Tiềm năng cho dòng sản phẩm thanh long ruột đỏ là tương đối lớn, tuy nhiên, bước đầu thử thách ở một mặt hàng nông sản còn mới khiến cho các hộ trồng trọt ở huyện Hướng Hóa gặp không ít
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ ANH THƠ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN
XUẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ TẠI HUYỆN
HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH
TẾ
HUẾ, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ ANH THƠ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN
XUẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ TẠI HUYỆN
HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong công trình nghiên cứu
khoa học này là độc lập và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi xin
cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác gi ả luận văn
Nguyễn Thị Anh Thơ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Hữu Tuấn đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ, góp ý cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và quý thầy cô giáo ở Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tạo điều kiện, giúp đỡ
và tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu để nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 6 năm 2016
Tác gi ả
Nguyễn Thị Anh Thơ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : NGUYỄN THỊ ANH THƠ
Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Niên khóa: 2014 - 2016
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.TRẦN HỮU TUẤN
Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù thị trường trái cây nhiệt đới đang mang lại những lợi nhuận to lớntrong tổng giá trị tạo ra cho nền kinh tế, nhưng nhóm hàng nông sản này vẫn chưa
được quan tâm đầu tư đúng mức Một trong những loại trái cây mang lại giá trị đầu
ra lớn nhất là Thanh long ruột đỏ Tuy nhiên, loại nông sản này chỉ mới được tậptrung sản xuất chuyên nghiệp ở phạm vi hẹp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường
Huyện miền núi Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị là một trong những nơi hội tụ
đầy đủ các điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, rất thích hợp để tập trung phát triển
Tiềm năng cho dòng sản phẩm thanh long ruột đỏ là tương đối lớn, tuy
nhiên, bước đầu thử thách ở một mặt hàng nông sản còn mới khiến cho các hộ trồng
trọt ở huyện Hướng Hóa gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như tổchức phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, chưa tối ưu được hiệu quả kinh
tế Tôi quyết định đi sâu thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả và các phương pháp khác
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất thanhlong ruột đỏ
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại Hướng Hóa
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột
đỏ tại địa bàn nghiên cứu cho thời gian tới
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH x
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4.Phương pháp nghiên cứu 3
5.Hạn chế của đề tài nghiên cứu 4
6.Cấu trúc luận văn 4
PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1.Cơ sở lý luận về thanh long ruột đỏ 5
1.1.1.Giới thiệu về cây thanh long ruột đỏ 5
1.1.2.Đặc điểm phát triển chung 7
1.1.3.Giá trị dinh dưỡng của thanh long ruột đỏ 8
1.1.4.Kĩ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ 9
1.1.5.Bảo vệ thực vật 14
1.2.Cơ sở lý luận về kinh tế nông hộ 16
1.2.1.Khái niệm về kinh tế nông hộ 16
1.2.2.Đặc trưng của kinh tế nông hộ 17
1.2.3.Vai trò của kinh tế nông hộ 18
1.3 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 18
1.3.1.Khái niệm hiệu quả kinh tế 18
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 71.3.2.Bản chất của hiệu quả kinh tế 19
1.3.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế 21
1.4 Cơ sở thực tiễn về tình hình sản xuất, phân phối thanh long ruột đỏ Việt Nam 29
1.4.1 Tình hình sản xuất 29
1.4.2.Tình hình tiêu thụ trong nước và xuất khẩu 34
1.4.3.Kinh nghiệm nâng cao gia tăng hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất thanh long ruột đỏ tại các địa phương 36
1.5.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38
1.5.1.Chỉ tiêu phản ánh kết quả 38
1.5.2.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả 39
1.5.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong dài hạn 41
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ 44
2.1.Tình trạng cơ bản của địa bàn nghiên cứu 44
2.1.1.Điều kiện tự nhiên 44
2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội 46
2.2 Thực trạng sản xuất thanh long ruột đỏ ở huyện Hướng Hóa 53
2.2.1.Tính thích ứng của cây thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa 53
2.2.2.Tình hình sản xuất mô hình thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa 54
2.3.Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa 57
2.3.1.Tình hình cơ bản của hộ điều tra 57
2.3.2.Đánh giá chi phí sản xuất thanh long ruột đỏ của nông hộ 62
2.3.3.Đánh giá kết quả sản xuất thanh long ruột đỏ của nông hộ 67
2.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ trong ngắn hạn 68
2.3.5.Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ dựa trên các chỉ tiêu dài hạn .70
2.4 Đánh giá mức ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các nhóm đối tượng khác nhau trong sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa 74
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 82.4.1.Nhóm theo quy mô diện tích đất canh tác 74
2.4.2.Nhóm theo số lượng tham gia sản xuất là lao động gia đình 75
2.4.3.Nhóm theo trình độ học vấn 75
2.4.4 Nhóm theo kinh nghiệm sản xuất 76
2.4.5.Nhóm theo giới tính chủ hộ 77
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, QUẢNG TRỊ 79
3.1 Định hướng phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa 79
3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 80
3.2.1.Giải pháp về cơ sở hạ tầng 80
3.2.2 Gỉải pháp về nguồn vốn và tín dụng 81
3.2.3 Giải pháp về kĩ thuật 82
3.2.4 Giải pháp về công tác khuyến nông 83
3.2.5 Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ 84
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
1 KẾT LUẬN 87
2 KIẾN NGHỊ 88
2.1 Đối với Nhà nước 88
2.2.Đối với chính quyền huyện Hướng Hóa 89
2.3.Đối với các nông hộ trực tiếp sản xuất 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long ruột đỏ (100gr thịt quả) 8
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng thanh long của Việt Nam, năm 2015 30
Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng thanh long ruột đỏ Việt Nam, 2007 - 2015 33
Bảng 1.4: Tỷ suất lợi nhuận toàn chuỗi theo kênh thị trường 36
Bảng 2.1: Dân số trung bình huyện Hướng Hóa, xã Tân Hợp, xã Tân Long giai đoạn 2010 – 2015 46
Bảng 2.2: Dân số và lao động huyện Hướng Hóa giai đoạn 2010 – 2015 47
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Hướng Hóa 49
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 51
Bảng 2.5: Điều kiện thích hợp trồng thanh long ruột đỏ 54
Bảng 2.6: Diện tích, sản lượng và năng suất thanh long ruột đỏ của huyện Hướng Hóa, giai đoạn 2012 - 2015 55
Bảng 2.7: Thông tin về giá của thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa, 2015 57
Bảng 2.8: Đặc điểm về lao động của hộ điều tra 58
Bảng 2.9: Diện tích trồng thanh long ruột đỏ của nông hộ ở huyện Hướng Hóa 60
Bảng 2.10: Các khoản mục chi phí bình quân trên 1 ha đất trồng thanh long ruột đỏ của nông hộ thời kì xây dựng cơ bản (năm đầu tiên) 63
Bảng 2.11: Các khoản mục chi phí bình quân trên 1 ha đất trồng thanh long ruột đỏ của nông hộ thời kì kinh doanh (từ năm thứ 2) 66
Bảng 2.12: Kết quả SX thanh long ruột đỏ ở huyện Hướng Hóa bình quân năm 68
Bảng 2.13: Hiệu quả kinh tế trong ngắn hạn của sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa bình quân năm 69
Bảng 2.14: Chi phí bình quân 1ha trong vòng đời 15 năm của thanh long ruột đỏ.71 Bảng 2.15: Hiện giá các dòng tiền trong chu kì 15 năm, suất chiết khấu 8,50% 72
Bảng 2.16: Kết quả phân tich độ nhạy khi lãi suất chiết khấu thay đổi 73
Bảng 2.17: Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm quy mô diện tích đất canh tác 74
Bảng 2.18: Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm số lượng lao động gia đình 75
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11Bảng 2.19: Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm trình độ học vấn của chủ hộ 76
Bảng 2.20: Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm kinh nghiệm sản xuất 76
Bảng 2.21: Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm nghề nghiệp của chủ hộ 77
Bảng 2.22: Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm giới tính chủ hộ 77
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các khu vực sản xuất thanh long trên thế giới 5Hình 1.2 Phát triển trồng thanh long ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 31Hình 1.3 Xuất khẩu thanh long ở Việt Nam 34Hình 1.4 Tỉ trọng thanh long trong xuất khẩu hoa quả tươi của Việt Nam, 201235Hình 1.5 Thị phần xuất khẩu thanh long của Việt Nam, năm 2013 35Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa 44
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với gần hai phần ba lực lượng lao động được phân bổ trong ngành sản xuấtnông nghiệp, Việt Nam hiện nay vẫn được xem là nước có nền sản xuất nôngnghiệp đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, trongcác mặt hàng nông sản, mặc dù thị trường trái cây nhiệt đới đang mang lại nhữnglợi nhuận to lớn trong tổng giá trị tạo ra cho nền kinh tế, thế nhưng nhóm hàng nôngsản này vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và ưu tiêu phát triển cao Mộttrong những loại trái cây mang lại giá trị đầu ra lớn nhất là trái Thanh long ruột đỏ -loại trái cây tuy chỉ mới được đầu tư phát triển trong vòng chưa đến 10 năm trở lại
đây nhưng đã mang lại những kết quả tích cực cho người trồng và doanh nghiệp sản
xuất trong nước “Năm 2013, sản lượng xuất khẩu thanh long chiếm tỉ trọng caonhất trong tổng giá trị trái cây nhiệt đới xuất khẩu với 61,4%; trong đó Thanh longruột đỏ chiếm ¼ tổng sản lượng xuất khẩu (tỉ lệ xuất khẩu đạt 80% tổng sản lượngthu hoạch được); [8]” Qua đó, có thể thấy nhu cầu thị trường trong nước và xuấtkhẩu cho mặt hàng trái cây này là rất lớn và giàu tiềm năng; lượng nông sản thuhoạch được chưa đủ cung cấp thị trường tiêu thụ trong nước, giá trị xuất khẩu chưa
đạt tới mức tổng giá trị kì vọng của thị trường
Xét về mặt hàng nông sản Thanh long ruột đỏ, đây là loại cây thích hợp vớinhiều loại đất, trong đó phát triển tốt hơn cả là ở vùng đất đỏ ba dan So với câythanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ dễ trồng hơn, ít sâu bệnh, thời gian ra hoa
dài hơn và sớm hơn 2 - 3 tháng, tận dụng được lợi thế về mùa vụ nên dễ bán đượcgiá thành cao hơn; thêm vào đó, giá trị dinh dưỡng lại cao gấp 3 - 4 lần thanh long
ruột trắng nên đang chiếm ưu thế về năng suất và giá trị kinh tế Hiện nay, thanh
long nói chung được trồng chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.Như vậy, mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng loại nông sản này chỉ mới được tập
trung sản xuất chuyên nghiệp ở phạm vi hẹp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường
tiêu dùng; đặc biệt, phân khúc thị trường ở các tỉnh miền Trung, phía Bắc và cácnước lân cận giàu tiềm năng còn bỏ trống
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Huyện miền núi Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị là một trong những nơi hội tụ
đầy đủ các điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, rất thích hợp để tập trung phát triển
mặt hàng nông sản này Mô hình đầu tiên trồng giống cây thanh long ruột đỏ thànhcông tại huyện Hướng Hóa năm 2012 Hiện nay, thanh long ruột đỏ rất được người
tiêu dùng ưa chuộng nên bán rất chạy, sản phẩm không đủ đáp ứng cho nhu cầu củangười dân trong vùng
Tiềm năng cho dòng sản phẩm thanh long ruột đỏ là tương đối lớn, lợi nhuậnmang lại khả quan, tuy nhiên, bước đầu thử thách ở một mặt hàng nông sản còn mớikhiến cho các hộ trồng trọt ở huyện Hướng Hóa gặp không ít khó khăn trong quátrình sản xuất cũng như tổ chức phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, hệthống thông tin thị trường còn nhiều khiếm khuyết, dẫn đến chưa tối ưu được hiệu
quả kinh tế Tôi quyết định đi sâu thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài thạc sĩ.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyệnHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong thờigian đến
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thanhlong ruột đỏ tại địa bàn nghiên cứu cho thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề liên quan tới hiệu quả kinh tế sảnxuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nghiên cứu 70 nông hộ đang phát triển thanh long ruột đỏvới diện tích từ 0,1 ha trở lên, tập trung ở hai xã Tân Hợp và Tân Long của huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
+ Thời gian: Đánh giá thực trạng thời kì 2012 – 2015 và đề xuất giải pháptrong thời gian đến
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu
- Số liệu thứ cấp: sử dụng số liệu được cung cấp bởi Cục Thống kê tỉnhQuảng Trị và Chi cục thống kê huyện Hướng Hóa Thông qua nguồn dữ liệu này để
có được những thông tin tổng quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và tình hình phát
triển mặt hàng thanh long ruột đỏ trong những năm qua
- Số liệu sơ cấp: điều tra phỏng vấn trực tiếp 70 nông hộ theo bảng hỏi đượcthiết kế sẵn Việc khảo sát thông qua bảng hỏi nhằm mục đích có được thông tin về
đặc điểm nhân khẩu học của mỗi hộ, chi phí đầu tư, diện tích trồng trọt, sản lượng
thu hoạch, doanh thu và lợi nhuận đạt được, thuận lợi và khó khăn trong quá trìnhtriển khai; đồng thời, có những đánh giá sơ bộ từ phía các nông hộ về năng suất vàhiệu quả kinh tế mang lại của thanh long ruột đỏ so với các loại nông sản họ
đã/đang phát triển
4.2 Phương pháp thống kê mô tả
- Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, tiến hành tính toán các mức chỉ tiêu
như giá trị trung bình, tổng giá trị, tỉ lệ thay đổi,…
4.3 Các phương pháp khác
- Phương pháp hạch toán kinh tế: dùng để tính toán kết quả và hiệu quả kinh
tế của mô hình mang lại
- Phương pháp hiện giá: hiện giá lợi ích/chi phí để đánh giá hiệu quả kinh tếdài hạn
- Phương pháp phân tích phân tổ thống kê để thấy được tác động của mỗi
nhóm đối tượng tạo ra sự khác biệt trong hiệu quả kinh tế mang lại
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo và các phương pháp khác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 164.4 Công cụ xử lí và phân tích
Xử lí số liệu: sử dụng phần mềm xử lí số liệu SPSS và EXCEL
5 Hạn chế của đề tài nghiên cứu
- Số lượng mẫu còn hạn chế: Thanh long ruột đỏ là loại nông sản còn khámới lạ với nông dân vùng đồi núi huyện Hướng Hóa, do đó, hiện tại chỉ có xấp xỉ
100 hộ tham gia phát triển loại nông sản mới này, trong đó có 70 hộ có diện tíchcanh tác từ 0,1 ha trở lên, số còn lại có diện tích không đáng kể
- Tính chính xác về số liệu khảo sát: Địa bàn nghiên cứu là các xã vùng núi,tập trung các hộ nông dân với trình độ học vấn còn hạn chế, người dân chưa đưa ra
được những con số chính xác về chi phí đầu tư, doanh thu, lợi nhuận… của mô hình
trong quá trình khảo sát, phỏng vấn thu thập số liệu
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn bao gồm
03 chương:
Chương I Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏChương II Đánh giá hiệu quả kinh tế phát triển thanh long ruột đỏ ở huyệnHướng Hóa, Quảng Trị
Chương III Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
thanh long ruột đỏ ở huyện Hướng Hóa, Quảng Trị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận về thanh long ruột đỏ
1.1.1 Giới thiệu về cây thanh long ruột đỏ
Thanh long nói chung và thanh long ruột đỏ nói riêng thuộc họ xương rồng(Cactaceae), có nguồn gốc từ các vùng sa mạc thuộc Mexico, các nước Trung vàNam Mỹ, nay được trồng ở các nước khu vực châu Á như Việt Nam, Malaysia,Thái Lan, Phillipines, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan Thanh long có nhiều loại,
nhưng trồng làm thương phẩm chủ yếu là loài Hyclocereus Undatus – đây cũng
chính là giống thanh long đang được trồng ở Việt Nam
Hình 1.1 Các khu vực sản xuất thanh long trên thế giới
Nguồn: Ramiro Lobo, Gary Bender, Gara Tanizaky; 2013
Thanh long thích hợp vùng khí hậu nhiệt đới, có thể thích nghi với các loại
đất khác nhau; thêm vào đó, thanh long hiện rất được thị trường quan tâm vì là loại
quả có lượng protein, chất béo cao, giàu chất chống oxi hóa, vitamin và khoángchất; được cho là loại thực phẩm tốt cho tim mạch, có khả năng làm giảmcholesterol, cao huyết áp, kiểm soát đường huyết, ung thư, khử chất độc như kim
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18loại nặng, chống viêm khớp, hen suyễn và giúp giảm cân Chính vì những lí do này
mà thanh long đã được phát triển thành thương phẩm ở nhiều quốc gia trên thế giới
Vùng Trung Mỹ, Nicaragua sản xuất thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang Mỹ,Canada, châu Âu và Nhật Guatemala, El Salvador, Honduras, Costa Rica sản xuấtthanh long quy mô nhỏ, trong sân vườn Colombia hàng đầu sản xuất loại thanhlong vàng Ecuador sản xuất cả hai loại thanh long vàng và loại ruột đỏ Israel cũng
được xem là nơi sản xuất thanh long để xuất sang các nước châu Âu Việt Nam lànơi sản xuất chủ yếu thanh long vỏ đỏ/vỏ hồng, ruột trắng/ruột đỏ, tập trung chủ
yếu ở ba tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An
Đứng trên góc nhìn kinh tế, quả thanh long thường được ăn tươi hoặc có thể
chế biến thành đa dạng sản phẩm như nước ép, nước uống lên men, mứt, siro, kem,yogurt, thạch, kẹo, bánh, sấy khô ăn liền, dùng tạo màu trong thực phẩm…; nụ hoa cóthể dùng như một loại rau để nấu canh, làm món rau trộn hay sử dụng như một loạitrà Vì thế trồng thanh long thương phẩm nếu được phát triển song hành với công
nghiệp chế biến có thể hình thành nền “công nghiệp thanh long” như xu hướng phát
triển chế biến thanh long mà một số nước đang áp dụng (ở khu vực Đông Nam Áhiện có Malaysia) Trong một số năm trở lại đây, thanh long ruột đỏ được nhắc đếnnhiều với hàm lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần các loại thanhlong khác Một số nước với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp đã nắm bắt
được điều này và bắt đầu triển khai phát triển mặt hàng nông sản giàu tiềm năng đó
Tuy nhiên, theo những thống kê gần đây, nguồn cung của thanh long ruột đỏ vẫn
chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường thế giới Riêng ở Việt Nam, phần lớn nông
sản này sản xuất ra đều được đem xuất khẩu với giá trị cao; thiếu hụt nguồn cung lớncho thị trường trong nước; nông sản có chất lượng tốt, màu sắc bắt mắt nhưng chưa
đủ nguồn cung để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến
Như vậy, tính hiệu quả kinh tế của thanh long nói chung và thanh long ruột
đỏ nói riêng đã được kiểm nghiệm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng như một
số địa phương chuyên canh tại Việt Nam; thị trường rộng lớn, nhu cầu cao, việcphát triển mô hình thanh long ruột đỏ là hoàn toàn có cơ sở
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 191.1.2 Đặc điểm phát triển chung
- Thanh long ruột đỏ còn có tên gọi là thanh long Nữ Hoàng (tên khoa học làHylocereus) thuộc dòng H14, có xuất xứ từ Colombia Thanh long ruột đỏ là loạicây nông nghiệp nhiệt đới, thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới, chịu nhiệt giỏi, nêntrồng được ở một số vùng nóng Một số loài chịu được nhiệt độ từ 50 – 550C, nhưng
không chịu được giá lạnh Thân cành chứa hàm lượng nước lớn nên cây có thể chịu
được hạn trong thời gian dài Chúng thích hợp khi trồng ở những nơi có cường độ
ánh sáng mạnh Nhiệt độ thích hợp từ 20 – 300C và lượng mưa thích hợp nhất trung
bình từ 500 – 2.500 mm/năm Thanh long không kén đất, đặc biệt thích hợp với cácloại đất ở trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất có tỷ lệ hạt dính20%, hạt cát 40%, hạt đất 40% sẽ giúp cho cây hấp thụ dinh dưỡng, tầng canh tác từ
30 – 50 cm là tốt nhất và pH khoảng từ 5,5 – 6,5
- Là loại cây nông nghiệp dài ngày với tuổi thọ trung bình từ 15 – 20 nămtuổi; trong khi đó, thời gian kiến thiết ban đầu chỉ mất tầm 8 – 10 tháng, sau nămthứ nhất đã bắt đầu thu hoạch và mang lại nguồn thu nhập cho người trồng Năngsuất quả tươi bình quân cao khoảng 25 – 30 tấn/ha Là cây chịu ảnh hưởng mạnhcủa quang kì, vì vậy cây thanh long có thể dùng ánh sáng đèn để điều khiển cho cây
ra quả vụ nghịch
- Thanh long ruột đỏ là cây kinh tế - kĩ thuật, vì vậy đòi hỏi chủ hộ phải luônhọc hỏi để nâng cao trình độ về kĩ thuật chăm sóc và phát triển cây, không ngừngnâng cao hiệu quả kinh tế cho cây Quy trình chăm sóc không quá cầu kì, do đó, cóthể tận dụng nguồn lao động chủ yếu từ nguồn lao động gia đình, lao động thuêngoài chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ
- Chất lượng trái thanh long ruột đỏ có thể tóm tắt như sau:
+Trái thanh long có độ lớn vừa phải, màu đỏ, tai trái màu xanh tươi có thể
ví như vảy rồng, trái có hình dáng rất đẹp, có vẻ linh thiêng dùng để thờ cúng,chưng làm cảnh đẹp
+Về chất lượng, trái thanh long có đặc điểm chung: nghèo năng lượng,rất giàu kali, phospho, sorbitol, nhiều vi lượng Thanh long là loại trái cây giàu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20dinh dưỡng, có tác dụng chống lão hóa và rất phù hợp với người có tuổi và người
Nguồn: Viện Công Nghệ Thực Phẩm Singapore
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng của thanh long ruột đỏ
Thanh long ruột đỏ có đặc tính hoàn toàn khác so với loại thanh long ruộttrắng thông thường ngoài thị trường hiện nay Bên ngoài thanh long ruột đỏ có vỏcứng, màu đỏ đậm tươi sáng, bên trong màu đỏ thẩm như son, lạ mắt, với thànhphần dinh dưỡng gấp 2 – 3 lần thanh long ruột trắng Với các chỉ số cao về vitamin
C, protid, vitamin A, glucid, lipit thì thanh long ruột đỏ mang lại giá trị dinh dưỡngrất cao Có thể kể đến một số công dụng nổi bật của thanh long ruột đỏ như sau:
- Làm đẹp da, chống lão hóa: Thanh long ruột đỏ là một trong những loại tráicây có thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Mỗi 100g thanh long ruột đỏ chỉ cung cấp 40kcalo vì trong thanh long thành phần
nước chiếm đến 87,6 % Hàm lượng nước cao này giúp giữ ẩm cho làn da, giúp da
mịn màng hơn, giảm bớt hiện tượng da khô nứt, sừng hóa và lão hóa, giữ cho làn da
có vẻ đẹp trẻ trẻ trung tươi mát
- Tiêu hóa tốt: Thành phần chất xơ chứa trong trái thanh long ruột đỏ cũngrất cao so với các loại trái cây khác, bao gồm cả 2 loại chất xơ không hòa tan(cellulose) và chất xơ hòa tan (pectin) giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, làmgiảm các chất nguy hiểm đối với cơ thể như: các chất béo, cholesterol, các độcchất… làm giảm nguy cơ bị mụn, nhọt trên da
- Giúp giảm béo: Thành phần của thanh long ruột đỏ hoàn toàn không chứa chấtbéo, cùng với mức năng lượng thấp và giàu chất xơ giúp giữ gìn cơ thể tránh khỏi hiện
tượng béo phì, kẻ thù nguy hiểm nhất cho sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ
- Tốt cho tim, người mắc chứng tiểu đường: Lượng chất xơ cao trong thanhlong tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường Ngoài ra, thanh long còn có tácdụng tuyệt vời trong việc giảm lượng cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt
trong cơ thể Thanh long là một nguồn tuyệt vời chất béo không bão hòa đơn, giúpcho trái tim được nghỉ ngơi trong trạng thái tốt
- Bảo vệ tóc khi làm hóa chất: Nước trái cây thanh long là một dưỡng chấttuyệt vời cho tóc nhuộm hoặc tóc đã qua xử lí hóa học Nước ép thanh long giữ chocác nang lông mở, giúp cho mái tóc khỏe mạnh và mềm mượt
- Chống ung thư: Thanh long ruột đỏ có chứa thành phần lớn Lycopene, làmột chất chống oxi hóa thiên nhiên, có thể chống ung thư, bệnh tim và làm giảmhuyết áp
1.1.4 Kĩ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ
- Chuẩn bị đất: Đất cần phải được cày bừa kĩ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏdại Cày bừa, làm cỏ không kĩ sau này chi phí trừ cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên
Trang 22Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 – 20 cm, đường kính 1,5 m,bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.
+ Đất thấp: Tạo mặt liếp, chiều cao mặt liếp so với mặt nước trong mương
độ 40 cm, để đề phòng trong mùa mưa nước có thể dâng cao ngang mặt liếp, nhất là
ở những nơi thấp thì cần phải làm thêm mực nước trước khi xuống giống Hễ bị
ngập nước một vài tuần, nhánh thanh long sẽ vàng, khi nước rút phải bón phân đểcây phục hồi lại nhưng như vậy năng suất sẽ không cao
- Mật độ - Khoảng cách và bố trí cây trồng: Trên liếp thanh long trồng xendứa, hoặc các loại rau như ớt, dưa hấu, cà, xen các loại rau như rau muống,cải…dưới mương nuôi cá Nên trồng thanh long ở mật độ từ 700 – 1000 trụ/ha, ứngvới khoảng cách 3m x 3m Thanh long là cây cần nhiều ánh sáng, trồng dày và thiếuánh sáng sẽ cho quả nhỏ
- Chuẩn bị cây trụ:
+ Cây thanh long cần bám vào cây trụ nên việc chọn lựa trụ và chuẩn bị làcông việc người lập vườn thanh long cần quan tâm trước tiên, chi phí về cây trụchiếm tỉ lệ cao nhất trong số tiền đầu tư ban đầu
+ Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 – 2,7 m, saukhi chôn còn cao khoảng 2,0 m Hiện nay, xu hướng của nông dân là hạ thấp trụxuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ 1,6 – 1,8 m, còn đườngkính sử dụng chỉ còn khoảng 15 cm Nguyên nhân làm nông dân hạ thấp trụ và tậndụng cây có đường kính nhỏ là vì các loại gỗ hiếm và đắt, ngoài ra trụ cao khiếnviệc chăm sóc trở nên khó khăn và tốn nhiều công hơn Trong khi đó, trụ thấp cólợi: giảm được tiền đầu tư ban đầu, cành thanh long mau lên đến đầu trụ, chăm sóc
và thu hoạch dễ hơn; qua nhiều năm cắt tỉa các cành nhánh chồng chất trên đầu trụ
sẽ làm cây cao dần, việc dùng trụ thấp sẽ hãm bớt sự cao dần lên của cây Nhưng hễtrụ thấp quá thì nhánh thanh long sẽ rũ xuống đất vừa tốn công cắt tỉa vừa ít quả docành ngắn hơn Việc trồng cây trụ cần tiến hành sớm, có thể trước thời vụ trồng mộttháng Sau khi lấp đất, cây trụ phải thẳng đứng, không lệch ngọn Trên đầu mỗi trụ
người ta đóng một cái khung bằng gỗ, một thanh ngang hay một vòng tròn,… cho
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23thanh long dễ bám để khi đi tới đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ đầu xuống nên trôngtoàn tán cây có dạng một cái dù (hay dạng hình nấm).
- Thời vụ trồng: Cây thanh long có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồngvào mùa xuân và mùa thu
- Bón lót và đặt hom:
+ Trên đất cao, trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảngquanh trụ có cạnh độ 1,0 – 1,5 m, sâu 20 – 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng+ 0,5 kg Super lân
+ Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô.+ Đặt từ 3 – 4 hom quanh cây chống (trụ), cần chú ý: Đặt hom cạn 0 – 5
cm để tránh thối gốc do đất ẩm Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này
hom ra rễ và bám nhanh vào trụ Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu
vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ Sau khi đặt hom, ở các vùng
đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm,…
- Bón phân thúc hàng năm:
+ Để cây ra hoa tự nhiên: hiện chưa có thí nghiệm về bón phân cho thanhlong trên các loại đất khác nhau Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theotuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho Qua điều tra thu thập số liệu ở các
vườn có năng suất cao cho thấy có hai kiểu bón phân điển hình là Bón theo đợt (3
lần/năm) và Bón rải ra nhiều lần trong năm Riêng phân chuồng thì chỉ cần bón 1lần sau tỉa cành (tháng 11) và đây là loại phân quan trọng, nhất là đối với các loại
đất thiếu chất hữu cơ, giữ ẩm kém Ở năm đầu, phân hóa học đạm, lân… và các
phân bón lá Chelax – Lay – O (hoặc các loại tương đương) được hòa vào nước và
tưới/phun lên cả thân cành để thúc cành mau leo lên đầu trụ Các năm sau rải phân
quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngấm xuống đất
+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản: chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm Tổng lượng phân
bón thúc thường được áp dụng là 30 kg Ure + 20 kg NPK (16 – 16 – 8)/100
trụ/năm Chia ra: sau trồng 15 – 20 ngày thúc 1/3 lượng phân; tháng 3 hoặc tháng 4
năm sau thúc 1/3 lượng phân; tháng 6 – 7 thúc nốt 1/3 lượng phân còn lại; cuối năm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24thứ 1 bắt đầu bói trái Một số nhà vườn đã chia phân bón làm nhiều lần như vậy
nâng cao được hiệu suất sử dụng phân của cây Ngoài ra cần bổ sung các phân vilượng bằng cách phun hoặc tưới phân bón lá, như vậy cây con sẽ tăng trưởng thật
mạnh ở giai đoạn đầu và sẽ cho quả sớm Lượng phân thực sự cây sử dụng ở giai
đoạn này rất khó định lượng vì phân bón cho cây trồng xen kẽ thanh long cũngđược sử dụng một phần
+ Giai đoạn kinh doanh: năm thứ 3 trở đi năng suất đã khá ổn định, cần chú
trọng tới K, một loại phân cần thiết để làm quả ngon ngọt và chắc hơn Lượng phântrung bình cho mỗi trụ như sau: phân chuồng 15 – 50 kg, phân lân (super lân) 0,5kg; ure 0,5 kg; NPK (16 – 16 – 8) 1,5 kg; KCl 0,5 kg, chia phân ra làm 3 lần Sau balần thúc thì bụi thanh long có 3 – 4 lớp cành và đợt nụ đầu tiên bắt đầu xuất hiện,rồi lớp nụ này kế tiếp lớp nụ hoa, lớp quả này kế tiếp lớp quả kia, người làm vườnquan sát sự ra hoa và năng suất mà bón bổ sung từng đợt NPK cho hết 2/5 còn lạibằng cách chia nhỏ lượng phân này rải làm nhiều đợt trong thời gian cây nuôi quả.Ngoài ra, còn bổ sung các chất vi lượng bằng cách phun CHELAX – COMBI5,CHELAX – LAY – O
- Bón phân cho các vườn thanh long được xử lí ra hoa bằng đèn: Do kíchthích cây ra hoa và nuôi quả nhiều đợt trong năm và để cây bớt kiệt sức nên lượngphân bón và số lần bón đã phải tăng lên Lượng phân bón trong năm cho mỗi trụ
như sau:
+ Phân chuồng hoai: từ 15kg đến 50kg
+ Phân NPK (16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 15) từ 1kg đến 3kg tùy tuổi cây
và sản lượng mà cây đã cho mùa trước
+ Phân KCl từ 0,1kg tới 0,2kg (bón lúc nuôi quả)
- Tưới nước: Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽlàm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều Biểu hiện của sự thiếu nước gồm:Cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm; Cành bị teo lại và chuyển sang màuvàng; Tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao > 80%; Quả nhỏ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Tùy theo độ ẩm đất mà nhịp độ tưới thay đổi từ 3 – 7 ngày/lần Trồng thanh
long có xử lí ra hoa bằng đèn đều đã phải chủ động tưới nước vào mùa nắng,
thường tưới nước vào mùa nắng, thường tưới vào buổi sáng theo nhịp độ nêu trên
Trên các chân đất phèn do đất thấp, thủy cấp gần mặt đất nên việc tưới nước
ít được chú ý hơn, một số hộ đã dùng bơm tưới bổ sung thấy có kết quả, trừ khinước phèn có độ pH quá thấp Cũng cần lưu ý là các cây thuộc họ xương rồngthường chịu được nắng hạn giỏi nhưng lại khá mẫn cảm với độ mặn, nên các vùng
mùa nắng bị nhiễm mặn cần chú ý đến điều này
- Tỉa cành: Năm thứ 2 tỉa nhẹ khi cần đến tạo tán hình cây dù Tới cuối nămthứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành, với lượng cành này phân bổ trên đầu trụ dày đặc Một
số cành già đã cho trái trong những năm trước nếu giữ lại sẽ không cho trái hoặccho trái nhỏ Sự tỉa cành làm thông thoáng tán cây và giúp cây tập trung dinh dưỡngnuôi cành mới Sau tỉa, cành non đâm ra mạnh hơn Có 3 loại cắt tỉa, gồm tỉa đầu,tỉa lựa và tỉa sửa cành Do nhu cầu tạo quả trái vụ, một số cành già trước đây
thường bị tỉa đi, nay được giữ lại để tạo cảm ứng ra hoa bằng thắp đèn
- Làm cỏ: trước mỗi đợt bón phân trên đất phèn nơi đất ẩm thường xuyên, córất nhiều loại cỏ rất khó trị như cỏ tranh, cỏ ống, cỏ Paspalum,… vì vậy muốn bớt
cỏ cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như cày bừa kĩ vào mùa nắng trướckhi trồng, xen canh, dùng thuốc trừ cỏ kết hợp với làm cỏ thủ công sớm,…
- Tủ gốc: vừa trừ cỏ vừa giữ ẩm, nhất là ở các vùng có mùa khô kéo dài vàthiếu nước tưới Dùng rơm, cỏ khô, xơ dừa, để tủ Có thể tủ quanh gốc hay tủ toàn
bộ liếp Ở những vùng có cỏ nhiều, giá nhân công đắt nên áp dụng phủ bạt nhưtrồng dưa hấu và trồng thơm đã làm
- Xử lí ra hoa: đã có một số thí nghiệm cảm ưng thanh long ra hoa bằng hóachất (KNO3 và một số chất khác) bước đầu đã có kết quả Hoa ra sớm hơn so vớicác liếp trồng thanh long khác trong vùng từ 1 – 1,5 tháng Tuy nhiên, chưa đạt
được cảm ứng ra hoa đồng loạt và mạnh như ở cây xoài, số hoa ra còn ít và rải rác
Thanh long có quả sớm giá bán cao gấp 5 – 8 lần so với giá lúc rộ Trong vài nămgần đây, nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long ra hoa trái vụ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Sự thắp đèn dựa trên cơ sở thanh long là cây dài ngày, dùng ánh sáng đèn để cắt
đêm dài Đã có một số điều tra và thí nghiệm về vấn đề này, kết quả như sau:
+ Nguồn điện thắp sáng: có thể sử dụng lưới điện quốc gia, hoặc máy phát
điện riêng Dùng điện thuộc lưới điện quốc gia có một số bấp bênh như điện áp
không ổn định, đôi lúc bị cúp điện làm hỏng kế hoạch, vì muốn cắt đêm dài cầnphải thắp sáng liên tục một số giờ nhất định nào đó
+ Loại bóng đèn và công suất: dùng bóng đèn tròn, từ 75 – 100 watt, hiện
nay đa số các vườn dùng bóng 75 watt Dùng đèn ống hiệu quả kém hơn vì cây hấpthu ánh sáng đỏ Dùng bóng 60 watt không đủ độ sáng, số quả ra ít Dùng bóng 200
watt số quả không tăng hơn bao nhiêu mà lại tốn điện
+ Cách treo bóng: bóng được treo giữa 2 trụ làm thàn hàng, cách mặt đất từ
0,7m tới 1,2m Nên câu điện để có thể thắp sáng luân phiên cho các phía của cây được
hưởng ánh sáng đồng đều Cũng có một số vườn câu một bóng điện ở giữa 4 trụ
+ Thời gian thắp sáng: thời gian thắp sáng đèn tốt nhất 4 giờ liên tục 10 –
15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa Vào tháng hai, một số vườn chỉ thắp có 7
giờ/đêm và kéo dài chỉ từ 10 tới 12 đêm Nhưng nếu xử lí đèn liên tục, mỗi tháng
xử lí một lần thì năng suất sẽ thấp và bất ổn, 5 lần xử lí liên tục trong các tháng từcuối tháng 9 đến đầu tháng 1 sẽ thu được tổng số 56 quả/trụ hay 26,3 kg/trụ/5 lần
xử lí, bình quân chỉ đạt được 5,3 kg/trụ Như vậy, cần chú trọng nghiên cứu sự bónphân, nhịp độ xử lí để có hiệu quả kinh tế cao, tránh lãng phí điện
Sau 4 – 7 ngày sau ngưng thắp đèn, nụ hoa sẽ xuất hiện Cần khoảng 20 –
21 ngày cho hoa phát triển, 3 ngày để nở và thụ quả trong vườn, sau đó cầ từ 25 đến
28 ngày để quả phát triển Như vậy từ khi ra nụ tới khi thu hoạch mất độ 50 – 52
ngày Khoảng thời gian này dài ngắn chút ít tùy vào điều kiện khí hậu nơi trồng
Đối với một số loại cây thuộc họ xương rồng, có loại phải mất tới 150 ngày để quả
phát triển (23) Như vậy thời gian nuôi quả của thanh long ở nước ta khá ngắn
1.1.5 Bảo vệ thực vật
Nhìn chung, thanh long ruột đỏ tương đối ít bị sâu bệnh phá hoại như nhiều
cây ăn quả khác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27- Côn trùng:
+ Kiến: cắn, đục khoét làm hư hom giống và các cành thanh long non, cắn mấttai lá trên trái, gây tổn thương vỏ trái, đây là loại côn trùng dễ phòng trừ Để phòng trịdùng Basudin (Diazinon) 10H, Padan 4G, 10G trộn đều với cát 2/1000 rải đều quanh gốchoặc những nơi làm tổ Khi tấn công vào các ổ kiến thì dùng Bi 58, Diazinon,…
+ Bọ xít: hại thanh long từ khi có nụ hoa đến khi trái hình thành, chúng chíchhút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ nhưng đến khi quả chín nơi các vết chích sẽxuất hiện một chấm đen, mất giá trị xuất khẩu Việc phòng trừ dùng Trebon, Applaud
Mipc, Bassa… nồng độ 0,2% Phun lên khu vườn có bọ xít xuất hiện
+ Ruồi vàng hay ruồi trái cây (Dacus dorsalis): là đối tượng nguy hiểm
đang được báo động hiện nay Trưởng thành chích và đẻ trứng vào quả gây thoái
hóa phần thịt quả và phần nhựa chảy ra ngoài vỏ làm quả thanh long bị hư, khôngxuất vườn được Là đối tượng mới xuất hiện trên thanh long nhưng ruồi trái cây đãphá rất nhiều loại quả ở nước ta vì thế cần chú ý phòng trừ Cần vệ sinh đồng ruộng
như thu dọn và hủy các quả rụng, rải thuốc diệt nhộng dưới đất, đặt bả có chứa chất
dẫn dụ trích từ cây é tía trộn với thuốc trừ sâu để diệt ruồi Hiện nay, các thuốc như
Ruvacon 90L và Vizubon D đã có chứa sẵn chất dẫn dụ là Metyl eugenol 75% nên
tiện cho nhà vườn hơn
- Bệnh:
+ Bệnh thối đầu cành: ngọn cành thanh long chuyển màu vàng, rồi mềm,
sau đó thối Cây tăng trưởng chậm, số cành giảm hẳn Bệnh hay xảy ra vào cuối
mùa nắng Bệnh xảy ra không những trên đất phèn (đất thấp) mà còn cả trên đất cao
nữa Nguyên nhân chính là do nấm Alternaria sp gây ra Trị bằng cách phun Rorval
2 lần liên tiếp cách nhau 1 tuần
+ Bệnh đốm nâu trên cành: thân cành thanh long có những đốm tròn nhưmắt của màu nâu Vết bệnh nằm rải rác hoặc tập trung, thường kéo dài thành từngvệt dọc theo thân cành Có nhiều vết acervulus tròn đen nằm rải rác Tác nhân là
nấm Gloeosporium agaves Thuộc họ Nectrioidaceae, Bộ Melanconialea, Lớp
Deuteromycetes
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28+ Bệnh nám cành: trên thân cành có một lớp màng mỏng màu xám tro,
nhám Tác nhân là nấm Macssoninaagaves Syd và Sphaceloma sp Họ
Nectrioidaceae, Bộ Melanconiales, Lớp Deuteromycetes Biện pháp phòng trị chungcho các bệnh thanh long là vệ sinh đồng ruộng, chống úng và chống hạn cho cây.Khi tới mức độ phải trị thì dùng thuốc Rovral, hoặc Anvil 5sc (30 – 100 g a.i./ha)phối hợp với Topas (10 – 50 g a.i/ha) Ngoài sâu bệnh kể trên thanh long còn bị dơi,chim, chuột phá hoại nữa
- Các hiện tượng sinh lí:
+ Hiện tượng rụng nụ: xuất hiện khi số nụ trên cành nhiều Sau khi nụ xuấthiện 5 – 7 ngày thì nụ không phát triển nữa, vàng rồi rụng Tỉ lệ rụng từ 10% đến20% Cây tự quân bình sinh lí để nuôi quả còn lại trên cây Để hạn chế sự rụng quảsinh lí cần bón phân tưới nước đầy đủ và quân bình
+ Hiện tượng nứt vỏ trái: do thời tiết, trời hạn ở giai đoạn vở quả pháttriển, sau đó mưa nhiều hoặc tưới nhiều vào lúc ruột qua phát triển nên quả dứt Mặt
khác, do nhà vườn treo quả lâu đợi dịp có giá mới bán Để hạn chế nên kiểm soát độ
ẩm đất, không để vườn khô hạn trong thời kì cây nuôi quả
1.2 Cơ sở lý luận về kinh tế nông hộ
1.2.1 Khái niệm về kinh tế nông hộ
- Khái niệm về hộ+ Theo từ điển ngôn ngữ học và từ điển chuyên ngành kinh tế, “Hộ là tất cảnhững người sống chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chunghuyết tộc”
+ Theo định nghĩa trong thống kê của Liên Hợp Quốc, “Hộ gồm những
người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung
một ngân quỹ”
Tóm lại, “hộ là một nhóm người có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh; Hộ còn có thế hiểu như một đơn vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp; [7]”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29- Khái niệm về hộ nông dân+ Theo nhà kinh tế học Frank Ellis (1988), “Hộ nông dân là các hộ gia
đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng
chủ yếu sức lao động gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn
hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xuhướng với mức không hoàn hảo cao”
+ Theo PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộhoặc 80% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp các hoạt động trồng trọt, chănnuôi, dịch vụ nông nghiệp và nguồn sống chính của hộ chủ yếu dựa vào nông nghiệp”
Tóm lại, “hộ nông dân được hiểu là hộ có các nguồn lực như đất đai, tư liệu sản xuất, vốn; sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, mức độ tham gia vào thị trường còn hạn chế và nhỏ hẹp Hộ nông dân là một
đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng; [7]”
- Khái niệm về kinh tế nông hộ
“Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của kinh tế nông thôn Kinh tế
nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuất khác nhằm đem lại thu nhập ròng cao nhất Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ,
căn bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hóa thị trường; [7]”
1.2.2 Đặc trưng của kinh tế nông hộ
Đặc trưng chủ yếu của kinh tế nông hộ là các thành viên trong hộ làm việc với
tư cách tự chủ, tự nguyện, sáng tạo vì lợi ích kinh tế thiết thực của bản thân mình, giađình mình Kinh tế nông hộ nhìn chung là nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính tự
cung tự cấp, hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động không cao Tuy nhiên,kinh tế nông hộ vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển sảnxuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng
- Về tổ chức, quản lí: Phần lớn các nông hộ, nông trại đều do mỗi gia đìnhtrực tiếp quản lí, người chủ hộ đồng thời là chủ nông trại sản xuất; là người có sứckhỏe, trình độ và khả năng quản lí, tổ chức sản xuất kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30- Về ruộng đất: Các nông hộ được giao khoán sử dụng ruộng đất ổn định lâudài Tùy theo cây trồng hằng năm hay lâu năm mà ruộng đất được giao khoán sửdụng từ 20 đến 50 năm.
- Về cơ cấu sản xuất nông hộ:
+ Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và các ngành nghề khác là đặc điểm phổbiến ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và đối với các nông hộ nói riêng,nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng như thu nhập của hộ
+ Thu nhập của hộ thường phụ thuộc vào cơ cấu sản xuất Có những hộ thunhập chủ yếu từ nông nghiệp, với sản xuất độc canh cây lương thực Bên cạnh đó,
có hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi, vừa hoạt động nông nghiệp kết hợp hoạt độngphi nông nghiệp
+ Thực tế cho thấy những hộ có diện tích đất sản nhiều thì thu nhập từnông nghiệp là chủ yếu; ngược lại, những hộ có ít diện tích đất canh tác, thu nhậpchủ yếu từ các ngành phi nông nghiệp
- Về vốn của nông hộ: Đối với hộ, vốn để đầu tư cho sản xuất thường là do
hộ tích lũy hoặc vay mượn từ người thân trong gia đình Vì sợ rủi ro, thủ tụcphức tạp, thời gian vay ngắn và lãi suất còn cao mà các hộ ít vay vốn từ các tổ chứctín dụng
1.2.3 Vai trò của kinh tế nông hộ
- Cung cấp nông sản phẩm cho xã hội
- Khai thác và sử dụng các nguồn lực như đất đai, lao động,…
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyếtviệc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo
1.3 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
- Khái niệm hiệu quả kinh tế+ Hiệu quả là một phạm trù đặc biệt quan trọng, thể hiện kết quả sản xuấttrên mỗi đơn vị chi phí bỏ ra Nói cách khác, hiệu quả kinh tế là một đại lượng được
xác định để so sánh giữa kết quả sản xuất và chi phí đầu tư
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31+ Có nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế Theo GS.TS Ngô
Đình Giao, “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế từ
các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước”
Tóm lại, có thể hiểu rằng, “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả và chi phí Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho kết quả và chi phí Hiệu quả kinh tế phản ánh trình
độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lí; [5]”.
- Để đánh giá hiệu quả kinh tế một cách toàn diện, phải đứng trên nhiều góc
độ khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau theo không gian – thời gian – sốlượng – chất lượng:
+ Về mặt không gian: Khi xét hiệu quả kinh tế không nên xem xét mộtmặt, một lĩnh vực mà phải xét trong mối quan hệ hữu cơ hợp lí của tổng thể chung
+ Về mặt thời gian: Sự toàn diện của hiệu quả kinh tế đạt được không chỉxét ở từng giai đoạn mà trong toàn bộ chu kì sản xuất
+ Về mặt số lượng: Hiệu quả kinh tế phải thể hiện mối tương quan thu và
chi theo hướng giảm đi hoặc tăng thêm
+ Về mặt chất lượng: Hiệu quả kinh tế phải đảm bảo sự cân đối hợp lí giữacác mặt kinh tế, chính trị, xã hội…
Đối với sản xuất nông nghiệp, khi xác định hiệu quả kinh tế phải tính đến
việc sử dụng đất đai, các nguồn dự trữ vật chất lao động trong nông nghiệp, tức làphải sử dụng đến các nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp Các tiềm năngnày bao gồm: Vốn sản xuất, vốn lao động và đất đai…
1.3.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ
tận dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế Đây là một đòi hỏi kháchquan của mọi nền sản xuất xã hội Như vậy, do yêu cầu của công tác quản lí kinh tếcần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế đã làm xuấthiện phạm trù hiệu quả kinh tế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32- Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đốigiữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lí làvới một lượng dữ trữ tài nguyên nhất định, tạo ra được một khối lượng sản phẩmlớn nhất Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố
đầu vào và đầu ra
- Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sảnxuất, tức là giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra
Cùng với việc làm rõ bản chất của hiệu quả kinh tế, cần phân biệt giữa Hiệuquả kinh tế và một số phạm trù sau đây:
- Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội: Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương
quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra thì hiệu quả xã hội làmối tương quan so sánh giữa lợi ích về mặt xã hội và tổng thiệt hại xã hội phải đánh
đổi Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Kết quả và hiệu quả: Kết quả là một đại lượng vật chất được tạo ra do mục
đích của con người, được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nội dung tùy thuộc vào từngtrường hợp cụ thể Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu
cầu ngày càng tăng của con người mà người ta xem xét kết quả đó được tạo ra như
thế nào và chi phí bỏ là bao nhiêu, liệu có đưa lại kết quả hữu ích hay không Cũng
chính vì điều này, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, người ta không chỉ dừng
lại ở việc đánh giá kết quả đạt được, mà còn phải đánh giá chất lượng quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm đó, nói cách khác, đây chính là đang xét đến hiệu quả.
- Hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bố và hiệu quả kinh tế:
+ Hiệu quả kĩ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng, sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ
thuật hay công nghệ Hiệu quả kĩ thuật liên quan đến phương tiện vật chất của sảnxuất Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao
nhiêu đơn vị sản phẩm Nói cách khác, hiệu quả kĩ thuật là khả năng thu được kết
quả sản xuất tối đa với những yếu tố đầu vào cố định Hiệu quả kĩ thuật phụ thuộcnhiều vào bản chất kĩ thuật và công nghệ, kĩ năng của người sản xuất cũng như môi
trường kinh tế - xã hội
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33+ Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi
thêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kĩ thuật
có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra Nói một cách khác, hiệu
quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệ nhằm đạt lợi nhuậntối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào
+ Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệuquả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giátrị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực Hiệu quả kinh tế thểhiện mục đích của người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế
1.3.3.1 Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên – môi trường sinh thái
- Các điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lí, thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng… ảnh
hưởng lớn đến tính thích ứng của cây trồng, năng suất chất lượng nông sản thu
hoạch được cũng như ảnh hưởng tới cung cầu của sản phẩm do tính chất mùa vụ…
từ đó, ảnh hưởng quan trọng đến tính hiệu quả kinh tế của các nông hộ trong vùng
- Bên cạnh đó, tình trạng môi trường sinh thái xung quanh, cùng với các vấn
đề về xử lí phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường… đều có tác động
nhất định đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng, cũng như các chi phí sảnxuất kinh doanh liên quan Một môi trường trong sạch thoáng mát phù hợp sẽ trựctiếp làm giảm chi phí xử lí sinh thái, vừa góp phần trực tiếp tăng chất lượng nôngsản, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao
1.3.3.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
- Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốcdân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người… là các yếu tố tác động trựctiếp đến cung – cầu của từng doanh nghiệp; mỗi hộ kinh tế khi tham gia vào nền sảnxuất hàng hóa của thị trường đều không tránh khỏi sự tác động của yếu tố này Nếutốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủkhuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lí, thu nhập bình quân đầu ngườităng… sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và hộ kinh tế nói riêng phát
triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và ngược lại
- Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục,tập quán, tâm lý xã hội đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quảsản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cựchoặc tiêu cực Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hộilựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao
do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; và ngược lại, nếu
tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm,
làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mặt khác, tình
trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng anninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất
lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ laođộng, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội nó ảnh hưởng tới
cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp
- Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mởrộng các hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế Các hoạt động đầu tư nó lại
tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
nói chung và các hộ kinh tế nói riêng Cùng với đó, môi trường pháp lý bao gồmluật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra mộthành lang cho các thành phần kinh tế Trong phạm vi hoạt động sản xuất tương đốinhỏ hẹp của các hộ kinh tế, môi trường pháp lí tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh
tế của họ thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn trong các chínhsách hỗ trợ về đất đai và vốn
1.3.3.3 Nhóm nhân tố về tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ và kĩ thuật
- Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cững như trong nước ảnh
hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của
các hộ sản xuất, do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm cũng như ảnh
hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ
- Hiện nay, với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, nguồn gốc xuất
xứ và tính an toàn trong mỗi sản phẩm, đặc biệt là các nhóm hàng nông sản, đòi hỏicác nông hộ cần phải bắt kịp các công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại, khép kín,
đạt chuẩn (ví dụ như VietGap, GlobalGap…) nếu muốn tham gia sâu rộng vào chuỗi
giá trị nông sản của trong nước và hơn nữa là toàn thế giới Hiệu quả kinh tế chỉ thực
sự cao và bền vững khi nông sản mà họ sản xuất ra được chấp nhận trên một thị
trường rộng lớn, chứ không đơn thuần là thị trường nhỏ lẻ ở địa phương nữa
1.3.3.4 Nhóm nhân tố môi trường ngành
- Sự cạnh tranh giữa các hộ kinh tế hiện có trong ngành
Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và các hộ kinh tế nóiriêng trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sảnphẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm dovậy ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi hộ
- Khả năng gia nhập mới của các hộ kinh tếNhìn chung, trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết cáclĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rấtnhiều các doanh nghiệp khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu nhưkhông có sự cản trở từ phía chính phủ Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong cácngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra cac hàng rào cản trở sự ra nhập mớibằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp, bằng cách địnhgiá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanhlợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường Do vậy ảnh hưởng tới hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Xét trong phạm vi một mô hình phát triển nông sản còn mới, ảnh hưởng của
yếu tố Khả năng gia nhập mới đến hiệu quả kinh tế cũng không thể không tính đến.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Với một mặt hàng nông sản giàu tiềm năng, đem lại lợi nhuận cao hơn các loạinông sản khác, tất yếu thu hút một lượng lớn các nông hộ bắt đầu đầu tư phát triển;lúc này có thể dẫn đến tình trạng lượng cung vượt quá cầu, trong khi đó thị trườngtiêu thụ vẫn chưa được mở rộng, hệ thống lưu thông nông sản chưa được vận hànhtốt, từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của các nông hộ.
- Sản phẩm thay thếHầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, số lượngchất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụcủa các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả
và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với mặt hàng nông sản mới đang được nghiên cứu, sản phẩm thay thế
là các loại nông sản khác có giá trị dinh dương tương tự và giá cả cạnh tranh, mànổi bật là thanh long ruột trắng
- Người cung ứngCác nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởicác doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân Việc đảm bảo chất
lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc
vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của người cung ứng và cáchành vi của họ Nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là không có sự thay thế và
do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanhnghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao
hơn bình thường nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Còn nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thìviệc đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là
dễ dàng và không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quảsản xuất kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37Cụ thể người cung ứng cho mô hình phát triển của các nông hộ trong đề tàichủ yếu là giống, phân bón và nông dược Chất lượng của giống, đặc biệt với loạiquả còn tương đối mới ở Việt Nam, và yếu tố phân bón, nông dược - ảnh hưởngxuyên suốt trong quá trình phát triển của cây trồng, đóng vai trò thiết yếu đối vớihiệu quả kinh tế.
- Người muaKhách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặcbiệt quan tâm chú ý Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không có
người hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp
không thể tiến hành sản xuất được Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở
thích tiêu dùng… của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm
sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy
ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp
Đối với một loại nông sản mới, chưa có sẵn hệ thống thị trường, gíá thành lạicao hơn so với mặt bằng các loại nông sản khác, các nông hộ lại càng cần chú ý đến
phản ứng và hành vi tiêu dùng của khách hàng hơn bao giờ hết, từ đó lựa chọn đượcquy mô sản xuất tối ưu nhằm đạt được hiệu quả kinh tế lớn nhất
1.3.3.5 Nhóm nhân tố nội tại doanh nghiệp
Đối với hình thức sản xuất – kinh doanh theo hộ kinh tế, nhóm nhân tố nội
tại doanh nghiệp (cụ thể là các hộ kinh tế) ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, có thể
được xem xét trên các yếu tố sau:
- Quy mô diện tích đất canh tác: Theo nhà nghiên cứu Dorward (tiến hành
năm 1999), giữa quy mô diện tích đất canh tác và hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp có mối quan hệ phi tuyến theo dạng chữ Cụ thể, khi quy mô diện
tích tăng dần thì hiệu quả kinh tế của nông hộ sẽ tăng theo, bởi khi đó nông hộ có
thể kiểm soát người lao động (phần lớn là lao động gia đình) và lựa chọn yếu tố đầuvào với chất lượng đảm bảo (do nhu cầu không lớn) Đồng thời, quy mô diện tíchcàng lớn, nông hộ càng dễ áp dụng kĩ thuật canh tác mới để tăng năng suất và hiệuquả kinh tế trong sản xuất Tuy nhiên, khi quy mô diện tích đất vượt quá giới hạn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38tối ưu, nông hộ sẽ phải thuê lao động nhiều hơn và khó kiểm soát động cơ làm việccủa họ nên hiệu quả kinh tế sẽ giảm Ngoài ra, nếu quy mô quá lớn, nông hộ sẽ cần
lượng yếu tố đầu vào đảm bảo chất lượng, nhất là khi thiếu vốn sản xuất (nên phải
mua chịu) và thị trường yếu tố đầu vào kém phát triển
- Lao động gia đình: Lập luận trên cũng ngụ ý rằng số lượng lao động gia
đình tham gia sản xuất càng nhiều thì hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộcàng tăng, bởi lao động gia đình luôn có động cơ làm việc và tinh thần trách nhiệmcao đối với kết quả sản xuất của nông hộ so với lao động thuê
- Kinh nghiệm sản xuất: Kinh nghiệm sản xuất thường được đo lường bằng
số năm tham gia trồng nông sản đang nghiên cứu của chủ hộ Theo thời gian, chủ
hộ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm về lựa chọn kĩ thuật canh tác, giống và loại yếu
tố đầu vào (nhất là phân bón và nông dược) sao cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên
và đảm bảo tính mùa vụ, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông sản
- Trình độ học vấn: Học vấn của chủ hộ (số lớp học) là yếu tố cần quan tâmkhi phân tích hiệu quả kinh tế trong áp dụng mô hình phát triển nông sản Đó là vìhọc vấn cao sẽ giúp chủ hộ nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt kĩ thuật sản xuất mới,
xu hướng thay đổi của tự nhiên, thị trường…để sử dụng hợp lí các yếu tố đầu vào
nhằm đảm bảo năng suất cho cây lúa và chất lượng sản phẩm
- Điều kiện mua bán vật tư nông nghiệp: Khi xét đến ảnh hưởng của điềukiện mua bán vật tư nông nghiệp đến hiệu quả kinh tế của các nông hộ, thường chiathành hai yếu tố nhỏ như sau:
+Tổng số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp: Trong nhiều trường hợp, nông
hộ rất khó mua được yếu tố đầu vào với chất lượng phù hợp, nhất là khi thị trường
đầu vào kém phát triển và nông hộ bị thiếu vốn để thanh toán tiền mua vật tư nông
nghiệp Khi đó, nhiều nông hộ phải mua chịu vật tư nông nghiệp và thường phảichấp nhận các điều kiện của người bán (đại lí vật tư nông nghiệp), mà một trongnhững cách để người bán vật tư tăng lợi nhuận là giảm chất lượng vì nông hộ rấtkhó kiểm tra được chất lượng sản phẩm bởi chưa sử dụng vào thời điểm quyết định
mua Ngược lại, nếu mua vật tư bằng tiền mặt thì nông hộ sẽ có thể chủ động kiểm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39tra chất lượng sản phẩm Hơn nữa, các nông hộ mua vật tư bằng tiền mặt thườngkhá giả nên các đại lí vật tư nông nghiệp khó áp đặt điều kiện của mình và phải bángiá sản phẩm với chất lượng tốt với giá hợp lí Do đó, khi tỉ trọng số tiền mua chịutrong tổng số tiền mua vật tư nông nghiệp của nông hộ càng cao thì hiệu quả kinh tếtrong sản xuất sẽ càng thấp (theo Roosen và Hennessy, 2003; Klemick vàLichtenberg, 2008; Ma và ccs., 2014; Khor và Zeller, 2014).
+ Mối quan hệ với đại lí vật tư: Ở nông thôn, mối quan hệ quen biết đượccủng cố theo thời gian giữa nông hộ và các đại lí vật tư nông nghiệp có thể đượcxem là yếu tố đảm bảo cho chất lượng vật tư nông nghiệp, kể cả ở hình thức muachịu hay trả tiền mặt (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2013; Khor và Zeller,
2014) Do đó, độ dài thời gian của mối quan hệ quen biết với đại lí vật tư sẽ ảnhhưởng tích cực đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ
- Bảo quản và phân phối: Phần lớn nông hộ không đủ điều kiện bảo quảnnông sản tốt (hệ thống bãi chứa, kho lạnh), cùng lúc phải chịu áp lực trả nợ vay,thanh toán tiền mua chịu vật tư nông nghiệp, tiền thuê lao động ngoài… Do đó,nông hộ thường phải bán gấp nông sản cho thương lái nên dễ bị ép giá Ngược lại,nếu nông hộ có điều kiện bảo quản nông sản tốt, hoặc tự phân phối nông sản trựctiếp đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng, giá bán nông sản sẽ cao hơn và ít bị ép
giá hơn, làm tăng hiệu quả kinh tế
- Vốn: Vốn là yếu tố đầu vào then chốt của sản xuất nông nghiệp bởi nông hộrất cần vốn để mua vật tư, giống, máy móc, thuê mướn lao động… với số lượng đầy
đủ và chất lượng tốt nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng ngừa rủi ro bắt nguồn từ
sự thất thường của thị trường Tuy nhiên, cần phân biệt rõ tác động của hai dạngvốn khác nhau, là vốn vay và vốn tự tích lũy:
+ Vốn vay: Do chu kì sản xuất dài và tích lũy thấp nên nhiều nông hộ khó
có thể tự tài trợ hoàn toàn cho sản xuất mà phải vay, đặc biệt là tín dụng chính thức
(Ciaian và ctv., 2012; Lê Khương Ninh, 2013) Hai khía cạnh quan trọng của vốnvay đối với hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ là lượng vốn vay và cơ hội
vay vốn (thể hiện qua số lần vay tín dụng chính thức) Như vừa đề cập, nông hộ sản
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40xuất cần lượng yếu tố đầu vào được chỉ ra bởi quy trình kĩ thuật Năng suất và hiệuquả kinh tế sẽ thấp nếu sử dụng không đúng số lượng chỉ định Lượng vốn vay sẽ
giúp đảm bảo được yếu tố này Ngoài ra, do sản xuất nông sản phụ thuộc vào yếu tố
tự nhiên, nhiều bất ngờ có thể xảy ra nên nông hộ luôn cần có vốn kịp thời để khắcphục hay khống chế nhằm đảm bảo hiệu quả trong sản xuất
+ Vốn tự tích lũy: Số vốn nông hộ có sẵn từ việc tiết kiệm hoặc tích lũy từlợi nhuận kiếm được qua các năm Nguồn vốn này mang tính đảm bảo và an toàn
cao hơn nguồn vốn vay Nếu như chi phí cho khoản vốn vay là lãi vay thì chi phí
cho khoản vốn này chính là chi phí cơ hội (khi để số tiền nhàn rỗi để dự phòng mà
không đem đầu tư vào việc nào khác) Khi số vốn tự tích lũy càng nhiều, nông hộ sẽ
càng chủ động trong các quyết định sử dụng đầu vào, thuê lao động… để giúp nôngsản đạt năng suất cao hơn nên hiệu quả kinh tế cũng sẽ tăng
1.3.3.6 Nhóm các nhân tố khác
- Hỗ trợ đầu vào – Hỗ trợ đầu ra: Hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh học củaloại nông sản, môi trường tự nhiên và thị trường đầu vào lẫn đầu ra sẽ làm tăng hiệuquả trong sản xuất của các nông hộ Các kiến thức này, bên cạnh tự học hỏi, nông
hộ còn được trang bị thông qua hoạt động Khuyến nông (theo nhà nghiên cứu
Strauss và các cộng sự, 1991; Poulton và ccs., 2010; Elias và ccs., 2013) Chẳnghạn, nếu được hỗ trợ thông tin về thị trường đầu vào (giống, phân bón và thuốc
nông dược), nông hộ có thể chủ động chọn lựa yếu tố đầu vào phù hợp, giúp cây
trồng sinh trưởng tốt và tăng năng suất nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất sẽ tăng.Ngoài ra, hộ được cung cấp thông tin thị trường sản phẩm sẽ có giá bán cao hơn, gia
tăng hiệu quả kinh tế của hộ
- Hệ thống cơ sở hạ tầng: Sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng (đặc biệt
là đường giao thông và hệ thống thông tin liên lạc) cũng đóng vai trò quan trọng đối
với hiệu quả trong sản xuất của nông hộ (theo Rahman, 2003) Hệ thống kết cấu hạtầng phát triển sẽ giúp nông hộ nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt xu hướng thay đổicủa thị trường (nhất là về giá và thị hiếu về sản phẩm) để đưa ra quyết định sản xuấtsao cho phù hợp nhằm làm tăng hiệu quả trong sản xuất của nông hộ Hệ thống giao
Trường Đại học Kinh tế Huế