1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Hóa đại cương đề CƯƠNG môn học

11 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 52,05 KB

Nội dung

Tóm tắt nội dung môn học Môn học hóa vô cơ có nhiệm vụ bổ sung và nâng cao các kiến thức hóa đại cương trong các lĩnh vực hóa chất rắn, các lý thuyết axit - bazơ, lý thuyết tạo phức, q

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

1 TÊN MÔN HỌC: HÓA VÔ CƠ

2 MÃ SỐ MÔN HỌC:

3 MÔN HỌC TIÊN QUYẾT: HÓA ĐẠI CƯƠNG

4 SỐ TÍN CHỈ: 02 ( 2 + 1 + 4)

5 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:

[1} Hóa Vô cơ; Nguyễn Đình Soa; NXB Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh; 1994

[2] Hóa Đại cương; Tập 1; Nguyễn Đình Soa; NXB Trường Đại học Bách

khoaTP Hồ Chí Minh; 1989

[3] Hóa Đại cương; Tập 2; Nguyễn Đình Soa; NXB Trường Đại học Bách

khoaTP Hồ Chí Minh; 1989

[4] Hóa Vô cơ; Tập 1; N X Acmetop; NXB Đại học và Trung học chuyên

nghiệp Hà nội; 1978

[5] Hóa Vô cơ; Tập 2; Nguyễn Thị Tố Nga; NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; 2001

6 Chủ nhiệm môn học:

TS GVC Hoàng Đông Nam

7 Danh sách cán bộ giảng dạy:

3) Trần Thị Minh Khanh TS GVC

4) Nguyễn Thị Kim Phụng ThS GVC

7) Huỳnh Kỳ Phương Hạ ThS GV

9) Nguyễn Thị Bạch Tuyết ThS GV

8 Tóm tắt nội dung môn học

Môn học hóa vô cơ có nhiệm vụ bổ sung và nâng cao các kiến thức hóa đại cương trong các lĩnh vực hóa chất rắn, các lý thuyết axit - bazơ, lý thuyết tạo phức, quy luật biến đổi tính axit - bazơ và tính oxy hóa - khử của các đơn chất và hợp chất vô cơ Môn học này giúp cho sinh viên có khả năng vững trong việc nắm quy luật biến đổi tính chất axit – bazơ và tính chất oxy hóa – khử của các chất, sử dụng thành thạo các đại lượng nhiệt động ( entropi, entanpi, thế đẳng áp, các hằng số cân bằng, thế oxy hóa khử) để thiết lập, đánh giá và tính toán định lượng phản ứng hóa học Môn học này dành cho đối tượng là các sinh viên chuyên ngành kỹ thuật hóa học và các ngành sử dụng kiến thức hóa học như là một trong các kiến thức chủ yếu Nó có thể được coi là phần tiếp tục và nâng cao của chương trình hóa đại cương trong lĩnh vực hóa vô cơ Với yêu cầu và mục đích trên, nội dung môn Hóa Vô cơ bao gồm những phần chính sau:

Trang 2

Cấu tạo chất: Cung cấp các kiến thức về hóa học chất rắn, các kiến thức về tinh thể học và các kiểu cấu trúc chính của các hợp chất vô cơ, các khái niệm về thù hình, đồng hình, dung dịch rắn, hỗn hợp ơtecti Mối quan hệ giữa cấu tạo và bản chất liên kết của chất rắn với độ bền , nhiệt độ nóng chảy và độ tan của các chất

Các phản ứng trao đổi dưới quan niệm của lý thuyết axit – bazơ: Thuyết axit – bazơ Bronsted và các phản ứng axít – bazơ trong dung dịch nước Xét phản ứng thủy phân theo quan điểm của thuyết axit – bazơ bronsted Thuyết axit – bazơ Lewis và các phản ứng tạo phức Thuyết axít – bazơ Usanovich và các phản ứng nóng chảy ở nhiệt độ cao Các phản ứng oxy hóa – khử: Viết phản ứng oxy hóa khử trong dung dịch nước dựa trên các bán phản ứng; sử dụng giản đồ thế oxy hóa khử Latimer để xét khả năng phản ứng , độ bền và chiều hướng phản ứng Sử dụng các đại lượng nhiệt động tính toán chiều hướng các phản ứng oxy hóa - khử trong các điều kiện khác

Phân loại và danh pháp hóa học: Trình bày sự phân loại các đơn chất theo tính chất vật lý và tính oxy hóa khử Cho biết khả năng kết hợp giữa các đơn chất tùy thuộc vào tính chất hóa học , đặc điểm liên kết và kích thước nguyên tử để có thể tạo thành hợp chất hóa học, tạo đồng hình , tạo dung dịch rắn hoặc tạo hỗn hợp ơtecti Danh pháp hợp chất vô cơ

Các đặc điểm và quy luật biến đổi tính chất của đơn chất và hợp chất của các nguyên tố không chuyển tiếp

Các đặc điểm và quy luật biến đổi tính chất của đơn chất và hợp chất của các nguyên tố chuyển tiếp

Các lý thuyết tạo phức

Sinh viên sẽ sử dụng chủ yếu các tài liệu của các phân nhóm VIIA, VIA, VA VIB , VIIB , VIIIB & IB để minh họa cho phần bài học

9 Hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả:

Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận

Điểm kiểm tra giữa kỳ học: 20%

Điểm thi cuối kì học: 80%

10 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Chương I: Danh pháp của hợp chất vô cơ HDTH (1 tiết) Tltkc: [5]

Chương II: Chất rắn Các khái niệm về tinh thể học Những kiểu cấu trúc chính của

hợp chất vô cơ: Các kiểu mạng tinh thể: Ion, nguyên tử ( cộng hóa trị, kim loại), phân tử và những kiểu cấu trúc tinh thể: cấu trúc đảo, cấu trúc mạch, cấu trúc lớp và cấu trúc phối trí Năng lượng mạng tinh thể Mối quan hệ giữa cấu tạo và bản chất liên kết với độ bền, nhiệt độ nóng chảy và độ tan của chất Các khái niệm dung dịch rắn, hỗn hợp ơtecti ( 6 tiết) GLT Tltkc: [2] & [4]

Chương III: Điều kiện diễn ra các phản ứng axit – bazơ Các lý thuyết axit - bazơ

Bronsted, Lewis & Usanovic Xem xét các phản ứng thủy phân theo quan điểm axit – bazơ Bronsted Xem xét các phản ứng tạo phức theo quan điểm axit- bazơ Lewis Xem xét các phản ứng ở nhiệt độ cao theo quan điểm của axit – bazơ Usanovic ( 6 tiết) HDTH Tltkc : [3] & [5]

Trang 3

Chương IV: Phản ứng oxy hóa khử Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng oxy hóa và

khả năng khử Sử dụng giản đồ thế Latimer để đánh giá độ bền và khả năng tham gia phản ứng oxy hóa khử của các chất ở các mức oxy hóa khác nhau trong dung dịch nước ( 4 tiết) HDTH Tltkc : [3] & [5]

Chương V: Sự phân loại các hợp chất vô cơ

Phân loại đơn chất: tính chất vật lý, khả năng hoạt động hóa học Phân loại hợp chất Quy luật biến đổi tính axit – bazơ của các hợp chất bậc hai Các loại hợp chất bậc hai Các loại hợp chất bậc ba ( 2 tiết) GLT Tltkc : [1] & [4]

Chương VI: Nguyên tố không chuyển tiếp

I Các nhận xét chung về nguyên tố không chuyển tiếp ( 2 tiết) GLT

II Phân nhóm VIIA: Quy luật biến đổi độ bền của các mức oxy hóa Tính chất vật lý và hóa học của đơn chất và quy luật biến đổi của chúng Các phương pháp điều chế đơn chất Hydro halogenua Một số hợp chất quan trọng của clo( nước javen, clorat kali) (3 tiết) GLT Tltkc : [1]

III Phân nhóm VIA: Quy luật biến đổi độ bền của các mức oxy hóa Tính chất vật lý và hóa học của đơn chất và quy luật biến đổi của chúng Các phương pháp điều chế đơn chất Các hợp chất quan trọng của oxy là lưu huỳnh ( nước, H2O2, hợp chất sulfua,

SO2 , SO3 và H2SO4, muối sulfat) ( 3 tiết) HDTH Tltkc : [1]

IV Phân nhóm VA: Quy luật biến đổi độ bền của các mức oxy hóa Tính chất vật lý và hóa học của đơn chất và quy luật biến đổi của chúng Các phương pháp điều chế đơn chất Các hợp chất quan trọng của nitơ và phốtpho ( NH3, HNO3,muối nitrat, H3PO4, muối phốt phát)( 2 tiết ) HDTH Tltkc : [1]

V Phân nhóm IVA: Quy luật biến đổi độ bền của các mức oxy hóa Tính chất vật lý và hóa học của đơn chất và quy luật biến đổi của chúng Các hợp chất quan trọng của cacbon và silic ( CO2, CO, H2CO3, muối cacbonat, SiO2, hợp chất silicat) ( 2 tiết) HDTH Tltkc : [1]

VI Các phân nhóm IIIA , IIA & IA TĐ Tltkc : [1]

Chương VII: Nguyên tố chuyển tiếp

I Các nhận xét chung về nguyên tố chuyển tiếp (2 tiết) GLT

II Các lý thuyết tạo phức: Thuyết cộng hóa trị, thuyết trường tinh thể và thuyết ocbitan phân tử Danh pháp phức chất.( 3 tiết) GLT Tltkc : [1]

III Phân nhóm VIB: Các hợp chất ở các mức oxy hóa quan trọng của crom ( +2, +3, +6) Điều chế các hợp chất của crom (2 tiết) HDTH Tltkc : [1]

IV Phân nhóm VIIB: Các hợp chất ở mức oxy hóa quan trọng của mangan ( +2, +4, +6, +7) Điều chế các hợp chất của mangan (2 tiết) HDTH Tltkc : [1]

V Phân nhóm VIIIB : Tính chất vật lý và hóa học sắt, cô ban va niken Các hợp chất ở mức oxy hóa +2 và +3 ( 1 tiết) HDTH Tltkc : [1]

VI Phân nhóm IB & IIB: Tính chất vật lý và hóa học của đồng, kẽm Các hợp chất ở mức oxy hóa +1 và +2 của đồng và +2 của kẽm.(1 tiết) HDTH Tltkc : [1]

VII Phân nhóm IIIB TĐ Tltkc : [1]

Chú thích : GLT : Giảng lý thuyết

Trang 4

HDTH : Hướng dẫn tự học Tltkc : Tài liệu tham khảo chính

TĐ : Tự đọc

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

1 Tên môn học : Hóa vô cơ

2 Số tín chỉ : 2 ( 42 tiết)

3 Các môn học tiên quyết : Hóa đai cương

4 Giáo trình chính : Hóa vô cơ Gs Nguyễn Đình Soa NXB ĐHKT TPHCM

5 Tài liệu tham khảo :

a) Hóa vô cơ GS Lê Mậu Quyền NXB KH & KT Hà Nội.1999

b) Hóa đại cương Hai tập GS Nguyễn Đình Soa NXB ĐHKTTPHCM

c) Hóa vô cơ Hai tập N.X Acmêtốp NXB ĐH&THCN,Hà Nội.1982

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Chương I : Một số kiến thức nền tảng để học hóa vô cơ.( 7 tiết)

I.1 Sự biến thiên tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tử theo sự tăng dần điện tích hạt nhân.(hdth) I.2 Mối quan hệ giữa các đại lương nhiệt động và phản ứng hóa học.(g)

Trang 5

I.3 Các thuyết acid –baz Bronsted và Lewis.(g)

I.4 Các phản ứng hóa học trong dung dịch nước

I.4.1 Phân loại các phản ứng hóa học

I.4.2 Các phản ứng trao đổi ion trong dung dịch nước và các điều kiện để phản ứng có thể xảy ra (Phản ứng trung hòa, phản ứng thủy phân, các hằng số điện li) (hdth)

I.4.3 Thước đo cho các phản ứng oxyhoá – khử trong dung dịch nước.( thế oxyhóa khử) (g)

I.5 Danh pháp của các hợp chất vô cơ (g)

I.6 Một số khái niệm về phức chất ( định nghĩa, cấu tạo phức chất, dung lượng của phối tử, danh pháp) (g)

I.7 Các khái niệm hóa trị và oxyhóa (g)

I.8 Mối quan hệ giữa bản chất liên kết các phân tử và một số tính chất vật lý ( độ tan trong dung môi lỏng; nhiệt độ nóng chảy; nhiệt độ sôi ; từ tính …) ( giảng phần độ tan, các phần còn lại tự đọc)

Chương II : Hydro (1 tiết )

II.1 Hydro ( cấu tạo nguyên tử, các tính chất lý học và hóa học, điều chế và ứng dụng) (hdth) II.2 H 2 O (cấu tạo , các tính chất vật lý và hóa học ) (g)

Chương III : Các nguyên tố nhóm VIIA (5 tiết)

III.1 Đơn chất ( cấu tạo, các tính chất vật lý và hóa học, trạng thái tự nhiên,phương pháp điều chế , ứng dụng) (g)

III.2 Hidro halogenua ( các tính chất vật lý và hoá học, điều chế, ứng dụng ) (g)

III.3 Hợp chất chứa oxy của halogen ( nước javen, clorua vôi, kali clorat – các tính chất hoá học, điều chế , ứng dụng) (g)

III.4 Quy luật biến đổi tính chất acid – base bronsted của các hợp chất hydroxyt O m

X(OH) n (g)

III.5 Quy luật biến đổi tính acid – baz của các hợp chất trong một chu kỳ và trong một nhóm.(g) Chương IV : Các nguyên tố nhóm VI A ( 5 tiết)

IV.1 Oxy ( O 2 , O 3 - cấu tạo, các tính chất vật lý và hóa học, điều chế , ứng dụng) (g)

IV.2 Lưu huỳnh ( cấu tạo, các tính chất vật lý và hóa học, trạng thái tự nhiên, điều chế, ứng dụng) (hdth)

IV.3 Hydro peroxyt ( các tính chất vật lý và hóa học, điều chế, ứng dụng) (g)

IV.4 Hydro sulfua và các muối sulfua.( Cấu tạo, các tính chất vật lý và hóa học) (g)

IV.5 lưu huỳnh dioxyt , các muối sulfit ( các tính chất vật lý và hóa học, điều chế, ứng dụng) (g) IV.6 H2SO4 ( cấu tạo, các tính chất vật lý và hóa học, điều chế, ứng dụng) (g)

IV.7 Natri thiosulfat ( cấu tạo, các tính chất hóa học, điều chế , ứng dụng) (g)

IV.8 Acid peroxydisulfuric (cấu tạo, các tính chất vật lý và hóa học, điều chế, ứng dụng) (hdth)

ChươngV: Các nguyên tố nhóm V A (3 tiết)

V.1 Nitơ, Phốt pho (cấu tạo, các tính chất vật lý và hóa học, trạng thái thiên nhiên, điều chế , ứng dụng) (hdth)

V.2 Amoniac ( cấu tạo, các tính chất vật lý và hóa học, điều chế, ứng dụng ) (g)

V.3 Acid nitơric và các muối nitơrat ( các tính chất vật lý và hóa học, điều chế , ứng dụng ) (g)

V.4 Quy luật biến đổi độ bền các mức oxyhóa dương của các nguyên tố p theo nhóm và theo chu kỳ (g) ChươngVI : Các nguyên tố nhóm IV A (2 tiết)

VI.1 Carbon, silic ( cấu tạo, các tính chất vật lý và hóa học, ứng dụng) ( hdth)

VI.2 Khí CO ( cấu tạo, các tính chất vật lý và cấu tạo, điều chế, ứng dụng).(hdth)

VI.3 Khí CO2, acid carbonic và các muối carbonat ( cấu tạo, các tính chất vật lý và hóa học, điều chế, ứng dụng) (g)

Chương VII :Các nguyên tố các nhóm III A , II A , I A (1 tiết)

VII.1 Đơn chất các nhóm IIIA, IIA, IA (hdth)

VII.2 Họ các hợp chất alumosilicat (nguyên lý cấu trúc, trạng thái tự nhiên, ứng dụng)(hdht)

VII.3 Oxyt và Hydroxyt của các nguyên tố nhóm IIA ( các tính chất vật lý và hóa học, điều chế, ứng dụng – chủ yếu là CaO và Ca(OH) 2 ) (hdth)

Trang 6

VII.4 Oxyt và hydroxyt các kim loại kiềm( các tính chất vật lý và hóa học, điều chế, ứng dụng – chủ yếu là NaOH).( hdth)

VII.5 Na2CO3 ( các tính chất hóa học, điều chế , ứng dụng) (hdth) (giảng phần phương pháp solvay) Chương VIII : Các nguyên tố chuyển tiếp và lý thuyết phức chất (4 tiết )

VIII.1 Các đặc điểm chung của các nguyên tố chuyển tiếp và sự khác biệt của chúng so với các nguyên tố không chuyển tiếp (g)

VIII.2 Thuyết trường tinh thể trong phức chất ( nội dung, ưu điểm và nhược điểm, dãy hóa quang phổ) (g)

VIII.3 Thuyết liên kết hóa trị và thuyết orbitan phân tử (dhth)

Chương IX : Các nguyên tố các nhóm III B , IV B , V B (1 tiết)

IX.1 Các nguyên tố nhóm IIIB ( giới thiệu về cấu tạo của nhóm IIIB là nhóm duy nhất có các nguyên tố f) (hdth)

IX.2 Các nguyên tố nhóm IV A , V A ( các mức oxyhoá bền, quy luật biến đổi độ bền các mức oxyhoá theo nhóm, quy luật biến đổi tính kim loại của đơn chất, quy luật biến đổi tính acid – baz của các hợp chất theo nhóm ) (hdth)

Chương X : Các nguyên tố nhóm VIB (3 tiết)

X.1 Quy luật biến đổi các tính chất của đơn chất (tính kim loại, độ bền mức oxyhóa) và hợp chất (tính acid – baz, tính oxyhóa –khử ) theo nhóm (hdth)

X.2 Các hợp chất crôm (III) ( tính acid – baz ) (hdth)

X.3 Các hợp chất crôm (VI) ( tính oxyhóa – khử) (g)

X.4 Khả năng tạo phức của các hợp chất crôm (g)

Chương XI : Các nguyên tố nhóm VII B (3 tiết )

XI.1 Quy luật biến đổi các tính chất của đơn chất và hợp chất theo nhóm (hdth)

XI.2 Các hợp chất mangan (II) ( hdth)

XI.3 Mangan dioxyt ( các tính chất vật lý và hóa học, trạng thái thiên nhiên, điều chế, ứng dụng) (g) XI.4 Các hợp chất mangan (VI) (hdth)

XI.5 Các hợp chất mangan (VII) (các tính chất vật lý và hóa học, điều chế, ứng dụng ) (g) XI.6 Khả năng tạo phức của mangan (g)

Chương XII : Các nguyên tố nhóm VIIIB ( 3 tiết )

XII.1 Các nhận xét chung về các nguyên tố nhóm VIII B (sự biến đổi tính kim loại và các mức oxyhóa bền trong chu kỳ và trong nhóm ) (hdth)

XII.2 Các hợp chất Fe (II) , Co (II) và Ni(II) (g)

XII.3 Các hợp chất Fe(III) và Co(III) (g)

XII.4 Khả năng tạo phức của các nguyên tố họ sắt (g)

Chương XIII : Các nguyên tố nhóm I B ( 2 tiết )

XIII.1 Các nhận xét chung về các nguyên tố nhóm IB

XIII.2 Các hợp chất Ag (I), Cu(I) , Au(I) (tính chất hóa học) ( Ag(I) –g ; Cu(I) và Au(I) – hdth) XIII.3 Các hợp chất Cu (II) (g)

XIII.4 Các hợp chất Au (III) (hdth)

XIII.5 Khả năng tạo phức của các nguyên tố phân nhóm I B (hdth)

Chương XIV : Các nguyên tố nhóm II B (2 tiết)

XIV.1 Các nhận xét chung về các nguyên tố nhóm II B

XIV.2 Các hợp chất Zn (II) (các tính chất vật lý và hóa học, ứng dụng) (g)

XIV.3 Các hợp chất Cd (II) ( các tính chất vật lý và hóa học) (hdth)

XIV.4 Các hợp chất Hg (I) và Hg(II) ( các tính chất vật lý và hóa học) (g)

XIV.5 Khả năng tạo phức của các nguyên tố nhóm II B (hdth)

Trang 7

Đề cương môn học (soạn thêm – sẽ chi tiết hóa sau)

Chương I: Một số kiến thức nền tảng để học hóa vô cơ.(7 tiết)

I.1 Mối quan hệ giữa bản chất các liên kết mạnh ( lk ion, lk cộng hóa trị, lk kim loại) và cấu trúc tinh thể, hóa trị , số oxyhóa, số phối trí của các chất.( giảng)

I.2 Sự biến thiên tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tử theo sự tăng dần điện tích hạt nhân ( tự đọc)

I.3 Ý nghĩa của các đại lương nhiệt động liên quan đến loại phản ứng xảy ra trong các điều kiện đẳng áp và đẳng nhiệt.( thế đẳng áp đẳng nhiệt, entanpi, entropi) và mối quan hệ của các đại lượng này với Kcb của phản ứng thuận nghịch.(giảng)

I.4 Các thuyết acid – baz bronsted và lewis (giảng)

I.5 Các phản ứng vô cơ xảy ra trong môi trường nước (giảng )

I.5.1 Phân loại phản ứng hóa học

I.5.2 Các loại phản ứng trao đổi ion (phản ứng trung hòa, phản ứng thùy phân , phản ứng tạo phức…)và các điều kiện để phản ứng có thể xảy ra ( tạo chất ít điện li, chất ít tan trong nước ( chất rắn hay chất khí ) Các hằng số điện li

Trang 8

I.5.3 Thước đo cho khả năng oxyhóa hay khả năng khử của các chất (thế oxyhóa – khử : ý nghĩa và các sử dụng) Thước đo cho khả năng diễn ra phản ưíng oxyhóa – khử trong dung dịch nước ( hiệu thế oxyhóa – khử của phản ứng ) Mối quan hệ của hiệu thế oxyhóa – khử của phản ứng với thế đẳng áp đẳng tích của phản ứng

I.6 Danh pháp của các chất vô cơ ( danh pháp truyền thống và danh pháp quốc tế IUPAC – International Union Pure and Applicated Chemistry)( Phần danh pháp phức chất để lại giảng trong phần I.7) (giảng)

I.7 Một số khái niệm về phức chất ( định nghĩa, cấu tạo , dung lượng của phối tử, danh pháp, bản chất phản ứng tạo phức ).(giảng)

NỘI DUNG ÔN TẬP HÓA VÔ CƠ ( Dành cho lớp BT98 CNH )

1 Liên kết hydro là gì ? Aûnh hưởng của nó đến các tính chất vật lý ( tonc, tos ) và độ mạnh của acid ( Giải thích qua độ mạnh của acid HF so với các acid halogenohydric còn lại ; sự thay đổi tonc & tos của dãy các hợp chất hydro của các nguyên tố Các phân nhóm VA, VIA & VIIA

2 Phức chất là gì ? Bản chất của các phản ứng tạo phức ? Danh pháp của phức chất

3 Acid –baz brosted và acid – baz lewis

4 Bản chất của các phản ứng thủy phân, phản ứng trung hòa Điều kiện cho các phản

ứng này diễn ra.Viết một số phản ứng minh họa cho các trường hợp xảy ra phản ứng thủy phân

5 Thế oxyhóa - khử là gì ? Ý nghĩa của thế oxyhoá – khử

6 Các tính chất hóa học và vật lý của nước

7 Các tính chất hóa họa của halogen Các phương pháp điều chế khí clo trong phòng

thí nghiệm và trong công nghiệp

8 Tính chất hóa học và phương pháp điều chế của nước javen, clorua vôi, clorat kali

9 Giải thích sự khác biệt các tính chất vật lý và hóa học giữa oxy đơn chất (O2) và ozon (O3) dựa trên cấu tạo phân tử của chúng

10 Tính chất hóa học của lưu huỳnh

11 Tính chất hóa học của H2S và các muối của nó

12 Tính chất hóa học của SO2 và các muối của nó

Trang 9

13 Tính chất hóa học và vật lý của H2SO4 Điều chế acid sulfuric bằng phương pháp tiếp xúc

14 Tính chất hóa học của HCl, HBr, HI

15 Tính chất hóa học của H2O2

16 Tính chất hóa học của Na2S2O3 và các ứng dụng của nó

17 Tính chất hóa học của HNO3 Các sản phẩm của nitơ khi HNO3 đặc và loãng tham gia phản ứng oxyhóa khử

18 Tính chất hóa học của crom kim loại Các mức oxyhóa bền của crom

19 Tính chất hóa học của các hợp chất CrO3, các muối CrO42-, Cr2O72- của kim loại kiềm Các dạng sản phẩm phản ứng khi chúng bị khử đến mức oxyhóa +3

20 Các mức oxyhóa bền của mangan.Tính chất hóa học của các hợp chất Mangan có

mức oxyhóa +7 Các dạng sản phẩm phản ứng khi chúng bị khử trong các môi trường có pH khác nhau

21 Tính chất hóa học của mangan +2 Khả năng tham gia phản ứng oxyhóa khử của

mangan +2 trong các môi trường có pH khác nhau

22 Tính chất hóa học của MnO2 Khả năng tham gia phản ứng oxyhóa khử của nó trong các môi trường có pH khác nhau

23 Hãy nêu các đặc tính chung của các nguyên tố không chuyển tiếp và so sánh với

các đặc tính chung của các nguyên tố không chuyển tiếp

24 Tính chất hóa học của các nguyên tố phân nhóm sắt ( Fe, Co, Ni ) Các mức oxyhóa

bền của chúng Khả năng tạo phức của Fe2+,Fe3+, Co2+, Co3+, Ni2+ với các phối tử

CN-, NH3, Cl-, H2O Khả năng phản ứng của chúng với oxy không khí và với nước ( phản ứng thủy phân và phản ứng oxyhóa khử )

25 Tính chất hóa học của đồng , bạc và vàng Các mức oxyhóa bền của các nguyên tố

phân nhóm IB

26 Tính chất hóa học của các hợp chất Ag+ Khả năng tạo phức của Ag+ với S2O32-,

NH3, CN-

27 Tính chất hóa học của các hợp chất Cu2+

28 Tính chất hóa học của kẽm, cadimi và thủy ngân Các mức oxyhóa ben của chúng

29 Tính chất hóa học của các hợp chất Zn2+, Hg2+

NỘI DUNG ÔN TẬP HÓA VÔ CƠ

(Dành cho kỳ kiểm tra giữa học phần 1999)

1 Quy luật sắp xếp các tiểu phần trong các mạng tinh thể kim loại, ion và cộng hóa

trị.( tính số oxyhóa, hóa trị và số phối trí của các nguyên tử trong các loại mạng khác nhau)

2 Liên kết hydro là gì ? Aûnh hưởng của nó đến các tính chất vật lý (tonc, tos , độ tan của các chất trong nuớc…), độ mạnh của acid bronsted…

3 Quy luật hòa tan của các chất trong các loại dung môi khác nhau

Trang 10

10

4 Phức chất là gì ? Bản chất của các phản ứng tạo phức ?

5 Danh pháp của các chất vô cơ theo danh pháp truyền thống và theo danh pháp

quốc tế

6 Acid –baz bronsted và acid –baz lewis

7 Mối quan hệ giữa điện tích , bán kính và cấu tạo lớp vỏ electron của các ion với

khả năng phân cực và khả năng bị phân cực của chúng Aûnh hưởng của mối quan hệ này đến độ bền của các chất

8 Bản chất của các phản ứng thủy phân, phản ứng trung hòa Điều kiện cho các

phản ứng này diễn ra Viết một số phản ứng minh họa cho các trường hợp xảy ra phản ứng thủy phân

9 Thế oxyhóa – khử là gì ? Ý nghĩa của thế oxyhóa – khử Aûnh hưỏng của môi

trường ( pH, nồng độ các chất tham gia tạo chất ít tan, chất ít điện ly, chất dễ bay hơi với các chất oxyhóa ,khử) đến thế oxyhóa khử như thế nào ?

10 Đánh giá độ mạnh của acid chứa oxy bằng quy tắc Paoling Tính acid - baz của

các chất phụ thuộc vào những yếu tố nào? (độ âm điện,bán kính ion, điện tích của ion ) Yếu tố nào quyết định độ acid bronsted của các acid không chứa oxy (HF, HCl, H2S…)

11 Phân loại các hợp chất bậc hai của hydrua, oxyt, sulfua, halogenua , theo quan

điểm acid – baz Viết một số phản ứng giữa các loại hợp chất acid và hơp chất baz Đây là loại phản ứng gì ?

12 Giải thích quy luật biến đổi độ bền các mức oxyhóa +5,+7 của các nguyên tố Cl,

Br, I, At ở nhóm VIIA và +4,+6 của các nguyên tố S,Se,Te,Po ở nhóm VIA

13 Phản ứng dị phân là loại phản ứng gì ? Đưa ra cách nhận biết khả năng diễn ra

phản ứng này trong dung dịch nước

14 Tính chất hóa học của hydro nguyên tử và hydro đơn chất

15 Các tính chất hoá học và vật lý của nước

16 Các tính chất hóa học cuả halogen Các phương pháp điều chế khí clo trong công

nghiệp và trong phòng thí nghiệm

17 Tính chất hóa học và phương pháp điều chế của nước javen, clorua vôi, clorat

kali

18 Từ cấu tạo của oxy đơn chất (O2) và ozon (O3) rút ra sự khác biệt về tính chất vật lý và hóa học của hai dạng đơn chất này của oxy Từ đây rút ra nhận xét về ảnh hưởng của cấu tạo chất đến các tính chất hóa học và vật lý của các chất

19 Tính chất hoá học của lưu huỳnh

20 Tính chất hóa học của H2S và các muối của nó

21 Tính chất hóa học của dioxyt lưu huỳnh và các muối của nó

22 Tính chất hóa học và vật lý của acid sulfuric Điều chế acid sulfuric bằng phương

pháp tiếp xúc

23 Tính chất hóa học của HCl, HBr, HI Phương pháp điều chế trong công nghiệp và

trong phòng thí nghiệm của HCl

24 Tính chất hóa học của H2O2

25 Tính chất hóa học của H2S2O8, Na2S2O3 và các ứng dụng của chúng

Ngày đăng: 15/09/2017, 12:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w