Vấn đề nghiên cứu Gần đây, việc quan tâm đến phát triển trong mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế đã kích thích sự ra đời của nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LÊ HẢI HÀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở các địa phương Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay phần nhỏ trong luận văn này chưa từng được công bố hoặc được
Trang 3Em chân thành cảm ơn tập thể lớp ME06A và các anh/chị trong lớp đã tạo điều kiện và hỗ trợ em trong lúc thực hiện luận văn này
Em chân thành cảm ơn gia đình đã tạo động lực và luôn ủng hộ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Cuối cùng, kính chúc quý Thầy/Cô và tập thể ME06A luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt
Trang 4Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài đã tìm kiếm, tham khảo, tìm hiểu các cơ sở
lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Đề tài đã sử dụng dữ liệu thứ cấp của 63 tỉnh thành từ bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam các năm 2006, 2008, 2010, 2012 và các dữ liệu về GDP, dân số, lao động, đầu tư Tổng cục Thống kê các năm tương ứng để tập hợp thành dữ liệu bảng (panel data)
Với kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng, đề tài đã tìm thấy mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, trong đó nhận thấy rằng chấp nhận mức bất bình đẳng thu nhập cao hơn sẽ mang lại mức độ tăng trưởng nhanh hơn Đồng thời các biến ngoại sinh gồm y tế, lao động, thu nhập, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có tác động cùng chiều với tăng trưởng và kích thích tăng trưởng trong khi đó với khuôn khổ nghiên cứu của đề tài cho thấy tỷ lệ giáo dục có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế và
tỷ lệ đầu tư không có ý nghĩa thống kê trong phạm vi nghiên cứu này
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm và thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu đưa ra các gợi ý cho nhà hoạch định chính sách nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực trong mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại các địa phương Việt Nam
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh mục bảng biểu viii
Danh mục hình vẽ, đồ thị ix
Danh mục từ viết tắt x
Chương I GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu 1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu 4
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5
1.7 Kết cấu của đề tài 5
1.8 Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 6
Chương II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 11
2.1 Bất bình đẳng thu nhập 11
2.1.1 Một số khái niệm 11
2.1.2 Các nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập 12
2.1.3 Đo lường bất bình đẳng 9
Trang 62.2 Tăng trưởng kinh tế 16
2.2.1 Một số định nghĩa 16
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 17
2.3 Các lý thuyết về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế 18
2.3.1 Các lý thuyết về mối quan hệ tích cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế 19
2.3.2 Các lý thuyết về mối quan hệ tiêu cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế 21
2.3.3 Lý thuyết về mối quan hệ phi tuyến giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế 25
2.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 25
Chương III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Mô hình nghiên cứu 29
3.1.1 Mô hình nghiên cứu 29
3.1.2 Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu 29
3.2 Dữ liệu và công cụ nghiên cứu 32
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu 32
3.2.2 Công cụ nghiên cứu 33
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 34
3.3.1 Phân tích hồi quy 34
3.3.2 Lựa chọn mô hình hồi quy 37
3.3.3 Tiến hành các thủ tục kiểm định 38
Trang 7Chương IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
4.1 Phân tích mô tả 41
4.2 Phân tích tương quan 44
4.3 Kết quả phân tích mô hình hồi quy 46
4.3.1 Phân tích mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất Pooled
OLS 46
4.3.2 Phân tích mô hình hồi quy bằng phương pháp các tác động cố định FEM 47
4.3.3 Phân tích mô hình hồi quy bằng phương pháp các tác động ngẫu nhiên REM 48
4.3.4 Kiểm định mô hình hồi quy 49
4.4 Các kiểm định cho mô hình đã chọn 49
4.5 Phân tích kết quả hồi quy từ mô hình FEM có tùy chọn “robust” 51
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Giải pháp 57
5.3 Ưu điểm và hạn chế của đề tài 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 68
Phụ lục 1 Số liệu GINI từng địa phương qua các năm 68
Phụ lục 2 Kết quả hồi quy 71
Trang 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 6
Bảng 1.2 Chênh lệch thu nhập bình quân giữa nông thôn và thành thị, giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất theo ngũ phân vị ở cả nông thông và thành thị 7
Bảng 3.1 Tổng hợp mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu 32
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 41
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến 44
Bảng 4.3 Hệ số nhân tử phóng đại phương sai 45
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS 46
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo mô hình FEM 47
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo mô hình REM 48
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy theo mô hình FEM có tùy chọn “robust” 50
Bảng 4.8 So sánh kết quả hồi quy với kỳ vọng ban đầu 51
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Đường cong Lorenz 14 Biểu đồ 1.1 Xu hướng gini, tỷ lệ nghèo và tốc độ tăng trưởng 9
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT sWB: Ngân hàng Thế giới (World Bank)
GSO: Tổng cục Thống kê
VHLSS: Bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình
GINI: Chỉ số bất bình đẳng thu nhập
ILSSA: Viện khoa học Lao động Xã hội- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
FEM: Mô hình các tác động cố định (Fixed Effect Model)
OLS: Mô hình bình phương bé nhất (Ordinary Least Square)
REM: Mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model)
GNP: Tổng sản phẩm quốc gia
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
WDI: Báo cáo chỉ số Phát triển Thế giới
NGTK: Niên giám thống kê
đvt: đơn vị tính
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới
UNDP: Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Trang 11Chương 1 GIỚI THIỆU
Chương này trình bày lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu và kết cấu của đề tài
1.1 Vấn đề nghiên cứu
Gần đây, việc quan tâm đến phát triển trong mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế đã kích thích sự ra đời của nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm mới Một số mô hình tồn tại cho rằng có sự tác động âm của bất bình đẳng thu nhập lên tăng trưởng kinh tế, một số lại cho rằng có tác động dương trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này Benabou (1996), Aghion và ctg (1999) đã cung cấp cho chúng ta các điều tra xuất sắc về mặt lý thuyết; trên cơ sở này những nghiên cứu sau đó tập trung vào các luận điểm liệu: (1) các quốc gia sẽ đối mặt với sự đánh đổi giữa việc cắt giảm bất bình đẳng và cải thiện hiệu suất tăng trưởng của họ, (2) thay vì đó chấp nhận sự tồn tại của một vòng tròn đạo đức trong đó tăng trưởng kinh tế dẫn đến làm giảm mức bất bình đẳng và mức bất bình đẳng thấp hơn sẽ mang lại mức tăng trưởng cao hơn Mỗi một luận điểm khác nhau trong lý thuyết có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoạch định chính sách ở mỗi quốc gia
Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế trở nên quan trọng hơn khi Diễn đàn kinh tế Thế giới-WEF (2014) công bố một trong những xu hướng có tác động lớn nhất đến kinh tế toàn cầu năm 2015 chính là bất bình đẳng thu nhập, trong
đó châu Á là khu vực có mức độ bất bình đẳng thu nhập lớn nhất trong năm 2015 Cũng theo tổ chức này, lực lượng cơ bản trong các cuộc xung đột chính là giới trẻ- những người không thuộc bộ phận có thu nhập cao cảm thấy bị gạt bên lề xã hội Điều này sẽ gây tác động xấu đến sự phát triển bền vững và hòa bình của xã hội (An Sinh, 2014)
Ở Việt Nam, kể từ khi mở cửa hội nhập quốc tế, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu: tốc độ tăng trưởng nhanh, thu nhập người dân cải thiện đáng kể, Việt Nam
Trang 12thoát khỏi tình trạng nước nghèo Bên cạnh đó nhiều vấn đề đáng quan ngại đối với tăng trưởng bền vững cũng phát sinh, đặc biệt là vấn đề chênh lệch thu nhập Thống kê của World Bank (WB) cho thấy, cứ khoảng 1 triệu người Việt Nam thì có 1 người siêu giàu (với tài sản từ 30 triệu USD trở lên) tương đương với các quốc gia có cùng mức thu nhập (trích bởi Khánh Linh và Cao Sơn, 2010)
Chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm hộ gia đình ngày càng gia tăng (Gabriel,
2014 trích bởi Viện Khoa học Lao động và Xã hội- ILSSA), theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê (GSO) năm 2010 thì thu nhập bình quân người của nhóm hộ nghèo nhất thấp hơn nhóm hộ giàu nhất đến 9.2 lần, kết quả này cao hơn so với các năm trước
đó Cũng trong khảo sát lần này, kết quả cho thấy hệ số bất bình đẳng thu nhập (GINI) có
xu hướng tăng qua các năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 lần lượt tương ứng là 0.418, 0.42, 0.42, 0.43 và 0.43 (Khánh Linh và Cao Sơn, 2010)
Vấn đề chênh lệch giàu nghèo không chỉ diễn ra giữa các nhóm hộ giàu nhất và nghèo nhất mà còn diễn ra giữa nhóm hộ gia đình ở khu vực thành thị và nông thôn,
Nguyễn Trung Kiên (2012) đã kết luận rằng: “chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị có xu hướng tăng liên tục qua các năm Sau mỗi 2 năm thì chênh lệch tuyệt đối tăng khoảng 30%-50% ”và tác giả dự đoán tỷ lệ này sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm sắp tới Còn Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhận định, “người nghèo ở Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế chỉ bằng 76,6% so với mức bình quân của xã hội, trong khi người giàu hưởng tới 115% Sự đầu tư và sự hưởng thụ về giáo dục, sức khỏe và các dịch vụ khác ngày càng nghiêng về phía người có nhiều tiền sống ở thành thị…” (trích bởi Bùi Đại Dũng và Phạm Thu Phương, 2009)
Một nghiên cứu của WB và Viện khoa học lao động xã hội- bộ Lao động Thương binh Xã hội (ILSSA) năm 2013 cho thấy: trong giai đoạn hiện nay cùng với tốc độ bùng
nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, người dân Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ ngày càng tỏ ra lo lắng đối với bất bình đẳng thu nhập và điều này sẽ ngày càng trở thành vấn đề nóng hơn cùng với tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay (Quang Lộc,
Trang 132014;WB, 2014) Trên thực tế, những chênh lệch về thu nhập nếu vượt qua một giới hạn nào đó sẽ làm mất đi tính ổn định của xã hội
Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng mô hình kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX trích bởi Bùi Đại Dũng và Phạm Thu Phương, 2009) việc hạn chế chênh lệch về giàu nghèo, ổn định xã hội
là nhu cầu cấp thiết
Vấn đề bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế là chủ đề nóng được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam Cho đến nay, các nghiên cứu phần lớn chỉ mới bàn riêng về vấn đề tăng trưởng hoặc bất bình đẳng thu nhập Gần đây có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai đối tượng này nhưng phần lớn đi theo hướng nghiên cứu mang tính lý luận hoặc phân tích vĩ mô; còn những nghiên cứu định lượng sử dụng bộ dữ liệu đã cũ không còn phù hợp với tình hình thực tế Mặt khác, đa phần chỉ nghiên cứu tác động của tăng trưởng đến bất bình đẳng , còn mối quan hệ ở chiều ngược lại- tác động của bất bình đẳng thu nhập đối với tăng trưởng kinh tế còn hạn chế
Từ đây cho thấy, việc nghiên cứu định lượng, sử dụng bộ dữ liệu mới nhằm kiểm
định“Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở các địa
phương Việt Nam” là cần thiết
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Bất bình đẳng thu nhập có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở các địa phương Việt Nam?
Các gợi ý chính sách nào cần được áp dụng để phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của tác động này?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu, đề tài nhằm đạt được các mục tiêu:
Trang 14Đánh giá tác động của bất bình đẳng thu nhập đối với tăng trưởng kinh tế ở các địa phương Việt Nam;
Đưa ra gợi ý chính sách liên quan
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở các địa phương của Việt Nam, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
Để tính toán lượng hóa các chỉ số đề tài sử dụng phần mềm Excel, Stata 13 để tính toán chỉ số tăng trưởng kinh tế, các bài toán về thống kê mô tả và phân tích hồi quy dữ liệu bảng
Về phương pháp ước lượng dữ liệu bảng đề tài sử dụng mô hình hồi quy bình phương bé nhất (Ordinary Least Square- OLS), các tác động cố định (fixed Effects Model- FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model- REM), sau
đó chọn mô hình phù hợp
Từ kết quả ước lượng của các mô hình, đề tài tiến hành các kiểm định cần thiết đánh giá tính chất của dữ liệu gốc cũng như phân tích các trị số thống kê R2, P-Value của các hệ số hồi quy… Mô hình được chọn là mô hình có giá trị R2 hiệu chỉnh cao, các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê cao
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian là các tỉnh thành của Việt Nam
Về thời gian từ năm 2005- 2012 Đây là giai đoạn kinh tế, chính trị thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều thay đổi lớn Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (đặc biệt là gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới) đã đem đến cho Việt Nam nhiều thành tựu nổi bật nhưng cũng kéo theo đó nhiều nguy cơ: ô nhiễm môi trường, mất trật tự
xã hội, thị trường của doanh nghiệp trong nước thu hẹp, khủng hoảng kinh tế và nổi cộm
là vấn đề bất bình đẳng thu nhập Do đó, việc chọn giai đoạn này là phù hợp với những
Trang 15chuyển biến của kinh tế xã hội, đồng thời tạo điều kiện để phân tích, đánh giá và đưa ra khuyến nghị kịp thời
- Về nội dung: đề tài nghiên cứu tác động giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở các địa phương Việt Nam; từ kết quả nghiên cứu, đưa ra những kết luận
và gợi ý chính sách
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Bước vào kỷ nguyên 21, kỷ nguyên của hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đã đem lại cho các quốc gia nhiều thành tựu như tăng trưởng kinh tế nhanh, tỷ lệ nghèo đói giảm xuống…nhưng cùng với đó là những thách thức như là sự nghèo đói, suy dinh dưỡng, thất nghiệp và bất bình đẳng về thu nhập
Nhiều kết quả khảo sát cho thấy, ngày càng có nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt
là những người trẻ ở thành thị tỏ ra lo ngại đối với vấn đề bất bình đẳng thu nhập dù có tỷ
lệ tăng trưởng cao
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho chúng ta lựa chọn phương án phù hợp trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhậpvà tăng trưởng kinh tế Từ
đó đưa ra những gợi ý phù hợp cho công tác hoạch định chính sách
1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 5 nội dung chính, cụ thể:
Chương 1- Giới thiệu: Trình bày tóm lược về lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, những điểm nổi bật của luận văn và kết cấu luận văn
Chương 2- Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước: trình bày các khái niệm và
cách đo lường bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế; nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập Trình bày các lý thuyết về mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
Trang 16Chương 3- Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả các
biến và các giả thuyết nghiên cứu, các nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu
Chương 4- Kết quả nghiên cứu: phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu, kết quả của
mô hình kinh tế lượng; xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập với phụ thuộc
Chương 5- Kết luận và gợi ý chính sách : tóm tắt lại kết quả nghiên cứu của đề tài,
trên cơ sở đó đưa ra gợi ý chính sách phù hợp; trình bày hạn chế của đề tài và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có)
1.8 Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Hoàng Thúy Yến (2015), cho rằng “Bất bình đẳng có thể là cần thiết nhằm tạo động lực kinh tế và khích lệ được sự tăng trưởng” Bởi lẽ, sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập là một phần kết quả từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp-dịch vụ được triển khai từ thời kỳ đổi mới Tuy nhiên bằng chứng ở Việt Nam cho thấy rằng không phải tất cả các hình thái bất bình đẳng đều vô hại thể hiện qua việc nó có thể cản trở tăng trưởng trong dài hạn hoặc gây mất ổn định xã hội Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam để hiện qua các khía cạnh sau:
1.8.1 Tăng trưởng tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm người, dẫn đến sự bất bình đẳng
về thu nhập
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của mỗi con người chính là nguồn thu nhập, thu nhập thấp dẫn đến nhu cầu của người dân không được đáp ứng gây nên tình trạng bất ổn định xã hội, điều này chỉ có thể thay đổi khi thu nhập của người dân tăng lên, đời sống được cải thiện Giai đoạn từ 2006-2012, mức tăng trưởng của Việt Nam duy trì
ở mức ổn định khoảng 10%/ năm, thu nhập bình quân đều người cũng tăng lên
Bảng 1.1 Thu nhập bình quân đầu người/tháng
Trang 17Nguồn: tổng hợp từ Đào Minh Hương, 2014
Chênh lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn là do sự thụ hưởng khác nhau đối với các chương trình- chính sách và hiệu quả giáo dục dẫn đến việc khu vực thành thị có mức thu nhập gấp 2 lần khu vực nông thôn Tuy nhiên, mức chênh lệch này
có xu hướng giảm xuống nhờ các chính xây dựng nông thôn mới, giao đất canh tác lâu dài cho nông dân
Chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở thành thị và nông thôn
Trang 18sự dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm Tuy nhiên, phần lớn người ở nông thôn khi đến thành thị do không thụ hưởng giáo dục đầy đủ phải chấp nhận làm những công việc có mức thâm dụng lao động lớn với mức lương thấp (công nhân, osin…), còn những người có mức lương cao chỉ tập trung ở những ngành có nhu cầu sử dụng lao động thấp Cụ thể, thu nhập bình quân ở các ngành tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí cao gấp hơn 2 lần mức bình quân chung và cao gấp 3,3 lần các ngành có thu nhập thấp nhất (quản lý lao động, hoạt động đoàn thể, hiệp hội, nông nghiệp - lâm nghiệp) (Đào Minh Hương, 2014).Điều này dẫn đến thực trạng chênh lệch thu nhập lớn giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở thành thị lớn hơn ở nông thôn
Theo Tổng cục Thống kê (2013), chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của 20% người giàu nhất và 20% người nghèo nhất đã tăng từ 8.1 năm 2002 lên 9.4 năm
2012 Điều này còn diễn ra giữa nhóm người Kinh và người dân tộc thiểu số, giữa dân cư
ở các khu vực kinh tế; chẳng hạn: khu vực Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển kinh tế hơn khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên nên dân cư nơi đây có mức thu nhập cao hơn, đồng thời chênh lệch giàu nghèo ở khu vực này cũng cao hơn
Theo Ngân hàng Thế giới (2011), xu hướng gia tăng bất bình đẳng đi kèm với tăng trưởng kinh tế là một xu hướng phổ biến ở các nước đang phát triển khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (trích bởi Hoàng Thủy Yến, 2015) Như vậy, ở một khía cạnh nào đó bất bình đẳng gia tăng có thể là biểu hiện của sự tăng trưởng thu nhập, do đó có thể coi đây là quá trình tự nhiên nhằm tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng điều này chỉ được chấp nhận trong một giới hạn nhất định, nếu vượt quá sẽ dẫn đến trình trạng mất
ổn định xã hội, giảm tính gắn kết trong cộng đồng dân cư Tuy nhiên, không thể phủ nhận bất bình đẳng là biểu hiện của quá trình tăng trưởng thu nhập có nghĩa là giảm bớt tỷ lệ nghèo đói điều này được minh chứng bằng việc Ngân hàng Thế giới công nhận Việt Nam
là quốc gia có mức thu nhập trung bình vào năm 2009
2.5.2 Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để xóa đói giảm nghèo
Trang 19Những năm vừa qua, công cuộc giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Nguồn: tác giả tính toán từ số liệu TCTK và VHLSS các năm
Hình trên cho thấy, mặc dù có sự gia tăng về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập nhưng đi đôi với sự gia tăng thu nhập chính là tỷ lệ nghèo giảm xuống Theo thống
kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2005 – 2010 (áp dụng chuẩn nghèo cũ): Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% (năm 2005) xuống còn 9,45% (năm 2010) Đối với giai đoạn 2010- 2013 (áp dụng chuẩn nghèo mới): Tỷ lệ hộ nghèo cả nước
đã giảm từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 9,6% (năm 2012)
Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch giữa các vùng- miền, đặc biệt là những khu vực tập trung đông người dân tộc thiểu số Thống kê cho thấy dân tộc thiểu số chiếm 15% tổng dân số, nhưng lại chiếm đến 48% số người nghèo Việt Nam Năm 2012, khu vực có
tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Trung du và miền núi phía Bắc, tiếp đến là Tây Nguyên, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung với tỷ lệ lần lượt là 24.2%, 18.6%, 16.7% (Hoàng Thủy Yến, 2015)
Tỷ lệ nghèo
Trang 20Như vậy, có thể thấy rằng tác động của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh
tế lên việc giảm nghèo không đồng đều giữa các khu vực, ở khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số bất bình đẳng thu nhập không có tác động đến giảm nghèo
Tóm lại: Chương 1 đã trình bày các nội dung: lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài và thực trạng của đề tài nghiên cứu Tiếp theo chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Trang 21Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương này trình bày các lý thuyết về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh
tế, gồm: Định nghĩa, cách đo lường và các nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập; định nghĩa, cách đo lường và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; các lý thuyết
về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế; các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu rõ về thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại các địa phương Việt Nam
2.1 Bất bình đẳng thu nhập
2.1.1 Một số khái niệm
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Thế giới (OECD), bất bình đẳng thu nhập là sự khác biệt trong cách phân phối tài sản, sự giàu có, hoặc thu nhập giữa các cá nhân hoặc nhóm người Nó cũng được mô tả như là khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, sự chênh lệch, sự giàu có và khác biệt thu nhập, hay còn gọi là khoảng cách giàu nghèo
Thu nhập được xác định là thu nhập hộ gia đình trong một năm cụ thể Nó bao gồm các khoản thu nhập và các khoản đóng góp Bảo hiểm xã hội chi trả của hộ gia đình được khấu trừ Thu nhập của hộ gia đình được gán cho mỗi thành viên của mình, với một điều chỉnh để phản ánh sự khác biệt trong nhu cầu cho hộ gia đình với các kích cỡ khác nhau
Việc quá công bằng trong việc phân phối thu nhập cũng không phải là điều tốt đối với hiệu quả kinh tế, điển hình là các quốc gia xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam thời kỳ trước đổi mới với quan điểm “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, điều này khiến cho con người mất đi động lực phấn đấu khi tham gia vào các hoạt động kinh tế- xã hội Biểu hiện là: sự thiếu kỷ luật trong công tác, năng suất lao động thấp, con người mất
đi tính sáng tạo…những điều này làm tăng trưởng kinh tế chậm, một trong những nguyên
Trang 22nhân làm cho nghèo đói gia tăng Tuy nhiên, quá bất bình đẳng trong thu nhập sẽ gây mất
ổn định xã hội, cản trở tiến bộ của khoa học công nghệ và kiềm hãm sự phát triển
2.1.2 Các nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập
Bất bình đẳng thu nhập là vấn đề tồn tại do lịch sử để lại đồng thời hiện hữu cùng với sự phát triển của các quốc gia Việc giảm thiếu tỷ lệ bất bình đẳng trong thu nhập trở thành mục tiêu hàng đầu của các Chính phủ Ở mỗi quốc gia, tình trạng bất bình đẳng thu nhập biểu hiện ở mỗi mức độ khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố Theo Mankiw (2008), bất bình đẳng thu nhập bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và các nguyên nhân có thể riêng biệt hoặc đan xen lẫn nhau, tuy nhiên về cơ bản có thể quy tụ thành 2 nhóm nguyên nhân chính là tài sản và lao động:
Một là, bất bình đẳng thu nhập từ tài sản: trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá
nhân được phân phối quyền sở hữu các yếu tố sản xuất Tùy theo giá trị mà các yếu tố này được định giá trên thị trường mà chúng có những ảnh hưởng khác nhau đến mức thu nhập của mỗi cá nhân Đây là cách phân phối theo sở hữu nguồn lực hay phân phối theo tài sản mà tài sản này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, như: thừa kế tài sản, sự tích lũy của cá nhân thông qua hành vi tiêu dùng và tiết kiệm, kết quả sản xuất kinh doanh Trong đó, kết quả từ sản xuất kinh doanh là cách quan trọng nhất để gia tăng thu nhập và tăng tài sản của mỗi cá nhân
Hai là, bất bình đẳng thu nhập từ lao động: Kết quả điều tra của WB và ILSSA
cho thấy: “bất bình đẳng giữa giàu và nghèo phần nào do tài năng và sự chăm chỉ” (World Bank, 2014), nguồn lực cơ bản để tạo ra thặng dư xã hội chính là lao động Tuy nhiên kỹ năng, điều kiện và tính chất nghề nghiệp của mỗi lao động là khác nhau nên sẽ dẫn đến những khác nhau trong thu nhập Những khác biệt về thu nhập từ lao động bắt nguồn từ sự khác nhau của: khả năng và kỹ năng lao động; cường độ làm việc; tính chất nghề nghiệp; sự phân biệt đối xử trong xã hội do tính chất không hoàn hảo của thị trường…
Trang 232.1.3 Đo lường bất bình đẳng
Các thước đo bất bình đẳng phụ thuộc vào mức thu nhập/tiêu dùng trung bình trong một nước và sự phân phối thu nhập/tiêu dùng trung bình đó Có nhiều thước đo bất bình đẳng khác nhau, thông thường các quốc gia thường sử dụng các thước đo đường cong Loren, hệ số Gini, tiêu chuẩn “40” của World Bank, và hệ số giãn cách thu nhập Cụ thể như sau:
a Đường cong Lorenz:
Theo Perkin và ctg (2005), thước đo này được giới thiệu trên một bài báo đăng vào năm 1905 bởi chính tác giả- nhà thống kê học đầu tiên Max Lorenz
Theo đó người có thu nhập được sắp xếp theo trình tự từ mức thu nhập thấp nhất đến mức thu nhập cao nhất và biểu thị trên trục hoành Bản thân đường cong này cho biết
tỷ lệ phần trăm tổng thu nhập được nhận bởi một phần trăm cộng dồn nhất dịnh những người có thu nhập
Hình dạng đường cong cho biết mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Theo định nghĩa đường cong phải cắt với đường thẳng 450 ở cả góc thấp nhất bên trái (0% dân số phải nhận 0% thu nhập) và góc trên cùng bên phải (100% dân số phải nhận được 100% thu nhập)
Có hai thái cực xảy ra: sẽ là bình đẳng tuyệt đối nếu mọi người đều có thu nhập như nhau, đường Lorenz trùng với đường thẳng 450
Sẽ là bất bình đẳng tuyệt đối nếu chỉ một gia đình có thu nhập và tất cả các hộ gia đình khác đều không thì đường cong trùng với đường viền đáy và bên phải đồ thị Tuy nhiên, trong thực tế đường Lorenz bao giờ cũng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường bất bình đẳng tuyệt đối, đường Lorenz càng xa đường bình đẳng tuyệt đối khi bất bình đẳng càng lớn
Trang 24Hình 2.1 Đường cong Lorenz
Đường cong Lorenz là công cụ tiện lợi, giúp xem xét mức độ bất bình đẳng thu nhập một cách trực quan thông qua hình dạng của đường cong, tuy nhiên vì trực quan nên công cụ này còn quá đơn giản không thể đưa ra các kết luận chính xác trong những trường hợp phức tạp do chưa lượng hóa được mức độ bất bình đẳng (Hoàng Thủy Yến, 2015)
có miền giá trị hẹp hơn nhiều, thường từ khoảng 0,25 đến 0,6 (Perkin và ctg, 2005)
Còn về mặt số học, theo Tổng cục thống kê Việt Nam hệ số Gini được tính như sau:
100
Đường cong Lorenz
Đường bình đẳng
Trang 25∑( )(
)
trong đó:
Fi là phần trăm cộng dồn dân số đến người thứ i
Yi là phần trăm cộng dồn thu nhập (chi tiêu) đến người thứ i
Những quốc gia có mức chênh lệch thu nhập lớn, hệ số Gini nằm từ khoảng 0,5 đến 0,7; còn ở những quốc gia có phân phối thu nhập tương đối công bằng thì hệ số Gini dao động từ 0,2 đến 0,5
Do có thể đo lường được mức độ bất bình đẳng thu nhập giúp cho việc so sánh mức độ bất bình đẳng thu nhập theo thời gian hay theo không gian dễ dàng hơn nên hệ số Gini đã khắc phục được các nhược điểm của đường Lorenz Tuy nhiên, cũng có lúc không thể so sánh được sự khác nhau khi diện tích giữa đường thẳng 450 và đường Lorenz nhưng sự phân bố các nhóm dân cư có thu nhập khác
c Tiêu chuẩn “40” của World Bank
Năm 2002, World Bank đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng: tỷ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội Theo chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng; cụ thể:
- Tình trạng bất bình đẳng cao: khi hơn 17% tổng thu nhập được tạo nên bởi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội
- Tình trạng bất bình đẳng tương đối: khi từ 12%-17% tổng thu nhập được tạo nên bởi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội
- Tình trạng bất bình đẳng thấp: thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 12% tổng thu nhập
d Hệ số giãn cách thu nhập:
Trang 26Hệ số giãn cách thu nhập được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu để đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập Chỉ tiêu này được xác định bởi mức chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất và 20% dân số có thu nhập thấp nhất Tình trạng bất bình đẳng càng cao khi hệ số giãn cách thu nhập càng lớn (Perkin và ctg,
2005)
Bên cạnh các thước đo trên, tỷ lệ nghèo đói cũng được sử dụng khá rộng rãi để đánh giá phân phối thu nhập Ngưỡng nghèo đói là tỷ lệ phần trăm dân số có thu nhập thấp hơn một giá trị tuyệt đối nào đó- mức thu nhập tối thiểu cần thiết đảm bảo những nhu cầu vật chất cơ bản như lương thực, quần áo, nhà ở…và những điều kiện đảm bảo cho con người có thể tiếp tục tồn tại
Trong khuôn khổ đề tài này, chỉ tiêu được sử dụng để đo lường bất bình đẳng thu nhập là hệ số Gini
2.2 Tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Một số định nghĩa
Perkin và ctg (2005) đã định nghĩa tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập/ sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập/sản phẩm quốc dân Nếu việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia tăng lên theo bất cứ cách nào cùng với đó là thu nhập bình quân tăng lên , thì quốc gia đó đã đạt được “tăng trưởng kinh tế”
Bùi Đại Dũng và Phạm Thu Phương (2009) cho rằng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về tăng trưởng kinh tế, nhưng có thể hiểu một cách thống nhất là
“sự tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian, thước đo phổ biến là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một năm hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người trong một năm”, đôi khi có một số quốc gia lại sử dụng thước đo
tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), sản phẩm quốc gia ròng (NNP)… nhưng phổ biến nhất là hai thước đo GDP và GNP
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều người đồng nhất giữa 2 khái niệm tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế về cơ bản là sự gia tăng của thu
Trang 27nhập bình quân còn phát triển kinh tế có “nội hàm rộng hơn” nó đề cập đến những cải thiện trong phát triển y tế, giáo dục và những khía cạnh phúc lợi xã hội khác Những quốc gia có thu nhập bình quân tăng nhưng tuổi thọ trung bình không tăng thì thiếu đi khía cạnh quan trọng của sự phát triển, hoặc sự gia tăng thu nhập đó chỉ xảy ra đối với một nhóm nhỏ những người giàu thì không thể gọi là phát triển (Perkin và ctg, 2005)
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm nhóm nhân tố kinh
tế và nhóm nhân tố phi kinh tế
a Nhóm nhân tố kinh tế:
Đây là nhóm có tácđộng trực tiếpđến tăng trưởng kinh tế gồm: vốn, laođộng, tiến
bộ công nghệ, tài nguyên Trong đó:
Vốn được lượng hóa thông qua mô hình Harrod-Domar, là yếu tố đầu vào quan
trọng tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế dưới dạng vật chất chứ khôngphải tiền
Nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế, gồm: máy móc, nhà xưởng, thiết bị…
Lao động trước đây lao động được hiểu ở dạng vật chất được tính bằng số lượng
lao động mà mỗi quốc gia sở hữu, tuy nhiên gần đây người ta đã bắt đầu chú trọng đến yếu tố phi vật chất của lao độngđó là vốn nhân lực thể hiện bằng kỹ năng lao động Hiện nay, tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển chủ yếu bằng số lượnglao động vì vốn nhân lực chưa được chú trọng do quá trình đào tạo còn hạn chế
Tiến bộ công nghệ được đánh giá cao trong mô hình tăng trưởng Solow (1956)
“toàn bộ tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật” (trích bởi Hoàng Thủy Yến, 2015) Theo đó, tiến bộ công nghệ được hiểuở hai dạng: thành tựu kiến thức nhằm cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất…; áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ sản xuấtchung
Tài nguyên bao gồm đất đai và nguồn lực có sẵn trong tự nhiên Do tính hữu hạn
Trang 28của mỗi quốc gia là lựa chọn công nghệ để có thể sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên Hiện nay, với quan điểm cho rằng tài nguyên là yếu tố cố định, có vai trò giảm dần hoặc có thể quy về vốn sản xuất nên các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không
đề cập đến yếu tố này
b Nhóm nhân tố phi kinh tế:
Đây là nhóm các yếu tố tác động gián tiếp và rất khó đo lường ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế Bao gồm các nhân tố: vai trò của Nhà nước, các yếu tố văn hóa-
xã hội, cơ cấu dân tộc tôn giáo và sự tham gia của cộng đồng
2.3 Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề nóng gây ra nhiều tranh cãi Về mặt lý thuyết, tăng trưởng và phân phối thu nhập công bằng là hai chủ thể tương đối độc lập với nhau trong một nền kinh tế thống nhất Tuy nhiên về mặt thực tiễn, hai chủ thể này lại có mối quan hê tương tác lẫn nhau: tăng trưởng kinh tế tạo ra nguồn của cải cho xã hội chính là tạo điều kiện cho việc phân phối thu nhập thực hiện công bằng xã hội, tới lượt mình sự công bằng trong phân phối thu nhập giúp thúc đẩy làm việc, tăng năng suất lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như vậy, tăng trưởng kinh tế là tiền đề cho sự công bằng trong phân phối thu nhập, còn phân phối thu nhập công bằng là động lực cho quá trình tăng trưởng kinh tế
Trong suốt quá trình phát triển của ngành kinh tế, có rất nhiều lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập công bằng (hay bất bình
đẳng thu nhập) Điển hình là lý thuyết chữ “U ngược” của Simon Kuznets (1955):
Lý thuyết này nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập, Kuznets đã tiến hành điều tra mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và bất bình đẳng trong một mặt cắt ngang của các nước Theo đó ông cho rằng:
“mức độ bất bình đẳng về thu nhập có hướng gia tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, sau đó sẽ giảm bớt đi khi nền kinh tế đã đạt tới một trình độ phát triển cao hơn” Tuy nhiên, Kuznets “không đề xuất khuôn khổ mang tính tất định” (Jonathan R
Trang 29Pincus) Kuznets xem kết quả của mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế là sự đối chọi nhau của nhiều xung lực, một phần trong số đó sẽ dẫn đến
sự gia tăng của bất bình đẳng, phần khác sẽ khiến cho bất bình đẳng giảm đi Khẳng định cho điều này, Karim và Zouhaier (2012) trong một nghiên cứu về bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế cho rằng mô hình chữ “U ngược” cho thấy bất bình đẳng sẽ tăng lên cùng với tăng trưởng kinh tế và sẽ giảm xuống khi đạt “điểm tới hạn”; điều này được tạo ra bởi khu vực năng suất mới và khu vực kém năng suất cũ
Bigsten và Levin (2001) đã nghiên cứu lý thuyết này trên cơ sở kết quả nghiên cứu
và nhận thấy không có bằng chứng chắc chắn của một mô hình chữ “U ngược” ở tất cả các quốc gia cũng như không tìm thấy một mối quan hệ thống nhất giữa tỷ lệ tăng trưởng
và bất bình đẳng thu nhập tuy nhiên, hai tác giả này cho rằng có thể chấp nhận được nếu bất bình đẳng có thể làm động lực để tăng trưởng tốt hơn, để từ đó tạo nên cơ hội và điều kiện để phân phối thu nhập một cách công bằng tiến đến xóa đói giảm nghèo
Cũng trên cơ sở lý thuyết chữ “U ngược”, Ahlwalia (1976) với bộ số liệu về phân phối thu nhập của hơn 60 quốc gia và kết quả điều tra bằng các số liệu khác đã kết luận rằng: “bất bình đẳng gia tăng ở giai đoạn phát triển ban đầu rồi sau đó đảo ngược ở giai đoạn phát triển cao hơn” Theo Ahlwalia thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng đảo ngược này là do sự dịch chuyển cơ cấu ngành trong sản xuất, sự nâng cao về giáo dục- đào tạo,
sự tiến bộ về trình độ tay nghề và những chuyển biến về dân số Tuy nhiên, tác giả này cũng khẳng định, sự gia tăng của bất bình đẳng ở giai đoạn đầu là có, nhưng nó không làm cho tình trạng nghèo đói của xã hội trở nên trầm trọng hơn (Perkin và ctg, 2005)
Trên nền tảng cơ bản về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế nêu trên, hầu hết các lý thuyết sau đó chia thành 3 trường phái: (1) Bất bình đẳng thu nhập có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; (2) Bất bình đẳng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; (3) Bất bình đẳng có tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế
2.3.1 Các lý thuyết về mối quan hệ tích cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Trang 30Quan điểm về mối quan hệ tích cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế xây dựng dựa trên các yếu tố: thuế, xu hướng tiết kiệm biên và vốn đầu tư; được
đại diện bởi ba lý thuyết sau:
Thứ nhất, theo Mankiw (2004) việc chú trọng đến phân phối thu nhập bình đẳng nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội có thể mâu thuẫn với việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế vì nó khiến cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả hơn Giải thích cho vấn đề này là để thực hiện phân phối thu nhập công bằng Nhà nước cần phải thực hiện chính sách tái phân phối thu nhập tức là lấy thu nhập của người giàu chia cho người nghèo thông qua hệ thống thuế và các chương trình phúc lợi Tuy nhiên điều này sẽ làm giảm động lực lao động và gây nên tổn thất xã hội bởi vì: khi tái phân phối thu nhập thì một phần của cải của người giàu sẽ chuyển sang cho người nghèo thông qua chính phủ; thế nhưng việc chính phủ lấy đi phần thu nhập tăng thêm của một người thông qua kênh thuế để trợ cấp khiến cho người giàu không tích cực làm việc vì cảm thấy lao động của mình nhưng người khác thụ hưởng, người nghèo nhận thấy không cần làm việc vì đã có trợ cấp; đặc biệt là đối với những quốc gia có mức trợ cấp xã hội quá hào phóng và mức
thuế suất cao Khi lao động giảm đi, khiến cho tăng trưởng chậm lại thậm chí là “đi lùi”
Thứ hai là giả thuyết Kaldor (1955) và được Stiglitz (1969) chính thức công nhận ,
lý thuyết này cho rằng người giàu có xu hướng tiết kiệm biên cao hơn người nghèo Việc tái phân phối thu nhập từ người giàu cho người nghèo bằng cách đánh thuế thu nhập cao hơn sẽ khiến cho mức tiết kiệm giảm xuống, trong khi đó tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ tiết kiệm so với thu nhập quốc dân, do đó tỷ lệ tiết kiệm giảm sẽ khiến cho tăng trưởng kinh tế giảm xuống điều này có nghĩa là nếu phân phối thu nhập bất bình đẳng hơn sẽ kích thích tăng trưởng và ngược lại nếu phân phối công bằng
sẽ làm cho tăng trưởng chậm lại Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển cũng khẳng định, tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định quá trình tích lũy tư bản và giảm tiết kiệm sẽ làm
giảm tăng trưởng kinh tế
Thứ ba, lý thuyết về tính không thể chia cắt của đầu tư, dựa trên lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, lý thuyết này cho rằng để tăng trưởng kinh tế nhanh hơn cần phải
Trang 31chấp nhận hy sinh mục tiêu công bằng bởi vì nếu các dự án đầu tư mới yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu lớn, trong điều kiện không có các thị trường vốn hoàn hảo cho phép tổng hợp các nguồn lực của các nhà đầu tư nhỏ, thì phân phối sao cho tập trung được của cải sẽ hỗ trợ đầu tư mới và từ đó dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn (trích bởi
Hoàng Thủy Yến, 2015)
2.3.2 Các lý thuyết về mối quan hệ tiêu cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Mặc dù có nhiều lý thuyết và thực nghiệm cho rằng cần hy sinh mục tiêu công bằng xã hội tức là chấp nhận bất bình đẳng để có mức tăng trưởng cao hơn, thế nhưng không phải nhà kinh tế học nào cũng chấp nhận quan điểm này Trường phái khác cho rằng bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua các yếu tố: chính trị- xã hội, dân số, giáo dục, thị trường vốn Đại diện là các lý thuyết sau:
Lý thuyết kinh tế chính trị xây dựng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và
tăng trưởng kinh tế dựa trên lý thuyết tăng trưởng nội sinh và lý thuyết kinh tế chíng trị Đại diện cho lý thuyết này là Alesina và Rodrik (1994) với nghiên cứu “phân phối chính trị và tăng trưởng kinh tế” Hai tác giả này cho rằng sự khác biệt giữa kinh tế và chính trị chỉ đơn thuần là “kinh tế là mở rộng chiếc bánh còn chính trị là phân phối lại nó” qua đó tìm ra mối quan hệ giữa mức thuế trung bình, tái phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh
tế Kết quả cho thấy, “càng bất bình đẳng về của cải và thu nhập, mức thuế càng tăng thì tốc độ tăng trưởng càng thấp”
Trong xã hội dân chủ, cử tri trung lập chính là những người quyết định mức thuế suất (Alesina và Rodrik, 1994; Persson và Tabellini, 1991) Thuế được thu theo tỷ lệ thu nhập và chi tiêu công tỷ lệ thuận với doanh thu thuế, từ đó quá trình tái phân phối thu nhập được diễn ra và người nghèo nhận được nhiều lợi ích hơn từ những công trình phúc lợi công cộng so với người giàu Chính điều này khiến cho người nghèo thích các mức thuế suất cao (chỉ tác động vào người giàu) để tái phân phối lại cho người nghèo thông qua các chương trình chuyển giao thu nhập
Trang 32Trong xã hội bất bình đẳng, thu nhập của những người quyết định mức thuế suất thấp hơn thu nhập trung bình của xã hội, điều này sẽ khiến cho việc tái phân phối thu nhập diễn ra ở mức cao hơn (do doanh thu thuế cao), việc này sẽ kiềm hãm đầu tư và hạn chế nỗ lực lao động, làm giảm tăng trưởng, làm “giảm động cơ tích lũy” (Alesina và Rodrik, 1994) (thực tế của Việt Nam giai đoạn trước đổi mới 1986 là minh chứng cụ thể cho điều này)
Về cơ bản, mô hình này khẳng định, bất bình đẳng đòi hỏi tái phân phối diễn ra mạnh mẽ hơn, do vậy sẽ đi cùng với tăng trưởng thấp; tức là bất bình đẳng có quan hệ nghịch biến với tăng trưởng
Lý thuyết mô hình thị trường vốn không hoàn hảo được xây dựng bởi Chiou
(1998), Aghion và Bolton (1997), Galor và Zeira (1993), Saint Paul và Verdier (1993)
Lý thuyết này dựa trên vai trò của sự chưa hoàn hảo của thị trường vốn, đặc biệt là trong
xã hội mà các cá nhân không được tự do tiếp cận với tín dụng Sự bất bình đẳng ở đây ngụ ý rằng số lượng người ở dưới ngưỡng chuẩn của giáo dục chiếm một phần tương đối lớn trong dân số Do nguồn vốn con người hạn hẹp nên cho dù tăng trưởng được đề cao bằng sự đầu tư vào nguồn nhân lực thì vẫn mang lại mức tăng trưởng thấp.Tái phân phối làm cho người nghèo được đầu tư vào nguồn vốn nhân lực từ đó làm tăng tổng sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng Nếu thị trường vốn hướng tới việc cải thiện một nền kinh tế phát triển thì khi đó hiệu quả của thị trường vốn có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển vì vậy dự báo về mức độ bất bình đẳng thu nhập trở nên quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển hơn
Trong khi có nhiều ý kiến cho rằng không phải lúc nào sự khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn của người nghèo cũng là nguyên nhân gây ra bất bình đẳng; thì những lập luận về sự thiếu hụt nguồn vốn thực sự phù hợp để giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nghèo đói- một tỷ lệ nghèo đói cao hơn là có thêm nhiều người
gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn tài chính hay nói cách khác “tập trung nguồn lực đầu tư vào một bộ phận nhỏ của xã hội có thể làm giảm năng suất biên của vốn từ đó hạn chế tăng trưởng kinh tế” (Aghion và ctg, 1999)
Trang 33Lý thuyết mô hình bất ổn về chính trị xã hội của Alesina (1996), Benhabib và
Rustichini (1996), Grossman và Kim (1996) Lý thuyết này nhấn mạnh bất bình đẳng sẽ làm gia tăng sự bất mãn trong xã hội và là nguyên nhân dẫn đến bất ổn chính trị xã hội dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng do lợi nhuận đầu tư thấp hơn so với mong đợi Mặt khác, sự thiếu công bằng sẽ làm tăng thêm sự khác biệt xã hội, phân biệt giai cấp, điều này khiến cho trạng thái của tài sản ít an toàn hơn và làm giảm tăng
trưởng
Các tác giả cũng cho rằng việc tăng cường mất cân bằng của cải và thu nhập có thể khiến khả năng người nghèo và người dân tham gia các hoạt động chống phá: tội phạm, bạo loạn thậm chí là các cuộc cách mạng, đồng nghĩa với việc nguồn lực dành cho việc phòng chống những tội phạm này cũng tăng lên Điều này trực tiếp thể hiện sự lãng phí các nguồn lực bởi thời gian và sức lực của các phạm nhân cũng như lực lượng phòng chống tội phạm không được sử dụng cho các hoạt động tạo ra năng suất, làm giảm tổng sản lượng, trì trệ quá trình tăng trưởng kinh tế Đồng thời, những cố gắng phòng thủ của những người có nguy cơ trở thành tội phạm cũng cho thấy một sự lãng phí và thiếu hụt khác của nguồn lực Quan trọng hơn nữa là việc mất lòng tin trong hệ thống kinh tế có thể gây suy giảm đầu tư làm chậm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
Trang 34Lý thuyết mô hình đối với vấn đề sinh sản- giáo dục được xây dựng bởi Perotti
(1996) Theo lý thuyết bất ổn về chính trị xã hội, bất bình đẳng có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế do sự méo mó trong các quyết định của gia đình đối với vấn đề giáo dục và sinh sản Các bậc phụ huynh phải tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực của gia đình, bằng cách chọn lựa việc cải thiện về chất lượng hay số lượng của các thế hệ con cháu tức là chọn lựa gia tăng giáo dục hay gia tăng sinh sản Vì các gia đình sẽ mất một khoản chi phí cho việc học tương đương với lợi tức mà họ kỳ vọng đạt được sau khi kết thúc việc học, và do sự thiếu công bằng dẫn đến những méo mó trong các quyết định, các gia đình nghèo quyết định đầu tư cho sinh sản- tạo ra nguồn lao động thay vì đầu tư cho
vấn đề giáo dục
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chỉ được cải thiện khi nguồn nhân lực được chú trọng và đầu tư; vì vậy việc quyết định sinh nhiều con mà không lựa chọn giáo dục trong
xã hộithiếu công bằng sẽ khiến cho tỷ lệ tăng trưởng thấp
Lý thuyết mô hình so sánh xã hội xây dựng bởi Knell (1998) lý thuyết này cho
rằng mỗi cá nhân có sự so sánh xã hội, theo đó Knell cho rằng sự tiêu dùng cá nhân và mức tiêu dùng trung bình của các nhóm xã hội có liên quan là nguyên nhân cho sự tiến bộ tột cùng của lợi ích cá nhân
Trong xã hội bất bình đẳng, những hộ gia đình nghèo bị cuốn theo những chi tiêu nhắm đáp ứng những nhu cầu xã hội và sự mong muốn giảm khoảng cách với những gia đình giàu làm cho hộ nghèo tăng hoạt động chi tiêu bằng cách giảm đầu tư vào nguồn nhân lực khiến cho tăng trưởng kinh tế thấp Những việc này làm tăng tối đa phúc lợi hiện tại nhưng dẫn đến sự thiệt hại và tăng trưởng trong tương lai
Lý thuyết tăng trưởng của Torado (1998), lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm thu được từ các nước phát triển qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm Torado
đã khẳng định rằng ở các nước đang phát triển người giàu chính là chủ thể chi phần lớn thu nhập của mình vào các mặt hang xa xỉ nhập khẩu hay các loại đồ trang sức, nhà ở đắt tiền đồng thời luôn tìm kiếm nơi địa điểm an toàn để cất giữ các khoản tiết kiệm (ngân hàng Thụy Sĩ) Việc tiết kiệm và đầu tư như vậy không những không làm tăng thêm các
Trang 35nguồn lực mà còn khiến cho tình trạng “chảy máu” nguồn lực ngày càng tăng Và trong dài hạn nếu duy trì chính sách tăng trưởng kinh tế dựa trên việc gia tăng mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập sẽ khiến cho lợi ích của người giàu ngày càng tăng đồng thời gây nên tổn thất cho cả nền kinh tế
2.3.3 Lý thuyết về mối quan hệ phi tuyến giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Bên cạnh những thái cực rõ ràng về mối quan hệ tuyến tính giữa bất bình đăng thu nhập và tăng trưởng kinh tế; cũng có trường phái cho rằng mối quan hệ giữa bất bình
đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ phi tuyến, tiêu biểu là lý thuyết tổng
hợp của Benabou (1996)
Lý thuyết này đưa ra một cơ cấu tổng hợp mà trong đó ảnh hưởng của tái phân phối lên sự phát triển không nhất thiết phải là đường thẳng Có hai ảnh hưởng đối lập: một là, nếu chi tiêu công được sử dụng để chi trả cho giáo dục ở một xã hội không hoàn hảo về thị trường vốn thì tái phân phối là điều tốt; hai là: nếu hoạt động “chuyển dịch thu nhập” là sự đơn thuần chuyển tiền của người giàu cho người tức có sự đầu tư của người
giàu thì tái phân phối là không tốt vì làm giảm lợi nhuận ròng
Bởi vậy, Benabou cho rằng chữ “U ngược”- tăng trưởng đảo chiều có liên quan tới tái phân phối thu nhập và phân phối “là hình chữ U” đối với sự bất bình đẳng (Benabou,
2.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tương tự như các lý thuyết, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế cũng chia thành 3 trường phái: tích cực, tiêu cực, không
có tác động rõ ràng
Trang 362.4.1 Những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ tích cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng, nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010, Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thanh Nghị (2012), đã tập hợp số liệu bảng (panel data) gồm 524 quan sát từ 63 tỉnh thành của Việt Nam giai đoạn 2003-
2010 từ Tổng cục Thống kê Việt Nam và số liệu điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS
2004, 2006, 2008, 2010 Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng hồi quy, kết quả cho thấy: Nếu mức gia tăng của bất bình đẳng nhỏ hơn 34,5 thì sẽ làm giảm tăng trưởng, còn nếu mức gia tăng của bất bình đẳng lớn hơn 34,5 sẽ làm cho tăng trưởng gia tăng
Hoàng Thúy Yến (2009), nghiên cứu tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đã tập hợp dữ liệu mảng từ 64 tỉnh thành giai đoạn 1999-2003 và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng hồi quy hai giai đoạn (2SLS) Kết quả là: Bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với nhau; sự hỗn hợp giữa bất bình đẳng với đầu tư, bất bình đẳng với y tế, bất bình đẳng với giáo dục có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng
Năm 2012, nghiên cứu về bất bình đẳng tiền lương và tăng trưởng kinh tế ở Mexico, Tello C và Ramos R đã sử dụng dữ liệu thời gian về Mexico giai đoạn 1987-
2008 của Viện Thống kê địa lý và quốc gia Mexico (INEGP) Hai tác giả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy OSL, kết quả nghiên cứu: có mối quan hệ tích cực giữa những thay đổi trong sự bất bình đẳng và những thay đổi trong tăng trưởng
Một đánh giá lại về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh
tế của Forbes K J (2000), sử dụng lại dữ liệu trong nghiên cứu của Deiniger và Squire (1996) bằng phương pháp hồi quy cho thấy bất bình đẳng thu nhập có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế
2.4.2 Những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ tiêu cựcgiữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Trang 37M Karim và H Zouhaier (2012), nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế đã tập hợp dữ liệu bảng về 8 nước đang phát triển giai đoạn 2000-2009 với phương pháp nghiên cứu định lượng hồi quy với mô hình năng động (Dynamic Models) Kết quả cho thấy: có sự tác động tiêu cực của bất bình đẳng lên tăng trưởng kinh tế và cũng có tác động tiêu cực của tăng trưởng lên bất bình đẳng
Bùi Đại Dũng và Phạm Thu Phương (2014) nghiên cứu “tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội” Với dữ liệu tính toán từ số liệu gốc lấy từ báo cáo Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI) các năm 1987-2006 gồm 75 nước trên thế giới và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thống kê mô tả (biểu đồ) Kết quả phân tích cho thấy: sự gia tăng hay sụt giảm quá nhanh về thu nhập của nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất đều có tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế
Jihène S và Ghazi B (2013) đã nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm ở khu vực Trung Đông và Nam Phi Hai tác giả sử dụng số liệu bảng của 9 quốc gia gia đoạn 1960-2011 của Ngân hàng Thế giới với phương pháp phân tích nhân quả Granger, kết quả cho thấy bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng không tích cực đến tăng trưởng kinh tế dài hạn
Năm 2010, trong nghiên cứu “một đánh giá lại mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng: bằng chứng từ dữ liệu mới” của Son J.C với bộ dữ quốc tế giai đoạn 1980 đến 2000, sử dụng phương pháp hồi quy mặt cắt ngang cho kết quả bất bình đẳng có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế
2.4.3 Những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ phi tuyến giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Hoàng Thủy Yến (2015), nghiên cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, sử dụng dữ liệu bảng 63 tỉnh thành giai đoạn 2000-2010 của Tổng cục Thống kê với phương pháp ước lượng mô hình các tác động cốđịnh và các tác động ngẫu nhiên Kết quả: cả bất bình đẳngthu nhập quá thấp hoặc quá cao đều bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế
Trang 38Assa (2012), nghiên cứu về “Bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế: xem xét lại” đã
sử dụng số liệu 100 quốc gia từ Ngân hàng Thế giới bằng phương pháp ước lượng OLS
và 2LS, kết quả cho thấy bất bình đẳng thu nhập có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế
Tổng kết các nghiên cứu trước:
- Các nghiên cứu trước đã đưa nhiều kênh (yếu tố) mà thông qua đó bất bình đẳng thu nhập tác động đến tăng trưởng kinh tế và những ảnh hưởng này có thể xảy ra theo nhiều chiều hướng Hơn nữa rất khó để xác định kênh nào có vai trò quan trọng nhất trong mối quan hệ này nếu chỉ xem xét các lý thuyết và phân tích định tính
- Đa phần các nghiên cứu trước ở Việt Nam sử dụng phương pháp định tính hoặc định lượng ở dạng thống kê mô tả.Những nghiên cứuđịnh lượngthường xem xét ở mặt tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập, việc xem xét mối quan hệ ở chiều ngược lại còn hạn chế, bên cạnh đó những nghiên cứu định lượng trước sử dụng số liệu đã cũ không phù hợp với tình hình thực tế
Khác với nghiên cứu trước, đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp định lượng, sử dụng số liệu cập nhất mới nhất, nhằm tìm ra mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tếvới các yếu tố liên quan, từ đó đưa ra các kết luận và khuyến nghị cần thiết Thời gian của số liệu nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2012
Tóm lại: Chương 2 đã trình bày các khái niệm về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế cũng như cách thức đo lường và các yếu tố ảnh hưởng đến hai đại lượng này Chương này cũng đã hệ thống hóa các lý thuyết về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế cũng như các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ này Thông qua đó, đề tài đã nêu lên tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm trước đó, trên cơ sở này đề tài tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp cho mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở các địa phương Việt Nam trong chương 3
Trang 39Chương 3
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu, xây dựng và giới thiệu các biến trong mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu
3.1 Mô hình nghiên cứu
3.1.1 Mô hình nghiên cứu
Trong nghiên cứu về “Bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế: xem xét mối quan hệ thực nghiệm”, Knowles (2001) đã xây dựng mô hình:
Trong đó:
- và là số năm học bình quân của nam và nữ;
- là giá trị đầu tư tính theo sức mua tương đương;
- là bất bình đẳng trong thu nhập
Trên cơ sở lý thuyết và yêu cầu thực tiễn cần nghiên cứu, đề tài xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng để xác định mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập tăng trưởng kinh tế với ở các địa phương Mô hình nghiên cứu có dạng:
Trong đó, Growth là biến số đo lường tăng trưởng kinh tế, Ineq là biến số đo lường bất bình đẳng thu nhập, đề tài này sử dụng đại lượng chỉ số bất bình đẳng- gini để
đo lường biến bất bình đẳng thu nhập, X là các biến ngoại sinh có tác động đến tăng trưởng kinh tế
3.1.2 Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu
Biến tăng trưởng kinh tế (Growth): Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thanh Nghị
Trang 40đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã sử dụng biến tăng trưởng kinh tế làm biến phụ thuộc và đo lường biến này bằng cách lấy logarit giá trị GDP Số liệu GDP của các địa phương ở Việt Nam được thu thập từ niên giám thống kê (NGTK) và Tổng
cục Thống kê (GSO) và lấy theo giá hiện hành
Biến bất bình đẳng thu nhập (Ineq): Karim và Zouhaier (2012), Tello và Ramos
(2012), Kristin J.F (2000), Hoàng Thủy Yến (2015) cho rằng bất bình đẳng thu nhập có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế
Các tác giả này đều sử dụng chỉ số Gini để đo lường mức độ bất bình đẳng, tại Việt Nam dữ liệu cho chỉ số Gini được trích từ bộ dữ liệu VHLSS; đề tài sử dụng dữ liệu
các năm 2006, 2008, 2010, 2012
Biến giáo dục (Edu): Tello và Ramos (2012), Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thanh
Nghị (2012) cho rằng tỷ lệ giáo dục có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế, hai tác giả này sử dụng chỉ số giáo dục nhằm đo lường tỷ lệ giáo dục trong khi đó do thực tế
về dữ liệu đề tài đo lường tỷ lệ giáo dục bằng tỷ lệ giữa số người tốt nghiệp THCS và
tổng dân số (đvt:%)
Giá trị số người tốt nghiệp THCS và tổng dân số được thu nhập từ GSO, để tương ứng với dữ liệu về gini đề tài sử dụng các số liệu này của các năm 2006, 2008, 2010,
2012
Biến lao động (Lab):Nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thanh Nghị
(2012) cho rằng dân số trong độ tuổi lao động có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế Trong khi Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thanh Nghị (2012) sử dụng biến lnAW (logarit dân số trong độ tuổi lao động), thì đề tài đo lường biến này bằng tỷ lệ giữa số người trong
độ tuổi lao động và tổng dân số (đvt:%)
Dữ liệu về số người trong độ tuổi lao động được thu thập từ GSO và thu thập theo quy định của Luật Lao động năm 2012 người trong độ tuổi lao động được tính từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và từ từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam