Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện, tuy nhiên để đáp ứng cao hơn những
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ DIÊN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Công Tiệp
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi là trung thực
Tôi cũng xin cam kết mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, những kết luận, kiến nghị đề cập tại Luận văn là vấn đề mới chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Diên
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, cá nhân Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Lời đầu tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo đã giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong suốt khoá học
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Công Tiệp, người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Các khoa, Phòng chức năng, Ban Quản lý đào tạo đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lương Tài, các phòng ban chức năng của huyện Lương Tài; Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn của huyện Lương Tài đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong việc tìm hiểu, nghiên cứu trên địa bàn huyện
Trân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Diên
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
Trích yếu luận văn x
Thesis abstract xii
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã 11
2.2 Cơ sở thực tiễn 23
2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở một số nước trên thế giới 23
2.2.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở một số địa phương ở Việt Nam 26
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể vận dụng vào huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 29
Trang 5Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 31
3.1 Địa điểm nghiên cứu 31
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 31
3.1.2 Đặc điểm tổ chức hành chính huyện Lương Tài 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu 35
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35
3.2.2 Thu thập số liệu và phương pháp xử lý số liệu 35
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 39
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 40
Phần 4 Kết quả và thảo luận 42
4.1 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 42
4.1.1 Thực trạng số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài 42
4.1.2 Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài 47
4.1.3 Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 53
4.1.4 Khả năng hoàn thành nhiệm vụ 61
4.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 62
4.2 Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện lương tài, tỉnh Bắc Ninh 70
4.2.1 Công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã 70
4.2.2 Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức cấp xã 72
4.2.3 Công tác tổ chức bố trí sử dụng cán bộ, công chức cấp xã 74
4.2.4 Chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức cấp xã 76
4.2.5 Công tác nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã của huyện trong những năm gần đây 77
4.3 Định hướng và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện giai đoạn hiện nay 78
4.3.1 Định hướng đối với việc nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Lương Tài 78
Trang 64.3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện
Lương Tài 79
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 91
5.1 Kết luận 91
5.2 Kiến nghị 92
Tài liệu tham khảo 94
Phụ lục 96
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt
BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CBCC Cán bộ, công chức CNH Công nghiệp hoá CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐH Hiện đại hoá
HĐND Hội đồng nhân dân LLCT Lý luận chính trị MTTQ Mặt trận Tổ quốc Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó Giáo sư
QLNN Quản lý nhà nước THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở
Th.s Thạc sỹ
UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Giá trị và cơ cấu kinh tế huyện Lương Tài 33
Bảng 3.2: Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng 36
Bảng 4.1: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài, giai đoạn 2013 - 2015 42
Bảng 4.2: Kết quả công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài giai đoạn 2013 - 2015 43
Bảng 4.3: Độ tuổi và giới tính của cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài năm 2015 44
Bảng 4.4: Thời gian công tác và thâm niên giữ chức vụ hiện tại của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài năm 2015 46
Bảng 4.5: Trình độ học vấn cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài 47
Bảng 4.6: Trình độ chuyên môn cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài 48
Bảng 4.7: Trình độ lý luận chính trị CBCC cấp xã của huyện Lương Tài 49
Bảng 4.8: Phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài năm 2015 50
Bảng 4.9: Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài giai đoạn 2013 - 2015 51
Bảng 4.10: Trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài năm 2015 52
Bảng 4.11: Đánh giá về kiến thức chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài 54
Bảng 4.12: Đánh giá về các kỹ năng làm việc của CBCC cấp xã huyện Lương Tài 56
Bảng 4.13: Đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài 57
Bảng 4.14: Nhận xét, đánh giá của người dân về trình độ năng lực, đạo đức lối sống, quan hệ với nhân dân, chuyên môn và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài 58
Bảng 4.15: Đánh giá của người dân về tinh thần, trách nhiệm và thái độ làm việc của công chức cấp xã huyện Lương Tài 59
Trang 9Bảng 4.16: Đánh giá của lãnh đạo về khả năng giải quyết công việc và quan hệ
với nhân dân của cán bộ công chức cấp xã huyện Lương Tài 60 Bảng 4.17: Đánh giá của lãnh đạo về năng lực của cán bộ, công chức cấp xã
huyện Lương Tài 60 Bảng 4.18: Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của CBCC cấp xã năm 2015 62 Bảng 4.19: Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đến nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài 65 Bảng 4.20: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã huyện Lương Tài,
giai đoạn 2013 - 2015 66 Bảng 4.21: Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan đến nâng cao chất lượng CBCC
cấp xã huyện Lương Tài 67 Bảng 4.22 Số lượng các lớp đã đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã (từ năm
2013-2015) 74
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 2.1: Phân cấp hành chính Việt Nam 4 Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 32
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Học viên: Nguyễn Thị Diên
Chuyên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.04.10
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Công Tiệp
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước Việt nam, chính quyền cấp cơ sở giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đảng ta quan tâm đối với cán bộ, công chức là sự quan tâm toàn diện, không chỉ cán bộ, công chức cấp cao, lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức ở cấp trung ương, tỉnh, huyện mà cả cán bộ công chức bình thường, đặc biệt là cán bộ, công chức ở cơ sở, xã, phường, thị trấn; Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó xác định: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với chương trình nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ
xã, phường”
Lương Tài là một trong tám huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh, là huyện xa trung tâm tỉnh lỵ với tổng số cán bộ, công chức 261 CBCC cấp xã tính đến 31/12/2015 Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài
đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện, tuy nhiên
để đáp ứng cao hơn những yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới, thì cần thiết phải có đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có khả năng tổ chức và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân
Với những lý do nêu trên tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh” để làm luận
văn tốt nghiệp cao học của mình
1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới
Trang 122 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài
3 Kết quả nghiên cứu
- Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh với số liệu nghiên cứu 03 năm từ năm 2013 - 2015
- Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài
- Định hướng và các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh hiện nay
4 Kết luận chung
Trên cơ sở đánh giá các kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đã phần nào đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho cán bộ, công chức giai đoạn hiện nay Từ đó đưa ra được các nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hơn nữa các mặt mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện
Trang 13THESIS ABSTRACT
Project title: Improving the quality of cadres, civil servants Luong Tai district, Bac Ninh province
Students: Nguyen Thi Dien
Majors: Business Administration
Code: 60.34.04.10
Instructors: Dr Nguyen Cong Czech
During the process of formation and development of the state administration in Vietnam, authorities keep a spot basis, the role is very important, a direct impact on the success or failure of the industrialization and modernization of the country
Concern for our Party cadres, civil servants are comprehensive care, not only officials, senior civil servants, leaders and managers; officials and civil servants at central, provincial and district officials, but also normal, especially cadres and grassroots organizations, communes, wards and towns; Documents of the Ninth Party Congress emphasized improving the quality and capacity of cadres and civil servants, which defines: "Promote the training and retraining of cadres and civil servants with program content iron box; staff focused communes "
Luong Tai is one of eight districts, towns and cities of Bac Ninh province, the provincial capital outlying districts with the total staff, 261 cadres and civil servants as
of 12/31/2015 commune Over the years, staff, civil servants Luong Tai district has made significant contributions to the development of economy and society of the district, however, to meet the higher requirements in stages new development, it is necessary to have a team of officials and civil servants have the ability to organize and implement the policies and guidelines of the Party and the laws of the State, the mind, mastering work, devoted to human paste
With the above reasons I chose the theme: "Improving the quality of cadres, civil servants Luong Tai district, Bac Ninh province" to graduate thesis around
1 Objectives of the study
Based on evaluation and analysis of the factors affecting improve quality staff, civil servants Luong Tai district from which proposed some solutions to improve the quality of staff, civil servants in the future
Trang 14- Situation of raising the quality of cadres, civil servants of Luong Tai district
- Orientation and basic solutions enhance the quality of cadres, civil servants Luong Tai district, Bac Ninh province today
4 Overall conclusion
Based on the assessment of the research results of the research showed that staff, civil servants Luong Tai District, Bac Ninh Province has partially met the requirements and tasks set for cadres and civil servants stage current period Then set out the reasons for the proposed measures to promote further the strength of the contingent of cadres, civil
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước Việt nam, chính quyền cấp cơ sở giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Ở nước ta, cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một trong bốn cấp hành chính Cấp xã là thấp nhất, gần dân nhất, là cấp trực tiếp tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư Thực tiễn cho thấy nơi đâu có quan tâm đầy đủ và làm tốt công tác cán
bộ, công chức ở cơ sở, có đội ngũ cơ sở vững mạnh thì nơi đó tình hình chính trị
- xã hội ổn định, kinh tế, văn hóa phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững Ngược lại, ở đâu công tác cán bộ không được quan tâm, đội ngũ cán bộ, công chức không có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín thì sẽ gặp khó khăn, có nhiều nơi còn tạo sơ hở cho kẻ địch lợi dụng, gây nên điểm nóng về chính trị Điều đó cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay Đảng ta quan tâm đối với cán bộ, công chức là sự quan tâm toàn diện, không chỉ cán bộ, công chức cấp cao, lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức ở cấp trung ương, tỉnh, huyện mà cả cán bộ công chức bình thường, đặc biệt là cán bộ, công chức ở cơ sở, xã, phường, thị trấn; Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó xác định: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với chương trình nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phường”, Nghị quyết Trung ương 5 - khoá IX khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không
ức hiếp; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng
Trang 16bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” Tổ chức thực hiện chủ trương trên, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã đạt được nhiều kết quả quan trọng Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã vẫn gặp phải nhiều khó khăn như: nội dung chương trình đào tạo còn bất cập; quy hoạch còn bị động, chắp vá; chế độ, chính sách chưa thật sự thoả đáng… Chính điều này dẫn đến một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức cơ sở phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí… Hơn lúc nào hết, việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh đang là một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý
Do đó, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh trở thành một yêu cầu quan trọng, một nhiệm vụ cấp bách phải được nhận thức đầy đủ và triển khai một cách có hiệu quả Để xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh, cần phải tập trung làm rõ những vấn đề có tính lý luận, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, vừa giải quyết yêu cầu trước mắt, vừa phải có tính chiến lược lâu dài
Lương Tài là một trong tám huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh, là huyện xa trung tâm tỉnh lỵ Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã huyện Lương Tài đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế,
xã hội của huyện, tuy nhiên để đáp ứng cao hơn những yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới, thì cần thiết phải có đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có khả năng tổ chức và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân
Với những lý do nêu trên tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”
để làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức
và nâng cao chất lượng cán bộ cán bộ, công chức ở cấp xã
Trang 17- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao
Đối tượng điều tra là: cán bộ, lãnh đạo cấp huyện (Phó chủ tịch UBND, Trưởng, phó các cơ quan chuyên môn của UBND huyện) Cán bộ, công chức đang công tác tại UBND của 14 xã, thị trấn và 03 xã, thị trấn điều tra cùng đại diện người dân của 03 xã, thị trấn để đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của CBCC cấp xã
Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2013 đến 2015
Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2015
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2015 đến tháng 5/2016
Trang 18PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về chính quyền cấp xã
Trong hệ thống hành chính nước ta, chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là chính quyền cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp hoàn chỉnh: Trung ương, tỉnh, huyện, xã
Sơ đồ 2.1: Phân cấp hành chính Việt Nam
Nguồn: Quốc hội (1992)
Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính Là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được triển khai thực hiện trong cuộc sống
Trang 19Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thông chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực
và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cấp xã Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị
Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất,
có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “ Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng
Hiện nay, nước ta có 11.162 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1.567 phường, 597 thị trấn và 9064 xã, với tổng số trên 222.735 cán bộ, công chức và 317.766 cán bộ không chuyên trách cấp xã Đây là những người trực tiếp thực hiện và đưa chủ trương, đường lối, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện
Tóm lại, có thể nêu khái quát chính quyền cấp xã như sau: Chính quyền
cấp xã bao gồm HĐND và UBND, là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở Việt Nam, thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặt nhân dân địa phương, căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyết định và tổ chức thực hiện những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân địa phương, theo Hiến pháp, Pháp luật và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên
2.1.1.2 Đặc điểm của chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã có những đặc điểm cơ bản như sau:
Trang 20Thứ nhất, chính quyền cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền các cấp của Nhà nước ta (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) là cấp quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa bàn cơ sở
Thứ hai, chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối chính trị, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong cuộc sống, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cấp gần gũi dân nhất, là nơi trực tiếp đáp ứng và giải quyết các yêu cầu chính đáng của nhân dân
Thứ ba, chính quyền cấp xã gồm HĐND và UBND, mà không có cơ quan Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước và đại diện cho ý chí, nguyện vọng quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở UBND là cơ quan chấp hành, cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn cơ sở
Thứ tư, chính quyền cấp xã là nơi phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư, là nơi trực tiếp vận động và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
2.1.1.3 Khái niệm cán bộ công chức cấp xã
Nước ta khi bước vào thời kỳ mới vừa đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), vừa xây dựng và hoàn chỉnh Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa tiến hành xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Chính
vì vậy, ta cần phải xây dựng một đội ngũ CBCC có chất lượng đồng bộ, phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra, đặc biệt là đội ngũ CBCC cấp xã
Để làm được điều đó trước hết chúng ta cần phải làm rõ khái niệm về đội ngũ CBCC cấp xã
Khái niệm về cán bộ
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước (khoản 1 Điều 4 Luật công chức năm 2008)
Khái niệm về công chức
Nhiều quốc gia quan niệm công chức là những nhân viên công tác, được
Trang 21hưởng lương ngân sách, bị quy định bởi quy chế hoặc luật công chức, là người làm việc trong hệ thống chính quyền nhà nước
Công chức là bộ phận rất quan trọng trong nền hành chính quốc gia Tuy nhiên, do đặc điểm cấu trúc của hệ thống chính trị nước ta nên quan niệm về công chức ở Việt Nam cũng có đặc thù
Trong một số nghị quyết của Đảng cũng như một số văn bản pháp quy, mặc dù chưa ra định nghĩa rõ ràng nhưng đã có đề cập đến khái niệm về công chức
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (khoản 2 điều 4 Luật
công chức năm 2008)
Thực tiễn 30 năm đổi mới vừa qua, nước ta đã đạt được những thành tựu
to lớn và quan trọng về kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định về chính trị và hiện nay đang đứng trước yêu cầu đổi mới của sự phát triển của tầm cao hơn trước Đòi hỏi phải đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn cũng được đặt ra
Khái niệm về cán bộ, công chức cấp xã
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 về nhiệm vụ cụ thể của HĐND và UBND; Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông
tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm
2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trang 22hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách
ở cấp xã; Nghị định số 112/2011/NĐ - CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn
Cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm
2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, như sau:
* Cán bộ xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là
cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ( khoản 1 điều 3 Nghị định số 92/2009)
Cán bộ cấp xã gồm có:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam)
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
* Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước ( khoản 2 điều 3 Nghị định số 92/2009)
Trang 23hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã)
- Tài chính - Kế toán
- Tư pháp - Hộ tịch
- Văn hóa - Xã hội
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm như sau: CBCC cấp xã là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, được bầu để giữ chức vụ, hoặc được tuyển dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã
Để nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền cấp xã đội ngũ CBCC cấp xã không những cần phải có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất tốt, đạo đức tốt mà còn cần phải có tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác để hoàn thành nhiệm vụ
2.1.1.4 Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
Số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ
về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở
xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được
quy định như sau (khoản 1 điều 4 nghị định số 92/2009)
- Đối với xã, phường, thị trấn loại 1: không quá 25 người
- Đối với xã, phường, thị trấn loại 2: không quá 23 người
- Đối với xã, phường, thị trấn loại 3: không quá 21 người
2.1.1.5 Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã
Vốn quý nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là đội ngũ cán bộ, công chức Cán bộ, công chức là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" và "Công việc thành công hay
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" (Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản năm 1995)
Cán bộ nói chung có vai trò rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền tảng cơ sở Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước Chất lượng và hiệu quả thực thi pháp luật một phần quan trọng được quyết định bởi sự triển khai ở cơ sở Cấp cơ
Trang 24sở là cấp trực tiếp gắn với quần chúng, tạo dựng phong trào cách mạng quần chúng Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần lớn phụ thuộc vào năng lực đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những người đại diện Đảng, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cơ sở:
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những người trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động ở địa phương, cơ sở; đề ra những nhiệm vụ, biện pháp để cụ thể hóa đường lối, chính sách và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân
- Cán bộ, công chức cấp xã là những người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với dân, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và biến thành hành động cách mạng của quần chúng:
Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước có thực hiện được hay không nhất thiết phải thông qua phong trào cách mạng quần chúng Cán bộ, công chức cấp xã là những người quản lý, điều hành, chỉ đạo, tổ chức và phát động phong trào Đồng thời, là người theo dõi, kiểm tra
và nhân rộng phong trào của quần chúng, khai thác tối đa các nguồn lực cả về vật chất, tinh thần, cả nội lực, ngoại lực ở cơ sở vì mục tiêu phát triển địa phương vững mạnh Qua đó phát hiện, nhân rộng những nhân tố mới, những cách làm hiệu quả Với ý nghĩa đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quyết định thúc đẩy các cuộc vận động cách mạng ở địa phương, cơ sở
- Cán bộ, công chức cấp xã là cầu nối giữa Đảng - Nhà nước với nhân
dân, truyền dẫn đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước tới nhân dân, phản
ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân với Đảng, góp phần đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống Thông qua đội ngũ này, Đảng và Nhà nước ta đánh giá được tính đúng đắn của đường lối, chính sách, kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót và những nhu cầu mới phát sinh
từ thực tế khách quan để bổ sung và hoàn thiện chính sách
Vì vậy, sự vững mạnh hay yếu kém của hệ thống chính trị, của phong trào cách mạng quần chúng ở cơ sở gắn liền với phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán
Trang 25bộ, công chức cấp xã Họ có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đến năng lực và hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, khả năng tham mưu và tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của các tổ chức, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương Bộ máy chính quyền đó ở cơ sở hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hay không phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Đội ngũ này có phẩm chất, năng lực tốt mới có thể phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, huy động được mọi nguồn lực để thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh tại địa phương
2.1.2 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
2.1.2.1 Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
Chất lượng là một phạm trù được sử dụng khá phổ biến, là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành, nhiều môn khoa học và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, tuỳ thuộc nhu cầu tiếp cận và khai thác “Chất lượng” hiểu ở nghĩa chung nhất là “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người,
một sự vật, sự việc” (Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản năm 1974)
Khi nói về chất lượng đội ngũ cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Cán bộ phải có cả “Đức” và “Tài”, trong đó “Đức” là gốc Người chỉ rõ: “Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt ngồi trong chùa không giúp ích gì được cho ai”, “người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản năm 1995)
Phẩm chất và năng lực của người cán bộ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau Phẩm chất của người cán bộ là cơ sở tiền đề cho năng lực phát triển đúng hướng Người cán bộ có năng lực thì phẩm chất sẽ được củng cố
và phát huy, phẩm chất và năng lực của người cán bộ được biểu hiện ra ở kết quả thực hiện chức trách được giao
Từ các quan điểm trên, bước đầu đưa ra quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ là sự tương tác phù hợp giữa số lượng, cơ cấu đội ngũ, cùng với chất lượng của mỗi cán bộ hợp thành, đảm bảo cho đội ngũ ấy hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình
Mỗi CBCC không tồn tại một cách biệt lập mà phải được đặt trong một chỉnh thể thống nhất của đội ngũ CBCC Vì vậy, quan niệm về chất lượng đội ngũ CBCC phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng của từng
Trang 26CBCC với chất lượng của cả đội ngũ Chất lượng của cả đội ngũ không phải là sự tập hợp giản đơn số lượng mà là sự tổng hợp sức mạnh của toàn bộ đội ngũ Sức mạnh này bắt nguồn từ phẩm chất vốn có bên trong của mỗi người và nó được tăng lên gấp bội bởi tính thống nhất của tổ chức; của sự giáo dục, đào tạo, phân công, quản lý, của kỷ luật
Có thể nói chất lượng đội ngũ CBCC bao gồm:
- Chất lượng của từng CBCC, cụ thể là phẩm chất chính trị, đạo đức; trình
độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ Chất lượng của từng CBCC là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của cả đội ngũ
- Chất lượng của cả đội ngũ, với tính cách là một chỉnh thể, thể hiện ở cơ cấu đội ngũ được tổ chức khoa học, có tỷ lệ cân đối, hợp lý vì số lượng và độ tuổi bình quân được phân bố trên cơ sở các địa phương, đơn vị và lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội
Như vậy, các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CBCC không chỉ bao gồm một mặt, một khía cạnh nào đó, mà nó bao gồm cả một hệ thống, được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện từ chất lượng của từng cán bộ (đây là yếu
tố cơ bản nhất, tiên quyết nhất) cho đến cơ cấu số lượng nam nữ, độ tuổi, thành phần của đội ngũ cùng với việc bồi dưỡng, giáo dục, phân công, quản lý kiểm tra giám sát và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền nhân dân
Để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC, cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng với số lượng CBCC Chỉ khi nào hai mặt này quan hệ hài hòa, tác động hữu cơ với nhau thì mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả đội ngũ Trong thực tế chúng ta cần phải chống hai khuynh hướng:
- Khuynh hướng thứ nhất, là chạy theo số lượng, ít chú trọng đến chất lượng dẫn đến cán bộ nhiều về số lượng nhưng hoạt động không hiệu quả;
- Khuynh hướng thứ hai, cầu toàn về chất lượng nhưng không quan tâm đến số lượng Khuynh hướng này là một nguyên nhân quan trọng làm cho tuổi đời bình quân của đội ngũ CBCC ngày càng cao, hẫng hụt về thế hệ
Trong giai đoạn hiện nay thì cần hơn hết là phải coi trọng chất lượng của CBCC trên cơ sở bảo đảm số lượng hợp lý
Từ những đặc điểm trên có thể khái niệm: “Chất lượng đội ngũ CBCC
Trang 27cấp xã là một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi CBCC và cơ cấu, số lượng, độ tuổi, thành phần của cả đội ngũ CBCC cấp xã.”
Để đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã cần phải xác định rõ những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, cũng như hiểu rõ những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã chúng ta cần căn cứ đánh giá về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã như sau:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ
- Thái độ phục vụ nhân dân
- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý
- Năng lực lãnh đạo, quản lý
- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức
(Khoản 1 và 2 điều 56 Luật công chức năm 2008)
2.1.2.2 Các yếu tố cấu thành chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
Xây dựng tiêu chí đánh giá CBCC là công việc hết sức khó khăn, song lại
là vấn đề rất quan trọng Đây là khâu mở đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để tiến hành việc bố trí, sử dụng và thực hiện các chính sách cán bộ Việc đánh giá CBCC cấp xã phải dựa vào tiêu chuẩn cán bộ và lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chủ yếu Tuy nhiên, đánh giá cán bộ đang là khâu khó nhất trong công tác cán bộ, vì vậy phải đổi mới về quan điểm đánh giá cán bộ, có cơ chế đánh giá khoa học, khách quan, dân chủ, công bằng, thúc đẩy họ vươn lên, phát huy tài năng trí tuệ để đội ngũ CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức được xác định trên cơ sở tiêu chí
về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm
Trang 28vụ của đội ngũ cán bộ nói chung và của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã nói riêng, về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao
Về phẩm chất chính trị: Phẩm chất chính trị là tiêu chuẩn được đặt lên
hàng đầu, có tính chất quyết định đến chất lượng hoạt động của CBCC Phẩm chất chính trị là yêu cầu cơ bản của mỗi CBCC trong các giai đoạn khác nhau Phẩm chất chính trị của CBCC cấp xã được biểu hiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quyết tâm cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tổ chức thực hiện sát hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương Phẩm chất chính trị là lòng nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của nhân dân Phẩm chất chính trị là bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và con đường đi lên CNXH
Người CBCC cấp xã có phẩm chất chính trị tốt là người phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, không thờ ơ, không dửng dưng trước những vấn
đề bức xúc về kinh tế - xã hội, luôn trăn trở trước những yếu kém, hạn chế của địa phương so với sự phát triển của đất nước; quyết tâm tìm cách tháo gỡ khó khăn và giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương, đưa địa phương nơi mình công tác ngày càng phát triển
Phẩm chất chính trị của CBCC cấp xã còn thể hiện ở ý thức tuân thủ kỷ luật Đảng, luôn đi đầu trong chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi trái ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Về phẩm chất đạo đức: Người cán bộ muốn xác lập được uy tín của mình
trước nhân dân, trước hết đó phải là người cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt Xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ và hình thành ở họ các phẩm chất đạo đức tương ứng với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ là việc làm cần thiết và cấp bách, nhất là trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang có sự chuyển biến nhanh chóng
và xã hội xuất hiện nhiều vấn đề hết sức phức tạp, trình độ dân trí ngày một nâng cao, và sự đòi hỏi của xã hội đối với đội ngũ cán bộ cũng ngày càng cao hơn Thêm vào đó, công tác quản lý xã hội cũng đòi hỏi người cán bộ phải tạo lập cho
Trang 29mình có được uy tín cao nhất đối với nhân dân
Người cán bộ tốt ở đây phải là người có đủ cả năng lực trình độ lẫn đạo đức cách mạng và muốn có đạo đức cách mạng, mỗi người cán bộ - theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì phải có được các phẩm chất trí, tín, nhân, dũng, liêm Khi nói chuyện với anh, chị em ở Thủ đô, Bác đã nhắc nhở: Chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính Theo Bác:
Trước hết là cần, tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ là công tác gì
Kiệm tức là không lãng phí thì giờ, của cải của mình và của nhân dân Liêm tức là không tham ô và luôn tôn trọng, giữ gìn của công
Chính tức là việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh
Về trình độ năng lực: Năng lực là một khái niệm rộng, tùy thuộc vào môi
trường, trách nhiệm, vị thế của mỗi người, mỗi cán bộ trong những điều kiện cụ thể Năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ theo chức trách đạt kết quả tốt Đội ngũ CBCC cấp xã là nguồn lực chủ yếu của hệ thống lãnh đạo, quản lý cấp xã, bảo đảm cho hệ thống có thể vận hành và hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao Do tình hình kinh tế xã hội thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải liên tục phát triển năng lực của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã nói riêng Năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã được tiếp cận trên các khía cạnh:
Thứ nhất, năng lực lãnh đạo, quản lý Đó là khả năng dự báo, phán đoán,
khả năng xử trí tình huống, khả năng hành động của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ Khả năng dự báo, phán đoán thực chất là tầm nhìn về tương lai của người lãnh đạo, quản lý Đó là “ý tưởng” về tương lai mà hệ thống tổ chức đưa ra Tầm nhìn là một dạng chiến lược mà hệ thống quản lý cần hướng tới Nó chỉ ra con đường cần đi; các giai đoạn cần vượt qua Tầm nhìn là nơi để huy động sức lực của mỗi cán bộ, công chức, mỗi tổ chức Tầm nhìn cho phép mỗi người lãnh đạo, quản lý biết được các đặc điểm của hệ thống tổ chức theo hình dung của họ; người lãnh đạo, quản lý cần nguồn nhân lực như thế nào cho tổ chức của mình, cần ở họ những năng lực gì? Khả năng xử trí tình huống, đó là việc người lãnh đạo, quản lý tìm hiểu để nắm bắt được những việc đảng diễn ra trong lĩnh vực công tác, hoạt động của mình, cũng như ngay chính trong hệ thống quản lý hành chính của mình Khả năng hành
Trang 30động đó là việc người lãnh đạo, quản lý lên kế hoạch chiến lược đối với nguồn nhân lực cho phép huy động được đúng người, đúng việc, đúng lúc Thách thức này phụ thuộc vào khả năng đọc và hiểu đúng môi trường cũng như hiểu rõ những năng lực cần thiết để thực hiện công việc một cách có hiệu quả nhất Người lãnh đạo, quản lý phải biết dung hòa nhu cầu của tổ chức với mong đợi của mỗi cán bộ, công chức và phải nhìn nhận hoạt động lãnh đạo, quản lý như một phần tất yếu và là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển năng lực và quản lý tri thức của hệ thống quản lý hành chính
Thứ hai, năng lực thực thi nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức cấp xã
Đây là lĩnh vực khó phân tích Lĩnh vực này liên quan tới cá tính và giá trị, niềm tin của mỗi CBCC cấp xã và những yếu tố này định hướng cách thức xử lý công việc của họ Lĩnh vực cá nhân của năng lực bao gồm khả năng đưa ra sáng kiến
có giá trị, dám chịu trách nhiệm, sáng tạo, có khả năng phân biệt cái gì là quan trọng đối với công việc và cái gì thì không quan trọng và có “khát vọng” đạt được kết quả Năng lực mỗi CBCC cấp xã được coi là khả năng của một người
để làm được công việc được giao, để xử lý một tình huống (kể cả tình huống bất ngờ xảy ra) và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định Như vậy tức là phải biết sử dụng tổng hợp các “tài sản” của một con người (ví dụ như kiến thức, kỹ năng và cá tính) để đạt được các mục tiêu và mục đích cụ thể Năng lực gắn với bối cảnh mang tính cá nhân và năng động Năng lực của mỗi CBCC cấp xã không phải là tổng số học các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà nó quy tụ đồng thời các nguồn lực, hoạt động và kết quả cần đạt được Cán bộ, công chức cấp xã phải biết phối hợp các yếu tố trên trong mọi điều kiện, hoàn cảnh nhất định để hành động một cách có năng lực
Thứ ba, năng lực thực hiện nhiệm vụ của tập thể (năng lực nhóm) Năng
lực không chỉ liên quan đến mỗi CBCC cấp xã mà còn liên quan đến việc tổng hợp năng lực của CBCC cấp xã để biến chúng thành năng lực tập thể của tổ chức Năng lực tập thể giúp kết hợp tất cả các năng lực khác nhau và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu tổng thể của cơ quan, tổ chức và góp phần vào việc phát triển tổ chức Năng lực tập thể bao gồm các khả năng như biết phân tích và giải quyết vấn đề trong các tình huống khác nhau; biết giải thích cho người khác và chia sẻ kinh nghiệm học tập với đồng nghiệp… Thêm vào đó, biết rút kinh nghiệm thực tế, biết điều chỉnh cho phù hợp với môi trưởng thay đổi
và biết hòa nhập những thứ đó với các điểm mạnh riêng của mình, tức là biết
Trang 31thực hiện nhiệm vụ một cách thực sự Mối quan hệ giữa năng lực CBCC cấp xã
và năng lực tập thể là mối quan hệ biện chứng Năng lực không chỉ tồn tại trong mỗi CBCC cấp xã mà năng lực của một cơ quan, tổ chức được xây dựng trên cơ
sở kết hợp có hiệu quả năng lực của tập thể đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức Năng lực chính của tập thể là tạo điều kiện hỗ trợ, phát triển năng lực của mỗi CBCC cấp xã và sau đó biết cách tổng hợp các năng lực đó một cách
có hiệu quả và hiệu suất sao cho hệ thống quản lý hành chính thực hiện nhiệm vụ
để đạt được các mục tiêu đã đề ra
Thứ tư, kỹ năng quan hệ, ứng xử trong quá trình hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã Ngoài các kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước,
chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực nhiệm nhiệm vụ theo chức trách đã được trang bị, đối với mỗi CBCC cấp xã, năng lực còn bao gồm khả năng quan hệ giữa cán bộ, công chức với nhau; quan hệ với lãnh đạo cấp trên; quan hệ với các tổ chức bên ngoài và nhân dân trên cơ sở thái độ và những kỹ năng giao tiếp cần thiết
Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao: đội ngũ CBCC cấp xã ở
nước ta hiện nay đông nhưng không mạnh Do những hạn chế về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế đã dẫn tới hạn chế trong năng lực quản lý điều hành công việc, lúng túng trong việc lập kế hoạch, trong việc xử lý tình huống khi kế hoạch đưa ra không phù hợp thực tiễn Xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã vừa phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước, vừa thuận theo ý Đảng, lòng dân, trẻ hóa đội ngũ CBCC cấp
xã là nhu cầu, là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới, làm cho đội ngũ cán bộ tràn đầy sức sống Nơi nào mà các cán
bộ cấp trên biết lựa chọn và dìu dắt, có nhiều cán bộ mới, ở đó công việc sẽ tiến triển tốt hơn Đội ngũ cán bộ không được tri thức hóa và chuyên môn hóa thì không thể hoàn thành nhiệm vụ Cán bộ có tư cách, tác phong tốt, phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, dám nói thật, dám bảo vệ cái đúng, đấu tranh chống những tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp và quần chúng nhân dân
Yêu cầu đặt ra hiện nay là xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân Họ phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tận tụy phục vụ nhân dân, gắn bó mật
Trang 32thiết với nhân dân, xây dựng được lòng tin trong nhân dân, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực không cơ hội, không tham nhũng quan liêu và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có sự hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mà tổ chức và nhân dân giao phó Đặc biệt là đối với các cán bộ giữ cương vị chủ chốt trong chính quyền cấp xã
Để đào tạo được đội ngũ CBCC cấp xã vừa hồng vừa chuyên, phải xây dựng được những tiêu chuẩn khi lựa chọn cán bộ (kể cả cán bộ thông qua bầu cử
và cán bộ thông qua xét tuyển) để sắp xếp, định biên cán bộ cấp xã Theo Điều
63 Luật Cán bộ, công chức, cán bộ cấp xã phải được giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tự học, tự đào tạo, đưa đi đào tạo tập trung, tại chức cán bộ phải gần gũi với nhân dân, phải am hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân Theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính Phủ thì tiêu chuẩn chung của cán bộ cấp xã là:
1 Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị
và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội: a) Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
b) Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
c) Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm
Trang 332.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
* Nhóm các nhân tố khách quan
a Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm
Theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010:
Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm việc trong cơ quan, đơn vị có nhu cầu nhân lực thông qua các phương thức khác nhau
Bổ nhiệm là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cử cán bộ, công chức giữ một chức vụ lãnh đạo có thời hạn trong cơ quan, đơn vị Tuyển dụng cán bộ, công chức là khâu đầu tiên có vai trò quyết định đến chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ, công chức Nói đến cơ chế tuyển dụng,
bổ nhiệm tức là nói đến cách thức, phương pháp để lựa chọn và bố trí cán bộ, công chức cho đúng người, đúng việc nhằm phát huy năng lực và sở trường của
họ để đạt kết quả cao trong công tác Như vậy tuyển dụng, bổ nhiệm là hai khâu công việc của quá trình sử dụng cán bộ nhằm đạt mục đích chung, nó vừa là những điều kiện cần thiết vừa là yêu cầu của khoa học quản lý con người Nếu làm tốt công tác tuyển dụng, bổ nhiệm chúng ta sẽ lựa chọn được những người có
đủ tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và xếp họ vào đúng chỗ, đúng việc, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức
Việc sắp xếp đúng chỗ, đúng việc sẽ tạo điều kiện phát huy tinh thần hăng say làm việc, khuyến khích ý thức học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn Chính vì vậy, công tác tuyển chọn, bổ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đối với năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng
Đề cập về vấn đề bố trí sử dụng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một nguyên tắc khoa học, cách mạng và nhân văn: sử dụng người nào thì phải phát huy cái hay của người đó và hạn chế cái dở của người đó Người thường căn dặn phải xuất phát từ nhu cầu của công việc cách mạng mà bố trí cán bộ Cán bộ giỏi việc gì thì bố trí làm việc ấy Bố trí cán bộ phải đúng người, đúng việc, nếu không sẽ thất bại "Thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao Thành thử hai người đều lúng túng Nếu biết tùy tài mà dùng người, thì hai người
Trang 34đều thành công" (Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản năm 1995)
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung trong thời gian qua vẫn thực hiện cơ chế đảng cử dân bầu; tuyển chọn, bổ nhiệm chưa gắn với thi tuyển và yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cùng với việc một số cấp ủy đảng, một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ, chưa quán triệt sâu sắc quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cho đơn vị, vì vậy việc tuyển chọn,
bổ nhiệm cán bộ, công chức ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ đi học về chưa bố trí, sử dụng đúng năng lực, sở trường; số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học chưa được bổ sung tăng cường về cấp xã; việc tuyển chọn, bổ nhiệm nhiều khi mang tính hình thức "sắp đặt" không theo những yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực của mỗi chức danh; chưa gắn với công tác đào tạo và quy hoạch Như vậy khó tránh khỏi hiện tượng tuyển dụng những người kém về năng lực, phẩm chất, làm ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
b Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học Về cơ bản đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách Kết quả và trình
độ được đào tạo (trình độ văn hóa, chuyên môn) của một người còn do việc tự đào tạo của người đó thể hiện ở việc tự học và tham gia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút kinh nghiệm của người đó quyết định Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo một cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao
Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc Nếu đào tạo là quá trình làm cho con người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định thì bồi dưỡng làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là làm cho đội ngũ này có được năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định Năng lực ở đây bao gồm trình độ
về kiến thức, năng lực về hiểu biết, nhận thức sự việc, năng lực điều hành, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp để thực hiện đạt mục tiêu,…
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng quan niệm "cán bộ là cái gốc của mọi công
Trang 35việc" Người xác định "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng" nên trong suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, cho cách mạng Người căn dặn cán bộ đi học là để làm việc, làm người, làm cán bộ Như vậy, theo Người việc học tập là để hình thành năng lực của người cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc thực tế (Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản năm 1995)
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong bối cảnh có những thời cơ, thuận lợi mới nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới Nhiệm vụ chính trị rất nặng nề phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề cho công tác cán bộ và đào tạo cán bộ Đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải xây dựng được đội ngũ cán bộ cơ sở ngang tầm, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực thực tiễn góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sẽ tạo tiền đề cho quá trình tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đánh dấu sự đổi mới toàn diện trên cách lĩnh vực của đất nước Đại hội VII, Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: phải chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành và đổi mới quan niệm, phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ trong tình hình mới Trước hết phải coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã tại chỗ - đây là chiến lược mục tiêu lâu dài Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ cấp xã là cần thiết và cấp bách Họ là những người trực tiếp gần gũi nhân dân, vì vậy, trước hết phải hiểu sâu sắc đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để giải thích cho dân hiểu
và trả lời những thắc mắc của dân; đi sâu đi sát, tìm hiểu thực tế, gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện những chủ trương như xóa đói giảm nghèo, chống quan liêu, tham nhũng, phòng chống tệ nạn xã hội,… và coi đó là nhiệm vụ của chính mình mà Đảng, tổ chức đã giao cho
Tuy nhiên do chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ ở cơ sở nên nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở chưa thực sự đảm đương được nhiệm vụ trong tình hình mới Những bất cập trong đào tạo, bồi dưỡng ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là:
Trang 36- Đối tượng đưa đi đào tạo chưa căn cứ vào nhu cầu của vị trí công việc; chưa gắn chặt công tác quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Nội dung, chương trình đào tạo chưa phù hợp với đối tượng học viên, công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng thiếu khoa học, việc quản lý mang nặng về phương pháp hành chính đơn thuần, chưa kết hợp chặt chẽ giữa quản lý bằng nội quy, quy chế với quản lý bằng nội dung kiến thức
- Chuyên ngành đào tạo đối với cán bộ, công chức chưa phù hợp với vị trí việc làm, sau khi đào tạo nhiều người không sử dụng được vào công việc chuyên môn của mình
c Yếu tố pháp luật về chế độ, chính sách cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Chế độ, chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xã hội Chế độ chính sách tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người Vì vậy, chế độ chính sách là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cán bộ, công chức Có thể nói trong tình hình hiện nay việc đổi mới cơ chế sử dụng và chính sách đối với cán bộ, công chức là khâu có tính đột phá
Trong thời gian vừa qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều quyết sách hướng về cán
bộ, công chức cấp xã nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ, công chức và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở cơ sở để có thể đảm đương được nhiệm vụ trong thời kỳ mới Tuy nhiên, hệ thống chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã chung hiện nay vẫn còn một số bất cập
Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp
xã chưa trở thành đòn bẩy kích thích làm việc với sự nhiệt tình hăng say Hệ thống chính sách, vẫn mang tính chắp vá không đồng bộ Chưa khuyến khích những người công tác ở cơ sở; cơ chế quản lý, việc xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện chính sách còn chồng chéo, thiếu nhất quán, không đồng bộ từ quy hoạch đến đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng đến cơ chế kiểm tra, giám sát
Tất cả những bất hợp lý về chính sách cán bộ như nêu trên dẫn đến kết quả nhiều cán bộ, công chức có năng lực thực sự không muốn tham gia vào công tác địa phương hoặc nếu tham gia có quan điểm nay làm mai nghỉ, hoặc cán bộ, công chức đương chức cửa quyền chỉ bố trí người thân cận, người trong dòng họ, người địa phương Có nhiều xã, phường, thị trấn bố trí số lượng cán bộ, công chức nhiều hơn quy định, nhưng bên cạnh đó có nhiều xã,
Trang 37phường, thị trấn thì đang thiếu các các chức danh này, dẫn đến cán bộ, công chức thiếu đồng bộ về cơ cấu, độ tuổi, giới tính và non kém về năng lực, không biết làm Đây là vấn đề cản trở rất lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
d Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ công chức cấp xã
Thực tế cho thấy, đối với đội ngũ CBCC cấp xã, một số cán bộ khi mới được đề bạt, bổ nhiệm, mới được bầu cử đều là những người tốt, có đạo đức, trung thành, tận tụy, liêm khiết, có uy tín đối với đồng bào nhân dân địa phương song trong quá trình hoạt động vốn dĩ đã hạn chế về trình độ năng lực so với đội ngũ cán bộ các vùng khác nhưng lại thiếu tu dưỡng, rèn luyện học tập, không được quản lý tốt dần dần thoái hóa, biến chất, sa ngã Trong điều kiện có nhiều đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế vào khu vực này nhưng do không
có một "dây cương" cần thiết nên đã biến chất, vi phạm vào lợi ích của Nhà nước
và nhân dân Điều đó, có phần thiếu sót của công tác kiểm tra, giám sát và quản
lý cán bộ
Qua đây cho thấy công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và bảo vệ cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng
e Môi trường công tác
Môi trường làm việc liên quan đến điều kiện an toàn vệ sinh lao động, áp lực công việc, trang thiết bị hỗ trợ, máy móc có đảm bảo an toàn, Người công chức sẽ gắn bó và yêu công việc của mình hơn khi họ nhận thấy có sự quan tâm
rõ ràng về nhu cầu cuộc sống, sức khỏe, gia đình và các nhu cầu cá nhân khác Khi môi trường làm việc tốt thì có ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ công chức và ngược lại
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Kinh tế Hàn Quốc liên tục tăng trưởng ở tốc độ cao do áp dụng chiến lược phát triển hướng ngoại với xuất khẩu là động lực và thực hiện chính sách xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, hữu hiệu
Hệ thống công vụ của Hàn Quốc dựa trên quan niệm về “công quyền” và
Trang 38gắn chặt vào nguyên tắc “công trạng” (nhiệm vụ hoàn thành), loại bỏ dần chế độ bổng lộc, thực thi chế độ nghiêm ngặt, theo dõi và ghi lại quá trình công tác của công chức trong từng giai đoạn, coi đó là một chứng chỉ nghề nghiệp
Hàng năm, Nhà nước dành trên 20% ngân sách đầu tư cho giáo dục, đào tạo Hàn Quốc đặt ra mục tiêu, trước hết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, đồng thời đẩy mạnh đào tạo cơ bản, toàn diện, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phong cách làm việc đối với mỗi cán bộ, công chức Coi công chức là chủ thể của quá trình đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đào tạo Nhà nước quy định tất cả các công chức chuyên nghiệp của nền công vụ đều phải thông qua đào tạo cơ bản về ngạch, bậc và chương trình đào tạo đặc biệt trước khi bổ nhiệm hoặc thăng chức Tính ra cứ 5 năm, mỗi công chức ít nhất phải qua ba lần học tập tại hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức mới được xem xét nâng ngạch, nâng bậc Luật Giáo dục quy định bắt buộc mọi công chức có nghĩa vụ học tập, học suốt đời Mỗi công chức đều được động viên khuyến khích tham gia một hình thức đào tạo nhân cách để phát triển toàn diện, nâng cao ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ với tư cách là một thành viên của công vụ Hình thức đào tạo nhân cách đặc biệt quan trọng đối với cán bộ lãnh
đạo, để nâng cao khả năng quản lý và lãnh đạo ( Nguồn: Viện đào tạo công chức
Trung ương Hàn Quốc (COTI))
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Thái Lan được Luật Công vụ điều chỉnh Nhà nước chú trọng phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức từ khâu xây dựng chính sách, chương trình đến tổ chức thực hiện
Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được tiến hành ở mọi cấp, mọi ngành, nghề và nhiệm vụ công tác; trang bị những kiến thức và kỹ năng tiên tiến; thực hiện việc luân chuyển cán bộ, công chức vì lợi ích phát triển của công chức; đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, mang tính thực tế và phù hợp với các biện pháp tổ chức, thực hiện có kết quả cụ thể, đồng thời thực hiện việc kiểm tra đánh giá nghiêm túc các kết quả; có chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ, công chức được đề bạt, hoặc thuyên chuyển công tác sang vị trí, nhiệm vụ mới; phải tích cực hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan của Chính phủ; chú trọng sử
Trang 39dụng kỹ thuật mới, hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và phát triển nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có, hạn chế việc tăng thêm biên chế; thực hiện việc phối hợp trong việc điều phối công chức và sử dụng nguồn nhân lực nhằm tăng cường cho các cơ quan Chính phủ, cơ quan nghiên cứu và khu vực tư nhân đảm bảo mang lại hiệu quả cao, tránh dư thừa, lãng phí; thực hiện việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong các cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương, tăng cường sự phối hợp và hỗ trợ giữa các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các ngành, các địa phương và trung ương về ngân sách, nguồn nhân lực và sự giúp
đỡ hợp tác của nước ngoài; có cơ chế thích hợp để theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở Thái Lan gồm: Đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lãnh đạo, điều hành, cấp cao, trung cấp, cán bộ giám sát, cán bộ nữ,…; đào tạo, bồi dưỡng cải cách quản lý dịch vụ công; đạo đức công vụ, tăng cường đạo đức, văn hóa ứng xử của công chức; phát triển công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo, điều hành cấp cao; đào tạo về kỷ luật công vụ; đào tạo, bồi dưỡng về quản lý dịch vụ công, văn bản và kỹ thuật xây dựng văn bản; chuẩn bị cho cán
bộ, công chức nghỉ hưu sớm(Nguồn: Học viện Hành chính / Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số 3/2009)
2.2.1.3 Kinh nghiệm của Singapore
Tuy là một nước có hệ thống chính trị tập trung cao, nhưng Singapore lại nổi lên như một nền kinh tế mạnh với môi trường đầu tư hấp dẫn và nền hành chính trong sạch Hiện nay, Singapore có hơn 114.500 người làm việc trong lĩnh vực công, chiếm khoảng 5,23% tổng số lao động Về GDP trên đầu người, Singapore đứng thứ 3 trên thế giới, đạt 57.000 USD năm 2010 (Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế) Chính phủ nước này luôn đứng đầu danh sách về độ minh bạch và chống tham nhũng Đây là hệ quả của một chính sách đãi ngộ công chức khôn ngoan và sáng suốt khi chọn vấn đề lương công chức là chìa khóa cho mọi cải cách
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng công chức có 5 công đoạn, bao gồm:
- Công đoạn đầu tiên là giới thiệu, giúp công chức mới nhận việc hoặc ở nơi khác chuyển đến làm quen với công việc và môi trường mới, tiến tới chủ động trong công việc, thời gian từ 1 đến 3 tháng;
Trang 40- Công đoạn cơ bản, là đào tạo giúp công chức mới thích ứng với công tác được giao, ngay trong những năm đầu tiên;
- Công đoạn nâng cao, nhằm đào tạo bổ sung thêm kiến thức giúp công chức đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc, được tiến hành trong thời gian
từ 1 đến 3 năm đầu;
- Công đoạn mở rộng, là công đoạn tập trung tạo điều kiện cho công chức vượt ra khuôn khổ công việc của mình đang làm vươn lên đảm đương những công việc khác có liên quan khi cần thiết và có nhu cầu;
- Công đoạn tiếp tục, là công đoạn đào tạo nhằm giúp nâng cao khả năng làm việc của bản thân công chức trong tương lai
Công tác đào tạo và bồi dưỡng ở Singapore được tổ chức theo các hình thức chính quy và tại chức tùy theo từng đối tượng và nhu cầu công việc Chính phủ hết sức quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm phát huy cao
độ tiềm lực của con người cho phát triển Các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong đào tạo, bồi dưỡng công chức gồm có Học viện Công vụ và Viện Quản lý Singapore Học viện Công vụ có chương trình đào tạo các nhà quản lý cao cấp; chương trình đào tạo chuyên môn quản lý trung cấp Còn Viện Quản lý Singapore là cơ quan tổ chức nhiều chương trình bồi dưỡng ngắn hạn để học viên
tự chọn phù hợp với nhu cầu của cá nhân Đây là những hoạt động cập nhật thông tin và lý luận mới về quản lý phục vụ cho các khóa bồi dưỡng ngắn hạn và
tại chức mở theo đơn đặt hàng (Nguồn: Tạp chí Tổ chức Nhà nước)
2.2.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở một số địa phương ở Việt Nam
2.2.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” (Đề án 25) của tỉnh Quảng Ninh là một sáng kiến chính trị hành chính có tính đột phá Mặc
dù chỉ đề cập đến phạm vi của một địa phương, nhưng nó lại đi trúng vấn đề xuyên suốt của hệ thống chính trị, là tổ chức bộ máy lãnh đạo, bộ máy hành chính thế nào để hoạt động thực sự nâng cao hiệu lực, hiệu quả
Sau hơn một năm vừa xây dựng, vừa tổ chức thực hiện những giải pháp