1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở tây nguyên

339 326 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 339
Dung lượng 2,21 MB
File đính kèm luan van full.rar (5 MB)

Nội dung

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ THỊ HÒA

MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬPVÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN

Ngành: Kinh tế Phát triểnMã số: 9.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC1 PGS.TS Vũ Sỹ Cường2 PGS.TS Bùi Quang Bình

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực Nhữngkết luận khoa học của luận án chưa từng được công bốtrong bất kỳ công trình nào của người khác.

Tác giả luận án

Trang 3

1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 8

1.2 Các nghiên cứu trong nước 23

1.3 Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và khoảngtrống nghiên cứu 27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 30

2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập và TTKT 30

2.2 Đánh giá mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế 44

2.3 Giới thiệu về các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế 48

2.4 Kinh nghiệm quốc tế và một số vùng ở Việt Nam về giải quyết mối quan hệ giữa BBĐ thu nhập và tăng trưởng kinh tế Bài học cho Tây Nguyên 52

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN 62

3.1 Giới thiệu về Tây Nguyên 62

3.2 Bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên 633.3 Phân tích thực trạng mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng

Trang 4

kinh tế ở Tây Nguyên 89

Trang 5

3.4 Đánh giá chung kết quả nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập

và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên 112

CHƯƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN 126

4.1 Quan điểm kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 126

4.2 Cơ hội, thách thức trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế 128

4.3 Hàm ý chính sách giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên 131

4.4 Kiến nghị đối với Nhà nước 146

KẾT LUẬN 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 164

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTSTTChữ viết tắtNghĩa

15 KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư

17 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn18 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3 1: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng chia theo 5 nhóm thunhập, chênh lệch thu nhập nhóm 5 và nhóm 1 ở Tây Nguyên (ĐVT: 1000 VNĐ)64

Bảng 3 2: Chi tiêu bình quân nhân khẩu một tháng chia theo khoản chi của TâyNguyên 65Bảng 3 3: Chênh lệch chi tiêu bình quân đầu người một tháng năm 2016 giữanhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất theo Vùng 66Bảng 3 4: Chênh lệch thu nhập nhóm 5/ nhóm 1 theo Tỉnh ở Tây Nguyên (ĐVT:lần) 67Bảng 3 5: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo thành thị vànông thôn ở Tây Nguyên năm 2016 (ĐVT:1000đ) 68Bảng 3 6: Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng theo nguồn thunhập (ĐVT:%) 69Bảng 3 7: Tỷ lệ đi học chung theo cấp học cả nước và chia theo vùng năm 2016(ĐVT: %) 72Bảng 3 8: Tỷ trọng chi cho giáo dục theo 5 nhóm ở Tây Nguyên (ĐVT:%) 73Bảng 3 9: Tỷ lệ người khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú có bảo hiểm y tế hoặcsổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí chia theo 5 nhóm thu nhập, theo vùngnăm 2016 (ĐVT: %) 73Bảng 3 10: Chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe bình quân một nhân khẩu chia theokhoản chi (ĐVT: 1000 đồng) 74Bảng 3 11: Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại hình nhà cả nước và Tây Nguyên năm2016 (ĐVT: %) 75Bảng 3 12: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch ở Tây Nguyên (ĐVT:%) 77

Trang 8

Bảng 3 13: Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt theo thành thị và nông thôn ở Tây

Nguyên (ĐVT:%) 78

Bảng 3 14: Tỷ trọng GDP các tỉnh Tây Nguyên (Giá so sánh 2010) (ĐVT:%) 80

Bảng 3 15: Số lượng và tỷ trọng lao động của các tỉnh trong vùng Tây Nguyên 82

Bảng 3 16: Tăng trưởng lao động các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT: %) 83

Bảng 3 17: NSLĐ các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT: triệu đồng, giá so sánh 2010) 83

Bảng 3 18: Vốn đầu tư và tỷ trọng vốn của các tỉnh Tây Nguyên 84

Bảng 3 19: Tăng trưởng vốn các tỉnh và Vùng Tây Nguyên (ĐVT: %) 85

Bảng 3 20: Cơ cấu vốn đầu tư chia theo khu vực kinh tế (ĐVT:%) 85

Bảng 3 21: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo Vùng năm 2016 86

Bảng 3 22: Số Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm31/12 theo tỉnh và Vùng Tây Nguyên 87

Bảng 3 23: Hệ số ICOR Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016 87

Bảng 3 24: Đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên trong giai đoạn 2001-2016 88

Bảng 3 25: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) của Tây Nguyên năm 2016 ĐVT:% 92

Bảng 3 26: Việc làm ở các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT:%) 96

Bảng 3 27: TTKT và tỷ lệ nghèo ở Tây Nguyên qua các năm 2002 - 2016 98

Bảng 3 28: Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia về mối quan hệ bất bình đẳng thunhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên 100

Bảng 3 29: Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến (Phụ lục 2) 105

Bảng 3 30: Kết quả ước tính GMM thực hiện bởi pvar ( Phụ lục 1) 106

Bảng 3 31: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (Phụ lục 1) 107

Bảng 3 32: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập (đo bằng hệ số Gini) tác động ngẫu nhiên (phụ lục 2,3,4) 108Bảng 3 33: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng

Trang 10

DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ

Đồ thị 2 2: Hệ số Gini của Singapore 53

Đồ thị 2 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Brazil giai đoạn 2001 – 2016 (ĐVT:%) 56

Đồ thị 2 4: Hệ số Gini của Brazil 2001 -2015 57

Đồ thị 2 5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và Gini vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2016 58

Đồ thị 3 1: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng Tây Nguyên theo giá hiệnhành (ĐVT:1000 VNĐ) 63

Đồ thị 3 2: So sánh đường cong Lorenz năm 2001, 2005, 2010, 2016 64

Đồ thị 3 3: Hệ số Gini Tây Nguyên 65

Đồ thị 3 4: GDP và tốc độ TTKT Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016 80

Đồ thị 3.5: Tăng trưởng GDP (%) các khu vực chính (Nông lâm thủy sản, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ) trong nền kinh tế Tây Nguyên 2001 – 2016 81

Đồ thị 3 6: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng năm 2016 của Tây Nguyên 90

Đồ thị 3 7: Xu hướng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập theo hệ số Gini ở Tây Nguyên 105

Hình vẽ 2 1: Đường cong Lorenz 32

Trang 11

Ở Việt Nam, Đảng ta khẳng định mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng nền kinh

Trang 12

tế thị trường định hướng XHCN là “thực hiện dân giàu, nước mạnh, công bằng,

dân chủ và văn minh” [22] Do vậy, bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng một

cách bền vững, Nhà nước còn phải đóng góp vai trò quan trọng trong việc thựchiện

Trang 13

tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người chứ không phải chỉ một vàinhóm người được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế của đất nước Đặcbiệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều thách thức và cơ hội đặt ra.

Thực tế cho thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc, có tốc độtăng trưởng GDP khá cao, tuy nhiên quá trình này làm gia tăng khoảng cách chênhlệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư và giữa các vùng.

Tây Nguyên là một trong sáu vùng kinh tế lớn của Việt Nam, vùng gồm 5tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,Đắk Nông, Lâm Đồng Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn Tây Nguyên đã có những bước phát triển đáng ghi nhận Riêngnăm 2016, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thếgiới, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của các tỉnh Tây Nguyên vẫn đạt7,5% Tuy nhiên, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn nhiềukhó khăn, sự phân cực giàu nghèo giữa cộng đồng dân cư và trong chính vùngdân tộc thiểu số đang ngày càng rõ nét Tây Nguyên là vùng gồm nhiều dân tộcthiểu số chung sống với dân tộc Kinh như: Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Xơ Đăng,Mơ Nông…Sự đa dạng các thành phần dân tộc là thách thức lớn đối với xã hội khimà khác biệt theo vùng bị ảnh hưởng bởi yếu tố dân tộc Trong nhiều nghiêncứu mức sống hộ gia đình trước đây cho thấy người Kinh có xu hướng sống ởkhu vực thành thị và mức sống cao hơn các nhóm dân tộc thiểu số khác [32].

Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập là những chủ đề được quantâm nghiên cứu ở Việt Nam, tuy nhiên hầu hết các công trình mới bàn riênghoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về bất bình đẳng thu nhập Gần đây đã cómột số công trình nghiên cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăngtrưởng kinh tế Tuy nhiên kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tíchmối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở nước ta là việc cònmới mẻ Đặc biệt là các nghiên cứu về lĩnh vực này ở Tây Nguyên – một trong sáu

Trang 14

vùng kinh tế lớn ở nước ta còn khá ít Việc nghiên cứu một cách có hệ thống mốiquan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế giúp đưa ra nhữngluận cứ khoa học làm cơ sở đề

Trang 15

xuất quan điểm và hàm ý chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế và thực hiệncông bằng thu nhập ở Tây Nguyên trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết về cả lýluận và thực tiễn.

Xuất phát từ ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài : “ Mối quan hệ bất bình đẳngthu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên” làm đề tài luận án của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích của luận án: tìm ra chính sách giải quyết mối quan hệ bất bình

đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về mốiquan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.

- Hệ thống hóa lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn về bất bìnhđẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhậpvà tăng trưởng kinh tế.

- Phân tích tình hình bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế vàmối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên (trong đó có phân tích định tínhvà định lượng mối quan hệ BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên).

- Đề xuất hàm ý chính sách nhằm giải quyết tốt mối quan hệ bấtbình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh ở Tây Nguyên.

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT

Phạm vi nội dung: bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế, mối quanhệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Phạm vi không gian: vùngTây Nguyên (gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) Phạm vithời gian: trong giai đoạn 2001 – 2016.

Nguồn số liệu: dựa trên số liệu niên giám thống kê từ Cục thống kê các tỉnhTây Nguyên, niên giám thống kê Việt Nam được thu thập từ Tổng cục Thống kê,

Trang 16

số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) các năm 2002, 2004,2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016 Sử dụng nguồn tư liệu từ chương trình Tây

Trang 17

Bất bình đẳng thu nhập

Hệ số Gini, Khoảng cách giàu nghèo

Tăng trưởng kinh tế

GDP, Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người

Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên

Nguyên 3 để bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu Một số chỉ tiêu bài học kinhnghiệm có sử dụng nguồn số liệu của Ngân hàng Thế giới.

4 Phương pháp nghiên cứu.

4.1Câu hỏi nghiên cứu: Thực tiễn đã và đang đặt ra tại Tây Nguyên một số

vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết:

Tăng trưởng kinh tế tác động tới bất bình đẳng thu nhập như thế nào ở Tây Nguyên ?

Bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên?

4.2 Khung phân tích

Dân tộc

Hiệu quả sử dụng vốnTrình độ lao độngTài nguyên thiênMô hình TT và cơ chếphân bổ nguồn lựcKhoa học công nghệHạ tầng giao thông, điện lưới, nước sạchThể

chế

Điều kiện tự nhiênVăn

hóa – xã hội

Trang 18

Tăng trưởng kinh tế tác động tới bất bình đẳng thu nhập? Bất bình đẳng thu nhập tác động tới tăng trưởng kinh tế?

Các nhân tố đặc thù Tây Nguyên: tỷ lệ nghèo, dân tộc thiểu số, diện tích cây CN

Trang 19

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng trong phân tích mối quan hệbất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.

- Nghiên cứu định tính: nhằm nghiên cứu và phát hiện, đề xuất nhữngluận điểm khoa học Phân tích dữ liệu định tính bao gồm thu thập, tổ chức sắpxếp, giải thích ý nghĩa dữ liệu Trước khi thu thập dữ liệu có một số ý tưởng và giảthuyết từ các nghiên cứu trước Những ý tưởng, giả thuyết này dùng nhưnhững điểm xuất phát cho việc sắp xếp, phân loại, giải thích dữ liệu.Tiến hànhmã hóa dữ liệu bao gồm: Tổng hợp các dữ liệu, xác định danh mục các chủ đềđược nói tới trong dữ liệu, nghiên cứu khái niệm, ý tưởng mới từ dữ liệu.

Kỹ thuật khảo sát lấy ý kiến chuyên gia:: Nghiên cứu xây dựng bảng hỏi

phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia – những người có trình độ chuyên môn cao đãnghiên cứu về mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN, các nhà quản lý địa phương ởTây Nguyên Xem xét các ý kiến, nhận định của chuyên gia về vấn đề nghiên cứu.

- Nghiên cứu định lượng: lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố thôngqua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng và toán học đơn thuần.

+ Phân tích mô tả: Phương pháp này mô tả những đặc tính cơ bản của dữliệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau nhưsử dụng các con số để lập bảng biểu hoặc vẽ sơ đồ (đây là bước ban đầu – phântích mô tả – của nghiên cứu định lượng) phân tích các vấn đề về TTKT, BBĐTN…

+ Phương pháp mô hình hóa: mục đích bao gồm: (i) Kiểm nghiệm lý thuyếtbằng cách xây dựng mô hình kinh tế phù hợp; (ii) Kiểm tra mô hình đó xem chúngđưa ra kết quả chấp nhận hay phủ quyết lý thuyết kinh tế Nghiên cứu nàyxây dựng mô hình định lượng để kiểm định và ước lượng mối quan hệ giữa bấtbình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên qua kênh: GDP, hệ sốGini, một số biến đặc thù vùng.

Trên cơ sở lý luận được đề xuất bởi các đề tài đi trước, nghiên cứu sẽ

Trang 20

tiến hành xây dựng mô hình phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhậpvà tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên nhằm cung cấp những cơ sở thực chứng chocác phân

Trang 21

tích định tính Kết quả thu được giúp luận án xem xét mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên diễn ra theo xu hướng như thế nào.

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

(i) Thông qua phân tích thực trạng BBĐTN và TTKT, cũng như xem xét mốiquan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên, luận án chỉ rõ Tây Nguyên đã cónhiều chính sách thúc đẩy TTKT đi kèm với thực hiện công bằng xã hội, tuy nhiênquá trình này còn tồn tại nhiều hạn chế TTKT chưa ổn định, chủ yếu tăng trưởngtheo chiều rộng (dựa vào vốn, lao động), nông nghiệp vẫn là khu vực chiếm vị tríquan trọng trong nền kinh tế, xuất hiện sự gia tăng BBĐTN.

(ii) Luận án đồng ý với quan điểm cần có tầm nhìn dài hạn khi xem xét mốiquan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên, có thể chấp nhận BBĐTN trong giaiđoạn đầu của quá trình tăng trưởng, không thể “cào bằng” hay giảm bất bìnhđẳng bằng mọi giá Cần nhìn nhận BBĐTN ở nhiều khía cạnh (tích cực và tiêucực), từ đó đề xuất những chính sách hợp lý đạt được mục tiêu TTKT và công bằngxã hội ở Tây Nguyên

(iii) Kết quả sử dụng kỹ thuật khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia cho thấy phầnlớn các chuyên gia nghiên cứu Tây Nguyên và các nhà quản lý địa phương đồng ýTTKT có tác động đến BBĐTN, tuy nhiên BBĐTN chưa thể hiện rõ tác động đốivới TTKT ở Tây Nguyên.

(iv) Kết quả phương pháp định lượng chứng minh không tồn tại mối quanhệ nhân quả giữa TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên, chỉ tồn tại quan hệ một chiềukhi TTKT tác động làm gia tăng BBĐTN, BBĐTN chưa thể hiện tác động ngược lạiđối với TTKT, một trong những nguyên nhân là do khả năng tích lũy vốn ởTây Nguyên chưa đủ lớn, chính sách phân phối lại theo Vùng chủ yếu là chính sáchthuế đánh vào thu nhập cá nhân (mà ở đây chủ yếu là người làm công ăn lương)nên các sự gia tăng BBĐTN chưa thể hiện tác động đối với TTKT.

(v) Luận án cũng đưa ra những bàn luận về kết quả nghiên cứu, chỉ ra

Trang 22

thành quả đạt được, một số vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân khi giải quyết mốiquan hệ

Trang 23

BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên chủ yếu là chính sách phân bổ nguồn lực chưa hợp lý (đất đai, vốn,…) và mô hình tăng trưởng kinh tế chưa bền vững.

(vi) Luận án đề xuất quan điểm, cơ hội và thách thức đối với Tây Nguyêntrong việc giải quyết mối quan hệ BBĐTN và TTKT Đề xuất hàm ý chính sách baogồm: chính sách phát triển kinh tế chung của Tây Nguyên theo hướng gắnkết TTKT và công bằng xã hội, chính sách việc làm và giảm nghèo, chính sáchđảm bảo công bằng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, các chính sách tiếp cậncác dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, an sinh xã hội), chính sách di dân và ứngphó với biến đổi khí hậu; kiến nghị với nhà nước về chính sách phân phối tài sản,thu nhập và cơ hội phát triển trong nền kinh tế phù hợp với đặc thù vùng TâyNguyên.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

(i) Đây là nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định lượng khixem xét mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở TâyNguyên Từ đó đưa ra những nhận định xác thực hơn cho vấn đề nghiên cứu.

(ii) Nghiên cứu trên phạm vi một vùng (Tây Nguyên), luận án chứng minhchỉ tồn tại quan hệ nhân quả một chiều giữa BBĐTN và TTKT Chỉ ra thành quả,tồn tại và nguyên nhân trong việc giải quyết mối quan hệ này Cung cấp căn cứ cầnthiết cho việc đưa ra các chính sách tác động đến TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên

(iii) Luận án đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc thực hiện cácchính sách giải quyết mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên, làm cơ sởcho việc đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hộiở Tây Nguyên trong thời gian tiếp theo

7 Cơ cấu của luận án: Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,

luận án được kết cấu thành 4 chương cơ bản

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKTChương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu mối quan hệ BBĐTN và TTKT

Trang 24

Chương 3: Thực trạng mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên

Chương 4: Các hàm ý chính sách giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thunhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên.

Trang 25

1.1 Các nghiên cứu ngoài nước1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết

Quan điểm của Karl.Marx (1818 – 1883): Karl Marx đưa ra khái niệm

tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất trong năm Giá trịxã hội của hàng hóa gồm: c + v + m (Trong đó c là giá trị của toàn bộ các tư liệusản xuất, v + m là giá trị xã hội mới tạo ra hay còn gọi là thu nhập quốc dân của xãhội).Quan điểm của Marx, tư bản bao gồm “tư bản khả biến” là quỹ tiền lươngphải trả cho người lao động (v), “tư bản bất biến” là quỹ tiền mua hàng hóa tưbản, các sản phẩm trung gian (c) Marx cho rằng, nhà tư bản phải mua nguyênvật liệu và máy móc thiết bị với giá bằng giá trị mà “tư bản bất biến” đó tạo ra, vìvậy việc sử dụng “tư bản bất biến” không tạo ra giá trị thặng dư (hay còn gọi là lợinhuận) Mặt khác, nhà tư bản sẽ áp đặt mức tiền lương thấp hơn giá trị màngười lao động làm ra Khi đó, chỉ có “tư bản khả biến” mới mang lại giá trịthặng dư trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa Tỷ suất lợi nhuận giảm dầnsẽ khuyến khích các nhà tư bản tiếp tục giảm tiền lương công nhân và từ đó đẩycuộc sống của người lao động rơi vào khó khăn Marx mô tả quá trình phát triểntư bản chủ nghĩa nhất thiết đi đôi với sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng cao,thu nhập của người công nhân ngày càng giảm so với thu nhập của nhà tư bản

Trang 26

do hiệu ứng tiết kiệm lao động khi sử dụng công nghệ hiện đại và họ luôn phảichịu sự đe dọa bị sa thải [24, tr37] Marx cho rằng chính quan hệ sở hữu tư nhântư bản chủ nghĩa là nguồn gốc của bất bình đẳng thu nhập, vì vậy cần xóa bỏ chếđộ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu để giải

Trang 27

quyết vấn đề bất bình đẳng trong xã hội Ý nghĩa phương pháp luận trong lýthuyết của Marx thể hiện ở hai khía cạnh chính sau đây: (i) Công bằng xã hội làkết quả của quá trình phát triển lịch sử đời sống xã hội theo quy luật kháchquan; (ii) mặc dù trong giai đoạn phát triển thấp của chủ nghĩa cộng sản có thiếtlập chế độ công hữu nhưng hình thức phân phối mới chưa đạt tới mục tiêu thựcsự công bằng Marx nhấn mạnh cần phát triển năng lực của mỗi cá nhân, khaithác hết tiềm năng của người lao động hướng tới sự phát triển tự do và côngbằng chân chính [70]

Quan điểm của Simon Kuznets (1955)

Simon Kuznets, nhà kinh tế học người Mỹ năm 1955 đã đưa ra một mô hìnhnghiên cứu khi xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳngtrong phân phối thu nhập.

“Những gì chúng ta quan sát thấy về cấu trúc phân phối thu nhập của hai khuvực là: (a) thu nhập bình quân đầu người của người dân ở nông thôn thườngthấp hơn các khu đô thị; (b) Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cho ngườidân ở nông thôn có phần hẹp hơn so với dân số ở đô thị thậm chí khi dựa trênthu nhập hàng năm” [124, tr7]

Theo mô hình này, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển cácnước thường không quan tâm đến phân phối lại thu nhập Giai đoạn này cùng vớiviệc đạt được các thành tựu về tăng trưởng (thu nhập bình quân đầu ngườităng) thì sự bất bình đẳng lại có xu hướng tăng, kết quả của tăng trưởng chỉ tậptrung vào một số nhóm người Khi nền kinh tế đã đạt được mức thu nhập bìnhquân đầu người cao thì sự bất bình đẳng mới có xu hướng giảm dần cùng với quátrình tăng trưởng kinh tế.

Bigsten và Levin (2001) khi nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập vàtăng trưởng kinh tế cũng đồng tình với quan điểm cho rằng ở các nước kémphát triển tình trạng bất bình đẳng có xu hướng gia tăng Có thể chấp nhận được

Trang 28

bất bình đẳng nếu bất bình đẳng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế tốt hơn, từđó tạo tiền đề vật chất giúp xóa đói giảm nghèo [102] Tuy nhiên, nhiềunghiên cứu thực nghiệm sau này chỉ ra quan điểm của Kuznets không phải luônchính xác Hạn chế của Kuznets là không phân tích làm rõ nguyên nhân dẫn tới tìnhtrạng bất bình đẳng.

Trang 29

Quan điểm của A.Lewis (1915 - 1991)

Nhất trí với quan điểm cho rằng bất bình đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sauđó giảm bớt khi đã đạt được tới mức độ nhất định của Kuznets Tuy nhiên, quanđiểm của Lewis giải thích được nguyên nhân của xu thế này Sở dĩ bất bình đẳngtăng lên ở giai đoạn đầu cùng với sự gia tăng phát triển công nghiệp ở khu vực đôthị: trong khi lương công nhân ở mức tối thiểu (không thay đổi), thì thu nhậpcủa tư bản lại gia tăng do mở rộng quy mô sản xuất và do lao động của công nhânmang lại Ở giai đoạn sau, bất bình đẳng sẽ giảm vì khi lao động dư thừa trongnông nghiệp đã được thu hút hết vào khu vực thành thị Nhu cầu lao động vẫntăng lên, nhưng lao động khan hiếm; do đó, phải tăng tiền công trong côngnghiệp, lúc này bất bình đẳng sẽ giảm [127].

Theo quan điểm này, bất bình đẳng không chỉ là kết quả mà còn là điềukiện cần thiết của tăng trưởng Bất bình đẳng làm cho các nhà tư bản và cácnhóm thu nhập cao nhận được nhiều thu nhập hơn, do đó họ sẽ tiết kiệm đượcnhiều hơn để tích lũy, mở rộng sản xuất Các nhà kinh tế theo trường phái nàycòn cho rằng bất bình đẳng không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà khisử dụng các chính sách phân phối lại hấp tấp và nóng vội có thể dẫn đến nguy cơkìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Lý thuyết mô hình kinh tế chính trị

Alesia và Rodrik (1994); Pesson và Tabellini (1994) [93],[139] đã cố gắng xâydựng cầu nối giữa lý thuyết kinh tế chính trị nội sinh và lý thuyết tăng trưởng nộisinh Nghiên cứu này cho rằng, trong những xã hội dân chủ, mức thuế đượcxác định bởi những cử tri trung bình Thuế được đánh tỷ lệ thuận với thu nhập vàmang tính lũy tiến (thuế lũy tiến nhằm phân phối lại thu nhập cho mọi ngườimột cách công bằng hơn) Lúc này lợi ích mà người nghèo nhận được sẽ lớn hơnngười giàu, vì vậy người nghèo sẽ thích đánh thuế lũy tiến để phân phối lại nhiềuhơn Trong xã hội không bình đẳng, thu nhập của cử tri trung bình thấp hơn sovới thu nhập trung bình, quy tắc đa số sẽ quyết định mức phân phối lại cao.

Trang 30

Mặc dù cách thức phân phối này có thể tác động làm giảm nghèo đói tức thì,nhưng tăng trưởng sẽ chậm

Trang 31

hơn Mô hình này có thể có giá trị nhất định đối với những nền kinh tế pháttriển, nhưng dường như chưa thích hợp với những nền kinh tế đang phát triển, cơchế này đòi hỏi sự ủng hộ của dân chúng và cơ quan quyền lực chính trị phânphối lại thu nhập thông qua việc đánh thuế cao vào đầu tư và từ đó làm giảm thunhập trên vốn đầu tư Rất khó tìm kiếm bằng chứng về vấn đề này ở các nướcđang phát triển, một số nền kinh tế Đông Á thực hiện phân phối lại thông qua chitiêu công hay cải cách ruộng đất chứ không dựa vào các quyết định chính trị liênquan đến thuế (Morrissey và Nelson, 1998) [135].

Lý thuyết xung đột xã hội

Mô hình này nhấn mạnh sự phân phối không bình đẳng các nguồn lực chínhlà nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng chính trị và xung đột xã hội, đây đượcxem là lý thuyết kinh tế chính trị thích hợp với các nền kinh tế đang phát triển.Theo mô hình bất ổn về chính trị xã hội, bất bình đẳng là một yếu tố quan trọngảnh hưởng tới sự bất ổn chính trị xã hội và có tác động tiêu cực đến tăng trưởngdo lợi nhuận đầu tư thấp hơn mức mong đợi Trong xã hội mà người nghèo đóichiếm tỷ lệ tương đối cao, cũng như các hoạt động chống phá xã hội và tội phạmgia tăng, sẽ không khuyến khích việc tích lũy khi quyền tài sản không đảm bảo.Alesina và Perotti (1996) cho rằng bất bình đẳng lớn sẽ dẫn đến những bất ổnvề chính trị và do đó mức đầu tư không tối ưu [94] Benhabib và Rustichini(1996) nhận thấy các nước nghèo có mức đầu tư thấp hơn các nước giàu, cáctác giả cung cấp mô hình lý thuyết trò chơi xung đột giữa các nhóm xã hộitrong phân phối thu nhập, kết quả cho thấy sự giàu có thấp hơn có thể dẫn đếntăng trưởng kinh tế thấp hơn và việc cân nhắc phân phối lại thu nhập có thể gâysuy yếu các động lực tích lũy [101].

Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo

Chatterjee (1991), Tsiddon (1992) [109] [146] đề xuất dòng tư tưởng tín dụngđặt nền móng dựa trên thực tế là đầu tư không đều và việc tiếp cận nguồn tíndụng phụ thuộc vào sự tồn tại thế chấp Từ đó, có một sự ràng buộc tín dụng phát

Trang 32

sinh từ phân phối tài sản ban đầu không bình đẳng, điều này gây cản trở chotăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu này khẳng định bất bình đẳng trong việcnắm giữ đất đai

Trang 33

biểu hiện sự ràng buộc đối với tăng trưởng trong ngành nông nghiệp (ngànhsản xuất chính ở các nước nghèo) Điều này nhất quán với những lập luận nhấnmạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các cải cách địa điền nhằm thúc đẩy tăngtrưởng Galor và Zeire (1993), Chiu (1998) [116] [110] đưa ra lập luận cho rằng ởnhững nước mà các chủ thể không được tiếp cận tự do nguồn vốn vay, khi đóbất bình đẳng thu nhập cao hàm ý rằng một bộ phận lớn dân số không có vốnđầu tư vào nhân lực Nếu tăng trưởng dựa vào đầu tư vào nguồn nhân lực thìtăng trưởng sẽ thấp Người nghèo có khuynh hướng đối mặt với những ràngbuộc tín dụng khó khăn, họ khó có thể thoát nghèo khi mà phần lớn dân số ởdưới ngưỡng chuẩn giáo dục Cần có những chính sách can thiệp để giảmnghèo Trong trường hợp này, phân phối lại sẽ tạo điều kiện cho người nghèocó cơ hội đầu tư vào nguồn nhân lực, từ đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đốivới nền kinh tế phát triển thị trường tín dụng sẽ hoàn thiện hơn đối với các nướcnghèo, khi đó những tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinhtế sẽ quan trọng hơn ở các nước nghèo.

Lý thuyết liên kết phân phối thu nhập và tăng trưởng của Benabou(1996) Lý thuyết này kết hợp nền kinh tế chính trị và lý thuyết thị trường vốn

không hoàn hảo Mô hình của Benabou cho thấy sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích

phân phối lại có thể biểu diễn bằng đường cong chữ U ngược [99] “Tăng trưởng

có liên kết hình chữ U ngược đối với tái phân phối, trong khi đó tái phân phối có

liên kết hình chữ U ngược đối với bất bình đẳng” [34] Đề xuất có hai tác động

ngược chiều nhau của mối quan hệ này Ở một nước có thị trường vốn khônghoàn hảo thì phân phối lại là tốt nếu chi tiêu công được dành cho đầu tư giáo dục,tuy nhiên phân phối lại sẽ mang tác động tiêu cực nếu nó chỉ chuyển đổi thunhập từ người giàu sang người nghèo vì điều này làm giảm lợi tức và quyết địnhđầu tư của người giàu.

Lý thuyết những vấn đề về giáo dục và sinh sản được xây dựng bởi

Perotti (1996), Kremer và Chen (2000), De la Croix và Doepke (2003)

Trang 34

Theo lý thuyết này, bất bình đẳng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinhtế thông qua quyết định của các hộ gia đình về giáo dục và sinh sản Bố mẹ có thểtối ưu hóa việc sử dụng những nguồn lực gia đình bằng cách thông qua cải thiệnchất

Trang 35

lượng giáo dục hoặc số lượng con cái của họ Xã hội bất bình đẳng là xã hội có tỷ lệphần trăm lớn các hộ gia đình không thể đầu tư vào vốn nhân lực thông quagiáo dục Do giáo dục có chi phí tương đương với những thu nhập kiếm được màhọ mất đi khi ở trường, các gia đình nghèo sẽ không đầu tư vào giáo dục và thayvào đó là lựa chọn tăng số lượng con cái Nếu tăng trưởng chủ yếu xuất phát từđầu tư vào nguồn nhân lực, tỷ lệ sinh sản cao của xã hội này dẫn đến tăngtrưởng thấp và bất bình đẳng thu nhập sẽ tăng [138] [123] [112].

Lý thuyết so sánh xã hội của Knell (1998)

Knell (1998) đưa ra lời giải thích cho gợi ý rằng mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế và bất bình đẳng có thể mạnh hơn ở nước giàu [121] Mô hìnhnày được xây dựng trực tiếp dựa vào nghiên cứu của Benabou (1996) trên cơ sởso sánh các cá nhân trong xã hội Knell giả định rằng tối đa hóa nhu cầu cá nhânkhông chỉ phụ thuộc vào mức tiêu thụ riêng mà còn phụ thuộc vào mức tiêu thụtrung bình của một số nhóm tham chiếu Trong một xã hội bất bình đẳng, ngườinghèo bị cám dỗ tuân thủ các tiêu chuẩn và đáp ứng các nhu cầu và kỳ vọng xãhội, bằng cách tham gia vào các hoạt động tiêu dùng cao hơn thông qua giảmđầu tư vào giáo dục để giảm khoảng cách với những hộ giàu Những hoạt độngnhư vậy sẽ tối đa hóa phúc lợi hiện tại nhưng gây tổn hại đến phúc lợi và tăngtrưởng trong tương lai Kết quả kéo theo là đầu tư vốn nhân lực thấp và giảmtăng trưởng kinh tế Knell xác định đồng thời ba yếu tố ảnh hưởng của bất bìnhđẳng thu nhập tới tăng trưởng bao gồm:

(i) sự lựa chọn của nhóm tham chiếu; (ii) mức độ giảm lợi nhuận đầu tư; (iii) sứcmạnh của các so sánh xã hội trong tương lai so với các nhóm hiện tại Tác động củabất bình đẳng đối với tăng trưởng sẽ cao hơn ở các nước phát triển nơi mà cácso sánh xã hội có tầm quan trọng lớn hơn.

Như vậy, theo lý thuyết truyền thống, mục tiêu tăng trưởng kinh tế có thểmâu thuẫn với mục tiêu hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng khi sử dụng cơ

Trang 36

chế lấy thu nhập người giàu chia cho người nghèo của chính phủ, bằng việc thựchiện các chính sách tái phân phối như dùng thuế hay các chương trình phúc lợixã hội Để

kiểm nghiệm các lý thuyết này, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành.

Trang 37

1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm

 Các nghiên cứu thể hiện mối quan hệ tiêu cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Persson và Tabellini (1994) với nghiên cứu “Is Inequality Harmful for

Growth?” [139], sử dụng số liệu của 9 quốc gia (Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Đức,

Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Hoa Kỳ Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) trong giai đoạn 20năm (từ năm 1830 đến 1850) Mô hình sử dụng trong giai đoạn 20 năm (trướcchiến tranh) Nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu bao gồm: INCSH là tỷ lệ thunhập nhóm giàu nhất so với nhóm nghèo nhất (là chỉ tiêu đánh giá bất bình đẳngthu nhập); NOFRAN là tỷ lệ nhóm tuổi, giới tính (chỉ tiêu thể hiện phân biệt đối xửvề chính trị của phụ nữ và các giới hạn độ tuổi khác nhau cho việc bỏ phiếu giữacác quốc gia); SCHOOL là tỷ lệ trung bình nhóm tuổi dân cư ghi danh đi học;GDPGAP là tỷ lệ giữa GDP bình quân đầu người và mức GDP bình quân đầu ngườicao nhất trong mẫu tại cùng thời điểm (là chỉ tiêu đại diện cho mức độ pháttriển của một nước).

Ước lượng OLS cho kết quả đáng chú ý nhất là ảnh hưởng của bất bình đẳngđến tăng trưởng Hệ số INCSH có ý nghĩa tiêu cực ở mức ý nghĩa thống kê; BiếnNOFRAN có ảnh hưởng không đáng kể, điều này phản ánh sự thiếu biến động củabiến số này trong phần lớn các mẫu; GDPGAP là thước đo liên quan đến nước dẫnđầu luôn có ý nghĩa tiêu cực, hệ số tiêu cực của nó có thể nhận được các hiệuứng cụ thể gắn liền với hai cuộc chiến tranh thế giới, nhưng nó cũng chỉ ra một sốhội tụ về mức GDP theo thời gian; chỉ tiêu SCHOOL không có ý nghĩa thống kê.

Mô hình sử dụng cho giai đoạn 25 năm (sau chiến tranh từ năm 1960đến 1985) gồm 56 nước khi phân tích độ nhạy của các biến: MIDDLE là khoản thunhập chia sẻ cho nhóm thứ ba (phần trăm 41 đến phần trăm thứ 60 của hộ giađình), bình đẳng về thu nhập càng lớn thì MIDDLE càng cao, do đó dấu hiệu dựđoán của nó trong hồi quy là tích cực Biến MIDDLE được tính theo phần trăm.

Trang 38

PSCHOOL là tỷ lệ phần trăm của nhóm học sinh có liên quan (là thước đo giáodục) và biến GDP bình quân đầu người.

Trang 39

Kết quả cho thấy MIDDLE luôn luôn có hệ số có ý nghĩa cao Tuy nhiên,nhiều quốc gia trong mẫu này có các thể chế chính trị phi dân chủ, lý thuyết nàydự đoán rằng sự tăng trưởng phải liên quan nghịch với bất bình đẳng trong mộtcuộc nổi dậy dân chủ, nhưng không nhất thiết là trong chế độ độc tài Để kiểmchứng ý nghĩa này, nghiên cứu đã chia mẫu ra thành hai nhóm quốc gia: nhữngnước dân chủ ít nhất 75% (thời gian giữa năm 1960 và năm 1985) và tất cả cácnước khác Kết quả nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng có ý nghĩa tiêu cực đếntăng trưởng kinh tế đối với các nước dân chủ nhưng có quan hệ nghịch đối với cácnước phi dân chủ nhưng không có ý nghĩa.

Clarke (1995), “More Evidence on Income Distribution and Growth” [111],

nghiên cứu ủng hộ mối quan hệ tiêu cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăngtrưởng kinh tế trong dài hạn bằng các bằng chứng thực nghiệm, nhưng tráingược với Alesina và Rodrik (1994), tác giả nhấn mạnh rằng mối quan hệ nàykhông phụ thuộc vào chế độ chính trị (liệu quốc gia đó có phải là một nền dân chủhay không) Điều này cho thấy, bất bình đẳng cũng có ảnh hưởng tương tự đối vớicả chế độ dân chủ và phi dân chủ Ông ủng hộ mô hình kinh tế chính trị nhưlà phương tiện chuyển đổi cho mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập vàtăng trưởng (đặc biệt thông qua tác động của thuế đến việc phân phối lại thunhập trong nền kinh tế).

Alesina và Perotti (1996), “Income distribution, political instability, and

investment” [94], các tác giả xây dựng mô hình liên quan đến tăng trưởng kinh

tế, bất bình đẳng thu nhập và các tổ chức chính trị dựa vào lý thuyết tăngtrưởng nội sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng có tác động tiêucực tới tăng trưởng kinh tế Nếu bất bình đẳng thu nhập cao gây ra những bất ổnvề chính trị, các nhà đầu tư sẽ giảm nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế dẫn đếntăng trưởng kinh tế khó khăn hơn Sau khi đánh giá mô hình của mình với số liệu70 quốc gia thông qua phương pháp OLS, kết quả cho thấy rằng “ Khi có một độ

Trang 40

lệch chuẩn trong cổ phần của tầng lớp trung lưu tăng lên sẽ dẫn tới chỉ số bất ổnchính trị giảm xuống 3,3 đơn vị Điều này sẽ làm tăng tỷ trọng đầu tư GDP lênkhoảng một phần trăm”.

Ngày đăng: 07/03/2019, 22:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thăng An (2015), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bìnhđẳng thu nhập vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
Tác giả: Phan Thăng An
Năm: 2015
3. Vũ Hoàng Anh (2010), “Báo cáo hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng dân tộc thiểu số”, Đại học Syracuse Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộngđồng dân tộc thiểu số”
Tác giả: Vũ Hoàng Anh
Năm: 2010
5. Vũ Tuấn Anh (2014), Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên, Đề tài cấp Nhà nước TN3/X12 (thuộc Chương trình Tây Nguyên 3), Viện Kinh tế Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 2014
7. Angus Maddison (2010), “Kinh tế thế giới: một thiên niên kỷ phát triển”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh tế thế giới: một thiên niên kỷ phát triển”
Tác giả: Angus Maddison
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 2010
8. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2015), Tổng kết 5 năm công tác đầu tư phát triển Kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) và vận tải vùng Tây Nguyên” giai đoạn 2010-2015, Gia Lai[http://cadn.com.vn/news/99_140939_tie-p-tu-c-da-u-tu-xay-du-ng-ke-t-ca- u-ha-ta-ng-gi.aspx] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết 5 năm công tác đầu tư phát triểnKết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) và vận tải vùng Tây Nguyên” giaiđoạn 2010-2015, Gia Lai
Tác giả: Ban chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2015
9. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2016), An ninh nguồn nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Gia Lai[http://nature.org.vn/vn/2016/07/an-ninh-nguon-nuoc-phuc-vu-phat-trien- vung-tay-nguyen/] Sách, tạp chí
Tiêu đề: An ninh nguồn nước phục vụ phát triển bềnvững vùng Tây Nguyên
Tác giả: Ban chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2016
2. Đặng Nguyên Anh (2015), Dân số và di dân trong phát triển bền vững Tây Nguyên – Kết quả đề tài TN3/X14 thuộc chương trình Tây Nguyên 3, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam Khác
4. Đặng Nguyên Anh (2015), Dân số và di dân trong phát triển bền vững Tây Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 8 Khác
6. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Lê Xuân Bá (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế:Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 6 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w