1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)

109 680 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô (LV thạc sĩ)

Trang 1

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN

HÀ NỘI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG:

TRƯỜNG HỢP SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 2

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN

HÀ NỘI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG:

TRƯỜNG HỢP SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, phòng Đào tạo trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập

Xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này

Học viên

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 1

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 8

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 8

5 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Đóng góp của luận văn 9

7 Cấu trúc của luận văn 9

Chương 1 ĐỀ TÀI HÀ NỘI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN HUY TƯỞNG 10

1.1 Hà Nội trong văn học Việt Nam 10

1.1.1 Hà Nội trong văn học trung đại 10

1.1.2 Hà Nội trong văn học từ thế kỉ XX đến nay 13

1.2 Hà Nội trong sinh quyển nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng 19

1.2.1 Hà Nội trong quá khứ xa 19

1.2.2 Hà Nội trong quá khứ gần 25

1.3 Các nhân tố tạo nên cảm hứng về đề tài Hà Nội trong sáng tác Nguyễn Huy Tưởng 26

1.3.1 Thời đại 26

1.3.2 Quê hương 28

1.3.3 Gia đình 31

1.3.4 Con người Nguyễn Huy Tưởng 32

Chương 2 HÀ NỘI HÀO HÙNG VÀ HÀO HOA TRONG SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ 35

2.1 Hà Nội hào hùng 35

2.1.1 Ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước 35

2.1.2 Tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” 42

2.1.3 Tinh thần dũng cảm chiến đấu gắn với truyền thống giữ nước của Hà Nội nghìn năm 51

Trang 5

2.2 Hà Nội hào hoa 56

2.2.1 Một Hà Nội thanh lịch 56

2.2.2 Một Hà Nội tinh tế, giàu chất thơ 59

2.3 Hà Nội - sự thấm quyện giữa lịch sử và văn hóa 67

2.3.1 Chiều sâu lịch sử Hà Nội 67

2.3.2 Những dấu ấn văn hóa Hà Nội trong Sống mãi với thủ đô 68

Chương 3 MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT 76

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 76

3.1.1 Kiểu nhân vật tư tưởng 76

3.1.2 Kiểu nhân vật đám đông 82

3.2 Ngôn ngữ 89

3.2.1 Ngôn ngữ trang nghiêm 89

3.2.2 Ngôn ngữ giàu chất thơ 91

3.3 Giọng điệu 94

3.3.1 Giọng hào hùng, bi tráng 94

3.3.2 Giọng trân trọng, ngợi ca 98

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Thăng Long - Hà Nội là kinh đô của nhiều vương triều phong kiến trong lịch sử Việt Nam, là kinh đô cổ kính nhất vùng Đông Nam Á, nơi vua

Lý Thái Tổ nhận định là “Kinh sư bậc nhất của muôn đời” Nơi đây hội tụ

“hồn thiêng sông núi” với những tinh hoa, văn hóa của người Việt Miền đất

có bề dày lịch sử hơn một nghìn năm, có truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, kết tinh văn minh Việt Nam Cho nên Hà Nội có một vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay Ở thời đại nào vẻ đẹp về đất và người Hà Nội cũng rất quyến rũ Đó là một nguồn cảm hứng bất tận của nhiều văn nghệ sĩ trong đó có Nguyễn Huy Tưởng

1.2 Có thể nói Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn sinh ra ở Hà Nội, suốt một đời gắn bó với Hà Nội nên ông có nhiều kỉ niệm và kiến thức uyên bác về lịch sử mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến Chính vì vậy những trang viết về Hà Nội của ông luôn thể hiện cái nhìn sâu sắc, độc đáo Hà Nội hiện hình trong nhiều thể loại: văn xuôi, kịch, tùy bút, nhật ký, Ở tất cả các sáng tác về Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng cố gắng làm nổi bật cốt cách hào hoa,

phẩm chất hào hùng của đất và người Hà Nội Trong đó, Sống mãi với thủ đô

là tác phẩm tiêu biểu, gắn với Hà Nội những năm đầu kháng chiến chống Pháp Đây là một trong những tác phẩm làm nên sự nghiệp văn học của ông

1.3 Với mong muốn làm sáng tỏ hơn nữa những phát hiện mới mẻ của

Nguyễn Huy Tưởng về Hà Nội, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hà Nội trong sáng

tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô”.

2 Lịch sử vấn đề

Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn lớn trên văn đàn Việt Nam, do vậy

đã có nhiều nhà khoa học, nhiều độc giả yêu mến nhà văn đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông Có thể kể đến các nhà khoa học như Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Phong Lê, Nguyễn

Trang 7

Bích Thu,… hay các nhà văn nổi tiếng đã có những nhận xét, đánh giá về các

sự nghiệp văn học của ông như: Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Anh Đức, Kim Lân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,…

Công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu khá kỹ lưỡng, công phu, toàn diện về Nguyễn Huy Tưởng là chuyên luận của Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức

mang tên “Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960)” xuất bản năm 1966, chuyên

luận đã nghiên cứu sâu về toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng với cả thành tựu lẫn hạn chế trong phong cách sáng tác của nhà văn Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu chặng đường sáng tác cả trước và sau cách mạng, đặc biệt ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch, đồng thời khẳng định những đóng góp to lớn của Nguyễn Huy Tưởng đối với nền văn học Việt Nam hiện đại

Gần đây, nhà nghiên cứu Bích Thu và Tôn Thảo Miên đã chọn lọc, tổng hợp và biên soạn các bài tiểu luận nghiên cứu về cả tác giả và tác phẩm trên nhiều phương diện của giới nghiên cứu, phê bình, sáng tác, của bạn bè

và người thân tác giả, để cho ra đời cuốn “Nguyễn Huy Tưởng về tác gia và tác phẩm” (xuất bản năm 2000) - Một công trình khá công phu, rất có ý

nghĩa, chứa đựng nhiều thông tin về con người cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà văn, là nguồn tư liệu tham khảo rất hữu ích cho những độc giả muốn tìm hiểu về Nguyễn Huy Tưởng

Ngoài ra còn có các bài viết trên tạp chí khoa học chuyên ngành, những đề tài luận án, luận văn được thực hiện trong thời gian gần đây

Sau khi tham khảo các nguồn tư liệu quý báu và có ý nghĩa trên, chúng tôi xin chọn lọc một số ý kiến và phân loại như sau:

2.1 Đánh giá về đề tài Thăng Long - Hà Nội trong sáng tác Nguyễn Huy Tưởng

Là một người bạn thân thiết của Nguyễn Huy Tưởng, chứng kiến quá trình sáng tác của nhà văn, Tô Hoài thấy rõ được sự thích thú, say mê, những

ấp ủ của Nguyễn Huy Tưởng với đề tài Thăng Long, Hà Nội Ông cho rằng

hầu hết các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đều ít nhiều có “bóng dáng” của

Hà Nội, ý thức và tình cảm với Hà Nội là thứ “tự nhiên” trong con người nhà

Trang 8

văn: “Trong hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tác nhiều thể loại văn xuôi, nhiều đề tài khác nhau Nhưng, với anh, đề tài Hà Nội vẫn là tiềm lực sức sống liên tục trong tất cả các giai đoạn và là những tác phẩm chính của Nguyễn Huy Tưởng; Ở mỗi trang văn Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta đều có thể gặp được bóng dáng của Cổ Loa, của Thăng Long, của Hà Nội”;

“Là cây bút sử thi hết sức hùng tráng, Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng bao giờ cũng cực kì hùng vĩ, ngay từ những tác phẩm ban đầu” [7, 67]

Khi tìm hiểu quá trình Nguyễn Huy Tưởng sáng tác tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô, Phong Lê cũng chỉ ra mối quan tâm đặc biệt của Nguyễn Huy

Tưởng về mảnh đất “rồng bay”, đáng chủ ý là khoảng thời gian những năm

kháng chiến chống Pháp: “Miêu tả về quá khứ, Nguyễn Huy Tưởng chỉ quan tâm đến một loạt đề tài về cố đô Thăng Long, về thủ đô Hà Nội (…) Có lẽ không ai không biết đến niềm thiết tha của Nguyễn Huy Tưởng về đề tài thủ

đô kháng chiến Anh ấp ủ nó mười mấy năm dài” [32, 285]

Nhà văn Kim Lân đánh giá cao những hiểu biết sâu rộng, những kiến thức uyên bác về Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng và trong những câu chuyện của họ, Nguyễn Huy Tưởng thường chỉ xoay quanh đề tài Hà Nội - quê hương

yêu dấu của nhà văn: “Nguyễn Huy Tưởng biết nhiều về Hà Nôi Hà Nội mới,

Hà Nội cũ, Hà Nội kháng chiến và Hà Nội những năm xa xưa thời Lê, thời Trịnh Mỗi lần đi dạo trên các hè phố với anh, tôi thường được nghe anh kể chuyện Hà Nội Đi đến một góc đường nào, phố nào anh cũng có chuyện để nói Tôi có cảm giác như anh gắn bó với thủ đô Hà Nội từng mỗi bước chân… Tôi không thể sao nhớ được những chuyện anh kể về Hà Nội, chỉ biết rằng anh hiểu biết và gắn bó với Hà Nội vô cùng” [32,151].

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng bị lôi cuốn bởi các sáng tác về Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng, ông đánh giá cao tài năng nghệ thuật của một

cây bút yêu nghề: “Những cái tên sách gợi lên hình ảnh một cái đài tưởng niệm bằng ngôn ngữ, một vòng nguyệt quế từ bàn tay nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đặt lên trán những trai thanh, gái lịch của Hà Nội rất giàu lòng yêu nước” [32,636]

Trang 9

Theo Đoàn Trọng Huy: “Đề tài Hà Nội xưa và nay chiếm vị trí quan

trọng trong sáng tác, trở thành một cảm hứng đặc biệt như nét phong cách

riêng của ông”

Hai tác giả Bích Thu và Tôn Thảo Miên cũng đồng quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khác khi cho rằng Nguyễn Huy Tưởng gắn bó, am hiểu sâu rộng về Hà Nội và luôn có một tình yêu tha thiết dành cho quê hương mình, những trải nghiệm cuộc đời là nền tảng giúp nhà văn có cảm hứng đặc

biệt dành cho mảnh đất Thăng Long: “Kinh thành Thăng Long, thủ đô Hà Nội xưa và nay thấm trong từng trang văn của Nguyễn Huy Tưởng nhưng Thăng Long - Hà Nội là trái tim của tổ quốc nên trong sáng tác của nhà văn, thánh địa Thăng Long, Hà Nội đã vượt qua giới hạn của chính nó hòa nhập vào hồn thiêng đất nước” [32,13] “Một phần đáng kể của tiểu thuyết lịch sử liên quan tới thủ đô Với một nhà văn hiểu biết sâu rộng về Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng

đã tìm thấy mảnh đất riêng của mình, bằng những liên tưởng đối chiếu giữa kiến thức trong sách vở với những trải nghiệm trong cuộc đời” [32,20]

Như vậy có thể thấy, viết về Hà Nội là niềm say mê, là tâm huyết suốt một đời cầm bút của Nguyễn Huy Tưởng Trên mảnh đất này, nhà văn không chỉ thể hiện được vốn kiến thức, những hiểu biết sâu và rộng của mình về lịch

sử - văn hóa của Thủ đô mà sâu xa hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam từ xưa đến nay

2.2 Đánh giá về tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô

Nguyễn Huy Tưởng nảy ra ý định viết về đề tài Trung đoàn Thủ đô vào những ngày cuối tháng hai năm 1957, nghĩa là viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Liên khu Một đã lùi về dĩ vãng hơn mười năm trời Tác phẩm không đơn thuần là tái hiện lại cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Trung đoàn thủ đô mà rộng hơn là ông muốn tái hiện một Hà Nội hào hùng trong chiến đấu Hơn ba năm trời miệt mài nghĩ và viết về cuốn sách tâm huyết này, ý định của ông là viết về sáu mươi ngày đêm kháng chiến của quân dân Thủ đô nhưng ông mới chỉ dừng lại ở năm trăm trang của tập

Trang 10

một, mới chỉ dừng lại ở hai ngày đầu của cuộc kháng chiến Thật tiếc vì tác phẩm còn dang dở thì tác giả đã phải ra đi vì bạo bệnh Nhưng tài năng của ông đã được khẳng định qua nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian, trong đó

có Sống mãi với thủ đô Giờ đây ông có một vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, trong lòng độc giả nhiều thế hệ Mặc dù Sống mãi với thủ đô chưa thực sự trọn vẹn nhưng theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các

đồng nghiệp thì tác phẩm đã đạt được những thành công nhất định

Nguyễn Tuân trong lời bạt của cuốn tiểu thuyết đã dành nhiều lời ca ngợi

cho Sống mãi với thủ đô Đây là một trong không nhiều tác phẩm viết về Hà Nội đúng với tâm hồn của nó, đúng với cái “khí hậu, khí tượng của thủ đô”, đặc biệt

nó chứa đựng “cái tình của một con người văn sĩ thủ đô”: “Đọc lại những tiểu thuyết lịch sử, kể cả Sống mãi với thủ đô, người đọc vẫn gây gây mùi khói vấn vương ngàn năm Thăng Long chốn cũ”; “Tôi coi tiểu thuyết này như một bức tranh có nhiều đức tính truyền cảm mà tôi chỉ mong được làm một người thợ mộc

cố tìm cho tác giả nó một bộ khung tương xứng bằng gỗ tốt, gỗ quý”

Trong bài viết “Nhà văn Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng” đăng trên tạp chí văn

học số 1 - năm 1985, Tô Hoài đã kể lại những hoạt động cách mạng, hoạt động xã hội của Nguyễn Huy Tưởng khi còn là thanh niên, đồng thời Tô Hoài cũng cho người đọc thấy được sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng luôn gắn liền với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội từ sáng tác đầu tay đến tác phẩm cuối cùng Nhà

văn Tô Hoài cho rằng khi viết Sống mãi với thủ đô, ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng rất sung sức “ như tay đô vật vào gióng còn đương múa vờn ” [5,73], cho nên ông

đã để lại một cuốn tiểu thuyết xuất sắc viết về Hà Nội kháng chiến

Phong Lê cho rằng viết về Hà Nội thời kì kháng Pháp nhưng tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng có nhiều nét riêng, độc đáo, bởi nhà văn có đôi mắt quan sát sắc sảo và am hiểu rất sâu sắc về mảnh đất và người Hà Nội, cùng với tài năng nghệ thuật, sự lao động miệt mài, Nguyễn Huy Tưởng đã cho ra đời một cuốn tiểu thuyết giá trị:

Trang 11

“Niềm quan tâm và sự thông hiểu cặn kẽ của Nguyễn Huy Tưởng về cuộc sống, về thái độ và diễn biến tâm trạng của lớp quần chúng trung gian

Hà Nội đó đã đem đến cho thiên truyện một giá trị hiện thực nhất định Nhờ ở năng khiếu quan sát có tài, Nguyễn Huy Tưởng đã nắm được những đặc điểm riêng của cuộc kháng chiến ở Hà Nội, để gợi lên một thứ không khí riêng, không khí Hà Nội, cho thiên truyện của mình” ; “Trong quá trình sáng tác của

Nguyễn Huy Tưởng, Sống mãi với thủ đô là một cái mốc lớn đánh dấu những đổi thay về chất lượng” [32,292] “Sống mãi với thủ đô biểu hiện quá trình đi

đến hoàn thiện những gì tốt đẹp nhất, những gì là của riêng mình trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng” [22, 302]; “Chất lượng nghệ thuật và trữ lượng những suy nghĩ, tìm kiếm nơi Nguyễn Huy Tưởng dường như dồn lại vào hai đầu mút của cuộc hành trình, với khởi đầu là Vũ Như Tô và kết thúc là

Sống mãi với thủ đô” [23,7]

Tiếp cận cuốn tiểu thuyết trên phương diện nghệ thuật, nhà phê bình

văn học Như Phong nhận xét: “Với tác phẩm cuối cùng này, anh đã tự đổi mới trong phương pháp nghệ thuật của mình” [32,21]

Nhà văn Kim Lân đánh giá cao cuốn tiểu thuyết cùng với tài năng nghệ

thuật của Nguyễn Huy Tưởng: “Nó có cái đường bệ chín chắn của một tác phẩm vào tầm cỡ lớn Được dựng lên bằng một cây bút có nghề, có mực thước, có sự thận trọng công phu tìm tòi suy nghĩ, có tấm lòng yêu dấu và chân thành” [30,158]

Nguyễn Khải cũng rất hứng thú và say mê những trang viết về thủ đô, bởi cuốn tiểu thuyết đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp về một Hà Nội trong

những ngày khói lửa, bom đạn: “Tôi tin rằng chúng ta, những người đã trải qua cuộc kháng chiến chín năm, và lớp người lớn lên trong hòa bình sau này

sẽ cám ơn nhà văn ở nhiều trang tuyệt đẹp về những ngày thủ đô chuẩn bị kháng chiến và hai đêm đầu tiên của cuộc chiến đấu đầy ác liệt ấy”

Trang 12

Trong bài viết “Nguyễn Huy Tưởng - nhà văn tiên phong tài năng” - phát biểu tại buổi hội thảo “Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ khởi nguồn Dục

Tú - Đông Anh”, Đoàn Trọng Huy đã nhắc đến người thanh niên yêu nước

Nguyễn Huy Tưởng với những khát khao sáng tạo nghệ thuật, sự lao động nghệ thuật nghiêm túc đã giúp nhà văn có được những tác phẩm sống mãi với

thời gian Nhận xét về “Sống mãi với thủ đô”, Đoàn Trọng Huy đặc biệt chú ý

đến phong cách nghệ thuật độc đáo thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn Đó

là sự kết hợp giữa cảm hứng sử thi và lãng mạn anh hùng: “Nguyễn Huy Tưởng còn thành công đặc sắc trên lĩnh vực văn xuôi với tư cách nhà tiểu thuyết hiện đại mang xu hướng sử thi với tác phẩm quy mô Sống mãi với thủ

đô vào cuối đời Ở lĩnh vực này, ông là nhà văn có tay nghề và đổi mới mạnh dạn” [17,98]

Đánh giá về giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết, Bích Thu và Tôn Thảo

Miên cho rằng: “Đặc biệt trong Sống mãi với thủ đô, tiểu thuyết đánh dấu trình độ trưởng thành của nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại, cảm hứng lịch sử

và dân tộc hòa quyện không khí bi tráng của sử thi, với thế giới nhân vật đông đảo, nhiều dáng vẻ mang tâm trạng, nỗi niềm riêng đã hấp dẫn và lôi cuốn người đọc từ sự kiện này đến biến cố khác, vừa hiện thực vừa lãng mạn” [32,13]

Nghiên cứu về Nguyễn Huy Tưởng cũng đã có một số luận án, luận

văn tìm hiểu như đề tài “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng” - đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Huy Phòng, hay đề tài “Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng” luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Thoa, “Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng” luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang

Các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra được phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng, những đóng góp to lớn của nhà văn đối với nền văn học nước nhà đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết

Trang 13

Trên đây là những nhận xét rất có ý nghĩa và giá trị đối với đề tài mà người viết đang thực hiện.Nhìn chung các bài viết, công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng mới đi sâu về cảm hứng lịch sử, đề tài lịch

sử, phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng, có một số bài viết, công trình

có tiếp cận sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng ở đề tài về Hà Nội song mới chỉ

là sự tổng hợp, giới thiệu khái quát các tác phẩm có liên quan đến đề tài Hà Nội, chưa khai thác sâu về giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật ở một tác phẩm cụ thể Cho nên chúng tôi với mong muốn làm sáng tỏ hơn nữa những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Huy Tưởng về Hà Nội đã lựa chọn tiểu thuyết

Sống mãi với thủ đô để phân tích

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài Hà Nội trong tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn tập trung tìm hiểu cái nhìn độc đáo, mới mẻ của Nguyễn Huy Tưởng về Hà Nội giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, từ đó khẳng định những đóng góp to lớn của tác giả trong nền văn học Việt Nam hiện đại

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục tiêu trên, luận văn sẽ khai thác sâu về đề tài thủ đô Hà Nội trong một tác phẩm cụ thể, mong muốn sẽ góp phần khắc họa đầy đủ và chân thực hơn vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội thế kỉ XX

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Ở đề tài này, chúng tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp hệ thống: Người viết sử dụng phương pháp hệ thống trong quá trình nghiên cứu để có một cái nhìn hệ thống về đề tài Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng trong văn học Việt Nam hiện đại

Trang 14

- Phương pháp phân tích tác phẩm: Được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm phân tích dẫn chứng trong văn bản từ đó đi vào đánh giá, nhận xét, đưa

ra các nhận định ở các phần, các chương

- Tiếp cận thi pháp học và tự sự học: chúng tôi vận dụng kiến thức thi pháp học và tự sự học để tìm hiểu về hình thức nghệ thuật và nội dung của tác phẩm

- Phương pháp xã hội học: được dùng để làm rõ sự tác động cũng như ảnh hưởng của bối cảnh thời đại, hoàn cảnh xã hội đối với quá trình sáng tác

tác phẩm

Những phương pháp này sẽ được chúng tôi vận dụng linh hoạt trong quá trình nghiên cứu

5 Phạm vi nghiên cứu

- Tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô

- Để làm sáng tỏ hơn vẻ đẹp Hà Nội trong tiểu thuyết Sống mãi với thủ

đô chúng tôi tiến hành khảo sát thêm những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng

và của các nhà văn cùng thời về đề tài Hà Nội

6 Đóng góp của luận văn

Thông qua luận văn chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp to lớn

trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng đối với đề tài về Thủ đô Hà Nội, tác phẩm đã góp phần làm đầy thêm vẻ đẹp của Hà Nội thế kỉ XX Hy vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho học sinh, sinh viên, giáo viên các

trường phổ thông khi tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn triển khai làm ba chương

Chương 1: Đề tài Hà Nội trong Văn học Việt Nam và trong sáng tác Nguyễn Huy Tưởng

Chương 2: Hà Nội hào hùng và hào hoa trong Sống mãi với Thủ đô

Chương 3: Một số đặc sắc nghệ thuật

Trang 15

Chương 1

ĐỀ TÀI HÀ NỘI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

VÀ TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN HUY TƯỞNG 1.1 Hà Nội trong văn học Việt Nam

1.1.1 Hà Nội trong văn học trung đại

Với bề dày lịch sử hơn một nghìn năm của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội thì tương ứng với nó cũng là lịch sử của hơn một nghìn năm văn học Thăng Long - Hà Nội Ở thời kì nào văn học Thăng Long - Hà Nội cũng nổi bật hai đặc điểm cơ bản đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo

Ở mảng văn xuôi, bao gồm các thể loại ký - tản văn, tiểu thuyết, truyện ngắn, dù tồn tại dưới loại hình nào thì văn học về đề tài Thăng Long - Hà Nội cũng phát triển rực rỡ trong suốt chiều dài ngàn năm văn hiến

Suốt thời Lý - Trần, những tác phẩm tự sự viết về Thăng Long - Hà Nội chủ yếu là những tác phẩm mang chức năng hành chính và nghi lễ tôn giáo

Ta có thể nhắc đến một số tác phẩm tiêu biểu trong thời kì này như: Việt điện

u linh của Lý Tế Xuyên, Thiền uyển tập anh, Thánh đăng ngữ lục, Tam tổ thực lục ( khuyết danh), Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp Những tác

phẩm trên hầu hết mang chức năng lễ nghi tôn giáo, mang dấu ấn huyền thoại dân gian song đều dành nhiều trang viết cho mảnh đất Thăng Long Đó là

hình ảnh các vị thần trong Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên có 27 truyện kể

về các vị thần linh được thờ ở Việt Nam, gồm các vua chúa (nhân quân), bề

tôi trung liệt (nhân thần), thần sông, thần núi (hạo khí anh linh); trong Lĩnh Nam chích quái là một tập truyện thần thoại cổ, mang nhiều biểu tượng của

triết lý và tâm linh Việt Nam Đa số các nhân vật trong Lĩnh Nam chích quái

là thần thoại-Lạc Long Quân Âu Cơ, Tiên Dung Chử Đồng Tử, Trọng Thuỷ

Mỵ Châu, Tháng Gióng Phù Đổng Thiên Vương,…; Nhiều tác phẩm kể về

các anh hùng dân tộc, các vị vua tài đức (Thánh đăng ngữ lục là một tập sách

thuật lại hành trạng tu tập của năm vị vua đời Trần, trong đó, lịch sử của vua

Trang 16

Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông được ghi chép đầy đủ), các nhân sĩ trí

thức hay các tăng đồ tôn giáo xuất chúng (trong Thiền uyển tập anh - đây là

một cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái thiền học và

sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh,

Lê, Lý, một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu thời Trần Tam tổ thực lục - cuốn

sách nói về tiểu sử của ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử gồm Sơ Tổ Trúc Lâm (1258-1308), Nhị Tổ Huyền Quang (1284-1330) và Tam Tổ Pháp Loa (1254-1334), được biên soạn vào thời Trần

Thời Hồng Đức (1460 - 1497), hoàn cảnh dân tộc có những thay đổi lớn, dẫn đến có những biến chuyển trong cảm quan nghệ thuật về con người trong văn học Dưới thời vua Lê Thánh Tông, đất nước phát triển rực rỡ, hưng thịnh về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và mở rộng đáng kể lãnh thổ của mình, đây là thời kì nước Đại Việt trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á, ở thời kì này vai trò, vị trí của con người được đề cao Chính vì vậy trong văn học hình thành quan niệm về con người

cá nhân, nâng cao vị trí, vai trò của con người Ta có thể kể đến văn bia đề tên các tiến sĩ trải suốt từ thời Hồng Đức, đã ghi lại các kì thi quan trọng bậc nhất từng diễn ra tại đất Thăng Long cũng như sự đề cao, bồi dưỡng nhân tài của quốc gia dưới thời vua Lê Thánh Tông

Sau thời Hồng Đức, giai cấp phong kiến suy tàn, đất nước rơi vào khủng hoảng, bị chia cắt, vì chiến tranh phong kiến diễn ra ác liệt và kéo dài, quyền sống của con người bị bóp nghẹt, nhân dân điêu đứng, khổ cực Vì vậy văn học giai đoạn này đi sâu vào khuynh hướng thể hiện con người và thế tục

Tiêu biểu là các tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm,… Qua tác phẩm Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã

cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVI Trong hoàn cảnh xã hội ấy, văn học chính là mảnh đất thuận lợi để các tác giả bày tỏ những ước mơ, lý tưởng thẩm mĩ của mình Do thái độ bất mãn tước

hiện thực xã hội đương thời, tác phẩm Truyền kì mạn lục đã phản ánh khá

Trang 17

nhiều vấn đề của xã hội: vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, bộ mặt xã hội rốn ren nhiều tệ nạn, đả kích hôn quân, bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, đồng thời cất lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người trong tình yêu trai gái, tình cảm vợ chồng, hạnh phúc lứa đôi…

Trong Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm, cuốn sách ghi chép

những truyện linh dị và những truyện gặp gỡ được xây dựng từ những nhân vật có thật trong lịch sử hoặc theo truyền thuyết dân gian, đều có ý thức đề

cao người phụ nữ Đó là các truyện: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa biển), Vân Cát thần nữ (Thần nữ Vân Cát), An Ấp liệt nữ (Liệt nữ ở An Ấp), Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu), Nghĩa khuyển khuất miêu (Chó khôn chịu nhịn mèo) và Hoành Sơn tiên cục (Cuộc cờ tiên trên núi Hoành Sơn) Tuy nhiên nổi bật hơn cả là truyện “Hải khẩu linh từ” (Đền thiêng cửa biển), tác giả hướng đến tái tạo hình tượng người phụ nữ tài sắc đất cố đô -nữ

thần Chế Thống, tức Nguyễn Thị Bích Châu, cung phi của vua Trần Duệ Tông đã hi sinh thân mình để nhà vua được an toàn đưa chiến thuyền vào đánh quân Chiêm Thành Cái chết tự nguyện của nàng Bích Châu là kết quả của một sự suy nghĩ lâu dài về vận mệnh đất nước, dân tộc và hình tượng của nàng còn có ý nghĩa tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa Tác phẩm này được đánh giá là thành công hơn cả của Đoàn Thị Điểm

Đến thế kỉ XVIII - XIX, đời sống xã hội có nhiều biến động, đây là giai đoạn khủng hoảng, suy vong trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam vànhà văn đã phản ánh sự biến động ấy vào văn học nghệ thuật một cách sinh động Cho nên thời kì này là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nền văn học dân tộc trong suốt thời kỳ phong kiến Vấn đề trung tâm của văn học giai đoạn này là vấn đề số phận con người trong chế độ phong kiến suy tàn Các tác phẩm văn xuôi đã phản ánh sâu sắc một Thăng Long dâu bể, có cả mặt trái nơi cung vua phủ chúa, nhà quan, phố chợ và cả hào khí một thời chiến trận Khuynh hướng chủ đạo của văn học giai đoạn này tố cáo hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa Các nhà văn mang trong mình ý thức cá nhân và phản ánh thời cuộc

Trang 18

bằng cái nhìn thế sự Tiêu biểu là các tác phẩm Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái

Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hổi, ghi lại một

giai đoạn lịch sử với bao biến cố dữ dội từ khi Trịnh Sâm lên ngôi Chúa đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà (1768 - 1802): loạn kiêu binh, triều Lê - Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn Đây chính là giai đoạn rất nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam Tập ký kể lại cuộc hành trình từ quê nhà Nghệ Tĩnh của ông về kinh thành Thăng Long để chữa bệnh cho chúa Trịnh ở phủ Chúa, vì chúa đã biết tiếng tăm lừng lẫy của một đại danh y Nhiều trang viết mô tả quang cảnh kinh kỳ, nhất là trong phủ chúa Trịnh, nơi lắm

xa hoa và quyền uy Tác giả thuật lại những điều tai nghe mắt thấy trong xã hội hiện lên rất phong phú và sống động Tuy nhiên, đằng sau những biến đổi sâu sắc của xã hội, ta vẫn nhận thấy một hình ảnh Thăng Long hào hoa, thanh lịch

1.1.2 Hà Nội trong văn học từ thế kỉ XX đến nay

Ðầu thế kỉ XX thực dân Pháp cơ bản đã thực hiện xong công cuộc bình định trên đất nước ta và chuyển sang khai thác thuộc địa, xây dựng trật tự mới Cùng với các cuộc khai thác thuộc địa có quy mô lớn, xã hội Việt Nam mới có sự phân hóa đáng kể Lúc này nền văn hóa phương Tây đã được du nhập vào Việt Nam ồ ạt, trong phạm vi cả nước Trong bối cảnh ấy, chúng ta hội nhập với văn hóa Pháp và văn minh Âu Tây, từng bước hòa nhập vào văn hóa thế giới Hà Nội được trả về vị trí xứng đáng là trái tim của cả nước, là trung tâm văn hóa chính trị của đất nước Đặc biệt sự xuất hiện của tổ chức

Tự lực văn đoàn đã làm nên cả một thời đại văn học, thúc đẩy một bộ phận văn xuôi hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới Trong bối cảnh chung, các tác giả Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng,

Tô Hoài đã có những tác phẩm xuất sắc về đề tài Hà Nội và đứng vào đội ngũ các tác gia hàng đầu của nền văn học hiện đại

Trang 19

Trong hai mươi năm đầu thế kỉ XX, xu hướng của các nhà văn đi vào phản ánh trực diện cuộc sống và con người Hà Nội Văn học giai đoạn này hình thành hai khuynh hướng rõ nét là khuynh hướng lãng mạn và khuynh hướng hiện thực

Ở khuynh hướng lãng mạn, các nhà văn viết về Hà Nội với cái nhìn sâu sắc về những thay đổi tinh vi trong tâm hồn, tình cảm, tâm trạng của con người Người đọc có thể cảm nhận được rõ thông qua các tiểu thuyết thuộc nhóm các

tác giả Tự lực văn đoàn như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Nửa chừng xuân của Khái Hưng Ở thể loại truyện ngắn Hoa vông vang của Đỗ Tốn, Hoa tigôn của Thanh Châu, Ba, Thả thia lia của Đỗ Đức Thu Đặc biệt là hai tác giả

Thạch Lam và Nguyễn Tuân - hai cây bút đương thời tiêu biểu nhất cho thái độ trân trọng, nâng niu những nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội cổ xưa

Nhìn lại nội dung tập sách, có điều lý thú là các nhân vật chính

trong Tố Tâm đều mang cốt cách Hà Nội khá rõ Quê họ ở đâu không biết,

nhưng họ lớn lên ở đây, và sống với không khí chung quanh một cách rất hoà hợp Năm 1973, trong bài viết nhân dịp Hoàng Ngọc Phách qua đời, nhà phê

bình Vũ Ngọc Phan cho biết: “Những nhân vật trong Tố Tâm đều phảng phất

giống những thanh niên Hà Nội năm xưa ấy Tố Tâm “nền” lắm Cô là con nhà gia giáo, nên bao giờ cũng đi xe sắt - tức xe kéo bánh sắt - chứ không bao giờ đi xe cao su như bọn me tây Cô rất diện nhưng cũng chỉ diện tới mức bịt khăn lụa đen, thứ khăn mốt nhất thời bấy giờ” Đây có lẽ là một trong những lần ít ỏi hình ảnh con người Hà Nội được miêu tả kỹ đến như thế!

Tản văn Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam được đánh giá là

một cuốn bút ký dành riêng cho vẻ đẹp Hà Nội Vẻ đẹp ấy thể hiện ở nhiều khía cạnh Bắt đầu bằng việc giới thiệu các tấm biển ở các cửa hàng Hà Nội, rồi Thạch Lam nói về lối kiến trúc riêng của các nhà cũ Hà Nội Trong đó nhà văn dành phần lớn số trang viết về nét văn hoá ẩm thực của người dân Hà thành, đặc biệt là các loại quà Hà Nội Đây là những trang viết đặc sắc nhất của ngòi bút Thạch Lam Thạch Lam lần lượt điểm qua tất cả những thức quà

Trang 20

hiện thời của đất Thăng Long văn vật Từ bún chả, bánh cuốn Thanh Trì, ngô bung, xôi cho đến phở, bún ốc, bún bung, bánh cốm, bánh khảo, kẹo lạc, chè chén, bánh đậu, cốm… Qua những trang viết ấy, ta thấy một Hà Nội cổ kính, ngàn năm văn hiến, tinh tế và thanh lịch, nhã nhặn mà thanh tao Hà Nội trong sáng tác của Thạch Lam hiện lên quả là “một thành phố rất nhiều vẻ đẹp”, đúng như lời nhà văn nhận xét Không chỉ xoay quanh chủ đề ẩm thực,

trong Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam còn thể hiện tình yêu Hà Nội

qua nỗi trăn trở về sự đổi thay của vùng đất này Dường như nó đang mất dần

đi những giá trị xưa cũ

Viết Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân tìm về những nét đẹp đẽ của

thời quá vãng để hoài niệm và tái tạo lại Nguyễn Tuân, người sinh ra và lớn lên trong môi trường nho giáo, thất vọng bởi cuộc sống trong xã hội "kim khí"

xô bồ, thường tìm về những giá trị cũ Bóng dáng Hà Nội trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là những thú chơi của các bậc tao nhân mặc khách như thưởng trà, thả thơ, đánh thơ, hát ca trù Từng câu chữ được lựa chọn, được chắt lọc

hết sức tinh tế Tác phẩm Vang bóng một thời được xem như là một tác phẩm

gần như hướng đến sự toàn thiện, toàn mỹ Đọc tác phẩm, độc giả sẽ cảm nhận được những nếp sống cũ của người Hà Nội

Ở khuynh hướng văn học hiện thực, các nhà văn đã tập trung miêu tả

Hà Nội trong cuộc vật lộn, đấu tranh với hai tầng áp bức thực dân và phong kiến, do đó hiện lên trên những trang văn là một Hà Nội đầy khổ đau và bát nháo Do sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, Hà Nội hiện lên như một bức tranh hỗn độn với những mảng sáng tối đan xen Văn hóa Hà Nội trước

sự xâm lược của văn hóa phương Tây khiến con người bị tha hóa khủng khiếp Tiếp cận Hà Nội dưới cái nhìn hiện thực, tiêu biểu là truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài Mỗi nhà văn có cách tiếp cận về Hà Nội ở những khía cạnh khác nhau song tất cả đều hướng đến phê phán hiện thực xã hội đương thời

Nhà văn Vũ Trọng Phụng dùng ngòi bút sắc sảo của mình để đả kích cái

xã hội Âu hóa hiện lên với tất cả sự lố bịch thông qua tiểu thuyết Số đỏ Bằng

Trang 21

ngòi bút trào phúng độc đáo, Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị

Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời Tác giả đã đả kích cay độc các phong trào "Âu hóa", "thể thao", "giải phóng nữ quyền" đang phát triển rầm rộ khi ấy, nhân danh "văn minh", "tiến bộ", "cải cách xã hội" mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp

trắng trợn lên mọi nền nếp đạo đức truyền thống Có thể nói, tiểu thuyết Số đỏ

là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam vào những năm 30

Viết về đề tài Hà Nội, Nam Cao lại hướng ngòi bút của mình đến hình

ảnh người trí thức sống giữa thủ đô Hà Nội Với tác phẩm Trăng sáng, Đời thừa, hình ảnh người trí thức có trí tuệ có lương tâm nhưng đang phải sống

mòn mỏi trong cái xã hội tối tăm

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam mới Diện mạo đất nước thay đổi và văn học viết về thủ đô Hà Nội cũng có những thay đổi lớn lao Từ cách mạng tháng Tám năm 1945, văn xuôi viết về Hà Nội trong khoảng thời gian mươi mười lăm năm sau kháng chiến chống Pháp là những trang viết đi sâu vào bộc lộ niềm thương nhớ mảnh đất Hà thành Trong đó, phải kể đến

các tác giả Nguyễn Tuân với một loạt tùy bút: Phở, Làng hoa, Con hồ Hà Nội, Lũy hoa, Giò lụa, Cốm, Phố Phái

Với hai tác phẩm Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai Vũ Bằng xứng đáng là cây bút hàng đầu viết về Hà Nội Nếu như Nguyễn Tuân ca ngợi

vẻ đẹp thường ngày của người Hà Nội thông qua các thú chơi tinh hoa thì Vũ Bằng cũng tập trung ngòi bút của mình vào ẩm thực của người Hà Nội Chính trong lĩnh vực ẩm thực lại thể hiện rõ nét thanh lịch của người thủ đô Đối với

Vũ Bằng vấn đề ẩm thực không chỉ là một nhu cầu cần thiết của con người, mà còn là cả một nghệ thuật, hơn thế còn là cả một nền văn hóa Nét văn hóa trong

ăn uống làm cho con người trở nên thanh lịch, biết cách ứng xử và giao tiếp

hơn Trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng đã thể hiện rất rõ sự khéo

léo của người dân Hà Nội trong cách chế biến cũng như thưởng thức món ăn

Trang 22

Còn với Thương nhớ mười hai được viết trong những năm tháng đất

nước bị chia cắt, tác giả phải sống xa Hà Nội Những nỗi niềm thương nhớ da diết về quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất được tác giả gửi gắm qua những trang viết thấm đẫm sự hoài niệm về lịch sử

và vẻ đẹp của Hà Nội Nỗi nhớ ấy được cụ thể khi ông viết về mười hai tháng với khung cảnh thiên nhiên, đất trời, thời tiết, cảnh vật, con người, phong tục tập quán, lễ hội, lễ tết, những cách ứng xử, đi đứng, ăn mặc, nói năng… của quê hương Bắc Việt, rộng ra là của đất nước Việt Nam yêu dấu

Sau 1975, hoàn cảnh đất nước thay đổi, kéo theo đó là sự thay đổi của đời sống văn học Các nhà văn đã đi sâu vào cảm hứng thế sự - đời tư Tất cả mọi người đều phải đối mặt với một xã hội mới với đời sống kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và hội nhập quốc tế, xuất hiện những xung đột, những mâu thuẫn giữa các thế hệ về đạo đức, lối sống làm nảy sinh nhiều bi kịch trong đời sống Con người bị tha hóa bởi đồng tiền, sự cám dỗ của vật chất Bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây đã đẩy nhiều người vào lối sống buông thả, hưởng thụ và tha hóa Các nhà văn đã lột trần bộ mặt đen tối của xã hội và con người đương thời Trong giai đoạn này, tập trung nhiều cây bút của nhiều thế hệ như Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Đỗ Chu, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Lê Minh Khuê, Tạ Duy Anh

Nhà văn Tô Hoài thủy chung với đề tài Hà Nội Ông đã cho ra đời liên

tiếp các hồi ký, tự truyện: Chuyện cũ Hà Nội, Chiều chiều, Cát bụi chân ai

Dưới ngòi bút Tô Hoài, cảnh và người Hà Nội được tái hiện vô cùng sinh động

Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là truyện ngắn giàu chất triết luận Viết Một người Hà Nội, cảm hứng chính của nhà văn là khám phá bản sắc văn

hóa Hà Nội qua một con người cụ thể Hình tượng bà Hiền được xây dựng lên như để chứng minh có một tinh thần Hà Nội, linh hồn Hà Nội thực sự đã và đang tồn tại Qua đó tác giả khắc họa và ca ngợi bản lĩnh , cốt cách của người Hà Nội

Trang 23

tự tin, thức thời, thực tế, tự trọng với lối sống văn hóa, thanh lịch, sang trọng Bà Hiền - một người Hà Nội “thuần túy Hà Nội, không pha trộn”, và tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển trong thời kì mới “chói sáng những ánh vàng”

Viết về Hà Nội ta không thể không nhắc đến nhà văn Băng Sơn Suốt cuộc đời cầm bút của mình, ông đã chọn viết về Hà Nội từ tác phẩm đầu tiên đăng báo năm mười bảy tuổi đến khi gác bút với sự nghiệp viết văn gần sáu mươi năm Độc giả yêu Hà Nội chắc hẳn đã biết tới nhiều tác phẩm của Nhà

văn Băng Sơn như: Thú ăn chơi người Hà Nội, Dòng sông Hà Nội, Nghìn năm còn lại, Nước Việt hồn tôi, Đường vào Hà Nội, Phập phồng Hà Nội, Hà Nội 36 phố phường Và bây giờ, đã có thêm một tác phẩm làm đầy thêm tình yêu Hà Nội Hà Nội rong ruổi quẩn quanh Đây là tập tản văn của một trong những hồn

văn tinh tế, yêu mến và hiểu biết bậc nhất về Hà Nội Mặc dù không sinh ra ở

Hà Nội nhưng ông dành cho Hà Nội một tình yêu mãnh liệt Trên chiếc xe đạp Phượng Hoàng cót két, ông như dẫn người đọc đi đâu đó quanh quẩn những phố phường, chậm rãi khám phá những địa chỉ đã quen thuộc cả nghìn năm, mà vẫn tìm ra được những chi tiết mới Những tản văn về cây xanh, góc phố, khu chợ, con đường thân quen, giản dị của Hà Nội Gắn với từng nơi đó là kỉ niệm, dấu tích và lịch sử Tất cả được biểu cảm và diễn tả bằng một ngôn ngữ giàu chất thơ nhưng lại rất dân gian của một cây bút nổi tiếng gần như cả đời chỉ viết về Hà nội và sống chết vì Hà Nội yêu dấu

Văn học sau thời kì đổi mới, tức là sau năm 1986 cũng hết sức đa dạng Các tác giả viết về Hà Nội của hôm nay, có không ít cái xấu xa và sự tha hóa đang hiện hữu khắp nơi, nhưng Hà Nội vẫn giữ và cố giữ cho bằng được vẻ đẹp hào hoa, thanh lịch của thủ đô yêu dấu Đằng sau những trang viết “nói thẳng, nói thật” là một tình yêu thủy chung, tha thiết, mãnh liệt với Hà Nội

Trong cuốn tiểu thuyết, tác giả Nguyễn Việt Hà đã viết những lời cay

đắng về Hà Nội, đó là những trang văn mà Hà Nội hiện lên thật xấu xí, nhốn

Trang 24

nháo Nhà văn viết về một hiện thực “Ba ngôi của người Hà Nội bây giờ thì

buồn quá, nó không quá nghèo nhưng vô đạo và ít học” hay “Thành phố đang loay hoay tha hóa” Qua đó bộc lộ thái độ xót xa của nhà văn trước

những nét đẹp đã bị mất

Trong văn Bảo Ninh nổi bật một Hà Nội hậu chiến Với Khắc dấu mạn thuyền, Thời tiết của ký ức, Hà Nội lúc không giờ,…truyện ngắn của Bảo

Ninh hầu hết viết về Hà Nội, vì tình yêu Hà Nội, một Hà Nội “cũ xưa” chưa

bị chiến tranh phạt ngang, một Hà Nội đau đớn thời hậu chiến

Đọc các tác phẩm viết về Hà Nội phần nào cho độc giả hiểu rõ và sâu sắc hơn về vẻ đẹp của đất và người Hà Nội trải qua các thời kì hưng vong của lịch sử Thật tự hào khi Thủ đô Hà Nội từ lâu đã trở thành cảm hứng bất tận cho các văn nhân nghệ sĩ để cho ra đời những tác phẩm xuất sắc, góp phần làm đa dạng, phong phú hơn đề tài văn học về Thăng Long - Hà Nội

1.2 Hà Nội trong sinh quyển nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng

1.2.1 Hà Nội trong quá khứ xa

Trong gần hai mươi năm trời lao động nghệ thuật miệt mài và nghiêm túc, Nguyễn Huy Tưởng viết nhiều thể loại, ở nhiều mảng đề tài, nhưng đề tài lớn nhất, ông tâm huyết nhất, viết nhiều nhất, viết hay nhất là đề tài về Hà Nội Trong tổng số các sáng tác thì có đến hơn một nửa viết về Hà Nội Và ở

đề tài này, nhiều tác phẩm làm nên tên tuổi nhà văn Qua những trang viết về Thăng Long - Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng đưa người đọc trở về lịch sử của Thủ đô gần một ngàn năm văn hiến với những sự kiện trọng đại từ quá khứ xa thời An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, tới những năm tháng vua tôi nhà Trần đại phá quân Nguyên vào thế kỉ XIII, đến thời Lê - Trịnh, gần nhất là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ Thủ đô thế kỉ XX.

Nguyễn Huy Tưởng viết về Hà Nội của hai nghìn năm trước Đó là thời vua An Dương Vương xây thành Ốc chống quân xâm lược Triệu Đà Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc đóng đô ở Cổ Loa- Đông Anh là một bước phát

Trang 25

triển của quốc gia Việt Nam cổ đại, tồn tại trong khoảng ba mươi năm Sau khi định đô, An Dương Vương xây một tòa thành có quy mô lớn gọi là Loa Thành Thành Cổ Loa được xây dựng ở trung tâm nước Âu Lạc, nơi được chọn làm quốc đô nên có vị trí của một quốc thành Với hệ thống cấu trúc đồ

sộ, kiên cố, Cổ Loa là một công trình quân sự vĩ đại, không chỉ về mặt quy

mô mà còn thể hiện tri thức quân sự hết sức độc đáo của ông cha ta buổi đầu dựng nước và giữ nước Đồng thời, Cổ Loa cũng đánh dấu một trình độ phát triển và phân hóa xã hội cao hơn trước Thực sự thành Cổ Loa đã vượt lên trên tầm cỡ thời đại của nó Cổ Loa xứng đáng là niềm tự hào của Thăng Long - Hà Nội, của cả dân tộc Việt Nam Với ngòi bút thấm đượm tình yêu

thương, Nguyễn Huy Tưởng đã viết truyện cổ tích An Dương Vương xây thành Ốc Hình ảnh Thục phán An Dương Vương với khát vọng xây Loa

Thành, nhờ sự giúp sức của thần núi Thất Diệu, Thần Kim Quy chống lại sự phá hoại của Kê tinh…, câu chuyện vừa chứa đựng yếu tố lịch sử, vừa mang màu sắc cổ tích huyền ảo Dù gặp phải bao khó khăn khi Kê tinh phá hoại, nhưng với ý chí quyết tâm, tấm lòng vì nước vì dân của nhà vua, cuối cùng Loa thành cũng dần hoàn thiện Câu chuyện của Nguyễn Huy Tưởng không đi sâu vào bi kịch nước mất nhà tan, bi kịch tình yêu tan vỡ của Mị Châu - Trọng Thủy mà tác giả tập trung ca ngợi tấm lòng yêu nước thiết tha, tinh thần trách nhiệm cao với vận mệnh đất nước của vua An Dương Vương, đồng thời cho thấy tinh thần đoàn kết của nhân dân Âu Lạc xây dựng đất nước Bởi thông qua câu chuyện, Nguyễn Huy Tưởng muốn dẫn dắt thế hệ trẻ trở về cội nguồn lịch sử, để thế hệ trẻ đời sau thấy được truyền thống yêu nước của cha ông từ những ngày đầu dựng nước Viết về sự kiện lịch sử nhưng Nguyễn Huy Tưởng đã đem đến cho các em thiếu nhi niềm thích thú, say mê đến kỳ lạ bằng một giọng kể chuyện vừa giản dị, chân thành, gần gũi với cuộc sống thường ngày, phù hợp với tâm tư, suy nghĩ của trẻ thơ Từ đấy ông đã nhen nhóm và truyền cho các em những hiểu biết về lịch sử dân tộc, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước

Trang 26

Viết về Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XIII, Nguyễn Huy Tưởng viết về khí thế hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm

lược Ở tiểu thuyết An Tư đã mô tả lại cuộc kháng chiến chống quân Nguyên

của vua tôi nhà Trần vào những năm 1284 - 1285 Bên cạnh sự kiện lịch sử

ấy, nhà văn còn lồng ghép vào đó câu chuyện tình yêu đầy cảm động, tuyệt đẹp giữa hai nhân vật chính là An Tư công chúa và Chiêu Thành Vương Trần Thông Khi đó quân Nguyên đã kéo vào tàn phá Thăng Long, vua tôi nhà Trần phải rút lui vào Thanh Hóa Công chúa An Tư phải chia tay mối tình mặn nồng với Trần Thông, tình nguyện hiến thân cho Thoát Hoan để cứu mười vạn dân đang bị giặc Nguyên bắt làm tù binh Mùa hè đến, quân đội nhà Trần phản công mãnh liệt Trần Quang Khải kéo quân vào giải phóng Thăng Long Chiêu Thành Vương Trần Thông và Hoài Văn Hầu xin đi phá thành cứu An Tư công chúa Thật không may, khi gần đại thắng thì Chiêu Thành Vương hi sinh An Tư công chúa biết tin cũng ngã xuống thành mê man, bất tỉnh Mặc dù tác phẩm kết thúc bằng cái chết của vài nhân vật, song nổi bật là tác phẩm ca ngợi tinh thần yêu nước trong truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của quân và dân ta, niềm vui, hân hoan, phấn khởi khi thắng trận của toàn dân tộc đã làm dịu đi những nỗi đau của vài nhân vật

Thăng Long xưa còn ghi dấu một sự kiện trọng đại của vua tôi, quan dân nhà Trần tại điện Diên Hồng, họp bàn kế sách đánh giặc Sự kiện được

nhắc đến trong câu chuyện thiếu nhi Lá cờ thêu sáu chữ vàng Truyện kể về

cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam chống quân Nguyên dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của vị tướng Trần Hưng Đạo Nhưng tác phẩm chỉ nói về một phần rất nhỏ của cuộc kháng chiến và một chút ít về vị anh hùng nhỏ tuổi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản Ở lứa tuổi thiếu niên chưa tròn mười sáu, đã nung nấu ý chí diệt giặc ngoại xâm bằng hành động đòi tham gia góp

ý kiến trong hội nghị Diên Hồng ở bến Bình Than, hành động bóp nát quả cam khi không được tham gia hội nghị do tuổi còn nhỏ đã cho thấy lòng yêu nước của chàng thiếu niên này Song ý chí quyết tâm đánh giặc rửa thù cho

Trang 27

nước non lúc nào cũng sục sôi trong con người tuổi nhỏ ấy Không cam chịu,

về nhà Quốc Toản rèn luyện, giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ân” và chiêu mộ sáu trăm dũng sĩ thiếu niên làm lễ tế cờ, xuất quân đánh giặc Kết quả, đoàn quân thiếu niên của Trần Quốc Toản đã đánh bại quân Nguyên ở núi rừng phía Bắc, góp phần làm nên chiến thắng Hàm Tử Quan Qua câu chuyện, chắc chắn hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản sẽ là tấm gương sáng để các em học tập, noi gương về tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, biết sống gắn bó và có trách nhiệm với quê hương, đất nước, biết tự hào, trân trọng những đóng góp của các vị anh hùng, gìn giữ văn hóa, nhưng trang sử vẻ vang của dân tộc Việt

Viết về Thăng Long Hà Nội thời phong kiến, Nguyễn Huy Tưởng có ba

tác phẩm Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô, Kể chuyện Quang Trung

Thời kỳ Lê trung hưng, còn được gọi là thời Lê-Trịnh Trong suốt thời phong kiến Việt Nam, thời kỳ này là thời kỳ duy nhất vừa có vua lại vừa có chúa Chúa Trịnh nắm thực quyền, còn vua Lê chỉ là bù nhìn Tại triều đình Thăng Long, các chúa Trịnh ngày càng lấn át, ức chế vua Lê Thời kì này triều đình lục đục, rối ren, khủng hoảng đã biến đất Thăng Long trở thành nơi ăn chơi xa hoa của nhà chúa Hiện thực ấy được tái hiện

chân thực và sinh động trng tiểu thuyết lịch sử Đêm hội Long Trì Đây là

tác phẩm đầu tay của Nguyễn Huy Tưởng viết về mảnh đất “rồng bay” và cũng là tác phẩm đầu tiên của ông ra mắt giới văn nghệ sĩ Lúc đầu được

đăng hàng tuần trên tạp chí “Tri tân” từ số 24-11-1942 đến số 12-8-1943, sau đó được xuất bản thành sách vào năm 1944 Đêm hội Long Trì dựng

trên bối cảnh lịch sử kể trên vào cuối thế kỷ XVIII, dưới thời Tĩnh Ðô

Vương Trịnh Sâm (1739-1782) ở kinh thành Thăng Long xưa Đêm hội Long Trì tái hiện lại một Thăng Long phồn hoa và xa hoa, lộng hành và

bạo ngược của những ông vua bà chúa, của tầng lớp quan lại phong kiến đã làm nên một Thăng Long chướng tai gai mắt với bao ngang trái Mặt khác

Trang 28

trong Đêm hội Long Trì còn hiện lên một Hà Nội cổ xưa với những phố

phường tấp nập và nhộn nhịp, với những lễ hội cùng những trò diễn dân gian vừa kỳ ảo, tài hoa, khéo léo vừa đầy tinh thần thượng võ biểu hiện sức

sống trường tồn của một Hà Nội văn vật Đêm hội Long Trì của Nguyễn

Huy Tưởng có thể nói là một tác phẩm đã “sống mãi với thời gian”

Còn Vũ Như Tô - vở kịch xuất sắc của nền kịch Việt Nam hiện đại Vở

kịch gồm năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516-1517, dưới triều vua Lê Tương Dực Tác phẩm được Nguyễn Huy Tưởng viết xong vào mùa hè năm 1941, đề tựa tháng 6 - 1942 Từ vở kịch ba

hồi đăng trên tạp chí Tri tân năm 1943 - 1944, sau khi được sự góp ý của

nhiều nhà văn tiến bộ, tác giả đã sửa lại thành vở kịch năm hồi

trúc vĩ đại được xây dựng bên bờ hồ Tây Lúc đầu hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng để làm nơi ăn chơi, hưởng lạc với các cung nữ Lê Tương Dực

đã chọn địa điểm xây dựng Cửu Trùng Đại giữa trung tâm của Kinh thành Thăng Long Đại Việt sử ký toàn thư tập IV có viết về giai đoạn lịch sử này:

“Lúc ấy, vua thích xây hồ dựng điện, đắp thành to rộng mấy ngàn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ từ phía Đông đến phía Tây Bắc chắn ngang sông Tô Lịch trên đất Hoàng thành dưới làm cửa cống, lấy ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến, gạch vuông xây nên, lấy sắt sâu ngang ” Khi vua Lê Tương Dực bắt xây Cửu Trùng Đài, vốn là một nghệ sỹ chân chính gắn bó với nhân dân, Vũ Như Tô đã kiên quyết từ chối Song, sau khi cung nữ Đan Thiềm thuyết phục Vũ Như Tô lợi dụng vị thế và tiền bạc của vua, đem hết tài năng của mình xây dựng một công trình tráng lệ “tô điểm cho đất nước”, “dựng một

kì công muôn thuở”, “cùng vũ trụ trường tồn”, “bền như trăng sao”, có thể

“tranh tinh xảo với hóa công”, để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện” thì

Vũ Như Tô đã lao vào việc xây dựng Cửu Trùng Đài với niềm đam mê nghệ

Trang 29

thuật Trong khi xây dựng công trình tráng lệ ấy, vô tình ông gây biết bao tai họa của nhân dân kể cả việc phải trả giá bằng công sức, tiền bạc, mồ hôi, xương máu của nhân dân Dân căm phẫn vua, thợ oán Vũ Như Công trình đang dần đi đến giai đoạn hoàn thiện thì mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị

xa hoa, trụy lạc của vua Lê Tương Dực với tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ, giữa Vũ Như Tô với những người thợ lành nghề và người dân lao động ngày càng căng thẳng và gay gắt Lợi dụng tình hình rốn ren ấy, Quận công Trịnh Duy Sản - kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản Kết thúc tác phẩm là một bi kịch: vua

Lê Tương Dực bị giết chết, Hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn, Đan Thiềm bị lôi đi xứ giảo, Vũ Như Tô bị giải ra pháp trường, Cửu Trùng Đài bị thiêu rụi khi vẫn còn xây dựng dang dở Mặc dù Cửu Trùng Đài không còn tồn tại

trong thực tế nhưng qua tác phẩm Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài vẫn còn hiện

hữu trong tưởng tượng của mỗi người dân Việt Nam

Với câu chuyện dành cho thiếu nhi Kể chuyện Quang Trung, Nguyễn Huy

Tưởng ngợi ca sức mạnh thần tốc của đoàn quân áo vải Tây Sơn với hình ảnh cao đẹp, hùng dũng, uy phong của người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ Miêu tả những trận đánh vũ bão, Nguyễn Huy Tưởng đã phản ánh không khí thời cuộc và ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của quân dân ta đã đánh bại quân Thanh, dẹp yên tập đoàn Lê Chiêu Thống

Viết về Thăng Long thời binh đao khói lửa, Nguyễn Huy Tưởng bày

tỏ nỗi ngậm ngùi, xót xa khi những lâu đài, thành quách, cung điện, công trình văn hóa bị thiêu rụi nhưng ông cũng xây dựng lên những gương mặt,

những mối tình đẹp như Bảo Kim - Quỳnh Hoa trong Đêm hội Long Trì, Quang Trung - Ngọc Hân trong Kể chuyện Quang Trung và Đan Thiềm -

Vũ Như Tô trong vở kịch Vũ Như Tô Mỗi nhân vật đều mang những vẻ

đẹp tâm hồn và chính vẻ đẹp ấy góp phần làm nên nét đẹp của người Thăng Long - Hà Nội

Trang 30

1.2.2 Hà Nội trong quá khứ gần

Không chỉ viết về Hà Nội trong quá khứ xa, Nguyễn Huy Tưởng còn viết về một Hà Nội ở hiện tại - khoảng thời gian ông sống, chứng kiến những biến cố, những sự kiện trọng đại của Thủ đô thế kỉ XX Thời kì này đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc, của Thủ đô Hà Nội Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta Hình ảnh Thủ đô

Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến đã khơi nguồn cảm hứng cho

Nguyễn Huy Tưởng viết vở kịch Những người ở lại (1948) Tác phẩm phản

ánh không khí của cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến thông qua tấn bi kịch trong gia đình bác sỹ Thành - một trí thức có tài,

có tinh thần yêu nước, muốn đi theo cách mạng nhưng lại lo sợ Chính phủ gạt

bỏ tầng lớp trí thức, muốn tham gia kháng chiến nhưng lại sợ gian khổ, muốn được sống trong tự do độc lập nhưng lại sợ phải hi sinh Nhưng cái để lại dấu

ấn đậm nét hơn cả là nhà văn muốn nói về những người ở lại - những trai thanh, gái lịch đã anh dũng, kiên cường tham gia cuộc chiến đấu Mặc dù tuổi còn trẻ mà tất thảy tràn đầy tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ Thủ đô dù

có hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình

Ở đề tài Hà Nội kháng chiến, với rất nhiều tâm huyết, Nguyễn Huy

Tưởng dựng lên một Hà Nội hào hùng trong Sống mãi với thủ đô và Lũy hoa

Đó là Thăng Long trong hiện tại, sôi nổi trong những ngày toàn quốc kháng

chiến Viết Sống mãi với thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ nhằm diễn tả

lại hai ngày đêm chiến đấu của quân dân Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, sâu xa hơn tác giả muốn nói đến quá trình của từng người Hà Nội tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô Cuộc kháng chiến

ở Thủ đô trong những ngày đầu đã được miêu tả như một cuộc thử thách ghê gớm đối với những con người chưa hình dung được rõ chiến tranh là thế nào Chiến tranh đến thật bất ngờ khiến nhiều người cảm thấy bỡ ngỡ Mọi người

Trang 31

phải chuẩn bị một tâm thế mới bởi sẽ phải bước vào một cuộc chiến đấu quyết

liệt với một kẻ thù mạnh hơn mình gấp bội Sống mãi với thủ đô đi thẳng vào

trung tâm cuộc chiến đấu với khói lửa, bom đạn, với đau thương, mất mát và

cả những thắng lợi ban đầu của quân dân Thủ đô Tác giả muốn viết về sáu mươi ngày đêm của cuộc chiến đấu, với thắng lợi giòn giã của Trung đoàn Thủ đô song vì điều kiện sức khỏe của tác giả, tác phẩm mới chỉ dừng lại ở

tập một, với năm trăm trang tiểu thuyết Sự dang dở của Sống mãi với thủ đô

đã được bù đắp lại khá đầy đủ ở kịch phim Lũy hoa Vở kịch cho ta chứng

kiến cuộc chiến diễn ra trong suốt sáu mươi ngày đêm, cho đến khi Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi Hà Nội, để cùng toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch

Sống mãi với thủ đô và Lũy hoa đã chứng tỏ được tài năng nghệ thuật của

Nguyễn Huy Tưởng Hai tác phẩm chứa đựng niềm say mê, tâm huyết của nhà văn về đề tài Hà Nội kháng chiến - một đề tài ông ấp ủ nhiều năm trời

Viết về Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh, Nguyễn Huy Tưởng đã có những cảm nhận sâu sắc hơn về mảnh đất ngàn năm văn hiến, bởi cuộc đời ông được tận mắt chứng kiến những thăng trầm của mảnh đất Kinh Kỳ trong thế kỉ XX Dù đã trải qua bao hưng vong, nhiều lần đứng trước hiểm họa giặc ngoại xâm nhưng với bản lĩnh của người Hà Nội, với tinh thần “Quyết tử cho

Tổ quốc quyết sinh”, với truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu của người Hà Nội, Thủ đô yêu dấu vẫn trường tồn cùng dân tộc

1.3 Các nhân tố tạo nên cảm hứng về đề tài Hà Nội trong sáng tác Nguyễn Huy Tưởng

1.3.1 Thời đại

Nguyễn Huy Tưởng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thăng Long - Hà Nội Nhà văn am hiểu sâu sắc và có những kiến thức uyên bác về những biến đổi thăng trầm về lịch sử, văn hóa của mảnh đất Kinh kỳ Ngòi bút của nhà văn phản ánh những thời khắc trọng đại của Hà Nội xưa và nay trong những thời kì

Trang 32

tiêu biểu Kể từ khi Lý Công Uẩn khai sinh ra đất Thăng Long trong bài Chiếu dời đô đến nay đã hơn một nghìn năm Trong khoảng thời gian lâu dài ấy, đã

xảy ra biết bao những thăng trầm, những biến cố trong lịch sử Chính tại mảnh đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của đất nước Và hơn hết, đấy là một vùng đất địa linh nhân kiệt, từ đây tinh hoa của dân tộc được kết tinh, hội

tụ và lan tỏa trở thành biểu tượng của một nền văn hiến Việt Nam

Lịch sử vùng đất khởi nguồn khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư vào thành Đại La năm 1010 và đổi tên nơi này thành Thăng Long Cái tên Thăng Long có từ ngày ấy Trải qua bao năm tháng, qua bao thăng trầm bể dâu của nhiều triều đại, từ Lý, Trần đến Hồ, Lê, Thăng Long trở thành kinh đô bậc nhất của đất nước, nơi tụ hội sinh khí của muôn nhà Đồng thời nơi đây cũng

đã trở thành một chứng nhân lịch sử quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc Qua những lần đổi tên, Thăng Long đã mang những tên gọi khác nhau: Long Phượng, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh Mãi đến thời nhà Nguyễn, cái tên Hà Nội mới được khai sinh, tức tỉnh

Hà Nội, bao gồm một phần kinh thành Thăng Long xưa

Thế kỉ XX, lịch sử Việt Nam có nhiều biến động lớn Đây là quãng thời gian chiếm gần trọn cuộc đời của Nguyễn Huy Tưởng, mặc dù sống chưa đầy nửa thế kỷ nhưng trong khoảng thời gian đó ông đã được chứng kiến, được trải nghiệm qua tất cả những biến đổi thăng trầm của Hà Nội giai đoạn này

Đó là những năm tháng cả dân tộc chìm trong ách đô hộ của thực dân, phong kiến và phát xít, kế đến là những cuộc đấu tranh không mệt mỏi quyết giành độc lập, tự do cho dân tộc Trong thế kỉ XX, một trong những sự kiện trọng đại nhất, oanh liệt nhất đó là thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp trong gần một thế kỷ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế gần một nghìn năm, lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tuy nhiên niềm vui chưa được trọn vẹn, chính quyền mới của ta vừa lập lên, còn non trẻ đã đứng trước thách thức mới: thực dân Pháp quay trở lại xâm lược

Trang 33

Trải qua các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chống giặc ngoại xâm, Thủ đô Hà Nội vẫn luôn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước, vẫn là kinh đô, là trái tim của cả nước - vị trí vốn có của nó Đọc một loạt các sáng tác về Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng, giúp người đọc hình dung rõ hơn về lịch sử Thăng Long - Hà Nội qua nhiều thời kì, từ thuở An Dương Vương dựng nước Âu Lạc xây thành Cổ Loa, tới thời Trần, Lê sơ, Lê mạt, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ Thủ đô thế kỉ XX, đến những năm hòa bình sau kháng chiến Ta nhận thấy rằng các sáng tác về đề tài Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng hầu hết đều tập trung vào những thời điểm

bi tráng của lịch sử dân tộc, với những sự kiện nổi bật Bởi chính trong bối cảnh lịch sử - xã hội ấy, nhà văn được chứng kiến để có thêm những trải nghiệm và kiến thức thực tế giúp Nguyễn Huy Tưởng cảm nhận Thăng Long -

Hà Nội ở nhiều phương diện, góc nhìn tạo nên bức tượng đài nghệ thuật về Thủ đô trong suốt chiều dài lịch sử Trước những biến đổi của vận mệnh đất nước, những trăn trở, suy tư về số phận con người, ta thấy ngời lên ở nhà văn thái độ, lối ứng xử của kẻ sĩ Thăng Long - một con người yêu nước, tâm huyết với lịch sử nước nhà

Vùng đất Dục Tú - nơi tác giả Lưu Văn Lợi cho là “tất cả mọi thứ đều là lịch sử: Lịch sử dựng nước, lịch sử chống ngoại xâm, lịch sử văn hóa, lịch sử xã hội” [17,29] Quê hương đã truyền cho ông sự say mê đặc biệt về quá khứ oai

hùng của cha ông, của mảnh đất ngàn năm văn hiến Liền ngay Dục Tú là Cổ

Trang 34

Loa Cách đây hơn 2.300 năm, Thục Phán An Dương Vương khi lập ra nước

Âu Lạc đã dời đô về Cổ Loa trên đất Đông Anh và xây dựng nơi đây trở thành

tổ hợp Kinh thành - Quân thành - Thị thành, một trong những đỉnh cao của kiến trúc quân sự Việt Nam Mùa xuân năm Kỷ Hợi (939), Ngô Quyền khi xưng vương đã chọn Cổ Loa làm kinh đô, khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập, sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc Và mảnh đất Cổ Loa đã khiến Nguyễn Huy Tưởng say mê vô cùng Nhà văn Tô

Hoài đã nhận xét tình yêu của Nguyễn Huy Tưởng với Cổ Loa: “Nguyễn Huy Tưởng say sưa muốn làm cho chúng tôi thấy được bên trong làng xóm, đồng bằng hôm nay, nơi này xưa kia đã nguy nga những thành quách có một không hai ở phương nam từ thuở ban sơ của đất nước với bạt ngàn chiến trận của vua Hùng, vua Thục, của Ngô Quyền Làm sao phải thấy được cả vùng những Phong Khê và Kinh Bắc xa xưa…” [17,80] Chính bầu không khí của làng quê

Dục Tú, thuộc vùng Đông Ngàn, Kinh Bắc xưa đã góp phần hình thành mạch nguồn cảm hứng về lịch sử trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng Thuở nhỏ sống ở quê hương, chắc hẳn ông đã thuộc, đã thấm nhuần những truyền thuyết, những truyện kể dân gian vùng Cổ Loa, cùng với sự ham học hỏi

để có thể am hiểu sâu sắc, tường tận lịch sử dân tộc, có lẽ đó chính là cảm hứng

để ông viết truyện cho thiếu nhi An Dương Vương xây thành ốc

Những kiến thức mà ông được tích lũy, được gắn bó, được trải nghiệm

từ quê hương của mình ấy về sau được lưu lại trong nhiều sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng Ông đã viết rất nhiều về quê hương của mình Với ông, quê hương không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn, nơi để ông trở về mà còn là

mảnh đất thực tế làm nền cho các sáng tác văn học của nhà văn sau này

Ngay từ tác phẩm đầu tay viết cho mình khi mới mười tám tuổi, trong tự

truyện Cái đời tôi, nhà văn đã dành trọn vẹn những trang sách đầu để kể về vùng

quê yêu dấu của mình với những người thân trong gia đình: “Nó có cái mãnh liệt kéo tôi về tận chỗ mạnh nhất của nó, là cái chỗ mà chúng tôi thấy nắng thì ẩn, thấy mưa thì núp, là cái chỗ tối đến chúng tôi cùng nhau lăn lóc ngủ say, bên

Trang 35

cạnh sẽ có thầy mẹ săn sóc suốt đêm, rét thì đắp chăn cho, nực thì quạt mát cho,

có muỗi thì buông màn, giật mình thì ôm ấp Chỗ đó chẳng phải là nhà gianh vách đất, ở ngay giữa cái làng Dục Tú quý báu kia ư? Nó không có tôi thì nó là vật không hồn, tôi không có nó thì tôi như con chim không tổ, con thú không hang”[17,7] Thật vậy, quê hương là những gì thân thương, quen thuộc, gần gũi

nhất với tác giả Chính tình yêu gia đình, quê hương đã hun đúc lên tình yêu nước, yêu dân tộc tha thiết trong Nguyễn Huy Tưởng Cứ thế những trang văn của ông viết về quê hương cứ tuôn chảy thật tự nhiên, chân tình mà sâu sắc

Những kỉ niệm của một thời ấu thơ cũng ùa về trên những trang giấy Thậm chí ông đã lấy nguyên mẫu một người thợ trong làng mình để dựng lên một nhân vật trong tác phẩm Thuở nhỏ, để có chỗ cho con chơi, cha Nguyễn Huy Tưởng đã thuê chú phó Cõi dựng một cái chòi Chú phó Cõi là một người

thợ “nổi tiếng trong làng là người khéo léo”[17,18] Nguyễn Huy Tưởng rất khâm phục tài năng của chú, ông đã viết “Chú Cõi lại là người rất khéo léo về đường đục, đẽo Thật là không có mấy tay thợ mộc làm được những cái mộng khít như chú”; “Giao cho chú làm việc gì, thì chú cắm đầu cắm cổ mà làm, không nghỉ một lúc nào, có khi mê mà quên cả ăn uống”…Và hình ảnh chú

phó Cõi đã đi vào sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng trong vở kịch

nổi tiếng Vũ Như Tô - nhân vật cũng tên phó Cõi, một trợ thủ đắc lực của Vũ

Như Tô, nhất nhất ủng hộ Vũ Như Tô giúp ông trong việc xây dựng Cửu trùng đài Ngay trong bản thân nhân vật Vũ Như Tô cũng có một vài nét tính cách giống chú phó Cõi, đó là tài năng xuất sắc của một kiến trúc sư thiên tài, đó là

sự đam mê, yêu thích công việc Những nhân vật, những sự kiện, những kỉ niệm của tuổi thơ đã theo Nguyễn Huy Tưởng mãi về sau này Có thể khẳng định rằng, quê hương - đó là những gì thiêng liêng nhất trong tâm hồn nhà văn, truyền thống quê hương đã hun đúc nên một ngòi bút giàu bản sắc văn hóa - lịch sử, một ngòi bút giàu chất nghệ sĩ để ông viết lên những tác phẩm sống mãi với thời gian như:Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Sống mãi với thủ đô, Lá

cờ thêu sáu chữ vàng, An Dương Vương xây thành ốc

Trang 36

Quê hương là cái nôi sinh thành, hình thành nhân cách và tài năng của nhà văn, là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ, vun đắp tình yêu non sông đất nước, chắp cánh cho những ước mơ, khát khao sáng tạo nghệ thuật

của nhà văn Trong cuộc hội thảo với tiêu đề “Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ khởi nguồn Dục Tú - Đông Anh”, tác giả Lê Phương Liên trong bài Nguyễn Huy Tưởng từ miền cổ tích - quê hương đã viết: “Càng tìm hiểu sâu hơn về những tác phẩm của ông, chúng ta càng muốn nói lên tình cảm tri ân đối với quê hương nhà văn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn văn học của ông từ thời thơ ấu”[17,172] Đồng quan điểm trên, tác giả Mai Hương trong bài Tìm về với tuổi thơ Nguyễn Huy Tưởng cũng cho rằng: “ Tuổi thơ và quê hương đã thành

kỉ niệm, thành cảm hứng sáng tác, thành niềm giục giã, nâng bước cho ông trong suốt cuộc đời xáo trộn những buồn vui”[17,50] Thật vậy, giá trị cội

nguồn có tầm ảnh hưởng sâu sắc, có vai trò rất quan trọng đúc kết một con người, một nhà văn, một nhà văn hóa lớn của dân tộc - Nguyễn Huy Tưởng

1.3.3 Gia đình

Gia đình luôn là trường học đầu tiên của mỗi người Với Nguyễn Huy Tưởng cũng vậy, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, gia đình nho giáo nề nếp và thanh bạch Cha Nguyễn Huy Tưởng là cụ Nguyễn Huy Liễn, là một nhà nho không làm việc với chính quyền thực dân, quanh năm sống giản dị trong lũy tre làng Ông bác Nguyễn Huy Túc đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan Trong làng, họ Nguyễn của nhà văn là một vọng tộc, đời đời gìn giữ nho phong, vui trong cảnh thanh bạch Từ nơi đây ông đã tiếp nhận nguồn học vấn quý giá là hành trang ông mang theo trong suốt cuộc đời mình Trong những câu chuyện mà bà nội ông kể, là những tấm gương của những người tài giỏi, có công với làng nước Cậu ông thì thường

kể cho ông nghe những câu chuyện cổ tích, hơn hết là tình yêu thương trìu mến, kín đáo, hồn hậu của người mẹ tảo tần có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách ở con mình Truyền thống gia đình gia giáo là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn - hình thành nên nhân cách cao đẹp của tác giả, một con người giàu tình yêu thương, ham học hỏi, ham hiểu biết và giàu chất

Trang 37

nghệ sĩ Trong sáng tác của ông luôn mang đậm tinh thần dân tộc Có một tình yêu quê hương đất nước sâu nặng là xuất phát từ tình yêu gia đình - những điều nhỏ bé, giản dị và thân thuộc với nhà văn từ thuở ấu thơ Nền tảng gia đình thực sự quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp và có tác động lớn đến cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông Có thể nói truyền thống của dòng họ, của gia đình đã hun đúc lên một nhân cách đẹp trong Nguyễn Huy Tưởng: một con người giàu lòng yêu nước, giàu tình yêu thương con người

1.3.4 Con người Nguyễn Huy Tưởng

Sinh ra và có thời gian dài gắn bó với Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng dành cho mảnh đất Hà thành một tình yêu tha thiết Ông am hiểu lịch sử của mảnh đất Kinh kỳ từ thuở hồng hoang Theo lời nhà văn Tô Hoài kể

trong bài viết “Nguyễn Huy Tưởng người làng Dục Tú” thì “Nguyễn Huy Tưởng là người thuộc Cổ Loa nhất…Nguyễn Huy Tưởng hăng hái làm cho mọi người thấy được bên trong làng xóm, đồng ruộng ấy khi xưa đã nguy nga những thành quách có một không hai ở phương nam từ ban sơ của đất nước với bạt ngàn chiến trận của vua Hùng, vua Thục, của Ngô Quyền”[17,63] Ở bất kì thời đại nào, ông cũng say sưa tìm kiếm chiêm

ngưỡng vẻ đẹp của đất và người Hà Nội

Là người có lòng yêu dân tộc tha thiết, Nguyễn Huy Tưởng muốn góp sức mình trong việc gìn giữ và làm giàu vốn văn hóa truyền thống của dân tộc Có thể coi văn hóa Hà Nội chính là văn hóa dân tộc Bởi chúng ta đều biết rằng văn hóa Hà Nội gồm văn hóa bản địa Thăng Long - Hà Nội

và văn hóa các địa phương trong cả nước hội tụ lại, hòa quyện vào nhau và được chắt lọc cho phù hợp với yêu cầu của một nền văn hóa kinh kỳ, đại diện cho đất nước Trong các sáng tác của mình về Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng cố gắng đan xen, hòa quyện hai yếu tố lịch sử và văn hóa làm nên nét độc đáo trong sáng tác của ông

Trang 38

Trước cách mạng ông từng tham gia nhiều hoạt động yêu nước Khi còn là học sinh ở Hải Phòng, ông tham gia rải truyền đơn, treo cờ búa liềm ở chợ Sắt Năm ba mươi tuổi ông làm công chức sở Đoan, tham gia hoạt động Hướng đạo, sau đó hoạt động Truyền bá quốc ngữ ở Hải Phòng và Hà Nội Cuối năm 1942, ông bắt liên lạc với phong trào Việt Minh, đầu năm 1943 gia nhập tổ chức Văn hóa cứu quốc của Đảng Từ ngày khởi nghĩa, ông được Đoàn thể tín nhiệm cử đi dự Đại hội quốc dân Tân Trào Cách mạng tháng

Tám thành công, ông tham gia biên tập báo Cờ giải phóng, Tiên phong và

làm Tổng thư kí ban trung ương vận động đời sống mới Năm 1946 ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, được vào Quốc hội khóa I giữ chức phó thư kí Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam Kháng chiến toàn quốc, ông được giao công tác lãnh đạo Hội văn nghệ, tham gia nhiều hoạt động gây dựng phong trào văn nghệ quần chúng trong kháng chiến Với sự trải nghiệm ở nhiều cương vị khác nhau, Nguyễn Huy Tưởng có nhiều đóng góp cho văn học và cho cách mạng Trong quá trình cầm bút, ông luôn ý thức được trách nhiệm của nhà văn: Nguyễn Huy Tưởng đến với văn học với một quyết tâm cao, khi mới vừa mười tám tuổi, còn học thành chung ở Hải

Phòng, ông đã mạnh dạn tuyên bố: “ Tôi sẽ trở nên một người văn sĩ hay một người viết báo” [23,179] Và niềm say mê văn chương cũng bắt nguồn từ quan điểm mà ông thể hiện trong nhật kí: “ Phận sự của một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi” [23,180] Ông từng ao ước viết những bộ tiểu thuyết trường thiên mô

tả sức sống bất diệt, vĩ đại của dân tộc để ngợi ca Tổ quốc, nhân dân và những chiến công oai hùng của dân tộc

Bối cảnh lịch sử văn hóa của đất nước (dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật những năm 1940 - 1945) đã nuôi dưỡng tinh thần yêu nước trong con người cậu thanh niên Nguyễn Huy Tưởng Là người

Trang 39

chứng kiến, có lúc lại trực tiếp tham gia cách mạng đã giúp nhà văn ấp ủ đề tài sáng tác về Hà Nội kháng chiến Trước những biến động của thời đại, những vấn đề nóng hổi của đất nước, hơn nữa lại là người có tính cách trung thực, trách nhiệm nên trong quá trình cầm bút sáng tác văn học, Nguyễn Huy Tưởng luôn viết về sự thật lịch sử, về những điều đã và đang diễn ra trong cuộc sống

Trang 40

Chương 2

HÀ NỘI HÀO HÙNG VÀ HÀO HOA TRONG SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ

2.1 Hà Nội hào hùng

2.1.1 Ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước

Nói đến đề tài Hà Nội kháng chiến, có lẽ phải chờ đến Nguyễn Huy

Tưởng với tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô (1961) mới thực sự đầy đủ Hà

Nội vẫn là sở trường cho Nguyễn Huy Tưởng dồn tất cả tâm huyết của mình Ngay từ khi cầm bút đến với sáng tác văn học, Nguyễn Huy Tưởng đã viết

nhiều, viết hay về Hà Nội nhưng với Sống mãi với thủ đô, Hà Nội mới thực

sự được miêu tả ở vị trí trung tâm Cuộc chiến đấu ngoan cường sáu mươi ngày đêm “giam chân” địch ở Hà Nội vào mùa đông năm 1946 là khoảng thời gian tuy không dài so với lịch sử của Thủ đô và đất nước, song ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đã đi vào lịch sử như khúc tráng ca hào hùng về chí quật cường, tinh thần gan dạ, dũng cảm và sáng tạo của những người con Thủ đô Tác phẩm tuy mới chỉ viết về hai ngày đêm chiến đấu của quân dân Thủ đô, đó là thời điểm những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Trung đoàn Thủ đô nhưng đã gợi được khí thế hào hùng của cả một thời kì chống Pháp Mặc dù tác phẩm còn dở dang vì mới chỉ dừng lại ở hơn năm trăm trang của tập một, người đọc vẫn còn thấy hụt hẫng về diễn biến câu chuyện, về số phận những nhân vật trong tiểu thuyết Song tác phẩm vẫn đạt được những thành công nhất định, để lại tiếng vang trên văn đàn Cho mãi về sau này, khi nhắc đến Nguyễn Huy Tưởng ta không thể

không nhắc đến tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô

Tháng tám mùa thu năm 1945, cùng với cả nước, Hà Nội sục sôi khí thế cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấm dứt gần tám mươi năm chịu sự gông xiềng của ngoại bang phương Tây, người dân Việt Nam trở

Ngày đăng: 25/09/2017, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w