1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận môn tài chính quốc tế mức giá cố định mô hình mundell fleming

27 725 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 619,5 KB

Nội dung

Sau đó, thu nhập cao hơn phải gắn với lãi suất cao hơn đểgiữ cho cán cân thanh toán cân bằng.Hình 6.1 chính sách tiền tệ mở rộng theo tỷ giá hôi đoái thả nổi trong mô hình Mundell-Flemin

Trang 2

Mục lục

6.1 Thiết lập các giải định: (Setting) 4

6.1.1 Nền kinh tế trong nước: (Domestic economy) 4

6.1.2 Cán cân thanh toán quốc tế: (Balance of payments) 4

6.1.3 Vị trí cán cân thanh toán: (Balance of payments locus) 6

6.2 Trạng thái cân bằng: (Equilibrium) 8

6.3 Chính sách tiền tệ mở rộng với tỷ giá hối đoái thả nổi: (Monetary expansion with a floating exchange rate) 9

6.4 Chính sách tài khoá mở rộng với tỷ giá hối đoái thả nổi: (Fiscal expansion with a floating exchange rate) 10

6.5 Chính sách tiền tệ mở rộng với tỷ giá hối đoái cố định: (Monetary expansion with a fixed exchange rate) 13

6.6 Chính sách tài khoá mở rộng với tỷ giá hối đoái cố định: (Fiscal expansion with a fixed exchange rate) 15

6.7 So sánh mô hình tiền tê và mô hình Mundell-Fleming:

(The monetary model and the Mundell–Fleming model compared) 17 6.7.1 Mức giá: (Price level) 17

6.7.2 Thu nhập: (Income) 17

6.7.3 Lãi suất và kỳ vọng: (Expectations and interest rates) 18

6.7.4 Khối vốn và Dòng vốn: (Stocks and flows) 18

6.8 Dẫn chứng 20

6.9 Kết luận 22

Trang 3

CHƯƠNG 6:

GIÁ CỐ ĐỊNH: MÔ HÌNH MUNDELL-FLEMING

Phần giới thiệu

Trong chương 5, chúng ta đã tìm hiểu cách thức xác định tỷ giá hối đoái khi mức giá

là hoàn toàn linh hoạt Trong chương này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu ở khía cạnh ngượclại, đó là: Điều gì sẽ xảy ra khi mức giá được cố định hoàn toàn?

Mô hình Mundell-Fleming (M-F) tán thành quan điểm truyền thống của Keynesian,cho rằng tổng cung có vai trò thụ động trong việc ấn định mức giá, trong khi các biếnđộng trong tổng cầu xác định mức độ hoạt động của nền kinh tế Điều này thể hiện rõ nhấtvào những năm 1960, đặc biệt là trong các lĩnh vực hoạch định chính sách, tập trung vàocác câu hỏi liên quan đến sự kết hợp tối ưu giữa các biện pháp tài chính và tiền tệ trongviệc quản lý cầu của một nền kinh tế mở

Vào thời điểm mô hình M-F đã được phát triển, hệ thống Bretton Woods ít nhiềuvẫn chưa bị bác bỏ, chí ít là trong thị trường tiền tệ (mặc dù hệ thống Bretton Woods chưabao giờ được xem là sự hỗ trợ phổ biến cho giới học giả) Không ngạc nhiên khi hầu hết

sự chú ý tập trung vào các kết luận của nó về tỷ giá hối đoái cố định Trong chương này,chúng ta sẽ tìm hiểu phân tích M-F ở cả tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi

Như chúng ta sẽ thấy, phương pháp tiếp cận đặc trưng trong M-F là nhấn mạnh vàocác điều kiện khác nhau trong việc xác định sự cân bằng hiện tại, và trong dòng vốn ròng Trong Phần 6.1, đưa ra bối cảnh và các giả định rõ rãng, trong phần tiếp theo, mô tả

sự cân bằng ban đầu Bốn phần tiếp theo (6,3 đến 6,6) phân tích kết quả của các nghiêncứu về những chính sách sau: chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng theo tỷ giá thả nổi vàcác đánh giá tương tự trong tỷ giá cố định Phần 6.7 đưa ra các so sánh và các tương phảngiữa mô hình M-F với mô hình tiền tệ

Trang 4

6.1 Thiết lập các giả định: (Setting)

Mô hình M-F được thiết lập trong bối cảnh của một mô hình kinh tế vĩ mô, chỉ đơngiản là một trường hợp đặc biệt được tham khảo như của Keynesian trong Chương 4 Vì

lý do đó, chúng ta sẽ giới hạn việc trình bày ở đây để tóm tắt ngắn gọn

6.1.1 Nền kinh tế trong nước: (Domestic economy)

Chúng ta bắt đầu từ phía cung của nền kinh tế, được giả định như sau:

Giả định 6.1 Đường tổng cung nằm ngang

Ngụ ý ở đây là gánh nặng của việc điều chỉnh các biến động tổng cầu phụ thuộc vàomức độ hoạt động nền kinh tế (y) chứ không phải ở mức giá (P) Chúng ta đơn giản hóacác vấn đề bằng cách thiết lập P = 1 Vì vậy, trong suốt chương này, M thể hiện cả cungtiền danh nghĩa và cung tiền thực

Điều này có nghĩa là trong khi phân tích chúng ta tập trung vào phía cầu của nềnkinh tế Trên thực tế, vì sản lượng điều chỉnh thụ động, chúng ta chỉ cần xem xét trongkhuôn khổ IS-LM (xem Phần 4.1) với tổng cầu đã được xác định

6.1.2 Cán cân thanh toán quốc tế: (Balance of payments)

Nét đặc biệt của mô hình M-F là sự đặc tả các nhân tố bên ngoài của nền kinh tế Cụthể, sự cân bằng hiện tại không phụ thuộc vào tài khoản vốn, do đó để đạt được cân bằngtổng thể cần phải tiến tới việc điều chỉnh nền kinh tế trong nước

* Tài khoản vãng lai:

Với tài khoản vãng lai, bắt đầu với giả định như sau:

Giả định 6.2: PPP không có hiệu lực, kể cả trong dài hạn Thay vào đó, mức độ

thặng dư tài khoản vãng lai phụ thuộc một cách tích cực (đồng biến) vào tỷ giá hối đoái(thực) và phụ thuộc một cách tiêu cực (nghịch biến) vào thu nhập (thực)

Thặng dư tài khoản vãng lai (B), được tính:

Trang 5

Có một số yếu tố ngoại sinh khác có thể được kết hợp vào Phương trình 6.1: những

cú sốc đến thị hiếu quốc tế, những cú sốc đến nhu cầu xuất khẩu

* Tài khoản vốn:

Lãi suất đóng vai trò trung tâm trong mô hình M-F Trong trường hợp của cán cânthanh toán, có hai giả định sau đây:

Giả định 6.3 Các kỳ vọng về tỷ giá hối đoái là không đổi

Giả định 6.4 Sự luân chuyển vốn kém hoàn hảo

Trong Chương 3, chúng ta đã xem xét những hàm ý của sự luân chuyển vốn hoànhảo Trong bối cảnh của mô hình Mundell-Fleming, sự luân chuyển vốn hoàn hảo đượccoi là một trường hợp đặc biệt Nói chung, sự khác biệt về lãi suất quốc tế được cho lànguyên nhân gây ra các dòng vốn đi vào hoặc đi ra khỏi một quốc gia

Như chúng ta đã thấy trong chương 3, việc luân chuyển vốn không hoàn hảo là điểmkhởi đầu cho nguồn cung giới hạn của các quỹ kinh doanh chênh lệch giá Có thể lậpluận rằng, với lo ngại rủi ro, dòng tiền chảy vào nước sở tại sẽ làm tăng phần bù rủi ro đốivới chứng khoán bằng đồng nội tệ và đối với dòng tiền ra nước ngoài thì theo chiều ngượclại

Trang 6

Nói cách khác, nếu chúng ta ấn định r* (lãi suất nước ngoài), thì ta có:

Điều này chỉ đơn giản nói rằng dòng vốn vào ròng của Anh (K) là một hàm đồngbiến khi lãi suất trong nước lớn hơn lãi suất của Hoa Kỳ, bao gồm bất kỳ mức giảm giá dựkiến trong giá trị của đồng bảng Anh

6.1.3 Vị trí cán cân thanh toán: (Balance of payments locus)

Sự cân bằng cán cân thanh toán (BP) được tạo ra khi dòng vốn trên các sàn giao dịchchỉ đủ để bù đắp cho thâm hụt tài khoản vãng lai

Theo cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn, cán cân thanh toán phải luôn ở trạngthái cân bằng Điều này có nghĩa là tổng thặng dư của tài khoản vãng lai và tài khoản vốnphải bằng không, nói cách khác, một thặng dư trong tài khoản này phải được cân bằng bởimột thâm hụt ở tài khoản kia

Nếu chúng ta kết hợp hai phương trình 6.1 và 6.2 của tài khoản vãng lai và tài khoảnvốn tương ứng, thì một cơ chế thả nổi hoàn toàn đòi hỏi phải có điều kiện sau trong mọithời điểm:

B( y, S) + K(r) = 0 (6.3)

Hoặc được viết lại đầy đủ hơn như sau:

F( y, S, r) = 0 F y < 0 Fs > 0 F r > 0 (6.4)

Mối quan hệ này được hiển thị trong hai biểu đồ hình 6.1

Trong hình 6.1(b), đường BP mô tả sự kết hợp của y và r tương ứng với sự cân bằng

cán cân thanh toán đối với các giá trị khác nhau của S Các đường này dốc lên, bởi vì thunhập tăng tại bất kỳ tỷ giá hối đoái đã cho, tài khoản vãng lai sẽ giảm giá trị do nhu cầunhập khẩu tăng lên Để duy trì trạng thái cân bằng, tài khoản vốn phải được cải thiện Cầnphải có sự cải thiện dòng tiền ròng trên khắp các sàn giao dịch, điều này chỉ có thể đạt

Trang 7

được nhờ tăng lãi suất ở Anh Sau đó, thu nhập cao hơn phải gắn với lãi suất cao hơn đểgiữ cho cán cân thanh toán cân bằng.

Hình 6.1 chính sách tiền tệ mở rộng theo tỷ giá hôi đoái thả nổi trong mô hình

Mundell-Fleming

Mức độ tăng lãi suất là cần thiết để bù đắp một sự gia tăng nhỏ trong thu nhập, điềunày phụ thuộc vào độ co giãn lãi suất của dòng vốn ròng Độ co giãn càng lớn, thì độ dốccàng giảm Với sự luân chuyển vốn hoàn hảo, một sự gia tăng nhỏ trong lãi suất cũng đủ

để kích thích một dòng vốn dồi dào, khi đó đường BP hoàn toàn nằm ngang

Mặt khác, sự gia tăng trong S (tức đồng bảng Anh giảm giá) làm tài khoản vãng laithặng dư lớn hơn hoặc thâm hụt nhỏ hơn tại bất kỳ mức độ hoạt động (y) của nền kinh tế,dẫn đến một dòng vốn ròng chảy vào nhỏ hơn, và làm giảm lãi suất Vì vậy, khi S tăng

Trang 8

làm đường BP dịch chuyển xuống về bên phải Trường hợp ngoại lệ là khi đường BP nằmngang, nó không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong tỷ giá hối đoái.

Hình 6.1 cũng theo dõi cán cân thanh toán cân bằng trong sơ đồ (a) và (c) Đường

TT là hiển thị của công thức 6.1, nó giống bề ngoài với đường PPP của Chương 5, tuynhiên, nó khác ở đây là mức giá không đổi Tương tự như vậy, đối với nền kinh tế trongnước, các nhân tố bao gồm thu nhập và tỷ giá hối đoái quyết định mức cân bằng tài khoảnvãng lai Thu nhập càng cao thì tỷ giá hối đoái cũng phải tăng theo (tức là giá trị của đồngbảng Anh thấp hơn) để đảm bảo cân bằng tài khoản vãng lai

Lưu ý rằng ngay cả trong cơ chế thả nổi hoàn toàn, nền kinh tế không cần chú ý đếnđường TT, bởi vì chúng ta không đòi hỏi tài khoản vãng lai tiến tới cân bằng trong ngắn hạnhoặc dài hạn Chúng ta chỉ nhấn mạnh rằng bất kỳ thâm hụt (hay thặng dư) tài khoản vãng lainào sẽ được bù đắp bởi khoản thặng dư (hoặc thâm hụt) của tài khoản vốn tương đương.Hình 6.1(a) biểu thị phương trình 6.4 trong không gian (r, S) Cân bằng cán cânthanh toán liên quán đến lãi suất cao hơn (một tài khoản vốn thuận lợi hơn) với một mứcgiá ngoại tệ thấp hơn (và dẫn đến một khu vực nước ngoài kém cạnh tranh hơn) Vì vậy,đường FF nghiêng xuống ở một mức thu nhập nhất định Khi thu nhập tăng, nó chuyểnsang bên phải, để đạt trạng thái cân bằng đòi hỏi một sự sụt giảm để bù đắp cho nhu cầunhập khẩu

Một lần nữa, FF là đường thẳng nằm ngang nếu vốn là hoàn toàn di động và do đókhông có sự thay đổi khi thu nhập tăng lên

6.2 Trạng thái cân bằng: (Equilibrium)

Để thuận tiện, chúng ta bắt đầu ở trạng thái cân bằng trong hình 6.1 tại các điểm A,

a và E

Tại lãi suất r0 và tỷ giá hối đoái S0, cán cân thanh toán ở trạng thái cân bằng, điểm a

và A nằm trên đường FF và BP tương ứng Tại tỷ giá hối đoái thực, thị trường hàng hoá

Trang 9

thể hiện ở đường IS(S0), do đó, sự kết hợp (r0, y0) là phù hợp với các cân bằng tổng thểcủa nền kinh tế trong nước.

Theo dõi mức thu nhập giảm từ y0 ở đường 45° trong hình 6.1(d) và đối chiếu quađường TT, chúng ta thấy tại điểm E không có sự thâm hụt tài khoản vãng lai trong sự kếthợp giữa tỷ giá - thu nhập này, và không hiện tượng dòng vốn đi ra hay đi vào trong nước

6.3 Chính sách tiền tệ mở rộng với tỷ giá hối đoái thả nổi: (Monetary expansion with a floating exchange rate)

Bây giờ xem xét các tác động của chính sách tiền tệ mở rộng, ví dụ như tăng gấp đôilượng cung tiền Điểm đầu tiên cần lưu ý là, vì mức giá được cố định bởi đường tổngcung nằm ngang, nên sự gia tăng trong cung tiền danh nghĩa là tương đương với một giatăng trong cung tiền thực Do đó, Hình 6.1(b) đường LM dịch chuyển vĩnh viễn sang phải,dẫn đến lãi suất giảm

Vậy nó phải giảm đến khi nào? Thoạt nhìn, câu trả có thể là đến vị trí r2 Nhưng điềunày không chính xác vì một số lý do: Ở điểm C, cấn cân thanh toán không đạt trạng tháicân bằng bởi vì, với lãi suất thấp hơn, dòng vốn ròng nhỏ hơn so với trước khi mở rộngcung tiền Hơn nữa, khi y lớn hơn, mức cân bằng tài khoản vãng lai giảm (làm cho BOPgiảm) Với hai lý do trên, ở điểm C cán cân thanh toán mất cân bằng

Rõ ràng tỷ giá hối đoái cần phải tăng Đưa đến kết luận rằng giá trị của đồng bảng

Anh cần phải giảm để làm cho tài khoản vãng lai cân bằng Tuy nhiên, điều này là không chính xác vì chúng ta đưa ra các điều kiện để phân tích, với điều kiện ban đầu là số

dư tài khoản vãng lai bằng không – vì vậy không cần điều kiện này để đạt được trạng

Trang 10

ngoài được trở lại trạng thái cân bằng, theo hai cơ chế: sự tăng trở lại của lãi suất có tácdụng giảm bớt thâm hụt tài khoản vốn, thặng dư tài khoản vãng lai được tạo ra bởi sự sụtgiảm trong đồng tiền đủ để bù đắp cho khoản thâm hụt.

Lưu ý rằng thặng dư tài khoản vãng lai (tại F) là kết quả từ một ảnh hưởng tích cực,

từ sự gia tăng S, và một ảnh hưởng tiêu cực từ sự gia tăng trong y Như vậy, hiệu quảđược giả định từ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cả hai yếu tố

Trong trường hợp hạn chế khả năng luân chuyển vốn hoàn hảo, không thể giảm lãisuất, do đó toàn bộ gánh nặng của việc điều chỉnh khu vực bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến tỷgiá hối đoái Kết quả là sự gia tăng cả về thu nhập và giá đồng đô la

Kết luận 6.1 Trong mô hình M-F với một tỷ giá hối đoái thả nổi, một sự gia tăng

cung tiền gây ra:

- Một sự sụt giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá hối đoái

- Một sư gia tăng trong thu nhập

- Một sự giảm trong tỷ lệ lãi suất, vốn cung cấp không hoàn toàn lưu động

- Tài khoản vãng lai được cải thiện (thặng dư) trong cán cân thanh toán

Chú ý kết luận đầu tiên mang tính định tính giống như trong mô hình tiền tệ, mặc dùkhông có lý do để giả định rằng sự sụt giảm sẽ tương ứng với việc tăng cung tiền Tương

tự như vậy, tăng thu nhập cũng không gây ngạc nhiên

6.4 Chính sách tài khoá mở rộng với tỷ giá hối đoái thả nổi: (Fiscal expansion with a floating exchange rate)

Hình 6.2 minh họa tác động của việc mở rộng tài khóa, hay nói cách khác, sự giatăng chi tiêu của chính phủ (từ G0 đến G1) với một cung tiền không thay đổi

Trong trường hợp này, với một cung tiền cố định và mức giá không đổi, đường LMtrong hình 6.2(b) không di chuyển Việc nới lỏng tài khoá làm thay đổi đường cong ISsang phải, thông qua việc bơm tiền vào dòng chảy chi tiêu Tuy nhiên, như chúng ta giả

Trang 11

định tiền in bị loại trừ, chính phủ chỉ có thể tài trợ thêm cho chi tiêu bằng cách đi vay Vìthị trường tiền tệ và tín dụng đang trong trạng thái cân bằng, việc vay thêm chỉ có thể thựchiện được với tỉ lệ lãi suất cao hơn Cho thấy rằng tác động của chính sách này là để tăngthu nhập và lãi suất.

Điểm C của hình 6.2(b), nơi IS (G1,S0) cắt đường LM ban đầu, không phù hợp vớitrạng thái cân bằng trong khu vực bên ngoài Lãi suất cao hơn hàm ý một dòng tiền chảyvào London, một mức cầu vượt mức đối với đồng bảng Anh Sự sụt giảm trong tài khoảnvãng lai không hẳn bắt nguồn từ sự gia tăng thu nhập

Do đó, đồng bảng Anh được đánh giá cao, khi người Mỹ cho chính phủ Anh vayvới lãi suất mới hấp dẫn Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, hàng hóa của Anh trở nên kém hấpdẫn đối với người nước ngoài, làm dịch chuyển đường IS về phía bên trái và đẩy lãi suấthướng về mức trước khi nới lỏng tài khoá

Quá trình kết thúc khi sự kết hợp của tỷ giá hối đoái và lãi suất được khôi phục ởmức cân bằng trong nước tại điểm B, trên đường IS(G1,S1) trong Hình 6.2(b) Trong khuvực bên ngoài (Hình 6.2(c)), kết quả (tại F) là thâm hụt tài khoản vãng lai, nhờ vào tăngthu nhập, và đặc biệt là tăng giá trị của đồng bảng Anh

Trang 12

Hình 6.2 Nới lỏng tài khoá dưới cơ chế tỷ giá thả nổi trong mô hình Mundell-Fleming

Trường hợp luân chuyển vốn hoàn hảo đặc biệt thú vị Khi đường cong BP và FFđều nằm ngang, đường IS không thể di chuyển được tạm thời Lý do là cả đường BP và

LM không bị ảnh hưởng bởi sự xáo trộn, sự kết hợp lãi suất và thu nhập cân bằng khôngthể thay đổi - hệ thống phải ở điểm A trong sơ đồ IS-LM (Hình 6.2(b)) Xét trên khíacạnh thị trường tiền tệ, với lãi suất bị ràng buộc bởi các yếu tố ngoại thương, và cung tiềnthực không thay đổi, có một mức thu nhập duy nhất phù hợp với sự cân bằng Tỷ giá hốiđoái phải thay đổi để giữ đường cong IS không thay đổi, nghĩa là đủ để bù đắp lại hiệuquả nới lỏng trong tăng chi tiêu của chính phủ

Do đó, với việc luân chuyển vốn hoàn hảo, hiệu ứng lấn át diễn ra hoàn toàn Toàn

bộ sự gia tăng trong chi tiêu của chính phủ được trung hoà bởi sự sụt giảm nhu cầu từ khuvực bên ngoài của nền kinh tế Nói cách khác, với mức lãi suất được giữ vững trên thịtrường vốn quốc tế, gánh nặng điều chỉnh hoàn toàn dựa vào tỷ giá hối đoái, nó phải đủ

để gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai bằng với sự gia tăng chi tiêu ngân sách Trong giớihạn của dòng tiền, toàn bộ sự gia tăng chi tiêu của chính phủ được tài trợ bằng vay từ

Trang 13

nước ngoài Do đó, Cứ mỗi đồng bảng Anh được chính phủ chi thêm sẽ cộng 1 đồngBảng vào thặng dư tài khoản vốn, mức cân bằng đòi hỏi phải được bù đắp bởi cùng mộtlượng hàng nhập khẩu ròng của hàng hoá và dịch vụ Cầu được đẩy trở lại mức ban đầu,

và tác động của việc chi tiêu tài chính đến sản lượng là không

Kết luận 6.2: Trong mô hình M-F với một tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách nới

lỏng tài khoá gây ra:

- Một sự đánh giá cao đồng nội tệ trong tỷ giá hối đoái

- Một mức tăng trong thu nhập, vốn cung cấp không hoàn toàn lưu động

- Một sự gia tăng trong lãi suất, vốn cung cấp không hoàn toàn lưu động

- Một sự suy giảm trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán

Chú ý rằng, theo như cân nhắc các chính sách có liên quan, kết quả của việc nớilỏng cầu thấp hơn so với việc dự đoán trên cơ sở phân tích nền kinh tế đóng Lý do, nềnkinh tế khép kín được bổ sung thêm mức gia tăng giá trị của tỷ giá hối đoái trong nước,làm tăng thêm chi tiêu - lần này là do người nước ngoài xuất khẩu sang Anh

Kết luận rút ra từ mô hình Mundell –Fleming:trong một cơ chế tỷ giá thả nổi, chínhsách tiền tệ mạnh mẽ hơn so với chính sách tài khóa

6.5 Chính sách tiền tệ mở rộng với tỷ giá hối đoái cố định: (Monetary expansion with a fixed exchange rate)

Bây giờ chúng ta chuyển sự chú ý sang chế độ tỷ giá hối đoái cố định, để xem nhữngkết luận của chúng ta cần phải thay đổi như thế nào

Trong Hình 6.3(b), cân bằng ban đầu ở A cũng tương tự như trong trường hợp tỷ lệthả nổi Để thấy sự khác biệt, một đường thẳng đứng đã được vẽ tại tỷ giá hối đoái cốđịnh Q trong cả hai Hình 6.3(a) và (c)

Bây giờ hãy xem xét tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ hoàn toàn, hoặc chínhxác hơn là việc mở rộng tín dụng trong nước từ DC0 đến DC1

Ngày đăng: 25/09/2017, 10:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

MÔ HÌNH MUNDELL-FLEMING - Tiểu luận môn tài chính quốc tế mức giá cố định mô hình mundell fleming
MÔ HÌNH MUNDELL-FLEMING (Trang 1)
Hình 6.1 chính sách tiền tệ mở rộng theo tỷ giá hôi đoái thả nổi trong mô hình Mundell-Fleming - Tiểu luận môn tài chính quốc tế mức giá cố định mô hình mundell fleming
Hình 6.1 chính sách tiền tệ mở rộng theo tỷ giá hôi đoái thả nổi trong mô hình Mundell-Fleming (Trang 7)
Hình 6.2. Nới lỏng tài khoá dưới cơ chế tỷ giá thả nổi trong mô hình Mundell-Fleming Trường hợp luân chuyển vốn hoàn hảo đặc biệt thú vị - Tiểu luận môn tài chính quốc tế mức giá cố định mô hình mundell fleming
Hình 6.2. Nới lỏng tài khoá dưới cơ chế tỷ giá thả nổi trong mô hình Mundell-Fleming Trường hợp luân chuyển vốn hoàn hảo đặc biệt thú vị (Trang 12)
Hình 6.3. Chính sách nới lỏng tiền tệ theo cơ chế tỷ giá cố định trong mô hình Mundell-Fleming - Tiểu luận môn tài chính quốc tế mức giá cố định mô hình mundell fleming
Hình 6.3. Chính sách nới lỏng tiền tệ theo cơ chế tỷ giá cố định trong mô hình Mundell-Fleming (Trang 14)
Hình 6.4. Chính sách tài khoá mở rộng với tỷ giá hối đoái cố định trong mô hình Mundell-Fleming - Tiểu luận môn tài chính quốc tế mức giá cố định mô hình mundell fleming
Hình 6.4. Chính sách tài khoá mở rộng với tỷ giá hối đoái cố định trong mô hình Mundell-Fleming (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w