1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Thuyết trình phân tích thực nghiệm mối quan hệ tiền lương tối thiểu, đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở ghana

16 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 278,14 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH THỰC NGHIÊM MỐI QUAN HỆ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU, ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở GHANA Samuel Kwabena Obeng, 2015 Sinh viên: Đỗ Dương Hồng...  Phân tích ảnh hưởng tiền lương tối

Trang 1

PHÂN TÍCH THỰC NGHIÊM MỐI QUAN HỆ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU,

ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở GHANA

(Samuel Kwabena Obeng, 2015)

Sinh viên: Đỗ Dương Hồng

Trang 2

Cấu trúc bài thuyết trình

Trang 3

1 Giới thiệu

• Chính sách của Ghana: năm 2010, tăng mức tiền lương khu vực công để giảm bất bình đẳng trong phân loại các dịch vụ

• Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, Chính phủ tiếp tục cho tăng lương và tiền công

 Tăng lương tối thiểu bao hàm tăng chi phí cung cấp hàng hóa khu vực công nhưng lại không được đáp ứng bởi tăng năng suất và sản lượng  Chi thường xuyên của Chính phủ tăng, không giữ mục tiêu tài khóa

ổn định và tăng trưởng kinh tế suy giảm

Câu hỏi: Liệu tăng lương tối thiểu ảnh hưởng thực sự tới tăng trưởng kinh tế như thế nào?

 Phân tích ảnh hưởng tiền lương tối thiểu đối với tăng trưởng kinh tế ở Ghana giai đoạn 1984-2013 qua cơ

sở phân tích quan hệ tiền lương-đầu tư để làm rõ sự ảnh hưởng

Trang 4

2 Cơ sở lý thuyết

• Card and Krueger (1995): Tăng tiền lương tối thiểu không tác động nhiều đến giảm nghèo

• Neumark (2014): Trong khi tăng lương tối thiểu để giảm nghèo thì cũng gây ra thất nghiệp cao hơn

• Magruder (2011): Tăng lương tối thiểuthái độ tích cực làm việc, tăng hiệu quả công việcnăng suất và sản lượng tăngkhuyến khích chi đầu tư để tăng trưởng Ngoài ra quy mô thị trường có thể mở rộng

để tăng lợi nhuận

• Fanti and Gori (2011) và Watanabe (2013): Tăng lương tối thiểu đẩy mạnh tăng trưởng khi được bổ sung bởi tăng tỷ lệ đầu tư công để thu thuế

Trang 5

3 Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp kiểm định đường bao và phương pháp Engel-Granger để xác định mối quan hệ đồng tích hợp, qua đó làm cơ sở tính toán tác động dài hạn

• Mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) dựa cách tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để xác định các tác động ngắn hạn

Trang 6

4 Mô hình và kết quả

Số liệu:

• Tiền lương tối thiểu: dữ liệu hàng năm từ Tổ chức chỉ số tiền lương (WIF, 2015) giai đoạn 1984-2013

• Các biến khác: lấy từ chỉ số phát triển của Ngân hàng thế giới (WDI, 2014) thời kỳ 1984-2013

Trang 7

4 Mô hình và kết quả

Nghiên cứu sử dụng 4 phương trình:

lnYt = α0 + α1lnMt + μt (1)

lnYt = β0 + β1lnMt + β2lnIt + εt (2)

lnYt = γ0 + γ1lnMt + γ2lnK t + ηt (3)

lnYt = δ0 + δ1lnMt + δ2lnKt + δ3lnCREDt + ξt (4)

Trong đó: Yt : tổng sản lượng

Mt: tiền lương tối thiểu

It : tổng đầu tư (cả tư nhân và đầu tư công)

Kt : tương tác giữa tiền lương tối thiểu và đầu tư

CREDt: tín dụng (bởi ngân hàng và tổ chức tài chính)

Trang 8

4 Mô hình và kết quả

Mô hình ECM không giới hạn là dạng cụ thể của mô hình ARDL

Trong đó: ∆Yt là sai phân bậc 1 của biến phụ thuộc

Xt là véctơ các quan sát sử dụng

m là số biến hồi quy (m=1,2,2,3 lần lượt trong phương trình (1),(2),(3) và (4))

ωm là véctơ ước lượng ngắn hạn các quan sát hồi quy

Trang 9

4 Mô hình và kết quả

Kiểm định đồng tích hợp:

• Kiểm định đường bao của phương pháp ARDL:

Bảng: Kết quả kiểm định đường bao

Phương trình Giá trị thống kê F

Giá trị tới hạn các đường bao ở mức ý nghĩa 5%

PT (1) và (2) có quan hệ đồng tích hợp

PT (3) và (4) không có quan hệ đồng tích hợp

Tuy nhiên, PT (3) và (4) có đồ thị sai phân bậc nhất của các biến cho thấy dừng nên có thể còn tồn tại mối quan

hệ dài hạn

Trang 10

4 Mô hình và kết quả

Kiểm định đồng tích hợp:

• Kiểm định ADF theo phương pháp Engel-Granger:

Bảng kết quả kiểm định ADF

Phương trình Số biến

Kiểm định ADF

Kết luận

Thống kê kiểm định Giá trị tới hạn mức ý

nghĩa 5%

Phương trình 3 3 -4.077811 -3.74 Có đồng tích hợp

Phương trình 4 4 -4.386400 -4.10 Có đồng tích hợp

Cả hai phương trình đều có mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến

Trang 11

4 Mô hình và kết quả Ước lượng hệ số dài hạn của mô hình ARDL (biến phụ thuộc LOGY)

Chú ý: (***) (**) (*) hàm ý các hệ số có ý nghĩa thống kê lần lượt mức 1%, 5% và 10% Trong ngoặc () là sai số chuẩn

Trang 12

4 Mô hình và kết quả

Mối quan hệ dài hạn qua ước lượng mô hình ARDL

Hệ số biến tiền lương tối thiểu giảm dần từ phương trình (1) đến (4) và âm ở PT (4) cho thấy tác động việc tăng tiền lương tối thiểu trong dài hạn đến TTKT giảm khi các biến tác động đến TTKT đưa vào xem xét

Cụ thể:

• PT (2): Tăng chi đầu tư có vai trò nâng cao tăng trưởng trong dài hạn hơn là tiền lương tối thiểu

• PT (3): Hệ số biến lương tối thiểu không có ý nghĩa thống kê trong khi biến tương tác dương và có ý nghĩa  tăng lương tối thiểu kích thích TTKT thì phải tăng cả chi đầu tư

• PT (4): quan hệ lương tối thiểu-đầu tư giúp TTKT mạnh hơn khi tín dụng được xét Tiếp cận tín dụng dễ giúp chi cho máy móc, lương và tích lũy mở rộng giúp tăng sản lượng

Trang 13

4 Mô hình và kết quả Tác động ngắn hạn qua ước lượng mô hình ECM (biến phụ thuộc ∆LOGY)

Chú ý: (***) (**) (*) hàm ý các hệ số có ý nghĩa thống kê lần lượt mức 1%, 5% và 10% Trong ngoặc () là sai số chuẩn

Trang 14

4 Mô hình và kết quả

Mối quan hệ ngắn hạn qua ước lượng mô hình ECM

• PT (2): Hệ số biến đầu tư không có ý nghĩa cho thấy đầu tư không quyết định TTKT (do ngắn hạn đầu tư vốn cố định chưa tác động ngay lập tức tới TTKT)

• PT (3): biến tương tác và biến lương tối thiểu đều không có ý nghĩa cho thấy trong ngắn hạn 2 biến này chưa tác động tới TTKT Thành phần quyết đinh TTKT là biến trễ của sản lượng

• PT (4): Biến trễ bậc 1,2,3 của lương tối thiểu đều tác động tích cực tới TTKT (do thái độ tích cực làm việc khi tăng lương thời kỳ trước vẫn còn trong ngắn hạn)

Trang 15

4 Kết luận

Nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của tăng lương tối thiểu đối với tăng trưởng kinh tế ở Ghana thời kỳ 1984-2013

• Khi quan hệ tiền lương-đầu tư, tín dụng… được kiểm soát thì sự tác động rất đơn giản là tăng lương tối thiểu sẽ thúc đẩy TTKT cả trong ngắn hạn và dài hạn

• Khi thêm quan hệ tương tác tiền lương-đầu tư vào ước lượng cả ngắn và dài hạn thì lương tối thiểu đều không có bất kỳ tác động nào tới TTKTTăng lương tối thiểu để kích thích TTKT thì phải tăng đồng thời cả chi đầu tư

• Khi tăng cả lương tối thiểu và chi đầu tư thì cần tăng tín dụng cho khu vực tư nhân để đảm bảo mởi rộng đầu tư, nhập các công nghệ và thiết bị hiện đại, tăng hiệu quả và năng suất lao động

Trang 16

Tài liệu tham khảo

1. Obeng, Samuel Kwabena "An empirical analysis of the relationship between minimum wage,

investment and economic growth in Ghana." African Journal of Economic Review 3.2 (2015): 85-101.

2. Pesaran, M Hashem, Yongcheol Shin, and Richard J Smith "Bounds testing approaches to the

analysis of level relationships." Journal of applied econometrics 16.3 (2001): 289-326.

Ngày đăng: 16/09/2017, 21:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w