiến pháp, các bộ luật, đạo luật và các văn bản hướng dẫ thi hành, các tài liệu
Trang 10nghiên cứu, chuyên khảo, bình luận khoa học về pháp luật và một số loại sách, tài liệu hướng dẫn tham khảo khác Và tủ sách pháp luật thường được đặt ở những địa đểm rất thuận tiện cho việc tìm hiểu, tham khảo như thường được đặt ở các điểm bưu điện văn hóa xã, các nhà văn hóa, nhà chùa, nhà thờ, các đồn biên phòng, các tổ dân phố, khu dân cư hay đến tận các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học
1.2.7 Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua sinh hoạt câu lạc
bộ pháp luật
Câu lạc bộ pháp luật là tổ chức được thành lập và hoạt động trên tinh thần tự nguyện tham gia của những người có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, tích cực đấu tranh bảo vệ pháp luật, nhiệt tình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật Thông qua các hoạt động sinh hoạt của câu lạc bộ pháp luật không chỉ góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật mà còn tạo dựng lòng tin đối với pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của các hội viên nói riêng và toàn thể nhân dân tại địa bàn nói chung
Tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ pháp luật được thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy chế, điều lệ tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ pháp luật được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chính sách pháp luật của nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Câu lạc bộ pháp luật hoạt động định kỳ, thường xuyên dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của ngành Tư pháp
Một câu lạc bộ pháp luật điển hình nhất phải kể đến là “Câu lạc bộ Thực hành Pháp luật” là một câu lạc bộ học thuật trực thuộc Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Đào tạo ngắn hạn của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Tên tiếng Anh là Clinical Legal Education, viết tắt là CLE Ở Khoa Luật – Đại học Huế năm 2009 cũng đã thành lập văn phòng thực hành luật (CLE) nay là tổ thực hành luật và quan
hệ doanh nghiệp Mô hình câu lạc bộ này được thành lập với hai nhiệm vụ chính đó
là trợ giúp pháp lý cho cộng đồng và đào tạo môi trường rèn luyện kỹ năng thực hành pháp luật cũng như các kỹ năng mềm cần thiết khác cho sinh viên Từ việc tham gia vào các hoạt động của CLE sinh viên được học tập thông qua các tình huống thực tế đồng thời có cơ hội mang hiểu biết của mình phục vụ cộng đồng
Các câu lạc bộ pháp luật có những mục đích, nội dung cũng như phương hướng tổ chức hoạt động rất rõ ràng, dễ áp dụng và hoàn toàn khác biệt với các loại hình câu lạc bộ khác Câu lạc bộ pháp luật là tổ chức được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự giác, tự nguyện của các cá nhân thành viên với mục đích chủ yếu là để có cơ hội giao lưu, học hỏi, tìm hiểu phấp luật và nâng cao nhận thức pháp