Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao (LV thạc sĩ)
Trang 1PHẠM THỊ HÀ NINH
YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG SỐNG MÒN
CỦA NAM CAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2PHẠM THỊ HÀ NINH
YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG SỐNG MÒN
CỦA NAM CAO
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
- PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện tốt nhất để giúp tôi hoàn thành luận văn
- Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo và các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Văn - xã hội
- Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình luôn quan tâm, chia sẻ, động viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Tác giả
Phạm Thị Hà Ninh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 10
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 11
5 Phạm vi nghiên cứu 12
6 Đóng góp của luận văn 12
7 Cấu trúc của luận văn 12
NỘI DUNG 13
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỰ TRUYỆN VÀ TỰ TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT 13
1.1 Khái niệm tự truyện 13
1.2 Tự truyện trong tiểu thuyết 17
1.2.1 Vài nét về tiểu thuyết 17
1.2.2 Tiểu thuyết có yếu tố tự truyện 21
1.3 Sự xuất hiện yếu tố tự truyện trong các sáng tác của Nam Cao 24
* TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 32
Chương 2: TIẾNG NÓI CÁI TÔI - BIỂU HIỆN YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG SỐNG MÒN CỦA NAM CAO 33
2.1 Cái tôi trong đời sống cơm áo hàng ngày 33
2.2 Cái tôi trong quan hệ với gia đình 43
2.2.1 Cái tôi trong quan hệ với vợ con 43
2.2.2 Cái tôi trong quan hệ với những người thân trong gia đình 53
2.3 Cái tôi trong quan hệ với những người xung quanh 59
Trang 62.3.1 Cái tôi trong quan hệ với đồng nghiệp 59
2.3.2 Cái tôi trong quan hệ với các nhân vật khác 63
2.4 Cái tôi trong quan hệ với chính nó 66
2.4.1 Cái tôi trong nghề nghiệp 66
2.4.2 Cái tôi với những khát khao, ước vọng thầm kín 72
* TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 76
Chương 3: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG SỐNG MÒN CỦA NAM CAO 78
3.1 Phương thức trần thuật 78
3.2 Miêu tả tâm lí nhân vật 82
3.3 Thời gian, không gian nghệ thuật 87
3.3.1 Không gian chật chội, tù túng 87
3.3.2 Thời gian trì trệ và dồn nén 90
3.4 Ngôn ngữ 93
* TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 97
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, việc khẳng định cái tôi
cá nhân luôn trở thành khát vọng và nhu cầu của con người Nếu như trong văn học trung đại Việt Nam, người ta không nói nhiều đến những cảm xúc mang tính riêng tư thì đến văn học hiện đại, cảm xúc cá nhân gần như được giải phóng Các tác giả đều bày tỏ đời sống nội tâm và những khát khao mang tính chủ thể Do đặc thù về điều kiện lịch sử văn hóa, thể tự truyện vào những
năm 1940 mới xuất hiện với ít tác phẩm như: Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng, Cỏ dại - Tô Hoài, Sống mòn - Nam Cao, Dã tràng - Thiết Can, Sống
nhờ - Mạnh Phú Tư… Sự dân chủ xã hội trở thành môi trường đích thực để tự
truyện phát triển Thể tự truyện bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong văn học
1930 - 1945 và lắng xuống trong giai đoạn 1945 - 1975 Đến thời kì đổi mới, thể tự truyện lại càng có cơ hội phát triển mạnh Vì thế, nghiên cứu vấn đề tự truyện trong thực tiễn văn học Việt Nam hiện đại là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2 Trong chương trình SGK phổ thông, Nam Cao là tác giả được chọn giảng dạy trong nhà trường Ông là nhà hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa xuất sắc của văn học Việt Nam, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX Tính tự truyện trong văn xuôi của Nam Cao thể hiện qua toàn bộ các tác phẩm của ông, đặc biệt
qua Sống mòn - cuốn tiểu thuyết kết thúc sự nghiệp viết của Nam Cao trước
1945; cũng là cuốn tiểu thuyết kết tinh trọn vẹn gương mặt hiện đại của văn học Việt Nam - sau 30 năm hình thành và phát triển
Cùng với những sáng tác gần gũi về đề tài, giọng điệu như Trăng sáng,
Nước mắt, Đời thừa….thì Sống mòn tập trung toàn bộ suy nghĩ của Nam Cao
về người tri thức Với gần 300 trang tiểu thuyết, tác phẩm đã dựng lên cuộc đời người trí thức nghèo cả bề rộng, bề dài và bề sâu Cuộc sống của những
Trang 8người lao động áo trắng, những vô sản đeo cổ cồn đó cũng toàn một màu
xám nhức nhối: Không tối đen mà xam xám nhờ nhờ (Xuân Diệu) Sống mà
như lạc ra ngoài dòng đời, quẫy cựa để thoát ra khỏi một vòng quay nghiệt ngã của số phận; nhưng càng quẫy lại càng lún sâu hơn vào bi kịch và bất
hạnh Vì nghèo túng triền miên, vì chết mòn về tinh thần Giá trị của tác phẩm
mang lại một phần là do yếu tố tự truyện chân thực về chính bản thân Nam Cao, về tầng lớp trí thức của ông trong cuộc sống nghèo khổ, bế tắc Tác phẩm viết ra không chỉ với ngòi bút vuốt ve, thi vị hóa mà còn vạch ra cả những ước vọng thầm kín, thậm chí thói xấu của chính mình
1.3 Xuất phát từ sự yêu mến, trân trọng nhà văn Nam Cao, từ nhu cầu thực tế
để phục vụ cho quá trình giảng dạy THPT, trên cơ sở tri thức về tự truyện,
khuynh hướng tự truyện trong văn học, luận văn đi nghiên cứu Yếu tố tự
truyện trong Sống mòn của Nam Cao để phát hiện những mới mẻ trong tổ
chức tự sự cũng như trong trình hiện cái tôi của nghệ sĩ trong tác phẩm
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu thể tự truyện ở Việt Nam
Tự truyện tuy không chiếm vị trí quan trọng nhất trong loại hình văn xuôi, nhưng là thể loại không thể không kể đến trong hệ thống thể loại văn học hiện đại Tự truyện ra đời không những làm phong phú bộ mặt văn học mà còn góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trong quá trình vận động của nền văn học Việt Nam từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại, tính tự truyện đã thể hiện khá rõ
trong tác phẩm Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Sơ kính tân trang của Phạm Thái… Tuy nhiên, đó chưa
phải là những tác phẩm tự truyện Đến thời kì văn học cuối XIX, đầu XX,tính
tự truyện có dấu hiệu xuất hiện rõ hơn ngay từ tác phẩm văn xuôi viết bằng
chữ Quốc ngữ đầu tiên: Thầy Lazarô Phiền: của Nguyễn Trọng Quản Toàn
bộ truyện dài 32 trang in, không có một dòng nào là đề tự thuật hay tự truyện
Trang 9nhưng nó dường như lại đầy đủ tính cách của một tác phẩm tự truyện Tác phẩm có hai tầng trần thuật, hai người kể xưng tôi: một là Lazarô Phiền, hai là người đã nghe chuyện của Phiền rồi kể lại cho độc giả Người đọc đều nhận ra Lazarô Phiền chính là nhân vật của tự truyện bởi Phiền tự kể lại câu chuyện của đời mình, những lầm lỗi trong quá khứ, tâm trạng đau khổ tột cùng của
một con chiên sám hối Tuy nhiên, truyện này cũng chỉ kể về một cái tôi hư cấu, không có bằng chứng nào để chứng tỏ người kể xưng tôi trong truyện là
tác giả Nguyễn Trọng Quản
Đến thời kì văn học 1930 - 1945, tự truyện đã có mặt cùng với các thể loại khác, làm nên diện mạo mới cho văn học Việt Nam Góp phần vào sự
thành công của thể loại tự truyện chúng ta không thể không nói tới Phan Bội
Châu niên biểu của Phan Bội Châu hay Tản Đà với Giấc mộng lớn Song đến
mãi hơn mười năm sau, khi Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Sống nhờ
của Mạnh Phú Tư…xuất hiện, thì sự nhận thức cho rằng tự truyện là một thể loại mới bắt đầu
Vấn đề tự truyện trong văn học được giới phê bình quan tâm, trong đó
có thể kể đến các ý kiến đánh giá:
Trong bài viết Tự thuật và tiểu thuyết Pháp ở thế kỉ XX của Đặng Thị
Hạnh, mặc dù đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết Pháp nhưng những vấn đề như bối cảnh, hành trình đặc điểm của thể loại được đề cập đến trong công trình nghiên cứu này đã giúp cho việc hiểu về tự truyện Việt Nam thêm cụ thể, rõ ràng Nhà nghiên cứu sau khi mô tả nguồn gốc của việc lấy cái tôi làm đối tượng miêu tả là tinh thần tự thú và hành trình của nó trong văn học Pháp
đã nêu định nghĩa về thể loại của P.Lejeune làm cơ sở: Năm 1971, trong cuốn
Tự thuật ở Pháp, Philippe Lejeune đã định nghĩa nó như sau: Truyện kể mang tính nhìn lại dĩ vãng, mà một người có thật viết về cuộc sống của mình, khi người đó đặt trọng âm lên đời sống riêng, nhất là lên sự hình thành nhân cách [13, tr.36] Tác giả bài viết đã nhấn mạnh, tự truyện tức là kể lại cái tôi
cá nhân trong hiện tại, chiêm nghiệm về quá khứ
Trang 10Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân (chủ biên) cho rằng: Tự truyện là tác phẩm tự sự thường được viết bằng văn xuôi trong đó
tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình [2, tr.28] Theo quan
niệm này, một tác phẩm tự truyện là bức tranh của cái tôi thuần túy Tác giả, người kể chuyện và nhân vật chính là một, ngoài ra không có sự xuất hiện của
cá nhân khác
Trong bài viết Tự truyện không hẳn là văn học, Triệu Xuân viết: Nó là
một thể văn viết ghi lại tư liệu có thật nhằm thuật lại cuộc đời, sự nghiệp của một cá nhân, gia đình, dòng họ Tự truyện chỉ có thể là văn học khi nó được viết theo cái cách của văn học Thông qua số phận cá nhân ấy, gia đình ấy, phản ánh và biểu hiện tâm thế của cộng đồng, một dân tộc, một thời đại… Các cuốn như Thép đã tôi thế đấy của N Ôxtrovski, Bộ ba tác phẩm: Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của M Gorki, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Cai của Vũ Bằng là tự truyện chính cống Điều này
giải thích tự truyện có hai phạm vi tồn tại: Tự truyện mang phẩm chất văn học
và tự truyện phẩm chất văn học ít hơn (Ví dụ như tự truyện của ca sĩ, cầu thủ bóng đá…) Bởi trên thực tế, tự truyện còn có thể đọc ở nhiều phương diện khác nữa như phương diện tư liệu, phương diện văn hóa, phương diện xã hội… chứ không chỉ cảm nhận bằng mỗi phương diện văn chương
Không cùng quan điểm với tác giả trên, Đoàn Cầm Thi trong bài phỏng
vấn Tương lai của tự truyện Việt Nam cho rằng, sự lên ngôi của cái tôi trong
đời sống và trong văn học là tiền đề của sự phát triển tự truyện Những câu
chuyện như Cỏ dại, Cát bụi chân ai, Chiều chiều của Tô Hoài, Tôi đã trở
thành nhà văn như thế nào của Phùng Quán, Những ngày thơ ấu của Nguyên
Hồng có thể gọi là tự sự và tự sự với ý nghĩa chỉ văn học viết về chính mình,
là chiếc áo mặc nhờ Tuy nhiên, chị cũng khẳng định, cuộc sống hàng ngày thay đổi, tự truyện sẽ mọc ra như nấm ở Việt Nam Hơn thế nữa, tôi tin trong tương lại gần, nó sẽ có những chuyển biến về chất Đó không chỉ là những tác
Trang 11phẩm được viết để thỏa mãn nhu cầu giãi bày uẩn khúc, mà sẽ là cuộc tìm kiếm nghệ thuật đích thực [46]
Đỗ Hải Ninh trong luận án tiến sĩ: Khuynh hướng tự truyện trong văn
học Việt Nam đương đại cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hướng nghiên
cứu tự truyện: Vấn đề tự truyện là vấn đề có ý nghĩa đối với văn học đương
đại bởi nó gắn với cái tôi của tác giả - sự khẳng định cái tôi cá nhân mạnh
mẽ trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, sự tương tác và dung nạp lẫn nhau giữa các thể loại Cùng với quá trình đổi mới, yếu tố tự truyện xuất hiện ngày càng nhiều thể hiện nhu cầu được bộc lộ cái tôi, ý thức phản tỉnh và khuynh hướng nhận thức lại thực tại của dòng văn học tự vấn [26] Có thể coi
công trình của Đỗ Hải Ninh là một trong những công trình nghiên cứu sâu và khá toàn diện về tiểu thuyết sử dụng chất liệu tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại
Ngoài ra, còn có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tự truyện mà trong phạm vi bao quát còn hạn chế của mình, chúng tôi xin được điểm qua như sau:
Luận văn Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê của tác giả Bùi Thị
Thu đã chỉ ra sự có mặt của yếu tố tự truyện trên các thể loại như: trữ tình, tự
sự: Viết những tác phẩm văn học mang yếu tố tự truyện cũng là một cách để
tác giả thể hiện cái tôi cá nhân của mình… Có thể thấy, cái tôi bản thể của người viết luôn có nhu cầu được bộc lộ, tìm đến sự đồng cảm, chia sẻ từ độc giả Ở Việt Nam, yếu tố tự truyện trong văn học tuy phát triển muộn nhưng đã
có mầm mống từ rất lâu đời và có mặt trên hầu hết các thể loại [50]
Bùi Thị Mát với Yếu tố tự truyện trong hồi kí và tiểu thuyết Một mình
một ngựa của Ma Văn Kháng đã trình bày những quan điểm, vấn đề cơ bản
xoay quanh vấn đề tự truyện Không những vậy, luận văn còn đi so sánh những điểm giống và khác nhau giữa yếu tố tự truyện trong hồi kí và tiểu
thuyết Rồi khẳng định cùng với xu hướng của nghệ thuật đương đại, sự thâm
Trang 12nhập lẫn nhau giữa các thể loại sáng tác là điều không thể tránh khỏi… Mặt khác, xét từ bản chất của sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng tư tưởng và bộc lộ tình cảm của mình Mỗi trang viết đều là những trải nghiệm của bản thân nhà văn, là hành trình đi tìm cái tôi của cá nhân, tuy nhiên, với mỗi thời đại, mỗi khu vực văn hóa, trong mỗi nền văn học và mỗi nhà văn lại có cách thức thể hiện riêng, mục đích riêng Do vậy, không cần phải quá cứng nhắc trong việc xác định thể loại, chỉ cần người đọc tìm thấy điều gì có ý nghĩa đối với họ trong tác phẩm mới là đủ [25]
Tác giả Trần Thị Xuân Hợp trong Luận văn Thạc sĩ Yếu tố tự truyện trong
tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới [19] khai thác yếu tố tự truyện trong tiểu
thuyết Nguyễn Khải trên các phương diện cốt truyện, hệ thống nhân vật, giọng điệu, quan điểm trần thuật dựa trên các khái niệm cơ bản về tự truyện
Với những phác thảo trên đây, có thể khẳng định rằng, yếu tố tự truyện trong văn học là một vấn đề đang được giới nghiên cứu phê bình quan tâm, đặc biệt trong xã hội ngày nay, khi mà cái tôi cá nhân luôn được đề cao, khẳng định Dựa trên những cơ sở lý thuyết về tự truyện, luận văn của chúng tôi sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu một trường hợp cụ thể là yếu tố tự truyện
trong Sống mòn của Nam Cao Không có nhiều tham vọng cung cấp cho
người đọc những lý thuyết mới về tự truyện, nhưng chúng tôi hi vọng sẽ giúp
người đọc đến gần hơn với nhà văn Nam Cao và tác phẩm Sống mòn của ông
2.2 Nghiên cứu về tác phẩm Sống mòn - Nam Cao
Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các bài viết, các công trình nghiên cứu phê bình và giới thiệu về con người của Nam Cao đã lên đến một con số đáng nể, không thua kém bất kỳ một tên tuổi cùng thời nào như: Xuân Diệu,
Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử Với tiểu thuyết Sống mòn, Nam Cao cũng
nhận được rất nhiều sự quan tâm, đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình
Trang 13Nhà nghiên cứu Hà Bình Trị trong bài viết Chủ nghĩa nhân đạo mới
mẻ, độc đáo của Nam Cao - sự ý thức về cá nhân có dành một nửa dung
lượng để bàn về Sống mòn Ông cho rằng, trong tác phẩm này, Nam Cao phân
biệt sự sống trên hai bình diện Bình diện thứ nhất: sống chỉ như sự tồn tại sinh học Bình diện thứ hai: sống với đầy đủ giá trị sự sống, sống đúng với ý nghĩa cuộc sống của con người [51, tr.45] Ông cũng chỉ rõ nếu cuộc sống chỉ
là sự tồn tại thì cuộc sống ấy không khác gì đã chết Thứ là người ý thức rõ về
sự sống mòn của cá nhân nhưng không làm cách nào thoát ra được
Trong bài viết Hai không gian sống trong Sống mòn Đỗ Đức Hiểu đã chỉ ra được sự xung đột giữa không gian xã hội (xó nhà quê và ngoại ô Hà
Nội nhem nhuốc) và không gian tinh thần, mơ ước, không gian hồi tưởng, không gian khát vọng [28, tr.488] của nhân vật Thứ Không gian xã hội chật
hẹp tù túng đối lập gay gắt với không gian tinh thần lớn lao của nhân vật Qua đó, người đọc thấy được những bi kịch tinh thần đau đớn mà tầng lớp
trí thức phải gánh chịu
Trong Nam Cao - tiếng cười đầy xót thương cho những kiếp Sống mòn của nhà nghiên cứu Trần Văn Hiếu, tác giả đã đi sâu tìm hiểu tiếng cười Nam
Cao trong các truyện ngắn có tính trào phúng giai đoạn 1941 - 1945 và tiểu
thuyết Sống mòn Sau đó, kết luận lại, đối tượng của tiếng cười Nam Cao
không phải là bản thân sự sống mòn hay chết mòn mà là sự không cưỡng lại được, không thoát ra được, không vượt lên sự sống mòn, chết mòn kia do ham muốn thèm khát thỏa mãn những dục vọng tầm thường [34, tr.202]
Phong Lê là một tác giả có nhiều năm nghiên cứu về Nam Cao, với bài
viết Đọc lại và lại đọc Sống mòn, ông đã nhận thấy: Có lẽ, Nam Cao là người
đầu tiên và cũng là người cuối cùng của văn học hiện thực Việt Nam cho ta cảm nhận một cách đầy đủ hơn bất cứ ai cái dư vị nhạt phèo mà thật mặn chát của một sự sống…mòn; cái sống mòn đã trở thành một phát hiện kỳ thú, một biểu trưng cho sự độc đáo trong sáng tạo của Nam Cao [38, tr.488]
Trang 14Quản Thị Diệp với luận văn thạc sĩ: Giá trị và vị trí của Sống mòn
trong sự nghiệp viết của Nam Cao Tác giả bài viết phân tích những giá trị về
nghệ thuật và nội dung tác phẩm, khẳng định một lần nữa giá trị to lớn của
Sống mòn trong sự nghiệp của Nam Cao nói riêng và văn học Việt Nam nói
chung [5] Ngoài ra, còn có rất nhiều những bài viết, bài nghiên cứu, phê
bình, tiểu luận khác về tác phẩm Sống mòn
Có thể khẳng định, Sống mòn là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp của Nam Cao Đã gần 70 năm trôi qua, nhưng Sống mòn
vẫn còn nguyên giá trị Đó là hình ảnh của người trí thức ở một thời kì đã qua nhưng bạn đọc dường như vẫn thấy bản thân mình ngày hôm nay trong tác phẩm Cuốn tiểu thuyết dài gần 300 trang của Nam Cao vẫn được bạn đọc yêu thích, vẫn được giới phê bình quan tâm và nghiên cứu Không những vậy, người đọc còn quan tâm tới những tâm sự, trăn trở về cuộc sống, gia đình, nghề nghiệp của tác giả gửi gắm trong tác phẩm Đó chính là thành công lớn nhất trong sự nghiệp viết văn của Nam Cao
2.3 Nghiên cứu về yếu tố tự truyện trong Sống mòn - Nam Cao
Nghiên cứu tự truyện là vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, đó là vấn đề mang ý nghĩa khoa học và thực tiến Yếu
tố tự truyện của Nam Cao thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết Sống mòn Đây là
tác phẩm nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá của giới phê bình:
Như đã nói, Phong Lê là nhà phê bình có nhiều công trình nghiên cứu
về Nam Cao, sau này trong bài viết Đọc lại và lại đọc Sống mòn, ông viết:
Sống mòn có phần được hiểu như một tiểu thuyết nội tâm, thậm chí còn hẹp hơn, một kiểu tự truyện của Nam Cao Vì vậy đọc Sống mòn là để hiểu Nam Cao, hiểu một thế hệ trí thức kiểu Nam Cao và hiểu một thời thanh niên Nam Cao đã sống Đồng thời cũng như là một cách tự soi lại con người mình, thế
hệ mình Soi lại mà thấy sao những Thứ, San, Đích, Oanh và cả thế giới những người thân kẻ sơ chung quanh họ vẫn cứ là thế giới quen thuộc, dẫu
Trang 15thời thế đã đổi khác Từ đặc điểm ấy mà nhìn, có lẽ Nam Cao là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng của văn học hiện thực Việt Nam cho ta cảm nhận được một cách đầy đủ hơn bất cứ ai cái dư vị nhạt phèo mà thật mặn chát của một sự sống mòn; cái sống mòn đã trở thành một phát hiện kì thú, một biểu trưng cho sự độc đáo trong sáng tạo của Nam Cao [32, tr.488]
Viết về tác phẩm Đời thừa nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung thường xuyên nhắc kèm tới Sống mòn: Một số nhân vật trí thức nghèo
của Nam Cao thường là nhà văn, nhà giáo, những nhân vật mà người đọc dễ dàng nhận ra là hình ảnh tác giả Với Đời thừa (sau đó là Sống mòn, Nam Cao đã đề cập gần như trực diện vấn đề cá nhân, nói lên yêu cầu được khẳng định và phát triển của cá nhân - vấn đề mà lâu nay, người ta tưởng đâu chỉ đặt ra trong văn học lãng mạn đương thời Tác giả cũng khẳng định, chủ đề
cá nhân không có trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan nhưng lại là chủ đề tâm huyết của Nam Cao Và niềm khao khát được làm đầy trái tim, khao khát được sống mạnh mẽ, sâu sắc, vượt lên trên cái bằng phẳng, tầm thường [34, tr.144]
Nhà phê bình Đỗ Đức Hiểu với Hai không gian sống trong Sống mòn cũng viết: Sống mòn là một quyển tiểu thuyết kiểu tự thuật, khi viết ở ngôi thứ
ba, nó như một độc thoại dài, với những dằn vặt day dứt, với những câu hỏi lớn về cuộc sống, gợi đến Sống hay không sống; từ chương này đến chương khác Thứ, nhân vật trung tâm, khao khát sống cho ra sống, lùi lại, hèn nhát, lại ước mơ hi vọng một cuộc đời có ý nghĩa Kết thúc hơn hai trăm trang quyển tiểu thuyết nội quan này, là một câu hỏi lớn: Thứ đã làm gì chưa?
[34, tr.173] Cuối cùng, ông kết luận: Tiểu thuyết kiểu tự truyện này gợi người
đọc nhớ đến Rútxô, nhà văn Pháp đầu tiên viết tự truyện Tự thú, gợi nhớ đến Gide, nhà văn đa dạng có ảnh hưởng sâu rộng trong văn xuôi Việt Nam
1930 - 1945 Sống mòn gây xáo lộn, gây tình trạng bất ổn trong tâm tư con người, nó hé mở cuộc sống tự do, chân chính của người trí thức [34, tr.181]
Trang 16Nói về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm, nhà phê bình Nguyễn
Ngọc Thiện với bài Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn có đoạn: Trước
cách mạng tháng Tám, một nhà phê bình đồng thời với Nam Cao đã sớm nhận ra ở tác giả mới xuất hiện này một tài năng đích thực, với một bút pháp độc đáo, mới mẻ: Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối riêng, ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới [32, tr.470] Tác giả chỉ rõ, lối đi riêng,
lối văn mới ấy, tức là những tìm tòi nghệ thuật của bút pháp và giọng điệu
Nam Cao, phải chăng là cách kể như là tự thú tự vấn và sám hối trước sự tha hóa của tâm hồn khi đối diện trước lương tri, lẽ phải và điều thiện [32, tr.471]
Sự tổng hợp trên cho thấy mỗi công trình có một hướng nghiên cứu,
tiếp cận khác nhau So với những tác phẩm như Giăng sáng, Đời thừa… thì
Sống mòn chính là tác phẩm thể hiện trọn vẹn yếu tố tự truyện của Nam Cao
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào mang tính quy mô,
nghiên cứu chuyên sâu yếu tố tự truyện thể hiện trong Sống mòn mà chỉ là
những bài đánh giá mang tính đơn lẻ Các bài viết, các bài nghiên cứu trên sẽ
là nguồn tư liệu quý báu, là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu một cách cụ thể yếu tố
tự truyện trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao Với hướng tiếp cận này,
hi vọng độc giả sẽ hiểu sâu sắc hơn con người cá nhân của nhà văn, khẳng định lại một lần nữa vị trí của Nam Cao trong nền văn học hiện đại
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở lý thuyết tự truyện, luận văn sẽ nhận diện, phân tích yếu
tố tự truyện trong Sống mòn, từ đó, khẳng định thể loại tiểu thuyết có yếu tố
Trang 17tự truyện là một trong những thành công lớn nhất của tác giả bên cạnh sở trường truyện ngắn
- Khẳng định một lần nữa vị trí và vai trò của Nam Cao trong sự nghiệp văn học Việt Nam, đặc biệt là thể tự truyện, góp phần phong phú nền văn nghệ nước nhà
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa yếu tố đời tư và tính tự truyện trong văn học nói chung và sự phóng chiếu của cái tôi cá nhân trong quá trình sáng tạo
- Chất liệu đời tư của nhà văn thể hiện qua các mối quan hệ với gia đình, xã hội, nghề nghiệp…
- Phương thức nghệ thuật thể hiện các yếu tố tiểu sử, đời tư của Nam
Cao trong tiểu thuyết Sống mòn
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn là sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp tiểu sử: Đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong nghiên cứu văn học nói chung và trong việc nghiên cứu về yếu tố
tự truyện nói riêng Phương pháp tiểu sử giúp người nghiên cứu có sự đối sánh giữa cuộc đời thực của nhà văn với con người nhà văn trong tác phẩm
- Phương pháp xã hội học: giúp người viết tìm hiểu về mối quan hệ của
bản thân nhà văn với xã hội thông qua các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh Qua đó, thấy được cách cảm nhận, đánh giá của nhà văn với cuộc đời
- Tiếp cận thi pháp học: Đây là con đường quan trọng để người viết tìm
hiểu các phương thức thể hiện yếu tố tự truyện của tác giả như về ngôn ngữ, cách trần thuật, thời gian, không gian nghệ thuật, miêu tả diễn biến tâm lí…
- Phương pháp phân tích tác phẩm: đây là phương pháp cơ bản, thường
xuyên được sử dụng trong luận văn, góp phần tìm hiểu rõ nét, cụ thể về nội
Trang 18dung và nghệ thuật tác phẩm, từ đó nổi bật những luận điểm cơ bản trong
Sống mòn
- Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức của các ngành khác
nhau như lịch sử, xã hội học, tâm lí học, dân tộc học…để cái nhìn nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về yếu tố tự truyện trong tác phẩm
5 Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của một luận văn, bước đầu chúng tôi tìm hiểu yếu tố tự
truyện qua tác phẩm Sống mòn - cuốn tiểu thuyết để đời của Nam Cao - viết
về chính bản thân và tầng lớp trí thức của mình Trong quá trình viết, chúng tôi có đi so sánh với các tác giả khác với mong muốn đánh giá sâu sắc và toàn
diện hơn yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao
6 Đóng góp của luận văn
Với đề tài Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao, luận văn đã
tổng hợp tìm hiểu một cách khá sâu sắc về con người cá nhân, nhân vật văn
học và hình tượng tác giả trong tác phẩm Sống mòn
Bên cạnh đó, qua việc tìm hiểu phương thức thể hiện yếu tố tự truyện trong tác phẩm của Nam Cao, luận văn góp phần khẳng định đóng góp xuất sắc của nhà văn trong việc phát triển một loại hình văn học mới là tự truyện
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỰ TRUYỆN VÀ TỰ TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT
Chương 2: TIẾNG NÓI CÁI TÔI - BIỂU HIỆN YẾU TỐ TỰ
TRUYỆN TRONG SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
Chương 3: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN YẾU TỐ TỰ TRUYỆN
TRONG SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
Trang 19NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỰ TRUYỆN VÀ
TỰ TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT 1.1.Khái niệm tự truyện
Thuật ngữ tự truyện trong tiếng Pháp viết là Autobiographie, được tạo
ra từ ba gốc từ Hi Lạp: autos nghĩa là chính mình, bios nghĩa là cuộc đời, graphein nghĩa là viết Tự truyện hay cái nhìn về bản thân, có thể coi là một đặc sản của văn minh phương Tây Nó có hai nguồn gốc chính: từ nền văn minh Hi Lạp qua câu ngạn ngữ nổi tiếng connais - toi toi - même (ý nói kẻ thông thái phải biết về cá nhân mình), và từ truyền thống Thiên chúa giáo qua
lệ tự vấn lương tâm Trong các nền văn hóa khác, nó chỉ tồn tại một cách hiếm hoi, thậm chí bị cấm, như trong các nước theo đạo Hồi Ngay tại châu
Âu, ý muốn kể lại đời mình cũng không phải dễ Chấp nhận Pascal - triết gia thế kỷ XVII, tuyên bố: Cái tôi thật đáng ghét [25, tr.12] Vì vậy, tự truyện chỉ
thực sự xuất hiện ở thế kỷ ánh sáng, vào buổi sơ khai của dòng văn học lãng
mạn, khi chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh Trên thế giới, tác phẩm Những
lời tự thú của Jean Jacques Rousseau được coi là tác phẩm tự sự đầu tiên Trong tác phẩm Lịch sử tính dục (Historie de la sexualité), Michel Foucault cho rằng nếu trong xã hội phong kiến, người ta cấm nói chuyện tình dục công khai thì trong phòng xưng tội của nhà thờ Thiên Chúa giáo, con chiên được phép nói chuyện tình dục thoải mái trước mặt Đức cha Văn học thế kỉ XVIII và XIX đã biến lời thú tội thầm kín đó là lời thú tội công khai [8, tr.78]
Những định nghĩa sau này của các từ điển, của các nhà nghiên cứu, xác định truyện kể hồi cố bằng văn xuôi do một con người có thực kể về cuộc sống của chính mình, khi người đó nhấn mạnh vào tầm quan trọng của đời sống cá nhân, đặc biệt vào lịch sử hình thành nhân cách mình, chính là căn
Trang 20cứ vào tác phẩm của Rousseau Xuất phát từ đó mà có rất nhiều cách hiểu
về thể loại tự truyện
Tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học viết: Tự truyện là tác phẩm văn học
thuộc thể loại tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình… [12, tr.389]
Đồng quan điểm, tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cũng cho rằng: Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lí giải cuộc sống
đã qua (của tác giả) như một chỉnh thể, tạo ra những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của mình Người viết tự truyện có khi cũng vận dụng
hư cấu, thêm thắt hoặc sắp xếp lại các chi tiết của cuộc đời mình, nhằm làm cho
sự trình bày về cuộc đời ấy trở nên hợp lý, nhất quán Tự truyện luôn là hành vi khắc phục cái thời gian đã lùi xa, là mưu toan quay về thời tuổi thơ, tuổi trẻ, làm sống lại những đoạn đời quan trọng nhất, nhiều kỷ niệm nhất, như là sống lại cuộc đời mình từ đầu Tự truyện do vậy thường được viết vào thời tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường đời [2, tr.29]
Theo Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên viết: Tự truyện thường
là những câu chuyện viết bằng văn xuôi, kể lại dĩ vãng của chính tác giả Theo Lơjon, bởi vì, về quá khứ, kỷ niệm bị xóa mờ với thời gian, vì tư duy khi viết về tự truyện đã trải qua biết bao cảnh đời, và vì các sự kiện được sắp xếp,
bố cục lại, suy ngẫm lại, nên khó mà trùng hợp với sự thật Tự truyện không phải là một tập hợp những kỷ niệm tản mạn, mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết…[14, tr.1905-1906]
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì Tự truyện là những tác phẩm
văn học thuộc thể loại tự sự, thường được viết bằng văn xuôi trong đó tác giả
tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong tác phẩm
Như vậy, theo quan điểm của các tác giả nói trên thì tự truyện được coi
là một thể loại văn học trong đó tác giả tự kể về cuộc đời mình Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lí giải cuộc sống đã qua của tác giả như một
Trang 21chỉnh thể, tạo nên những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của mình Người viết tự truyện có khi vận dụng hư cấu, thêm thắt hoặc sắp xếp lại các chi tiết của cuộc đời mình Do luôn là hành vi khắc phục cái thời gian đã qua, hình thức tự truyện thường được viết khi tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường trong cuộc đời mình và nhìn lại những gì đã qua như một sự chiêm nghiệm
Nguyễn Thành Thi trong Văn học thế giới mở đã viết: Nhà văn khi sáng
tác tác phẩm bao giờ cũng sáng tác theo một mô hình thể loại xác định Thể loại tác phẩm văn học, thường được hiểu là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể [47, tr.12]
Vậy khi nhà văn sáng tác theo một thể loại nào đó, đầu tiên sẽ tuân thủ những mô chuẩn nghệ thuật quy ước, tạo nên những nét riêng, những đặc trưng
cơ bản của thể loại đó Ở thể loại tự truyện nhà văn đóng vai trò trong tác phẩm
như là nhân vật tôi đứng ra kể lại, tả lại những gì xảy ra Vì vậy, cần khẳng định
tự truyện là tác phẩm văn học tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình
Trong thực tế, tự truyện bao gồm cả yếu tố truyện (hình thức, một thể loại tự sự) và yếu tố tự thân (nội dung, bản thân) của người viết truyện Yếu
tố đời tư là chất liệu hiện thực được tác giả sử dụng với nhiều mục đích nghệ thuật khác nhau Các nhà văn lãng mạn ở thế kỉ XVIII sử dụng đời tư của bản thân như chất liệu để nhận thức, khám phá toàn bộ sự đa dạng và phức tạp
trong hoạt động tâm lý của mỗi cá nhân con người Song viết về cái tôi của
mình ở thời kỳ này chưa phải là hoàn toàn được xã hội tiếp nhận Người ta chỉ coi đó như là quyền xưng tội của các tín đồ Thiên chúa giáo Còn nói về mình trong tác phẩm đó chẳng hay ho gì Nhà văn muốn bộc lộ những điều riêng tư của mình phải kín đáo bằng cách này hay cách khác Balzac đã rải
vào tiểu thuyết của mình những yếu tố riêng Huygo cũng phải vung vãi, xé
vụn, phân chia rồi mới ban phát cuộc đời mình cho các nhân vật, các địa điểm
Trang 22trong tiểu thuyết của mình Nhà văn hiện thực thế kỉ XIX lại viết về bản thân
để phơi bày các mối quan hệ giữa người và người, quan hệ giữa con người và hoàn cảnh xã hội Ở thế kỉ XX, nhiều nhà văn thuật lại cuộc đời của chính mình để qua đó phản ánh số phận của dân tộc, cộng đồng và thời đại Như vậy, tự truyện có thể bao quát hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự và sử thi
Xuất phát từ văn hóa truyền thống của người Việt, nhà văn thường thể hiện bản thân trong tác phẩm một cách kín đáo Văn học thời trung đại là nền
văn học có khuynh hướng thiên về cái vô ngã Đến thời kì 1930 - 1945, văn học nhắc nhiều đến cái tôi với những tác phẩm của Nguyên Hồng, Nam Cao,
Kim Lân… Tuy nhiên, đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, do yêu cầu của thời đại, văn học tập trung vào những vấn đề chung của thời đại
Do vậy cái tôi cá nhân một lần nữa ít được nhắc đến trong văn học Đến thời
kỳ đổi mới, văn học thể hiện sự thay đổi trên nhiều phương diện, cái tôi lại
quay về chiếm lĩnh văn đàn, qua tác phẩm của Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Thuận… Với nhiều nhà văn, viết tác phẩm trở thành một hành trình tìm kiếm chính mình, chăm chú vào bí ẩn của
cái tôi, lật xới vấn đề muôn thuở cái tôi là gì? Bằng cách nào nắm bắt được cái tôi ? Do vậy khuynh hướng tự truyện trong văn học đương đại đang dần
trở nên gây chú ý Cũng như bất kì một khuynh hướng nghệ thuật mới nào, khuynh hướng tự truyện hiện nay trong văn học Việt Nam phải đối diện với
cả hai khả năng: sự khuyến khích của giới phê bình chuyên nghiệp và cả sự phản ứng của người đọc do thói quen tiếp nhận cũ
Có thể nói, nhìn một cách tổng quát, tự truyện đã và đang trở thành một thể loại ngày càng phát triển Sự khác biệt giữa tự truyện nói chung và tự truyện văn học chủ yếu được phân định qua tiêu chí nghệ thuật của tự truyện
Tự truyện của một cầu thủ bóng đá, một ca sĩ hay một diễn viên khác với tự truyện văn học bởi phẩm tính nghệ thuật của nó Nếu tự truyện của các tác giả
Trang 23mang đầy đủ những giá trị văn học thì sẽ được coi là một tự truyện văn học
Xoáy sâu vào cái tôi cá nhân, tự truyện với tư cách là một thể loại văn học vẫn không tách rời những vấn đề lớn của thời đại Do vậy, tự truyện không chỉ là tôi,
mà qua tôi đạt đến chúng ta, từ cái cá nhân mà phản ánh vấn đề xã hội
1.2 Tự truyện trong tiểu thuyết
1.2.1 Vài nét về tiểu thuyết
Tiểu thuyết một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định [2, tr.326]
Là một thể loại thuộc phương thức tự sự, tiểu thuyết ra đời từ rất sớm Hình thành trong một quá trình lâu dài và phát triển mạnh mẽ trong những điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, văn minh thích hợp, thể loại tiểu thuyết đã
để lại trong kho tàng văn học thế giới những thành tựu rực rỡ: từ những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng của Trung Quốc đến những tác phẩm đồ sộ của tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây, từ những dòng chảy mạnh mẽ của tiểu thuyết Đông Âu thế kỷ XX đến những nguồn mạch dồi dào của tiểu thuyết huyền thoại Mỹ Latinh, Chính những mô hình khác nhau đó đã từng bước kế tiếp, thay thế và góp phần tạo nên diện mạo đặc biệt phong phú cho thể loại tiểu thuyết qua nhiều chặng đường phát triển
Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX, người ta mới sử dụng thuật ngữ tiểu thuyết như là ở Trung Quốc Truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, hoàn toàn đồng nghĩa với các thuật ngữ trường thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết, đoản thiên tiểu thuyết Trong Tiếng Việt hiện đại, người ta dùng thuật ngữ tiểu thuyết để chỉ tác phẩm truyện có quy mô lớn, còn quy mô nhỏ vẫn gọi là truyện Cùng với phong trào Thơ mới, tiểu thuyết 1930 - 1945 đánh dấu một
thời kì rực rỡ huy hoàng trong văn học dân tộc Các nhà tiểu thuyết lãng mạn
của nhóm Tự Lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch
Trang 24Lam đã góp phần đắc lực vào sự hình thành của thể loại Chính họ đã có công lao to lớn trong việc mở đầu tiến trình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam Các
nhà tiểu thuyết hiện thực với những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nam Cao,
Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng tiếp tục duy trì sức sáng tạo và đẩy thể loại tiểu thuyết phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm hiện thực xuất sắc Trải qua hai cuộc kháng chiến: chống Pháp và chống Mỹ, đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam càng trở nên đông đảo với sự đóng góp của
Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Phan Tứ, Anh Đức, Nguyễn Minh Châu Đến thời kì đổi mới, nổi bật lên một số tên tuổi như Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Chu Lai cùng sự hiện diện của nhiều thế hệ nhà văn với những tài năng, phong cách và bản lĩnh nghệ thuật mới đã làm thay đổi diện mạo và góp phần khẳng định vai trò chủ lực của tiểu thuyết trong nền văn học hiện đại
Tiểu thuyết là một thể loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính chất văn xuôi, vì vậy trở thành đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của tiểu thuyết Các tác giả luôn có những hư cấu trong tiểu thuyết, nhưng những hư cấu nghệ thuật ấy lại tìm thấy ở cuộc đời - những chất liệu để xây dựng tác phẩm, xây dựng nhân vật Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện tại không
ngừng biến đổi, dựa trên cơ sở kinh nghiệm của cá nhân Trong cuộc hội thảo
Đất nước, con người, văn hóa Hà Lan do Trung tâm nghiên cứu văn hóa quốc
tế (RICC) tổ chức tại Hà Nội năm 1997, Giáo sư tiến sĩ Hugo Bousset của trường Đại học Louvain gửi một bản tham luận với cái tên gây tò mò: Tiểu thuyết là một củ hành: Tiểu thuyết hiện đại của Hà lan và vùng Flandres Ông cho rằng, nhà viết tiểu thuyết phải bóc hết lớp vỏ này đến lớp vở khác cho đến khi ta thấy cái lõi của củ hành, ăn vào mắt cay sè, lúc đó ta mới khám phá ra sự thật - chân lý của cuộc sống [8, tr.80] Điều đó tạo cho tiểu
thuyết có thể phơi bày tận cùng sự phức tạp của cuộc sống: cả xấu, cả tốt, cả
bi, cả hài, cả lớn lao và nhỏ bé… Chất văn xuôi được thể hiện rõ trong các
Trang 25tác phẩm của Balzac, Tolstoi, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Khải…
Nhân vật tiểu thuyết vừa là sản phẩm lại vừa là chủ thể tác động đến cuộc sống Trong cuộc đời không hiếm những con người lấy nhân vật tiểu thuyết làm khuôn mẫu, làm lẽ sống Những nhân vật lý tưởng trong tiểu thuyết nhiều khi có sức ám ảnh rất lớn đối với con người ngoài cuộc đời Nhưng không vì thế mà đồng nhất nhân vật tiểu thuyết với con người ngoài cuộc đời Bởi vì nhân vật tiểu thuyết là nhân vật của hư cấu và tưởng tượng,
là nhân vật có tính chất điển hình được xây dựng theo quan niệm nghệ thuật của nhà văn Đặc trưng của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh toàn vẹn
và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực Tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận các nhân nhân vật So với truyện ngắn và truyện vừa, tiểu
thuyết có những cái thừa, nhưng thực ra lại là chính yếu của nhân vật về thế
giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các mối quan hệ, diễn biến tâm lí tình cảm, ngóc ngách tâm hồn… của các nhân vật Nhân vật tiểu thuyết phải có đời sống riêng, số phận riêng phù hợp với sự phát triển tính cách của nhân vật
và logic của đời sống Nhân vật ấy được miêu tả từ nhiều góc độ, nhiều mặt, sống động như một người thật Đặc biệt, phải là những người nếm trải qua nhiều khổ đau, sóng gió trong đời Đó không chỉ là một người, mà còn là tập
hợp của nhiều người, một gia tộc hoặc nhiều thế hệ Bởi vậy, Sống mòn của
Nam Cao là tập hợp những suy nghĩ của Thứ về gia đình, bạn bè đồng nghiệp,
về ước mơ, về miếng ăn, về công việc… Những câu chuyện về nhà ông Học,
Trang 26về Mô, về Oanh… không thiết thực cho một câu chuyện nào, có những chi tiết tưởng chừng như là vụn vặt, thừa thãi nhưng thực ra nó lại phơi bày ra cả
một thực tại sống mòn của con người như một quá trình Ngay bản thân tác
giả cũng có thể tự khai thác mình như một nguyên mẫu và trong trường hợp
ấy, độc giả sẽ tìm thấy sự trùng hợp của nhiều chi tiết về tiểu sử tác giả với số
phận đời tư nhân vật Đó là trường hợp của Nam Cao với Thứ (Sống mòn), Lê Lựu với Giang Minh Sài (Thời xa vắng), Nguyễn Khải với Việt (Gặp gỡ cuối
năm), nhân vật Hắn - nhà văn (Thượng đế thì cười)
Phân tích tâm lý là đặc trưng của tiểu thuyết: Phép biện chứng tâm hồn Tiểu thuyết thể hiện một cách tỉ mỉ cái chính yếu về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, dựng lại chi tiết không gian và thời gian, giới thiệu tường tận tiểu sử nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người
và người, giữa người với thế giới xung quanh Hoàn cảnh trong tiểu thuyết được khắc họa và phân tích chi tiết, không gian, thời gian cho các nhân vật hoạt động cũng chính là phương tiện bộc lộ ý nghĩa tác phẩm Ngôn từ của tiểu thuyết không thi vị hóa, lãng mạn hóa như sử thi mà gồ ghề, trắc trở, đúng như những gì cuộc sống hiện tại đang diễn ra
Trong quá trình vận động và phát triển diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi Tuy nhiên, trong tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết nổi bật lên ở khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và sinh động bức tranh mang tính tổng thể của hiện thực đời sống, khả năng khắc họa chân dung nhân vật thông qua sự khám phá những vấn đề của số phận cá nhân và thân phận con người Có thể khẳng định rằng, tiểu thuyết có khả năng tổng hợp nhiều nhất đặc điểm của các thể loại văn học khác Khát vọng làm mới tiểu thuyết đang ngày càng thu hút nhiều cây bút thuộc các thế hệ khác nhau Họ
đã rất mạnh dạn, tìm tòi thể nghiệm, sáng tạo nhiều kiểu dạng tiểu thuyết, góp
phần làm thay đổi diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam
Trang 271.2.2 Tiểu thuyết có yếu tố tự truyện
Có thể thấy, xu hướng tự truyện không xa lạ với văn học phương Tây, nhất là tiểu thuyết Tây Âu thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX có nhân vật kể
chuyện ở ngôi thứ nhất số ít (xưng tôi) có tham vọng ghi lại lịch sử tâm hồn
con người từ cái nhìn bên trong Chúng được coi là các tác phẩm tiểu thuyết
tự thuật Trong tiểu thuyết nói chung, cái tôi của tác giả đeo mặt nạ, không
phải cái tôi mà là nhân vật của tôi Còn trong tiểu thuyết tự truyện, cái tôi bộc bạch hết những điều thầm kín, thậm chí cả những tội lỗi, phơi trần mình
ra trước ánh sáng Có nhà văn lãng mạn cho rằng, trình bày tư truyện ra trước công chúng (une autobiographie publique) chẳng khác gì đem tư duy ra làm điếm (une prostitution de la pensée) trên trang sách Nhưng có nhà lý luận cho rằng, tiểu thuyết tự truyện cũng có tác dụng thanh lọc tâm hồn (catharsis) của bi kịch, ở đây nhà văn đem phần trong sáng nhất của tâm hồn
ra giãi bày trước công chúng [8, tr.78] Các tác phẩm tự thuật trở thành lời tác
giả thuật lại đời mình một cách tự nhiên và trung thực, mỗi bối cảnh của một giai đoạn trong cuộc đời là một chủ đề xếp thành tiểu thuyết, và tùy theo mỗi
sự việc ấy mà tác giả bình luận hay lý luận để tỏ rõ tư tưởng, lập trường hay chí hướng của mình Nói cách khác, cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, những tác phẩm đó thể hiện rõ rệt chức năng của các tự truyện
Trong văn học Việt Nam vốn ít có truyền thống tác giả tự kể chuyện đời mình, nhìn chung, cái tôi của nhà văn Việt khá kín đáo và không thích lộ diện Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tự truyện trở thành vấn đề được quan tâm, là một dòng chảy trong tiểu thuyết Xuất hiện nhiều tiểu thuyết lấy chất liệu từ bản thân cuộc đời riêng tư của tác giả, những chi tiết mang tính
tiểu sử của chính nhà văn, bộc lộ cái tôi cá nhân rõ nét: Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Chuyện kể năm 2000, (Bùi Ngọc Tấn), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Ba
người khác (Tô Hoài) và hàng loạt các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng từ Đám
Trang 28cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ cho đến tiểu thuyết mới đây Một mình một ngựa Tuy nhiên, lưu ý không phải là tự truyện theo quy ước
thể loại mà là những tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện Khuynh hướng
tự truyện đề cập ở đây bao gồm cả những tiểu thuyết mà yếu tố tiểu sử có tính
tham chiếu rõ ràng, chẳng hạn Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), hay ngược
lại Thực tế đó cho thấy có không ít nhà văn đã viết những tác phẩm trong đó người thật, việc thật lấn át vai trò của hư cấu Với họ thì cuộc đời chính là vốn
tư liệu sâu sắc, khiến tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn Tất nhiên không phải cứ đưa thẳng người thật, việc thật vào những trang viết thì tác phẩm sẽ thành công Bởi lẽ, đời sống hàng ngày dù đa dạng phong phú đến đâu cũng không thể cung cấp cho người viết tiểu thuyết một nhân vật (hay một cốt truyện) hoàn chỉnh Do vậy, trong vô vàn những gương mặt đời thường, giữa muôn ngàn những biến cố của hiện thực, người viết tiểu thuyết đồng hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo Tô Hoài cho rằng viết văn là một nghề mà học trò phải khác với ông thầy, phải viết được cái gì trên ông thầy Mục đích của tự truyện là tìm hiểu một con người
có thật với lịch sử hình thành nhân cách, còn tiểu thuyết, mặc dù cũng sử dụng nhân vật, cốt truyện đó nhưng được hư cấu hóa, hoặc được cấp cho một lớp vỏ hư cấu Xu hướng tự truyện trong tiểu thuyết là việc nhà văn lấy chất liệu từ bản thân cuộc đời riêng tư của tác giả, những chi tiết mang tính tiểu sử của chính nhà văn nhưng tất cả đã được tiểu thuyết hóa theo yêu cầu thể loại Nghĩa là nhà văn đã đem lại cho câu chuyện kể về đời mình những màu sắc của tiểu thuyết trong sự kết hợp hài hòa với tự truyện Các tác phẩm theo khuynh hướng này cho thấy cái tôi giàu trải nghiệm với những biến cố đặc biệt của đời tư cá nhân đặt trong không gian xã hội rộng lớn và trải dài theo dòng chảy thời gian đời người Bởi hiện thực trong tiểu thuyết không hiện lên như một mặt phẳng mà trở nên hỗn độn, đa tầng Tiểu thuyết giờ đây không còn là tấm gương soi của thời đại, không chỉ là tiếng nói của dân tộc và thời
Trang 29đại mà quan trọng hơn còn là phát ngôn thể hiện tư tưởng, quan niệm riêng của người nghệ sĩ Khi nhà văn lấy đời mình làm chất liệu, dễ đem đến lòng tin cho độc giả, nó ngầm nói với họ rằng câu chuyện tôi đang kể là có thật, những kinh nghiệm sống của cá nhân cũng là thật Do vậy, khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết giúp người đọc không chỉ giải mã con người tác giả
và thời đại qua những chi tiết gắn với tiểu sử, cuộc đời thật mà còn qua những kinh nghiệm sống phong phú và quý báu
Xét về tự truyện trong tiểu thuyết, chúng ta có thể thấy có một vài đặc điểm gần giống với hồi ký Hồi ký là một thể tài thuộc thể loại ký văn học
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, hồi ký là một thể loại thuộc loại hình kí, kể lại những biến cố đã
xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến [12, tr.127]
Tự truyện với hồi kí là những thể loại văn học mang tính hồi cố, tái hiện lại quá khứ, nhưng hai thể loại tự truyện và hồi kí nằm ở hai địa hạt không hề trùng khít với nhau trong hệ thống thể loại văn học: bản chất của truyện cho phép nhà văn hư cấu để tạo nên những hình tượng hoàn chỉnh, còn bản chất của hồi kí đòi hỏi sự chính xác của sự kiện và những đánh giá khách quan của người viết kí, những yếu tố hư cấu, nếu có, chỉ đóng vai trò chức năng, hỗ trợ cho tư tưởng chính luận
Bên cạnh đó, tự truyện là câu chuyện về cuộc đời một cá nhân, tâm điểm của tự truyện là cái tôi người kể chuyện trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngoài Trong khi đó, tâm điểm của hồi kí là thế giới bên ngoài, là cuộc sống và con người trong một thời kỳ lịch sử nào đấy (đặc biệt là khi lịch sử có những biến động lớn), và cái tôi nói chung chỉ đóng vai trò nhân chứng Đấy là một cái tôi trong trạng thái tương đối tĩnh, trạng thái của kẻ quan sát, phân tích thực tại
và ghi nhận một cách khách quan Mặt khác, điểm khác nhau cơ bản giữa tự truyện và hồi kí ở chỗ: cảm xúc, tình cảm cá nhân của tác giả trong tự truyện
Trang 30thường đậm nét hơn so với hồi kí Nói khác đi, tư duy tự truyện là tư duy hướng nội, còn tư duy hồi kí là tư duy hướng ngoại
Tuy nhiên, không nên lầm lẫn sự tìm hiểu dấu ấn tự truyện trong tác phẩm đơn thuần chỉ là sự phân định ranh giới tiểu thuyết hay tự truyện, tự truyện trong tiểu thuyết và tự truyện trong hồi ký, hoặc sự đối chiếu giống hay không giống giữa đời thực vào tác phẩm Mặc dù coi tác giả là chủ thể sáng tạo chi phối quá trình kiến tạo tác phẩm, nhưng việc nghiên cứu tiểu sử chỉ là phương tiện để khám phá tác phẩm Mục đích sâu xa hơn nhằm khám phá yếu
tố tự truyện đã đi vào cấu trúc tác phẩm ra sao, sự tham gia của yếu tố tiểu sử cuộc đời, con người tác giả trong sáng tạo nghệ thuật, sự hư cấu diễn ra như thế nào Hướng tìm hiểu khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết chấp nhận nhiều cách đọc, nhiều cách tiếp cận: biết về tác giả hay không biết, biết đến đâu, và tham gia trò chơi hư cấu như thế nào Đây cũng chính là cách làm hài hòa mối quan hệ giữa tác giả - tác phẩm - người đọc, thể hiện rõ hơn quan điểm người đọc là người đồng sáng tạo với tác giả và phần nào cứu gỡ cái chết của tác giả sau khi tác phẩm ra đời
Như vậy, vấn đề tự truyện trong tiểu thuyết là vấn đề có ý nghĩa đối với
văn học đương đại bởi nó gắn với vấn đề cái tôi tác giả - sự khẳng định cái tôi
cá nhân mạnh mẽ trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin Xét từ bản chất của sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng tư tưởng và bộc lộ tình cảm của mình, mỗi trang viết đều là những
trải nghiệm của bản thân nhà văn, là hành trình đi tìm cái tôi của cá nhân
Tiểu thuyết chính là thể loại thích hợp để các nhà văn bộc lộ con người cá nhân của mình
1.3 Sự xuất hiện yếu tố tự truyện trong các sáng tác của Nam Cao
Sự xuất hiện yếu tố tự truyện trong tác phẩm của Nam Cao được thể hiện rõ qua những lời trực tiếp của nhà văn, qua hồi ức của người thân, đồng nghiệp và chính tiểu sử của ông Căn cứ vào những cơ sở trên, dựa trên tác
Trang 31phẩm, người viết nhận thấy dấu ấn tự truyện của Nam Cao thể hiện chủ yếu qua các sáng tác viết về người trí thức Tất cả những kỉ niệm của cuộc sống đã
để lại những dấu ấn không thể nào phai mờ trong tâm trí nhà văn, để rồi từ đời thực, ông gửi gắm mình vào trong tác phẩm Có hư cấu của tiểu thuyết, nhưng người đọc không thể không thấy cuộc đời Nam Cao trong đó Đó cũng chính
là đối tượng mà luận văn hướng tới
Có thể nói, người trí thức chưa bao giờ là một hình ảnh nổi đậm và có vai trò riêng trong đời sống xã hội phong kiến và thuộc địa ở Việt Nam, bởi chưa bao giờ họ có đủ tiềm lực để cùng đồng hành hoặc là hậu thuẫn cho các giai tầng cơ bản làm nên một cuộc cách mạng trong lịch sử Phải vào những năm 40, với Nam Cao, Thạch Lam và Nguyễn Huy Tưởng vấn đề người trí thức mới xuất hiện Là nhà văn luôn nhìn đời bằng nước mắt tình thương,
Nam Cao đã từng tuyên ngôn sống đã rồi hãy viết Nhà văn muốn viết được
nhân đạo thì trước hết phải sống cho nhân đạo bởi chính cuộc đời quyết định đến văn chương nghệ thuật Với cái nhìn đời thấm đẫm nước mắt ấy, Nam Cao đã cầm bút sáng tác Trước cách mạng, ông viết hai đề tài chính đó là đề tài người nông dân và đề tài trí thức tiểu tư sản Trong đề tài trí thức tiểu tư
sản, Nam Cao có những tác phẩm tiêu biểu như Sống mòn, Mua nhà, Trăng
sáng, Truyện tình… Nhà văn đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của
người trí thức nghèo trong xã hội đương thời trước 1945, những giáo khổ
trường tư, những nhà văn nghèo, những viên chức nhỏ Họ là những trí thức
có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý; nhưng lại bị gánh
nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho chết mòn, phải sống như
một kẻ vô ích, một người thừa Bằng sự trải nghiệm của chính bản thân, Nam
Cao đã thể hiện được những bi kịch mà họ phải trải qua thông qua các tác
phẩm như Đời thừa, Nước mắt, Trăng sáng, Bài học quét nhà… Nam Cao
đặc biệt đi sâu vào những bi kịch đau đớn trong tâm hồn của họ và đặt ra
Trang 32những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc Nhiều truyện của Nam Cao cũng đã ghi lại cuộc đấu tranh tư tưởng của người tiểu tư sản với sự cám dỗ của cuộc sống hưởng lạc, với lối sống ích kỷ, dung tục để vươn tới lẽ sống nhân đạo Mỗi trang viết về đề tài người trí thức nghèo đều chứa đựng tâm sự, nỗi đau
và niềm khát khao cháy bỏng của chính nhà văn Qua đó, phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người Trong truyện của Nam Cao, người trí thức rơi vào hàng loạt các bi kịch Khi bàn về bi kịch, người ta thường nghĩ đó là hoàn cảnh bi thảm, bi đát nào đó Điều này không chính xác Nhà thần học người Đức A Schweitzer đã từng
nói: Bi kịch cuộc đời là những gì chết đi bên trong một người khi anh ta còn
sống Bi kịch vốn được hiểu là những khát vọng cháy bỏng, chân chính mãnh
liệt của con người những không có điều kiện thực hiện trên thực tế Cuối cùng, người mang khát vọng bị rơi vào kết cục của thảm kịch Bi kịch là cuộc đấu tranh dai dẳng không khoan nhượng giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cao thượng và thấp hèn, giữa chính nghĩa và phi nghĩa Trong cuộc sống thường nhật, bi kịch không được hiện ra giữa các lực lượng xã hội đấu tranh với nhau Trái lại, nó là lực lượng tinh thần diễn ra trong đời sống
tâm hồn của con người ví như Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao
Khát vọng cả đời của Hộ là trở thành nhà văn chân chính, sáng tác nên được
những tác phẩm chân chính Thế nhưng cuộc sống cơm áo gạo tiền ghì anh
xuống sát đất Không những Hộ không viết lên được tác phẩm chân chính mà anh lại còn vi phạm vào lẽ sống tình thương của nhà văn chân chính Anh trở
thành kẻ đời thừa theo đúng nghĩa nhan đề tác phẩm Tâm sự của Hộ hay
chính là tâm sự của Nam Cao về bi kịch của người trí thức
Bi kịch đầu tiên của Hộ là bi kịch của một nhà văn Hộ khao khát viết lên tác phẩm văn học chân chính Nghề cầm bút viết văn chân chính là nghề lao động nghiêm túc, đầy sáng tạo và vô cùng cực nhọc Đó là nghề lao động
sáng tạo bởi trong tác phẩm, Hộ đã nói: Văn chương không cần đến những
Trang 33người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có Chính vì vậy, Hộ luôn coi đời sống tinh thần là
giá trị cao, coi thường vật chất, coi khinh đồng tiền Anh sẵn sàng uống nước
lã, gặm bánh mì, lao động cực nhọc trên trang viết Những tác phẩm mà Hộ
hướng tới phải là một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn
khởi Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần
người hơn Nhưng khi đối diện với cuộc sống cơm áo ghì sát đất, thì Hộ đã
chà đạp lên những người thân yêu nhất của mình Hộ có cả một gia đình để lo toan Con riêng của Từ xuất hiện, con của Hộ và Từ cũng lần lượt ra đời Ngày xưa khi sống độc thân, Hộ có thể uống nước lã, gặm bánh mỳ để lao động nghiêm túc với nghệ thuật, có thể coi thường đồng tiền thì giờ đây, Hộ
đã bị đồng tiền làm cho khốn đốn Để nuôi sống cả gia đình không thể không
có tiền Hộ thấy tất cả sự nhục nhã của người đàn ông không nuôi nổi vợ con Thế là anh đành phải lao vào kiếm tiền Thực tại phũ phàng không như mong đợi, người trí thức trong anh rơi vào bi kịch vỡ mộng
Vậy nhưng Hộ lại không có tài cán gì ngoài việc cầm bút viết văn Như một qui luật tất yếu, muốn kiếm được nhiều tiền thì phải viết nhiều Muốn viết nhiều sẽ phải viết nhanh Mà để viết cho nhanh thì phải viết ẩu Như vậy Hộ trở thành người cẩu thả văn chương từ bao giờ anh không hay, không biết Giờ đây,
Hộ chỉ viết được mấy bài báo vô cùng nhạt nhẽo để độc giả đọc rồi quên ngay
sau khi đọc Mỗi lần đọc văn của mình, anh lại thấy nhục nhã, tự sỉ vả mình bằng
những lời thật thậm tệ: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương
rồi Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện Như vậy, từ một cây
bút chân chính Hộ trở thành cây bút đê tiện trong nghề nghiệp
Đến đây, Hộ phải lựa chọn hai con đường: Một là nếu muốn làm tròn vai trò của người chồng tốt, người cha đầy trách nhiệm, đầy tình thương thì
Hộ buộc phải đào sâu chôn chặt mọi khát vọng, mọi hoài bão văn chương;
Trang 34Hai là nếu muốn sống theo khát vọng, hoài bão của mình thì đương nhiên Hộ phải chà đạp lên lẽ sống của tình thương, phải chà đạp lên vai trò của người chồng, người cha đầy trách nhiệm Là một nhà văn nhân đạo, lẽ đương nhiên
anh chọn con đường thứ nhất
Tuy nhiên, cuộc sống không tránh khỏi những khó khăn, Hộ trở lên tàn
nhẫn ích kỷ và nhận ra rằng: Phải biết ác, phải biết tàn nhẫn để mà sống cho
mạnh mẽ Hộ đánh đuổi vợ con lúc say rượu Anh nói với Từ: Ngày mai chỉ ngày mai thôi! Mình biết không? Tôi sẽ đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi cái nhà này Những lời lẽ hết sức cay đắng, đay nghiến, dường như không
phải là của Hộ Hộ đã trở thành một người khác Anh đã bị tha hoá về nhân cách Tỉnh dậy thì Hộ thấy hối hận, dằn vặt vì những hành động của mình đã chà đạp lên lẽ sống tình thương của mình Khi đó Hộ lại rơi vào bi kịch, một
bi kịch tình thương xót xa, nghiệt ngã Xã hội tàn ác kia đã khiến cho người ta
bị tha hoá Từ những người lương thiện trở thành bất lương Một sự khắc khoải, một cuộc sống thừa, sống mòn mỏi trong nghèo đói, bế tắc, dường như mọi cánh cửa với Hộ đã đóng sập.Kết thúc tác phẩm là hình ảnh dòng nước mắt của Hộ Đó là dòng nước mắt biểu hiện cao độ sự hối hận của anh, muốn tìm chia sẻ, và cao hơn là thể hiện khát khao hướng thiện của con người Đến với Giăng sáng, ta bắt gặp Điền - một trí thức nghèo đang thất
nghiệp Điền ôm ấp giấc mộng văn chương rất lớn nhưng chưa có điều kiện biến giấc mộng ấy thành hiện thực Đã vậy, cuộc sống vật chất túng quẫn: Con Điền, đứa thì phải đi chăn trâu, đứa thì phải chạy chợ kiếm ngày mấy xu rau; vợ Điền thì cuộc sống lầm than Nghèo đói đã làm cho tâm hồn trở nên nhỏ nhen, ích kỉ, cằn cỗi, tàn nhẫn Tuy thế, ước mơ trở thành văn sĩ nổi tiếng trong anh chưa tắt.Nhân một đêm trăng sáng, sau bữa cơm rau dưa đạm bạc, Điền mang ghế ra sân ngồi ngắm trăng lên Dưới ánh trăng xanh huyền ảo, mọi vật trở nên đẹp đẽ bội phần, thôi thúc mộng văn chương trong lòng Điền
Trang 35Anh tự nhủ sẽ viết ra những tác phẩm lời phải đẹp, ý phải thanh cao, khơi nguồn cho những tình cảm đầy thơ mộng… Mọi người sẽ đọc văn anh, mê văn anh Các quý bà, quý cô sẽ gửi cho anh những bức thư tỏ tình sực nức mùi nước hoa đắt tiền và anh sẽ thành văn sĩ nổi tiếng…
Đôi cánh kì diệu của trí tưởng tượng không biết sẽ đưa Điền bay bổng đến đâu nếu không có tiếng càu nhàu gắt gỏng của vợ anh, tiếng khóc lóc rên
rĩ của con anh vì đau bụng mà không có thuốc uống Những âm thanh trần tục
ấy kéo anh trở về với thực tế phũ phàng: vợ yếu, con đau, hết tiền, hết gạo: Vụt cái, trăng mất đẹp Điền cúi mặt bẽn lẽn như bị bắt quả tang làm việc xấu… Anh bừng tỉnh nhận ra rằng tất cả những điều mình mới nghĩ đây thôi
chỉ là phù phiếm, vô vị trước thực tại này: Chao ôi! Nghệ thuật không cần
phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than
Vũ Tú Nam trong bài viết Phong cách truyện ngắn Nam Cao có đánh giá: Nam Cao có những tâm niệm mới của ông về nghệ thuật: Cứ đứng trong
lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời, ngồi viết giữa những tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm (Giăng sáng) Trong cái tâm niệm còn nguyên cả vị đắng cuộc đời quẫn bách,
ta thấy được cả sự trải nghiệm đớn đau của chính nhà văn [34, tr.121]
Có thể nói, đặt trong số phận dân tộc, khát vọng của người trí thức trong xã hội không thể xa lạ hoặc ra ngoài ước vọng chung của nhân dân Đó
là làm thế nào cho được sống Cơm! Áo! Sự an toàn Tương lai của mình
Tương lai của các con Sống! Sống! Tất cả sự quan hệ là ở đó Phải làm thế nào cho được sống, được ngước mắt lên, được thở hít tự do, cùng với tất cả mọi người như trong kết thúc Sống mòn
Viết về thân phận người trí thức nghèo, Sống mòn là cuốn tiểu thuyết
kết thúc sự nghiệp viết của Nam Cao trước 1945; cũng là cuốn tiểu thuyết kết tinh trọn vẹn gương mặt hiện đại của văn học Việt Nam - sau 30 năm hình
Trang 36thành và phát triển Nam Cao đã có những đóng góp nổi bật vào việc cách tân
và hiện đại hóa văn xuôi Với Sống mòn, Nam Cao đã trình làng một kiểu tiểu
thuyết riêng, không bị quy định, ràng buộc bởi cấu trúc tiểu thuyết của các tác giả trong Tự Lực văn đoàn hay hiện thực trước ông Tiểu thuyết tự truyện
Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Sống nhờ (Mạnh Phú Tư) là dạng tiểu
thuyết hóa thân của hồi ức, kỷ niệm Tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao là
một tiểu thuyết theo đúng nghĩa của tên gọi, của thể loại, thậm chí nó đạt tới đỉnh cao của thể loại tiểu thuyết mà vẫn đậm đặc chất tự truyện Đến nỗi đằng sau mỗi câu chữ, dòng văn, mỗi lời đối thoại và độc thoại của nhân vật Thứ
người đọc vẫn nhận ra bóng dáng Nam Cao Nhưng thực chất trong Sống
mòn, tự thuật chỉ là một yếu tố tham gia vào cấu trúc tiểu thuyết, trong đó
chất liệu trải nghiệm của cái tôi tác giả là chạm đến đáy của tác phẩm Với
tiểu thuyết Sống mòn, cái nhìn nghệ thuật mà nhà văn hướng tới không còn là
xã hội như ở giai đoạn trước mà là cái bên trong, thể hiện ở sở trường mổ xẻ, phanh phui những phần mờ đục, khuất tối trong tính cách nhân vật Tác phẩm
đã miêu tả một cách sâu sắc diễn biến tâm lý nhân vật, điển hình là anh giáo Thứ thông qua những giằng xé nội tâm, những ngờ vực, tự thú, tự lên án để hướng tới một cuộc sống thật sự là người hơn Với nhân vật Thứ, Nam Cao không chỉ góp phần làm phong phú thêm các nhân vật điển hình của văn học hiện thực mà còn đóng góp thêm một kiểu điển hình hóa với nhiều khía cạnh mới mẻ hơn so với các đồng nghiệp
Thứ - một thanh niên trí thức nghèo luôn suy nghĩ, dằn vặt giữa nỗi lo tồn tại với khát vọng cao xa về một lý tưởng tốt đẹp Ở Thứ luôn có những suy tư, trăn trở, dằn vặt, mâu thuẫn Thứ từng có khát vọng lí tưởng hăm hở một chuyến đi Tây không biết nản, náo nức ý nguyện cải tạo và xây dựng
trường học Thứ vẫn không thể nào chịu được rằng sống chỉ là làm thế nào
cho mình và vợ con mình có cơm ăn, áo mặc thôi Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quí hơn nhiều Mỗi người sống phải làm thế nào cho phát
Trang 37triển đến tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở trong mình Phải gom góp sức lực của mình vào công cuộc tiến bộ chung Mỗi người chết
đi phải để lại một chút gì cho nhân loại Nhưng câu trả lời của Nam Cao cho
tất cả những mong ước đó của người trí thức - là một sự thất vọng, rồi tuyệt vọng Người trí thức và cả những ao ước đơn sơ của họ đều bị nhấn chìm
trong cảnh sống mòn; đó là cái chết trong cõi sống, hoặc là một sự sống đang
đi dần vào cõi chết Nó là chết mòn hoặc sống mòn, thì cũng vậy! Câu chuyện Sống mòn, do thế, trở thành một ám ảnh, một phát hiện của Nam Cao
trong hình ảnh của người trí thức kiểu Nam Cao
Những nhân vật trí thức của Nam Cao không những chết mòn những ước mơ, khát vọng, hoài bão mà còn chết mòn về mặt nhân cách con người,
dẫn đến những ý nghĩ, hành động tàn nhẫn, nhỏ nhen, ích kỉ Qua đó, Nam Cao đã phê phán sâu sắc cái xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người Thế nhưng, trong khi miêu tả con người bị đẩy vào tình trạng có những hành động tàn nhẫn, Nam Cao vẫn không chấp nhận cái ác, vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc tình thương của mình Những
con người mang hoài bão lớn hầu như lâm vào cảnh chết mòn, dẫu bị cơm áo
ghì sát đất, họ vẫn chưa hoàn toàn cạn hết niềm tin, niềm hi vọng, vẫn khao
khát được sống, được cống hiến, được phát triển Tư tưởng nhân văn mới mẻ
và sâu sắc đó chưa từng có trong nền văn học hiện đại Việt Nam trước Cách mạng Đó là một tư tưởng lớn vượt ra ngoài cả thời đại Nam Cao
Như vậy rõ ràng, khi viết về người trí thức, những nhà văn, những anh
giáo khổ trương tư như Hộ, như Thứ, như Điền… Nam Cao như viết về chính
lòng mình Trên trang viết, Nam Cao đã thể hiện rõ những dấu ấn cá nhân, những chiêm nghiệm của bản thân, những bi kịch tinh thần và vật chất mà người trí thức phải gánh chịu Nhận định về vấn đề này, Nguyễn Minh Châu
đã từng nói: Suốt cả đời, Nam Cao cứ nhìn chăm chăm vào chính mình, con
người cầm bút cứ như một tên thám tử cứ nhìn soi mói vào cái con người đời của chính mình [28, tr.135]
Trang 38*TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Như vậy, tự truyện được coi là một thể loại văn học trong đó tác giả tự
kể về cuộc đời mình Người viết tự truyện có khi vận dụng hư cấu, thêm thắt hoặc sắp xếp lại các chi tiết về bản thân Xoáy sâu vào cái tôi cá nhân, tự truyện vẫn không tách rời những vấn đề lớn của thời đại Do vậy, tự truyện
không chỉ là tôi, mà qua tôi đạt đến chúng ta, từ cái cá nhân mà phản ánh vấn
đề xã hội Tiểu thuyết là một thể loại thích hợp để thể hiện yếu tố tự truyện
Đó là một thể văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người.
Các tác giả luôn có những hư cấu trong tiểu thuyết, nhưng những hư cấu nghệ thuật ấy lại tìm thấy ở cuộc đời - những chất liệu để xây dựng tác phẩm, xây dựng nhân vật Tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận các nhân nhân vật Trong thời gian gần đây, tự truyện trở thành vấn đề được quan tâm, là một dòng chảy trong tiểu thuyết Xu hướng tự truyện trong tiểu thuyết là việc nhà văn lấy chất liệu từ bản thân cuộc đời riêng tư của tác giả, những chi tiết mang tính tiểu sử của chính họ nhưng tất cả đã được tiểu thuyết hóa theo yêu cầu thể loại Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết giúp người đọc không chỉ giải mã con người tác giả và thời đại mà còn thể hiện những kinh nghiệm sống phong phú và quý báu, những tâm sự, trăn trở về cuộc đời, về nghề nghiệp của mỗi nhà văn Với Nam Cao, yếu tố tự truyện thể hiện rất rõ qua các tác phẩm viết về người trí thức, đặc biệt được kết tinh trọn vẹn trong tiểu
thuyết Sống mòn Thông qua những bi kịch đau đớn của họ, Nam Cao đã đặt
ra những vấn đề xã hội sâu sắc: Phê phán xã hội vô nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống, tàn phá con người, thể hiện khao khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người
Trang 39Chương 2 TIẾNG NÓI CÁI TÔI - BIỂU HIỆN YẾU TỐ TỰ TRUYỆN
TRONG SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
Trước hết, người đọc cần hiểu cái tôi như là một sự biểu hiện của yếu
tố tự truyện trong Sống mòn Đó là cái tôi tự thuật chứ không phải là cái tôi
chung chung như đã thấy trong bất cứ tác phẩm văn chương nào Chất liệu của văn học mang tính tự truyện đó chính là cái tôi, là đời tư, là cuộc đời thực của nhà văn, được họ lấy làm đối tượng miêu tả chính Cái tôi từ một nguyên mẫu thực tế đã trở thành nhân vật văn học Nhà văn vừa khôi phục những hồi
ức về cuộc đời của chính mình và những người quanh mình, đồng thời cũng
văn học hóa những kí ức đó Với Sống mòn, những kỉ niệm, dấu ấn về cuộc
đời, nghề nghiệp, gia đình đã in đậm trong kí ức Nam Cao, đi vào tác phẩm dưới cái nhìn hư cấu của tiểu thuyết Bởi vậy, người đọc nhìn thấy bóng dáng của Nam Cao tác phẩm, tuy nhiên cũng không nên đồng nhất hoàn toàn nhà văn với nhân vật mà ông sáng tạo
2.1 Cái tôi trong đời sống cơm áo hàng ngày
Như đã trình bày, người trí thức chưa bao giờ là một hình ảnh nổi bật
và có vai trò riêng trong đời sống xã hội phong kiến và thuộc địa ở Việt Nam Phải vào những năm 40, với Nam Cao, Thạch Lam và Nguyễn Huy Tưởng vấn đề người trí thức mới xuất hiện, trên một số khía cạnh vừa gắn bó, vừa độc lập với các vấn đề chung của nhân dân và dân tộc Khơi sâu được vào trong những bi kịch của người trí thức trong xã hội thuộc địa - đó là nét đặc trưng và cũng là đóng góp của Nam Cao trong giai đoạn kết thúc văn học hiện thực Việt Nam trước 1945
Gia đình Nam Cao có bảy anh chị em Nhưng chỉ có Nam Cao được ăn học chu đáo Học hết phổ thông trung học vì ốm nên không thi đậu Nam Cao theo người nhà vào Sài Gòn làm thư ký cho một cửa hiệu may Sau trận ốm
Trang 40nặng, Nam Cao lại trở về làng Sau đó người làng mở trường tư ở Hà Nội, cần một chân dạy có bằng trung học, Nam Cao được mời dạy Ðược ít lâu trường
bị đóng cửa vì Nhật chiếm làm chỗ nuôi ngựa Ông sống vất vả, khi viết văn, khi làm gia sư nhưng cũng không đủ sống Là nhà văn nghèo kiêm thầy giáo dạy trường tư thường xuyên bị thất nghiệp phải bán dần sự sống của mình cho khỏi chết đói, Nam Cao am hiểu sâu sắc cuộc sống của người trí thức Hình ảnh những
anh giáo khổ trường tư như Thứ, những nhà văn nghèo như Điền, Hộ đã quá
quen thuộc với bạn đọc Theo nhà nghiên cứu Hà Minh Đức: khi viết về
người trí thức, chủ yếu Nam Cao dựa vào sự khai thác bản thân [32, tr.52]
Miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ, tủi nhục của giai cấp tiểu tư sản cũng
chính là những trăn trở, đau đớn trong tâm hồn nhà văn Sống mòn đã thể hiện
bi kịch của những người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý mà bị gánh nặng cơm áo hàng ngày giày vò, hoàn cảnh xã hội
ngột ngạt làm cho chết mòn, phải sống cuộc sống đời thừa vô nghĩa Tiểu
thuyết của Nam Cao cũng đã ghi lại cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh với lối
sống ích kỷ, dung tục tiểu tư sản để vươn tới lẽ sống nhân đạo
Hà Minh Đức cũng từng viết: Tổng hợp những sáng tác của Nam Cao
về đề tài tiểu tư sản và nông dân, trước mắt người đọc hiện lên khung cảnh đen tối nhất của xã hội Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám Đời sống của nông dân ở nông thôn cũng như của các tầng lớp trung gian ở thành thị đều khổ cực về mọi mặt Đằng sau lũy tre xanh, không phải là những mái
rạ vàng nên thơ, những cuộc đời êm ả, bình dị, mà là những kiếp sống đắng cay,
cơ cực đang chết dần, chết mòn, chết một cách thảm thê, đau đớn (vì đói)… Ở thành thị, bên kia khoảng ánh sáng phù hoa, giả dối của một số người rất nhỏ, là
cả một biển người đói rách, nheo nhóc, tù hãm Hình như tất cả mục đích của cuộc đời chỉ dồn vào những miếng cơm manh áo [27, tr.69-70]