1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương môn học giải quyết tranh chấp trong thương mại

14 413 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 104 KB

Nội dung

- Nắm được phương pháp nghiên cứu và vị trí của môn học.- Nhận thức được tầm quan trọng và vị trí của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại đối với việc bảo vệ quyền công d

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG

THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH 2017

Trang 2

Khóa đào tạo: Thạc sỹ Luật học

Môn học: Giải quyết tranh chấp trong thương mại

Mã môn học:

Số tín chỉ: 02 tín chỉ

Học kỳ:

Môn học: Bắt buộc 

Tự chọn

1 Thông tin về giảng viên giảng dạy :

- TS Nguyễn Văn Tiến Email: tienklds@yahoo.com

Điện thoại: 0903 860909 – 0909 735 735

2 Các môn học tiên quyết :

- Triết học

- Phương pháp nghiên cứu khoa học

- Dân sự

3 Các môn học kế tiếp: Các môn chuyên ngành bắt buộc

4 Mục tiêu chung của môn học

4.1Mục tiêu nhận thức: Sau khi kết thúc thành công môn học, học viên

có thể:

Về kiến thức:

Trang 3

- Nắm được phương pháp nghiên cứu và vị trí của môn học.

- Nhận thức được tầm quan trọng và vị trí của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại đối với việc bảo vệ quyền công dân và áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước

- Nắm được quá trình phát triển của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại

- Nội dung cụ thể của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại

- Đề xuất các giải pháp để áp và kiến nghị lập pháp về pháp luật giải quyết tranh chấp trong thương mại

Kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau liên quan đến pháp luật về thi hành án dân sự

- Có kỹ năng phân tích, bình luận, đánh giá và so sánh giữa pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại Việt Nam và giữa Việt Nam với các nước

- Có khả năng vận dụng những tri thức đã được học vào việc nghiên cứu pháp luật về thi hành án dân sự và những vấn đề có mối liên quan trong chương trình đào tạo

Trang 4

- Nhận xét, đánh giá từ góc độ lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp trong thương mại và đưa ra các ý kiến cá nhân về các giải pháp pháp lý đối với các vấn đề trên cũng như kiến nghị về mặt lập pháp để hoàn thiện

Thái độ:

- Nhận thức đúng đắn, khách quan, toàn diện về vai trò của pháp luật đối với giải quyết tranh chấp trong thương mại

- Nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại và khả năng ứng dụng chế độ này trong việc hành nghề luật

- Đề xuất các giải pháp để ứng dụng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại

Các mục tiêu khác:

- Góp phần phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm

- Góp phần phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi

- Góp phần trau dồi, phát triển năng lực đánh giá

- Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, theo dõi kiểm tra việc thực hiện chương trình học tập

5 Mục tiêu nhận thức chi tiết:

Trang 5

- Nhận biết quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại Nội dung của pháp luật

về thi hành án dân sự

- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại trong việc bảo vệ quyền công dân và áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước

- Trên nền tảng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại thực trạng áp dụng đưa ra các kiến nghị

có ý nghĩa về mặt lập pháp để hoàn thiện

6 Tóm tắt nội dung : Môn học có 02 tín chỉ bao gồm :

VẤN ĐỀ 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

TRONG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm, đặc trưng của tài phán kinh tế

1.1.1 Khái niệm tài phán kinh tế

Tài phán: phân xử, xem xét, quyết định

Trang 6

Tài phán kinh tế là lĩnh vực tài phán chuyên ngành, bao gồm hoạt động của tòa án và trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng nhằm xác định quyền, nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp

1.1.2 Đặc trưng của tài phán kinh tế

- Chủ thể của tài phán kinh tế phong phú, đa dạng

- Tài phán kinh tế chỉ giải quyết khi có yêu cầu của đương sự

- Chủ thể yêu cầu giải quyết trong tài phán kinh tế có vị trí pháp lý bình đẳng

- Thủ tục tố tụng tài phán linh hoạt, mềm dẻo, tạo sự chủ động cho các bên giải quyết tranh chấp

- Căn cứ giải quyết tranh chấp kinh tế không chỉ pháp luật mà còn là những thỏa thuận giữa các bên tranh chấp

1.2 Các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại

1.2.1 Các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại không mang tính chất tài phán

Thương lượng trực tiếp: Là việc các bên tranh chấp trực tiếp đề nghị giải quyết tranh chấp không có sự tham gia của chủ thể thứ ba

Trang 7

Hòa giải và trung gian: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại tiến hành theo quy định của pháp luật

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại:

Hòa giải viên thương mại tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội

Hòa giải viên thương mại hoạt động độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật

Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Hòa giải viên thương mại có trách nhiệm tạo điều kiện để các bên tranh chấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

Mọi thông tin liên quan đến quá trình hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác hoặc việc tiết lộ thông tin đó là cần thiết cho việc hòa giải

Trang 8

1.2.2 Các hình thức tài phán trong giải quyết tranh chấp thương mại

Thủ tục trọng tài: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp

do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật

Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh

Quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp

Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài

Ưu điểm:

Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

Giải pháp uyển chuyển khi giải quyết

Không bắt buộc phải có mặt các bên đương sự

Có thể thi hành phán quyết ở nước thứ ba

Trọng tài viên không bị chi phối bởi quyền lực nhà nước

Giải quyết kết hợp nhiều phương thức khác nhau (hòa giải, thương lượng )

Thủ tục tư pháp: Tòa án

Trang 9

- Do Tòa án nhân dân Nhà nước tiến hành

- Hoạt động theo nguyên tắc công khai

- Các bên phải tuân thủ pháp luật

- Có nhiều thủ tục giải quyết (sơ thẩm, phúc thẩm, đặc biệt)

VẤN ĐỀ 2: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI

2.1 Pháp luật về tài phán Trọng tài

2.1.1 Mô hình tổ chức hoạt động

Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó

Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận

2.1.2 Phạm vi thẩm quyền của trọng tài

Điều 2 Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài

1 Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại

2 Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại

Trang 10

3 Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài

Điều 5 Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

1 Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy

ra tranh chấp

2 Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

3 Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

2.1.3 Thủ tục tố tụng trọng tài

Khởi kiện

Thông báo đơn khởi kiện

Thành lập Hội đồng trọng tài

Trang 11

Phiên họp giải quyết tranh chấp

2.2 Pháp luật về tài phán tư pháp

2.2.1 Mô hình tổ chức hoạt động

Tòa chuyên trách, tòa án chung Theo cấp xét xử, cấp tòa án

2.2.2 Thẩm quyền

2.2.3 Thủ tục tố tụng

VẤN ĐỀ 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI

3.1 Khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại

3.2 Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

3.3 Thủ tục rút gọn

3.4 Áp dụng khoản 2 Điều 4 BLTTDS 2015

3.5 Luật Tương trợ tư pháp 2007

3.6 Quyền định đoạt của đương sự trong TTDS

3.7 Công khai bản án của Tòa án

3.8 Thi hành án dân sự

7 Học liệu

Trang 12

Văn bản quy phạm pháp luật

1 Hiến pháp năm 2013

2 BLTTDS năm 2015

3 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

4 LTHADS năm 20014

5 Luật phá sản năm 2004

6 Luật Trọng tài năm 2010

7 Luật cạnh tranh năm 2004

CÁC TÀI LIỆU KHÁC

1. - Trường Đại họcTPHCM, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt

Nam, NXB Hồng Đức, năm 2012;

2. - Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự

năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB Chính trị quốc gia, năm 2012;

3. - Viện Nhà nước và pháp luật, Bình luận khoa học Bộ luật tố

tụng dân sự, NXB Tư pháp, năm 2012;

4. - Tưởng Duy Lượng (2007), Thẩm quyền của Tòa án nhân dân

cấp huyện trong việc giải quyết các vụ việc về dân sự kỳ 1, 2, Tạp chí Tòa án

nhân dân số 15, 16;

5. - Nguyễn Văn Tiến, Bành Quốc Tuấn, Thẩm quyền giải quyết

các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài và việc bảo vệ quyền dân sự tại

Trang 13

cơ quan tư pháp Việt Nam, NXB Lao Động, 2011;

6. - Tưởng Duy Lượng, Pháp luật hôn nhân - gia đình, thừa kế và

thực tiễn xét xử, NXB Chính trị quốc gia, 2013;

7. - Đinh Văn Quế (2011), Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động

của tòa án theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, , Tạp

chí Nhà nước và Pháp luật, số 8;

8. - Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt

Nam, quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài, NXB

Chính trị quốc gia

9. Nguyễn Trung Tín (Chủ biên, 2009) “Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài”, NXB Khoa học xã hội;

10. Trường Đại học Luật TPHCM (2013), “Giáo trình Tư pháp quốc tế phần chung”, NXB Hồng Đức;

11. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Bộ Luật Tố tụng dân sự của Tòa án tối cao;

12. Nguyễn Đức Bình, (2014), “Quyền tư pháp và thực hiện quyền

tư pháp ở Việt nam hiện nay”, (5) Tạp chí TAND kỳ I tháng 3/2014;

MỘT SỐ ĐỊA CHỈ WEBSITE

- http://www.westlaw.com

- http://www.toaan.gov.vn

Trang 14

- http://www.moj.gov.vn

- http://www.nclp.org.vn

- http://www.na.gov.vn

- http://www.luatvietnam.com.vn

- http://www.vietlaw.gov.vn

- http://www.chinhphu.vn

- http://www.vietnamlawjournal.com.vn

- http://www.nclp.gov.vn

- http://www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com

8 Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá

a Đánh giá thường xuyên:

- Kiểm diện

- Minh chứng tham gia seminar, làm việc nhóm, bài tập nhỏ

b Đánh giá định kỳ

Tiểu luận 20%

Bài thi cuối kỳ 80%

Ngày đăng: 16/09/2017, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w