1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thực trạng và biện pháp bảo tồn. phát triển làng nghề tò he Xuân La (Phú Xuyên - Hà Nội)

64 927 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống đều có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa - vật chất của mỗi người dân bởi vì nó xuất phát từ nhu cầu của người dân.. Sự đa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA: NGỮ VĂN

CAO VĂN LỢI

TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TÒ HE XUÂN

LA (PHÚ XUYÊN – HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC

Trang 2

(PHÚ XUYÊN – HÀ NỘI) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Việt nam học

Người hướng dẫn khoa học ThS NGUYỄN THỊ NHUNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài: “Thực trạng và biện pháp bảo

tồn, phát triển làng nghề Tò he Xuân La”, tác giả khóa luận thường xuyên nhận

được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Nguyễn Thị Nhung, cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy

Do năng lực nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2017

Tác giả khóa luận

Cao Văn Lợi

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô

giáo Nguyễn Thị Nhung Trong khi thực hiện tôi có tìm hiểu, tham khảo một số

tài liệu của các tác giả, các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, tôi xin cam đoan khóa luận:

“Thực trạng và biện pháp bảo tồn, phát triền làng nghề Tò he Xuân La (Phú Xuyên – Hà Nội)” là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi không trùng lặp với

bất kỳ kết quả nào trước đó

Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2017

Tác giả khóa luận

Cao Văn Lợi

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu: 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4

5 Phương pháp nguyên cứu, nguồn tài liệu: 4

6 Đóng góp của đề tài: 4

7 Bố cục của đề tài: 5

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TÒ HE XUÂN LA 6

1.1 Lý luận về làng nghề 6

1.1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm làng nghề 6

1.1.2 Điều kiệt hình thành làng nghề 7

1.1.3 Tiêu chuẩn công nhận làng nghề 8

1.2 Khái quát về làng Xuân La 10

1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10

1.2.2 Dân cư, kinh tế 13

1.2.3 Di tích lịch sử ở Xuân La 14

1.2.4 Đời sống văn hóa người dân Xuân La 16

Chương 2 THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TÒ HE Ở XUÂN LA (PHÚ XUYÊN – HÀ NỘI) 19

2.1 Lịch sử nghề và tổ nghề 19

Trang 6

2.2.1 Nguyên liệu và cách sơ chế 22

2.2.2 Dụng cụ thực hiện 27

2.2.3 Kỹ thuật 29

2.2.4 Thế hệ nghệ nhân của làng nghề Tò he Xuân La 30

2.2.5 Vị trí, vai trò của sản phẩm Tò he 33

2.2.6 Giá trị văn hóa của Tò he 34

2.3 Bí quyết và cách thức truyền nghề 36

2.4 Thị trường tiêu thụ Tò he 38

2.5 Thực trạng nghề Tò he 39

2.6 Vấn đề thu nhập 41

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TÒ HE XUÂN LA 45

3.1 Giải pháp bảo tồn, phát triển Tò he 45

3.1.1 Tuyên truyền về nghề Tò he 45

3.1.2 Mở rộng và phát triển thị trường .47

3.2 Tăng cường tổ chức và đào tạo tại làng nghề Xuân La 50

3.3 Nâng cao vai trò của chính quyền nhà nước đối với nghề Tò he 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nghề thủ công Việt Nam có truyền thống quý báu từ lâu đời, truyền thống được gắn liền với những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống với những nét độc đáo tinh xảo và hoàn mỹ Các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống đều có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa - vật chất của mỗi người dân bởi vì nó xuất phát từ nhu cầu của người dân Đúng như lời đánh giá của cựu Bộ trưởng Trần Hoàn tại hội nghị: “Làng nghề truyền thống Việt Nam 1995”, có nói:

“Làng nghề thủ công Việt Nam là linh hồn là tinh hoa của văn hóa dân tộc

Nó sự kết hợp giữa sự sáng tạo với tài năng và lao động của nghệ nhân Sự đa dạng về sản phẩm thủ công truyền thống đã góp phần tạo nên sự khởi sắc, đa dạng cho các ngành nghề thủ công Việt Nam, đưa các làng nghề truyền thống trở thành một nhân tố quan trọng trong bảng màu văn hóa của dân tộc Thế nhưng, vẫn còn có những làng nghề thủ công truyền thống mang trong mình những giá trị độc đáo kết tinh từ bản sắc văn hóa của một dân tộc lại đang đứng trước nguy cơ mai một và thất truyền Làng nghề mà tôi muốn nhắc tới đây chính là nghề nặn Tò he làng Xuân La xã Phượng Dực huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian độc đáo, nó vừa mang bản sắc dân tộc vừa mang tính khoa học, Tò he có tầm quan trọng trong cuộc sống học tập vui chơi giải trí và rèn luyện tính thẩm mỹ cho trẻ em Những người tạo ra nó mặc dù chưa đủ nâng các sản phẩm của mình lên hàng mỹ nghệ (vì sản phẩm không để được lâu) nhưng các sản phẩm này đã để lại cho người xem những tình cảm thấm đượm Ngôn ngữ khối trong Tò he giàu tính biểu cảm, tính nhịp điệu mang nét gợi nhớ Nó giản dị như ca dao, là tích tụ từ trí tuệ của nhân dân qua bao nhiêu thế hệ Tò he thực sự là món ăn tinh thần rất gần gũi với người dân Việt Nam Mới đây thôi (2005) Tò he còn được

Trang 8

chọn là một 5 trong những mặt hàng nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của Việt Nam tham gia trong chương trình giao lưu văn hóa Việt - Mỹ Sự kiện này đã đánh dấu cho sự khởi sắc của một làng nghề thủ công truyền thống mà

đã có thời gian tưởng chừng đã bị mai một Nó như luồng gió mát thổi vào bức tranh làng quê Xuân La vốn ảm đạm và nghèo nàn Tuy nhiên bẵng đi sau

sự kiện này làng Tò he Xuân La lại tiếp tục hơi thở nhọc nhằn của một vùng quê nghèo Sự quan tâm của các cơ quan chức năng cũng thưa dần bởi vậy mà

cả một làng quê với nghề truyền thống giàu bản sắc dân tộc như vậy, được nhiều bạn bè trên thế giới biết đến nhưng lại không có đủ kinh phí để xây dựng và duy trì một Câu lạc bộ làng nghề để gìn giữ, phát triển và quảng bá

nét đẹp truyền thống của làng nghề Quả là một điều hết sức đáng buồn

Hơn nữa trước xu thế hội nhập và phát triển nghề Tò he có dấu hiệu bị mai một vì sự manh mún, mỗi người chạy một nơi tha phương cầu thực mà không đủ ăn Nếu như cứ để tình trạng như vậy không có sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, các cơ quan, chính quyền địa phương một cách thiết thực và sâu sắc hơn nữa thì sẽ rất dễ dẫn đến nghề truyền thống độc đáo này

sẽ chỉ còn là quá khứ đẹp mà thôi Do vậy vấn đề cấp thiết đặt ra lúc này là phải tìm hiểu nghiên cứu một cách cụ thể và sâu sắc nhằm đưa ra những biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của nghề thủ công độc đáo - nghề nặn Tò he Vì lý do nêu trên tôi quyết định chọn đề tài nghề nặn Tò he Xuân

La cho bài Khóa luận tốt nghiệp Tôi hy vọng thông qua bài Khóa luận này sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào công tác bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta

2 Lịch sử nghiên cứu

Nguyên cứu về các làng nghề thủ công truyền thống và các hình thức trò chơi dân gian nói chung hiện nay đã có rất nhiều bài báo, tạp chí và cả những bài nghiên cứu khoa học đề cập đến Bên cạnh đó còn có rất nhiều học

Trang 9

giả nổi tiếng nghiên cứu về vấn đề này như: tác giả Nguyễn Mạnh Hùng với

cuốn: “ Phong trào mỗi làng một sản phẩm”; tác giả Bùi Văn Vượng với: “

Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”; Cố GS Trần Quốc Vượng: “

Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm” cùng với Đỗ Thị Hảo là tác phẩm:

“ Làng nghề, phố nghề Thăng Long Hà Nội”,…Và còn rất nhiều học giả khác

trong đó có đề cập đến rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng

của Việt Nam như: Gốm Bát Tràng, dệt lụa Hà Đông, đúc đồng Ngũ Xã, nghề

thêu Xuân Nẻo,…Trong khi đó nghề nặn Tò he Xuân La thì mới chỉ được

nhắc đến trên những bài báo, tạp chí hay những bài phóng sự mang tính chất

giới thiệu còn hầu như chưa có mặt trong những cuốn sách, các công trính

nghiên cứu khoa học Nó chưa thực sự trở thành một cơ sở tài liệu khoa học

để những độc giả quan tâm tìm hiểu nghiên cứu Luận văn thạc sĩ của tác giả

Trương Công Nguyên chỉ là một trong số rất ít những đề tài nghiên cứu về

nghề nặn Tò he và nó cũng đề cập khá lâu từ năm 2001 Do vậy với tình hình

có nhiều thay đổi như hiện nay đòi hỏi chúng ta phải có những công trình

nghiên cứu khoa học 7 mới, đi sâu tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc về

nghề thủ công truyền thống với sản phẩm trò chơi dân gian độc đáo này Đó

là cơ sở để gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc

3 Mục đích nghiên cứu:

Thông qua bài khóa luận này thì mục đích nghiên cứu tập trung vào

những điểm sau:

- Tìm hiểu những giá trị văn hóa độc đáo, những nét tiêu biểu, đặc sắc

mà sản phẩm Tò he mang lại đối với người dân địa phương nói riêng và người

dân Việt Nam nói chung Thông qua đó chúng ta thấy được giá trị to lớn của

nó từ đó tuyên truyền giáo dục việc gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trang 10

- Nghiên cứu thực trạng nghề nặn Tò he Xuân La với những thuận lợi

và khó khăn là cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm duy trì và phát triển dân gian cổ truyền trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng: Đối tượng nguyên cứu của luận văn là làng nghề truyền thống Tò he Xuân La thuộc xã Phượng Dực huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội

5 Phương pháp nguyên cứu, nguồn tài liệu:

Để thực hiện bài khoá luận này tôi đã thực hiện những phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tìm và thu thập những bài báo, tạp chí, phóng sự có nội dung liên quan đến đề tài làng nghề Tò he và tham khảo một

số bài viết, các đề tài nghiên cứu về nghề và làng nghề thủ công truyền thống của một số học giả để phụ vụ cho bài viết của mình

- Phương pháp khảo sát thực địa khảo sát thực tế nghề nặn Tò he Xuân

La một số mặt: lịch sử, kinh tế, văn hóa…

- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ một số nghệ nhân, người dân làng nghề Tìm hiểu một cách đầy đủ, đánh giá một cách khoa học về thực trạng, tiềm năng, và giá trị đích thực của Tò he để từ đó đề ra giải pháp gìn giữ một làng nghề trong hoạt động kinh doanh du lịch

6 Đóng góp của đề tài:

- Phân tích và đánh giá thực trạng của làng nghề Tò he Xuân La

Trang 11

- Đưa ra những giải pháp để bảo tồn văn hóa của làng nghề Tò he truyền thống

7 Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài khóa luận gồm có 3 chương chính sau:

Chương 1: Tổng quan về nghề Tò he Xuân La

Chương 2: Thực trạng làng nghề nặn Tò he ở Xuân La

Chương 3: Biện pháp bảo tồn và phát triển làng nghề Tò he Xuân La

Trang 12

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TÒ HE XUÂN LA

1.1 Lý luận về làng nghề

1.1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm làng nghề

Làng nghề là mô hình sản xuất truyền thống, gắn liền với lịch sử phát

triển kinh tế xã hội của Việt Nam Làng nghề đóng vai trò tích cực đến phát triển kinh tế và xã hội của nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn

Vì vậy, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về làng nghề và đưa ra nhiều khái niệm về làng nghề Các khái niệm làng nghề này nhìn chung có nhiều điểm tương đồng với nhau và được tóm tắt như sau:

Khái niệm thứ nhất: Làng nghề cần được hiểu là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động

và số thu nhập so với nghề nông “Tìm hiểu về làng nghề và vai trò của làng nghề của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” tác giả Huỳnh Đức Thiện

Khái niệm thứ hai: Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn, có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng “Tìm hiểu về làng nghề và vai trò của làng nghề của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” tác giả Huỳnh Đức Thiện

Các khái niệm làng nghề ở trên chỉ ra rằng làng nghề gồm 2 từ “làng”

và “nghề” ghép lại Trong đó, “làng” dùng để chỉ cộng đồng dân cư sinh sống

ở nông thôn với hoạt động kinh tế truyền thống là sản xuất nông nghiệp, còn

“nghề” gắn liền với hoạt động kinh tế phi nông nghiệp Nhìn chung, các khái niệm làng nghề đã phản ánh được đầy đủ những đặc điểm của làng nghề Việt Nam Vì đa số làng nghề đến nay vẫn giữ được những đặc trưng chủ yếu như sau:

Trang 13

- Làng nghề gồm một hoặc nhiều cụm dân cư sống cùng một khu vực địa lý được gọi là làng Làng ở đây được hiểu là thôn, ấp, bản, làng, buôn, phun, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn Cư dân làng nghề thường có quan hệ với nhau về kinh doanh lẫn dòng tộc, tạo nên mối quan hệ chặt chẽ về văn hóa kinh tế và xã hội ở làng nghề

- Làng nghề thu hút được số lượng đáng kể hộ gia đình và lao động của làng tham gia sản xuất phi nông nghiệp Nghề phi nông nghiệp của làng nghề thường là các ngành nghề truyền thống như: đan nát, sơn mài, chạm khắc, gốm sứ, dệt sợi…Làng nghề có thể có một nghề duy nhất hoặc cùng một lúc 2 nghề khác nhau

- Làng nghề sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, với mục đích là kinh doanh để thu lợi nhuận, bởi mức độ tiêu dùng của làng nghề rất thấp Thị trường của làng nghề gồm thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu

- Hộ sản xuất gia đình là loại hình sản xuất chiếm số lượng nhiều nhất

ở làng nghề Ngoài ra, ở làng nghề còn có sự tham gia của các loại hình sản xuất khác như: hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn

Hai là, gần nguồn nguyên liệu Hầu như không có làng nghề nào lại gắn

bó chặt chẽ với một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất của làng nghề

Trang 14

Ba là, gần nơi tiêu thụ hoặc thị trường chính Đó là những nơi tập chung dân cư với mật độ khá cao, gần bến sông, bãi chợ và đặc biệt là rất gần hoặc không quá xa các trung tâm thương mại

Bốn là sức ép về kinh tế Biểu hiện rõ nhất thường là sự hình thành và phát triển của các làng nghề ở những nơi ít ruộng dất, mật độ dân số cao, đất chặt người đông, thêm vào đó có khi còn là do chất đất hoặc khí hậu không phù hợp làm cho nghề nông khó có điều kiện phát triển để đảm bảo thu nhập

và đời sống dân cư trong làng

Năm là, lao động và tập quán sản xuất ở từng vùng Nếu không có những người tâm huyết với nghề, có nhiều quan hệ gắn bó với nghề và có khả năng ứng phó với những tình huống xấu, bất lợi thì làng nghề cũng khó có thể tồn tại một cách bền vững

1.1.3 Tiêu chuẩn công nhận làng nghề

Tiêu chuẩn xác định làng nghề nhiều làng, xã ở Việt nam sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhưng không thể xác định tất cả là làng nghề Công việc xác định là làng nghề đó có đủ tiêu chuẩn là làng nghề để có chính sách quản lý

và hỗ trợ làng nghề phát triển ổn định hơn là cần thiết Do đó, các địa phương trong nước phải có tiêu chuẩn làng nghề thống nhất Tiêu chuẩn làng nghề thực tế vẫn chưa thống nhất giữa các địa phương trong những năm qua Một

số địa phương đã tự xây dựng tiêu chuẩn làng nghề dựa trên đặc điểm làng nghề của địa phương Tỉnh Bình Thuận đưa ra tiêu chuẩn làng nghề: “Số hộ hoặc lao động làm nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở làng đạt từ 35% trở lên so với tổng số hộ, lao động của làng hoặc có ít nhất trên 40 hộ và trên

100 lao động có nghề” Tỉnh Tây Ninh cũng đưa ra tiêu chuẩn làng nghề: “Số

hộ hoặc lao động làm nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở làng đạt từ 20% trở lên so với tổng số lao động của làng hoặc có ít nhất trên 50 hộ và trên

120 lao động có cùng một nghề”…năm 2006, Bộ nông nghiệp và Phát triển

Trang 15

nông thôn đã ban hành thông tư số 116/2006/TT- n y 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/ - CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn Trong Thông tư này, Bộ NN và PTNN đã đưa ra 03 tiêu chuẩn của làng nghề gồm: có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn; hoạt động sản xuất kinh doanh

ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước Qua khảo sát làng nghề cho thấy tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNT là phù hợp với tình hình chung của các làng nghề ở Việt nam Các địa phương nên sử dụng tiêu chuẩn làng nghề của Bộ NN và PTNN để tiến đến có một tiêu chuẩn làng nghề thống nhất trên cả nước Sử dụng tiêu chuẩn làng nghề trên cả nước sẽ giúp công tác quản lý các làng nghề địa phương thống nhất Tiêu chuẩn làng nghề cũng cần điều chỉnh theo thời gian, được xây dựng trên tiêu chí định lượng và định tính, đồng thời phản ánh được các đặc điểm của làng nghề gồm:

Trang 16

Trong các tiêu chí trên, tiêu chí tỷ lệ số hộ và lao động tham gia sản xuất phi nông nghiệp có thể chuyển sang tiêu chí số lượng hộ và lao động tham gia sản xuất phi nông nghiệp để tính toán, xác định và công nhận làng nghề đạt chuẩn thuận tiện hơn

1.2 Khái quát về làng Xuân La

1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Phượng Dực là 1 trong 28 xã, thị trấn nằm ở phía Trung - Tây huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km về phía Tây theo đường giao thông quốc lộ 1A ( Hà Nội - Sài Gòn ) với vị trí :

Phía bắc giáp xã Nghiêm Xuân, huyện Thường Tín

Phía tây giáp xã Hồng Vinh

Phía nam giáp xã Văn Hoàng

Phía đông giáp xã Đại Thắng

Xã có tổng diện tích là 653.76 ha, dân số trên 9000 người chia làm 3 thôn gồm: thôn Phượng Vũ, thôn Đồng Tiến và thôn Xuân La Trong 3 thôn của xã Phượng Dực thì Xuân La là thôn lớn nhất và nổi bật với dân số đông

và có làng nghề truyền thống đa dạng như: chạm đục, điêu khắc gỗ, may màn, cao bông và đặc biệt là nghề nặn Tò he rất độc đáo mà hiện nay chỉ còn duy nhất ở Xuân La là hình thành một làng nghề

Thôn Xuân La nằm ở vị trí:

Phía đông nam giáp xã Đại Thắng

Phía tây nam giáp xã Văn Hoàng

Phía tây bắc giáp thôn Phượng Vũ

Phía đông bắc giáp xã Văn Tự, Huyện Thường Tín

Thôn Xuân La có diện tích thổ canh là 1.427.496 , diện tích đất thổ

cư là 225.000 lấy số liệu năm 2010(nguồn trưởng thôn) Thôn được chia làm 4 xóm: Xóm Cà, Xóm Thượng, Xóm Trung, Xóm Hạ

Trang 17

Xuân La là một thôn nhỏ thuộc khu vực đồng bằng châu thổ Sông Hồng cái nôi của nền văn minh lúa nước, cội nguồn của nhưng tinh hoa văn hóa dân tộc mà ông cha ta đã lưu truyền cho đến ngày nay Với vị trí thuận lợi của vùng đất này đã tạo nên điều kiện khí hậu có nét đặc trưng của nhiệt đới chia làm 4 mùa rõ rệt tạo nên cơ cấu mùa vụ đã dạng Thôn Xuân La xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Xưa kia có tên gọi là làng Chạ Xuân Cái tên này cũng bắt nguồn từ một quá trình lịch sử lâu dài Đó là sau khi nước ta dành được quyền tự chủ từ thế kỷ X trải qua triều đại quân chủ: Đinh - Tiền Lê - Trần - Hậu Lê - Mạc -Trịnh Lê - Nguyễn Từ đời nhà Trần về trước huyện Phú Xuyên trong đó có làng Xuân La thuộc huyện Phù Lưu, châu Thượng Phúc Đời Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Triệu (1516-1522) đổi tên là huyện Phú Nguyên Đến đời nhà Mạc vì kỵ tên húy của vua Mạc Phúc Nguyên (1546-1561) nên huyện lại đổi tên là Phú Xuyên Tên này còn được lưu cho đến này nay

Huyện Phú Xuyên có 4 xã là: Phượng Dực, Hồng Minh, Chí Trung và Phú Túc nhưng xã Phượng Dực nổi tiếng là vùng đất văn hiến Trước đây từ đời nhà Lê cách đây trên 260 năm, Phượng Dực vẫn thuộc Thường Tín cho mãi đến năm 1953 mới cắt về huyện Phú Xuyên Đây là vùng đồng bằng chiên trũng, dân Phượng Dực chỉ làm ruộng một vụ - vụ chiêm Theo truyền thuyết làng Xuân La có chung địa bàn dân cư với thôn Phượng Vũ hay nói cách khác Phượng Vũ là đất tổ của Xuân La Tương truyền rằng hàng tháng khi nghe tiếng trống đình thì mọi người kéo nhau về hội tụ nhưng nhiều lần quy ước đó không thành hiện thực với những người ở quá xa nên một số người đã rời hẳn xuống gò đất nổi này dựng đình lập làng Lúc đầu làng có tên là làng Chạ (Kẻ Chạ) rồi vì lý do định cư vào giữa mùa xuân nên đổi thành Chạ Xuân và sau khi khai khẩn làm ăn ở vùng đất bao la nên cái tên Xuân La ra đời

Trang 18

Cũng theo truyền thuyết xưa làng ngụ trên một vùng cao hình “Linh Quy nằm phục” theo ý kiến của Nguyễn Văn Tướng 86 tuổi cho biết: “Linh Quy nằm phục” là 1 trong 4 địa danh tứ linh của huyện Phú Xuyên:

Ngọc Lâu (ly) Phượng Vũ (phượng)

Phía nam của làng trước đây có 99 gò nhỏ, tương truyền là đất Nhạn đậu (đất lành Nhạn đâu) Phía đông nam có những mảnh đất mang địa danh

“đất Cờ Quạt”, “đất Thuyền Rồng”

Phía nam có đường Nghiên Bút

Phía đông bắc có đường mang tên là đường Vọ sau đổi thành đường Vọng

Phía đông bắc có đường khúc Tương

Trên địa bàn làng có 3 ao lớn: ao cả, ao trung, ao giao Tương truyền là nơi trú ngụ của quân Cụ Lĩnh Đồn Ở đó đã từng chứa những chiếc thuyền lớn

có thể bay qua những mặt đường có chiều rộng hơn 1m Theo người dân kể lại: Xưa kia làng có 3 chiếc giếng nằm ở đầu làng và cuối làng Xưa giếng làng là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt rất quan trọng Tương truyền khi động thổ đào giếng các bô lão phải tiếng hành làm lễ xin âm dương, đào 3 nhát Mai đặt bát úp xuống chỗ đó để xem màu nước, chất nước rồi mới cho khơi

Chiếc giếng đầu làng được gọi là: “Hoa sen”

Chiếc giếng ở cuối làng gọi là: “Giếng Chùa” nghe nói rằng nước giếng được đem đi nấu trà thì không ở đâu ngon bằng

Chiếc giếng ở giữa làng vào mùa nước lớn thường bị ngập cho đến mùa xuân làng thường cử những trai đinh khỏe mạnh xuống lấp mạnh bủng, nạo

Trang 19

vét giếng Tương truyền nước của giếng này thường lẫn nhiều mảnh vụn lá

“gối” làm cho nước đục nhờ nhưng lấy nước đó tắm thì sẽ trị được nhiều bệnh Nhưng hiện nay cả 3 giếng này cùng với 3 giếng ao đều bị vấp cả Người dân chuyển sang sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt Trong tương lai họ sẽ thay thế giếng khoan bằng hệ thống nước máy

1.2.2 Dân cư, kinh tế

So với hai thôn Phượng Vũ và Đồng Tiến thì thôn Xuân La có diện tích cũng như dân số đông hơn cả Trên 4000 người với hơn 900 nóc nhà (2016) Nơi đây không có đồng bào dân tộc sinh sống, cơ bản lại đồng nhất về tôn giáo nhờ vậy mà việc đưa ra các chính sách quản lý cũng rất dễ dàng Độ tuổi dân số ở mức trung bình Độ tuổi cao nhất từ 97 - 98 tuổi Dân cư sống tập chung thành từng cụm lớn nên có sự gắn kết rất chặt chẽ với nhau đã thể hiện được tính đoàn kết chung sức chung lòng xây dựng quê hương của người dân

nơi đây

Xuân La cũng là nơi sinh sống của nhiều dòng họ như: Vũ, Lê, Đặng, Chu, Đào, Nguyễn, Phạm, Vương và họ Kiều Trong đó 2 dòng họ được coi là lâu đời nhất Họ Đặng và họ Nguyễn Và tất cả những dòng họ trong thôn đều

có tổ chức ngày giỗ của họ mình:

Họ Nguyễn ngày giỗ họ là ngày 16 tháng 6 (âm lịch)

Họ Đặng ngày giỗ họ là ngày 15 tháng 4 (âm lịch)

Họ Vũ ngày giỗ họ là ngày 5 tháng 5 (âm lịch)

Họ Chu ngày giỗ họ là ngày 14 tháng 7 (âm lịch)

Thông qua ngày giỗ họ này họ mong muốn giáo dục con cháu của mình luôn tưởng nhớ đến công ơn của tổ tiên ông bà đã phấn đấu học tập lao động

Xuân La cũng như bao làng quê khác ở Việt Nam đều là có nền văn minh lúa nước có lịch sử hàng ngàn năm trước Nghề chính của người dân

Trang 20

Xuân La là trồng lúa với cây hoa màu để cung cấp lương thực, thực phẩm cho chính đời sống của người dân nơi đây Ngoài nghề chính là trồng lúa nước làng Xuân La còn có nghề phụ như: may màn, chạm khắc gỗ…Và đặc biệt có nghề truyền thống mang đậm nét màu sắc văn hóa dân gian của người xưa để lại đó là nghề nặn “chim cò” nay được gọi là nghề nặn Tò he Tò he đã được

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đánh giá cao là một nghề cổ truyền độc đáo trong nước mà nay chỉ còn duy có ở Xuân La

Nằm ở vùng đồng bằng chiêm trũng, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, giao thông hạn chế, trình độ văn hóa chưa cao nhưng nhờ sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước từ năm

1992 với chính sách khôi phục các làng nghề truyền thống nên kinh tế của Xuân La đã có sự khởi sắc và ngày càng phát triển Các nghề phụ xưa nay thì cũng đã trở thành nghề lao động mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây Theo chỉ thị của xã Phượng Dực thì thôn sẽ phấn đấu đạt 55% cho các hoạt động thủ công nghiệp dịch vụ và thương mại, giảm xuống còn 45% hoạt động sản xuất nông nghiệp Năm 2015 toàn xã thu nhập bình quân tính chung toàn xã là 950000đ/người/ năm Đây là con số rất đáng mừng đối với vùng đất nông thôn còn nhiều khó khăn này Hy vọng Xuân La sẽ vẫn tiếp tục bước nhưng bước tiến mới trong tương lai

1.2.3 Di tích lịch sử ở Xuân La

Xuân La quả thực là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa bởi nơi đây còn những dấu tích của nền văn hóa lâu đời của hình ảnh của mái đình bến nước cây đa, ngôi chùa cổ kính, miếu thờ linh thiêng và đặc biệt là những ngày hội làng náo nức đông vui thì nền văn hóa đó lại bộc lộ một cách sâu sắc

hơn

* Đình Xuân La

Trang 21

Từ khi rời Phượng Vũ xuống lập ấp, khai canh, địa bàn Xuân La đồng trắng nước trong, đời sống nhân dân rất cơ cực, nhưng không vì thế mà người Xuân La quên đi những nét đẹp văn hóa truyền thống Theo các cụ cao tuổi được biết thì lúc đầu đình làng được xây dựng bằng tranh tre, nứa lá

và chỉ có một gian đại bái ở cuối làng mà này còn lại một địa danh mang tên:

“nền đinh” Năm 1938 do đời sống của nhân dân khá lên và trong làng xuất hiện một số hiền tài đã góp của xây dựng lại đình Cũng như hầu hết các ngôi đình xây dựng vào đầu thế kỷ XIX Thời kỳ nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng Việt Nam còn đang tiếp nối các giai đoạn trước Trong tâm thức cuả người Xuân La ngôi đình thực sự của họ rất đẹp Đình gồm 3 đại bái, 1 gian hậu cung với cấu trúc hình “chuôi vồ” thờ “Tản Viên Sơn Thánh” Toàn bộ kèo được làm bằng gỗ lim, được chạm khắc theo những đề tài tứ linh, tứ quý tinh xảo bằng tay khối óc của những người thợ Xuân La Nhưng đến năm 1950 đình đã bị giặc pháp đốt, các sắc phong bị đốt cháy hết, đến năm 1997 dân làng dựng lại đình nhưng dời vị trí về phía đầu làng Đình được xây dựng bằng gạch và vôi vữa nhưng vẫn theo cấu trúc ngôi đình cũ Trong đình vẫn giữ lại ngai thờ xưa và bộ bát biểu, riêng hoàng phi câu đối hương án đều làm mới và lấy nguyên mẫu từ đền Và (Ba Vì –Hà Nội)

* Chùa Xuân La (chùa Linh Quy)

Ngôi chùa có vị trí ở cuối làng có tên là: “Linh Quy Tự” (chùa Linh Quy) Chùa được xây dựng vào đúng với kiến trúc của ngôi chùa Việt Chùa theo mặt bằng nguyên kiến trúc, theo kết câu chữ công Mặt trước của chùa có những ao lớn - đây là một biểu tượng theo lối phương Đông Trước chùa có tiền đường và thượng điện, phía sau là nhà hậu để thờ thổ chùa, thờ mẫu, thờ những người có công với chùa Hai bên tả hữu là nhà khách, nhà của các tăng

ni và nhà bếp

Trang 22

Năm 1950 chùa cũng bị đốt cùng với đình đến hư hỏng rất nặng nhưng sau đó người dân xây dựng lại rất khang trang Hiện nay trong chùa còn bài trí rất nhiều pho tượng, các đồ thờ, một quả chuông đồng có ghi “kim Quy tự chung” cùng các câu đối trên đó

*Hội làng Xuân La

Ở Xuân La, hội lớn nhất trong năm là hội đình được tổ chức từ ngày

15 đến ngày 18 tháng giêng âm lịch Các cụ cao tuổi kể lại rằng: Trước khi đình bị tàn phá quy mô của hội rất to Ngoài việc tổ chức tế rước, chơi các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, đập niêu, cờ, đấu vật…Trong ký ức cũ của người Xuân La thì hội làng vô cùng náo nhiệt, từ già đến trẻ ai cũng náo nức chờ đón Mỗi dịp hội làng là mỗi dịp người dân tạp gác những lo toan công việc hàng ngày để sống trong niềm vui bình dị Và dĩ nhiên, ngày hội làng của Xuân La không thể thiếu những chú Tò he Quê hương đã sản sinh ra một thứ

đồ chơi truyền thống gắn liền với các lễ hội Mỗi dịp hội làng là mỗi dịp các người trong làng thi tài với nhau xem ai nặn đẹp hơn rồi khi chia tay ai cũng

hả hê vui thích hẹn nhau hội năm sau lại thi tài với nhau Sau khi đình làng bị giặc đốt cháy lễ hội đã ngừng hẳn và cho đến năm 1999 nhân dịp khánh thành ngôi đình mới cho xây dựng lại làng mới tiếp tục tổ chức lễ hội Theo ý kiến của các chính quyền địa phương và các đoàn thể thì do nguồn kinh phí hạn hẹn nên làng cứ 3 năm tổ chức một lần, 2017 là năm Xuân La mở hội lớn với nhất nhiều phần thi trong phần hội như kéo co, đấu vật, bịt mắt bắt dê, đu quay và đặc biệt là hội thi nặn Tò he của các nghệ nhân trong làng để tìm ra người nặn những con Tò he đẹp và hấp dẫn du khách

1.2.4 Đời sống văn hóa người dân Xuân La

Ngoài sự phong phú về đời sống văn hóa, mảnh đất Xuân La còn đa dạng bởi sự đóng góp của các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống đã tạo ra những nét văn hóa truyền thống đậm chất dân tộc Đặc biệt người dân

Trang 23

Xuân La còn tạo ra những làn điệu, câu hát dân ca góp phần tô đẹp cho truyền thống văn hóa của con người nơi đây Những làn điệu lời ca đã nuôi dưỡng tâm hồn bao người con trên mảnh đất nghèo vật chất mà giàu văn hóa này Với lịch sử hình thành vốn xuất phát từ những người dân lao động thủ công quen với việc sử dụng đôi bàn tay và khối ốc để sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo tinh tế phục vụ cho mọi người nên việc học hành ở đây không được chú trọng nhưng mấy năm đây do thay đổi tư duy và định hướng nghề của mình có giá trị kinh tế thấp nên việc học hành được chú tâm nhiều hơn tỉ lệ đỗ đại học chiếm 10% đến 12% Để phát huy truyền thống cách mạng, nếp sống của làng và dựa trên cơ sở pháp luật của nhà Nước ban hành Nguyện vọng của người dân nơi đây là giữ gìn được truyền thống văn hóa của làng xây dựng quê hương mình ngày càng giàu đẹp mà vẫn giữ bản sắc văn hóa Vì vậy người dân Xuân La đã xây dựng bản quy ước của làng, đồng tâm nhất trí phấn đấu đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nếp sống mới, phát huy truyền thống yêu quê hương, tôn trọng kỷ cương pháp luật, bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội

Bản quy ước của làng gồm 5 chương với 17 điều có nội dung chính như sau:

Những quy định chung

Chương I: Nếp sống trong gia đình và ngoài xã hội

Chương II: Nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, mừng thợ, mừng sinh nhật, lễ hội, bài trừ mê tín dị đoan

Chương III: Bảo vệ phát triển sản xuất, bảo vệ các công trình công cộng, bảo vệ môi trường giữ gìn cảnh quan làng xóm

Chương IV: Bảo vệ an ninh trật tự giữ gìn kỷ cương làng xóm

Chương V: Tổ chức thực hiện khen thưởng kỷ luật

Trang 24

Kết luận chương 1: Làng nghề là mô hình sản xuất truyền thống, gắn

với lịch sử phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam Xuân La cũng là một làng nghề sản xuất truyền thống của nước ta, đó là nghề Tò he mà chỉ còn duy nhất nơi đây hình thành một làng nghề Xuân La quả thực là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa bởi nơi đây còn những dấu tích của nền văn hóa lâu đời của hình ảnh của mái đình bến nước cây đa, ngôi chùa cổ kính, miếu thờ linh thiêng và đặc biệt là những ngày hội làng náo nức đông vui thì nền

văn hóa đó lại bộc lộ một cách sâu sắc hơn

Trang 25

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TÒ HE Ở XUÂN LA

(PHÚ XUYÊN – HÀ NỘI) 2.1 Lịch sử nghề và tổ nghề

Đến với Xuân La từ người già cho đến trẻ nhỏ không ai là không thuộc

câu đồng dao:

“Tò he cụ bán mấy đồng?

Con mua một chiếc cho chồng con chơi

Chồng con đánh hỏng thì thui Con mua chiếc khác con chơi một mình”

Xưa kia Tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: ăn chơi, cũng lễ, thú vui… Cái tên “Tò he” cũng tồn tại trong dân gian khá lâu và người làm nghề

có ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (Phượng Dực - Phú Xuyên - Hà Nội) Theo các cụ trong làng kể lại thì nghề nặn Tò he có lịch sử trên 300 năm tuổi Nhưng đến nay chưa có thông tin chính xác về cái nghề Tò

he này có từ bao giờ? và cũng lạ thật chẳng phải nghề bí truyền nhưng suốt hơn 300 năm qua duy chỉ có người làng Xuân La mới biết làm và tinh thục được thứ đồ chơi gọi là Tò he này Nghề truyền nghề, đời nối đời người đàn ông Xuân La thường gắn với việc nặn Tò he từ lúc còn nhỏ đến lúc ngã tóc xuống

Nghề nặn Tò he khởi đầu bằng đất sét, rơm rạ Cổ nghệ nhân Nguyễn

Văn Phiên người có công lớn trong việc giữ gìn lưu truyền nghề kể lại: ngày

xưa Xuân La nghèo lắm Đến tết trung thu, trẻ con không có quà để chơi Ông cha ta mới nghĩ ra cách lấy đất sét nặn những con giống, lấy rơm rạ nung nồi lấy gạch non phết màu rồi phơi khô mang cho trẻ em chơi Sau đó một thời gian người ta chuyển sang dung bột gạo để nặn Tò he, trẻ chơi xong là có thể

ăn con giống Thời trước, khi mà đời sống nhân dân Xuân La còn nghèo, đồ

Trang 26

chơi cho trẻ chưa có nhiều, người lớn hay mua Tò he cho trẻ con vừa để làm

đồ chơi vừa để làm một thứ quà bánh sau những phiên chợ quê Người làm

Tò he cũng thường làm trước từ nhà gánh đến chợ bán nhưng vì đông trẻ con chúng tranh cướp hết thành rẫu đó người ta không làm sẵn từ nhà nữa mà đến địa điểm bán mới vừa làm vừa bán tránh vừa bị mất và phục vụ theo yêu cầu của khách

Ban đầu người ta gọi Tò he là đồ chơi chim cò bởi chúng có hình dạng của các con vật quen thuộc với đời sống của người nông dân như gà, cá, lợn, trâu… Nhưng về sau sản phẩm này thường gắn với một chiếc kèn ống sây đầu kèn có dính kẹo mạch nha, nguyên liệu làm bằng bột gạo hấp chín, màu sắc tươi rói và có nhiều chủng loại Kèn có thể phát hiện ra bằng một thứ âm thanh hấp dẫn, khi thổi lên có tiếng kêu ngắt quãng: Tò…te ….tò te…Và vì thế người ta gọi nó là Tò te sau đó nói cho thuận miệng là Tò he và nhân bàn

về cái Tò he này thì cũng có một câu chuyện được các cụ truyền tụng lý giải

về cổ tích nghề Tò he ở Xuân La như sau: Xưa trong làng Xuân La có một bà

cụ đem thúng chim cò đi bán, có đôi vợ chồng còn rất trẻ đến mua Lấy niềm vui niềm vui của anh chồng cô vợ mới hắng giọng hát:

Tò he cụ bán mấy đồng?

Con mua một chiếc cho chồng con chơi…?

Rõ ràng phảng phất trong câu chuyện là hình ảnh tảo hôn trong quả vàng, trong cái nếp của người xưa và từ đấy người tứ xứ gọi con gà trống là

Tò he Tò he có nghĩa là gì thì chẳng ai luận ra nối chỉ có câu chuyện kia thay cho lời giải thích được dẫn ra nôn na là như vậy Nhưng gì thì gì với người Xuân La nói riêng và người Việt Nam nói chung thì Tò he vẫn là Tò he đơn giản như chính những sản phẩm của nghề được làm từ những đôi bàn thay khéo léo

Trang 27

Nghề nặn Tò he có nguồn gốc lâu đời nhưng do tư liệu chép để trong đình chùa cùng các sắc trong gia phả đã bị giặc Pháp đốt cháy nên hiện nay chưa tìm ra được ông tổ nghề Khi tiếp xúc với những nghệ nhân cao niên trong làng và các cán bộ địa phương Xuân La là những con cháu bao đời của các dòng họ lớn ở đây Chúng tôi đã được nghe những truyền thuyết khác nhau phỏng đoán về cụ tổ nghề nặn Tò he

* Truyền thuyết 1:

Tương truyền là có một người vi tinh ý lại khéo tay đã học lỏm được nghề nặn Tò he này từ một người Trung Quốc có tên là Tắc Từ Người này đã mang nghề về làng đã chỉ dậy cho con cháu trong làng để kiếm kế sinh nhai Như vậy với ý kiến về truyền thuyết này thì không những đã chỉ ra được cụ tổ nghề là ai mà còn chỉ ra mà còn chỉ ra được nguồn gốc của nghề là từ Trung Quốc sang Mặc dù vậy đây chỉ là một ý kiến dựa trên truyền thuyết kể lại mà chưa có gì chứng minh một cách chính xác và khoa học Do vậy nó chỉ mang tính chất tham khảo (trưởng thôn Nguyễn Văn Tưởng đã kể lại)

* Truyền thuyết 2:

Những giả thuyết suy đoán ông tổ nghề là người dòng họ Đặng nhưng chưa rõ là ai Vì: Thủy thổ dòng họ đặng ở Xuân La được coi là người lập ấp khai canh Phần mộ của cụ được an tán ở đất “vai rùa” của làng Đồng thời đó

là người có chức tước trong làng có học hành lại có khả năng cầm kỳ thi họa

Do đó có thể tiếp thu nghề một cách nhanh chóng rồi mang về làng dạy cho người khác với mục đích ban đầu chưa phải là vì kinh tế

Cũng theo những giới thiệu trên cùng với những thứ đang tồn tại trong đời sống cộng đồng ở làng hôm nay thì hậu duệ của cụ tổ nghề đã tới đời thứ

8 thứ 9 Như vậy chứng tỏ Tò he đã có từ rất sớm hơn nữa trong làng có rất nhiều dòng họ: Đặng, Nguyễn, Vũ…mà họ nào cũng biết nặn Tò he Vì thế chức danh ông tổ nghề được phong cho dòng họ nào cũng rất xứng đáng

Trang 28

Đến nay việc xác định nguồn gốc của nghề và ông tổ nghề nặn Tò he ở Xuân La quả thực là một điều hết sức khó khăn khi mà hầu hết những ý kiến đưa ra đều không có bằng chứng thuyết phục Những băn khoăn xoay quanh

về nghề nặn Tò he có nguồn gốc từ đâu? Là sản phẩm từ đôi bàn tay khéo léo

và óc sáng tạo của ông cha chúng ta hay nó được du nhập từ Trung quốc sang? (vì Trung Quốc cũng có sản phẩm Tò he giống với ta) Đây là những câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp chính xác và khoa học Có những ý kiến trái ngược xoay quanh vấn đề này nhưng có thể quy về 2 hướng sau:

+ Một số người cho rằng: Đất nước ta trải qua một thời gian dài suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc Mọi thứ đều có thế xảy ra rất có thể chúng ta đã tiếp thu và tiếp biến nền văn hóa Trung Hoa bản địa thành nền văn hóa với bản sắc riêng của chúng ta Do đó có rất nhiều khả năng Tò he cũng là một sự tiếp thu và tiếp biến từ văn hóa của Trung Hoa

+ Họ cho rằng Tò he là của ông cha chúng ta tự nghĩ ra chứ không phải

từ Trung Quốc mang sang Mặc dù sản phẩm của chúng ra không đẹp, không chau chuốt tỉ mẩn như của họ nhưng sản phẩm của chúng ta mang đạm nét truyền thống bản sắc riêng của người Việt Nam Nếu như sản phẩm của Trung Quốc thường thiên về hành ảnh đời sống con người, của giới thượng lưu như các hình ảnh về: Vua chúa, các mỹ nhân - rất tinh tế và đầy thẩm mỹ Còn sản phẩm của chúng ta lại khởi đầu bằng những con vật dân dã nơi thôn quê như con gà con lợn, con chim, nó mang vẻ đẹp của sự ngộ nghĩnh, thơ ngây

Tò he tuy chưa tìm ra được tổ nghề nhưng những giá trị mà Tò he đem lại cho chúng ta vô cùng lớn, nó khơi gợi những ký ức trẻ thơ cho ai đã từng trải qua quãng thời gian trẻ thơ của mình

2.2 Nghề nặn Tò he ở Xuân La

2.2.1 Nguyên liệu và cách sơ chế

Trang 29

Để nặn được những con Tò he nhỏ bé ngộ nghĩnh với những màu sắc rất rực rỡ, chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản gần gũi với cuộc sống của chính người dân thôn quê Đó chính là những sản phẩm nông nghiệp do chính bàn tay họ làm ra

Công việc sơ chế nguyên liệu trải qua 2 giai đoạn chính là:

Mùa đông: do thời tiết hanh khô phải tăng độ dẻo cho bột nên một lượng vừa

đủ để tránh bị nhanh khô bột Khi nặn bột sẽ cứng và rất khó nặn

Mùa hè: thời tiết ấm hơn nên phải rút độ dẻo của bột một lượng vừa đủ (giảm

số phần của gạo nếp) để tránh cho bột khỏi bị nhão Khi nặn bột sẽ rất dính tay nên rất khó nặn

*Tiêu chuẩn bột gạo

Gạo nếp được chọn để làm bột nặn phải là thứ gạo nếp dẻo mà trắng, tròn mà thơm Gạo được nhặt sạch sạn, thóc Sau đó đem nghiềm mịn đến độ

vê trên tay mà không có cảm giác dính, đó là tiêu chuẩn bột gạo tốt nhất

* Các bước làm bột nặn

Bước 1: Nhào bột sống

Đen bột nhào với nước lã cho đến khi bột nhuyễn quyện dính vào nhau,

vê thành từng miếng bằng nắm tay Miếng bột không được giày quá, cũng không được mỏng quá, nếu dày quá luộc bột sẽ lâu chín và có thể ở giữa chưa chín được bên ngoài miếng bột bị ngâm nước sẽ lâu sẽ bị nát ra, còn nếu

Trang 30

mỏng quá bị thấm nhiều nước bột sẽ rất dễ nhão Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của bột nặn

Bước 2: Luộc bột

Đun nước sôi lên rồi thả những miếng bột đó vào luộc cho chín Khi nước sôi thì phải đun nhỏ lửa chừng 7 đến 10 phút để lấy độ dẻo cho bột nặn nhưng cũng không nên để quá lâu nếu không bột sẽ bị nhão

Bước 3: Thấu bột

Sau khi bột luộc đã chín, vớt những miễng bột đó ra thâu nhanh tay cho bột quyện và dẻo Chú ý phải thật đều và nhanh tay để bột không bị nhão Đây là công đoạn làm khẩn trương vì bột đang nóng và cũng cần phải có kinh nghiệm để tránh bị lõi bột hay còn bị “mắt cá” nếu bột bị “mắt cá” là coi như

đã bị hỏng và không dùng được nữa Sau đó mới nắm thành từng vắt tròn to nhỏ khác nhau để đấu màu (nhuộm màu cho bột nặn)

* Tiêu chuẩn của bột nặn

Tiêu chuẩn tốt của bột nặn là nó phải đạt được độ dẻo dai, không cứng cũng không nhão Người ta có thể vê nó thành những sợ nhỏ như que tăm, dài khoảng 5 -7 cm mà không bị đứt và hơi có tính đàn hồi Để chống bột bị lên

da ở mặt ngoài thỉnh thoảng ta phải đảo bột Bột dùng ngày nào hết ngày ấy tránh lưu cữu nhiều ngày nếu không bột sẽ lên men mất đi độ dẻo cũng như

độ mượt mà cho sản phẩm Hiện nay người ta có thể pha chế thêm bột hóa chất để chống mốc như ôxít đồng hay phèn chua, bột đá để làm tăng tuổi thọ cho sản phẩm

Có một số nghệ nhân vẫn dùng kỹ thuật tạo tác Tò he để thử nghiệm trên một số chất liệu mới như: giấy dó trộn vôi hay bột đao Các chất liệu mới này so với bột nặn màu Tò he truyền thống có phần bền chắc hơn nhưng ngược lại sản phẩm lại kém sinh động, mất đi cái hồn ở trong đó

*Giai đoạn 2: Nhuộm màu cho bột nặn (đất màu)

Trang 31

Nguyên liệu đề tạo màu xưa kia cũng không có gì đặc biệt Đó là những thứ cây cỏ củ quả vốn rất quen thuộc với đời sống của người dân làng Xuân La

Màu vàng lấy từ củ nghệ hoặc hoa hòe

Màu đỏ lấy từ quả gấc, hoa hiên, quả dành dành, gạch non, thân cây gỗ vàng,

đá chu sa…

Màu xanh lấy từ lá chàm tươi, lá giềng…

Màu đen lấy từ cây nhọ nồi, tro của lá tre hay rơm rạ, mực tàu…

+Cách chiết xuất màu tự nhiên

Màu vàng:

- Hoa hòe: hoa hòe được rang lên sau đó đem giã nhỏ rồi nấu cho đến

kỹ đến độ nước trong, bã hoa lẵng xuống Đem ra lọc bằng lưới lọc được nước đó đun cô lại cho màu đặc thêm

- Nghệ: củ nghệ tươi đã già đem rửa sạch giã nhỏ rồi lọc lấy nước cốt (nếu loãng có thể đun nóng cho đặc hơn)

Màu đỏ:

- Gấc chín: khoét lấy lớp thịt đỏ, bỏ hạt, cho nuột chút nước nghiền lớp thịt đỏ với nước cho ra màu Sau đó đem lọc bỏ bã thịt lấy lớp nước màu Bắc lên bếp đun nhỏ lửa cho màu đặc đến độ thì được

- Thân cây gỗ vàng: đem chẻ nhỏ, cho nước vào đun kỹ đến lúc màu ở

gỗ thôi hết ra, đem nước đó đem lọc bỏ bã thịt lấy lớp nước màu đặc hơn Màu xanh:

- Lấy lá chàm tươi hoặc lá giềng xanh đem giã nhỏ đun sôi, ngâm kỹ lấy màu dùng Cũng phải lọc kỹ lấy nước cô lại cho đặc đến độ cần thiết thì thui

Màu đen:

Trang 32

- Cây nhọ nồi: cũng đem giã nhỏ cho nước vào đun sôi ngâm kỹ Sau

đó lọc bỏ bã, lấy nước đó cô lại cho đặc hơn là dùng được

- Tro của rơm rạ: thường lấy từ rơm nếp vì nó đen và mượt hơn rơm tẻ,

có thể lấy lá tre đốt thay rơm, đốt xong lấy vồ nện nhó cho vào cối đá giã thật nhỏ rồi đổ nước ngâm cho thật mượt sau đó mới đem ra lọc lấy nước

Tất cả những màu trên sau khi chiết suốt, họ pha với một bột rồi cho lên bếp quẩy từ từ cho chín tới Vừa để diệt khuẩn lại vừa giữ được độ bền cho màu Chính vì thế trẻ con có thể ăn được mà không sợ bị đau bụng hay ngộ độc

Ngày xưa vốn là như vậy hiện nay thì mọi người dùng phầm màu đơn giản hơn rất nhiều Thay vì giã bột nhỏ người ta có thể dùng máy xay cho nhuyễn, thay vì nhiều công đoạn làm bột rờm rà như: đồ bột cho chín, đổ ra thấu nhanh tay rồi đem đi nhào màu rồi lại cẩn thận cho vào nồi hấp cách thủy một lần nữa mới hoàn thành công đoạn làm bột nặn Nhưng hiện nay thì rút ngắn đi người ta chỉ luộc bột cho chín, đem ra thấu tay rồi nhuộm màu cho bột là có thể đem đi nặn sản phẩm rồi Còn về màu thay vì dùng những màu

có nguồn gốc tự nhiên thì nay người ta dùng các loại màu công nghiệp cho tiện Màu sắc thay đổi rất là nhiều có rất nhiều màu rất là phong phú

Có 5 màu cơ bản: vàng, xanh, đỏ, trắng, đen Ta có thể phối thành nhiều màu khác nhau để tạo nên đa dạng hóa các chủng loại màu sắc

Màu lá cây: Bột màu vàng + bột màu xanh chàm

Màu hồng nhung: bột màu đỏ + bột màu vàng

Màu da cam: bột màu vàng + 1 ít màu đỏ

Màu hồng: bột màu trắng + 1 ít bột màu đỏ

Màu da tay: bột trắng + 1 ít bột màu hồng

Màu nâu: bột đen + bột đỏ hồng nhung

Hoặc gồm cả 6 màu: Vàng, đỏ, xanh, trắng, đen và tím

Ngày đăng: 07/09/2017, 10:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Văn Vượng: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. NXB Văn hóa - thông tin (2007) Khác
2. Bùi Văn Vượng: Tinh hoa nghề nghiệp ông cha. NXB - VH (1997) Khác
3. Dương Bá Phượng: Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, NXB KHXH HN (2001) Khác
4. Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời. NXB Văn Sử Địa, Hà Nội (1958) Khác
5. Đỗ Văn Vinh: Sổ tay địa danh Việt Nam. NXB Lao động Hà Nội (1996) Khác
6. Huỳnh Đức Thiện: Tìm hiểu về làng nghề và vai trò của làng nghề Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Khác
7. Tô Ngọc Thanh: Làng nghề truyền thống và những vấn đề cấp bách đặt ra. Tạp chí VHNT số 1-1996 Khác
8. Trần Hoàn: Nghề thủ công mỹ nghệ là tinh hoa, tâm hồn, trí tuệ và nhân văn dân tộc. Tạp chí VHNT số 1 - 1996 Khác
9. Trần Minh Yến: Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Khác
10. Trần Quốc Vượng: Đôi lời về nghề thủ công Việt Nam - Hà Nội 1996 Khác
11. Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo: Làng nghề, phố nghề Thăng Long Hà Nội. Trung tâm triển lãm VHNT, Hà Nội (2000) Khác
12. Trần Quốc Vượng: Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề - NXB Dân tộc, Hà Nội Khác
13. Trần Quốc Vượng: Việc nghiên cứu phục hồi - phát triển hội các ngành nghề truyền thống Việt Nam - tạp chí VHNT số 4 - 1995 Khác
14. Vũ Từ Trang: Nghề cổ nước Việt. NXB – VHDT (2001) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w