Sáng kiến KN Dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4 Giải C cấp huyệnSáng kiến được viết bởi giáo viên trên 20 năm kinh nghiệm, đây là tài liệu tham khảo hay cho các giáo viên.Sáng kiến KN Dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4 Giải C cấp huyệnSáng kiến được viết bởi giáo viên trên 20 năm kinh nghiệm, đây là tài liệu tham khảo hay cho các giáo viên
Trang 1KINH NGHIỆM DẠY ĐO ĐẠI LƯỢNG CHO HỌC SINH LỚP 4
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1 Cơ sở lí luận:
Môn Toán là một môn học thống nhất có sự sắp xếp theo lô-gic và trật tự nhất định, nó làm nổi rõ hạt nhân của chương trình Môn Toán ở Tiểu học chiếm thời lượng rất lớn Một trong 5 tuyến kiến thức của chương trình môn Toán bậc Tiểu học là Đaị lượng và Đo đại lượng Nội dung dạy- học Đại lượng và Đo đại lượng trong Toán 4 bổ sung hoàn thiện, hệ thống hóa và khái quát hóa các kiến thức về Đại lượng và Đo đại lượngđã học phù hợp với đặc điểm của giai đoạn học tập mới Nội dung dạy- học Đại lượng và Đo đại lượng có cấu trúc hợp lí, sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác ; tăng cường các kiến thức luyện tập, thực hành gắn liền với hoạt động thực tế, gần gũi với yếu tố xung quanh ; đảm bảo các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát triển năng lực cá nhân Việc dạy- học Đại lượng và Đo đại lượng là một yêu cầu cần phải lưu ý
2 Cơ sở thực tiễn:
Ta thấy việc dạy- học Đại lượng và Đo đại lượng không những củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn gắn bó học với hành, gắn nhà trường với đời sống xã hội Song việc dạy học Đại lượng và Đo đại lượng không phải là
dễ dàng đối với giáo viên và học sinh Đối với giáo viên còn nhiều vấn đề tranh luận về nội dung và phương pháp dạy- học Đo đại lượng Đối với học sinh hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, chưa nhận rõ thuộc tính đặc trưng của một sự vật nên các em rất khó khăn trong việc nhận thức đại lượng Chẳng hạn dạy học đơn vị đo thời gian và phép đo thời gian ở bậc Tiểu học gặp khó khăn hơn khi daỵ học các đại lượng khác vì thời gian là một đại
Trang 2Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4
lượng khó mô tả bằng mô hình trực quan Khó khăn trong việc dạy mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian so với các đơn vị đo đại lượng khác thể hiện ở chỗ các đơn vị liền kề nhau không hơn kém nhau cùng một số lần nên khi chuyển đổi đơn vị đo thời gian và chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng khác học sinh còn mắc sai lầm Vì vậy tôi đã suy nghĩ tìm ra phương pháp dạy Đo đại lượng sao cho đạt hiệu quả cao
3 Kết luận:
Với yêu cầu nâng cao hiệu quả tiết học, chất lượng dạy học, qua mấy năm dạy lớp 4, từ các phương pháp dạy học với cùng một mảng kiến thức, tôi thấy vận dụng phương pháp dạy học phù hợp thì hiệu quả tiết học đạt cao hơn, học sinh hiểu và nhớ bài lâu hơn Chính vì thế tôi tự rút ra cho mình kinh nghiệm
“ Dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4”
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Qua những năm được trực tiếp giảng dạy lớp 4,tôi thấy cần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói chung, dạy- học “ Đo đại lượng” nói riêng ; có phương pháp dạy học phù hợp để học sinh hiểu bài sâu, nhớ bài lâu.Vậy tôi mạnh dạn viết kinh nghiệm này mong các bạn đồng nghiệp xem và góp ý để kinh nghiệm của tôi thêm phần phong phú
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 4
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Chương trình và sách giáo khoa Toán 4
- Ba năm học: 2009-2010; 2010-2011; 2011-2012
V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Trong chương trình Toán 4, giáo viên không được xem nhẹ nội dung dạy- học nào cả
Trang 3- Giáo viên phải tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh.
- Giáo viên phải làm cho học sinh thích học toán “Đo đại lượng” và có kĩ năng thành thạo trong khi làm bài tập
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Chương trình sách giáo khoa Toán 4
- Dạy học phép đo đại lượng bậc Tiểu học
2 Phương pháp quan sát:
Dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp để tự đúc rút kinh nghiệm cho
bản thân
3 Phương pháp đàm thoại:
Trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp để tìm hiểu xem họ có những khó khăn gì khi giảng dạy “Đo đại lượng” rồi so sánh với bản thân Đồng thời phỏng vấn học sinh để biết được khó khăn, vướng mắc của các em khi chúng học “ Đo đại lượng” Từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu nhất cho mình
4 Phương pháp trắc nghiệm:
Cho học sinh làm một số bài tập để thấy được những sai lầm của các em rồi tự điều chỉnh phương pháp dạy học của mình
5 Phương pháp thống kê:
Hàng năm thống kê kết quả giảng dạy “Đo đại lượng” để theo dõi, đối chiếu
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG:
1 Về phía giáo viên:
- Một số giáo viên còn xem nhẹ nội dung dạy- học Đo đại lượng
Trang 4Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4
- Khi dạy, giáo viên chưa truyền hết kinh nghiệm chuyển đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh (nhất là dạng bài tập chuyển đổi số đo với hai tên đơn vị còn
gọi là danh số phức)
2 Về phía học sinh:
- Một số em còn lơ mơ về biểu tượng các đại lượng và các đơn vị đo đại lượng
- Các em chưa chăm học nên không nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng
3 Về phía phụ huynh:
Các em sống ở vùng nông thôn mà cha mẹ các em hầu hết làm nghề nông nên phần lớn cha mẹ các em rát bận, trình độ thấp, không có điều kiện hướng dẫn thêm cho các em
II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Trước khi vào giảng dạy, tôi đọc tài liệu để xác định rõ mục tiêu của các bài học về Đo đại lượng:
- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của các đơn vị đo ; biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng
- Biết thực hiện phép tính với các số đo đại lượng
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1 Dạy hình thành biểu tượng khái niệm các đại lượng và các đơn vị
đo đại lượng:
Để hình thành biểu tượng khái niệm các đại lượng và các đơn vị đo đại lượng cho học sinh trong các tiết học, tôi đã thực hiện như sau:
+ Thông qua các hoạt động quan sát, ước lượng, so sánh, liên hệ, đối chiếu để học sinh có biểu tượng về khối lượng, thời gian, diện tích
Trang 5Ví dụ: Bao ngô, bao xi măng, con gà, con lợn, ( biểu tượng về khối lượng) ; một tiết học, cả buổi học, một ngày, một năm,…( biểu tượng về thời gian) ; bề mặt cái bảng đen, sân trường, mảnh vườn, …(biểu tượng về diện tích)
+ Thông qua các hình ảnh về thực tế, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
để học sinh có cảm nhận, hình dung về độ lớn của các đơn vị đo đại lượng
Ví dụ: Con gà nặng 2kg, con bò nặng 2 tạ, con voi nặng 2 tấn
Mẹ mua 10kg gạo tức là mẹ mua 1 yến gạo
Héc-tô-gam (trong thực tế được gọi là lạng)
Mua 1 lạng chè chính là 1hg (hay 100g) chè
Để đo diện tích của quốc gia, của biển, của rừng người ta phải dùng đơn vị đo diện tích là ki-lô-mét vuông (km2)
2 Dạy chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng:
Bằng phương pháp đàm thoại, tôi thấy nhiều học sinh có ý kiến: Khi học bảng đơn vị đo đại lượng thì các em nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo đó và chuyển đổi được các đơn vị đo song sau một thời gian khi làm dạng toán chuyển đổi đơn vị đo đại lượng thì lại lúng túng Tôi thiết nghĩ một trong những nguyên nhân là học sinh học mà không hành và nguyên nhân nữa là học sinh chưa hiểu kĩ nội dung bài học
Sau đây là một số sai lầm khi chuyển đổi đơn vị đo mà học sinh những năm trước mắc phải:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
6m2642cm2 =… cm2
4 tạ 5kg = … kg 2giờ 30 phút =… phút Qua thống kê chất lượng tôi thấy có 70% số học sinh làm đúng còn 30%
số học sinh làm sai( có em làm sai hết, có em làm sai 1 câu).Sai lầm của học sinh như sau: 6m2462cm2 = 6462cm2
4 tạ 5kg = 45kg
Trang 6Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4
2 giờ 30 phút = 230 phút Nguyên nhân mắc sai lầm của học sinh là các em chưa nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng và các em coi số đo đại lượng được viết trong hệ thập phân như các số thực
Để khắc phục sai lầm này, giáo viên cần dạy cho học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo, cách chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng( Đổi số đo
có tên đơn vị này sang số đo có tên đơn vị khác; đổi số đo từ danh số phức ra danh số đơn và ngược lại)
Dựa vào nội dung của dạng toán “Chuyển đổi đơn vị đo đại lượng”, tôi có các phương pháp dạy như sau:
+ Phương pháp 1:
Để thực hiện các bài toán về chuyển đổi đơn vị đo đại lượng tôi yêu cầu học sinh phải nắm chắc bảng hệ thống đơn vị đo, hiểu được mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề, có kĩ năng thực hiện các phép tính trên số tự nhiên và số đo đại lượng:
+ Nhắc lại tất cả các đơn vị đo đã học theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé để ghi vào bảng
+ So sánh giá trị hai đơn vị liền nhau để khái quát hóa rút ra nhận xét chung về mối quan hệ giữa hai đơn vị liên tiếp trong bảng đơn vị đo đại lượng
+ Luyện tập đọc, viết, đổi, so sánh và làm tính với các số đo đại lượng
+ Phương pháp 2:
Các giải pháp thường dùng khi chuyển đổi đơn vị đo đại lượng là thực hiện các phép tính, sử dụng bảng hệ thống đơn vị đo
Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a)5 giờ = … phút b)180 giây = … phút c)2 giờ 30 phút =… phút d)30km = …m
Trang 7đ)2 000 000cm = …km e)7m 2cm =… cm g)4m2 = …cm2
h)520 000cm2 = …m2
i)6m2 642cm2 =…cm2
k)12kg = …g l) 75 000 yến =…tấn m) 4 tạ 5kg =…kg Tôi hướng dẫn học sinh như sau:
a) Vì 1giờ = 60 phút nên 60 x 5 = 300
Vậy: 5 giờ = 300 phút Ta điền 300 vào chố chấm
b)Vì 60 giây = 1 phút nên 180 : 60 = 3
Vậy: 180 giây = 3 phút Ta điền 3 vào chỗ chấm
c)Vì 1giờ = 60 phút nên 60 x 2 = 120 suy ra 2 giờ = 120 phút mà sẵn có
30 phút do đó 120 phút +30 phút = 150 phút
Vậy 2 giờ 30 phút = 150 phút.Ta điền 150 vào chỗ chấm
d)Vì 1km = 1000 m nên 30 x 1000 = 30 000
Vậy: 30km = 30 000m.Ta điền 30 000 vào chỗ chấm
đ)Vì 100 000cm = 1km nên 2 000 000 : 100 000 = 20
Vậy: 2 000 000cm = 20km.Ta điền 20 vào chỗ chấm
e) Vì 1m = 100cm nên 7m = 700cm, sẵn có 2cm do đó
700cm + 2cm = 702cm
Vậy: 7m 2cm = 702cm.Ta điền 702 vào chỗ chấm
g)Vì 1dm2 = 100cm2 nên 4 x 100 = 400cm2
Vậy: 4dm2 = 400cm2.Ta điền 400 vào chỗ chấm
h) Vì 10 000cm2 = 1m2 nên 5 200 000: 10 000 = 520
Vậy: 5 200 000cm2 = 520m2 Ta điền 520 vào chỗ chấm
i)Vì 1m2 = 10 000cm2 nên 6m2 = 60 000cm2 mà sẵn có 642cm2
do đó 60 000cm2 + 642cm2 = 60 642cm2
Trang 8Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4 Vậy: 6m2 642cm2 = 60 642cm2 Ta điền 60 642 vào chỗ chấm
k)Vì 1kg= 1000g nên 1000 x 12 = 12 000
Vậy: 12kg = 12 000g Ta điền 12 000 vào chỗ chấm
l)Vì 100 yến = 1 tấn nên 75 000:100 = 750
Vậy: 75 000 yến = 750 tấn Ta điền 750 vào chỗ chấm
m)Vì 1 tạ = 100kg nên 4 tạ = 400kg mà sẵn có 5kg
do đó 400kg + 5kg =405kg.Vậy: 4 tạ 5kg = 405kg Ta điền 405 vào chỗ chấm
Ở phần chuyển đổi đơn vị đo thời gian luôn lưu ý cho học sinh chỉ có một cách duy nhất là suy luận và tính toán.
+ Phương pháp 3:
Ngoài cách suy luận và tính toán như trên thì đối với các đơn vị đo độ dài,
đo khối lượng, đo diện tích, tôi còn hướng dẫn học sinh viết thêm (chuyển đổi các đơn vị đo từ lớn ra bé) hoặc xóa bớt chữ số 0 (khi chuyển đổi các đơn vị đo
từ bé ra lớn) Đối với các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng thì mỗi hàng đơn vị đo ứng với 1 chữ số; đối với các đơn vị đo diện tích thì mỗi hàng đơn vị đo ứng với
2 chữ số Đối với ví dụ trên, các câu (d, đ, e, g, h, i, k, l, m) ta có thể dùng
phương pháp này Cụ thể như sau:
d) 30km =…m
Ta nhẩm từ trái sang phải và viết: 30 là km, viết 30 ; 0 là hm, viết 0 ; 0 là dam, viết 0 ; 0 là m, viết 0 Ta điền được 30 000 vào chỗ chấm
đ)2 000 000cm =…km
Ta nhẩm từ phải sang trái: 0 là cm, bỏ 0 ; 0 là dm, bỏ 0 ; 0 là m, bỏ 0 ; 0 là dam, bỏ 0 ; 0 là hm, bỏ 0 ; còn lại 20 là km, viết 20 vào chỗ chấm
e)7m 2cm =…cm
Ta nhẩm từ trái sang phải và viết: 7 là m, viết 7 ; 0 là dm, viết 0 ; 2 là cm, viết 2 Ta điền được 702 vào chỗ chấm
g)4dm2 =… cm2
Trang 9Ta nhẩm từ trái sang phải và viết: 4 là dm2, viết 4 ; 00 là cm2, viết 00.Ta điền được 400 vào chỗ chấm
h)5 200 000cm2 =… m2
Ta nhẩm từ phải sang trái: 00 là cm2, bỏ 00 ; 00 là dm2, bỏ 00 ; còn lại 520 là
m2, viết 520 vào chỗ chấm
i)6m2 642cm2 =…cm2
Ta nhẩm từ trái sang phải và viết: 6 là m2, viết 6 ; 06 là dm2, viết 06 ; 42 là
cm2, viết 42 Ta điền được 60 642 vào chỗ chấm
k) 12kg =…g
Ta nhẩm từ trái sang phải và viết: 12 là kg, viết 12 ; 0 là hg, viết 0 ; 0 là dag, viết 0 ; 0 là g, viết 0.Ta điền được 12 000 vào chỗ chấm
l) 75 000 yến =… tấn
Ta nhẩm phải sang trái : 0 là yến, bỏ 0 ; 0 là tạ, bỏ 0 ; còn lại 750 là tấn, viết 750 vào chỗ chấm
m) 4 tạ 5kg =… kg
Ta nhẩm từ trái sang phải và viết: 4 là tạ, viết 4 ; 0 là yến, viết 0 ; 5 là kg, viết 5 Ta điền được 405 vào chỗ chấm
*Đối với các đơn vị đo diện tích thì phương pháp 1; 2 vẫn là phương pháp chủ chốt vì lớp 4 chưa hoàn thiện bảng đơn vị đo diện tích.
IV KẾT QUẢ:
Theo dõi, thống kê kết quả trắc nghiệm các bài “ Đo đại lượng” trong 3 năm học( 2009-2010; 2010-2011; 2011- 2012) lớp 4 tôi giảng dạy đạt kết quả như sau:
Năm học Sĩ số
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
Trang 10Kinh nghiệm dạy đo đại lượng cho học sinh lớp 4
Nhìn vào bảng thống kê tôi thấy: Kết quả trắc nghiệm các bài “ Đo đại
lượng” của hai năm học 2009- 2010; 2010- 2011 tăng dần lên Nhất là năm học 2011- 2012 kết quả đạt được rất khả quan: Điểm giỏi và điểm khá tương đối nhiều, không còn em nào bị điểm yếu Tôi thầm nghĩ: Để đạt được kết quả như vậy là do các em học sinh đã hứng thú, tự giác và có phương pháp học tập nhờ
sự
hướng dẫn của giáo viên.Theo tôi, với mỗi bài dạy, giáo viên cần linh hoạt trong việc phối kết hợp, sử dụng hài hòa các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học thì tiết học sẽ đạt hiệu quả cao hơn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
PHẦN III: KẾT LUẬN
I BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để dạy- hoc “Đo đại lượng” đạt kết quả tốt, giáo viên cần:
+ Hiểu rõ đặc điểm học sinh của lớp mình
+ Đầu tư nghiên cứu tài liệu để chuẩn bị cho bài dạy
+ Vận dụng linh hoạt các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học + Biết khơi dậy những vốn hiểu biết sẵn có của học sinh
+ Có biện pháp đánh giá tích cực phù hợp với từng ý kiến đúng, sai của học sinh
+ Phải tâm huyết với nghề, tích cực học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
II ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KINH NGHIỆM:
Để thực hiện được kinh nghiệm này, tôi nghĩ cần có những điều kiện sau:
* Đối với giáo viên cần:
+ Biết được những sai lầm mà học sinh mắc phải để lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh
Trang 11+ Hướng dẫn học sinh tự tin vào khả năng của mình để khi gặp những bài chuyển đổi đơn vị đo đại lượng làm được và nêu cách làm mạch lạc
+ Tạo cho học sinh có thói quen tự giác học tập, luôn có ý thức tự học
• Đối với học sinh cần:
+ Nhận biết thành thạo tên gọi, kí hiệu, độ lớn của các đơn vị đo đại
lượng
+ Nắm chắc các bảng đơn vị đo đại lượng, hiểu được mối quan hệ giữa các đơn vị đo liên tiếp
+ Giải các bài về chuyển đổi đơn vị đo nhiều lần
+ Khi chuyển đổi đơn vị đo dùng một trong hai cách sau:
- Suy luận và tính toán
- Viết thêm (hoặc xóa bớt) chữ số 0
III NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ, HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU:
1 Những vấn đề bỏ ngỏ:
+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu còn hẹp
+ Kinh nghiệm tích lũy chưa nhiều
2 Hướng tiếp tục nghiên cứu:
+ Đối tượng: Tất cả các lớp trong khối cùng một năm học
+ Phạm vi: Toàn bộ nội dung “ Dạy đo đại lượng” trong chương trình Toán Tiểu học
IV NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
+ Bộ và Sở Giáo dục tăng cường phát hành những sách tham khảo về toán nói chung, về đo đại lượng nói riêng
+ Phòng Giáo dục tổ chức nhiều tiết dạy mẫu hơn nữa theo từng nội dung dạy học, từng dạng bài để mọi giáo viên được học tập
+ Trường tổ chức hội thảo rộng rãi hơn nữa về kinh nghiệm dạy-học nói chung và dạy- học Toán nói riêng để giáo viên học hỏi lẫn nhau