Phương án thay thế đó làthay thế đường cong LM, từ bỏ giả định rằng Ngân hàng trung ương đặt mục tiêuchính là cung tiền, thay bằng một giả định rằng Ngân hàng trung ương thực hiệntheo ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2KINH TẾ HỌC VĨ MÔ TRƯỜNG PHÁI KEYNES
KHI KHÔNG XÉT ĐẾN ĐƯỜNG LM Tác giả: David Romer
Hơn nửa thế kỷ nay, mô hình IS-LM được dùng như một trong những công
cụ chính trong phân tích kinh tế vĩ mô và được sử dụng để giảng dạy ở các trườngkhối kinh tế Đã có rất nhiều nhà phân tích đã đưa ra những nhược điểm của môhình IS-LM trên trong suốt thời gian qua: đó là mô hình chưa dựa trên nền tảng củakinh tế vi mô, giả định rằng giá cả cứng nhắc, không xét đến vai trò của kỳ vọng vàđơn giản hoá mối quan hệ kinh tế phức tạp của tổng cung và tổng cầu Tuy vậynhưng rất nhiều giảng viên, sinh viên và các nhà hoạch định chính sách vẫn sửdụng mô hình IS-LM này và xem nó như là khung lý thuyết để hiểu rõ về sự biếnđộng của kinh tế vĩ mô
Sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây đã tạo ra những khó khănmới khi sử dụng mô hình IS-LM Tuy những khó khăn mới này thoạt nhìn có vẻtầm thường và không trọng yếu như những vấn đề truyền thống của mô hình nhưngchúng vẫn có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng Giống như những mô hìnhkhác, IS-LM không thể bao quát hết tất cả các trường hợp của nền kinh tế Nhữnggiả định và việc đơn giản hoá mô hình để phù hợp hơn với việc phân tích các vấn
đề và mô tả các môi trường kinh tế hiệu quả hơn những mô hình khác Tuy nhiênnhững vấn đề kinh tế vĩ mô và môi trường kinh tế vĩ mô thực tế luôn biến động Ví
dụ như trong những năm 1960 và 1970, các nhà kinh tế học tranh luận với nhau vềtính hiệu quả của chính sách tiền tệ và tài khoá, là chủ đề trọng tâm của kinh tế vĩ
mô trong thời kỳ đó nhưng ngày nay việc phân tích hai chính sách trên chỉ đóngvai trò khiêm tốn trong việc phân tích các biến động ngắn hạn Hay như việc ngàynay các Ngân hàng trung ương, bao gồm luôn cả FED đã bớt đặt nặng việc quản lýcung tiền trong công tác hoạch định chính sách hơn trước kia, là môi trường mà mô
Trang 3hình IS-LM đã không còn phù hợp vì nó giả định rằng mục tiêu của Ngân hàngtrung ương là quản lý cung tiền.
Tóm lại, sự phát triển của nền kinh tế gần đây đã gây nhiều bất lợi cho môhình IS-LM Bài nghiên cứu này cho rằng đã đến lúc phải cân nhắc liệu mô hìnhIS-LM có phải là lựa chọn tốt nhất để làm một mô hình cơ bản mô tả sự biến độngngắn hạn để có thể tiếp tục sử dụng, dạy cho các sinh viên đại học và sử dụng nónhư một điểm khởi đầu để phân tích chính sách hay không Luận điểm của bài báonày không cho là vậy
Có một câu ngạn ngữ cổ nói rằng: một lý thuyết chỉ có thể bị đánh bại bởimột lý thuyết Nhiều tác giả trước đây đã chỉ ra những điểm yếu trong mô hình IS-
LM và mô tả có bao nhiêu trong số các điểm yếu đó là đặc biệt quan trọng đối vớikinh tế vĩ mô ngày nay, nhưng sẽ không thuyết phục được các nhà kinh tế từ bỏ môhình IS-LM nếu tôi không thể chỉ ra rằng có những lựa chọn thay thế cho IS-LM
để tránh gặp phải một số hoặc tất cả các nhược điểm đó, hay thậm chí dùng nó còntốt hơn IS-LM Do đó, tôi đã đưa ra các tình huống chống lại mô hình IS-LM chủyếu bằng cách trình bày một mô hình thay thế cụ thể Phương án thay thế đó làthay thế đường cong LM, từ bỏ giả định rằng Ngân hàng trung ương đặt mục tiêuchính là cung tiền, thay bằng một giả định rằng Ngân hàng trung ương thực hiệntheo chế độ lãi suất thực Cách tiếp cận mới này có nhiều ưu điểm vượt xa cáchtiếp cận truyền thống trong việc giải quyết vấn đề mà mô hình IS-LM không giảiquyết được khi giả định về mục tiêu tiền tệ của Ngân hàng trung ương Như đã mô
tả xuyên suốt bài nghiên cứu, nó tránh được các biến cố phát sinh với mô hình
IS-LM liên quan giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, giữa lạm phát so với mứcgiá; nó đơn giản hóa việc phân tích bằng cách làm cho việc nghiên cứu chính sáchtiền tệ dễ dàng hơn, bằng cách bỏ qua các tác động đồng thời và tăng động lực một
Trang 4cách đơn giản và hợp lý; và nó cung cấp các phương thức đơn giản và thực tế để
mô hình hoá cả hai tỷ giá hối đoái cố định và thả nổi
Thực tế là có một phương án thay thế xuất hiện tốt hơn mô hình IS-LMtrong phân tích kinh tế vĩ mô ngày nay không có nghĩa mô hình đó là mô hình cơ
sở tốt nhất Ngoài việc trình bày công cụ thay thế cho IS-LM, tôi cũng xem xétngắn gọn một số khả năng khác
Mô hình IS-LM
Phiên bản đơn giản nhất của mô hình IS-LM mô tả kinh tế vĩ mô bằng cách
sử dụng hai mối quan hệ liên quan đến sản lượng và lãi suất Mối quan hệ đầu tiênliên quan đến thị trường hàng hoá Một mức lãi suất cao hơn sẽ làm giảm nhu cầuhàng hóa tại một mức thu nhập nhất định Trong hầu hết các công thức của môhình, nó làm giảm nhu cầu đầu tư; khi đủ mạnh, nó cũng làm giảm nhu cầu đối vớihàng tiêu dùng lâu bền hoặc tiêu dùng nói chung Trong các phiên bản IS-LMtrong nền kinh tế mở với chế độ tỷ giá thả nổi, việc tăng lãi suất làm đồng nội tệlên giá và do đó làm giảm xuất khẩu ròng Bởi vì lãi suất cao làm giảm nhu cầutiêu dùng, nó làm giảm mức sản lượng mà tại đó số lượng đầu ra yêu cầu bằng với
số lượng sản xuất Do đó có một mối quan hệ ngược chiều giữa sản lượng đầu ra
và lãi suất Mối quan hệ này được gọi là đường cong IS; tên này xuất phát từ thực
tế là trong một nền kinh tế khép kín, cầu sản lượng đầu ra phải bằng với số lượngsản xuất, tương đương với đầu tư theo kế hoạch bằng tiết kiệm (cân bằng thịtrường hàng hoá)
Mối quan hệ thứ hai liên quan đến thị trường tiền tệ Lượng cầu tiền - haycòn gọi là nhu cầu về thanh khoản - đồng biến với thu nhập và nghịch biến với lãisuất Sự ưa thích thanh khoản kết hợp với số lượng tiền được tung ra bởi Ngânhàng trung ương xác định sự cân bằng trong thị trường tiền tệ Nếu cung tiền là cố
Trang 5định, khi tổng thu nhập tăng, và người dân cũng tăng nhu cầu thanh khoản, thì lãisuất sẽ tăng tại điểm cân bằng cung cầu tiền tệ Mối quan hệ cùng chiều giữa lãisuất và sản lượng dựa trên mối quan hệ giữa sở thích thanh khoản của cá nhân vàcung tiền của Ngân hàng trung ương được thể hiện qua đường cong LM.
Hình 1: Đường cong IS-LM.
Hai đường cong được thể hiện trong Hình 1 Điểm giao nhau của chúng chothấy chỉ có một kết hợp giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị trường hàng hóa vàthị trường tiền tệ cân bằng; do đó nó cho thấy sản lượng và lãi suất trong nền kinh
tế Sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế sẽ làm dịch chuyển đườngcong IS sang phải, và do đó làm tăng cả sản lượng và lãi suất khi nền kinh tế dichuyển đi lên dọc theo đường cong LM Quy mô ảnh hưởng lên sản lượng phụthuộc vào độ dốc của hai đường cong và khoảng cách dịch chuyển của đường cong
IS Tương tự, một sự gia tăng trong cung tiền làm dịch chuyển đường cong LM đixuống, và do đó làm giảm lãi suất; quy mô ảnh hưởng lên sản lượng phụ thuộc vào
độ dốc của đường cong và khoảng cách dịch chuyển của đường cong LM
Trang 6Phiên bản cơ bản của mô hình này giả định rằng giá cả là cố định; vì vậy nókhông thể dùng để phân tích lạm phát Điều này cho thấy không thể nhận định rằng
mô hình này liệu có "tốt" hay không khi không biết nó nhằm để giải quyết nhữngvấn đề gì Lạm phát ít được quan tâm trong những năm 1950 và đầu những năm
1960, vì thế mô hình IS-LM rất có giá trị Nhưng khi lạm phát trở nên quan trọngtrong cuối những năm 1960 và 1970, mô hình cần phải thay đổi Sự gia tăng củalạm phát dẫn tới việc mở rộng mô hình kết hợp tổng cung, cho ra mô hình IS-LM-
AS mà chúng ta sử dụng ngày nay
Đặc trưng chính của việc xét thêm tổng cung vào mô hình IS-LM là thấyđược sản lượng cao hơn dẫn đến một mức giá cao hơn Có rất nhiều cách khácnhau để xây dựng mối quan hệ này Tác động của sản lượng lên giá có thể thôngqua hoạt động trực tiếp đó là quyết định giá cả của các doanh nghiệp hoặc gián tiếpthông qua tiền lương Sự thiếu hụt hoàn toàn tính linh hoạt (điều cần thiết chođường cong AS là dốc lên chứ không phải thẳng đứng) có thể được điều chỉnh trên
cơ sở điều chỉnh chi phí, thông tin bất cân xứng hoặc thông qua hợp đồng Mức giácao hơn tại mức sản lượng tiềm năng có thể được xác định bởi tỷ lệ kỳ vọng trongtương lai, hay bởi quán tính từ các mức lạm phát trong quá khứ, hoặc là kết hợp cảhai Nhiều công thức đường AS của mô hình đã được đề xuất, nhưng tất cả đều liênquan đến mối quan hệ cùng chiều giữa sản lượng và giá cả
Do đó, mô hình IS-LM-AS bao gồm ba phương trình với 3 biến: sản lượng,lãi suất, và giá cả Biểu diễn trên một đồ thị gồm ba phương trình thì khó khăn.Mục tiêu chính là kết hợp đường cong IS và LM để có được một mối quan hệ giữasản lượng và mức giá Với cung tiền cố định - giả định cho đường cong LM - mứcgiá cao hơn làm giảm cân bằng tiền thực Như vậy, tại một mức thu nhập nhất định,lãi suất tại điểm cân bằng cung cầu tiền sẽ tăng lên Vì thế đường cong LM dịchchuyển đi lên, đường cong IS và LM giao nhau ở mức sản lượng thấp hơn trước
Trang 7Mối quan hệ nghịch đảo giữa mức giá và sản lượng được biết như là đường tổngcầu Đường tổng cầu và tổng cung xác định sản lượng và mức giá Chúng được thểhiện trong hình 2.
Đánh giá xem liệu mô hình IS-LM-AS có phải là mô hình cơ sở tốt nhất sửdụng trong phân tích các biến động ngắn hạn ngày nay hay không thì thật sai lầmkhi chỉ trích nó vì nó quá đơn giản Một mô hình phải đơn giản để phục vụ chohoạt động phân tích cơ bản, dễ hiểu Nguyên lý của mô hình IS-LM-AS là dùng đểcác sinh viên và nhà hoạch định chính sách có ít hoặc không có kinh nghiệm thựctiễn về kinh tế trước đây, sau một vài nỗ lực nghiên cứu nó sẽ nắm vững các cơchế của nó, hiểu được và có trực giác về nó, và áp dụng nó vào các tình huống mới.Thực tế mô hình này phần nào là thách thức đối với hầu hết người dùng lần đầutiên, có nghĩa là một mô hình phức tạp hơn sẽ không có lợi thế này
Do đó, câu hỏi đặt ra ở đây là liệu việc lựa chọn của mô hình IS-LM-AS vềcách xây dựng mô hình kinh tế vĩ mô đơn giản có là những gì tốt nhất để phân tíchnhững biến động ngắn hạn hiện nay Hai lựa chọn nổi tiếng nhất và gây tranh cãinhất của mô hình IS-LM-AS, tôi tin rằng, đó là cần thiết Thứ nhất là giả định rằngmức giá không điều chỉnh hoàn toàn và ngay lập tức khi có biến động Sự điềuchỉnh thiếu hoàn hảo này làm thay đổi tiền tệ ảnh hưởng đến sản lượng thực trongngắn hạn Nó cũng tạo ra một kênh thông qua đó làm thay đổi các yếu tố kháctrong tổng cầu, chẳng hạn như những thay đổi trong chi tiêu chính phủ, có tác độngthực sự Bài nghiên cứu không nhắc lại câu hỏi liệu việc điều chỉnh không hoànhảo có phải là một đặc tính quan trọng của nền kinh tế thực Nhưng quan điểm củariêng tôi là bất kỳ mô hình nào nếu không có nó thì không thể sử dụng như là một
cơ sở hợp lý để hiểu được hầu hết các biến động thực tế
Trang 8Sự lựa chọn gây tranh cãi quan trọng thứ hai của mô hình là loại bỏ nền tảngkinh tế vi mô Nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và tiền bạc, bản chất của việc điều chỉnhgiá, chỉ đơn giản là được đưa ra và bảo vệ trên cơ sở của các lập luận trực quan,chứ không phải từ phân tích các mục tiêu và khó khăn của các hộ gia đình vàdoanh nghiệp Lợi ích của việc thiếu cơ sở này là đơn giản hoá rất lớn Ngay cảnhững mô hình đơn giản nhất với nền tảng kinh tế vi mô thì khó hơn nhiều so vớicác thành phần tương ứng của IS-LM-AS Ví dụ, mô hình thu nhập vĩnh viễn vi môcủa tiêu dùng phức tạp hơn nhiều so với giả định đơn giản rằng tiêu dùng phụthuộc vào thu nhập một lần tại hiện tại Hơn nữa, dự đoán của các mô hình đơngiản nhất với nền tảng kinh tế vi mô không chính xác hơn so với các công thứctương ứng trong IS-LM-AS Ví dụ, giả thuyết thu nhập vĩnh viễn cho thấy nhữngthay đổi trong thu nhập dùng một lần hiện nay chỉ ảnh hưởng đến tiêu dùng trongphạm vi ảnh hưởng đến thu nhập vĩnh viễn, trong khi hàm lượng tiêu thụ của IS-LM-AS truyền thống ngụ ý rằng chúng có ảnh hưởng lớn trực tiếp đến tiêu dùng.
Do đó chuyển từ giả định trong IS-LM-AS sang một công thức tương đối đơn giảndựa trên tối ưu hóa giữa các công thức có ít hoặc không có lợi gì về mặt hiện thựcnhưng lại tốn kém Sự đánh đổi này diễn ra tương tự cho việc phân tích nhu cầuđầu tư, nhu cầu tiền tệ, tính cứng nhắc về giá cả, và nhiều những giả định về cácnền tảng kinh tế vi mô: thậm chí việc phân tích các mô hình đơn giản nhất còn khóhơn so với các thành phần của IS-LM-AS, và rõ ràng không thực tế hơn
Trang 9Hình 2: Đường AS - AD
Tuy nhiên khi chúng ta chuyển các tính năng cơ bản của mô hình IS-LM-ASsang các mục tiêu phân tích cao hơn thì thành tích của nó trở nên không rõ ràng.Bài nghiên cứu đã cho thấy ba khía cạnh của mô hình đó là sự khó khăn, khôngnhất quán và không thực tế Thứ nhất là “lãi suất”, trên thực tế lãi suất khác nhau
có liên quan đến các phần khác nhau của mô hình: lãi suất thực có liên quan đếnnhu cầu về hàng hoá và do đó có đường cong IS, trong khi lãi suất danh nghĩa liênquan đến nhu cầu về tiền và do đó có đường cong LM Thứ hai, đường cong tổngcung và tổng cầu là mối quan hệ giữa sản lượng và mức giá, trong khi những gìchúng ta thường quan tâm liên quan đến sản lượng và lạm phát Ví dụ, Hoa Kỳ thờihậu chiến, các cú sốc tiêu cực về tổng cầu đã dẫn tới sự sụp đổ của lạm phát, chứkhông phải là sự sụt giảm trong mức giá Thứ ba, như đã đề cập ở đầu, mô hình IS-
LM giả định rằng Ngân hàng trung ương thiết lập một mức cung tiền cố định.Nhưng ngày nay hầu hết các Ngân hàng trung ương ít quan tâm đến cung tiềntrong khi làm chính sách
Trang 10Phần tiếp theo mô tả một mô hình thay thế cụ thể cho mô hình IS-LM-AS.Giống như IS-LM-AS, các phương án thay thế đều có giả định điều chỉnh khônghoàn hảo và thiếu cơ sở kinh tế vi mô Sự thay đổi chính là nó thay thế giả địnhrằng ngân hàng trung ương đặt mục tiêu cung tiền với một giả định là ngân hàngtrung ương tuân theo một chế độ lãi suất đơn giản.
Bài nghiên cứu này trình bày các đặc điểm cơ bản của cách tiếp cận mới, sosánh nó với IS-LM-AS, và giải thích lý do tại sao tôi tin rằng nó thích hợp hơn
Mô hình IS-MP-IA
Chính sách tiền tệ
Giả định chính của cách tiếp cận mới là ngân hàng trung ương thực hiệntheo quy luật lãi suất thực; có nghĩa là, ngân hàng trung ương hành động để làmcho lãi suất thực phản ánh được các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát và sảnlượng Giả định tốt hơn về cách các ngân hàng trung ương vận hành so với giả địnhrằng họ tuân theo quy tắc cung tiền Các ngân hàng trung ương ở hầu hết các nướccông nghiệp tập trung vào lãi suất cho vay giữa các ngân hàng trong quá trìnhhoạch định chính sách ngắn hạn của họ Ví dụ tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang thựchiện chính sách tiền tệ chủ yếu bằng cách kiểm soát lãi suất liên bang
Có sự phân chia rạch ròi giữa lãi suất và cung tiền là một điều tốt Ví dụ, nếungân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất cho vay liên ngân hàng để duy trì cungtiền càng gần càng tốt với một mục tiêu ngoại sinh thì người ta nói họ đang theochính sách kiểm soát cung tiền Nhưng hầu hết các ngân hàng trung ương đềukhông hành xử theo cách này Tại Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang lựa chọn lãi suấtliên bang để đạt được mục tiêu lạm phát và sản lượng, và tổng cung tiền đóng vaitrò rất nhỏ trong những lựa chọn đó Quả thực, sự thiết lập của Quỹ Dự trữ Liên
Trang 11bang trong 15 năm qua được mô tả rõ ràng bằng một hàm phản ứng chính sách đơngiản về lạm phát và sản lượng (Taylor, 1993).
Điều này cũng đúng ở các nước khác Ngay cả ở Đức, nơi có các mục tiêuquản lý tiền tệ bắt đầu từ năm 1975 và khi mà các mục tiêu đó đóng vai trò chínhtrong các cuộc thảo luận chính sách chính thức, thì chính sách từ những năm 1970đến những năm 90 đã được mô tả tốt hơn bởi một quy định về lãi suất nhằm mụctiêu chính sách kinh tế vĩ mô hơn là nhắm mục tiêu quản lý tiền tệ Các mục tiêutiền tệ của Bundesbank được gắn liền với các mục tiêu lạm phát cơ bản, và ngầmđịnh với mục tiêu sản lượng và tỷ giá hối đoái Bundesbank đã sẵn sàng bỏ lỡ cácmục tiêu về tiền tệ khi nó mâu thuẫn với những mục tiêu kinh tế vĩ mô đó Kết quả
là người ta có thể đưa ra một mô tả tuyệt vời về chính sách tiền tệ của Đức trong
25 năm qua về điều chỉnh lãi suất của Bundesbank đối với lạm phát, sản lượng và
tỷ giá hối đoái, còn kiểm soát cung tiền chỉ có vai trò thứ yếu
Cuối cùng, sự thống trị của lãi suất so với kiểm soát cung tiền trong việcthực hiện chính sách tiền tệ không phải là một hiện tượng mới đây Ví dụ ở Hoa
Kỳ, chỉ trong giai đoạn 1979-1982, kiểm soát cung tiền mới đóng vai trò quantrọng trong chính sách Thật vậy, một phần thiết yếu của việc phê bình chính sáchtiền tệ truyền thống đó là các ngân hàng trung ương đã không nhắm đến mục tiêucung tiền
Phần thảo luận dưới đây cho thấy những thuận lợi, ưu điểm của cách tiếpcận mới so với mô hình IS-LM-AS:
Thuận lợi 1 Giả định rằng ngân hàng trung ương thực chú trọng việc kiểm
soát lãi suất là thực tế hơn so với giả định rằng họ nhằm vào quản lý nguồn cung tiền.
Trang 12Do đặc điểm này, chúng ta có thể sử dụng mô hình để thảo luận về các chínhsách Ví dụ, các bài viết có tiêu đề về các quyết định của ngân hàng trung ương cóliên quan lãi suất được phổ biến hơn nhiều so với bài viết viết về mục tiêu quản lýcung tiền của họ.
Một đặc điểm quan trọng của cách tiếp cận mới là người ta sử dụng lãi suấtthực Hầu hết các ngân hàng trung ương sử dụng lãi suất liên ngân hàng danh nghĩanhư một công cụ ngắn hạn của họ Tuy nhiên, có hai lý do để tập trung vào lãi suấtthực
Lý do đầu tiên là tính thực tiễn Khi ngân hàng trung ương đang ấn định lãisuất danh nghĩa, một sự gia tăng lạm phát kỳ vọng sẽ làm giảm lãi suất thực chođến khi ngân hàng điều chỉnh lại lãi suất danh nghĩa Như vậy trong thời gian rấtngắn, lãi suất danh nghĩa cung cấp một mô tả tốt hơn về hành vi của các ngân hàngtrung ương hơn là một lãi suất thực Nhưng các ngân hàng trung ương thườngxuyên kiểm tra lại lựa chọn của họ về lãi suất danh nghĩa Khi họ quyết định thayđổi lãi suất danh nghĩa mục tiêu, họ sẽ thay đổi lạm phát kỳ vọng; do đó họ cóquyết định làm thế nào để thiết lập lãi suất thực Ví dụ, Cục dự trữ liên bang tănglãi suất liên bang danh nghĩa ít nhất một lần với sự gia tăng lạm phát kỳ vọng một
số giai đoạn quan trọng trong những năm 1980 (Goodfriend, 1993) Một khi chúng
ta xem xét các trường hợp dài hạn, việc sử dụng lãi suất thực là thực tế hơn sửdụng lãi suất danh nghĩa
Lý do thứ hai cho giả định rằng ngân hàng trung ương thực hiện chính sáchtheo lãi suất thực là sử dụng lãi suất thực rất quan trọng đối với sự đơn giản hóa vàtính gắn kết của mô hình Trong mô hình IS-LM, bởi vì lãi suất thực có liên quanđến đường cong IS và lãi suất danh nghĩa liên quan đường cong LM, sự thay đổitrong lạm phát kỳ vọng sẽ làm dịch chuyển một trong những đường cong: là đường
Trang 13LM dịch chuyển nếu nằm trong đồ thị sản lượng – lãi suất thực, là đường cong ISnếu nó nằm trong đồ thị sản lượng – lãi suất danh nghĩa Khi cho yếu tố lạm phátvào mô hình, ta phải xác định lạm phát kỳ vọng và sự dịch chuyển của đường congnày liên quan đến đường cong khác Nhưng cố gắng để phát triển một mô hìnhtheo hướng này sẽ dẫn đến một công thức quá phức tạp để giải thích Kết quả là,người ta quy ước mô hình IS-LM lấy lạm phát kỳ vọng như biến ngoại sinh.
Bằng cách giả định rằng chính sách tiền tệ tập trung vào lãi suất thực, cáchtiếp cận mới tránh được những khó khăn này Với giả thiết này, vấn đề lạm phát kỳvọng chỉ là vấn đề kỹ thuật mà ngân hàng trung ương phải đối mặt để điều chỉnhcung tiền theo chế độ lãi suất thực Không khó để mô tả lạm phát kỳ vọng ảnhhưởng đến nhiệm vụ này như thế nào Như vậy lợi thế thứ hai của cách tiếp cậnmới xuất hiện:
Thuận lợi 2 Cách tiếp cận mới mô tả chính sách tiền tệ theo chế độ lãi suất
thực.
Khi điều hành theo chế độ lãi suất thực dùng để kiểm soát lạm phát, mụctiêu lãi suất thực phải phụ thuộc vào lạm phát Ví dụ, việc cố định lãi suất thực sẽtạo ra sự bùng bổ của lạm phát hoặc giảm phát, trừ khi lãi suất cố định bằng với lãisuất mà tại đó sản lượng đạt đến mức sản lượng tiềm năng Khó khăn này là một ví
dụ cụ thể của kết quả chung rằng chính sách tiền tệ phải có một neo danh nghĩa đểgiữ các biến định danh khỏi sự tăng hoặc giảm không giới hạn
Chế độ lãi suất thực đơn giản nhất là mức làm cho lãi suất thực chỉ là mộthàm lạm phát: r = r(p), với giả định hàm tăng Ngụ ý của nguyên tắc này khá đơngiản Ngân hàng trung ương muốn có lạm phát thấp và sản lượng cao Khi lạm phátcao, họ lo ngại về lạm phát hơn và do đó, họ chọn một lãi suất thực cao để giảmsản lượng và qua đó làm giảm lạm phát Khi lạm phát thấp, họ không còn quan tâm
Trang 14đến lạm phát, và như vậy họ chọn một lãi suất thực thấp để tăng sản lượng Lãisuất thực này thay thế đường cong LM của các mô hình Keynes thông thường.
Thảo luận này cho thấy thuận lợi thứ ba:
Thuận lợi 3 Một chế độ lãi suất thực thì đơn giản hơn so với đường cong
LM.
Lãi suất thực là một giả định trực tiếp về hành vi của ngân hàng trung ương,trong khi đường cong LM bắt nguồn từ phân tích về thị trường tiền tệ Với phươngpháp tiếp cận mới, người ta có thể nhận biết những vấn đề quan trọng nhanh hơn,
dễ dàng hơn và trực tiếp thảo luận về cơ chế mà ngân hàng trung ương kiểm soátlãi suất thực như thế nào mà không cần xét đến thị trường tiền tệ
Hình 3: Đường IS-MP
Trang 15Theo giả thiết, sự gia tăng lạm phát khiến cho ngân hàng trung ương tăng lãisuất thực Do đó đường cong MP dịch chuyển đi lên Sự dịch chuyển này đượchiển thị trong đồ thị trên của Hình 4 Nền kinh tế đi lên theo đường cong IS, và do
đó sản lượng giảm Như vậy, có một mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát vàsản lượng; điều này được thể hiện ở đồ thị dưới của hình Vì vậy mối quan hệ nàytóm tắt nhu cầu của nền kinh tế, nên gọi nó là đường tổng cầu Nó khác với đườngcầu tổng hợp theo phương pháp tiếp cận truyền thống Ở đây, sự gia tăng lạm phátlàm cho ngân hàng trung ương tăng lãi suất thực, vì thế làm giảm sản lượng TrongIS-LM, ngược lại, một mức giá cao hơn làm giảm nguồn cung tiền thực, và do đótăng lãi suất cân bằng ở một mức sản lượng cho trước
Thảo luận này cho thấy lợi thế thứ tư của cách tiếp cận mới:
Lợi thế 4 Trong cách tiếp cận mới, đường tổng cầu liên quan lạm phát và
sản lượng.
Trong cách tiếp cận AD-AS truyền thống, đường tổng cầu liên quan đến giá
cả và sản lượng Điều này ngụ ý rằng cú sốc tổng cầu tiêu cực không thực sự dẫntới một mức giá thấp hơn, nhưng mức giá thấp chính là nguyên nhân xảy ra cú sốccầu Điểm này bị bỏ qua hoàn toàn trong một số phương pháp Rất dễ nhầm lẫn về