TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ====== NGUYỄN THU TRANG ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH GẶP KHÓ KHĂN TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở LỚP 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======
NGUYỄN THU TRANG
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH GẶP KHÓ KHĂN TRONG DẠY HỌC
MÔN TOÁN Ở LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học
Người hướng dẫn khoa học
ThS NGUYỄN VĂN ĐỆ
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Văn Đệ người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và làm khóa luận
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa GDTH, thầy cô trong tổ phương pháp dạy học Toán đã tạo điều kiện giúp đỡ
để khóa luận của em được hoàn thành
Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô, các bạn đóng góp, sửa chữa để đề tài này càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày 15 tháng 04 năm 2017
Người thực hiện
Nguyễn Thu Trang
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, không trùng với kết quả của các tác giả khác
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Xuân Hòa, ngày 15 tháng 04 năm 2017
Người thực hiện
Nguyễn Thu Trang
Trang 5MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phạm vi nghiên cứu 2
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc khóa luận 3
B NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÚP ĐỠ HỌC SINH GẶP KHÓ KHĂN MÔN TOÁN Ở LỚP 4 4
1.1 Đặc điểm của học sinh tiểu học 4
1.1.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học 4
1.1.2 Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học 7
1.2 Học sinh gặp khó khăn Toán lớp 4 7
1.2.1 Quan niệm về học sinh gặp khó khăn Toán lớp 4 7
1.2.2 Quy trình xác định đối tượng học sinh gặp khó khăn Toán lớp 4 7
1.2.3 Biểu hiện của học sinh gặp khó khăn Toán lớp 4 10
1.2.4 Nội dung chương trình môn Toán lớp 4 và những sai lầm thường gặp của học sinh gặp khó khăn trong môn Toán lớp 4 11
1.2.4.1 Nội dung chương trình môn Toán lớp 4 11
1.2.4.2 Những sai lầm thường gặp của học sinh gặp khó khăn trong môn Toán lớp 4 13
1.3 Nguyên nhân và phân loại học sinh gặp khó khăn Toán ở tiểu học 18
1.3.1 Nguyên nhân học sinh gặp khó khăn Toán ở tiểu học 18
1.3.2 Phân loại học sinh gặp khó khăn Toán ở tiểu học 20
Tiểu kết chương 1 20
Trang 6CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH GẶP KHÓ KHĂN MÔN
TOÁN LỚP 4 22
2.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp giúp đỡ học sinh gặp khó khăn môn Toán lớp 4 22
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức với học sinh 22
2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo phát huy thế mạnh của học sinh 23
2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, khả thi và hiệu quả 24
2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập 24
2.2 Biện pháp giúp đỡ học sinh gặp khó khăn môn toán lớp 4 25
2.2.1 Biện pháp 1: Lấp lỗ hổng kiến thức, kĩ năng cho học sinh 25
2.2.1.1 Mục đích của biện pháp 25
2.2.1.2 Cách thức thực hiện 26
2.2.1.3 Ví dụ minh họa 28
2.2.2 Biện pháp 2: Lập kế hoạch phụ đạo với học sinh gặp khó khăn trong môn Toán 32
2.2.2.1 Mục đích của biện pháp 32
2.2.2.2 Cách thức thực hiện 33
2.2.2.3 Ví dụ minh họa 34
2.2.3 Biện pháp 3: Kết hợp vai trò của giáo viên với vai trò của phụ huynh trong quá trình hỗ trợ học sinh khó khăn môn Toán 39
2.2.3.1 Mục đích của biện pháp 39
2.2.3.2 Cách thức thực hiện 40
2.2.3.3 Ví dụ minh họa 43
Tiểu kết chương 2 48
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 7Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có
vị trí hết sức quan trọng bởi các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học
có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc trung học Với vai trò to lớn của môn Toán thì mỗi giáo viên cần có trách nhiệm bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh của mình tiếp thu kiến thức,
kĩ năng mà chương trình tiểu học quy định và có năng lực vận dụng những tri thức đó vào đời sống hàng ngày
Trên thực tế các môn học nói chung và môn Toán nói riêng, không phải tất cả học sinh đều có khả năng tiếp thu kiến thức như nhau Trong cùng một môi trường, cùng một điều kiện học tập thì có học sinh nắm bắt kiến thức nhanh chóng nhưng bên cạnh đó cũng không ít học sinh gặp khó khăn trong
Trang 82 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng biện pháp giúp đỡ học sinh gặp khó khăn môn Toán lớp 4
nhằm góp phần khắc phục tình trạng học sinh học gặp khó khăn môn Toán lớp 4 nói riêng và nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở tiểu học nói chung
3 Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong dạy học môn Toán ở lớp 4
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xác định đƣợc biện pháp giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong dạy học môn Toán lớp 4 thì sẽ góp phần khắc phục tình trạng học sinh gặp khó khăn môn Toán lớp 4 và nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở tiểu học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong dạy học môn Toán ở lớp 4
- Nghiên cứu thực tiễn để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng học sinh gặp khó khăn toán lớp 4
- Đề xuất biện pháp giúp đỡ học sinh gặp khó khăn môn Toán ở lớp 4
6 Phạm vi nghiên cứu
Trang 93
Đề tài chỉ nghiên cứu biện pháp giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong
dạy học môn Toán ở lớp 4
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học và những vấn đề có liên quan nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thông qua các hình thức dự giờ, quan sát, điều tra đánh giá thực trạng giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong dạy học môn Toán ở tiểu học
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
8 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Khóa luận gồm có hai chương chính
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc giúp đỡ học sinh gặp khó khăn môn Toán ở lớp 4
Chương 2: Biện pháp giúp đỡ học sinh gặp khó khăn môn Toán ở lớp 4
Trang 104
B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÚP ĐỠ HỌC SINH
GẶP KHÓ KHĂN MÔN TOÁN Ở LỚP 4
1.1 Đặc điểm của học sinh tiểu học
1.1.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
Mức độ phát triển của tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính
đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định
- Khi bắt đầu đến trường tiểu học: Trẻ chưa có khả năng điều khiển tri giác của mình, chưa có khả năng xem xét đối tượng một cách tỉ mỉ và chi tiết
Ví dụ: Khi chúng ta cho các em xem một bức tranh vẽ con thỏ Các em
sẽ khen con thỏ đẹp quá, nhưng khi chúng ta cất bức tranh đi và yêu cầu các
em vẽ lại, các em sẽ không nhớ rõ từng chi tiết và thường hỏi lại: mắt thỏ như thế nào, lông thỏ màu gì… điều này chứng tỏ các em thường thâu tóm sự vật
về toàn bộ, về đại thể để tri giác
Vào cuối tuổi học sinh tiểu học: Các em đã nắm được kỹ thuật tri giác,
Trang 11bị phân tán trong quá trình học tập
Ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ƣu thế, ở trẻ
đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập nhƣ học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,
Giai đoạn này, trẻ buộc phải theo dõi các đối tƣợng, phải nắm lấy những hiểu biết mà tại thời điểm đó trẻ hoàn toàn không thích thú Dần dần trẻ học đƣợc cách điều khiển và duy trì chú ý một cách bền vững đến những đối tƣợng cần thiết chứ không phải là những đối tƣợng có sự hấp dẫn bề ngoài Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lƣợng đƣợc khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào
đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định
Vì vậy trong quá trình dạy và học giáo viên nên chú ý rèn luyện cho các em không chỉ quen làm việc gì mà mình hứng thú mà còn làm những việc
mà mình thấy không lí thú hấp dẫn Giao cho học sinh những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ giới hạn về mặt thời gian
- Trí nhớ:
Loại trí nhớ trực quan hình tƣợng chiếm ƣu thế hơn là trí nhớ từ ngữ,
Trang 126
logic
Ở giai đoạn lớp 1,2,3, ghi nhớ kiểu máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Đa số học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, các em chưa biết dựa vào điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu
Ở giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có chủ định, ghi nhớ có ý nghĩa phát triển hơn Việc ghi nhớ có chủ định phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lí tình cảm hay sự hứng thú học tập của các em
Nắm được điều này, giáo viên cần giúp các em biết cách khái quát hóa
và đơn giản mọi vấn đề Giúp các em xác định đâu là những nội dung quan trọng cần ghi nhớ, ngôn từ diễn đạt nội dung ghi nhớ cần ngắn gọn, dễ hiểu và đặc biệt phải chú ý đến việc hình thành cho các em tâm lí hứng thú khi ghi nhớ nội dung ấy
- Tư duy, tưởng tượng:
Đối với học sinh tiểu học thì tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế Tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp Như vậy tư duy chuyển từ tư duy trực quan sang tư duy logic Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi Ở lớp 4,5 học sinh bắt đầu biết khái quát hóa lí luận tuy nhiên hoạt động phân tích tổng hợp còn sơ đẳng ở đại đa số học sinh Do đó trong quá trình dạy học và giáo dục giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tư duy cho học sinh
Tưởng tượng của học sinh tiểu học cũng khá phong phú so với lứa tuổi mầm non Ở đầu tiểu học, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản chưa bền vững
Ở cuối tiểu học, tưởng tượng tái tạo bắt đầu hoàn thiện và tưởng tượng sáng
Trang 137
tạo cũng tương đối phát triển Đặc biệt tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc
1.1.2 Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học
- Tính cách: Tính cách bắt đầu hình thành và có nhiều biến đổi Tính cách của học sinh lúc này có những đặc điểm sau: Các em dễ kích động, bướng bỉnh, hồn nhiên trong các mối quan hệ, rất cả tin và còn mang nặng cảm tính Hay bắt chước một cách cảm tính, chưa có khả năng phân biệt được tốt, xấu Đã từng bước hình thành một số nét tính cách như: tính ham hiểu biết, lòng vị tha, ham thích lao động…
- Nhu cầu nhận thức: Nhu cầu nhận thức được hình thành khá rõ nét đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh Ngoài ra nó còn được hình thành trong các hoạt động học tập và sẽ phát triển thuận lợi khi trẻ đạt được những thành tích dù là rất nhỏ, chính nó sẽ tạo cho trẻ niềm vui, niềm tin vào năng lực của chính mình
- Tình cảm: Trẻ dễ xúc động, khó kiềm chế cảm xúc và chưa biết kiểm tra sự thể hiện ra bên ngoài Thường bộc lộ một cách hồn nhiên, chân thực
1.2 Học sinh gặp khó khăn Toán lớp 4
1.2.1 Quan niệm về học sinh gặp khó khăn Toán lớp 4
Học sinh gặp khó khăn trong học tập là những học sinh phát triển không bình thường về mặt năng lực nhận thức, học kém không theo kịp chương trình Động cơ học tập lệch lạc, mờ nhạt Tri thức các môn học phiến diện, hẫng hụt, tụt hậu so với bạn bè hoặc so với yêu cầu Kĩ năng thực hành yếu hoặc di chuyển sang những lĩnh vực hoạt động theo mục đích, động cơ ngoài việc học tập Kết quả học tập thất thường, yếu kém và không có độ tin cậy cao Thái độ tiêu cực trong học tập, chán ghét, không ham thích những hoạt động học tập
1.2.2 Quy trình xác định đối tượng học sinh gặp khó khăn Toán lớp 4
Trang 14Có thể xây dựng phiếu phát hiện học sinh gặp khó khăn môn Toán lớp
Không thực hiện đúng yêu cầu
Thực hiện được nhưng hay nhầm lẫn
Kĩ năng giải toán Không giải được các bài toán có lời văn
Giải được nhưng hay nhầm lẫn
Giải được nếu có sự hướng dẫn
Trang 159
Kĩ năng chuyển đổi đơn vị Không biết cách chuyển đổi đơn vị
Không xác định được các đơn vị
Chuyển đổi được nhưng hay nhầm
Kĩ năng hình học Không nhớ các công thức chu vi, diện tích
Không nhận nhận biết được các hình cơ bản
Tính được nhưng hay nhầm
Bước 2: Tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh gặp khó khăn về toán
- Tìm hiểu về khả năng của học sinh học toán:
Căn cứ vào những thông tin thu thập được về đối tượng học sinh thông qua phiếu phát hiện học sinh gặp khó khăn môn toán, giáo viên xây dựng hệ thống đề kiểm tra, khảo sát:
+ Xác định lĩnh vực toán mà học sinh dạng gặp trở ngại
+ Khảo sát sâu trong lĩnh vực đó để xác định mức dộ nhận thức của học sinh và lỗi mà các em gặp phải
- Tìm hiểu nhu cầu và điều kiện thực tiễn đáp ứng
Giáo viên cần quan tâm đến nhu cầu của học sinh: phát triển thể chất, tình yêu thương, tôn trọng, điều kiện học tập,…Cần tìm hiểu sự quan tâm từ phía phụ huynh học sinh cũng như nhà trường trong công tác dạy và học Để làm được điều này giáo viên cần thăm gia đình học sinh để tìm hiểu nhu cầu
và tình hình giáo dục của các em Trao đổi tình hình với ban giám hiệu và tìm những điều kiện có thể hỗ trợ cho sự phát triển của học sinh
Bước 3: Lựa chọn các giải pháp để giáo dục học sinh
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin về đối tượng học sinh cũng như về nhu cầu và khả năng của học sinh giáo viên có thể lựa chọn các giải pháp phù hợp
Trang 1610
đối với từng đối tượng học sinh
- Kích thích thái độ của học sinh: đây là giải pháp phù hợp với hầu hết đối tượng học sinh Thực vậy trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên đều ý thức được rằng “Tác phong học tập có quyết định rất lớn trong quá trình chiếm lính tri thức của học sinh”
- Kiểm tra xác định trình độ của học sinh từ đó đưa ra câu hỏi vừa sức, phù hợp với học sinh
- Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục: thường xuyên liên hệ với gia đình những học sinh khó khăn trong học tập để thảo luận các giải pháp giúp các em học tập tốt hơn Ngoài ra giáo viên cũng phải thường xuyên liên
hệ báo cáo với ban giám hiệu để theo dõi và chỉ đạo kịp thời
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm:
Đánh giá năng lực của học sinh là việc làm thường xuyên và cần thiết đặc biệt là đối với học sinh gặp khó khăn trong học tập Đánh giá không chỉ là xếp loại mà quan trọng hơn là đánh giá lại phương pháp tổ chức dạy học đã đạt hiệu quả hay chưa, nội dung dạy có phù hợp với những em học yếu hay không từ đó có phương hướng điều chỉnh để quá trình giáo dục tốt hơn
1.2.3 Biểu hiện của học sinh gặp khó khăn Toán lớp 4
- Học sinh có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng: Nhiều em chưa thuộc
bảng nhân, bảng chia, thậm chí có em không thực hiện được phép tính cộng trừ có nhớ
- Tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng chậm: Trong cùng một khoảng thời gian hình thành kiến thức mới bên cạnh các học sinh hiểu bài, biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập thì vẫn còn không ít em học sinh không biết vận dụng để thực hành kĩ năng
- Phương pháp học tập chưa tốt: Một số em không thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học, chưa đọc kĩ đề toán để phân biệt cái đã cho
Trang 1711
và cái cần tìm mà vội bắt tay vào giải, áp dụng phương pháp học tập máy móc lười tư duy cụ thể với một dạng toán các em không phân tích tính chất của bài toán mà giải bài toán theo những bài toán mẫu trong sách hoặc thầy cô hay làm Nhiều em không chịu làm ra nháp hoặc làm bài ra nháp cẩu thả gây ra sự nhầm lẫn khi làm bài vào vở…
- Năng lực tư duy yếu: Đối với những học sinh chậm tiếp thu thì tư duy toán học cũng thiếu linh hoạt Các em không biết khái quát nên không nhớ trình tự tính toán Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều chậm Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, sử dụng ngôn ngữ toán học lúng túng
- Biểu hiện bề ngoài đối với học tập: Biểu hiện bề ngoài là thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin ngay cả khi làm đúng bài tập, giáo viên hỏi cũng lại ngập ngừng không tin vào câu trả lời của mình Thái độ trong lớp thụ động, xác định câu trả lời là đúng dựa vào thái độ của thầy cô
Ví dụ, các em không chắc chắn vào câu trả lời của mình, hễ thầy cô cau mày hoặc hỏi lại cái là các em không giữ quan điểm của mình Vì vậy kết quả với môn Toán thường không cao
1.2.4 Nội dung chương trình môn Toán lớp 4 và những sai lầm thường gặp của học sinh gặp khó khăn trong môn Toán lớp 4
1.2.4.1 Nội dung chương trình môn Toán lớp 4
Nội dung chương trình môn toán lớp 4:
Số tự nhiên Các số có 6 chữ số
Hàng và lớp Dãy số tự nhiên Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
So sánh các số có nhiều chữ số Phân số + Phân số và phép chia số tự nhiên
Trang 1812
+ Phân số bằng nhau + Rút gọn phân số + Quy đồng mẫu số các phân số + So sánh hai phân số cùng mẫu số + So sánh hai phân số khác mẫu số + Phép cộng phân số phép trừ phân số + Phép nhân phân số
+ Tìm phân số của một số + Phép chia phân số + Giới thiệu tỉ số + Tỉ lệ bản đồ - Ứng dụng tỉ lệ bản đồ Các phép tính trên số tự nhiên - Cộng:
+ Tính chất giao hoán của phép cộng Tính chất kết hợp của phép cộng
- Nhân:
+ Tính chất giao hoán của phép nhân + Nhân với 10; 100; Chia cho 10; 100;
+ Tính chất kết hợp của phép nhân + Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 + Nhân một số với một tổng , một hiệu + Nhân với số có hai chữ số
+ Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ
số với 11 + Nhân với số có 3 chữ số
- Chia:
+ Chia một tổng cho một số
Trang 1913
+ Chia cho số có một chữ số + Chia một số cho một tích + Chia một tích cho một số + Chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 + Chia cho số có 2 chữ số
+ Thương có chữ số 0 + Chia cho số có 3 chữ số + Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9
Hình học - Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
- Hai đường thẳng cắt nhau vuông góc, song song
- Hình bình hành Diện tích hình bình hành
- Hình thoi Diện tích hình thoi
Ki-lô-Giải toán có lời văn - Tìm số trung bình cộng
- Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu
- Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ
- Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ
1.2.4.2 Những sai lầm thường gặp của học sinh gặp khó khăn trong môn Toán lớp 4
Trang 201 Chưa tối giản
Do các em chủ quan, nên khi gặp yêu cầu rút gọn phân số thì các em chỉ cần rút gọn được phân số đó là được, không quan tâm xem phân số đó đã được rút gọn tối giản hay chưa Các em chưa nắm chắc bảng nhân, chia, các dấu hiệu chia hết nên khi rút gọn còn gặp nhiều lúng túng Chưa nắm vững các kiến thức về cấu tạo của phân số để áp dụng có hiệu quả vào việc làm toán
- So sánh phân số: So sánh phân số góp phần quan trọng trong việc thực hiện các phép tính của phân số Việc so sánh phân số với phân số, số tự nhiên các
em thương mắc một số lỗi cơ bản sau:
11 (Do các em chủ quan cứ thấy phân
số nào có các chữ số lớn là các em cho rằng phân số đó lớn hơn)
b) 4
5 và 1: Học sinh thường làm:
4
5 > 1 7
4 và 1: Học sinh thường làm:
7
4 < 1 [Đối với số tự nhiên ( đại diện là số 1) các em máy móc không chú ý đến tử số và mẫu số của phân số ( Tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1 và ngược lại)
Trang 211 = 2 (Do các em chƣa nắm chắc đƣợc quy tắc cộng, trừ hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số Các em đã nhầm lẫn với phép nhân hai phân số
- Nhân phân số với phân số, số tự nhiên và ngƣợc lại
Với phép nhân thì các em ít mắc sai lầm song có một số dạng đặc biệt và một số ít học sinh mắc phải
3 =2 (nhầm với phép
Trang 22- Phép chia phân số với phân số, số tự nhiên
Với phép chia thì các em dễ sai lầm giữa phép nhân và phép chia, đến phần này các em lúng túng không biết làm như thế nào
27065
- Sai lầm đối với phép tính có nhớ, các em thường quên không nhớ với phép cộng và quên không trả sau khi mượn trong phép tính trừ
Trang 2317
Ví dụ: phép cộng có nhớ
28562
1547
27015
phép trừ:
26578
1547
27015
* Hình học
- Các em gặp sai lầm do nhầm công thức tính chu vi và diện tích
Ví dụ: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 8cm và chiều rộng 5cm?
Bài giải Diện tích hình chữ nhật là:
(8+5)2 = 26 (cm2) Đáp số: 26cm2
- Nhầm lẫn giữa các đơn vị đo
* Giải toán có lời văn
- Hiểu sai yêu cầu bài toán: do hấp tấp khi đọc đề bài hoặc không hiểu yêu cầu bài toán
- Nhầm lẫn giữa các dạng toán: tìm 2 số khi biết tổng và hiệu, tìm 2 số khi biết tổng và tỉ, tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ
Ví dụ: Lớp 4A trồng ít hơn lớp 4B 51 cây, số cây lớp 4A trồng bằng
21
Trang 2418
số cây lớp 4B trồng được Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
Bài giải Tổng số phần bằng nhau là:
Với bài toán này học sinh đã nhầm tìm hai số khi biết hiệu tỉ sang tìm hai
số khi biế tổng tỉ
1.3 Nguyên nhân và phân loại học sinh gặp khó khăn Toán ở tiểu học
1.3.1 Nguyên nhân học sinh gặp khó khăn Toán ở tiểu học
* Về phía học sinh:
Học sinh có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng: Lỗ hổng kiến thức có thể do các em hạn chế khả năng của bản thân, do lười học lâu ngày mà hổng kiến thức, do không đủ kiến thức kĩ năng làm toán
Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm: Trong cùng một khoảng thời gian hình thành kiến thức mới, bên cạnh các học sinh khác hiểu và vận vận dụng kiến thức tốt thì học sinh kém vẫn chưa biết vận dụng để thực hành
kĩ năng
Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập
Tư duy thiếu linh hoạt: Khả năng tư duy yếu nên các em không nhớ trình
tự tính toán Sự chú ý, trí tưởng tượng, óc quan sát phát triển chậm, khả năng diễn đạt ngôn ngữ khó khăn
Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do chưa hiểu sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin Lười suy
Trang 25Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức
* Về phía giáo viên: Nguyên nhân học sinh có kết quả học tập thấp không phải hoàn toàn là ở học sinh mà cũng ở một phần không nhỏ từ phía người giảng dạy hay chính giáo viên Thầy hay thì mới có trò giỏi Ngày nay
để thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn Tuy nhiên ở đây không phải giáo viên nào có trình độ cao, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc thì sẽ giảng dạy tốt và dạy học có chất lượng cao mà ở đây giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, với từng nội dung kiến thức Một bộ phận giáo viên còn chưa chú ý đúng mực đến đối tượng học sinh khó khăn trong học tập, chưa theo dõi sát và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh khiến nhiều em đã kém lại càng kém thêm, lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn hơn Nhiều giáo viên chỉ chú ý đến học sinh khá, giỏi, thích tổ chức các hoạt động học tập trên lớp với học sinh khá giỏi để tránh tình huống phức tạp xử lí mất thời gian Việc giáo viên chỉ chú trọng vào học sinh khá giỏi làm cho các em học yếu không có cơ hội bộc lộ khả năng của mình, dã ngại học lại ngại suy nghĩ, ngại vận động Chưa có biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm đối tượng còn hạn chế; chưa động viên tuyên dương kịp thời khi học sinh có biểu hiện tích cực, sáng tạo dù là rất nhỏ Mặt khác chưa có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường hoặc giữa giáo viên với gia đình vì vậy chưa có biện pháp phù hợp để phụ đạo giúp đỡ học sinh học tập
Trang 2620
* Về phía phụ huynh: Trong giai đoạn hiện nay, việc chạy theo nguồn kinh tế là một hiện trạng phổ biến vì vậy mà một bộ phận không nhỏ các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái, giao việc học tập của con cho giáo viên, cho nhà trường Bên cạnh đó phụ huynh chưa nắm được phương pháp sư phạm vì vậy trong quá trình dạy con tự học không nắm được cách giải toán ở tiểu học khiến trẻ khó hiểu và thiếu tin tưởng, làm cho hiệu quả phụ đạo giúp đỡ học sinh học tập bị giảm sút
1.3.2 Phân loại học sinh gặp khó khăn Toán ở tiểu học
Việc phân loại các đối tượng học sinh đẻ có phương pháp dạy học môn Toán phù hợp là hết sức cần thiết Ở mỗi học sinh gặp khó khăn trong bộ môn Toán đều có nguyên nhân riêng và có thể chia ra một số loại thường gặp: Đối tượng 1: Do quên những kiến thức cơ bản, kĩ năng tính toán yếu Đối tượng 2 : Do chưa nắm được phương pháp học môn Toán, năng lực
tư duy bị hạn chế (ngoại trừ những học sinh bị bệnh lí bẩm sinh) Nhiều học sinh có thể lực vẫn phát triển bình thường nhưng năng lực tư duy toán học kém hơn so với các học sinh khác
Đối tượng 3: Do các em lười học, không ham thích học tập dẫn đến các
em thờ ơ với bài giảng của thầy cô hoặc do phương pháp học chưa tốt
Đối tượng 4: Do thiếu điều kiện học tập hoặc do điều kiện khách quan tác động ( học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: gia đình gặp sự cố, hoàn cảnh éo le, trẻ khuyết tật, điều kiện sức khỏe không tốt,…)
Dựa vào các đối tượng học sinh trên, giáo viên cần có những biện pháp
để khắc phục tình các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh đồng thời khơi lại sự tự tin, niềm hứng thú của học sinh đối với việc học môn Toán
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, em đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận
Trang 2721
của việc giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong môn Toán lớp 4, đặc điểm của học sinh tiểu học, học sinh gặp khó khăn Toán lớp 4, nội dung chương trình môn Toán lớp 4, nguyên nhân và phân loại học sinh gặp khó khăn Toán ở tiểu học Qua đó nắm được những đặc điểm của học sinh tiểu học trong quá trình học tập, đưa ra được quy trình xác định đối tượng học sinh gặp khó khăn môn Toán lớp 4 Việc đề xuất những biện pháp cụ thể giúp đỡ học sinh gặp khó khăn môn Toán lớp 4 sẽ được trình bày ở chương tiếp theo Kết quả nghiên cứu ở chương 1 sẽ là cơ sở lý luận vững chắc cho việc đề xuất biện pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh gặp khó khăn trong môn Toán, nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh trong công tác giảng dạy
Trang 2822
CHƯƠNG 2:
BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH GẶP KHÓ KHĂN
MÔN TOÁN LỚP 4 2.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp giúp đỡ học sinh gặp khó khăn môn Toán lớp 4
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức với học sinh
Trong quá trình dạy học luôn diễn ra sự phân hóa học tập giữa các đối tượng học sinh trong cùng một lớp Không phải mọi học sinh đều có khả năng tiếp thu như nhau Cùng một bài toán có những em tiếp thu rất nhanh, dễ dàng nhưng ngược lại cũng có những em gặp khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức Đồng thời có những em có những năng khiếu đặc biệt, nếu được bồi dưỡng đúng đắn có thể trở thành nhân tài toán học Điều này dẫn tới việc dạy học toán phải vừa sức với học sinh, phải thích hợp với các loại đối tượng học sinh Đối với học sinh tiếp thu kiến thức và tư duy chậm thì việc giáo viên xét đến khối lượng kiến thức là điều hết sức cần thiết Chương trình sách giáo khoa tự thân nó không chứa đựng quá tải mà do người truyền tải dung lượng kiến thức đến người học như thế nào Giáo viên cần sắp xếp kiến thức cần truyền tải cho học sinh theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Với học sinh yếu, giáo viên cần chú trọng tính vững chắc của kiến thức và kĩ năng Trong những tiết học đồng loạt cả lớp, việc luyện tập theo trình độ chung sẽ làm cho các em không theo kịp các bạn khá, giỏi Vì vậy giáo viên cần can thiệp riêng với đối tượng học sinh này
Những học sinh yếu thì việc tiếp thu kiến thức có thể sẽ mắc ngay ở việc học sinh hiểu đầu bài Nếu không hiểu nội dung bài toán thì học sinh chắc chắn không thể giải bài toán được Các bài tập ở mức độ đại trà cũng là trở ngại với các em, đòi hỏi giáo viên cần có kế hoạch bài giảng phù hợp với học sinh Đảm bảo cho cả học sinh khá, giỏi và học sinh yếu đều có thể biết hiểu