Đơn cử như một số nhật ký chiến tranh của các tác giả: Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Vũ Xuân, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong…những năm gần đây đã thu hút sự quan tâm không chỉ tron
Trang 1DƯƠNG VĂN HIẾN
NHẬT KÝ CHU CẨM PHONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 02 21
Người hướng dãn khoa học: TS Nguyễn Kiến Thọ
Thái Nguyên – 2017
Trang 21 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của luận văn 7
7 Cấu trúc của luận văn 7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG VÀ TÁC GIẢ CHU CẨM PHONG 8
1.1 Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 8
1.1.1 Thể loại nhật ký 8
1.1.2 Đặc trưng của thể loại nhật ký 9
1.1.3 Phân loại thể nhật ký 17
1.2 Nhà văn Chu Cẩm Phong 20
1.2.1 Vài nét về tiểu sử nhà văn Chu Cẩm Phong 20
1.2.2 Hành trình sáng tác của nhà văn Chu Cẩm Phong 21
Chương 2: HIỆN THỰC CHỐNG MỸ QUA NHẬT KÝ CHU CẨM PHONG 32
2.1 Hiện thực chiến trường những năm chống Mỹ 32
2.1.1 Chiến trường Quảng Đà – mảnh đất khói lửa 32
2.1.2 Con người trong chiến tranh 34
2.2 Chân dung, tinh thần của nhà văn, liệt sĩ Chu Cẩm Phong 39
2.2.1 Khát vọng giải phóng quê hương và lí tưởng của thế hệ chống Mỹ 39 2.2.2 Góc nhìn, quan điểm của nhà văn về chiến tranh, về đồng đội, về nhân dân 41
Trang 33.1 Khả năng tái hiện hình ảnh qua ngôn ngữ 57
3.2 Ngôn ngữ, giọng điệu trong Nhật ký Chu Cẩm Phong 59
3.2.1 Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong 59
3.2.2 Giọng điệu nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong 62
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Nhật ký chiến tranh là một hiện tượng văn học khá đặc biệt, không
chỉ thu hút sự quan tâm của bạn đọc trong nước mà còn gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế như một vấn đề chính trị Đơn cử như một số nhật ký chiến tranh của các tác giả: Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Vũ Xuân, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong…những năm gần đây đã thu hút sự quan tâm không chỉ trong giới nghiên cứu về lịch sử chiến tranh mà cả những nhà văn, nhà phê bình văn học xem xét, lý giải như một vấn đề văn học, góp phần giải
mã tâm hồn con người trong cuộc chiến Hiện thực về cuộc chiến tranh chống
Mỹ ác liệt và lý tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong các cuốn nhật ký chiến tranh như một thước phim sống động khiến người đọc cảm nhận rõ nhất, bao quát nhất và chân thực nhất về các mặt, góc độ, phương diện của cuộc chiến tranh thần thánh chống đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc Ở đó, hiển hiện rõ không khí ác liệt của cuộc chiến, của những con người đắm mình trong máu lửa và cả hình ảnh của tác giả với tư cách là một nhân chứng của lịch sử Đây là điều khó thấy rõ ở các thể loại văn học khác…
1.2 Thể loại ký có giá trị phản ánh chân thực về cuộc sống thực tại Với
tư cách một thể loại truyền thống, thể ký cũng có bước tiến mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu và đến đầu thế kỷ XX, nó nổi lên như một thể loại tiên phong Ký làm giàu khả năng phản ánh bằng một hệ thống tiểu loại phong phú, bắt kịp tốc độ hiện đại hóa văn học so với các loại hình nghệ thuật khác Trong
sự vận động này, ký là thể loại mới mẻ, được du nhập từ văn học phương Tây
đó là thể nhật ký Trong suốt chặng đường phát triển của văn học thế kỷ XX, có thể thấy từ việc xuất hiện tản mạn, ghi chép rời rạc đến hình thành một thể văn mới, đan xen vào các thể văn xuôi tự sự khác, nhật ký trở thành một phân nhánh năng động của thể ký Tiếp tục khơi gợi từ chính cuộc sống, sự kiện
Trang 5đương diễn ra, nhật ký góp vào một cái tôi cá nhân không ngừng khám phá, đổi mới Một cái tôi khi thì đấu tranh, phản biện với chính mình, khi lại đối thoại với chính thế sự, thời cuộc
1.3 Chu Cẩm Phong tốt nghiệp loại xuất sắc tại Đại học Tổng hợp Hà
Nội, ông được nhà trường cử đi học nước ngoài nhưng đã xung phong vào miền Nam chiến đấu Trong sự nghiệp văn chương, Chu Cẩm Phong mới đi được quãng đường ngắn ngủi chưa đầy 4 năm nhưng đã để lại nhiều tác phẩm
có giá trị, như: Mặt biển - mặt trận (truyện ký); Rét tháng Giêng (truyện ký)
và Nhật ký Chu Cẩm Phong Những tác phẩm này như là tuyên ngôn của nhà
văn Chu Cẩm Phong trong nền văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ Tên tuổi của Chu Cẩm Phong được biết đến nhiều qua cuốn nhật
ký ghi lại khoảng thời gian tác giả tham gia cuộc chiến tranh giải phóng miền
Nam mà sau này được biết đến với tên gọi Nhật ký Chu Cẩm Phong Sau gần
30 năm kể từ ngày ông hy sinh, tập sách Nhật ký Chu Cẩm Phong (viết từ
ngày 11/7/1967 đến 27/04/1971) dày hơn 800 trang, được Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2015 đã tạo nên niềm cảm xúc sâu xa trong độc giả cả nước, nhất là thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh Tác giả Thanh Thảo đã coi
cuốn Nhật ký này là một tác phẩm kỳ lạ bởi lẽ: “Những người đầu tiên được
đọc cuốn nhật ký ấy lại là những người lính của chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn Chính họ là những người đã cất giữ bảo vệ nó cho đến ngày hoà bình bởi ở bên kia chiến tuyến nhưng thực sự xúc động khi đọc những dòng nhật ký này, coi đó là kỷ vật thiêng liêng, cần được gửi về nơi mà người viết tin gửi… Cuốn sổ tay ấy là nhật ký mà cũng là một tác phẩm văn học, một tác phẩm chân thực đến tận cùng vì chỉ viết cho riêng mình, một tác phẩm của nhà văn lại được viết khi nhà văn không hề nghĩ mình đang viết tác phẩm Bởi anh chỉ muốn cuốn nhật ký này cùng lắm là làm tư liệu cho những cuốn sách mà anh
sẽ viết, nếu may mắn anh còn sống để viết” (Thanh Thảo)
Trang 61.4 Là một học viên cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam và là
một nhà báo công tác cơ quan Báo Thái Nguyên, tôi chọn Nhật ký Chu Cẩm
Phong để nghiên cứu với mục đích: Thứ nhất, nghiên cứu Nhật ký Chu Cẩm Phong và một số cuốn nhật ký của các chiến sĩ cách mạng khác nhằm củng cố
kiến thức về lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, làm nổi bất ý chí kiên cường, lý tưởng cách mạng của quân và dân ta Kiến thức này sẽ được bản thân sử dụng để phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân về tinh thần yêu nước, yêu hoà bình; Thứ hai, với nhiệm vụ của một người nghiên cứu văn học, tôi muốn làm sâu sắc hơn nữa về những đóng góp của Chu Cẩm Phong và giới văn nghệ sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
mà tiêu biểu là tại chiến trường Quảng – Đà, nơi chiến sự ác liệt, vì vị trí địa
lý vô cùng quan trọng đối với công cuộc giải phóng dân tộc trước đây; xây
dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay Từ đó khẳng định, Nhật ký Chu Cẩm Phong
là tác phẩm văn học phi hư cấu, có giá trị lớn trong việc tuyên truyền về lịch
sử cách mạng và những giá trị của văn học Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ
Một tác phẩm văn học kỳ lạ và có giá trị như vậy nhưng tính đến nay số lượng các công trình nghiên cứu về nó một cách hệ thống và toàn diện lại rất
ít ỏi Đây là lý do chúng tôi lựa chọn Nhật ký Chu Cẩm Phong để làm luận
văn nghiên cứu với mong muốn sẽ làm sáng tỏ hơn nữa những giá trị nội dung cũng như đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm này Từ đó góp phần khẳng định vị trí của tác phẩm, cũng như tài năng của nhà văn Chu Cẩm Phong trong nền văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu của chúng tôi, số lượng các công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhà văn - chiến sĩ Chu Cẩm Phong và tác phẩm của ông còn rất ít ỏi, hầu hết là các bài viết tản mạn đăng trên một số trang báo có tính chất giới
Trang 7thiệu ngắn gọn về cuộc đời, thân thế và đóng góp của ông với hai tư cách:
Chiến sĩ và nhà văn Chẳng hạn, như: Nhật ký Chu Cẩm Phong đăng trong
mục tác giả xứ Quảng tháng 10/2014 đã giới thiệu ngắn gọn về thân thế, cuộc
đời của nhà văn và một số đoạn trích của tác phẩm; bài viết Chu Cẩm Phong -
bút hiệu của tình yêu đăng trên báo Công an Nhân dân; hay bài Nhật ký chiến tranh: Vẫn còn hơi ấm bàn tay của nhà thơ Ngô Thế Oanh đăng trên trang
điện tử www.sachhay.org
Đặc biệt có hai công trình bước đầu nghiên cứu khá sâu về tác phẩm
Nhật ký Chu Cẩm Phong nhưng chỉ dừng ở góc độ khai thác giá trị ngôn ngữ
nghệ thuật của tác phẩm Đó là luận văn Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký
Chu Cẩm Phong của tác giả Đỗ Thị Thu Hương (năm 2015) Trong công trình
nghiên cứu này, tác giả Đỗ Thị Thu Hương chỉ tập trung làm rõ về ngôn ngữ
nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong mà ít quan tâm tới các vấn đề, khác,
như: giá trị hiện thực, tư tưởng, lý tưởng cách mạng của nhà văn, của thế hệ trẻ lúc bấy giờ cũng như các phương diện nghệ thuật khác của tác phẩm
Riêng công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu mang tên Nhật
ký chiến tranh qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Văn Thạc; Đặng Thuỳ Trầm; Chu Cẩm Phong công bố tháng 12/2012 lại đi theo hướng
tìm hiểu những nét chung nhất về nhật ký chiến tranh qua ba tác phẩm, gồm: Nhật ký Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và Nhật ký Chu Cẩm Phong Là một bộ phận của công trình nghiên cứu nên tác giả Trần Thị Thu cũng chưa nêu được toàn diện về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật
trong Nhật ký Chu Cẩm Phong So sánh về cấu trúc và nội dung, Nhật ký của
Nguyễn Văn Thạc và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm chiếm dung lượng lớn hơn và
có phần “lấn lướt” so với phần viết về Nhật ký Chu Cẩm Phong trong công
trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Điều này có thể làm cho các học
Trang 8giả, người đọc chưa nhận thức sâu sắc, toàn diện về giá trị nội dung, nghệ
thuật đích thực của Nhật ký Chu Cẩm Phong
Có thể nói, các bài viết, công trình nghiên cứu về Nhật ký Chu Cẩm
Phong được đăng tải hoặc công bố thời gian qua mới chỉ bước đầu dừng lại ở
việc giới thiệu sách và khai thác thông tin bên lề tác phẩm, chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào thể hiện được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại văn học đặc biệt này Vì vậy, luận văn của chúng tôi được thực hiện sẽ góp thêm một nghiên cứu có tính hệ thống về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm Từ đó khẳng định rõ hơn những đóng góp
to lớn của nhà văn Chu Cẩm Phong trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu Nhật ký Chu Cẩm Phong trên hai phương diện nội dung và
nghệ thuật
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tác phẩm Nhật ký Chu Cẩm Phong, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt
Nam, 863 trang, năm 2015 Ngoài ra, người viết còn nghiên cứu thêm một số nhật ký chiến tranh của các tác giả, như: Vũ Xuân, Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Dương Thị Xuân Quý… để làm cứ liệu so sánh
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng, lý tưởng cách mạng
và hình thức nghệ thuật của Nhật ký Chu Cẩm Phong so với các cuốn nhật ký
Trang 9chiến tranh đã được xuất bản (Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Nhật ký Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký Vũ Xuân…)
- Bước đầu đưa ra những nhật xét, đánh giá về đóng góp của Nhật ký
Chu Cẩm Phong trên 2 phương diện: Lịch sử và văn học
- Xác lập vị trí của nhà văn - liệt sĩ Chu Cẩm Phong trong nền văn xuôi Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát Nhật ký Chu Cẩm Phong và một số tác phẩm nhật ký chiến
- Ngoài ra, người viết luận văn còn nghiên cứu một số lý thuyết, lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này được nghiên cứu bằng một số phương pháp truyền thống, khoa học, như: Phương pháp nghiên cứu lịch sử văn học; phương pháp thống
kê, phân loại; phương pháp so sách, đối chiếu; phương pháp tổng hợp; phương pháp nghiên cứu liên ngành và một số phương pháp khác… Phương pháp nghiên cứu lịch sử văn học được dùng để đánh giá, làm rõ hơn giá trị
của Nhật ký Chu Cẩm Phong đối với hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ
mà những tài liệu, tác phẩm văn học, nghệ thuật đã công bố Phương pháp thống kê cung cấp cho bạn đọc những số liệu, vấn đề, địa danh, con người có
thực mà nhà văn Chu Cẩm Phong đã sử dụng trong tác phẩm này Phương
Trang 10pháp đối chiếu, so sánh dùng để tìm sự giống, khác biệt giữa tác phẩm Nhật
ký Chu Cẩm Phong đối với các cuốn nhật ký chiến tranh khác Phương pháp
tổng hợp nhằm giúp người đọc nắm bắt được những thông tin, giá trị cốt lõi của tác phẩm dài trên 800 trang mà chưa có cơ hội, thời gian đọc, nghiên cứu
Nhật ký Chu Cẩm Phong Phương pháp nghiên cứu liên ngành được sử dùng
rất khả dụng vì đây là thể loại nhật ký nên tính chất của văn học với tính chất của lịch sử cần đối chiếu, xem xét khi phân tích, đánh giá
6 Đóng góp của luận văn
Nếu luận văn được thực hiện thành công, chúng tôi hy vọng có được những đóng góp sau:
- Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu đánh giá tác phẩm Nhật ký Chu
Cẩm Phong một cách toàn diện về nội dung và nghệ thuật Từ đó, góp phần
khẳng định và làm nổi bật vị trí, vai trò của tác giả Chu Cẩm Phong trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và khẳng định vị trí của tác giả trong nền văn xuôi Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ
- Luận văn còn là nguồn tư liệu hữu ích cho bạn đọc, học sinh, sinh viên tham khảo khi nghiên cứu về văn học cách mạng nói chung và cuộc đời,
sự nghiệp của nhà văn Chu Cẩm Phong nói riêng
- Luận văn là công trình nghiên cứu để sử dụng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết chung và tác giả Chu Cẩm Phong
Chương 2: Hiện thực chống Mỹ qua Nhật ký Chu Cẩm Phong
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong
Trang 11Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG
VÀ TÁC GIẢ CHU CẨM PHONG
1.1 Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
Dưới nhiều góc độ khác nhau, văn học đã khai thác, khám phá làm nổi bật tất cả những âm điệu, cung bậc của cảm xúc con người trong sự đa dạng, làm nên sự phong phú trong tâm hồn trước hiện thực đời sống xã hội Với các thể loại nổi bật, như: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch văn chương Việt Nam hiện đại đã hấp dẫn bao thế hệ độc giả Nhưng với ưu thế, đặc thù, mỗi thể loại văn học lại có sức hấp dẫn riêng Nếu tiểu thuyết là thể loại với dung lượng lớn về nhân vật, cốt truyện, phạm vi phản ánh thì truyện ngắn lại là những lát cắt của cuộc sống, thơ lại nồng nàn say đắm tâm hồn người với nhiều cung bậc cảm xúc được thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng Riêng với nhật ký, khi xuất hiện, thể tài này đã khẳng định vị trí trong lòng độc giả với những hấp dẫn riêng của nó về giọng điệu tâm tình, sự bộc lộ chân thành và sâu lắng nhất cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn của người viết - mang dấu ấn đặc biệt của cái tôi cá nhân
Nằm trong loại thể ký, nhật ký nói chung và nhật ký chiến tranh nói riêng đều mang những nét đặc điểm chung của thể loại Đồng thời, nhật ký có nét riêng độc đáo góp phần làm nên sự phong phú của văn chương nghệ thuật
1.1.1 Thể loại nhật ký
Theo Từ điển thuật ngữ văn học [38] thì nhật ký “là một thể loại thuộc
loại hình ký”, xuất hiện ở châu Âu khi có sự gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm của con người do nhu cầu tự bộc bạch Thể loại này phát triển cực thịnh vào thế ký XIX Ở Việt Nam, thể ký ra đời muộn, có thể lấy điểm mốc cho sự
xuất hiện của thể loại này ở thời Lý - Trần với Vũ trung tùy bút của Phạm
Trang 12Đình Hổ và Thượng kinh ký sự Lê Hữu Trác Cũng như ở phương Tây, thể ký
ở Việt Nam được coi là thể loại mở đường dẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật Qua nhiều giai đoạn lịch sử, ký cũng có những biến thể cho phù hợp với xu thế phát triển của văn học Nhật
ký chính là một dạng biến thể của ký hiện đại bên cạnh hồi ký, tùy bút, tản văn, phóng sự
Từ điển văn học (Bộ mới)[39] định nghĩa nhật ký là “Loại văn ghi
chép sinh hoạt thường ngày Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng ( ) bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm; nó ít hồi cố; được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không
tính đến việc được công chúng tiếp nhận”[39, tr 1257] Từ điển thuật ngữ
văn học cũng coi nhật ký là “một thể loại thuộc loại hình ký” hay “là hình
thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay
nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến”[38, tr 204] Giáo
trình Lý luận văn học, tập 2:Tác phẩm và thể loại văn học do GS.Trần Đình
Sử chủ biên[44] thì định nghĩa như sau: “Nhật ký là thể loại ký ghi chép sự
việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của người viết”[44, tr 261] Như vậy, có thể nói
rằng, nhật ký chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, những cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày
1.1.2 Đặc trưng của thể loại nhật ký
Là một biến thể của ký, nhật ký mang những nét đặc điểm chung nhất của ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể loại Với thể ký - thể loại được coi là ghi chép sự việc, thì tính xác thực của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại Nhật ký
Trang 13cũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn học thì đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, đã thể nghiệm Với các thể loại nhật ký ngoài văn học thì tính xác thực là yếu tố quan trọng hàng đầu, ví dụ như một cuốn nhật ký công tác hay nhật ký khoa học đòi hỏi một sự chính xác cao, hay với nhật ký riêng tư yếu tố bí mật là yếu tố quan trọng vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể không hướng tới mục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực Điển hình
như nhật ký “Ở rừng” của Nam Cao là những ghi chép chân thực những ngày
tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa trong ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn Đó cũng là những gian khổ, khó khăn thách thức các văn nghệ sĩ trong việc nhận thức và giác ngộ lý tưởng, trách nhiệm, hướng tới mục tiêu sáng tạo văn chương phục vụ cách mạng, phục vụ mục tiêu giải phóng con người khỏi
áp bức, bóc lột, tù tội của đế quốc Tác phẩm thành công bởi trong nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thể hiện tư tưởng, tình cảm và
cái nhìn bao quát mọi sự vật, sự việc Hay tập Nhật ký trong tù của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy được bộ mặt tàn ác của kẻ thù, với những gian khổ, thiếu thốn đủ điều, nhưng qua đó cũng toát lên vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ - thi sĩ cách mạng Tính xác thực của nhật ký cũng có nét tương đồng với hồi ký, tuy nhiên nếu như hồi ký có thể
có yếu tố hư cấu những khi thể hiện thái độ, những sự việc mà nhân vật trải nghiệm nhằm làm nổi bật hơn chủ đề của tác phẩm thì với nhật ký, yêu cầu về tính xác thực rất khắt khe Vì hư cấu trong nhật ký là điều tối kị Người viết nhật ký không được phép hư cấu thêm tình tiết Hư cấu ở nhật ký chẳng khác với sự phản bội chính bản thân mình, lừa dối chính mình
Trang 14Nhật ký chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc cô đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra Vì thế, có thể nói, nhật ký chính là thể loại ký mang tính chất riêng tư, tính chân thật và rất đời thường Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật ký, là yếu tố hấp dẫn của thể loại văn học đặc biệt này, vì nó liên quan đến những tâm tư, tình cảm, bí mật của cá nhân, đặc biệt là những nhân vật được xã hội quan tâm Trong quá trình nghiên cứu về nhật ký, các học giả đều quan niệm về nhật ký: Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có Nhưng nếu nhật ký mà có thế có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều - Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ Mà đó chính là điều tối kị khi viết nhật ký Phải chăng, vì độ chân thực của những cuộc hành quân, của tâm tư tình cảm chảy tràn trong từng con chữ của Chu Cẩm Phong mà những trang nhật ký đã cuốn hút người đọc cho dù nhận thức, quan điểm về lý tưởng, mục tiêu cuộc sống của những con người ở chiến tuyến khác nhau nhưng vẫn vô cùng trân trọng
Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn thấy tác giả hay nhân vật luôn giữ ngôi thứ nhất Nếu trong các thể loại như phóng sự, tùy bút, bút ký , trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội, thì ở nhật ký văn học, người viết luôn là trung tâm So với các thể loại khác, nhật ký văn học bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm Tác giả không ngại ngần xuất hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe kể về những sự thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến Tuy nhiên, có những khi lời độc thoại của tác giả hay
Trang 15nhân vật lại chính là một cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người và cuộc đời nói chung, về bản thân mình nói riêng Hình tượng tác giả trong nhật
ký văn học là hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng thẩm mĩ lớn lao
Nhật ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thì hiện tại, có thể liên tục nhưng cũng có thể ngắt quãng tùy vào người ghi Nếu như
ở hồi kí là sự ghi chép thời gian đã qua, thời gian quá khứ bằng cách hồi cố, hồi tưởng lại thì nhật ký ghi chép bằng thời gian hiện tại Có thể ngắt quãng, nhưng chắc chắn thời gian phải là thời gian của hiện tại, không thể ở thời điểm ghi nhật ký mà ghi hộ cho thời điểm trước hay sau đó được
Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín, ý nghĩa thành thực; vì thế lời văn thường kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình, giữa ngôn ngữ đời thường và giọng văn trữ tình mượt mà
Thông thường, nhật ký được viết bằng văn xuôi nhưng đôi lúc nhật ký
lại xuất hiện như là một truyện ngắn, như Nhật ký người điên của Lỗ Tấn, hay
có thể được thể hiện dưới hình thức một tập thơ, như Nhật ký trong tù của Hồ
Chí Minh
Văn chương góp phần không nhỏ vào việc tái hiện chân dung cuộc sống, trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước những thế hệ người dân Việt Nam đều được biết đến qua những tác phẩm nghệ thuật đi cùng năm tháng của các nhà văn: Nguyễn Thi, Anh Đức, Phan
Tứ, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Chu Lai , hay bắt gặp tinh thần bất khuất, quật cường, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, luôn lạc quan yêu đời Nhật ký cũng đóng góp phần không nhỏ tạo nên sức hút với công chúng yêu văn chương về những ngày tháng hào hùng của dân tộc Trước những năm 1986, nhiều tác phẩm ký xuất hiện, nhưng theo thời gian nó phần
nào lại trở nên mờ nhạt như Ký sự miền đất lửa của Nguyễn Sinh - Vũ Kỳ
Trang 16Lân, hay các tác phẩm ký của Nguyễn Ngọc Tấn Tiếp đó là những trang nhật
ký Viết dưới chiến hào của Hoàng Thượng Lân, được trích đăng trên các báo
Quân đội Nhân dân, Tiền Phong, Nhân dân vào đầu những năm bảy mươi
Tuy nhiên, các tác phẩm đó chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng cũng như giới nghiên cứu Phải đến những năm gần đây, đặc biệt với sự xuất hiện của các cuốn nhật ký của nữ bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, liệt sĩ Chu Cẩm Phong, liệt sĩ Vũ Xuân, với khả năn gây xúc động trong lòng bạn đọc cùng với sức lan tỏa mạnh mẽ sâu rộng đến toàn thể các giai tầng trong xã hội cũng như sức ảnh hưởng sâu sắc đến giới nghiên cứu văn chương nghệ thuật, thể loại nhật ký đã tạo được chỗ đứng quan trọng trên văn đàn
Những cuốn nhật ký trên có thể được coi là một kỳ tích trong việc phát hiện và lưu giữ tư liệu văn học – lịch sử Đặc biệt là với Nhật ký của Chu Cẩm Phong, cũng giống với nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm, số phận, hành trình bản thảo của cuốn sách đã tạo sự xúc động mạnh mẽ với những ai đã từng đọc chúng Sự xuất hiện hàng loạt tác phẩm đã được xuất bản đã tạo ra một một cao trào về dư luận nói chung cũng như sự đón nhận nói riêng về nhật ký chiến
tranh Những cuốn sách như Nhật ký Chu Cẩm Phong, Tài hoa ra trận của Hoàng Thượng Lân, Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý, Đường
về của Phạm Thiết Kế, Nhật ký chiến tranh của Trình Văn Vũ đã đem đến
những giá trị đặc sắc, để lại những vị trí riêng trong lòng người đọc
Trong luận văn này, tôi đã lựa chọn cuốn Nhật ký của Chu Cẩm Phong
- tác phẩm được coi là ấn tượng nhất trong thể tài nhật kí với sự hội tụ đầy đủ
những đặc điểm tiêu biểu của thể loại này, đại diện cho dòng sách viết về chiến tranh với đặc điểm thi pháp chịu sự quy định, ràng buộc của điều kiện chiến tranh Đó là những dòng tâm sự, suy nghĩ, tình cảm chân thật của những con người đã trực tiếp sống và chiến đấu, hy sinh quên mình vì lý tưởng của
Trang 17tuổi trẻ Nếu như những dòng tâm sự của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm về những khó khăn, gian khổ, mất mát nơi mảnh đất Đức Phổ được viết một cách chân thực, đơn giản, mộc mạc, thì những trang văn viết về con người và tình cảm gắn bó sâu nặng mối tình quân - dân, khí thế hào hùng, tinh thần quật khởi, hiên ngang của quân dân miền Nam đánh Mỹ, sự tàn khốc, đau thương, mất mát, ly biệt của chiến tranh lại được lột tả qua ngòi bút của Chu Cẩm Phong một cách vừa thực, vừa mộc mạc nhưng cũng luyến láy, say mê qua ngòi bút của một người có nghề viết, với chất đặc trưng của sinh viên văn khoa được đào tạo ở cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ Do vậy,
Nhật ký Chu Cẩm Phong đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc
So sánh tiếp những trang nhật ký viết về những ngày tháng huấn luyện đầy gian khổ của chàng trai đất Hà thành Nguyễn Văn Thạc hay chàng trai ở miền trung du đất chè, đất thép Thái Nguyên - Vũ Xuân, chúng ta thấy có sự tương đồng và khác biệt với Chu Cẩm Phong Tất cả các cuốn nhật ký đều được ghi chép đầy đủ, chi tiết và chân thật về hiện thực chiến tranh với những trang nhật ký đặt sâu dưới đáy ba lô khi các chiến sĩ trải qua những cuộc hành quân gian khổ, nhưng đối với tác phẩm của Chu Cẩm Phong, anh có lợi thế mà ít nhà văn nào có được khi được đào tạo bài bải về nghiệp vụ viết văn ở một cơ
sở giáo dục uy tín bậc nhất quốc gia lúc bấy giờ là Trường đại học Tổng hợp, với nguồn tư liệu được tổng hợp, chi tiết hóa trên bước đường anh hành quân
Đó là những con người, những mảnh đất, những sự kiện anh được tự mình mắt thấy, tay nghe, không bao giờ lặp lại…
Có thể nói, cuốn nhật ký kể trên là tài sản tinh thần vô giá của mà Chu Cẩm Phong để lại cho đời Nó là người bạn tâm tình để Chu Cẩm Phong trút bầu tâm sự, nỗi nhớ nhung tha thiết, hay thể hiện thái độ yêu - ghét cùng
những suy tư, trăn trở của mình trước cuộc đời người lính Nhật ký Chu Cẩm
Phong đã cho chúng ta và những thế hệ mai sau một cái nhìn rõ nét nhất, chân
Trang 18thực nhất về những gì cuộc chiến đã đi qua với sự cống hiến, hy sinh xương máu của các thế hệ cha anh Những người chiến sĩ như Chu Cẩm Phong đã hi sinh bản thân với lý tưởng sống cao đẹp của một thế hệ thanh niên sẵn sàng chiến đấu quên mình vì sự nghiệp chung của dân tộc Với đặc điểm riêng về
thể loại, có thể coi nhật ký của các chiến sĩ cách mạng nói chung, Nhật ký
Chu Cẩm Phong nói riêng là những thước phim quay chậm, cận cảnh, tái hiện
một cách chân thực và sinh động về hiện thực khốc liệt chiến trường những ngày tháng hào hùng của dân tộc
Dòng sách viết về nhật ký chiến tranh, mà đặc biệt là cuốn Nhật ký Chu
Cẩm Phong – tác phẩm người thưch hiện luận văn chọn để triển khai đề tài
này đã hội tụ đầy đủ những đặc điểm chung nhất về thể loại nhật ký Với việc đưa ra những minh chứng với các chi tiết, các biến cố, sự kiện đã xảy ra bằng những hình ảnh sống động qua từng ngày tác giả đã viết, tác giả đã cho chúng
ta nhìn thấy cuộc chiến như đang hiện hữu trước mắt Người đọc có thể hình dung ra những chặng đường hành quân vất vả, những ngày tháng huấn luyện
gian khổ trong cuốn Nhật ký Chu Cẩm Phong mà không ngày nào giống ngày
nào Bối cảnh chung trong những trang nhật ký của Chu Cẩm Phong là sự thiếu thốn thường trực về vật chất, bệnh tật, những chuyến công tác nguy hiểm khi người chiến sĩ có thể ngã xuống vĩnh viễn bất cứ lúc nào, những nỗi niềm day dứt làm sao để hoàn thành nhiệm vụ.v.v
Bên cạnh yếu tố chân thực thì Nhật ký Chu Cẩm Phong còn mang
những đặc điểm chung của thể loại, đó là lời tâm sự, độc thoại hay đối thoại với chính bản thân Những lời tâm sự, nỗi nhớ nhung gia đình, bạn bè, những cảm nhận về tình bạn, tình yêu, tình đồng chí đều được thể hiện rõ trong
cuốn nhật ký này Tất cả đều toát lên một điểm thống nhất trong Nhật ký Chu
Cẩm Phong, đó là những tiếng nói bên trong, tiếng nói nội tâm, lời tâm sự
chân thành của cá nhân tác giả trong từng trang nhật ký
Trang 19Có thể thấy, có sự khác biệt ở hoàn cảnh ra đời của những cuốn nhật ký chiến tranh so với những cuốn nhật ký thông thường khác Những cuốn nhật ký chiến tranh thường là những dòng ghi chép vội vàng, ngắt quãng trong lúc giải lao sau cuộc hành quân vất vả, bàn viết có thể là những chiếc ba lô trong điều kiện thiếu thốn, nhiều khi giấy và mực cũng có khi trở thành thứ hiếm hoi, khó
kiếm Trong Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc phải dừng sở thích viết
nhật ký lại vì bút hết mực hay vì những trận chạy càn Việc cứu chữa thương binh cũng khiến nữ bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm phải tạm thời dừng cảm xúc của mình Đối với Chu Cẩm Phong cũng vậy, có khi căn bệnh sốt rét và cái đói hành hạ nơi chiến trường cũng khiến nhà văn - chiến sĩ Chu Cẩm Phong đành phải bỏ dở những ý tưởng hay, bỏ lỡ kế hoạch sáng tác văn nghệ phục vụ kháng chiến Với nhật ký thông thường thì tác giả có thời gian ghi chép liên tục theo ngày tháng, theo tâm trạng hay những lúc hứng thú, nhưng với nhật kí trong chiến tranh thì tác giả lại phải đối mặt với những thử thách không thể lường trước của hoàn cảnh chiến trận
Không những thế, những cuốn nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong cũng như những cuốn nhật ký chiến trường khác đều được viết ở những nơi nguy hiểm, những nơi bom đạn tàn phá kinh hoàng, cái chết luôn cận kề và có thể đến bất cứ lúc nào Dường như, họ đã mang sẵn trong mình tâm lý sẵn sàng chiến đấu và hy sinh bất kỳ lúc nào, cho nên những trang nhật ký họ cũng đã có những lời nhắn nhủ tới người thân yêu, tới bạn bè đồng chí nếu chẳng may họ ngã xuống Vì thế, nhật ký chiến tranh luôn chứa đựng giọng điệu trăn trối nhưu thể một di chúc đặc biệt Trong cuốn nhật ký của mình,
Đặng Thùy Trâm đã nhắn gửi Thuận - người em kết nghĩa: “ Chị gửi ba lô
cho em, trong đó có quyển sổ”, “muốn nói tiếp rằng nếu chị không về nữa thì nhờ em giữ quyển sổ đó và sau này gửi về gia đình”, “Ngày mai trong tiếng
ca khải hoàn sẽ không có con đâu Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho
Trang 20Tổ quốc Dĩ nhiên con cũng cay đắng vì không được sống tiếp tục cuộc sống hòa bình hạnh phúc mà mọi người trong đó có con đã đổ máu xương để giành lại Nhưng có gì đâu, hàng triệu người như con đã ngã xuống mà chưa hề được hưởng trọn lấy một ngày hạnh phúc, cho nên có ân hận gì đâu ”
Đây cũng là đặc điểm chung của những cuốn nhật ký chiến tranh Bản thân họ - những người trong cuộc cũng không thể đoán biết được ngày mai sẽ
ra sao Cái chết không hề hẹn trước và sẽ đến với họ vào bất cứ lúc nào, vì thế những dòng nhật ký được xem như những người bạn tâm tình thân thiết nhất của họ trong những lúc nhớ nhà, nhớ người yêu với những lời tâm sự, nhắn nhủ đầy thiết tha, nghĩa tình
1.1.3 Phân loại thể nhật ký
Tùy vào tính chất, mục đích mà người ta phân loại theo những thể khác nhau của nhật ký Rõ ràng nhất là sự phân chia nhật ký văn học và nhật ký ngoài văn học Các loại nhật ký ngoài văn học như: nhật ký riêng tư, nhật ký khoa học, nhật ký công tác… không nhằm công bố rộng rãi, chỉ viết dành cho mục đích cá nhân; đơn thuần chỉ ghi chép lại những sự việc xảy ra với cá nhân chứ không quan tâm đến những vấn đề, những sự kiện xảy ra với ý nghĩa xã hội rộng lớn, ý nghĩa nhân bản Vì thế, nhật ký ngoài văn học thường không thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiếp nhận cũng như giới nghiên cứu văn học, không có tầm ảnh hưởng lớn Còn nhật ký văn học thường hướng tới các chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú ý đến thế giới nội tâm của tác giả hoặc của các nhân vật trước những sự kiện lớn có ý nghĩa không chỉ với cá nhân mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội; nhật ký văn học thường được viết ra nhằm hướng tới đông đảo công chúng Bên cạnh đó
có những cuốn nhật ký riêng tư viết không nhằm làm văn, không hướng tới đông đảo công chúng và không chủ định xây dựng hình tượng văn học, song một khi nó “thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và
Trang 21tâm tình của cá nhân, tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại” thì nó đã mang trong mình phẩm chất văn học
Năm 2005 có thể được coi là một năm đáng nhớ của văn học Việt Nam,
với sự xuất hiện của hai cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc và Nhật ký Đặng Thùy Trâm, đã gây nên hiệu ứng lớn lao trong toàn xã
hội Đặc biệt là với văn hóa đọc, tưởng chừng sách in đã bị xem nhẹ khi có sự xuất hiện của các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, cuốn sách này đã được tái bản rất nhiều và sự ảnh hưởng sâu rộng của nó khiến các nhà nghiên cứu văn chương buộc phải có cái nhìn nghiêm túc về thể loại văn học đặc biệt này để giúp độc giả nhận thức được vấn đề của thời đại, của lịch sử, những gì
mà quá khứ đã đi qua cùng những dư âm của nó còn đọng lại đến tận hôm nay
Xuất hiện muộn hơn nhưng Nhật ký Chu Cẩm Phong cũng tạo được vị trí riêng
bởi ngoài những điều được thể hiện trong những cuốn nhật ký xuất bản trước, cuốn sách này lại có bản sắc riêng về cách thể hiện, nhất là ngôn ngữ nghệ thuật So sánh chỉ ở mức độ, còn tựu chung lại những cuốn nhật ký của những chiến sĩ giải phóng quân đại diện cho hàng triệu thanh niên Việt Nam lúc đó đã viết lên những điều sâu thẳm để phục vụ mục đích cá nhân người viết chứ không hề có ý định phát hành thành sách phục vụ công chúng Nhưng trên thực
tế, sự xuất hiện của chúng lại tạo ra một sức lan tỏa rộng lớn thực sự hấp dẫn độc giả
Theo tiêu chí phân loại của Từ điển thuật ngữ văn học, về mục đích sử
dụng của nhật ký thì những cuốn nhật ký trên được viết chỉ để dành riêng cho bản thân mà không hề có ý định phổ biển rộng rãi Do đó, đây đích thực là thể tài ngoài văn học, là loại nhật ký riêng tư Nhật ký riêng tư là loại nhật ký gần gũi với nhật ký văn học hơn cả Tuy nhiên, cũng theo sự phân chia của cuốn
từ điển trên thì “điểm khác nhau cơ bản là ở chỗ nhật ký văn học thường hướng về một chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú ý đến nội tâm của tác giả
Trang 22hoặc nhân vật trước những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa xã hội nhân bản rộng lớn” Trong ba cuốn nhật ký mà luận văn lựa chọn, các tác giả - chiến sĩ
- liệt sĩ tuy viết về những sự kiện, những vấn đề suy nghĩ của cá nhân mình song đều liên quan đến một sự kiện vô cùng trọng đại của dân tộc - đó là cuộc kháng chiến chống Mĩ Vì sự kiện trung tâm, trọng đại và lâu dài đó, nhật ký của các tác giả trên là những dòng cảm xúc, suy nghĩ được ghi vội nơi chiến trường ác liệt của các chiến sĩ - thi sĩ - nhà văn giữa mưa bom bão đạn, khốc liệt của chiến tranh
Có một điều đặc biệt, không giống như Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc, Vũ Xuân…, Chu Cẩm Phong ra trận với tư cách là một nhà văn, mang trong mình tư chất của một người nghệ sĩ, anh ra trận thực hiện nhiệm
vụ là sáng tác văn nghệ phục vụ chiến tranh Từ một địa hình gần bờ sông Thu Bồn thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, nhà văn Chu Cẩm Phong đã xếp lại cuốn nhật ký đang ghi dở dang và cầm súng chuẩn bị chiến đấu Cuốn nhật ký đã vĩnh viễn dừng lại ở dòng chữ “10 giờ, 2 chiếc phản lực đến thả bom và bắn đạn 20 ly, sau đó quân bộ kéo sang” (ngày 27/4/1971) Đúng ba ngày sau, anh đã hy sinh khi bị địch khui hầm Anh và đồng đội đã anh dũng chống trả quyết liệt đến viên đạn cuối cùng, cuốn nhật ký vẫn lặng lẽ nằm yên trong ba lô, lẽ ra số phận của nó đã bị chôn vùi trong đất nếu không có hai sĩ quan bên kia chiến tuyến đã lưu giữ nó trong suốt 4 năm trời để rồi đến ngày giải phóng đã được trao tận tay một đồng đội của anh, nhà thơ Bùi Minh Quốc Cuốn nhật ký có số phận đặc biệt đã thực sự thu hút đốỉ với người lính
đó thậm chí anh đã bọc và vẽ lên đó hình một cái cây mọc thẳng dưới mặt trời Bởi một điều đơn giản, cuốn sổ tay ấy là nhật ký mà cũng là một tác phẩm văn học, một tác phẩm chân thực đến tận cùng vì chỉ viết cho riêng mình, một tác phẩm của nhà văn lại được viết khi nhà văn không hề nghĩ mình đang viết tác phẩm: Chu Cẩm Phong chỉ muốn ghi lại cuộc chiến mà
Trang 23anh trực tiếp dấn thân, ghi lại những gì anh đã thấy, đã nghĩ, đã xúc cảm mãnh liệt về Nhân dân, về đồng đội hay chỉ đơn giản rằng nó sẽ trở thành một
tư liệu quý giá cho những tác phẩm sau này nếu may mắn còn sống sót thì anh
sẽ viết Ngã xuống khi chưa tròn 4 tuổi văn, chưa kịp bộc lộ hết tài năng, nhưng những gì anh để lại đều gây ấn tượng đối với độc giả, tác phẩm nào cũng đáng nhớ Mỗi tác phẩm là sự chân thành, là khát khao cháy bỏng của
cảm xúc Với Nhật ký Chu Cẩm Phong những dòng viết tươi ròng, liền mạch,
chân thật và mềm mại đã làm cho tác phẩm có sức sống bất diệt Với những đóng góp lớn lao đó, tháng 5 năm 2011, Hội Nhà văn Việt Nam đã long trọng
tổ chức Lễ tưởng niệm nhà văn liệt sĩ - Anh hùng lực lượng vũ trang Chu Cẩm Phong
Như vậy, nhật ký chiến tranh không những có đóng góp lớn về mặt thể loại mà còn mang đến sự mới lạ cho đời sống văn học, tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn con người với hiệu ứng xã hội tích cực Đặc
biệt là trong nhận thức của giới trẻ hiện nay Sự có mặt của cuốn Nhật ký Chu
Cẩm Phong và nhật ký của các chiến sĩ cách mạng khác xuất bản vừa qua là
minh chứng lịch sử nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam về một thời kỳ đau
thương mà hào hùng của dân tộc và công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trước đã cống hiến, hy sinh vì lý tưởng tuổi trẻ vì nền độc lập của Tổ quốc
1.2 Nhà văn Chu Cẩm Phong
1.2.1 Vài nét về tiểu sử nhà văn Chu Cẩm Phong
Chu Cẩm Phong tên thật là Trần Tiến, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1941 tại Hội An (Quảng Nam), là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam Năm 1954, Chu
Cẩm Phong theo cha tập kết ra Bắc và theo học tại trường học sinh miển Nam, sau đó là Đại học Tổng hợp Hà Nội Năm 1964, ông tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, được nhà trường cử đi học tại nước ngoài nhưng đã xung phong vào miền Nam chiến đấu Trong thời gian này, ông công tác tại Ban Tuyên
Trang 24huấn Khu V, làm phóng viên thông tấn rồi chuyển sang làm việc tại Tiểu ban Văn nghệ Khu V công tác trên toàn tuyến Mặt trận Quảng Nam, Đà Nẵng (còn có tên là Quảng Đà)
Ngày 1 tháng 5 năm 1971, trong một chuyến đi thực tế, Chu Cẩm Phong
hy sinh anh dũng trong trận đánh ác liệt diễn ra từ 10 giờ đến 14 giờ giữa 8 cán bộ, chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và du kích tại thôn Vinh Cường, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên với hơn một tiểu đoàn của liên quân Mỹ và chư hầu Vì sự dũng cảm và những cống hiến to lớn của mình cho cuộc kháng chiến vĩ đại, năm 2010, Chu Cẩm Phong được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trong thời gian công tác và sáng tác ngắn ngủi của mình, Chu Cẩm Phong cũng đã để lại nhiều tác
phẩm như: Mặt Biển - Mặt trận (truyện ký); Rét tháng Giêng (truyện và ký);
Nhật ký chiến tranh và một số tác phẩm ký và truyện khác Những tác phẩm
này là sự đúc kết những trải nghiệm, hiện thực sống động và khắc nghiệt của chiến trường
Đặc biệt, sau gần 30 năm kể từ ngày chiến sĩ Chu Cẩm Phong hy sinh, tập
sách Nhật ký Chu Cẩm Phong (viết từ ngày 11 tháng 7 năm 1967 đến 27 tháng 4
năm 1971) dày hơn 800 trang, được NXB Văn học ấn hành đã tạo nên niềm cảm xúc sâu xa trong độc giả trong, ngoài nước, nhất là thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh Chu Cẩm Phong được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007 Những kỷ niệm về Chu Cẩm Phong luôn được các nhà văn, đồng đội của anh gìn giữ và trân trọng như báu vật
1.2.2 Hành trình sáng tác của nhà văn Chu Cẩm Phong
Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, nhập ngũ, tham gia huấn luyện, Chu Cẩm Phong đã vào chiến trường Quảng Đà Chu Cẩm Phong đi nhiều và luôn
đi phía trước, rất xông xáo Anh luôn muốn đến cho bằng được những nơi chiến tranh ác liệt nhất để viết lại tinh thần chiến đấu anh dũng, miệt mài sản
Trang 25xuất của quân dân miền Trung Trung Bộ Năm 1966 anh có mặt ở Hoà Hải, một xã trọng điểm, có số lính Mỹ đông bằng số dân nhưng nhân dân và lực lượng vũ trang lại là ngọn cờ tiêu biểu trên vành đai diệt Mỹ bao quanh Đà Nẵng Trên một mảnh đất như vậy, người làm tuyên truyền, viết văn muốn cầm bút cho vững đương nhiên cũng phải biết cầm súng và thích nghi được với nếp sống đặc biệt của một thế trận nguy hiểm vì địch và ta xen kẽ như da báo Chu Cẩm Phong mau chóng thích nghi và thích nghi thuần thục, anh cũng như các cán bộ địa phương, ngày vào hầm bí mật, đêm đội nắp hầm lên
đi gặp dân làm công tác phát động, xây dựng lực lượng Năm 1967, Chu Cẩm Phong xuống vùng đông Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi) Xuân - hè năm 1968 anh về vùng ven Hội An Xuân - Hè năm 1969, anh bám đất Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) Đây là xã đánh Mỹ tiêu biểu được tuyên dương Anh hùng Tiếp
đó, Chu Cẩm Phong trở lại Hoà Hải khi cuộc vật lộn giữa ta và địch ở đây ác liệt hơn bao giờ hết Để hoạt động được trong lòng địch, có lần anh đã phải mặc trang phục giả phụ nữ để theo các em gái giao liên vượt qua những đoạn đường sát địch giữa ban ngày Lần đó anh cùng một phóng viên quay phim và một phóng viên ảnh thoát chết nhờ sự hy sinh anh dũng của 4 nữ chiến sĩ giao liên Hè - thu năm 1970, anh lên sống với đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Nam Giang (miền tây Quảng Nam), giáp biên giới Việt Lào
Chu Cẩm Phong luôn là con người mẫu mực về sức chịu đựng và lòng can đảm, nhận gian khổ, hiểm nguy về mình Đi vùng sâu hay trong những chuyến vượt đường rất dễ đụng các ổ phục kích của giặc, anh đi trước, sát gót giao liên Nơi cơ quan Văn nghệ khu V đóng trụ sở nhưng năm 1968, 1969,
1970 và nửa đầu năm 1971 đói đứt bữa nên Chu Cẩm Phong và đồng đội triền miên thiếu đói,n phải ăn rau, củ, quả mọc tự nhiên trong rừng và các anh phải phát rẫy tăng gia sản xuất Nhật ký của Chu Cẩm Phong ghi ngày 24-2-1971:
“Chạy đổi ít lon gạo ăn mấy ngày nay, hôm nay chỉ còn 19 lon Bọn mình tối
Trang 26qua họp Chi uỷ bàn nhiều chuyện trong đó có chuyện sử dụng 19 lon gạo Quyết định của bọn mình thế này: trích 5 lon bồi dưỡng cho Tam vừa đi bệnh viện về, còn 14 lon giao cho y tá giữ để dành có ai ốm thì ăn cháo Bắt đầu từ nay cả cơ quan lại ăn sắn mỗi ngày ba bữa” Khó khăn là vậy nhưng trừ
những khi ốm đau không dậy được còn ngày nào Chu Cẩm Phong cũng viết Anh viết bất cứ đâu, khi trong hầm dưới anh đèn mù mờ, khi bên bờ suối, viết
cả lúc tiếng đạn pháo của địch bắn ầm ào Lúc khỏe, cảm giác tốt, Chu Cẩm Phong viết liền mạch cả chục trang giấy, có khi ốm yếu anh chỉ viết vài dòng
để nhắc nhở bản thân không quên nhiệm vụ của một cán bộ tuyên huấn chiến
đấu bằng ngòi bút Ngày 23-7-1967, anh viết: “Cũng lạ, hầu như không có
thuốc điều trị mà hôm nay mình thấy đỡ trong người Từ hôm qua mình đã cố gắng viết vài dòng để luyện tay với tất cả nghĩa đen và nghĩa bóng của nó, với ý nghĩa thể thao và ý nghĩa nghệ thuật Mình có thể ăn vài miếng cơm và
ra sân không cần phải chống gậy nữa”
Chu Cẩm Phong hăm hở đi cơ sở, xâm nhập cả vùng địch chiếm để lấy
tư liệu, cảm nhận cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu của nhân dân Nhưng anh cũng sẵn sàng nén lòng ở lại căn cứ làm nhiệm vụ để cho anh em khác được đi Khi ở cơ quan trong vùng rừng núi bí mật, Chu Cẩm Phong vừa
lo trực công việc, biên tập để xuất bản tờ Tạp chí Văn nghệ Giải phóng Trung
Trung Bộ Thêm một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là Chu Cẩm
Phong lo tổ chức phát rẫy sản xuất nông nghiệp tự túc mà công việc thứ hai này thì anh là trụ cột của cả cơ quan, không có ai đảm nhiệm nổi thay được Chu Cẩm Phong nói thạo tiếng Kà Dong và một ít tiếng Kà Tu, thuộc cả nhiều bài ca nữa của đồng bào các dân tộc thiểu số miền Trung Trung Bộ Anh có mối quan hệ tình nghĩa máu mủ ruột rà với đồng bào Nên khi anh đến các bản làng, từ các cụ già tới các em bé đều cảm mến, chia sẻ ngọt bùi và không muốn xa anh
Trang 27Thời gian biểu làm việc hàng ngày của Chu Cẩm Phong hồi đó như sau:
- 5 giờ dậy
- 6 giờ 30’-> 9 giờ: viết, làm công tác chuyên môn
- 9 - > 17giờ 30: lao động sản xuất (trừ giờ nghỉ trưa)
- 18 giờ 15’ -> 20 giờ: nghe đài, nghỉ
- 20 ->1 giờ 30: viết
Cộng: công tác chuyên môn 8 tiếng
Lao động sản xuất 6 tiếng rưỡi
Ngủ 3 tiếng rưỡi” (nhật ký ngày 14-8-1970)
Cứ thế, ngày phát rẫy, đêm Chu Cẩm Phong chong đèn ngồi viết, chống chọi và vượt lên tất cả mệt mỏi và nhất là phải vượt qua cái cảm giác bất lực đến dễ nản lòng thường có ở một người biết rõ những yêu cầu nghiêm khắc của nghề nghiệp đã trở thành sự khe khắt của mình với chính mình Những trang viết của anh còn lại đến hôm nay, đều là được viết trong những đêm dài như thế trên rừng núi chiến khu hoặc dưới tầm đạn giặc, có khi ngay bên miệng hầm bí mật ở đồng bằng
Cuối tháng 3-1971, rẫy đốt vừa xong, lúa vừa xuống giống, Chu Cẩm Phong hăm hở ba lô lên đường trở lại đồng bằng Quảng Đà - vùng trọng điểm chiến tranh ác liệt Nhưng đó là miền quê máu thịt vô cùng gắn bó của Chu Cẩm Phong Ở đó, trong cái phố cổ Hội An ven biển Cửa Đại, có người mẹ ngót hai mươi năm đau đáu ngóng chồng chờ con Không chỉ ngóng chờ chồng và con, chính mẹ anh cũng tham gia hoạt động, thường xuyên phải chịu
tù đày để cho mau gần lại ngày đoàn tụ nên anh hy vọng chuyến này về sẽ được gặp mẹ - niềm mong mỏi bao năm qua Trên đường đi Quảng Đà, Chu Cẩm Phong dừng lại một ngày bên bờ sông Đăk Vin để chia tay với người
Trang 28yêu mà lời đính ước hợp hôn chỉ vừa mới trao nhau trước đó hai tuần Tìm thấy ở nhau một mối hòa quyện mãnh liệt cả tâm hồn và lý tưởng, đôi bạn trẻ
đã quyết đến với nhau với bao nhiêu trăn trở, day dứt Bạn bè, đồng chí ở cơ quan Văn nghệ Giải Phóng Khu V đã chờ đợi để chuẩn bị sau chuyến đi đó của Chu Cẩm Phong sẽ tổ chức một đám cưới thật tuyệt vời cho anh Đây là những điều lý giải được một phần vì sao Chu Cẩm Phong không đi nước ngoài nghiên cứu sinh để trở thành một nhà khoa học mà tình nguyện nhập ngũ Vùng đất tươi đẹp và anh hùng này là quê hương anh, là nơi anh sinh ra, lớn lên với bao kỷ niệm thân thương, chất chứa tình cảm máu mủ Những điều vô giá với bất cứ con người nào để sẵn sàng chiến đấu, giải phóng vùng đất mẹ yêu thương đang bị quân thù xâm chiếm, tàn phá
Nhưng thật đau đớn, tiếc thương khi Chu Cẩm Phong đã không được
ăn chén cơm từ cái rẫy lúa bội thu do chính anh là chủ lực khai phá, không bao giờ còn được gặp mẹ, không bao giờ trở thành chú rể Ba mươi ngày sau buổi chia tay với người vợ sắp cưới, anh hy sinh
Tháng 3 năm 2010, nhà văn, liệt sĩ Chu Cẩm Phong được Nhà nước truy phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trong lịch sử Hội Nhà văn Việt Nam thành lập từ 1957, Chu Cẩm Phong là nhà văn đầu tiên được phong anh hùng với tư cách nhà văn Đời văn của Chu Cẩm Phong quá ngắn chỉ có gần 4 năm mà lại là khoảng thời gian chồng chất biết bao công việc ngoài văn chương nên ít nhiều ảnh hưởng tới bút lực và khả năng biểu lộ đầy đủ năng lực sáng tác văn chương Tuy nhiên, chỉ qua những trang nhật ký Chu Cẩm Phong ghi vội giữa khói lửa chiến trường và số tác phẩm
ký, truyện ngắn đã đăng tải trên ẩn phẩm văn nghệ thời anh công tác đã thấy được tài năng, khối tư liệu hết sức phong phú Ở đó, chúng ta cũng thấy rõ ở anh một cặp mắt quan sát rất sắc sảo, một trực giác nắm bắt tâm lý bén nhạy, tinh tế, với một lối ghi chân mộc và sinh động nhưng cũng thật lãng mạn, xuất
Trang 29thần, năng khiếu của một người viết khá chuyên nghiệp Xuyên suốt những trang nhật ký, ta gặp một con người với toàn bộ cuộc sống lao động và chiến đấu hàng ngày của anh với những ứng xử, lo toan, những vui buồn yêu giận, suy tư Đúng hơn, ta gặp một con người vừa bình thường, vừa cao hơn sự bình thường rất nhiều - đây là một đảng viên cộng sản, một cán bộ đảng, người chiến sĩ tiền phong gương mẫu của nhân dân, một đảng viên chiến đấu bằng ngòi bút
Có điều thật lạ, vượt ra ngoài ý định của người ghi, như một nét riêng
của văn học Việt Nam chiến đấu, Nhật ký Chu Cẩm Phong tự thân nó cứ chứa
đựng một giá trị văn học độc đáo cần được tiếp tục khám phá đó không chỉ là
lý tưởng cách mạng mà là văn hoá, là truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Trung Cái lớn lao hơn hết ở Chu Cẩm Phong là chính con người anh, là
sự hòa quyện tự nhiên nhuần nhuyễn giữa tác giả và tác phẩm mà Nhật ký
Chu Cẩm Phong là minh chứng mãi mãi sống động
Những dòng Chu Cẩm Phong ghi ngày 8 tháng 1 năm 1970, kỷ niệm 7
năm anh vào Đảng: “Sắp đến mình sẽ đi công tác, mình nhận đi lại Quảng
Đà, một nơi ác liệt nhất Mình có thể hy sinh trong mùa xuân lịch sử này lắm Mình nghĩ đến điều này một cách nghiêm túc Nếu mình ngã xuống như Phương Thảo, Văn Cận, Xuân Quý, thì ba mình, nhất là mẹ mình sẽ đau khổ đến chừng nào Mình biết điều đó Mình là con trai được cả nhà yêu thương Nhưng dầu thế nào mình củng không xê dịch cái phương châm sống của mình: Dũng cảm say sưa quên mình như những chiến sĩ cộng sản chân chính
đi trước Dẫu ngã xuống một giờ, nửa giờ trước khi ta giành thắng lợi hoàn toàn cũng Hạnh phúc lắm thay”
Lần theo từng ngày sống của Chu Cẩm Phong những năm tháng ấy, qua mỗi dòng nhật ký, ta đến những vùng đất, gặp những con người với bao nhiêu cảnh ngộ, với cơ man những thử thách hàng ngày của một thời mà người của
Trang 30thời khác khó lòng hình dung nổi nếu không có người ghi lại Với những ai đã trải qua chiến tranh, nhưng nếu chỉ ở hậu phương hoặc ở cơ quan chỉ huy, ở các lực lượng đứng tuyến sau, qua đây sẽ hiểu được phần nào những mất mát, những chịu đựng, những hy sinh và sức quật cường của nhân dân, của bộ đội
và du kích ở tuyến trước, đặc biệt là cái thế trận chiến tranh nhân dân rất kỳ
lạ, rất Việt Nam Với lớp người lớn lên hoặc sinh ra sau chiến tranh như chúng ta hôm nay, qua tác phẩm này của Chu Cẩm Phong sẽ hiểu hơn về mọi vấn đề trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ Tất nhiên, sự hiểu biết này cũng chỉ là phần nào vì cái thời đau thương khôn xiết và rất đỗi hào hùng của
tiền nhân ấy ai phải trải qua mới thấu hiểu Cần nói thêm, khi đọc Nhật ký
Chu Cẩm Phong sẽ giúp ích lớn cho người công tác tuyên truyền trong thời
bình của người viết luận văn hay các nhà nghiên cứu về chiến tranh nhân dân, các nhà Việt Nam học và cả giáo viên dạy văn học Vì quan niệm sống, quan niệm thẩm mỹ của Chu Cẩm Phong đã được anh khẳng định bằng chính đời sống của anh
Những trang nhật ký ngày 26 tháng 4 năm 1971 của Chu Cẩm Phong ghi khi vòng càn quét của giặc đang dần siết chặt cho biết, hôm ấy Sáu Hoàng, một cán bộ địa phương đã đề nghị anh tạm lánh sang Đại Lộc bên kia sông Thu Bồn là nơi ít căng thẳng hơn, nhưng anh đã quyết định ở lại trong cuộc chiến đấu của cán bộ và nhân dân địa phương Những dòng ghi ngày 27 tháng 4 năm 1971, ngày cuối cùng trong cuốn nhật ký - những dòng cuối cùng trong cuộc đời cầm bút ngắn ngủi của Chu Cẩm Phong, là ghi trong tầm nhìn thấy giặc đang kéo tới
Chu Cẩm Phong đã cầm chắc cây bút chiến đấu của mình cho tới phút không thể cầm bút được nữa thì cầm súng Và bắn đến viên đạn cuối cùng Từng trang viết của anh, từng ngày sống của anh, một dòng sống trong trẻo như pha lê, cho đến phút cuối, mỗi lúc càng ngời lên sáng láng cái phẩm chất
Trang 31làm người, phẩm chất người chiến sĩ, nghệ sĩ ưu tú của nhân dân Có thể nói những dòng nhật ký của Chu Cẩm Phong là những dòng chữ máu, và khi anh ngã xuống, từng chữ từng chữ đều đau đáu hồn thiêng của anh, của đồng đội đồng chí anh, những con người đã trọn vẹn hiến mình vì đại nghĩa của dân tộc
và nhân loại
Trong không gian thanh bình của hôm nay, giữa một đời sống văn hóa
mà nhu cầu giải trí luôn được đáp ứng kịp thời và phong phú, khi chúng ta
lần giở lại những trang Nhật ký Chu Cẩm Phong có thể sẽ lấy làm khó hiểu và
ngỡ ngàng tự hỏi: Chu Cẩm Phong lấy đâu ra cái nghị lực phi thường đến vậy trong khi anh chỉ là một chàng thư sinh gầy yếu sốt rét triền miên để có thể sống gương mẫu không phải chỉ vài ngày vài tháng vài năm mà suốt cả cuộc đời? Câu trả lời chính là nghị lực phi thường ấy bắt nguồn từ lẽ sống của anh, cũng là của cả thế hệ trẻ thời đó, được khơi nguồn từ những chiến sĩ cộng sản chân chính đi trước đã kiên định sống là dâng hiến, là quên mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng con người Niềm tin có lúc bị lung lay nhưng sự hi sinh vì đại nghĩa, vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân thì trong chiến tranh hay hoà bình hôm nay đều được kính trọng như Chu Cẩm Phong và các chiến sĩ cách mạng khác đã làm
Độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi con người là thứ cao đẹp mà người chiến sĩ cộng sản dâng hiến đời mình để góp phần đưa dân tộc thoát ách
nô lệ ngoại bang Cũng cần khẳng định sự quên mình của Chu Cẩm Phong
không hề đồng nghĩa với sự đánh mất bản ngã, coi thường cái chết, coi thường thân thể mình Chu Cẩm Phong quên mình, không sợ hiểm nguy vì lý tưởng của chiến sĩ cách mạng mà ở đó quyền lợi của nhân dân, đất nước ở trên hết
Đối với Chu Cẩm Phong, lẽ sống ấy không phải là một dòng tư tưởng khô lạnh, một thứ ý thức hệ trừu tượng, mà đã nhuần thấm trong anh thành máu thịt, thành tình yêu, và một cách tự nhiên, trở thành hành động sống bình
Trang 32thường hàng ngày Tất nhiên anh phải thường xuyên phấn đấu tự vượt lên chính mình để thường xuyên gương mẫu, nhưng ở đây không có chút gì là sự gồng mình, sự lên gân, sự trình diễn, bởi anh đã coi sự quên mình là hạnh phúc, thậm chí dẫu ngã xuống một giờ, nửa giờ trước khi ta giành thắng lợi hoàn toàn cũng thật Hạnh phúc, như anh đã ghi trong nhật ký - chữ Hạnh phúc anh viết hoa Đó là những suy nghĩ riêng của anh, lời thề nguyền riêng của anh, mà cũng lại là của cả một thế hệ, cả một lớp những chiến sĩ ưu tú của thời đại mình dấn thân trọn vẹn vì nghĩa lớn, và họ coi đó là Hạnh phúc Điều này cũng đã được Dương Thị Xuân Quý một bạn viết của anh đã ghi trong nhật ký
ngày 15 tháng 12 năm 1968 những suy nghĩ gần y như thế: “Sống giữa không
khí mặt trận đầy nguy hiểm nhưng cảm giác của mình say mê và thú vị Lạ thế, biết là nguy hiểm lắm nhưng sẵn sàng lao vào, dù có hy sinh Đời người ai chả chết Dĩ nhiên mình có nghĩ đến đau khổ của anh và Ly Nhưng cái gì rồi cũng
sẽ qua thôi Đó là ý nghĩ của mình khi được phân công đi công tác Quảng Đà
từ nay đến cuối tháng 3-1969” Chu Cẩm Phong cũng nghĩ đến cái chết và anh
cũng biết người anh sẽ xót thương, nhất là mẹ anh và chỉ mong mọi người vượt qua, thấu hiểu cảm nghĩ, lý tưởng anh đang theo đuổi
Nghị lực sống, chiến đấu của Chu Cẩm Phong sẽ mau chóng vơi cạn nếu anh không có mối gắn bó máu thịt với nhân dân đang hàng ngày lao động, chiến đấu và hy sinh Anh yêu thương nhân dân vô hạn và ở đâu đi đâu anh cũng được nhân dân yêu thương đùm bọc, từ ông già trên núi cao A-xò đến các em thiếu niên và bà con ven biển Hoà Hải, đông Sơn Tịnh Ta hãy đọc
đoạn ghi ngày 13 tháng 9 năm 1968: “ Thế là thím Ba Mân và thằng Thụy
bị bọn Nam Triều Tiên giết hại rồi, cái xóm đó giờ tan tành, toàn mộ Thảo
kể rằng, cái đêm hai đứa mình vượt lên đường số 1 để về tây Sơn Tịnh, thím
Ba không ngủ cứ ngồi nhắc mãi và lo hai đứa bị phục kích Đến khi nhận
Trang 33được thư mình viết về, thím mừng quá, ăn mừng Thảo về, chú Ba đến bàn thờ thím nói lầm rầm, khấn vái không biết những gì, trở ra chú bảo Thảo:
- Mày vào nói với bà biết đi, thằng Phong đang ở đâu và có khoẻ không”
Chính là tấm lòng và sự hy sinh vô bờ bến của đồng bào, đồng chí mà Chu Cẩm Phong chứng kiến hàng ngày đã thường xuyên truyền cho anh sức mạnh Đồng thời, sức mạnh của anh cũng bắt nguồn từ cái ý thức thường trực rằng mình là một đảng viên, hơn nữa, là một cán bộ lãnh đạo Dù chỉ là cán
bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở cơ quan tuyên huấn Khu, nhưng mỗi khi xuống địa phương, Chu Cẩm Phong đều có chủ đích đem sự hiểu biết phương hướng chủ trương ở tầm cao hơn để giúp các đồng chí địa phương, anh bất chấp nguy hiểm vào tận khu đồn An Hoà luôn được canh phòng cẩn mật để xem xét tại chỗ tình hình thực tế bên trong Mà làm đảng viên thời ấy, chỉ có nghĩa
là phải biết quên mình, quên mình và quên mình, hy sinh, hy sinh và hy sinh,
kể cả cái quý nhất là mạng sống, không tính toán so đo, mỗi ngày sống là mỗi ngày tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc
Nhấn mạnh con người đảng viên trước con người nghệ sĩ, Chu Cẩm Phong không hề coi nhẹ những yêu cầu cao mang tính đặc thù của sáng tạo nghệ thuật Trái lại, chính vì ý thức rất rõ những yêu cầu nghiệt ngã của sáng tạo nghệ thuật - một con đường đặc thù hướng tới cái đẹp không vụ lợi - mà anh càng đòi hỏi sự rèn luyện nhân cách ở người nghệ sĩ với những chuẩn mực cao, và những chuẩn mực ấy anh quyết tự mình xác lập qua con người đảng viên ở chính mình và tấm gương anh noi theo là những chiến sĩ cộng sản chân chính đi trước Anh không thể quan niệm được một người cầm bút truyền
bá những điều cao cả mà bản thân anh ta lại sống thấp hèn, ti tiện Con người anh chính là cái đẹp không vụ lợi mà ngòi bút anh hướng tới Bây giờ mọi người đều đã biết cuốn nhật ký cuối cùng của Chu Cẩm Phong mà anh đem theo bên mình suốt chặng đường công tác, chiến đấu Những dòng nhật ký
Trang 34của Chu Cẩm Phong là những dòng chữ máu, và khi anh ngã xuống, từng chữ từng chữ đều đau đáu hồn thiêng của anh, của đồng đội, đồng chí anh Phải chăng chính hồn thiêng ấy đã tạo ra số phận kỳ lạ của cuốn nhật ký và dun dủi đến một cuộc gặp gỡ không ngờ mà càng về sau những người góp sức đưa cuốn nhật ký này đến với bạn đọc càng cảm nhận rõ như là một duyên mệnh của đời mình Họ thanh thản với liệt sĩ Chu Cẩm Phong vì đã giúp anh gửi gắm tâm tư, tình cảm đến được nơi - người cần đến…
Tiểu kết:
Hiện thực chiến tranh là một mảng đề tài đặc biệt được các nhà văn khai thác trong các sáng tác của mình Trong đó, nhật kí chiến tranh là một thể tài đặc biệt, có sức phản ánh chân thực, sống động và sâu sắc Chu Cẩm Phong là một nhà văn – chiến sĩ đã dùng ngòi bút của mình đề ghi lại một cách thành công những trang nhật kí đầy chất hiện thực sống động ấy
Chu Cẩm Phong với những trang nhật kí chiến tranh của mình đã góp một phần quan trọng vào việc ghi chép, lưu giữ, tái hiện những tư liệu lịch sử một thời của đất nước – một việc mà không thể loại nào có thể làm tốt hơn thể loại nhật kí Qua những trang nhật kí của mình, Chu Cẩm Phong đã cho thấy sức viết của một cây bút chiến trường, một nhà văn thực thụ trong thời chiến tranh
Trang 35Chương 2 HIỆN THỰC CHỐNG MỸ QUA NHẬT KÝ CHU CẨM PHONG 2.1 Hiện thực chiến trường những năm chống Mỹ
2.1.1 Chiến trường Quảng Đà – mảnh đất khói lửa
Trong các tác phẩm văn học cách mạng phục vụ kháng chiến chống
Mỹ, chúng ta tránh nói đến cái chết, đến sự chia ly, đến nỗi buồn mất mát nhằm cổ vũ cho tinh thần cách mạng cho quân, dân ta Vì trong thời kỳ chiến tranh, không thể làm tinh thần người lính, nhân dân mất đi ý chí hay có cảm giác nặng nề khi nghĩ đến hy sinh, mất mát Do đó, các nhà văn và cả độc giả đều có ý thức hướng đến những tấm gương anh hùng cùng phẩm chất của người lính, gan dạ bất khuất, hiên ngang, vượt qua mọi khó khăn, thách thức cam go của cuộc chiến, kể cả việc hy sinh mạng sống để vinh quang ngẩng cao đầu Điều này đã khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân, đặc biệt là cổ
vũ tinh thần chiến đấu của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vệ quốc của dân tộc Việt Nam
Những chi tiết đó xuất hiện trong những cuốn nhật ký thông thường
Còn trong Nhật ký Chu Cẩm Phong nói riêng và nhật ký của các chiến sĩ cách
mạng khác nói chung, sự thật được mô tả dưới cái nhìn của người trong cuộc, nổi bật lên nhiều chi tiết sinh động, chân thật đến trần trụi về tất cả những gì đang diễn ra trên chiến trường ác liệt, nơi hội tụ không chỉ có sự anh hùng, hiên ngang, bất khuất mà cả sự mất mát, đau thương, đặc biệt là cái chết…
Mở đầu cuốn nhật ký, Chu Cẩm Phong đã viết: “Ở đây gần đồng bằng –
nói đúng ra là gần trung châu – tiếng đại bác dưới Tư Nghĩa, Sơn Tịnh vọng đến ì ầm, âm vang từng đợt Rừng ở gần trung châu khác hẳn rừng núi những ngày mình vừa đi qua Không có những dải rừng già bạt ngàn mênh mông nữa, bắt đầu có những đồi trọc, cây cối thưa thớt…” (nhật ký ngày 11-7-67)
Trang 36Tiếng súng, rừng núi thưa thớt báo hiệu sự hiểm nguy, bất an đối với Chu Cẩm Phong và đồng đội của anh khi phải băng qua những dải đất bán sơn địa về vùng đồng bằng ven biển Cửa Đại – vùng địch đang chiếm đóng Hành trình của Chu Cẩm Phong trên suốt chặng đường đi, anh đã thấy và chịu
đựng cảnh bom đạn đầy trời như việc nắng, mưa hàng ngày “Đêm qua phải
quay lại, pháo bắn dữ quá không rút lui sao được Ngủ lại một nhà – thật ra chỉ là một cái hầm, bếp bắc ngang ở miệng hầm, che nắng bằng một cái nong – khoảng 8 giờ bọn mình đến, “nhà” không có người lớn, chỉ có hai đứa bé, đứa lớn khoảng 10 tuổi, đứa bé khoảng 5 tuổi” (nhật ký ngày 19-7-67) Khi
đọc toàn bộ cuốn Nhật ký Chu Cẩm Phong, chúng ta luôn luôn thấy những địa
danh, tên người được tác giả ghi lại đúng như hiện thực (trừ khi sợ lộ bí mật tác giá mới dùng ký hiệu) khi đi qua, ở lại nghỉ chân hay làm nhiệm vụ chuyên môn
Theo những tài liệu còn được lưu giữ, ngày 11/7/1967, Chu Cẩm Phong đặt bút viết những dòng nhật ký đầu tiên tại trạm E1 của tỉnh Quảng Ngãi sau khi đã có những ngày hành quân gian khổ Từ các vùng đất của tỉnh Quảng Ngãi, Chu Cẩm Phong tiếp tục hướng tới chiến trường Quảng Nam, Đà Nẵng với các miền đất từ rừng già, qua vùng bán sơn địa để đến vùng đồng bằng ven biển Cửa Đại, phố cổ Hội An… Đến vùng đất nào, Chu Cẩm Phong cũng đều ghi lại hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống nơi chiến trường, những địa danh với những với cái tên mộc mạc nhưng ấn tượng bởi sự tươi đẹp như bức tranh thuỷ mặc Và ở đó, những chiến sĩ giải phóng quân vượt qua với tâm
trạng chịu đựng nhưng vẫn lãng mạn, yêu đời tha thiết “Đêm qua ngủ lại một
cái nhà hoang giữa rừng Lúc đầu chỉ có 6 đứa bọn mình, càng về tối càng đông Chen chúc trong một cái nhà cũ đã xiêu mục có 21 người Chật không
có chỗ chen Đêm nằm, các xà nhà cứ kêu răng rắc muốn sụp Nước trong rừng chảy qua nền nhà ướt át, bẩn thỉu Vẫn cứ phải nấu cơm trên nền ướt
Trang 37đó Người chia nhau hầm ngô, rang ngô (dạo này anh em đi trên đường dây hầu hết là phải ăn ngô hột trừ cơm), lấy áo quần ướt sưởi lửa… khói lên ngùn ngụt, sặc sụa Lộn xộn, bừa bãi như một bến xe ngày trước Khi lửa đã tắt, khói đã hết, bắt đầu một tai nạn khác; con quỷ quái gì đó bay ra chui vào tóc vào mình cắt vừa đau vừa ngứa Ở cái nhà ấy, bình thường chắc sẽ đẹp Nhà bên bờ sông, dưới một gốc cây cổ thụ rất to, cành cây ngả xoài ra mặt nước, ngồi ở đây câu cá chắc rất thú…” (nhật ký ngày 5-9-68) Thiếu thốn, hiểm
nguy thường xuất hiện trong các trang nhật ký của Chu Cẩm Phong nhưng ở phần kết của từng trang nhật ký đó, anh luôn nghĩ đến sự tích cực, nghĩ đến ngày chiến thắng hay nghĩ đến mẹ, người yêu… để tự động viên mình Đây chính là lẽ sống giúp Chu Cẩm Phong vượt qua tất cả sự hiểm nguy trước bom đạn của kẻ thù, ốm đau bệnh tật, nỗi cô đơn…
2.1.2 Con người trong chiến tranh
Đọc Nhật ký Chu Cẩm Phong từ đầu cho tới kết thúc, chúng ta đều thấy
tác giả không chọn ghi riêng những con người tiêu biểu trong chiến đấu, sản xuất, công tác mà cả những con người rất đỗi bình dị như một ông lão người dân tộc thiểu số, một em nhỏ hay một chị phụ nữ quá lứa, lỡ thì…Những con
người ấy trong Nhật ký Chu Cẩm Phong đều bình dị nhưng kiên trung, bất
khuất và cũng đầy tính người - điều đó đã làm nên thành công của tác phẩm Bởi chính những con người ấy là niềm khát khao khiến tác giả muốn tìm đến,
là nguồn cảm hứng sáng tác không hề vơi cạn, cứ đầy lên từng ngày trong Chu Cẩm Phong Chính trong chiến trường khốc liệt của đạn bom, của sự ngặt nghèo, thiếu thốn, chính sự bao dung, yêu thương của cấp trên, của đồng đội, nhân dân đã giúp Chu Cẩm Phong chắc tay súng, vững vàng tay bút
“Buổi chiều mình ra làng đồng bào chơi Làng đang ăn Tết Người các làng khác đến đông quá, chật chội, nên tối mình không ở lại như kế hoạch mà về
Về nhà đọc sách nhưng nghe tiếng trống tiếng chiêng và nhất là tiếng reo hò,
Trang 38tự nhiên muốn biết thêm về người Kà Dong và các phong tục của họ Về những điệu nhảy này, mình đã biết rồi nhưng mình nhận thấy bỏ qua là một thiếu sót Thế là mình mượn đèn pin lần mò ra làng Hai đêm nay trăng sáng lắm Hôm nay là 14 trăng lọt qua vòm lá rọi xuống loang lổ như da trăn Quanh cái bếp giữa gian nhà kháng chiến, người đứng chật như nêm Một số phải đứng nhà bên cạnh vạch nứa nhìn qua Tuần tự buổi vui chơi của họ như thế này: nấu cơm ra họ vãi xung quanh bếp, khắp sạp và quanh nhà (họ cầu mong mùa lúa gạo thừa thãi?), sau đó nhảy Đàn ông nhảy trước, nhảy vòng tròn quanh đống lửa theo nhịp trống miệng hét vang: “Cà vô! Cà vô!” theo nhịp dóng đôi Đàn ông nhảy rất ồn ào Những người già vẫn ngồi ở góc nhà
ăn trầu Họ nhảy mồ hôi vã ra, có người vừa nhảy vừa bốc cơm trên giàn mà
ăn Họ nhảy như vậy rất lâu sau đó họ mới ngồi quanh bếp lửa Những người trong gia đình cúng: người già nhất trong gia đình cầm một ngọn lửa, một ống nứa, một cành cây đi quanh bếp miệng đọc thần chú, cuối cùng ông đi đến chỗ đặt những teo, bồ lúa huơ lửa Trong lúc đó mọi người trong gia đình: đàn bà, các người khác đứng bất kỳ ở đâu đều đọc to những câu thần chú, khấn vái rất lộn xộn, họ đọc ran rồi lại tiếp tục nhảy, rồi uống rượu Tất
cả mọi người đều uống, đàn ông, đàn bà, con nít, chủ, khách…Mấy ông già cắt nghĩa với mình:
- Ai cũng uống Ai cũng làm, ai cũng đánh Mỹ, ai cũng uống
Sau đó phụ nữ nhảy Phụ nữa nhảy theo nhịp trống và chiêng Họ nhảy không ôn ào, ầm ĩ như nam giới Có những cô rất diện Prết đao đầy cổ, thòng xuống đến bụng cooc đeo đầy hai ống tay, quanh người đeo đầy…Trong mặc áo, ở ngoài mặc yếm Áo và yếm đều mới Họ nhảy say sưa theo một tiết tấu rất đơn giản Động tác cũng đơn giản Họ nhảy đến sáng
(nhật ký ngày 21-12 - 69)
Trang 39Điều này đã lý giải sức sống mãnh liệt của nhân dân miền Trung Trung
bộ qua Nhật ký Chu Cẩm Phong khiến kẻ thù khiếp sợ vì bom đạn tàn phá
hôm trước, hôm sau căn nhà kháng chiến mới đã được dựng lên bằng cây rừng, nứa lá Sức mạnh ấy thể hiện bằng những thửa ruộng, nương rẫy hôm trước bị bom mìn hất tung tóe thì vài hôm sau mầm non của hạt giống đã xanh biếc, bám dễ sâu xuống lòng đất mẹ và cả những điệu nhảy mê say, tiếng trống, tiếng chiêng của đồng bào dân tộc ít người vang vọng cả núi rừng…
Song, vũ khí của kẻ thù không phân biệt được trắng đen, phải trái, nó như con ác quỷ phá hết, giết sạch khi phát nổ bất cứ đâu khiến sự tang thương đến vô tận Cái chết với muôn hình muôn vẻ luôn hiện hữu quanh Chu Cẩm Phong, khi anh thấy những xác chết không toàn thây, khi khác anh lại thấy cảnh hoang tàn đổ nát sau những trận càn của kẻ thù, cái chết hiện ra trong những trang nhật ký Tất cả nhưng điều nêu trên đã là tư liệu sống giúp Chu Cẩm Phong sáng tác, tạo cảm hứng và tinh thần trách nhiệm để sáng tác văn chương nghệ thuật phục vụ cách mạng Chu Cẩm Phong và đồng đội của anh
- những con người nhỏ bé, bình dị lại mang trong mình bầu nhiệt huyết với sức mạnh ghê gớm của tình yêu nước Đặc biệt là lý tưởng sống cao đẹp của Chu Cẩm Phong và những người lính thời đó thật đáng khâm phục
Cuộc sống luôn là vậy, luôn có những người tốt, kẻ xấu, những hành động, việc làm khiến chúng ta phải ngưỡng mộ, kính trọng, điều này càng có
ý nghĩa khích lệ ý chí của thế trẻ khiến họ cảm thấy yên lòng vững bước, giữ vững lập trường của mình, hăng hái bước tiếp con đường lý tưởng phía trước
Dù thất vọng khi thấy đồng đội còn bon chen, kèn cựa nhau từng tý bởi phàm
là con người đều có đức tính này nếu không rèn luyện để vượt qua chính
mình “Đảng viên cơ quan ở lại chỉnh huấn Cả 2 ngày mình đều bị sốt
Nhiều vấn đề mình muốn phát biểu, nhưng nằm trên võng mệt quá Trường hợp BMQ hơi buồn, trước đây mình cũng đã nghe, mình không ngờ cậu ta lại
Trang 40có những suy nghĩ tệ vậy, mình thất vọng ghê (chuyện trên đường đi, chuyện định xin ra, chuyện ghen tị với mình) Trong chỉnh huấn cậu ta tự phê phán thành khẩn, kiểm điểm tốt Minh tin cậu ta sẽ khác Quốc ơi, muốn sáng tác phục vụ tốt cho nhân dân, hãy vứt bỏ những cái quái quỷ, thấp kém đó đi”
(nhật ký ngày 13-10-67) Những “khoảng tối” trong cuộc chiến tranh vệ quốc
vĩ đại của dân tộc thập kỷ 60 của thế kỷ trước rất ít xuất hiện trong các sáng tác của các thể loại văn học khác mà chủ yếu là chủ đề về hùng ca, sử thi và nếu có cũng chỉ xuất hiện thời hậu chiến Sự khác biệt này của thể loại nhật
ký so với các thể loại văn học khác được thể hiện rõ, khách quan nhất là quá trình sáng tác, ghi chép với mục đích dành riêng cho mình của Chu Cẩm Phong Đây có thể coi là một trong những dấu ấn tạo nên sự khác biệt giữa
Nhật ký Chu Cẩm Phong với các tác phẩm văn học khác trong hời kỳ kháng
chiến chống Mỹ
Những con người và mảnh đất anh hùng trên đường hành quân qua khiến Chu Cẩm Phong phải cảm phục Hình ảnh những o du kích dịu dàng nhưng rất dũng cảm khi cõng thương binh, nhanh nhẹn gan dạ khi tải đạn, phá bom mở đường thông xe Điều này đã tiếp thêm sức mạnh và ý chí Chu Cẩm Phong thêm vững bước hành quân và tin vào ngày mai tươi sáng của dân tộc
vì vẫn còn có những con người cùng chí hướng, cùng tâm huyết cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc như mình Trên hành trình đi tìm nguồn tư liệu sáng tác phục vụ kháng chiến, nhà văn, chiến sĩ Chu Cẩm Phong cũng đã gặp những con người, những gia đình anh dũng, những tấm gương sáng khiến anh thầm cảm phục và ngưỡng mộ Cái nghèo không làm con người nơi đây trở nên ích
kỉ, nhỏ nhen, họ sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho bộ đội, thậm chí chia nhau từng củ sắn đã cương vàng, mất vị
Đó là mảnh đất Quảng Nam kiên cường với gia đình đồng chí tên Dũng, nhà anh có 9 người thì cả 9 người đều đi bộ đội, cha mẹ anh ở nhà tăng gia sản xuất, nuôi giấu cán bộ, người cha nổi tiếng về tài rèn và chế tác vũ khí,