TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LÊ THỊ THỦY HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP BROTHER VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LÊ THỊ THỦY
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP BROTHER VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN ĐĂNG HUY
HÀ NỘI – 2013
Trang 2TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế hiện nay, nước ta đang tạo nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài Đặc biệt ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao Trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn tồn tại và phát triển để tạo ra lợi nhuận phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Từ khâu tìm nguồn vốn, triển khai đầu tư, tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm
Để thực hiện được mục tiêu trên, các doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp quản
lý chặt chẽ chi phí sản xuất, giảm thiểu chi phí không cần thiết và tránh lãng phí Kế toán được coi là công cụ quản lý khoa học và có hiệu quả nhằm kịp thời xử lý và cung cấp thông tin kế toán, đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị, đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hiện nay trên thị trường Thế Giới có một số tập đoàn sản xuất máy in, máy fax chiếm lĩnh thị phần lớn và có thương hiệu như: HP, Canon, Brother, Trong đó tập đoàn Brother là được xếp một trong số tập đoàn hàng đầu của ngành sản xuất, máy in, máy fax Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam là một trong những công ty lớn nhất trong tập đoàn Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao lợi nhuận cho Công ty thì làm thế nào để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một yêu cầu tất yếu
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phần này đã nêu ra được ưu nhược điểm của 4 đề tài nghiên cứu có liên quan, đó là:
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Mỹ Dung bảo vệ năm 2011 tại trường Đại học
Kinh tế quốc dân với đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm ở Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn”
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thúy bảo vệ năm 2011 tại trường Đại
Trang 3học Kinh tế quốc dân với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công
ty TNHH điện tử Woolley Việt Nam”
Luận văn của tác giả Lê Thị Hà bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Kinh tế Quốc
dân với đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH sứ Đông Lâm”
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Dân, bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản tại Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam”
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
thành sản phẩm tại Công ty dưới góc độ kế toán tài chính và góc độ kế toán quản trị
phẩm tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
1.4 Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của luận văn, các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu là:
- Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Công ty sản xuất công nghiệp là gì?
- Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam đang được thực hiện như thế nào? Có những ưu điểm gì? Còn những vấn đề bất cập gì cần phải hoàn thiện?
- Cần phải có những giải pháp nào để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam?
1.5 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
Trang 4thành sản phẩm tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam, trong khoảng thời gian gần đây, từ năm 2010 đến tháng 07 năm 2013 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận thông tin: Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính và phương pháp định lượng thông qua các hình thức: quan sát, phỏng vấn sâu các đối tượng cung cấp thông tin thông qua các bảng câu hỏi đóng, quan sát trực tiếp, gián tiếp Từ đó, tác giả lượng hóa các khái niệm, đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích, thống kê nhằm giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu: Thông qua việc thu thập dữ liệu
từ các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Sau đó kiểm tra, sàng lọc và sử dụng các công cụ word, excel để tiến hành thống kê và phân tích
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận: luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Cụ thể, luận văn làm rõ cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Công ty sản xuất công nghiệp cả hai khía cạnh: kế toán tài chính kế toán quản trị
Về mặt thực tiễn và ứng dụng: luận văn nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam Qua đó đánh giá những điểm mạnh và những hạn chế còn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế Trên cơ sở các mô hình lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
1.8 Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
Trang 5được kết cấu thành 04 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp sản xuất
Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
Chương 4: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp
Làm rõ bản chất của chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất dưới hai góc độ:
kế toán tài chính và kế toán quản trị
2.1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
Làm rõ bản chất của giá thành sản phẩm Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành và cách phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Tác giả đã đề cập và chỉ rõ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trang 62.2 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí
Mỗi doanh nghiệp có đặc thù tổ chức khác nhau nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phải căn cứ vào tình hình sản xuất cụ thể của doanh nghiệp Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sao cho phù hợp
2.2.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Trong mỗi doanh nghiệp có những đối tượng tập hợp chi phí sản xuất khác nhau vì vậy phải có những phương pháp tập hợp chi phí khác nhau cho mỗi loại đối tượng Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong các doanh nghiệp như: Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm; theo bộ phận chi tiết sản phẩm; theo nhóm sản phẩm; theo đơn đặt hàng; theo giai đoạn công nghệ
2.3 Kế toán chi phí sản xuất dưới góc độ Kế toán tài chính
2.3.1 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phần này làm rõ các nội dung hạch toán, trình tự hạch toán, tài khoản sử dụng và
sơ đồ hạch toán của các nghiệp vụ sau:
- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
- Hạch toán chi phí sản xuất chung
- Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.3.2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phần này tương tự như nội dung của phần 2.3.1, tuy nhiên chủ yếu chỉ ra các điểm khác so với phương pháp kê khai thường xuyên
2.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Công ty sản xuất công nghiệp dưới góc độ kế toán quản trị
2.4.1 Vai trò của thông tin kế toán quản trị đối với việc ra quyết định quản lý chi
Trang 7phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.4.2 Các phương pháp xác định chi phí sản xuất
Phần này đi sâu phân tích 03 phương pháp xác định chi phí sản xuất sau:
- Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo công việc
- Phương pháp xác định chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất
- Phương pháp xác định chi phí sản xuất theo hoạt động
2.4.3 Lập dự toán chi phí
Đã phân tích, nêu rõ quy trình và cách lập dự toán của những loại sau:
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
- Dự toán chi phí sản xuất chung
- Dự toán hàng tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán
2.4.4 Kế toán chi phí phục vụ cho xác định điểm hòa vốn và phân tích Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận (C-V-P)
Phần này tác giả đã làm rõ mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận Từ
đó đưa ra một số chỉ tiêu xác định thời điểm hòa vốn, thời gian hòa vốn
2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Kết luận chương 2
Trang 8CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG
NGHIỆP BROTHER VIỆT NAM
3.1 Tổng quan về Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
3.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
3.1.1.1 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý
Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam (BIVN) là doanh nghiệp chế xuất 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc tập Brother có lịch sử hơn 100 năm tại Nhật Bản Công ty hoạt động tại Việt Nam theo giấy chứng nhận đầu tư số 042043000017 do ban quản lý các khu công nghiệp Tỉnh Hải Dương cấp ngày 19/01/2006 với tổng vốn đầu tư
là 80 triệu USD
Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là sản xuất và kinh doanh các loại máy in, máy fax đơn và đa chức năng, các loại phụ kiện, phụ tùng thay thế, bộ phận, chi tiết cho các sản phẩm trên, các hoạt động nghiên cứu và phát triển (thiết kế phầm mềm), sửa chữa các sản phẩm trên Tính đến tháng 06/2013, doanh nghiệp đã có gần 7.000 lao động
Bộ máy quản lý được tổ chức theo một cấp chức năng, cao nhất là Hội đồng thành viên rồi đến Tổng giám đốc Dưới tổng giám đốc có Giám đốc Hành chính và giám đốc sản xuất 02 giám đốc này chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ các bộ phận, các phòng ban trong Công ty
3.1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
3.1.1.3 Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
a Đặc điểm sản phẩm:
Hiện nay Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam có 05 nhà máy, tập trung
Trang 9sản xuất 03 dòng máy chính:
- Dòng máy BLL: máy in đơn sắc với 2 dòng sản phẩm: Máy in chuyên dụng (chỉ
sử dụng để in) và máy in đa chức năng (Fax, scan, copy)
- Dòng máy BL: có tính năng vượt trội: fax, scan, với màn hình cảm ứng, kết nối wifi Hai dòng máy này được thiết kế theo nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng tại thị trường bán hàng chính là Mỹ và Châu Âu
- Dòng máy DSL: Đầu năm 2013, Công ty TNHH Brother đã phát triển thêm dòng sản phẩm mới: dòng máy DSL Dòng máy này bao gồm máy in laser đơn sắc HL-1111, máy in đa chức năng DCP-1511 và MFC-1811 Với thiết kế nhỏ gọn, công phu trong phương pháp cuộn giấy, chống kẹt giấy, giá cả phù hợp, các mẫu máy in này lần lượt có giá bán là 2,6 triệu đồng; 3,5 triệu đồng và 5,5 triệu đồng với thời gian bảo hành tương ứng là 02 năm, 01 năm và 01 năm Chi phí vật tư in tiêu hao thấp, với hộp mực đen chính hãng TN-1010 có giá 300.000 đồng in được 1.500 trang giấy, tính ra chi phí cho mỗi trang in là 200 đồng
Do sản phẩm máy in, máy fax là sản phẩm công nghệ cao, cấu trúc sản phẩm cũng
vô cùng phức tạp Do vậy việc tính giá thành sản phẩm phức tạp và gặp nhiều khó khăn đòi hỏi phải bao quát rộng
b Quy trình sản xuất, lắp ráp máy in, máy fax của công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
3.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
3.1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán hiện có 17 thành viên dưới sự quản lý của một trưởng phòng kế toán mang quốc tịch Nhật Bản Dưới đó là một kế toán trưởng người Việt Nam kiêm phó phòng
3.1.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
a Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán
b Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
Trang 10- Nhìn chung công ty tuân thủ khá tốt các quy định về kế toán của Việt Nam: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là USD và VNĐ
- Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật ký chung, phương pháp tập hợp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ Phương pháp tập hợp TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều và tập hợp chi tiết vật liệu theo phương pháp Thẻ song song
- Hàng tồn kho được tính giá trị theo phương pháp nhập trước xuất trước
- Do đặc điểm của công ty là doanh nghiệp chế xuất nên thuế xuất thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 0% Ngoài ra, một số mặt hàng đặc biệt được tính theo quy định của luật thuế GTGT
- Phòng kế toán sử dụng phần mà kế toán chuyên dụng SAP để tập hợp chi phí
3.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
3.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam 3.2.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam
Công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí Những khoản mục chi phí này bao gồm 03 nhóm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm 02 loại: Chi phí nguyên vật liệu chính
và chi phí nguyên vật liệu phụ
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương cơ bản, tiền lương làm thêm giờ, các khoản trợ cấp như: trợ cấp ngôn ngữ, trợ cấp chức vụ, trợ cấp thâm niên, … Đồng thời còn có các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, phụ cấp ca đêm, phụ cấp bữa ăn, …
- Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại như: Tiền lương cho nhân viên quản
lý phân xưởng, chi phí vật liệu tiêu hao, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, chi phí công cụ - dụng cụ, chi phí nhiên liệu như: gas, điện…
3.2.3 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam dưới góc độ kế toán tài chính