Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan tư pháp của Việt Nam phải thực hiện một số hoạt động tố tụng ở nước ngoài như: Lấy lời khai, triệ
Trang 1I Tên đề tài: ỦY THÁC TƯ PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
II Dự kiến đề cương luận văn
1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây ngày càng phát triển, đặc biệt
là việc mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu với các nước trên thế giới trên mọi lĩnh vực, do đó mối quan hệ dân sự giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày càng đa dạng Cùng với việc gia tăng các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì những tranh chấp phát sinh đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến
Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan tư pháp của Việt Nam phải thực hiện một số hoạt động tố tụng ở nước ngoài như: Lấy lời khai, triệu tập đương sự, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định… Về nguyên tắc, các cơ quan tư pháp ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung chỉ có thể thực hiện các hoạt động tố tụng theo thẩm quyền trong phạm vi lãnh thổ của nước mình, khi muốn thực hiện các hoạt động tố tụng tại nước ngoài thì cần phải có sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp nước đó Để giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật, thì hoạt động ủy thác tư pháp là một công cụ hữu hiệu
Những năm gần đây, hoạt động ủy thác tư pháp nhằm giải quyết những tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài tăng nhanh về số lượng và phức tạp về tính chất, nội dung Tuy nhiên trong thời gian qua, mặc dù Nhà nước ta đã tiến hành một số hoạt động nhằm giúp cho việc giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài ngày một hiệu quả hơn như: ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia trên thế giới, nhưng nhìn chung, các hoạt động đó chưa theo kịp với sự tăng trưởng của hoạt động kinh tế, nhu cầu trao đổi, giao lưu về nhiều mặt với thế giới, giải quyết các xung đột vượt ra khỏi tầm quốc gia
Xuất phát từ những lý do như trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Ủy thác tư pháp trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” để làm luận văn thạc sỹ, nghiên
cứu một cách có hệ thống việc áp dụng pháp luật trong hoạt động ủy thác tư pháp nhằm phát hiện ra những bất cập vướng mắc trong quá trình giải quyết và trên cơ sở
đó góp thêm ý kiến cho việc áp dụng pháp luật để đảm bảo quyền lợi của công dân Việt Nam cũng như của các bên, góp phần ổn định các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của
Trang 2thực tiễn về ủy thác tư pháp đặt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với quốc tế
về nhiều mặt, trong đó có việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Quá trình tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy liên quan đến đề tài đã có một số công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành luật nghiên cứu về đề tài như sau:
Dưới hình thức giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận khoa học có những công trình:
- Nguyễn Văn Cường, Trần Anh Tuấn, Đặng Thanh Hoa chủ biên (2012),
“Bình luận khoa học bộluật tố tụng dân sự sửa đổi”, NXB Lao động – Xã hội, Hà
Nội Trong cuốn sách này các tác giả đã nêu ra những quy định về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011, tuy nhiên không đề cập nhiều đến so sánh đối chiếu với pháp luật quốc tế cũng như chưa nghiên cứu các vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng pháp luật về hoạt động ủy thác tư pháp
- Nguyễn Văn Tiến, Bành Quốc Tuấn (2011), “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài và việc bảo vệ quyền dân sự tại cơ quan tư pháp Việt Nam”, NXB Lao Động Trong sách này các tác giả đã nêu thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên không đi vào phân tích thủ tục ủy thác tư pháp đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Tòa án nhân dân
- Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2013), “Giáo trình Tư pháp quốc
tế phần chung”, NXB Hồng Đức Trong giáo trình này, tác giả đề cập đến khái niệm
về tư pháp quốc tế và nguồn của tư pháp quốc tế, lý luận chung về xung đột pháp luật, chủ thể của tư pháp quốc tế Nhưng một lần nữa, giáo trình không đề cập chuyên sâu đến thủ tục ủy thác tư pháp đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Trường đại học Luật Hà Nội (2012), “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam”, NXB Công an nhân dân Trong giáo trình này, tác giả phân tích quy định của
Bộ luật tố tụng dân sự về việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và đề cập đến việc tiến hành ủy thác tư pháp theo Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC “Hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ Tư pháp” trong phần về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự
Trang 3Nhưng giáo trình không đi sâu vào trình tự thủ tục cũng như những bất cập trong thực tế tiến hành Ủy thác tư pháp mà chỉ nói chung chung về vệc ủy thác tư pháp khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân
Về công trình nghiên cứu cấp trường:
Nguyễn Văn Tiến (2015), “Ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự”, đây là
công trình nghiên cứu cấp trường, đã được nghiên cứu và bảo vệ thành công tại Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh Tại công trình này, tác giả đã làm rõ một số nội dung của hoạt động ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự: cơ sở lý luận, khía cạnh nhân quyền của hoạt động ủy thác tư pháp Ngoài ra còn đánh giá thực trạng,
cơ chế thi hành pháp luật về ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, cơ chế thi hành pháp luật về ủy thác tư pháp trong
tố tụng dân sự
Ngoài ra, trên các tạp chí, các website chuyên ngành luật có các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài:
Nguyễn Sơn Hà (2016), “Thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự tại Việt Nam
một số khó khăn và giải pháp”, tạp chí Tòa án nhân dân (2, tr 22 – 24, tr 42).
Trong bài viết này, tác giả đã nêu thực trạng hoạt động ủy thác tư pháp ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế của hoạt động ủy thác tư pháp tại Việt Nam Nhưng trong bài viết, tác giả chỉ nêu chung chung chứ không tập trung vào việc phân tích quá trình thực hiện ủy thác tư pháp cũng như những khó khăn, vướng mắc thực tế khi tiến hành ủy thác tư pháp
Đặng Kim Ngân (2013), “Ai là người phải nộp chi phí ủy thác tư pháp”, tạp chí Tòa án nhân dân (21, tr 29 - 30) Trong bài viết, tác giả đã nêu một vài ví dụ về
chi phí ủy thác tư pháp và từ đó đưa ra những luận điểm cá nhân Tuy nhiên, tác giả chỉ nêu ra những luận điểm cá nhân về việc người phải nộp chi phí ủy thác tư pháp chứ không đi sâu vào nghiên cứu trình tự thủ tục, những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp
Lê Mai Thanh (2002), “Vấn đề xác định thẩm quyền và ủy thác tư pháp trong
tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài”, tạp chí Nhà nước và pháp luật (166, tr 55
-62) Trong bài viết, tác giả phân tích vấn đề xác định thẩm quyền trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và thủ tục ủy thác tư pháp khi giải quyết
vụ án, so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế Tuy nhiên, tác giả chưa đi
Trang 4sâu vào việc nghiên cứu Ủy thác tư pháp trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, chưa đưa ra những bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp
Có thể thấy trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu, xem xét liên quan đến vấn đề thực hiện cũng như thực tiễn của hoạt động Uỷ thác tư pháp trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Các công trình này có phạm vi nghiên cứu khác nhau, mức độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về ủy thác tư pháp trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể khẳng định công trình nghiên cứu này hoàn toàn mới, không có sự trùng lặp Tuy nhiên, những tài liệu trên đây vẫn là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn của mình
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của đề tài là tập trung xem xét, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luậ, đồng thời đối chiếu với các quy định của pháp luật Việt Nam và so sánh với quy định của một số nước trên thế giới để nêu lên những bất cập, hạn chế, nhằm đóng góp hoàn thiện pháp luật thực hiện ủy thác tư pháp trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Xuất phát từ mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận của ủy thác tư pháp trong vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài để tìm ra những hạn chế của lĩnh vực pháp luật này
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về thực hiện ủy thác tư pháp
trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoàinhằm phát hiện những vướng mắc phát sinh
Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị cụ thể trong việc áp dụng pháp luật về thực
hiện ủy thác tư pháp trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về vấn đề ủy thác tư pháp trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Tòa án Việt Nam ủy thác cho Tòa
án nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài và Tòa án nước ngoài ủy thác cho Tòa án Việt Nam), bên cạnh đó đề tài còn nghiên cứu về thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ những vướng mắc khó khăn khi áp dụng các quy định pháp luật về ủy thác tư pháp trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Kết quả nghiên cứu của đề
Trang 5tài luận văn nhằm tìm ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
về hoạt động ủy thác về dân sự nói riêng và hoạt động ủy thác tư pháp nói chung
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành đề tài luận văn tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như: phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn giải, quy nạp; tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người làm công tác thực tiễn v.v… để thực hiện những nội dung đã đặt ra
Kết cấu luận văn chia làm hai chương Trong từng chương có sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, chứng minh được sử dụng trong toàn bộ luận văn: Gồm phân tích các quy định của pháp luật về việc ủy thác tư pháp và phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong cả 02 chương
- Phương pháp so sánh: được sử dụng trong mục 1.1, mục 1.2 chương 1 để
so sánh các quy định về hoạt động ủy thác tư pháp trong vụ việc dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm
2011 và các pháp lệnh về ủy thác tư pháp trước khi có Bộ luật dân sự Ngoài ra, luận văn còn so sánh các quy định về ủy thác tư pháp tại Việt Nam với các quy định về việc ủy thác tư pháp tại một số nước trên thế giới
- Phương pháp bình luận án được sử dụng trong mục 1.1, mục 1.2, mục 2.1, mục 2.2 để phân tích, bình luận các bản án, quyết định, các văn bản ủy thác tư pháp để chứng minh cho từng nhận định
- Phương pháp tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt luận văn để tổng hợp những quy định về ủy thác tư pháp theo pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước trên thế giới Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tổng hợp để rút lại vấn đề, đề xuất các kiến nghị, kết luận của từng chương và kết luận của luận văn
5 Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Bố cục của đề cương chi tiết:
Trang 6ỦY THÁC TƯ PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
CHƯƠNG 1: THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ ỦY THÁC TƯ PHÁP 1.1 Thời gian thực hiện ủy thác tư pháp còn kéo dài
1.2 Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp chưa rõ ràng
1.3 Định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật
Kết luận Chương 1
CHƯƠNG 2: VỀ KẾT QUẢ CỦA VIỆC ỦY THÁC TƯ PHÁP 2.1 Không có kết quả ủy thác tư pháp
2.2 Có kết quả ủy thác tư pháp:
2.2.1 Kết quả ủy thác tư pháp không đúng
2.2.2 Kết quả ủy thác tư pháp đúng nhưng chưa đủ
2.3 Định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật
Kết luận Chương 2
KẾT LUẬN
Trang 76 Tài liệu tham khảo
A Văn bản pháp luật
1 Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013
2 Bộ luật Dân sự 2015
3 Bộ luật Dân sự năm 2005
4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
5 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011
6 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007
7 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
8 Luật giám định tư pháp năm 2012
9 Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp
10 Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15 tháng
09 năm 2011, hướng dẫn áp dụng một số quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình
tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự; xử lý kết quả tương trợ tư pháp về dân sự và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp
về dân sự của Luật Tương trợ tư pháp
11 Thông tư số 18/2014/TT-BTC của bộ Tài chính, quy định về mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự
12 Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
13 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp
B Giáo trình, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu
14 Nguyễn Văn Tiến (2015), “Ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự”, đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
15 Nguyễn Văn Tiến, Bành Quốc Tuấn (2011), “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài và việc bảo vệ quyền dân sự tại cơ quan tư pháp Việt Nam”, NXB Lao Động;
Trang 816 Trường đại học Luật Hà Nội (2012), “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam”, NXB Công an nhân dân;
17 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2013), “Giáo trình Tư pháp quốc tế phần chung”, NXB Hồng Đức.
C Báo, tạp chí:
18 Nguyễn Sơn Hà (2016), “Thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự tại Việt
Nam một số khó khăn và giải pháp”, tạp chí Tòa án nhân dân (2).
19 Đặng Kim Ngân (2013), “Ai là người phải nộp chi phí ủy thác tư pháp”,
tạp chí Tòa án nhân dân, (21).
20 Lê Mai Thanh (2002), “Vấn đề xác định thẩm quyền và ủy thác tư pháp
trong tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài”, tạp chí Nhà nước và pháp luật (166)
D Tài liệu trên mạng:
21 Một số vấn đề về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?
p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=20651956&article_details=1, ngày truy cập: 11/3/2016
22 Ủy thác tư pháp còn nhiều khó khăn,
http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=1891, ngày truy cập: 15/3/2016
http: // www.chinhphu.vn
http://www.moj.gov.vn
http://www.toaan.gov.vn
http://www.thongtinphapluatdansu edu.vn
http://www.dhluathn.com
http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn
E Bản án, quyết định:
- Bản án sơ thẩm:
23 Bản án số: 13/2013/HNST ngày 20 tháng 9 năm 2013 về việc: “Ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trang 924 Bản án số: 25/2013/HNST ngày 26 tháng 12 năm 2013 về việc: “Yêu cầu
ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
25 Bản án số: 26/2013/HNST ngày 26 tháng 12 năm 2013 về việc: “Ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
26 Bản án số: 22/2014/HNST ngày 14 tháng 5 năm 2014 về việc: “Ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
27 Bản án số: 38/2014/HNST ngày 30 tháng 10 năm 2014 về việc: “Ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
28 Bản án số: 40/2014/HNST ngày 30 tháng 10 năm 2014 về việc: “Yêu cầu
ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
29 Bản án số: 435/2015/HNST ngày 09 tháng 5 năm 2015 về việc: “Tranh chấp về ly hôn” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
30 Bản án số: 488/2015/HNST ngày 22 tháng 5 năm 2015 về việc: “Tranh chấp về ly hôn” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
36 Bản án số: 1019/2015/HNST ngày 24 tháng 9 năm 2015 về việc: “Ly hôn” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
29 Bản án số: 22/2015/HNST ngày 19 tháng 8 năm 2015 về việc: “Ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
30 Bản án số: 23/2015/HNST ngày 21 tháng 8 năm 2015 về việc: “Ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
31 Bản án số: 34/2015/HNST ngày 13 tháng 10 năm 2015 về việc: “Ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
32 Bản án số: 25/2015/HNST ngày 04 tháng 11 năm 2015 về việc: “Yêu cầu
ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
33 Bản án số: 56/2015/HNST ngày 26 tháng 11 năm 2015 về việc: “Xin ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai
III Dự kiến kế hoạch thực hiện:
STT Các nội dung, công việc
thực hiện chủ yếu Sản phẩm phải đạt
Thời gian (bắt đầu – kết thúc)
01 Thu thập tài liệu Tài liệu ở phần tài liệu
tham khảo và một số
1 tháng
Trang 10tài liệu khác phát sinh
02
Đọc, nghiên cứu tài liệu, viết
Chương 1, trình Giáo viên
hướng dẫn
Hoàn thành Chương 1 2 tháng
03
Đọc, nghiên cứu tài liệu, viết
Chương 2, trình Giáo viên
hướng dẫn
Hoàn thành Chương 2 2 tháng
05 Tập hợp nội dung, viết kết
06
Chỉnh sửa, bổ sung hoàn
thiện công trình nghiên cứu,
chuẩn bị bảo vệ đề tài
Công trình nghiên cứu
IV Kiến nghị về giáo viên hướng dẫn: Theo sự phân công của trường và
khoa
Ngày 16 tháng 5 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Hạnh Dung