1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến giúp học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép và từ láy

40 3,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 223 KB

Nội dung

Đây là sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp. sáng kiến có cấu trúc chặt chẽ nội dung chi tiets đã đề ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phân biệt được từ đơn, từ ghép và từ láy nhằm nâng cao chất lượng dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 4

Trang 1

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Ở tiểu học, Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng Là bộ môn giúp học sinhhình thành những kĩ năng cần thiết để học tập và giao tiếp, đồng thời cung cấp chohọc sinh những kiến thức ban đầu về tự nhiên, xã hội, văn hóa, con người Qua đó,hình thành và phát triển nhân cách cho các em

Qua thực tế giảng dạy nhiều năm học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 4nói riêng, tôi nhận thấy đa số các em nhận diện các kiểu từ theo cấu tạo còn chưatốt, kĩ năng xác định từ của học sinh con nhiều hạn chế dẫn đến việc sử dụng từthiếu chính xác trong nhiều trường hợp diễn đạt kể cả nói và viết và ứng dụng làmbài tập, ảnh hưởng đến kết quả học tập môn Tiếng Việt Có nhiều nguyên nhân,trong đó chủ yếu vẫn là những nguyên nhân tập trung từ phía người học (học sinh)

và người dạy( giáo viên)

Trong khuôn khổ bài viết có hạn, tôi chỉ đề cập đến một vấn đề, đó là " Sáng kiến phân biệt từ đơn, từ ghép và từ láy học sinh lớp 4”.

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng Sáng kiến:

+ Đối với học sinh:Có hiểu biết về từ, có kiến thức thực tế về vốn từ Cần

có ý thức tự giác học tập cao, thường xuyên trau dồi để mở rộng vốn từ cho mình,đọc nhiều văn bản

+ Đối với giáo viên: Có trình độ đạt chuẩn trở lên, thường xuyên cập nhậtcác phương pháp, hình thức dạy học mới Tự học, tự nghiên cứu, tham khảo ý kiếnđồng nghiệp, các chuyên gia về lĩnh vực ngôn ngữ để nâng cao kiến thức chuyênmôn nghiệp vụ cho mình

+ Nhà trường: Có sự chỉ đạo thường xuyên, bài bản, sát sao của cán bộ quảnlý, tổ trưởng chuyên môn; có hệ thống thư viện đủ sách từ điển

- Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2015 - 2016

- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 4

Trang 2

3 Nội dung sáng kiến

Để có được các biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 nhận diện và sử dụng

từ đơn, từ ghép, từ láy có hiệu quả, trước hết, tôi tìm hiểu về thực trạng dạy củagiáo viên và việc học tập kiến thức phần cấu tạo từ của học sinh lớp 4 trongtrường, sau đó tiến hành nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thực hiện (Chủ yếu ápdụng vào các tiết học Tiếng Việt tăng và các tiết Luyện từ và câu về mở rộng vốntừ) Các giải pháp chính đó là:

- Tổ chức dạy hình thành, khắc sâu khái niệm về từ đơn, từ ghép và từ láycho học sinh

- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập dưới các dạng bài tập từ dễ đến khó,

từ bài tập nhận biết đến bài tập sáng tạo nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức,củng cố kĩ năng

- Đưa ra những dấu hiệu giúp học sinh phân loại từ đơn với từ ghép, từ ghépvới từ láy, từ ghép tổng hợp với từ ghép phân loại

- Sử dụng 2 phương pháp thảo luận (theo cặp, nhóm) và trò chơi học tậpvào hoạt động tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên

- Bồi dưỡng kiến thức Tiếng Việt chuyên sâu cho giáo viên

- Khai thác kiến thức bài dạy linh hoạt, sáng tạo

Các giải pháp đưa ra cùng với hệ thống bài tập để phân tích giúp học sinhtừng bước nhận diện, phân biệt đúng các bài tập phân tích giá trị của việc sử dụng

từ đơn, từ ghép, từ láy để từ đó giúp các em học tập là biết sử dụng từ ngữ nhằmdiễn đạt ý sinh động, có hình ảnh, giàu cảm xúc

Mặt khác, với mỗi dạng bài tập đều nêu những khó khăn học sinh thườngmắc phải và đề xuất giải pháp khắc phục, những mẹo để phân biệt từ đơn, từ ghép

từ láy mà trong sách giáo khoa chưa đề cập đến Qua đó giúp giáo viên có thể vậndụng một cách linh hoạt với đối tượng học sinh lớp mình nhằm khắc phục nhữnghạn chế trong phần học về cấu tạo từ Đây chính là tính khả thi của các giải pháp

Trang 3

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Với việc thực hiện các giải pháp nêu trên, học sinh tích cực, chủ động hơnkhi học về cấu tạo từ, kết quả học tập về nội dung này có tiến bộ rõ rệt Học sinhbiết phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy và sử dụng chúng có hiệu quả

Sáng kiến có lợi ích thiết thực về xã hội, tạo điều kiện để giáo viên đổi mớiphương pháp dạy học một cách hiệu quả, sát thực tế giảng dạy của giáo viên, thực

tế học tập của học sinh hiện nay

5 Đề xuất khuyến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:

- Đối với học sinh: Học sinh có đầy đủ SGK, phải tích cực học tập, chuẩn

bị bài trước khi lên lớp

- Đối với giáo viên:

+ Nắm được mục đích, nội dung, nhiệm vụ phân môn Luyện từ và câu nóichung và của phần từ đơn, từ ghép, từ láy nói riêng

+ Giáo viên có vốn hiểu biết về từ đơn, từ ghép, từ láy

Sáng kiến sẽ có hiệu quả tốt hơn nếu được triển khai và tiếp cận trong nhiềunhà trường, thường xuyên được kiểm tra, rút kinh nghiệm; nhận được nhiều ý kiếnphản hồi từ giáo viên thực hiện

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Cùng với Toán, môn Tiếng Việt được xem là môn học đóng vai trò "công

cụ " trong trường tiểu học Hơn thế nữa, với nội dung kiến thức và 4 kĩ năng:

nghe, nói, đọc, viết mà môn học mang lại, Tiếng Việt trở thành công cụ số Một,quan trọng nhất ở bậc tiểu học, là chìa khóa mở cánh cửa tới các môn học khác Môn Tiếng Việt ở lớp 4 bao gồm 5 phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chínhtả, Luyện từ và câu và Tập làm văn Trong đó, chiếm thời lượng khá nhiều vàđóng vai trò quan trọng, cung cấp kiến thức sơ giản về từ, rèn luyện kĩ năng: nói,viết và giao tiếp cho học sinh tiểu học là phân môn Luyện từ và câu

Việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn

từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèncho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu trong hoàn cảnhgiao tiếp nhất định Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việcnghe, nói, đọc, viết phát triển ngôn ngữ và trí tuệ

Vấn đề cấu tạo từ đã được dạy ở các lớp 1, 2, 3 song mới chỉ dưới hìnhthức sơ giản thông qua các bài tập tìm từ Đến lớp 4, lý thuyết về từ mới thực sựđược dạy trong 3 trên tổng số 62 tiết:

Tuần 3: Từ đơn và từ phức ( 1 tiết )

Tuần 4: Từ ghép và từ láy ( 2 tiết )

Lên đến lớp 5, học sinh chỉ được ôn tập lại cấu tạo từ trong 1 tiết ở tuần 17 ( Bài: Ôn tập về từ và cấu tạo từ)

Do thời lượng dạy về Cấu tạo từ còn ít ỏi, chỉ trong một vài tiết nên nhiềugiáo viên chưa đi sâu, mới chỉ chuyển tải đến học sinh những kiến thức trongphạm vi khái niệm mà SGK đưa ra Chính vì thế, việc nắm khái niệm của nhiều

em còn rất mơ hồ Nhiều khi các em chỉ mới dừng lại ở dấu hiệu hình thức của từ

mà chưa hiểu bản chất dẫn đến nhận diện sai Mà đã nhận diện sai thì sử dụngcũng không thể chính xác

Trang 5

Mặt khác, khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy mà SGK Tiếng Việt lớp 4 đưa ramới chỉ nhấn mạnh cách thức tạo từ mà chưa đề cập đến mối quan hệ của cáctiếng trong từ Nếu chỉ dựa vào khái niệm đó, không có kiến thức sâu sắc về từ.Khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ láy SGK Tiếng Việt lớp 4 đưa ra như sau:

- Tiếng cấu tạo nên từ Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo câu.

( Tiếng Việt 4/ tập 1 - trang 28)

- Có hai cách chính để tạo từ phức là:

1 Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau Đó là các từ ghép.

2 Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau Đó là các từ láy.

( Tiếng Việt 4/ tập 1 - trang 39)

Khái niệm trên có thuận lợi cho học sinh tiểu học trong việc phân biệt từ đơn

và từ phức nhưng lại gây khó khăn cho các em trong việc phân biệt từ ghép và từláy Bởi vì khái niệm này mới chỉ đề cập đến phương thức tạo từ phức mà chưa đảđộng đến mối quan hệ của các tiếng trong từ Điều này dễ khiến cho nhiều học

sinh nhầm lẫn giữa kết hợp 2 từ đơn và từ ghép, nhầm lẫn giữa từ ghép và từ láy ( Chẳng hạn các em cho rằng ngủ ngon là một từ ghép vì đối chiếu với khái niệm

" ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau" là được từ ghép Nhiều em cho rằng học hành, đi đứng, tươi cười, mềm mỏng là từ láy vì các tiếng có âm đầu hoặc vần

giống nhau) Từ việc hiểu sai dẫn đến các em không thấy hết được giá trị gợi tảcủa từ ghép, từ láy và khả năng sử dụng từ còn rất hạn chế

2 Cơ sở lí luận

Khi phân loại từ tiếng Việt về mặt cấu tạo người ta căn cứ vào số lượng hình

vị để chia từ tiếng Việt thành từ đơn và từ phức Dựa vào phương thức tạo từngười ta chia từ phức thành: từ láy (sản phẩm của phương thức láy) và từ ghép(sản phẩm của phương thức ghép)

Khi phân loại từ Tiếng Việt theo cấu tạo hiện nay còn có nhiều quan điểm:

Trang 6

- Đa số các nhà nghiên cứu đều căn cứ vào số lượng hình vị để chia từ tiếngViệt thành Từ đơn (từ 1 hình vị) và từ phức (từ do 2 hình vị trở lên tạo thành).

Trong từ đơn lại căn cứ vào số lượng âm tiết mà chia thành từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm.

- Ở tiểu học hiện nay lại căn cứ vào số lượng tiếng để chia từ tiếng Việt thành

Từ đơn ( từ có 1 tiếng) và Từ phức ( từ do 2 tiếng trở lên tạo thành)

Như vậy trong việc phân loại từ theo cấu tạo thì quan điểm của các nhànghiên cứu và của các nhà biên soạn sách ở tiểu học có nhiều điểm khác nhau Do

đó có một số từ theo quan điểm của các nhà nghiên cứu từ đơn thì ở tiểu học lại

xếp các từ láy hoặc từ ghép ( VD: bồ kết, tắc kè, chèo bẻo hay mì chính, cà phê, xà phòng ) Do có những quan điểm khác nhau trong việc phân loại từ nên đã có

nhiều cách hiểu khác nhau trong giáo viên dẫn đến nhiều khi vấn đề phân loại từcòn có mâu thuẫn

Trong quá trình dạy học cũng như việc phát hiện học sinh năng khiếu, tôicũng như một số giáo viên khác khi dạy đến tiết Luyện từ và câu, đặc biệt các kháiniệm về từ đơn, từ ghép, từ láy, bộc lộ không ít hạn chế Về nội dung chươngtrình dạy phần đó như đã nêu ở trên trong sách giáo khoa rất ít Chính vì vậy họcsinh rất khó xác định, dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán không thu hút học sinhvào hoạt động này Để tháo gỡ khó khăn đó rất cần có những biện pháp rèn kĩnăng tốt nhất, có hiệu quả nhất để giúp học sinh có khả năng nhận diện và sử dụng

về từ đơn, từ ghép, từ láy

Từ những lí do khách quan và chủ quan đã nêu trên, trên cơ sở việc học tập,giảng dạy trong nhiều năm qua, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu sâu hơn vềviệc nhận diện và sử dụng từ đơn, từ ghép, từ láy cho học sinh lớp 4 nhằm tìm rađược biện pháp phù hợp nhất, vận dụng tốt nhất trong quá trình giảng dạy củamình Vì điều kiện, khả năng nghiên cứu có hạn tôi xin mạnh dạn trình bày kết

quả nghiên cứu của mình thông qua sáng kiến “ Sáng kiến phân biệt từ đơn, từ ghép và từ láy học sinh lớp 4.”

Trang 7

3 Thực trạng việc dạy và học về từ đơn, từ ghép, từ láy trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4.

3.1 Thực trạng việc dạy của giáo viên

3.1.1 Sự thiếu hụt kiến thức phổ thông về Tiếng Việt

Phải khẳng định rằng nhiều giáo viên trong các trường tiểu học hiện naythiếu hụt kiến thức phổ thông về Tiếng Việt Với mảng kiến thức về từ đơn, từghép, từ láy, thể hiện là:

- Vốn từ hạn chế, hiểu các kiến thức về từ và câu còn hời hợt, thiếu chắcchắn, kĩ năng phân tích ngôn ngữ, phân tích ngữ liệu chỉ đạt mức bình thường

- Kĩ năng xác định từ đơn với từ phức, từ ghép với từ láy trong các đoạnvăn, đoạn thơ

Những hạn chế này của giáo viên tác động trực tiếp lên học sinh Thực tiễn,đây cũng là vấn đề học sinh hay mắc trong khi học tập, thực hành phân mônLuyện từ và câu

3.1.2 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thiếu chủ động, thiếu linh hoạt, chưa hiệu quả.

Vấn đề trở thành lối mòn khó sửa của một số giáo viên bấy nay là:

- Phương pháp giảng dạy đơn điệu, chủ yếu dựa vào sách giáo viên, sáchthiết kế bài dạy, chỉ hướng dẫn học sinh giải quyết lần lượt các nhận xét, bài tậptheo đáp án mà sách giáo viên hoặc sách thiết kế nêu ra; sợ sai, không tự tin đưa racác ví dụ, các trường hợp khác để mở rộng, khắc sâu cho học sinh

- Hướng dẫn học sinh luyện tập, khai thác nội dung bài chưa tốt, sửa sai chohọc sinh chưa hiệu quả, không giúp học sinh thấy được cái sai và cách sửa chữa

mà chỉ nêu ngay đáp án đúng

3.1.3 Nhận thức chưa đầy đủ của giáo viên

- Qua dự giờ, thăm lớp, qua phỏng vấn tôi nhận thấy, một bộ phận khôngnhỏ giáo viên chưa xác định đầy đủ tầm quan trọng của việc giảng dạy phân mônLuyện từ và câu nói riêng, của môn Tiếng Việt nói chung

Trang 8

- Xuất phát từ nhận thức trên mà việc giảng dạy nội dung kiến thức phânmôn Luyện từ và câu còn nhiều hạn chế, giáo viên chưa mạnh dạn đổi mớiphương pháp để có những tiết dạy hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh.

3.2 Thực trạng việc học của học sinh

Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh sau khi học riêng khái niệm từngbài, vận dụng giải quyết bài tập thì phần lớn là làm được ( những bài ở sách giáokhoa đưa ra ở mức độ đơn giản) nhưng khi được luyện sang bài khác (như các bàiTập đọc, các bài tập nâng cao theo bộ đề ) thì còn lúng túng, nhầm lẫn giữa 1 từghép thành 2 từ đơn hoặc 2 từ đơn thành 1 từ ghép, nhầm lẫn từ láy thành từ ghép

và từ ghép thành từ láy Ví dụ khi tôi khảo sát việc nắm kiến thức và kĩ năng nhậndiện và phân loại từ theo cấu tạo học sinh thường có một số nhầm lẫn sau:

+ Trường hợp kiểu láy như chuồn chuồn, chôm chôm…có những em không

cho đây là từ láy và giải thích không có từ láy là danh từ

+ Trường hợp các từ có các tiếng vừa có quan hệ về âm, vừa có quan hệ về

nghĩa như tươi tốt, thúng mủng, đi đứng…nhiều em cho đây là từ láy; các từ có một yếu tố mất nghĩa như đất đai, chim chóc, khách khứa… cũng được các em

xếp vào từ ghép

+ Các từ Hán Việt như chuyên chính , cần mẫn…được các em cho là từ láy trong khi các từ láy vắng khuyết phụ âm đầu như ồn ào, ầm ĩ hoặc các từ láy có phụ âm đầu được viết bằng những con chữ khác nhau như cong queo, kính coong

lại không được xem là từ láy

- Học sinh nắm khái niệm còn chưa vững, chưa sâu hoặc nắm được khái niệmnhưng việc vận dụng vào làm bài tập nâng cao còn nhiều hạn chế

- Học sinh chưa nhận dạng được các từ láy đặc biệt khuyết phụ âm đầuthường là các từ tượng thanh, tượng hình

- Học sinh không phân biệt được từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp trongcác trường hợp từ đó có tiếng gốc là một động từ hay một tính từ

- Học sinh có vốn từ ghép và từ láy có 3 hay 4 tiếng rất hạn chế

Trang 9

- Thời gian giảng dạy về Từ đơn, từ ghép, từ láy trên lớp không nhiều (Từ đơn từ phức: học 2 tiết; 2 tiết tìm hiểu từ ghép phân loại) nên giáo viên chỉ tậptrung dạy kiến thức cơ bản, ít có điều kiện mở rộng nâng cao kiến thức cho họcsinh nên khi gặp một số từ có hình thức ngữ âm “đánh lừa” học sinh dễ bị nhầmlẫn.

4 Một số giải pháp thực hiện

Để giúp học sinh từng bước làm chủ được từ ngữ, đi từ nhận diện đến sử

dụng từ đơn, từ ghép có hiệu quả, trong quá trình hướng dẫn HS nhận diện cũngnhư sử dụng, tôi đều kết hợp giữa ôn tập lý thuyết gắn liền với thực hành để các

em tự rút ra kết luận

* Lý thuyết:

- Khắc sâu khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ láy

- Hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống kiến thức về cấu tạo từ tiếng Việt

- Lập bảng phân loại, chỉ ra sự giống, khác nhau giữa từ ghép và từ láy, từghép với kết hợp hai từ đơn

* Thực hành:

- Tôi xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh từng bước nhận diện, phânbiệt đúng đến các bài tập phân tích giá trị của việc sử dụng từ ghép, từ láy để từ đógiúp các em học tập và biết sử dụng từ ngữ nhằm diễn đạt ý sinh động, có hìnhảnh, giàu cảm xúc

4.1 Giải pháp thứ nhất: Tổ chức dạy hình thành, khắc sâu khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ láy cho học sinh

Các khái niệm từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy bắt đầu được hình thành từlớp 4, đây là khái niệm tưởng chừng như đơn giản, song để hiểu khái niệm đó, vậndụng vào làm bài tập nhận diện, phân loại từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy đối vớihọc sinh lớp 4 là một vấn đề khó khăn, lúng túng Bởi vậy, tôi luôn coi trọng cácgiải pháp này là hàng đầu Để thực hiện tốt các giải pháp, tôi giúp học sinh nắmchắc các khái niệm đó qua các bước sau:

Trang 10

+ Bước 1: Phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ những dấu hiệu bản chất

của khái niệm từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy

* Ở bước này tôi đã lưu ý cho học sinh tiếp xúc với ngữ liệu (câu văn, câuthơ ) tiêu biểu và dễ, trong ngữ liệu có chứa hiện tượng ngôn ngữ cần dạy

+ Bước 2: Khái quát hoá các dấu hiệu, thiết lập quan hệ giữa các dấu hiệu

của khái niệm, đưa thuật ngữ Học sinh nắm thao tác so sánh và tổng hợp

+ Bước 3: Trình bày định nghĩa, khái niệm, lấy ví dụ để minh hoạ

* Để chuẩn bị dạy khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ láy, tôi đã đặt khái niệmtrong hệ thống chương trình Luyện từ và câu để học sinh thấy rõ vị trí của nó,đồng thời phải nắm chắc nội dung khái niệm, nghĩa là những dấu hiệu bản chấtcủa nó Tôi đã lưu ý học sinh hiểu rõ ý đồ của người soạn sách để chọn các thaotác hướng dẫn học sinh phân tích cho phù hợp

Ví dụ 1: Dạy khái niệm từ đơn, từ phức

+ Tôi đưa ra ngữ liệu (câu văn)

Nhờ/bạn/ giúp đỡ/, lại/ có/ chí/ học hành/, nhiều/ năm/ liền/, Hanh/ là học/ sinh/ tiên tiến.

+ Gọi 2 học sinh đọc lại ngữ liệu

+ Tôi hỏi: Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo Câu văn trên cóbao nhiêu từ (14 từ)

+ Tôi yêu cầu học sinh chia các từ trong ngữ liệu thành 2 loại:

- Từ chỉ gồm 1 tiếng (từ đơn) Mẫu: nhờ

- Từ gồm nhiều tiếng (từ phức) Mẫu: giúp đỡ

+ Qua phân tích, nhận biết dấu hiệu từ đơn, từ phức, giáo viên cho học sinhrút ra:

Thế nào là từ đơn? (từ đơn là từ gồm có một tiếng)

Thế nào là từ phức? (từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng)

+ Tôi yêu cầu học sinh đọc thuộc nối tiếp ghi nhớ và lấy ví dụ minh hoạ chotừng khái niệm từ đơn, từ phức

Trang 11

+ Tôi yêu cầu cả lớp nhận xét việc lấy ví dụ của bạn (đã chính xác hay chưachính xác? Vì sao?)

 Tôi chốt lại khái niệm đưa ra bảng tổng kết

Ví dụ 2: Dạy khái niệm từ ghép, từ láy

+ Giáo viên đưa ra ngữ liệu (câu văn)

Giữa/vườn/ lá /xum xuê/, xanh mướt/còn /ướt/ đẫm/ sương đêm,/ có/ một/ bông hoa /rập rờn/ trước/ gió./

+ Gọi 2 học sinh đọc lại ngữ liệu

+ Giáo viên hỏi: Nêu các từ phức trong câu trên?

- Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành? ( xanh mướt, sương đêm,bông hoa.) -> GV chốt: Các từ đó là từ ghép

- Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại tạo thành? ( xumxuê, rập rờn) -> GV chốt: Các từ: xum xuê, rập rờn là từ láy

Thế nào là từ ghép? ( là ghép những tiếng có nghĩa ghép lại với nhau.)

Thế nào là từ láy? ( Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau)+ Tôi yêu cầu học sinh đọc thuộc nối tiếp ghi nhớ và lấy ví dụ minh hoạ chotừng khái niệm từ ghép, từ láy

=> Tôi đã chốt lại khái niệm đưa ra bảng so sánh:

- Giống nhau: đều là từ nhiều tiếng ( 2; 3 hay 4 tiếng)

- Khác nhau:

Trang 12

- Từ láy thường có 1 tiếng gốc có nghĩa còn 1 tiếng láy bị mờ hoặc mất nghĩa (trừ trường hợp láy hoàn toàn: VD: xanh xanh)

4.2 Giải pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo dạng từ dễ đến khó giúp học sinh khắc sâu kiến thức, củng cố kĩ năng.

Từ thực tiễn dạy học cho tôi thấy: Nhiều học sinh khi trả lời về lí thuyết rấttrôi chảy, rất đúng, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lại lúng túng và làm bàikhông đạt yêu cầu Điều này có nghĩa là khi chủ động vận dụng những kiến thức

đã học, học sinh tỏ ra yếu kém, thiếu chắc chắn Học sinh không có thói quen vậndụng các kiến thức đã học vào làm bài tập Vì vậy giáo viên thực hiện phương

châm: “Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh”.

Các dạng bài tập thử thách khả năng vận dụng vào luyện tập thực hành củahọc sinh, giáo viên cần sắp xếp thứ tự từ dễ đến khó

* Dạng 1: Cho sẵn các từ rồi yêu cầu học sinh phân loại từ theo cấu tạo.

VD 1: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ đơn, từ nào là từ phức

Quần áo, sách vở, cờ, cây, nói, thầy giáo, bút, thước, chổi (dạy bài từ đơn

và từ phức)

VD 2: Trong các từ dưới đây từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy

Hiu hiu, bạn bè, mênh mông, cuồn cuộn, Tổ quốc, ông cha, (dạy bài từ ghép

và từ láy)

Như vậy: Với dạng 1, học sinh dễ dàng phát hiện tìm ra lời giải đúng giúp

học sinh củng cố thêm về khái niệm từ đơn, từ phức để phân biệt từ đơn với từphức

Trang 13

* Dạng 2: Cho sẵn một đoạn, một câu, yêu cầu học sinh tìm một số kiểu từ theo

cấu tạo trong đoạn, trong câu đó

VD 1: Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từtrong hai câu thơ cuối đoạn Ghi lại các từ đơn, từ phức trong đoạn thơ:

Chỉ /còn / truyện cổ / thiết tha /Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /Rất / công bằng /, rất / thông minh /Vừa / độ lượng / lại/ đa tình / đa mang./

(dạy bài từ đơn và từ phức)

VD2: Hãy xếp các từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành 2loại: Từ ghép và từ láy, biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa (Bài 1Tiếng Việt 4- tập 1 Trang 39)

a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ mở hội để tưởng nhớ ông.

b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn, rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

(Dạy bài từ ghép và từ láy)

Như vậy: Dạng bài tập này nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức về từ đơn, từ

phức, từ ghép, từ láy để tìm cho đúng Riêng phần b (VD2) từ “Cứng cáp” nếu có

học sinh cho rằng là từ ghép, giáo viên cần giải thích cho các em: Nghĩa của từng

tiếng trong từ ghép phải hợp với nghĩa của cả từ Trong từ “cứng cáp”: Tiếng

cứng có nghĩa - nghĩa này hợp với nghĩa của từ; tiếng cáp nếu coi là có nghĩa (chỉloại dây điện to, dây điện cao thế) thì nghĩa này không hợp với nghĩa của từ

“cứng cáp” (chỉ trạng thái đã khoẻ, không còn yếu ớt) Vì vậy, trong từ “cứng

cáp” tiếng cứng có nghĩa, tiếng cáp không có nghĩa Hai tiếng này lặp lại âm đầu

“c” nên là từ láy

Trang 14

* Dạng 3: Bài tập yêu cầu học sinh tìm kiểu cấu tạo nào đó trong vốn từ ngữ của

* Nếu em nào giàu vốn từ sẽ tìm được nhiều từ đúng và hay Và ngược lại,nếu em nào nghèo vốn từ thì sẽ tìm được ít từ Qua bài tập này, giáo viên khôngnhững giúp học sinh củng cố kiến thức mà còn giúp học sinh mở rộng thêm vốn từngữ của mình

* Dạng 4: Cho sẵn các yếu tố cấu tạo từ, yêu cầu học sinh kết hợp chúng theo

từng cặp để tạo thành một kiểu từ theo cấu tạo nào đó

VD: Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây: a) Ngay

b) Thẳng

c) Thật

* Vậy: Qua dạng bài tập này giúp học sinh khắc sâu khái niệm từ ghép, từ láy, biết

phân biệt từ ghép và từ láy bởi mối quan hệ giữa các tiếng trong từ, tìm được từghép và từ láy đơn giản

* Dạng 5: Yêu cầu học sinh đặt câu, viết đoạn với những từ đơn, từ ghép, từ láy.

VD1: Tìm 3 từ ghép chứa tiếng “Trực” có nghĩa là thẳng thắn( ví dụ: Trực

tính) Đặt câu với mỗi từ tìm được

VD2: Hãy tìm 3 từ đơn, 3 từ ghép rồi đặt câu với mỗi từ đơn hoặc với một

từ ghép vừa tìm được

* Dạng bài tập này đòi hỏi học sinh ở mức độ cao hơn các dạng bài tập nêutrên nhằm nâng cao kĩ năng làm bài cho học sinh Học sinh không những tìm từchính xác theo yêu cầu của bài mà còn viết câu đúng (câu hay) Đây cũng là dạng

Trang 15

bài tập để giúp giáo viên phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu vềTiếng Việt.

Với mỗi dạng bài nêu trên, tôi đã sắp xếp linh hoạt và sáng tạo trong tiếtdạy Với từng đối tượng học sinh, tôi yêu cầu các em hoàn thành bài tập ở dạngnào cho phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em trong học tập

4 3 Giải pháp thứ ba: Đưa ra những cách giúp học sinh phân biệt từ đơn với

từ ghép, từ ghép với từ láy, từ ghép tổng hợp với từ ghép phân loại.

4 3 1 Cách phân biệt từ đơn, từ ghép

Tôi giới thiệu 5 cách giúp học sinh phân biệt từ đơn và từ ghép như sau:

4.3.1.1 Dựa vào đặc điểm ngữ pháp.

Từ ghép là những đơn vị có tính vững chắc về cấu tạo và tính hoàn chỉnh vềngữ nghĩa biểu thị một khái niệm duy nhất và hoạt động trong câu với chức năng

cú pháp của một từ Còn cụm từ ( các từ đơn) thì kết hợp với nhau một cách lỏnglẻo và không có tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, tức là các thành tố của cụm từ cóthể tách ra một cách dễ dàng và nghĩa của cụm từ là nghĩa tổng hợp của các thànhtố tạo ra nó

VD: đất nước, tươi tốt, tuy nhiên, rán/ bánh,

4.3.1.2 Dựa vào ngữ cảnh

( dựa vào các đơn vị được sử dụng trong lời nói, trong câu văn):

VD: - Áo dài quá, mặc không đẹp.

- Áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

Áo dài trong câu thứ nhất là 2 từ đơn ( áo chỉ sự vật, dài chỉ tính chất Có thể chêm xen: Áo này dài quá, mặc không đẹp.)

Áo dài trong câu thứ hai là từ ghép( chỉ tên một loại áo)

Trên thực tế, để phân biệt từ ghép và kết hợp hai từ đơn còn nhiều cáchkhác nhau nhưng với học sinh tiểu học, mẹo chêm xen là dễ hiểu nhất Vì thếchúng ta không nên đưa ra nhiều cách làm rối học sinh

Trang 16

Ngoài ra còn có một số tổ hợp như con gà, cái kẹo, quyển sách học sinh

cũng rất lúng túng không biết đó là một hay hai từ( vì những trường hợp nàykhông dùng mẹo chêm xen được) Tôi giúp HS nắm được các danh từ chỉ đơn vị (cái, con, chiếc, ) để học sinh nhận ra đó là 2 từ đơn và yêu cầu các em ghi nhớ Vấn đề phân biệt nhận diện từ cứ làm nhiều học sinh sẽ quen và nhận diệnđúng Nhưng quan trọng hơn cả là dạy cho các em biết cách dùng từ như thế nàocho hay, cho hiệu quả để thực hiện mục tiêu của việc dạy Tiếng Việt

4.3.1.3 Dựa vào khả năng kết hợp với các từ khác

VD: - quần áo là từ ghép thì không thể kết hợp với và hoặc hay; quần áo là 2 từ đơn thì có thể kết hợp được với và hoặc hay: quần và áo, quần hay áo.

-Bàn đá, tượng đá có thể biến đổi thành bàn bằng đá, tượng bằng đá => là 2

từ đơn

- Nhà máy, nhà trẻ không thể kết hợp với bằng hay của => đó là từ ghép.

- Cà chua, bánh ngọt : + nếu kết hợp được bánh ngọt này, cà chua này=> từ ghép + Nếu kết hợp cà này chua, cà rất chua…=> 2 từ đơn.

- rán bánh có thể thêm rán cái bánh => 2 từ đơn.

- bánh rán không thêm được từ vào giữa 2 kết hợp =>từ ghép.

4.3.1.4 Dựa vào khả năng thay thế từ bằng một từ đơn khác cùng chức năng ngữ pháp.

VD: Cà chua/ ngon Có thể thay Cà ( chua) / ngon => cà chua là từ ghép

Cà ( pháo) / ngon

Cà ( tím ) / ngon

Cà / chua Không thay thế được => là 2 từ đơn

4.3.1.5 Dựa vào trật tự cấu tạo của các tiếng trong từ.

Một số kết hợp từ được xét là từ ghép hoặc từ đơn dựa vào trật tự cấu tạo củacác tiếng trong từ, đặt trong những văn cảnh phù hợp

VD: hay nói, hay hát, khéo tay, mát tay, tốt bụng… là các từ ghép

Nói hay, hát hay, tay khéo… là những cụm từ ( kết hợp 2 từ đơn)

Trang 17

* Khi xác định từ đơn với từ ghép học sinh ít bị nhầm lẫn vì học sinh chỉ cầncăn cứ vào số tiếng để phân biệt từ đơn hay từ ghép Bài tập ở dạng này, người tađưa ra một câu hoặc một đoạn văn yêu cầu học sinh tìm từ đơn, từ ghép nhưng cáikhó với học sinh khi giải quyết bài tập này phải vạch được danh giới từ một cáchchính xác thì mới xác định đúng nếu xác định sai học sinh phân loại nhầm một từghép thành hai từ đơn và ngược lại Muốn vạch được danh giới giữa các từ trongvăn bản ta phải dựa vào định nghĩa về từ: “Từ có nghĩa và dùng để tạo câu” Từ đóđối chiếu với các chuỗi lời nói xem tiếng ( hoặc tập hợp tiếng) nào mang nhữngđặc trưng cơ bản của từ ( có nghĩa chung và có chức năng tạo câu) thì khẳng định

đó là từ

VD: Tìm từ đơn, từ ghép trong câu nói dưới đây của Bác Hồ :

Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành

Để làm bài tập này tôi hướng dẫn học sinh như sau :

Bước 1 :Đọc ngữ liệu ( câu văn đã cho)

Bước 2 :Vạch danh giới từ

Tôi/ chỉ /có/ một/ ham muốn/, ham muốn/ tột bậc/ là /làm sao/ cho/ nước/ ta /được /độc lập/ tự do/, đồng bào /ta/ ai/ cũng /có /cơm ăn/, áo mặc/, ai /cũng/ được/học hành/

Bước 3 :Xác định và phân loại từ

-Từ đơn : tôi, chỉ, có, một, là, cho, nước, ta, được, ai, cũng, có, cơm, ăn, áo, mặc

- Từ ghép :ham muốn, độc lập, tự do, học hành

Khi vạch ranh giới từ ta thường gặp một số tổ hợp từ có hai cách hiểu : là một

từ ghép hay hai từ đơn

Ví dụ :Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên Cái bóng chú nhỏ xíulướt nhanh trên mặt hồ Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng

Trang 18

Các tổ hợp từ :chuồn chuồn nước, tung cánh, lướt nhanh, mặt hồ, trải rộng , lặng sóng muốn biết tổ hợp nào là từ ghép hay hai từ đơn ta xét chúng ở

hai phương diện: kết cấu và nghĩa

+ Về kết cấu : nếu quan hệ giữa các yếu tố trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách

rời hoặc có thể chêm, xen một yếu tố bên ngoài vào mà nghĩa không thay đổi thì

đó là hai từ đơn và ngược lại Như vậy tổ hợp từ chuồn chuồn nước, mặt hồ, lặng sóng có quan hệ chặt chẽ nên chúng là một từ ghép Còn các tổ hợp từ còn lại

có quan hệ giữa các yếu tố cấu thành lỏng lẻo, dễ tách rời hoặc chêm xen yếu tố

ngoài như chêm từ rất vào ta được lướt rất nhanh,trải rất rộng, tung đôi cánh

nên mỗi tổ hợp trên gồm hai từ đơn

+ Về mặt nghĩa : Nếu tổ hợp đó gọi tên, định danh một sự vật, hiện tượng,

biểu đạt một khái niện về sự vật, hiện tượng đó thì tổ hợp ấy là một từ ghép.Ngược lại, nếu tổ hợp ấy gọi tên hoặc định danh nhiều sự vật, hiện tượng, biểu đạtnhiều khái niệm về sự vật hiện tượng đó thì tổ hợp ấy là sự kết hợp của hai haynhiều từ đơn Như vậy ở ví dụ 2 tổ hợp từ chuồn chuồn nước, mặt hồ, lặng sóngmang nhiều đặc trưng của từ ghép con tổ hợp từ tung cánh, lướt nhanh, trải rộngmang đặc trưng của kết hợp hai từ đơn

* Một số bài tập tự luyện

Bài 1: Tìm từ đơn, từ ghép trong câu sau :

a Mùa xuân mong ước đã đến Đầu tiên từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoahuệ sực nức bốc lên

b Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau Cây nào cũng đẹp câynào cũng quý Nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc,tre ngút ngàn Điện Biên Phủ

Bài 2 : Trong các từ của câu thơ :

Dân dâng một quả xôi đầy

Bánh chưng mấy căp bánh giầy mấy đôi

Có những từ nào là từ ghép ?

Trang 19

Gợi ý :Bài 1

- Bước 1 :yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu

- Bước 2 : Vạch danh giới từ

a Mùa xuân/ mong ước /đã/ đến/ Đầu tiên /từ /trong/ vườn/, mùi/ hoa hồng/,hoa huệ/ sực nức/ bốc lên

b Nước/ Việt Nam/ xanh/ muôn ngàn/ cây lá/ khác nhau/ Cây/ nào/ cũng/đẹp/ cây/ nào /cũng/ quý Nhưng/ thân/ thuộc /nhất/ vẫn/ là/ tre nứa/ Tre/ ĐồngNai/, nứa/ Việt Bắc/, tre /ngút ngàn/ Điện Biên Phủ

- Bước 3 : Tìm từ đơn, từ ghép theo sự phân cắt trên nhưng lưu ý giáo viênkhông yêu cầu học sinh tiểu học xác định các danh từ riêng trong bài là từ đơn hay

từ ghép

Bài 2 : Giáo viên hướng dẫn tương tự

Dân /dâng /một/ quả xôi/ đầyBánh chưng/ mấy/ căp/ bánh giầy/ mấy/ đôi

Từ ghép : quả xôi, bánh chưng, bánh giầy

4 3 2 Cách phân biệt từ ghép và từ láy

Tôi giới thiệu 4 cách giúp học sinh phân biệt từ ghép và từ láy như sau:

4.3.2.1 Đảo trật tự các thành tố.

Tiếng gốc của từ láy luôn đứng ở một vị trí cố định

Các từ láy có tiếng gốc đứng trước như đẹp đẽ, đỏ đắn, xinh xắn…

Các từ láy có tiếng gốc đứng sau như phập phồng, bối rối, nghi ngút…

Nên khi xác định học sinh cần xem xét những từ phức đã cho có quan hệngữ âm mà không thay đổi được trật tự các thành tố thì đó là từ láy Những từphức có quan hệ ngữ âm mà thay đổi được trật tự các thành tố thì đó là từ ghép

Ví dụ : - Các từ phức : đẹp đẽ, xinh xắn, phập phồng …khi đảo trật tự các thành tố sẽ thành đẽ đẹp, xắn xinh, phồng phập thì nó không có nghĩa nên đây là

những từ láy

Trang 20

- Các từ phức: đớn đau, thì thầm, khát khao… khi đảo trật tự các thành tố sẽ thành đau đớn, thầm thì, khao khát thì nó không thay đổi nghĩa nên đây là những

từ ghép

4.3.2.2 Căn cứ vào nghĩa.

- Những từ phức có quan hệ ngữ âm mà cả hai tiếng đều có nghĩa thì đó là từghép mặc dù nhìn về hình thức các từ đó có đặc điểm của từ láy là: lặp lại âm đầu,vần hoặc thanh

VD: Các từ phức: cung cấp, xẹp lép, đu đưa, tân tiến, tươi tỉnh….cả hai tiếng

trong mỗi từ đều có nghĩa nên đây là những từ ghép

4.3.2.3 Căn cứ vào thanh điệu.

Các từ láy bao giờ thanh điệu cũng cùng âm vực.

- Những từ phức có thanh điệu cùng âm vực: sắc – hỏi – ngang;

huyền – ngã – nặng thì đó là từ láy

Ví dụ :Các từ phức: đo đỏ, khang khác (thanh điệu cùng âm vực nhóm 1),

bì bõm, lành lặn (thanh điệu cùng âm vực nhóm 2) nên chúng là những từ láy

- Những từ phức có thanh điệu không cùng âm vực: sắc –hỏi – ngang;

huyền – ngã – nặng thì đó là từ ghép

VD: chói lọi ( hỏi- nặng), tí tẹo (sắc- nặng), dúi dụi (sắc- nặng), …

4.3.2.4 Dựa vào từ Hán Việt

Nếu một từ phức đã xác định được là từ Hán Việt thì chắc chắn từ đó là từghép không phải là từ láy Bởi từ láy là từ Thuần Việt, là phương thức tạo từ chỉriêng Tiếng Việt mới có

VD: Các từ phức: lưu luyến, lục đục, liên thiên là các từ Hán Việt nên chúng là

những từ ghép

* Một số bài tập tự luyện:

Bài 1:Các từ sau đây là từ láy hay từ ghép?

Tươi tốt, đi đứng, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ

Ngày đăng: 08/09/2017, 22:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w