Triều Nguyễn dưới thời vua Tự Đức dù được nhiều nhà sử học lựa chọn nghiên cứu với nhiều khía cạnh như giáo dục, tài chính, văn hóa, xã hội,… song đến hiện tại, chưa có một công trình sử
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
LÃ THỊ HÒA
NẠN THỔ PHỈ VÀ CHÍNH SÁCH TIỄU PHỈ DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC
(1848 – 1883)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS PHAN NGỌC HUYỀN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử - trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử Việt Nam, sự đóng góp của các bạn sinh viên Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn
Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn TS Phan Ngọc Huyền đã giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình để tác giả hoàn thành khóa luận này
Hà Nội ngày tháng năm 2017
Tác giả khóa luận
Lã Thị Hòa
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài “Nạn thổ phỉ và chính sách tiễu phỉ dưới thời Tự Đức (1848 – 1883)” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các
nguồn tƣ liệu đƣợc dùng trong khóa luận tốt nghiệp là chính xác, những trích dẫn là trung thực Vì vậy tác giả xin chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả của khóa luận!
Tác giả khóa luận
Lã Thị Hòa
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu vấn đề 6
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của khóa luận 7
7 Bố cục của khóa luận 8
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHỈ VÀ NẠN THỔ PHỈ DƯỚI THỜI VUA TỰ ĐỨC 9
1.1 Khái quát về phỉ và sự hình thành lực lượng phỉ 9
1.1.1 Nguyên nhân xuất hiện phỉ 9
1.1.2 Đặc điểm của lực lượng phỉ 10
1.2 Nạn thổ phỉ dưới thời vua Tự Đức 11
1.2.1 Bối cảnh xã hội và sự hình thành các lực lượng phỉ 11
1.2.2 Hoạt động của các nhóm phỉ 19
Tiểu kết chương 1 23
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG TIỄU PHỈ DƯỚI THỜI VUA TỰ ĐỨC 24
2.1 Chủ trương tiễu phỉ của vua Tự Đức 24
2.1.1 Trong nhận thức của nhà vua 24
2.1.2 Trong hành động của nhà vua 27
2.2 Hoạt động tiễu phỉ dưới thời vua Tự Đức 35
2.2.1 Giai đoạn 1848 – 1858 35
2.2.2 Giai đoạn 1858 – 1883 41
Trang 5Tiếu kết chương 2 50
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ NẠN THỔ PHỈ VÀ CHÍNH SÁCH TIỄU PHỈ DƯỚI THỜI VUA TỰ ĐỨC 51
3.1 Một số nhận xét về nạn thổ phỉ thời vua Tự Đức 51
3.2 Một số nhận xét về các biện pháp tiễu phỉ của vua Tự Đức 53
3.2.1 Chiến thuật tiễu phỉ 53
3.2.2 Kết quả của việc tiễu phỉ 56
3.2.3 Hạn chế trong việc thực thi tiễu phỉ 58
Tiểu kết chương 3 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Lịch sử châu Á nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng vào thế kỉ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn (1802 – 1945) là một giai đoạn lịch sử đầy biến động Sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật và cơ khí đã thay đổi cả cục diện thế giới Nền kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây đòi hỏi nhu cầu cao về nguồn nguyên nhiên liệu và thị trường đã thúc đẩy công cuộc xâm chiếm thuộc địa diễn ra mạnh mẽ Đối tượng đầu tiên bị phương Tây hướng đến là các nước châu Á – thị trường quen thuộc lâu đời và giàu có vô cùng trong con mắt của người châu Âu Đồng thời đây là thời kì hầu hết các quốc gia phong kiến châu Á đang bị khủng hoảng trầm trọng Quan hệ tiếp xúc Đông – Tây đã chuyển từ thương mại tự do sang đối địch Thay vì tôn trọng chủ quyền, thiết lập mối quan hệ buôn bán như trước đây, các nước tư bản phương Tây bắt đầu thực hiện chính sách “ngoại giao pháo hạm”, sử dụng vũ lực để từng bước thực hiện ý đồ thực dân Đặc biệt, Việt Nam lại có vị trí địa lí nằm ở giữa con đường từ Âu sang Á, vì thế không thể tránh khỏi tầm mắt và dấu chân của người châu Âu Ra đời trong điều kiện suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam, nhà Nguyễn đã ra sức củng cố chính quyền, chấn chỉnh các lĩnh vực của xã hội Các vị vua đầu tiên của triều Nguyễn phải đối đầu với hàng loạt hệ quả phức tạp sau khi đất nước thống nhất như xóa bỏ những mặc cảm về sự chia cắt đất nước sau gần hai thế kỉ để tạo sự hòa hợp dân tộc Xây dựng đất nước với diện tích lãnh thổ rộng lớn, thống nhất từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau là một điều khó khăn, chưa từng
có trước đây, sự thay đổi quá lớn này không cho phép Gia Long và các quan cận thần vốn trưởng thành từ vùng cực nam của tổ quốc nghĩ ngay ra một phương án xây dựng chính quyền mới Ngoài ra, thời kì này, quan hệ ngoại giao không chỉ được thiết lập với những nền văn hóa quen như Trung Hoa
Trang 7hay Xiêm La mà còn có các nước phương Tây như Anh, Pháp, Tây Ban Nha
Dù đã cố gắng đưa ra nhiều chính sách về kinh tế, xã hội tích cực song mọi nỗ lực của nhà Nguyễn đã không tạo điều kiện cho đất nước vượt qua khủng hoảng Thậm chí, đất nước còn dấn sâu vào con đường khủng hoảng Chính vì vậy, dưới triều Nguyễn thổ phỉ đã trở thành một vấn nạn, diễn ra xuyên suốt
cả triều đại Các nhóm thổ phỉ tiến hành cướp bóc của nhân dân, giết hại nhiều người gây nguy hại cho đất nước và là nỗi kinh hoàng đối với nhân dân Với những hậu quả tiêu cực từ nạn phỉ triều đình nhà Nguyễn đã đưa ra nhiều biện pháp tiễu phỉ Dưới thời vua Tự Đức (1848 – 1883), do kế thừa từ hệ quả tiêu cực của các ông vua trước, đất nước vừa bị khủng hoảng trầm trọng, vừa phải đối phó với sự xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858 Trong bối cảnh
ấy, nạn thổ phỉ diễn ra phức tạp Bên cạnh sự phát triển của thổ phỉ, các phong trào nông dân cũng lại nổi lên mạnh mẽ và nhiều phong trào đã biến tướng trở thành các đảng, nhóm thổ phỉ Trước tình hình đó, triều đình Tự Đức đã đưa ra nhiều biện pháp tiễu phỉ nhằm tiêu diệt lực lượng này, duy trì
ổn định và trật tự xã hội
Triều Nguyễn dưới thời vua Tự Đức dù được nhiều nhà sử học lựa chọn nghiên cứu với nhiều khía cạnh như giáo dục, tài chính, văn hóa, xã hội,… song đến hiện tại, chưa có một công trình sử học nào nghiên cứu một cách hệ thống về chính sách tiễu phỉ thời Tự Đức Đây là một thiếu sót cần được bổ sung và làm rõ trong quá trình nhận thức toàn diện về thời kì tồn tại độc lập của đất nước
Việc nghiên cứu chính sách tiễu phỉ mà vua Tự Đức đã thi hành trong suốt thời kì trị vì của mình sẽ cung cấp một nguồn thông tin trong việc nhận thức, đánh giá khách quan hơn về thực trạng nạn phỉ trong xã hội vào nửa sau thế kỉ XIX
Trang 8Với ý nghĩa đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nạn thổ phỉ và chính sách tiễu phỉ dưới thời Tự Đức (1848 – 1883)” làm khóa luận tốt nghiệp của
mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhiều vấn đề lịch sử về triều Nguyễn đã được các nhà nghiên cứu lịch sử tìm hiểu Tuy nhiên việc nghiên cứu về tiễu phỉ và chính sách tiễu phỉ dưới thời Tự Đức là một khía cạnh mới và phức tạp Hiện tại mới chỉ được đề cập một cách chung chung trong các công trình lịch sử viết về nhà Nguyễn
Trong cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim xuất bản lần đầu tiên
vào năm 1919 đã dành 15 chương viết về nhà Nguyễn Trong đó, ông đã dành thời lượng của cả chương VIII để viết về nạn giặc giã dưới thời Tự Đức Tuy nhiên những nội dung còn mang tính chung chung, khái lược đưuọc một vài nét mà chưa đi sâu vào nghiên cứu thành một hệ thống hoàn chỉnh
Trong cuốn Sử Việt – Nam (thời cận kim) của tác giả Lê Hữu Thu xuất
bản năm 1952 đã đi vào phân tích tình hình xã hội ở tất cả các đời vua Nguyễn Trong đó tác giả đã dành nhiều trang viết để phân tích về sự khủng hoảng của đất nước dưới thời vua Tự Đức Tác giả đã lấy ví dụ về nạn phỉ với hai nhóm phỉ đảng tiêu biểu là Lê Văn Phụng và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc Song đó chỉ là những nét giản lược mang tính đặc trưng nhất, chứ chưa tập trung đi sâu vào khai thác ở các khía cạnh khác nhau
Trong cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam của tác giả Trần Quốc
Vượng, Hà Văn Tấn xuất bản năm 1963 cũng đã đề cập đến tình hình xã hội triều Nguyễn nói chung và Tự Đức nói riêng Từ đó dẫn đến hệ quả là các phong trào nông dân bùng nổ, nạn giặc giã nổ ra ở khắp nơi Tuy nhiên với nội dung chính là một tác phẩm thông sử, những vấn đề về phỉ còn hết sức mờ nhạt, chưa đào sâu vào việc nghiên cứu vấn đề
Trang 9Trong cuốn Khiêm lăng và vua Tự Đức của tác giả Mai Ứng Khiêm
(2004) đã đi sâu vào việc nghiên cứu về cuộc đời của vua Tự Đức cũng như tình hình đất nước trong suốt thời gian trị vì của vua Tự Đức Tác phẩm đã bước đầu đi vào việc nghiên cứu thái độ của Tự Đức trước nạn giặc giã cũng như sự bất lực của triều đình Tự Đức trong công cuộc tiễu phỉ Tuy nhiên, nạn giặc giã chỉ được đề cập đến để làm nổi bật hơn nữa những tấn bi kịch của cuộc đời Tự Đức vì vậy mà không được tác giả dành nhiều thời lượng để đi vào tìm hiểu nghiên cứu chuyên sâu
Trong cuốn Lịch sử Việt Nam, tập II của tác giả Phan Huy Lê (chủ biên),
xuất bản năm 2012 đã trình bày một cách toàn diện về triều Nguyễn Trong đó tác phẩm cũng đã đề cập đến nạn giặc giã nổ ra mạnh mẽ dưới thời vua Tự Đức và hậu quả của vấn nạn này Song chỉ với dung lượng nhỏ, tác phẩm mới chỉ dừng lại ở việc nêu, liệt kê mà chưa đi vào phân tích những nguyên nhân, diễn biến và công tác tiễu phỉ của triều đình
Trong cuốn Lịch sử Việt Nam từ năm 1802 – 1858 (tập 5) do tác giả
Trương Thị Yến làm chủ biên, xuất bản năm 2013 đã đi sâu vào phân tích bối cảnh lịch sử và sự khủng hoảng nghiêm trọng của các vua triều Nguyễn từ những ngày đầu thành lập Từ đó, tác giả đã đưa ra những hệ quả của mâu thuẫn xã hội, trong đó có nạn phỉ hoạt động mạnh mẽ nhất vào thời vua Tự Đức Tác phẩm cũng đã đề cập đến việc triều đình nỗ lực chống phỉ song không nhiều và chưa chuyên sâu
Trong cuốn Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 –
1885 của Yoshiharu Tsuboi (2014) với nội dung tập trung khắc họa về tình
hình Việt Nam dưới thời vua Tự Đức đã phần nào mô tả vấn nạn phỉ cũng như những hậu quả mà nó để lại cho đất nước Song với nội dung mà tác phẩm tập trung vào thì phỉ chỉ là một vấn đề nằm trong bức tranh xã hội nên
Trang 10Tsuboi chưa đi vào phân tích, so sánh về nạn phỉ dưới triều Tự Đức trong bối cảnh đất nước có những biến đổi
Trong luận án Tiến sĩ Chính sách xã hội triều Nguyễn của Lê Quang Chắn
(2015) đã đi vào khai thác vấn đề xã hội dưới triều Nguyễn ngay từ những ngày đầu vương triều Nguyễn được thành lập Sau nhiều phân tích về sự khủng hoảng xã hội, tác giả đã đi đến kết luận xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn (giai đoạn 1802 – 1884) thực sự rối ren Đặc biệt là dưới thời kì trị vì của vua
Tự Đức đất nước phải đối diện với cả giặc trong nước và nạn xâm lược từ bên ngoài Song do thời lượng chủ yếu đi vào phân tích các chính sách xã hội do đó tác phẩm chưa đi sâu vào việc nghiên cứu về nạn phỉ - một trong những hệ quả tiêu cực của các chính sách xã hội, chỉ dừng lại ở việc đề cập
Ngoài ra còn nhiều bài viết trên một số tạp chí nghiên cứu, phân tích, đánh giá về nạn phỉ dưới thời Tự Đức tiêu biểu là Tạp chí lịch sử quân sự, Tạp chí xưa và nay, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Hán nôm Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về thực trạng cũng như các chính sách tiễu phỉ dưới thời vua Tự Đức
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận mong muốn hệ thống hóa được hoạt động tiễu phỉ dưới thời Tự Đức Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về những chính sách tiễu phỉ và hoạt động tiễu phỉ cũng như những kết quả từ hoạt động trong giai đoạn 1848 – 1883
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài khóa luận có nhiệm vụ:
- Khái quát những nét chung về phỉ cũng như tìm hiểu sự hình thành của phỉ và thực trạng hoạt động của phỉ dưới thời vua Tự Đức
Trang 11- Tìm hiểu và trình bày những nội dung cơ bản các chính sách, hoạt động tiễu phỉ cụ thể và kết quả từ các hoạt động đó
- Đưa ra một vài nhận xét, đánh giá chung về các hoạt động tiễu phỉ dưới thời vua Tự Đức
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu vấn đề
4.1 Đối tượng
Khóa luận lấy vấn đề về chính sách tiễu phỉ dưới thời vua Tự Đức giai đoạn 1848 – 1883 làm đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu chính sách tiễu phỉ từ khi vua
Tự Đức lên ngôi vua (1848) cho đến khi ông mất (1883) Đây là quãng thời gian Tự Đức đã đưa ra các chính sách tiễu phỉ nhằm cải thiện tình hình xã hội khủng hoảng
Không gian: Kế thừa từ các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, thời vua Tự Đức đã cai quản một quốc gia thống nhất từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau Do đó, không gian khóa luận là chính sách tiễu phỉ trên toàn bộ lãnh thổ đất nước
Phạm vi nội dung: Do hạn chế về thời lượng cũng như nguồn tài liệu tham khảo nên khóa luận chủ yếu tập trung vào các chính sách tiễu trừ thổ phỉ
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
Bên cạnh việc tham khảo, kế thừa những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, để thực hiện đề tài này, tác giả dựa vào nguồn tài liệu chính sau:
- Bộ sách chính sử triều Nguyễn là cuốn Đại Nam Thực lục Đây là bộ
chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn do Quốc sử quán biên soạn trong vòng 88 năm (1821 – 1909) Bộ sử được chia làm hai phần là Tiền biên và Chính biên Trong đó, phần chính biên chép về lịch sử triều Nguyễn
Trang 12từ vị vua đầu tiên là Gia Long đến vua Đồng Khánh Và cho đến nay, đây được coi là bộ sử ghi lại đầy đủ và tin cậy nhất về triều Nguyễn Vì vậy, đây
là nguồn tư liệu gốc, rất có giá trị về mặt sử liệu
- Nguồn tài liệu từ các bộ thông sử, giáo trình, công trình nghiên cứu, luận án, khóa luận, tạp chí chuyên ngành
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Để thực hiện đề tài người viết dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về nghiên cứu khoa học lịch sử, đó là kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, để đảm bảo tính khách quan và khoa học, khóa luận đã sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Với phương pháp lịch sử, tác giả
cố gắng tái hiện lại thực trạng và hoạt động tiễu phỉ thông qua các sự kiện Phương pháp logic sẽ là một công cụ hữu ích trong việc gắn kết và sâu chuỗi các sự kiện, rút ra một số nhận xét về nạn phỉ cũng như chính sách tiễu phỉ của vua Tự Đức Ngoài ra đề tài còn sử dụng nhiều phương pháp khác như phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích
6 Đóng góp của khóa luận
Kết quả nghiên cứu của khóa luận với đề tài chính sách tiễu phỉ dưới thời
vua Tự Đức (1848 – 1883) sẽ góp phần:
- Là công trình nghiên cứu chuyên sâu góp phần khảo cứu một cách hệ thống, tường tận về nạn thổ phỉ và chính sách tiễu phỉ dưới thời vua Tự Đức (1848 – 1883)
- Khóa luận bổ sung, góp thêm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử Việt Nam dưới thời vua Tự Đức
Trang 137 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm
ba chương:
Chương 1: Khái quát về phỉ và nạn thổ phỉ dưới thời vua Tự Đức
Chương này nói về nguồn gốc và đặc điểm của phỉ nói chung Từ đó đi vào chi tiết về sự hình thành lượng phỉ và hoạt động của các nhóm phỉ đảng dưới
thời vua Tự Đức
Chương 2: Chủ trương và hoạt động tiễu phỉ dưới thời vua Tự Đức
Chương này phục dựng lại nhận thức và hành động của vua Tự Đức trong việc tiễu phỉ Để từ đó tái hiện hoạt động tiễu phỉ qua hai giai đoạn 1848 –
1858 và 1858 – 1883
Chương 3: Một số nhận xét về nạn thổ phỉ và chính sách tiễu phỉ dưới thời vua Tự Đức Chương này rút ra một số nhận xét về nạn thổ phỉ và chính sách tiễu phỉ dưới thời Tự Đức
Trang 14Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHỈ VÀ NẠN THỔ PHỈ
DƯỚI THỜI VUA TỰ ĐỨC
1.1 Khái quát về phỉ và sự hình thành lực lượng phỉ
1.1.1 Nguyên nhân xuất hiện phỉ
Từ “phỉ” xuất hiện trong chính sử chỉ bọn cướp theo nghĩa rộng nhất Các nhà chép sử đã căn cứ vào nguồn gốc, tính chất các hoạt động và địa bàn hoạt động để phân biệt các loại phỉ Thổ phỉ thường để chỉ bọn cướp bóc ở trên đất liền, địa bàn hoạt động chủ yếu của chúng là ở các vùng núi hiểm trở hay những nơi nhà nước trung ương khó kiểm soát Một số khái niệm khác thường xuất hiện như: Thanh địa cổ phỉ hay Thanh địa y phỉ (cướp từ Trung Hoa), Man phỉ (cướp rừng), thủy phỉ (cướp sông), hải phỉ hay hải tặc (cướp biển), Nùng phỉ (cướp người thiểu số Nùng), Hải Dương phỉ (cướp ở tỉnh Hải Dương), Quảng Yên phỉ (cướp ở tỉnh Quảng Yên) Ngoài ra, họ còn được phân biệt với “kiếp” – trộm cắp có khí giới và “ đạo” – trộm cắp thường
Sự xuất hiện và hoạt động của phỉ là một thứ chỉ số đo mức độ ổn định của trật tự xã hội Khi xã hội ổn định, nhân dân tập trung lo sản xuất, có đời sống bình yên nên lượng người sống ngoài pháp luật không nhiều Sự cướp bóc xảy ra ít, thường vào một vào một vài mùa và ở địa phương, nằm trong khả năng trấn áp của quan quân và trên thực tế ít được ghi chép lại trong
chính sử
Nhưng ngược lại khi xã hội bất ổn định, có sự rối loạn, phỉ và bọn giặc cướp nổi lên khắp nơi Vào những năm mất mùa, thiên tai, đói kém xảy ra, dân lưu tán xuất hiện nhiều, cùng với sự áp bức bóc lột của các tầng lớp trên trong xã hội đã đưa con người vào vòng tăm tối không lối thoát Và con đường duy nhất của những con người bần cùng, khốn khổ lúc này là tiến hành
Trang 15các cuộc khởi nghĩa Chính điều này đã làm cho số lượng người nằm ngoài vào vòng pháp luật tăng lên một cách nhanh chóng Bên cạnh đó những sự can thiệp từ bên ngoài cũng là một yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho các nhóm phỉ xuất hiện ngày một nhiều Hoạt động của chúng đã làm cho an ninh trật tự đất nước không ổn định, và trên hết người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất là nhân dân
1.1.2 Đặc điểm của lực lượng phỉ
Phỉ hay giặc cướp xuất hiện ở mỗi thời kì đều có những đặc điểm khác nhau do yếu tố bối cảnh lịch sử chi phối, song tựu chung lại vẫn có các đặc điểm nhất quán
Trước hết, phỉ thường xuất hiện khi tình hình xã hội không ổn định, và
cụ thể là khi thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra liên tục kèm với mâu thuẫn giai cấp trong xã hội lên cao
Hai là, các nhóm phỉ thường lựa chọn vùng rừng núi rậm rạp, hẻo lánh, hay các vùng miền núi sát biên giới giáp ranh giữa các nước làm sào huyệt và hoạt động Việc lựa chọn địa bàn này giúp bọn phỉ có thể che giấu được hành tung của mình, người lạ mặt không thể xâm nhập Khi biền binh lên tiễu phỉ, bọn phỉ có thể dễ dàng ẩn trốn hoặc dùng chiến tranh du kích Các vùng biên giới lại là nơi giao thương buôn bán giữa hai nước thương nhân thường qua lại mang theo các mặt hàng có giá trị, là thứ mà bọn phỉ luôn thém khát Ngoài ra, những vùng này cách xa trung tâm quyền lực quốc gia nên thoát khỏi ảnh hưởng triều đình và quan địa phương cũng khó cai trị, nhất là bọn phỉ luôn luôn có thể thoát khỏi sự truy kích bằng cách vượt qua biên giới
Ba là, lực lượng tham gia vào các băng nhóm phỉ thường là những phạm nhân tù tội, những dân quê, những thợ thủ công, quân sĩ và người thất nghiệp Bốn là, hoạt động chính của phỉ là cướp bóc, giết người Song khi các nhóm phỉ xuất hiện do sự can thiệp từ bên ngoài chúng mang theo cả những
âm mưu chính trị nhằm làm rối loạn và phá hoại tiềm lực của đất nước
Trang 16Dù mang nhiều đặc điểm khác nhau, song tất cả các nhóm phỉ đều duy trì cướp bóc, giết người để tồn tại
1.2 Nạn thổ phỉ dưới thời vua Tự Đức
1.2.1 Bối cảnh xã hội và sự hình thành các lực lượng phỉ
Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, việc các toán phỉ nổi lên không phải là không có song đến thời vua Tự Đức nạn phỉ xuất hiện như một hiện tượng xã hội đặc biệt
Triều Nguyễn ra đời vào năm 1802, trong một hoàn cảnh phức tạp khi
mà chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy tàn Cùng lúc đó, trên thế giới sự phát triển của chủ nghĩa tư bản với nhu cầu cao về thị trường và nguồn nguyên nhiên liệu đã thúc đẩy các nước phương Tây xâm lược thuộc địa mà đối tượng đầu tiên là các nước ở châu Á Trong bối cảnh lịch sử mới, yêu cầu được đặt ra là có những chính sách phù hợp để đưa đất nước bước sang giai đoạn mới bắt kịp thời đại Trên thực tế, các chính sách của nhà Nguyễn lại đi ngược lại với xu thế chung Chính vì vậy, dù đã cố gắng khắc phục những trở ngại và khó khăn để tạo dựng nên một nhà nước chuyên chế nhưng không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội Nhìn tổng thể về nhà Nguyễn,
các nhà nghiên cứu đã cho rằng: “Những chính sách của các vua Nguyễn đã bần cùng hóa nhiều tầng lớp xã hội và phần nào hủy hoại tiềm lực của đất nước” [53, tr.554] Chính vì vậy, dưới triều Nguyễn bọn phỉ nổ ra và hoành
hành ở khắp nơi Trong khoảng thời gian Tự Đức trị vì đất nước là thời điểm xuất hiện nhiều nhóm phỉ đảng nhất Nguyễn Hữu Thu trong tác phẩm của
mình đã nhận xét về thời Tự Đức như sau: “Mặc lòng không có đời nào lắm giặc giã bằng đời ngài làm vua” [41, tr.28] Trước nhãn quan chính trị của nhà
vua và quan lại thì các nhân sĩ chống đối, những người tự xưng là hậu duệ còn sót lại của triều Lê cũ, các giáo dân nổi loạn, hải tặc, thổ phỉ hay bọn cướp dân tộc thiểu số miền núi, bọn giặc cờ Trung Hoa đều như nhau, đều là “phỉ”
Trang 17Bước vào thời kì Tự Đức trị vì, tình trạng rối ren của xã hội trở nên trầm trọng khi toàn bộ các chính sách, đường lối phát triển đất nước đã đi được định hình Là sự kế thừa từ các vị vua trước đó, đất nước rơi vào sự khủng hoảng trầm trọng Là một ông vua chăm việc nước, Tự Đức đã đưa ra nhiều chính sách nhằm cải thiện song mọi cố gắng của ông chỉ càng làm cho đất nước lún sâu vào khủng hoảng
Dưới thời Tự Đức chế độ thuế khóa là một gánh nặng lớn của người dân với nhiều thứ thuế khác nhau Chế độ lao dịch cũng hết sức nặng nề, triều đình liên tục lôi cuốn dân chúng vào việc xây dựng các lăng tẩm nguy nga ở ngoại vi kinh thành để phục vụ cho nhu cầu của mình, tiêu biểu là việc xây dựng “Vạn niên cơ” (Khiêm lăng) đã tạo nên một thảm họa lao dịch:
“Vạn niên là vạn niên nào Thành xây xương lính hào đào máu dân”
Việc khai hoang mặc dù đã được quan tâm song hiệu quả đạt được lại không cao Hàng năm đều có kết quả báo lên bộ Hộ, có những con số lớn như năm 1866, số ruộng hoang mới khẩn ở 9 tỉnh bắt đầu chịu nộp thuế là trên 10.000 mẫu, năm 1875, các quan tỉnh Nam Định được thưởng vì đã đôn đốc dân đắp đê chống mặn khai hoang được 17.000 mẫu ruộng… Như vậy là đến thời Tự Đức, mặc dù chính sách khai hoang đã mang lại những hiệu quả tích cực, diện tích khai hoang mở rộng song diện tích cấy cày lại thu hẹp dần đi Diện tích cày cấy bị thu hẹp làm cho số lượng người không có ruộng đất ngày càng tăng lên, chẳng những làm cho nông nghiệp không khởi sắc mà nạn thổ phỉ vẫn không ngừng diễn ra, thậm chí có thời kỳ rất mạnh mẽ Song song với chính sách khẩn hoang, nhà nước cũng rất chú trọng khai sông, làm thuỷ lợi, đắp đê bảo vệ mùa màng Về đê điều, Tự Đức luôn luôn có chỉ dụ hỏi các quan Đê chính và các quan tỉnh có đê tâu rõ về công việc giữ đê như thế nào cho hợp Năm Tự Đức thứ 25 (1872), sau khi thấy đê sông Hồng bị vỡ luôn,
Trang 18Tự Đức có cho hỏi ý kiến của các tỉnh ở ven sông về cách sửa đê và phòng lụt, ý kiến của các tỉnh Sơn Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên là không giống nhau Cuối cùng Tự Đức thấy kế hoạch của tỉnh Bắc Ninh là tiện hơn và đỡ tốn kém hơn cả, liền hạ lệnh cho các nơi chuẩn theo đó mà thi hành (Tỉnh Bắc Ninh xin tuỳ theo thế mà đắp thêm, ở dưới hạ lưu mọi đường sông có chỗ nào úng tắc thì nhân theo lối cũ mà khơi vét thêm, không nên khai riêng thành đường mới) Nhà nước đã chú trọng đến công tác thủy lợi song nạn vỡ đê vẫn liên tiếp xảy ra ở các tỉnh Bắc Kỳ Những biện pháp này chỉ còn là hình thức, không mang những nội dung tích cực, không có tác dụng bảo vệ và phát triển nông nghiệp được nữa Nạn đê vỡ và lụt lội vẫn xảy ra liên tiếp, phá hoại mùa màng gây ra nạn đói khổ, làm cho dân nghèo trôi dạt, sản xuất nông nghiệp bị đình trệ Những năm 1871 – 1883 thực sự là quãng thời gian vô cùng khổ cực của Hưng Yên với 11 năm liên tiếp vỡ đê, khiến nhân dân nơi đây đói khổ khôn xiết Đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy nạn phỉ đảng quấy nhiễu hoành hành vẫn còn chưa hết, trái lại nó vẫn tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tăng lên mặc dù về cơ bản là những biện pháp đó, phần nào thể hiện sự quan tâm của chính quyền trung ương nhằm cứu vãn tình thế Do vậy, đến cuối thời Tự Đức, nạn thổ phỉ không những không hết
mà vẫn tiếp tục gia tăng
Tô thuế, lao dịch, binh dịch, hạn hán, lụt lội, đê vỡ dẫn đến tình trạng mất mùa, đói kém, bệnh tật liên miên, cứ dăm bảy năm lại diễn ra nạn đói hoặc một nạn dịch lớn, làm thiệt hại hàng chục nhân mạng Năm 1848 ở Hà Tĩnh, năm 1854 ở Bắc Ninh, Sơn Tây, các năm 1856 – 1857 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bão liên tiếp trong hai năm, kéo dài sang đến năm 1858 Nói đến
nạn đói năm 1858, Đại Nam thực lục có ghi: “Những dân lưu tán các tỉnh Bắc Kỳ nhiều người chết đói”, “Những dân đói ở các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, lại tán đi Thanh Hóa, có người tự bán mình, có người bán
Trang 19con” [31, tr.550] Trong năm 1849, bệnh dịch tả hoành hành trên nhiều tỉnh thành đã làm nhiều người chết: “Tỉnh Vĩnh Long có hơn 43.000 người chết, tỉnh Quảng Bình có hơn 23.300 người chết” [31, tr.148] Vì vậy, hiện tượng dân lưu tán phát triển là điều không thể tránh khỏi “thảm trạng nhân dân lưu tán là kết quả không giải quyết nổi trong một điều kiện của một chính sách kinh tế mù quáng, lạc hậu Thương mại, công nghiệp bị ngăn trở, các thị trấn không thành lập được, nạn nhân dân lưu tán vì vậy đã trầm trọng càng thêm trầm trọng” [15, tr.63 – 64] Bức tranh về đời sống khổ cực của nhân dân
dưới thời Tự Đức được khắc họa sinh động qua bài vè:
“Cơm thì chẳng có Rau cháo cũng không Đất trắng xóa ngoài đồng Nhà giàu niêm kín cổng Còn một bộ xương sống
Vơ vất đi ăn mày Ngồi xó chợ lùm cây Quạ kêu vang bốn phía Xác đầy nghĩa địa Thây thối bên cầu Trời ảm đạm u sầu Cảnh hoang tàn đói rét Dân nghèo cùng kiệt
Kẻ lưu lạc thu phương Người chết chợ chết đường Trừ bọn lòng lang dạ thú không thương
Ai ai thấy chẳng đau lòng xót dạ Sẵn bút đây ta tả
Trang 20Để giữ lại vài câu Cho ngàn vạn năm sau Biết cảnh tình cơ cực
Mỗi lần có nạn đói, dịch bệnh nhà vua thường ra lệnh cứu tế phát chẩn
lương thực, thuốc men Tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn Sự phát triển của
tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám (tập 1) đã nhận định rằng: “Song mưu móc đã chẳng thấm tới đâu lại còn là một dịp để cho triều đình, quan lại và địa chủ cường hào khoét đẽo nhân dân một cách tệ hại
và bỉ ổi hơn nữa” [14, tr.49]
Những khó khăn trong đời sống nhân dân, nhất là nông dân, làm cho không khí xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX có xu hướng ngày càng căng thẳng Trên cả hai phương diện quan hệ đẳng cấp và giai cấp đều chất chứa những mâu thuẫn gay gắt Chính những điều đó đã làm cho phong trào khởi nghĩa của nông dân nổ ra mạnh mẽ, rộng khắp Trong hoàn cảnh đó, thường dân rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ đi theo các băng nhóm cướp bóc Tự Đức đã có lúc từng phải căn dặn quan lại rằng:
Trang 21“Hiện nay tình trạng sinh sống ở các làng mạc đã như thế, nếu không chấn chỉnh sớm đi, thì e rằng dân chúng ngày càng quẫn bách, phiêu tán, mà
sự được mùa hay mất mùa về sau này chưa thể đoán trước được, thì chắc gì
đã giữ được vô sự Đến lúc bấy giờ, ví thử có nhiều phương pháp cứu chữa chăng nữa, cũng hình như lấy một gáo nước mà đem tưới chỗ lửa nghìn xe bị cháy đó mà thôi Vậy nên phải dự trù trước khi việc xảy ra, dân được nuôi nấng, an nhàn để cho tự làm ra mà ăn, không mưu đồ việc khác, cốt phải thuận lòng người làm cội gốc để hồi lại lòng trời, may ra mới không có hoạn nạn sau này nữa.”[31, tr.310]
Đồng thời, việc thống nhất đất nước chưa được lâu năm nên cơ sở của nhà Nguyễn chưa được vững chắc Ở Bắc Kỳ là đất cũ của nhà Lê nên còn nhiều
người mong chờ nhà Lê nên khắp nơi xảy ra loạn lạc liên miên “người muốn làm loạn, hoặc tự nhận là dòng dõi nhà Lê, hoặc tìm một người nào giả nhận dòng dõi nhà Lê, rồi tôn lên làm minh chủ để lấy cớ mà khởi sự” [21, tr.207]
Tự Đức cũng đã từng viết rằng: “Đất Bắc vốn ưa làm loạn, nhân thể cũng nổi lên” [2, tr.72]
Ngoài ra ở thời kì này ghi nhận sự có mặt của phần đông các đảng phỉ từ Trung Hoa Hiện tượng này xuất hiện là do tình hình nước Mãn Thanh cũng
có nhiều dấu hiệu suy yếu với các cuộc chiến tranh nha phiến với Anh và
cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc, “hiện tượng này mang tầm vóc bi thảm, một mặt bởi vì lần này bọn phỉ trần sang đông hơn – hàng nghìn tên –
và thành nhóm hẳn hoi, mặt khác, vì bọn chúng được vũ trang tốt; đặc biệt hỏa lực của chúng hơn hẳn biền binh Việt Nam.” [54, tr.187] Ngoài ra, việc
các nhóm phỉ Thanh có thể xâm nhập vào biên giới phía Bắc nước ta còn do quân đội và hệ thống phòng vệ ở biên giới Việt – Trung dưới thời Tự Đức yếu kém Nhà sử học Trần Trọng Kim đã nhận xét về việc võ bị thời Tự Đức:
“Tuy rằng lúc bấy giờ nước mình có lĩnh võ sinh, có quan võ tiến sĩ, nhưng mà thời đại đã khác đi rồi, người ta đánh nhau bằng súng đạn nạp
Trang 22hậu, bằng đạn trái phá chứ không bằng gươm bằng giáo như trước nữa Mà quân lính của mình mỗi đội có 50 người thì chỉ có 5 người cầm súng điểu thương cũ, phải châm ngòi mới bắn được, mà không luyện tập, cả năm chỉ có một lần tập bắn Mỗi người chỉ được bắn có 6 phát đạn mà thôi, hễ ai bắn quá số ấy thì phải bồi thường
Quân lính như thế, binh khí như thế, mà quan thì lại cho lính về phòng, mỗi đội chỉ để độ chừng 20 tên tại ngũ mà thôi Vậy nên đến khi có sự, không lấy gì mà chống giữ được” [21, tr.197 – 198]
Hoạt động của các nhóm phỉ đã làm cho an ninh trật tự đất nước không
ổn định, song ngoài việc cướp bóc đơn thuần, chúng còn có cả những âm mưu kinh tế - chính trị
Trong khi tình hình trong nước đang loạn lạc thì vào ngày 1/8/1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng chính thức xâm lược nước ta, bắt
đầu cho thời kì “ngoại giao pháo hạm” Cuộc chiến tranh kéo dài đã gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp, vì vậy Pháp đã tìm đến giải pháp chính trị “đến Bắc Kỳ với sứ mệnh xúi giục một cuộc nổi loạn chống chính quyền, liên kết với giáo dân – đó là cuộc nổi loạn do Lê Duy Phụng cầm đầu” [54, tr.321] Từ
năm 1862 – 1883, triều đình nhà Nguyễn dần lún sâu vào con đường thỏa hiệp bằng việc kí các hiệp ước cắt đất từng bước biến nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp Chính điều này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân tạo điều kiện cho bọn phỉ phát triển
Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến sự xuất hiện của nhiều nhóm
phỉ Thanh, đó là: “Hiệp ước Thiên Tân ký vào ngày 27.6.1858 Hiệp ước đình chiến Pháp – Hoa ký ngày 25.10.1860 không chỉ đẩy mũi tấn công của liên quân Pháp – Tây Ban Nha sang Việt Nam , mà nhà Thanh còn chủ tâm xua hàng vạn tàn quân phong trào nông dân “Thái Bình Thiên quốc” sang đất ta
để lấy cớ mà truy kích Thực tế cho thấy, mọi cuộc bạo loạn, gây rối làm nên
Trang 23thảm họa khắp Bắc Kỳ và dùng duyên hải nước ta trong thời đoạn này, không
do người Pháp với nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa, như những kẻ “ném đá giấu tay”, thì cũng do các thủ lĩnh xuất phát từ đất Bắc tràn xuống Tạ Văn Phụng đánh phá vùng Đông Bắc Tàn quân của Ngô Côn do các thuộc tướng Hoàng Sùng Anh, Tô Quốc Tán, Bàn Văn Nhị, Đặng Chí Hùng… chỉ huy hoành hành khắp các tỉnh biên giới thượng du và trung du” [46, tr.13]
Tóm lại, xã hội rối ren, đói kém, bệnh dịch, các cuộc khỏi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra, sự can thiệp từ bên ngoài… là những nguyên nhân làm xuất hiện nhiều đảng phỉ dưới thời Tự Đức
Bảng 1 Các đảng phỉ tiêu biểu dưới thời Tự Đức (1848 – 1883)
Hoàng Sùng Anh (Cờ Vàng) Tuyên Quang 1862 – 1873
[Nguồn: Theo Đại Nam thực lục chính biên ]
Trang 24Từ bảng thống kê trên, có thể nhận thấy các nhóm phỉ xuất thân là Thanh phỉ, hoạt động rất mạnh từ năm 1862 Một số nhóm phỉ đảng tồn tại và hoạt động trong một khoảng thời gian dài, tiêu biểu như nhóm Hoàng Sùng Anh, Lưu Vĩnh Phúc Địa bàn hoạt động chủ yếu là các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, đặc biệt là ở tỉnh Tuyên Quang và Cao Bằng Nguyên nhân là do hai tỉnh này có phần lớn diện tích tiếp giáp với Trung Hoa Ngoài ra, tên hiệu của ba nhóm phỉ Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng được đặt trong bảng xuất phát nhằm phân biệt ba nhóm này với nhau khi chúng đều có nguồn gốc là tàn quân của phong trào Thái Bình Thiên quốc kéo sang Việt Nam từ những năm 1860 Cụ thể, nhóm của Hoàng Sùng Anh gọi là quân Cờ Vàng (hay Hoàng kỳ quân) do đội quân này dùng hiệu kì màu vàng Quân Cờ Trắng hay Bạch kỳ quân do Bàn Văn Nhị cầm đầu sử dụng cờ hiệu màu trắng Quân Cờ Đen hay Hắc kỳ quân đa số xuất thân từ quân đội người Tráng, sử dụng cờ màu đen làm cờ hiệu Ngoài các nhóm phỉ trên còn nhiều nhóm phỉ khác hoạt động ở miền núi phía Bắc, biên giới Tây Nam, Tây Nguyên
1.2.2 Hoạt động của các nhóm phỉ
Trong khoảng thời gian ba năm đầu Tự Đức lên ngôi với tình hình xã hội
có vẻ yên ắng nên các toán phỉ xuất hiện ít, và nhanh chóng bị quan quân địa phương đánh bại
Tháng 8 năm 1850, “Cổ phỉ ở đại hạt nước Thanh từ Long Châu, Bằng Tường (thuộc địa giới nước Thanh) tràn sang phủ Trường Định (thuộc Lạng Sơn), Tri phủ là Phạm Duy Nhiên chống lại không nổi, giặc bèn tiến sát đến thành Lạng Sơn Quan quân ở trên thành bắn chết 1 tên đầu mục của giặc và bọn lũ của giặc hơn 100 tên; giặc bèn trốn về” [31, tr.176 – 177]
Từ năm 1851 trở đi, với tình hình xã hội rối ren, đời sống nhân dân cực khổ các nhóm phỉ nổi lên ngày càng nhiều Trước hiện tượng đó, triều đình
Tự Đức đã vấp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiễu phỉ, chẳng hạn vào
Trang 25tháng 4 năm 1851 “Cổ phỉ hạt nước Thanh là Hoàng Vãn kéo đến quấy nhiễu tỉnh Lạng Sơn Lãnh binh là Nguyễn Xuân Thường cùng giặc đánh nhau ở xã Bảo Lâm bị thua (Biền binh tan vỡ ước hơn 1.000 người, Thường bị lạc rồi chết)” [31, tr.199]
Theo ghi chép của Đại Nam thực lục thì chỉ trong năm 1851 đã 11 lần
bọn phỉ ở hạt nước Thanh tràn xuống nước ta quấy nhiễu, cướp phá, cụ thể là nhóm 17 anh em bọn Lưu A Ngữ, nhóm Tam Đường, nhóm Hoàng Văn Vãn:
“Trong những năm 1850 và 1860, văn bản còn lưu tên của ba thủ lĩnh hoạt động đặc biệt tích cực là Hoàng Nhị Văn, Lưu Sĩ Anh và Lý Đại Xương Bọn này có sào huyệt trong vùng rừng núi các tỉnh Cao Bằng và Thái Nguyên”
[54, tr.188] Trong những năm 1860, khi cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc bị thất bại, hàng nghìn tàn quân đã vượt qua biên giới Việt – Hoa để cướp bóc, chúng tập hợp dưới nhiều cờ hiệu khác nhau như quân Cờ Đen, Cờ
Trắng, Cờ Vàng… Theo thống kê từ Đại Nam thực lục chính biên,tính đến
năm 1862 khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất đã
có 49 cánh giặc từ nước Thanh tràn xuống nước ta cướp bóc Trong những năm 1870 và 1880, bọn cướp Trung Hoa và các bọn khác xâm nhập vào miền núi Xa lạ với các vùng này, vùng sinh sống khó khăn – rừng rậm, bệnh sốt, nhà cửa rải rác – bọn cướp cần sự giúp đỡ của sơn nhân, những người luôn luôn đòi hỏi thực phẩm tối nhu yếu với giá rẻ hơn Vì vậy mà có sự liên kết người thượng với kẻ cướp, người ta đọc thấy những thí dụ về điều này trong chính sử và sự kiện này được minh họa bởi cảm nghĩ của lãnh sự Pháp tại
Hà Nội nhân nói về bọn nổi dậy Trung Hoa do Lý Dương Tài cầm đầu:
“Một đoàn xe chở gạo cho quân đội Trung Hoa vừa rồi bị người miền núi trong nước cướp đoạt Tất cả bọn người này đều đầu quân với Lý” [54, tr.318]
Tính đến hết thời Tự Đức khi giặc Pháp đã chiếm được hẳn Bắc Kỳ đã
có tới hơn 100 toán phỉ từ nhà Thanh tràn sang nước ta Theo thống kê từ Đại
Trang 26Nam thực lục chính biên thì có tới 144 lần phỉ Thanh xuất hiện ở nước ta và
quan quân phải tiến hành đánh dẹp
Các toán phỉ hoạt động ngày càng trắng trợn ngoài việc tấn công làng xã, các thôn ven biển, cướp lương thực, vật nuôi như trâu, bò, của cải và đôi khi chúng cướp cả người, cụ thể là phụ nữ và trẻ em Lí giải việc bắt phụ nữ Việt,
Tsuboi đã đưa ra quan điểm: “Bởi vì phụ nữ Việt Nam, “những phụ nữ nhuộm răng” nổi tiếng ở Trung Hoa là dịu dàng, cần mẫn” [54, tr.183] Như đã đề
cập về phỉ thời kì này mang cả những âm mưu kinh tế - chính trị, vì vậy chúng thường xuyên quấy nhiễu ở biên giới, gây mất ổn định, cản trở việc đi
sứ hay thông thương buôn bán trao đổi hàng hóa giữa hai nước Nhiều vùng biên giới không có người ở, làng mạc tiêu điều do thường xuyên là mục tiêu cướp bóc, dân chúng buộc phải trốn đến nơi khác sinh sống
Các đảng phỉ có thành phần đa dạng bên cạnh người Trung Hoa tràn sang, còn có sự tham gia của người Việt, người Man, người dân tộc thiểu số Còn thổ phỉ bản địa, phần nhiều là những người dân thất nghiệp, bị bần cùng, dân phiêu tán, quân lính, thợ thủ công, và một số ít là tàn dư của các cuộc khởi nghĩa bị thất bại Nhưng nhìn chung phỉ người Thanh tỏ ra tài sức hơn người Việt Nam trên mọi lĩnh vực do họ có trang bị và tổ chức hơn, “làm ăn” lớn hơn nhờ vào nhiều mối liên lạc Vì vậy hậu quả mà chúng để lại cho nhân dân cũng lớn hơn rất nhiều so với các đảng phỉ Việt Nam
Bọn thổ phỉ có địa bàn hoạt động chủ yếu ở các vùng rừng núi sát biên giới, đặc biệt là các tỉnh ở biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Quảng Yên và các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung Hoa Chính vì vậy, tình hình của các tỉnh phía Bắc ngày càng rối ren bởi sự xâm nhập của nhiều toán thổ phỉ từ Trung
Hoa tràn sang Theo số liệu thống kê từ Đại Nam thực lục chính biên, thì các
tỉnh phía Bắc chiếm phần lớn trong địa bàn hoạt động của các nhóm phỉ Cụ
Trang 27thể, từ năm 1868 – 1872 giặc phỉ tại các tỉnh phía Bắc có tới 74/77 lần phỉ quấy nhiễu, chiếm khoảng 98,4% tổng số các vụ xuất hiện phỉ đảng trên cả nước Đặc biệt, thời kì từ 1862 – 1865, nhóm phỉ Tạ Văn Phụng đã quấy nhiễu thường xuyên tỉnh Quảng Yên với một lực lượng hùng hậu, và đã có lúc Phụng đã chiếm được Quảng Yên và đe dọa các tỉnh Hải Dương, Nam Định Các tỉnh ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, khu vực Tây Nguyên, miền núi Quảng Ngãi (chủ yếu là giặc Man, thổ phỉ người dân tộc thiểu số), các cửa biển, cửa sông cũng đều là những nơi phỉ đảng thường hay hoạt động Trong khoảng thời gian 1868 – 1872, các toán thổ phỉ, man phỉ tăng nhanh về số lượng khoảng 65 lần Đây chính là thời kì các toán giặc nước Thanh tràn sang nước ta nhiều nhất Nguyên nhân của hiện tượng này là do sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc năm 1864, những đám tàn quân vũ trang mạnh mẽ vượt biên giới rồi đánh lẫn nhau để giành ưu thế Trong đó tiêu biểu nhất là quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, Cờ Vàng của Hoàng Sùng Anh, và Cờ Trắng do Bàn Văn Nhị cầm đầu Các toán thổ phỉ trong nước, các nhóm ẩn trốn từ trước được dịp nổi lên
Giặc cướp thường xuất hiện vào những mùa nhất định trong năm, nhất là
từ tháng 5 đến tháng 7, là giai đoạn trước vụ lúa hè – thu Sau những thiên tai, bão lụt, hạn hán, nạn châu chấu,… cũng là giai đoạn mà bọn cướp hoạt động mạnh
Các toán phỉ thường tranh giành quyền lợi và phạm vi chiếm đóng Từ năm 1857 đến năm 1873, có nhiều các nhóm phỉ khác nhau trên địa bàn Bắc
Kỳ, bao gồm cả phỉ Mãn Thanh và phỉ Việt Nam nên tranh chấp giữa các nhóm phỉ là không thể tránh khỏi Một ví dụ điển hình, đó là sự kiện quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc tiêu diệt quân Cờ Trắng ở tỉnh Tuyên Quang vào năm 1868 để độc chiếm quyền lợi ở đây Do được trang bị vũ khí đầy đủ, các toán phỉ Mãn Thanh có ưu thế hơn phỉ bản địa Song thổ phỉ bản địa lại thông thuộc địa hình hơn nên dễ dàng thoát được sự truy kích của triều đình
Trang 28Tiểu kết chương 1
Do bối cảnh lịch sử chi phối, cụ thể là tình hình xã hội rối ren đã làm cho
số lượng dân lưu tán tăng nhanh, mâu thuẫn xã hội lên cao và các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp như một hệ quả tất yếu; công tác quốc phòng yếu kém do tài chính gặp nhiều khó khăn khiến cho phỉ từ biên giới phía Bắc, Tây Nam rơi vào tình trạng bất ổn Ngoài ra, sự can thiệp từ bên ngoài cụ thể
là của Trung Hoa và Pháp mà dưới thời vua Tự Đức các nhóm phỉ đã được hình thành và hoạt động mạnh mẽ, chủ yếu là phỉ nước Thanh Thực trạng đó
đã phản ánh một xã hội bất ổn định và chính sách nội trị yếu kém của triều đình Tự Đức Những toán phỉ trở thành một hiện tượng xã hội đặc biệt chi phối trực tiếp đến tình hình đất nước, làm cho tiềm lực đất nước bị suy giảm nhanh chóng, dân chúng sống trong nỗi lo về thổ phỉ đã buộc triều đình Tự Đức phải tìm ra những giải pháp để đối phó với những thế lực này
Trang 29Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG TIỄU PHỈ
DƯỚI THỜI VUA TỰ ĐỨC
2.1 Chủ trương tiễu phỉ của vua Tự Đức
2.1.1 Trong nhận thức của nhà vua
Tự Đức là một ông vua thông minh, song thể chất lại yếu đuối, bệnh tật
Vì vậy, vua luôn ở trong cung điện Huế, tách rời với cuộc sống cụ thể của nhân dân Mọi thông tin về các vấn đề xảy ra trong quốc gia chỉ đến với vua thông qua bộ máy quan lại Bởi vậy mà dù là một ông vua chăm việc trị dân song trong suốt khoảng thời gian trị vì của Tự Đức giặc giã xảy ra liên miên
Nhà nghiên cứu Mai Khắc Ứng (2004) trong tác phẩm Khiêm lăng và vua Tự Đức cho rằng: “Việc nước rối bời, khó gỡ mà giặc giã lại nổ lên như ong khắp vương quốc làm cho nhà vua Nguyễn Dực Tông nhiều khi muốn chạy trốn, muốn giải thoát” [46, tr.7]
Tự Đức ý thức về hậu quả của nạn phỉ nên thái độ của Tự Đức đối với phỉ Thanh là rất kiên quyết Nhà vua luôn luôn nuôi dưỡng quyết tâm đánh đuổi được giặc phỉ ra khỏi bờ cõi nước ta để ổn định lại trật tự xã hội cho nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, yên tâm an cư lạc nghiệp Là văn nhân, Tự Đức có vẻ “tài tử về chính trị”, tuân thủ khuôn mẫu của lễ giáo xưa Điều này được thể hiện trong lời lẽ của ông hay những cuộc thảo luận giữa vua với các quan:
“Trẫm lấy sự cùng nuôi sống làm lòng, đương nghĩ làm những chính sự không nỡ giết người Nghĩ dân đen kia cũng đều là con đỏ của ta, hoặc bách thiết vì đói rét, hoặc đau khổ vì ra lính làm tạp dịch, cùng quá sinh ra làm bậy, đó là thường tình của bọn tiểu nhân Lấy hình luật mà giết đi ư, thì lòng người nhân giả cũng thương xót Trẫm làm chủ của dân, nếu một người chưa
Trang 30được yên ở, một vật hoặc mất sự công bình, đều là lỗi của trẫm cả Ví bằng không dạy mà đem giết, sao bằng trước ra ơn đức rồi sau sẽ dùng hình phạt Phủ thần người và các kinh huyện phải thể theo đức ý của trẫm, giữ gìn cẩn thận chức vụ của mình, để ý cầm phòng Nhưng phải mở bỏ ba mặt lưới, nhiều cách hiểu bảo cho dân lấy con đường sống lại Bọn trộm cắp có kẻ nào đem mình tự thú, theo mức nhẹ trừng trị qua loa, chuẩn cho đem những tình hình bách thiết của nhà mình, cứ thực thú ra, phủ thần sẽ khéo léo xếp đặt, hoặc bổ làm lính ở phủ, hoặc giao về nguyên quán, khiến cho có chỗ nương nhờ, không đến nỗi thất nghiệp làm bậy Nếu kẻ nào sau khi đã dạy dỗ rồi mà còn dám cam lòng tự làm ra tội nghiệt tức thì chiểu phép bắt giữ tra xét, phân biệt kẻ thù, tòng mà chịu tội Kẻ nào đã được tha rồi, mà còn tái phạm nhiều lần thì ghép tội rất nặng (xử tử); tổng lý không biết bắt giải, dụng tình dung túng, thì cũng phân biệt mà xử trị Phen này xử trí như thế là trẫm bao gồm
cả ân uy Kẻ nào hối cải giác ngộ, thì cho đổi mới, kẻ nào nhiều lần tội ác thì giết không tha Trẫm có lòng nào đâu! Về khoản xin phái lính đi tuần bắt, chuẩn cho bộ Binh bắt cấp ngay, để giúp việc phòng ngừa Nhưng do phủ ấu phải nghiêm gia cấm trấp, không được mượn cớ sinh việc Thành ra nhiễu dân Nếu có ai giải đến kẻ phạm bắt được, thì tức hành nhận lấy tra xét ngay, không được để chậm trễ, sinh ra mối tệ Vả lại dẹp trộm cướp yên nhân dân
là chức phận của quan địa phương, nên phải làm sao cho ơn kết uy ra, ngấm ngầm tiêu hóa, khiến cho một nơi đứng đầu làm điều thiện trong nước, kéo lại được những thói thuần mỹ, không can phạm vào chính lệnh của ta, để cùng hưởng phúc thăng bình Lòng ta xiết bao mong mỏi vậy” [31, tr.93 – 94]
Vua vốn thể chất yếu đuối, bệnh tật Vì vậy, một điều hiển nhiên rằng vua luôn ở trong cung điện tại Huế và không bao giờ trực tiếp ra chiến trường Giỏi văn chương nhưng về mặt quân sự, nhà vua lại kém hiểu biết nên rất ít quan tâm đầu tư Do đó, trong việc tiễu phỉ nhà vua không hề có những kinh
Trang 31nghiêm thực tế mà luôn trông chờ vào bộ máy quan lại giải quyết Chính bản thân vua Tự Đức cũng phải thừa nhận rằng bản thân vốn không làm được điều
gì, mọi công sức đánh dẹp loạn phỉ đều nhờ vào sức mạnh và tài năng của tất
cả mọi người bao gồm quan lại, quân lính và nhân dân đã đoàn kết Vua Tự Đức luôn đề cao vai trò của bộ máy quan lại và coi đây giống như những bộ phận trên cơ thể để giúp việc cho mình Bên cạnh đó đối với nhân dân quan lại chính là quan phụ mẫu, vì vậy Tự Đức luôn quan niệm rằng mỗi vị quan khi được bổ nhiệm phải luôn nghĩ, làm những điều tốt cho con dân của mình,
mà trước hết ở đây là dốc lòng, dốc sức tiêu diệt bọn giặc cướp cho nhân dân
yên ổn làm ăn Trong Đại Nam thực lục chính biên có ghi lại đoạn viết nói về
suy ngẫm của vua Tự Đức:
“Trẫm một thân nhỏ mọn, thống trị toàn quốc, tự nghĩ mình tài kém, đức mỏng, thực không đủ để ứng được lòng trời, thỏa được lòng dân; chỉ có thể đem hết cái tài của mình sẵn có, càng kính giữ đạo làm vua là khó, thường chăm chú cho dân trong nước được thịnh, gốc của nước được vững, làm việc trước hết đâu dám tự mình nhàn rỗi Chỉ sợ khí xuân chậm thấu đến nơi hang cùng, mặt trời khó chiếu vào trong chậu úp mà thôi Cho nên trẫm phải nhờ các quan là tai mắt chân tay để giúp đỡ Vì thế mới bổ quan, đặt lại, để cai trị các châu quận, chuyên trách một địa phương, hoặc tự mình chọn bổ, hoặc theo
lệ công cử Lại lo công việc ở nơi biên giới xa xôi, khó lòng liệu tính phỏng chừng được, mới đặc biệt sai đại thần đi tuần kiểm thay, chia giao con tin, cho giao cờ tiết, đi khắp mọi nơi để tuyên dương mệnh lệnh, giữ quyền chức đảm đương một địa phương, ký thác cho sinh mệnh của trăm họ” [31, tr.308]
Với phương châm “dĩ nông vi bản” – lấy nông nghiệp làm gốc - Tự Đức nhận thấy rằng, sở dĩ tình hình thổ phỉ ngày càng hoành hành ngang ngược là
do thiên tai mất mùa liên tiếp, ruộng đất lại hầu như nằm hết trong tay của địa chủ, dân không có ruộng đất cày cấy, không có vốn sống, không có lương ăn,
Trang 32thử hỏi làm sao mà không dễ làm loạn Bởi vậy, hiện tượng dân phiêu tán ngày càng phổ biến, dễ dàng bất mãn với triều đình và bị lôi kéo đi theo làm loạn Tự Đức đã răn dạy các quan:
“Hiện nay tình trạng sinh sống ở các làng mạc đã như thế, nếu không chấn chỉnh sớm đi, thì e rằng dân chúng ngày càng quẫn bách, phiêu tán, mà
sự mất mùa hay được mùa về sau này chưa thể đoán trước được thì chắc gì giữ được vô sự phải dự trù trước khi việc xảy ra, dân được nuôi nấng, an nhàn để cho tự làm ra mà ăn, không mưu đồ việc khác, cốt phải thuận lòng người làm cội gốc để hồi lại lòng trời, may ra mới không có hoạn nạn sau này nữa” [31, tr.310]
Dù đã dùng rất nhiều biện pháp khác nhau để tiễu trì phỉ nhưng nạn phỉ cho đến cuối đời Tự Đức vẫn ngày càng phát triển Việc nhà chưa yên, thì bên ngoài giặc Pháp tiến hành xâm lược nước ta, khiến vua Tự Đức cảm thấy bế tắc, lúng túng, không có kế hoạch cụ thể để cùng một lúc đối phó với nhiều khó khăn ập đến Có thể nói đây là một tấn bi kịch của nhà vua Trong bài tự viết tại Khiêm lăng, nhà vua đã viết nên nỗi lòng của mình:
“Hưởng thái bình đã lâu ngày, dân không biết chiến đấu, canh thành giữ chốt nào được mấy người? Khiến đất nước đầy trộm cắp, trong gian ngoài giặc, chúng cấu kết với nhau ngày càng tràn lan, chúng đến đâu thì tàn hại như gió bão, thử hỏi biết cùng ai để bảo vệ bờ cõi của ta, huống chi là việc bảo vệ dân ta” [2, tr.72]
Tóm lại, vua Tự Đức đã nhận thức sâu sắc được vấn nạn thổ phỉ sâu sắc, song lại không có được biện pháp tiêu diệt tận gốc phỉ Điều này đã ám ảnh nhà vua cho đến cuối đời Những nhận thức của nhà vua về việc tiễu phỉ đã chi phối hành động của ông cũng như triều đình
2.1.2 Trong hành động của nhà vua
Nhận thấy được thời kì này sự xuất hiện bất thường với mức độ dày đặc của các phỉ đảng nhà Thanh, việc trước tiên Tự Đức làm để tiễu phỉ đó là
Trang 33ngăn chặn bọn phỉ từ nước Mãn Thanh tràn sang Tháng 7 năm 1851, vua Tự Đức ra lệnh phải đốc suất biền binh, thổ dõng canh phòng nghiêm ngặt các chỗ quan yếu ở ven biên giới Vua cho rằng việc phỉ xuất hiện ở các tỉnh miền biên giới phía Bắc, vì vậy đặc biệt phòng bị ở đây, cụ thể:
“Hạt tỉnh ấy liền giáp với cõi đất nước Thanh, chính nên nghiêm cẩn phòng bị Sai quan tỉnh ấy sức khắp các phủ, huyện và thổ hào, thổ dõng chiểu theo địa hạt phòng giữ, cho yên bờ cõi” [31, tr.470]
Từ đó, có thể thấy rằng Tự Đức quan tâm nhiều hơn tới các tỉnh biên giới phía Bắc, bao gồm: Thái Nguyên, Hưng Hoá, Quảng Yên, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Hà Giang… Ngoài ra, Tự Đức cũng cử những viên tướng tài đi dẹp phỉ như Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Đăng Giai, Hoàng Tá Viêm,…
Với diễn biến phức tạp của thổ phỉ nổi lên từ các làng hay lẩn trốn sự truy bắt của quan quân vào trong các làng để sinh sống cùng nhân dân, nuôi dưỡng lực lượng chờ ngày phản kích trở lại, vua Tự Đức đã định lại một số điều lệ nhằm phục vụ đắc lực cho việc truy bắt các nhóm phỉ, như:
“Định rõ lại lệ tìm bắt giặc trốn (Nếu tên can phạm là người cùng làng với lý trưởng mà là kẻ can phạm rất quan yếu thì lý trưởng phải xử tội trảm giam hậu, cai, phó tổng đều xử tội phạt 100 trượng phát lưu, cai, phó tổng xử phạt 100 trượng đưa đi đồ; là thứ yếu phạm thì lý trưởng xử phạt 100 trượng
đi đồ; cai, phó tổng phạt 90 trượng, đồ 2 năm rưỡi; là tòng đảng thì lý trưởng xử đồ 2 năm rưỡi, cai, phó tổng phạt 80 trượng, đồ 2 năm Xã nào có cai, phó tổng thì cai, phó tổng là tội đầu, lý trưởng thứ nhì) Và lệ xảy ra việc cướp (bọn kẻ cướp tụ họp ở trong xã mà đi ăn cướp thì lý trưởng phải xử tội phạt 100 trượng đồ 3 năm; nếu tụ tập ở làng mình mà đi ăn cướp làng khác, hay làng khác không canh phòng để đến nỗi mất cướp, thì các lý trưởng các làng ấy đều xử phạt 100 trượng, đóng gông đem bêu ba tháng, hết hạn ấy bắt bãi dịch; nếu có thông đồng với bọn cướp cùng là lấy của đút mà dung túng, thì theo luật xử đoán)” [31, tr.474]
Trang 34Trước việc tiễu trừ phỉ gặp nhiều khó khăn, để củng cố tinh thần chiến đấu cho quân sĩ ở các tỉnh, Tự Đức đã định lại cách thưởng cho quan quân ở Bắc Kỳ đồng thời xem xét kỹ trong quân đội ai dũng cảm, thiện chiến hay
nhút nhát để khen thưởng kịp thời Trong Đại Nam thực lục có ghi chép lại
hành động cụ thể của vua Tự Đức như sau:
“Định cách thưởng cho quân thứ đóng ở Bắc Kỳ (Phàm các viên biền
ba lần đại thắng, 4 lần liên thắng (tiểu thắng cũng được) được thưởng chức hàm, người nào có công giỏi lạ thường không phải câu nệ là mấy thứ) Bắt được giặc thì chia ra kẻ đầu sỏ, kẻ đầu mục của giặc thưởng có khác nhau Đương trường chém được giặc thì thưởng quân công ngân bài, đuổi bắt được thì thưởng ngân tiền Bắt được kẻ bắt hiếp đi theo giặc thì thưởng một nửa; đuổi theo bắt được kẻ bị hiếp theo giặc thì đình thưởng, lại lấy việc khó (giặc nhiều quân ít), việc dễ (giặc ít quân nhiều) và bắt sống được, chém được, đâm chết, bắn chết, 4 hạng chia làm từng thành, hoặc thưởng riêng, hoặc thưởng chung, so sánh để định việc thăng hay là giáng Từ 15 thủ cấp trở lên mới tâu lên, nếu ít thì tư để thi hành Việc rất khó thì không câu nệ như trên, thưởng tất phải ngay ở trước mặt để tỏ ra không để quá thời hạn)” [31, tr.767]
Đồng thời việc đóng quân lâu dài ở các vùng miền núi biên giới cũng là một khó khăn cho quan quân triều đình Để đưa được lương thực vào vùng rừng núi là việc làm hết sức khó khăn, thêm vào đó đây đều là những vùng nhiều khí độc, bệnh tật dễ dàng phát sinh, đặc biệt bệnh sốt rét luôn hoành hành Nhiều binh sĩ đã bỏ mạng vì bệnh tật thay vì bỏ mạng trên chiến trường
ác liệt Vì vậy, Tự Đức rất lưu tâm đến đời sống của binh lính:
“Vua nghĩ đến tướng sĩ đi đánh giặc, khó nhọc ở nơi chiến trường, mà trước can phạt bổng, đến nay lại khấu trừ đi thì chẳng khỏi đói bụng đi làm việc Chuẩn cho từ nay những nhân viên nào đi đánh giặc mà can phạt bổng phải thục phạt, thì cho chiểu phẩm lĩnh đủ lương, đợi khi việc quân đã xong,
Trang 35sẽ chiểu án trong khấu lương sau, định làm thành lệ Rồi sau lại chuẩn bị cho
bị giáng lưu, cách lưu, cũng đều theo nguyên phẩm lĩnh tiền gạo theo lệ những người đi trận Còn những người phải cách chức, gắng sức làm việc chuộc tội, thì mỗi tháng cấp cho tiền 1 quan, gạo 1 phương” [31, tr.574]
Bằng việc Tự Đức nhận thức được nguyên nhân khiến nạn phỉ gia tăng, nên khi thảo luận với các quan đã quở trách các quan địa phương không làm tròn chức phận của mình mà chỉ lo cho bản thân Cũng theo Tự Đức muốn diệt phỉ thì biện pháp lâu dài là phải chấn chỉnh bộ máy quan lại đang ngày càng mục ruỗng, ngày ngày áp bức bóc lột nhân dân gây nên những mâu thuẫn xã hội sâu sắc:
“Những dân hạt ở miền Đông, miền Bắc là nơi văn vật lễ nghĩa có tiếng
ở Bắc Kỳ, triều đình sẽ bồi dưỡng, dạy dỗ đã lâu, đều hun đúc nên thói tốt Nay một khi gây nên biến loạn, há chẳng phải do quan lại chỉ biết đẽo khoét dân ta, mà kẻ tham không biết răn đi, kẻ gia lâu không biết trừ đi, người trung nghĩa không đem ra khen thưởng, người đau khổ không biết vỗ nuôi ư Chuẩn cho các viên Thống đốc, Tham tán, phải xét ngay vì đâu mà sinh ra sự phản ban, lập tức phải cách bỏ tệ ấy đi” [31, tr.776]
Trong quá trình đánh dẹp thổ phỉ, Tự Đức thưởng phạt rất nghiêm minh
và kịp thời Điều đó khuyến khích quan quân cùng dân chúng tiến hành tiễu trừ các nhóm phỉ đảng, đảm bảo sự ổn định xã hội Trong mỗi lần tiến hành đánh dẹp, Tự Đức đều ban thưởng cho những người có công theo các thứ bậc
khác nhau, có thể là chức vụ, tiền bạc hay ban đặc ân của vua
Chẳng hạn, năm 1851: “Cổ phỉ đất nước Thanh là Hoàng Vãn, bọn lũ vài nghìn người tràn vào xã Hoàng Đồng, châu Thoát Lãng (thuộc tỉnh Lạng Sơn) Bọn Lãnh binh là Hoàng Chiến và Nguyễn Tiến Quyền đánh giết phải rút lui, bọn giặc tan vỡ chạy trốn ra ngoài cõi nước ta bắt sống và chém đầu cắt lấy tai, thu được ấn cờ, khí giới
Trang 36Vua bảo rằng: Trận này làm cho lòng người hơi vừa ý một chút Thưởng bọn Chiến và Quyền quân công kỷ lục và ngân tiền có thứ bậc khác nhau Còn những biền binh đi trận ấy thưởng chung cho 600 quan tiền” [31, tr.200]
Đối với những quan quân bị giặc giết, chết trận đều được cấp tiền tuất,
ma chay chu tất, điều đó thể hiện sự quan tâm của triều đình với những người
đã vì dẹp thổ phỉ mà chết:
“Vua nghĩ đến các trận vong tướng sĩ chết vì việc nước, nên hậu gia ơn điển, để thỏa vong hồn người trung nghĩa Sai bộ Lễ hội đồng với phủ thần Thừa Thiên chọn nơi sạch sẽ cao ráo ở ngoại thành lập làm 3 đàn; 1 đàn tế tướng sĩ chết trận ở quân thứ Quảng Nam, 1 đàn tế tướng sĩ chết trận ở quân thứ Gia Định, 1 đàn tê những tướng sĩ đi phòng tiễu bọn ác Man, các toán giặc ở nước Thanh tràn sang mà bị chết trận từ năm Tự Đức thứ 1 đến nay” [31, tr.729]
Ngoài ra những thân nhân của những binh sĩ chết trận cũng được ban ân điển, như tha việc đi lính và tạp dịch suốt đời, gia đình những người bị chết được hưởng tiền tuất gấp đôi, gấp ba Những làng không theo giặc mà anh dũng đứng cùng chiến tuyến với quan quân triều đình đánh giặc cũng được nhà vua khen thưởng để làm gương Các làng bị bọn phỉ cướp bóc, đốt phá đều được gia ơn, cứu giúp bù đắp phần nào tài sản thiệt hại Đồng thời được các vùng này đều được Tự Đức miễn thuế thường xuyên hoặc lùi lịch thu thuế sang năm sau Đối với quan quân bỏ chạy, không làm tròn trách nhiệm, đánh giặc bị thua làm tổn hại binh tướng, để mất dân, mất đất đều bị phạt nặng nhẹ tuỳ mức: cách chức, bãi miễn cho lưu để lập công chuộc tội Một ví dụ điển hình cho hành động này của vua Tự Đức là:
“Tỉnh thần Khánh Hòa tra ra tên Nô Yêm ở sách Duy Vạn, tên Nô Vang
ở sách Kha Tuân, vốn cùng với tên Lạp hiệp hiềm, họp bọn cướp bóc, nhân thế mà lầm lỡ giết chết biền binh Tỉnh thần lập tức gọi họp 500 biền binh ở ban đang nghỉ, bàn định cùng nhau ủy cho Niết ty là Lê Văn Dự cùng với Phó
Trang 37lãnh binh là Lê Xuân đem quân đi đánh diệt bọn ấy, rồi sau đem việc tâu bẩm Vua cho là chưa được Chỉ mà đã mang quân đi, quân đã đi nửa chừng thế khó mà ngăn lại, đều phạt bổng mỗi viên một năm” [31, tr.368]
Bên cạnh việc dùng sức mạnh quân sự để diệt phỉ, Tự Đức nhận thấy rằng sức mạnh này không đủ để tiêu diệt tận gốc vấn nạn này Thậm chí trong lúc này triều đình phải đối phó với sự xâm lược của Pháp từ năm 1858, lực lượng quân đội đã bị phân tán, sức mạnh không đủ để đối phó lại với các nhóm phỉ đảng lớn Vì vậy, Tự Đức đã tìm cách thương thuyết, đưa ra những điều kiện có lợi cho phỉ đảng để thu phục chúng vì ông cho rằng lập phép dù nghiêm khắc song cũng không nên làm hết tình người mà phải biết mở cho con người ta cơ hội để tự sửa đổi bản thân mình Đồng thời, Tự Đức cũng lợi dụng việc này để gây chia rẽ, mâu thuẫn giữa các nhóm phỉ trong việc vấn đề địa bàn và lợi ích để chúng tự tiêu diệt lẫn nhau, quan quân triều đình đỡ hao
tài tốn của
“Vua dụ rằng: Dân ngoại tịch, cho hạn 5 năm mới phải đăng sổ Bọn can phạm làm giặc, như ngụy quân quận công, trung quân đô thống, tiền quân thống chế, tham chính, điều bát, thượng thư các danh mục ấy đều là chính yếu phạm, phải chiểu luật nghĩ xử; từ tham mưu trở xuống, đều là thứ yếu phạm, thì chỉ làm tội bản thân tên ấy thôi, những người theo giặc nhưng không làm chức gì của giặc, mà ra thú, thì miễn tội Những người bị cung xưng đi theo giặc, thì theo dụ trước đình việc nã bắt, cho chúng được tự đổi mới Về ấn, sắc của giặc, xét trong đó lấy 1 – 2 thứ nộp lên bộ để xét thực Mới rồi bọn giặc quấy nhiễu, mà dân xã nào có thể cùng giặc kháng cự, rồi bị giặc đốt phá cướp bóc, tấm lòng thích làm việc nghĩa và biết lễ phép của dân như thế, cũng rất đáng thương, cho do tỉnh khám rõ, sẽ lượng cho cứu giúp Nếu dân xã nào cung ứng cho giặc thì không được kê lẫn lộn vào danh sách
để tỏ sự khuyến kẻ thiện, trị kẻ ác Từ tháng 10 trở về trước, hạt ấy vô sự, thì