1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thực trạng mắc bệnh và hiểu biết, thực hành phòng bệnh thuỷ đậu cho trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

66 665 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 636,55 KB

Nội dung

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh thuỷ đậu theo tiền sử mắc bệnh của mẹ Biểu đồ 6.. - Số liệu về các yếu tố liên quan: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

*********

NGUYỄN THỊ HÀ

THỰC TRẠNG MẮC BỆNH VÀ HIỂU BIẾT, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH THUỶ ĐẬU CHO TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ TRUNG MẦU, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em

Người hướng dẫn khoa học

TS Trần Thị Phương Liên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khoá luận này, trước tiên, cho em xin gửi tới TS Trần Thị Phương Liên lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất Cảm ơn cô đã hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình em trong suốt quá trình làm khoá luận

Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục mầm non – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận

Em xin cảm ơn bác Vũ Thị Oanh – Trạm trưởng Trạm y tế xã Trung Mầu, cảm ơn Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã Trung Mầu và nhân dân trong xã

đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài

Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành khoá luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

Nguyễn Thị Hà

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khoá luận này là thành quả của riêng tôi Các số liệu trong khoá luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Người thực hiện

Nguyễn Thị Hà

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Bệnh thuỷ đậu 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Nguyên nhân 4

1.1.3 Đường lây và nguồn bệnh 4

1.1.4 Sức thụ bệnh 5

1.1.5 Biểu hiện 5

1.1.6 Biến chứng 6

1.1.7 Các biện pháp phòng và điều trị 8

1.2 Một số nghiên cứu về bệnh thuỷ đậu và các yếu tố liên quan 9

1.3 Tình hình mắc bệnh thuỷ đậu trên thế giới và trong nước 10

1.3.1 Tình hình mắc bệnh thuỷ đậu trên thế giới 10

1.3.2 Tình hình mắc bệnh thuỷ đậu ở Việt Nam 10

1.4 Vài nét về xã Trung Mầu 11

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Đối tượng, khách thể, phạm vi, thời gian nghiên cứu 14

2.2 Phương pháp nghiên cứu 14

2.2.1 Chọn mẫu 14

Trang 5

2.2.2 Các bước tiến hành 14

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 15

2.2.4 Phương pháp xử lí số liệu 15

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16

3.1 Tình hình mắc bệnh thuỷ đậu ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Trung Mầu 16

3.2 Hiểu biết của bà mẹ về bệnh thuỷ đậu 22

3.3 Bàn luận 28

3.3.1 Tình hình mắc bệnh của trẻ dưới 5 tuổi tại xã Trung Mầu 28

3.3.2 Hiểu biết của bà mẹ về bệnh thuỷ đậu 31

KẾT LUẬN 35

KIẾN NGHỊ 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Số ca mắc thuỷ đậu năm 2014, 2015

Bảng 2 Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh thuỷ đậu

Bảng 3 Phân bố trẻ mắc thuỷ đậu theo nhóm tuổi

Bảng 4 Phân bố trẻ mắc bệnh thuỷ đậu theo mùa

Bảng 5 Phân bố trẻ mắc bệnh theo tiền sử tiêm chủng thuỷ đậu

Bảng 6 Phân bố trẻ mắc thuỷ đậu theo tiền sử mắc thuỷ đậu của mẹ

Bảng 7 Phân bố trẻ mắc bệnh theo tiền sử tiêm chủng của mẹ

Bảng 8 Hiểu biết của bà mẹ về đường lây của bệnh thuỷ đậu

Bảng 9 Hiểu biết của bà mẹ về biểu hiện của bệnh thuỷ đậu

Bảng 10 Hiểu biết của bà mẹ về độ tuổi dễ mắc bệnh thuỷ đậu

Bảng 11 Hiểu biết của bà mẹ về các biến chứng của bệnh thuỷ đậu

Bảng 12 Thái độ của bà mẹ đối với những việc cần làm khi phát hiện bệnh

Bảng 15 Hiểu biết của bà mẹ về cách sử dụng thuốc khi bị thuỷ đậu

Bảng 16 Hiểu biết của bà mẹ về tiêm phòng thuỷ đậu

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc thuỷ đậu

Biểu đồ 2 Tỉ lệ trẻ mắc thuỷ đậu theo nhóm tuổi

Biểu đồ 3 Tỉ lệ trẻ mắc bệnh theo mùa

Biểu đồ 4 Tỉ lệ trẻ mắc bệnh theo tiền sử tiêm chủng thuỷ đậu

Biểu đồ 5 Tỉ lệ trẻ mắc bệnh thuỷ đậu theo tiền sử mắc bệnh của mẹ Biểu đồ 6 Tỉ lệ trẻ mắc bệnh theo tiền sử tiêm chủng của mẹ

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sức khoẻ là vốn quý giá nhất của con người; có sức khoẻ, chúng ta có thể làm tất cả mọi việc Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định vai trò to lớn của sức khoẻ : “…việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe” Tuy nhiên, hiện nay, sức khoẻ con người đã và đang bị đe doạ với nhiều mối lo đáng e ngại như vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển của các dịch bệnh ngày càng nguy hiểm Chính vì vậy, việc bảo vệ sức khoẻ con người đang được nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức và cộng đồng hết sức quan tâm, nhất là việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ

em – những mầm non tương lai của đất nước Đây cũng chính là nhiệm vụhàng đầu trong giáo dục mầm non

Để thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ thì các nhà giáo dục, đặc biệt là những giáo viên mầm non cũng như cha

mẹ trẻ cần nắm được đặc điểm phát triển sinh lý, đặc điểm bệnh lý của trẻtheo từng giai đoạn lứa tuổi; có những hiểu biết, cách phòng và điều trị những bệnh thường gặp ở trẻ, từ đó, đảm bảo sức khoẻ cho trẻ, tạo điều kiện để trẻphát triển một cách tốt nhất

Ngày nay, bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nguy hiểm nhất, có nhiều diễn biến bất thường Bệnh truyền nhiễm đa số là những bệnh thường gặp ởtất cả các nước trên thế giới Tuỳ từng vùng địa lý, khí hậu, tuỳ trình độ dân trí và điều kiện sống ở mỗi vùng mà tỉ lệ bệnh và cơ cấu bệnh tật khác nhau Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền sang nhiều người xung quanh hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các môi giới trung gian (nước, thức ăn, vật dụng, con trùng…), vì thế, các bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan thành dịch, thậm chí

Trang 9

là đại dịch Đó là lí do tại sao số lượng bệnh nhân truyền nhiễm rất đông và sốlượng tử vong cũng lớn [4].

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như: sởi, cúm, thuỷ đậu, tay chân miệng… Trong đó, thuỷ đậu là căn bệnh thường gặp và có tỉ lệ mắc cao ở trẻ em, 90% bệnh nhân là trẻ em 1 – 14 tuổi, trẻ em dưới 1 tuổi và người lớn trên 19 tuổi chỉ dưới 3% số bệnh nhân [3], lứa tuổi

dễ mắc bệnh chủ yếu là trẻ em từ 6 tháng đến 7 tuổi [4] Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những nơi dân cư đông đúc như nhà trẻ, trường học, khu tập thể…[3] Trước khi có vacxin tiêm phòng thuỷ đậu, tại Mỹ có khoảng

4 triệu người mắc bệnh mỗi năm, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Tại Maori và đảo Thái Bình Dương, tỉ lệ trẻ mắc bệnh lên tới 74% trường hợp nhập viện [19] Ở nước ta, theo các chuyên gia y tế, tỉ lệ người mắc thuỷ đậu luôn ở mức cao, trong khoảng 25.000 đến 40.000 trường hợp

mà chủ yếu là trẻ em [19] Năm 2015, bệnh thuỷ đậu nằm trong danh sách 5 bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ người mắc cao nhất ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam [10], [11], [13] Bệnh tuy lành tính nhưng rất dễ lây lan thành dịch, thường xảy ra vào cuối đông, đầu xuân, cao điểm là vào các tháng 3 – 5 [3] Nếu không được chăm sóc, chữa trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng như: bội nhiễm nốt đậu, viêm phổi, viêm thận, viêm niêm mạc miệng… nặng nhất là viêm não với các di chứng là rối loạn tiền đình, liệt, mù, đần độn… [4]

Trung Mầu là một xã nhỏ, thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, nằm cách xa trung tâm, trình độ dân trí ngày một được nâng cao, xong vẫn còn thấp và không đồng đều Xã có 6 thôn với mật độ dân số cao, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trong nhân dân vẫn còn tồn tại các quan niệm chữa bệnh dân gian không phù hợp với khoa học Do đó, việc

Trang 10

chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ còn nhiều hạn chế cũng như công tác phòng và điều trị bệnh trên địa bàn xã.

Với lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng mắc bệnh

và hiểu biết, thực hành phòng bệnh thuỷ đậu cho trẻ em dưới 5 tuổi tại

xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu tình hình mắc bệnh thuỷ đậu ở trẻ em dưới 5 tuổi và sự hiểu biết, thực hành phòng bệnh thuỷ đậu của phụ huynh cho trẻ em dưới 5 tuổi tại

xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Bệnh thuỷ đậu

1.1.1 Khái niệm

Bệnh thuỷ đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu gặp ở trẻ

em, dễ thành dịch, do virut thuỷ đậu gây ra Bệnh đặc trưng bằng sốt, nổi ban kiểu nốt đậu ở da và niêm mạc, ban mọc nhiều đợt cách nhau 3 – 4 ngày Bệnh được Richard Morton – một bác sĩ người Anh, thông báo lần đầu năm

1694 và được gọi là Chickenpox [3], [4], [18]

1.1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh thuỷ đậu là do một loại virut có kích thước lớn, có tên gọi là Varicella – Zostervirus (VZV) gây ra, thuộc họ Herpesvirus, được phân lập năm 1952 Virut này gây ra hai thể bệnh là thuỷ đậu và herpes zoster (bệnh Zona) [3], [4].Thuỷ đậu là sự đáp ứng miễn dịch tiên phát của ký chủ đối với virut, còn bệnh Zona là do sự tái hoạt động của virut đã tồn tại trong cơ thể ở dạng tiềm tàng (latent form) ở các hạch của thần kinh cảm giác [3], [22] Virut có axit nhân là ADN, kích thước khoảng 150 – 200 nm Ởngoài cơ thể, virut kém bền vững [4]

1.1.3 Đường lây và nguồn bệnh

- Đường lây chủ yếu là đường hô hấp qua những bọt nước có chứa virut bắn ra từ người bệnh khi bệnh nhân ho, hắt hơi; một số ít lây do tiếp xúc trực tiếp với nốt đậu [3], [4], [18] Bệnh có thể lây truyền từ người mẹ mang thai

bị bệnh sang cho con, đặc biệt người mang thai ở 3 tháng cuối mắc bệnh thì

có tỉ lệ lây sang cho con lên đến trên 80% [18]

- Nguồn bệnh là những bệnh nhân bị thuỷ đậu Thời gian lây bệnh bắt đầu 24 giờ trước khi có bóng nước và kéo dài cho đến khi các nốt đậu đóng mày (7 – 8 ngày) [3], [4], [22]

Trang 12

1.1.4 Sức thụ bệnh

Tất cả mọi người đều có thụ cảm với bệnh thuỷ đậu Lứa tuổi dễ mắc là trẻ em, nhất là trẻ 6 tháng đến 7 tuổi [4] Trong số các bệnh nhân mắc thuỷđậu có tới 90% bệnh nhân là trẻ em 1 – 14 tuổi, trẻ em dưới 1 tuổi và người lớn trên 19 tuổi chỉ chiếm dưới 3% [3] Tuy nhiên, ở các nước nhiệt đới tần suất bệnh ở người lớn thường cao hơn Phụ nữ mang thai và những người suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao về bệnh nặng và nhiều biến chứng [21] Bệnh thường gặp vào cuối đông, đầu xuân, cao điểm là các tháng 3, 4, 5 [3], [4]

Người sau khi mắc bệnh thuỷ đậu sẽ có miễn dịch suốt đời, chỉ có một

kỳ này thường kèm theo viêm họng, viêm suất tiết đường hô hấp trên Ở các bệnh nhân suy giảm miễm dịch thường sốt cao hơn và thời gian khởi phát kéo dài hơn

Trang 13

đợt khác, nên trên một vùng da ta có thể thấy các nốt đậu ở các độ tuổi khác nhau như dạng phát ban, dạng nốt đậu trong, dạng nốt đậu đục, dạng đóng mày.

Trong niêm mạc đôi khi cũng có phỏng như ở trong má, vòm họng, khi

vỡ thành những nốt loét nông, tròn hoặc bầu dục, làm chảy dãi hoặc nuốt đau

Khi phát ban, người bệnh có cảm giác ngứa nhẹ, bị sốt nhẹ hoặc không sốt Số lượng nốt đậu càng nhiều thì bệnh càng nặng

Những người suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc suy giảm miễn dịch kéo dài thường có bệnh cảnh nặng nề và kéo dài hơn Đa số có sốt cao, ho, đau bụng, đau cơ; nốt đậu thường mọc nhiều, kéo dài và ở dạng xuất huyết

Thời kỳ lui bệnh

Sau từ 4 – 6 ngày nốt thủy đậu tự khô, đóng vảy màu nâu sẫm, vảy bong ra sau một tuần Bệnh không để lại sẹo nhưng khi bị bội nhiễm sẽ để lại sẹo xấu

1.1.6 Biến chứng

1.1.6.1 Bội nhiễm

Tác nhân gây ra bội nhiễm là do liên cầu và tụ cầu vàng Biến chứng xảy ra do nốt đậu bị vỡ hoặc da bị trầy xước do người bệnh gãi Biến chứng này thường gây nên các hình thái lâm sàng chốc, nhọt, viêm mô tế bào Hoại

tử thuỷ đậu (varicella gangrenosa) do liên cầu nhóm A gây ra là một biến chứng rất nặng

1.1.6.2 Viêm phổi

Viêm phổi là biến chứng hiếm gặp ở trẻ em, thường gặp ở người lớn và người bị suy giảm miễn dịch chiếm tỉ lệ 20 – 30% Bệnh nhân bị biến chứng viêm phổi có biểu hiện sốt cao, khó thở, đau ngực, ho ra máu

Trang 14

1.1.6.3 Hội chứng Reye

Gặp ở trẻ uống Aspirin trong giai đoạn đậu mọc Ở giai đọan hồi phục hội chứng Reye xuất hiện triệu chứng nôn mửa, rối loạn cảm giác, kích thích hoặc hôn mê, co giật do phù não Bệnh nhân có thể xuất huyết nội tạng, xét nghiệm có tăng amoniac, tăng đường huyết và Transaminase máu

1.1.6.4 Viêm não

Viêm não là biến chứng nặng nhất của bệnh thuỷ đậu Khởi phát từngày thứ 3 đến ngày thứ 8 của bệnh, chậm nhất là ngày thứ 21 Biến chứng bắt đầu đột ngột, tự nhiên sốt cao lên, nhức đầu, nôn, li bì, nhiều khi co giật

và liệt Khám thấy hội chứng màng não (+), có dấu hiệu Babinski Dịch não tuỷ trong, áp lực hơi tăng, có protein và bạch cầu tăng, đa số là tế bào limpho

Tỉ lệ tử vong khoảng 5 – 25%, có 15% khỏi hoàn toàn không di chứng, nếu có

di chứng là rối loạn tiền đình, liệt, mù, đần độn…

Các biến chứng thần kinh khác có thể gặp là viêm màng não, áp – xe não hoặc tuỷ sống

1.1.6.5 Dị tật bẩm sinh

Phụ nữ đang mang thai bị thuỷ đậu sẽ rất nguy hiểm Trẻ em có mẹmắc thuỷ đậu vào 3 tháng cuối của thai kỳ khi sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh như sẹo da, teo cơ, bất thường ở mắt, co giật, chậm phát triển trí tuệ…

Bà mẹ phát bệnh 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sinh thì tỉ lệ tử vong ở trẻ

là 30%

1.1.6.6 Các biến chứng khác

Bệnh thuỷ đậu còn có một số biến chứng khác như viêm thận, viêm khớp tràn dịch, viêm cơ tim, viêm hạch limpho… [4]

Trang 15

1.1.7 Các biện pháp phòng và điều trị

Biện pháp phòng

- Tiêm vacxin phòng thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng trở lên [22], không tiêm vacxin cho phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm vacxin thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng

- Cách ly với người bệnh cho tới khi nốt đậu đóng mày Bệnh thuỷ đậu rất khó phòng ngừa vì bệnh có thể lây lan 24 – 48 giờ trước khi có nốt đậu

- Tẩy uế buồng bệnh hàng ngày

- Trẻ em ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo chưa bị thuỷ đậu mà tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu cần phải giữ tại nhà để theo dõi từ 11 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc

Điều trị

- Giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol, không dùng Aspirin cho trẻ em

- Giảm ngứa bằng các loại Antihistamin

- Khi bị biến chứng, sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp

- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý

- Thay quần áo và tắm hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm, chú ý

cọ nhẹ tránh làm vỡ các mụn nước

- Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, ăn đủ chất, đủ calo, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả

- Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng

- Đối với trẻ em nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch sẽ hoặc

có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước

- Các vết loét phải chấm dung dịch Xanh Methylen hoặc thuốc tím 1/4000

Trang 16

1.2 Một số nghiên cứu về bệnh thuỷ đậu và các yếu tố liên quan

Thuỷ đậu căn bệnh phổ biến ở khắp mọi nơi, lứa tuổi nào cũng có thểmắc thuỷ đậu Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và cách điều trị bệnh thuỷ đậu

Năm 2007, Ngô Tùng Dương nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh thuỷ đậu tại bệnh viện 103 từ 1/2014 –6/2007 Nghiên cứu thấy rằng lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là trên 20 tuổi, chiếm 50,6% và trên 16 tuổi, chiếm 76,5%; tỉ lệ bệnh có sự khác biệt giữa nam và nữ, ở nam là 81,5% và ở nữ là 18,5% [5]

Năm 2011, Quách Thị Hà Giang đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh thủy đậu bằng uống acyclovir [5] Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Da liễu TW và thấy rằng thuỷ đậu gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 20 – 39 tuổi, chiếm 42,4%, tiếp theo là nhóm bệnh nhân từ 6 tháng đến 5 tuổi, chiếm 26,7% nhóm bệnh nhân từ 6 - 12 tuổi và 13 - 19 tuổi cùng chiếm 14,7%, bệnh hiếm gặp ở bệnh nhân trên 40 tuổi, chỉ có 0,5% Khác với nghiên cứu của Ngô Tùng Dương, nghiên cứu này cho thấy thuỷđậu mắc ở cả hai giới với tỉ lệ tương đương nhau là 47,8% và 52,2% Lý giải

sự khác biệt này, Quách Thị Hà Giang cho rằng Ngô Tùng Dương nghiên cứu bệnh thuỷ đậu trong các đơn vị quân đội nên tỉ lệ nam cao gấp nhiều lần sốbệnh nhân nữ

Cả hai nghiên cứu của Ngô Tùng Dương và Quách Thị Hà Giang đều thấy rằng lứa tuổi mắc bệnh thuỷ đậu chủ yếu trên 20 tuổi Tuy nhiên, một sốnghiên cứu nước ngoài lại thấy rằng trẻ em là lứa tuổi mắc nhiều nhất Theo kết quả điều tra ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hằng năm ở trẻ 5 – 9 tuổi, ởMinesota tỉ lệ cao nhất hàng năm ở trẻ 1 – 4 tuổi [5] Quách Thị Hà Giang cho rằng, xu hướng mắc bệnh trẻ hơn trong các nghiên cứu nước ngoài là sự gia tăng nhà trẻ và các trung tâm chăm sóc ban ngày

Trang 17

1.3 Tình hình mắc bệnh thuỷ đậu trên thế giới và trong nước

1.3.1 Tình hình mắc bệnh thuỷ đậu trên thế giới

Bệnh thuỷ đậu xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, nhất là những nơi dân cư đông đúc như nhà trẻ, trường học, khu tập thể… Các nước có khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới có tỉ lệ thuỷ đậu trên người trưởng thành cao hơn các quốc gia có khí hậu ôn đới [23] Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 3 triệu trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu [3] Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, trước khi có vắc xin tiêm phòng thủy đậu (năm 1995), tại Mỹ, có khoảng 4 triệu người mắc bệnh mỗi năm Trong đó, có gần 11.000 người đã phải nhập viện và số trường hợp tử vong là 100 đến 150 người mỗi năm [19],[22]

Trẻ em là đối tượng dễ mắc thuỷ đậu nhất Tại Mỹ, Anh và Nhật Bản, hơn 80% số người đã bị nhiễm bệnh ở tuổi lên 10 [24] Tại Úc, một nghiên cứu trên 144 trường hợp mắc thủy đậu với tỷ lệ tổng thể là 8,3/100.000 trẻ em mỗi năm Tại Maori và đảo Thái Bình Dương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh lên tới 74% trường hợp nhập viện Các biến chứng của bệnh trong nghiên cứu bao gồm: nhiễm trùng (75%), hô hấp (11%), thần kinh (11%), rối loạn điện giải (6%), xuất huyết (4%) và không có trường hợp nào tử vong [19]

1.3.2 Tình hình mắc bệnh thuỷ đậu ở Việt Nam

Không chỉ phổ biến trên thế giới, ở Việt Nam, thuỷ đậu được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khoẻ của trẻ nhỏ Bệnh có tốc độlây lan nhanh trong cộng đồng, tuy lành tính nhưng nếu không được chữa trịđúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm Theo các chuyên gia y tế, tỉ

lệ người mắc thuỷ đậu ở nước ta luôn ở mức cao, khoảng 25.000 – 40.000 trường hợp mà chủ yếu là trẻ em [17], [19] Theo thống kê của Trung tâm Y

tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh, trong sáu tháng đầu năm 2014, số ca mắc thuỷ đậu đã tăng hơn 220% so với cùng kỳ năm 2013 Tháng 3/2014,

Trang 18

thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 40 – 50 ca nhập viện mỗi tuần vì mắc thuỷđậu Đến tháng 4/2014 con số này đã tăng lên 100 ca mỗi tuần [18].

Trong những năm qua, thuỷ đậu luôn là một trong năm bệnh truyền nhiễm có số lượng người mắc cao nhất

Bảng 1 Số ca mắc thuỷ đậu năm 2014, 2015

Sáu tháng đầu năm 2016, cả nước có 16.904 ca mắc thuỷ đậu, trong đó, miền Bắc có 11.292 ca, miền Trung có 2.747 ca, miền Nam có 2.865 ca [14],[15], [16]

1.4 Vài nét về xã Trung Mầu [2]

Trang 19

Trung Mầu là một xã nhỏ ở ngoại thành Hà Nội, thuộc huyện Gia Lâm, nằm phía tả ngạn sông Đuống, giáp gianh với xã Phù Đổng Xã có diện tích đất tự nhiên là 424 ha, gồm 6 thôn với tổng số dân là 6.070 người.

ü Về kinh tế:

Sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản: tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng trong năm đạt 366,2 ha Trong đó, lúa đạt 265,6 ha, năng suất bình quân ước đạt 51,73 tạ/ha; ngô đạt 114 ha, năng suất bình quân ước đạt 49,4 tạ/ha, một số cây trồng khác đạt 15 ha

Công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ: sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và hoạt động thương mại dịch vụ của xã đang từng bước phát triển và cho nguồn thu nhập khá Bình quân thu nhập đầu người năm 2016 ước đạt 24,6 triệu đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước

ü Về văn hoá – xã hội:

Năm 2016, toàn xã có 1.335/1.441 hộ gia đình đạt “Gia đình văn hoá”, chiếm tỉ lệ 92,6%, 4/6 thôn đạt “Thôn, làng văn hoá”, chiếm tỉ lệ 66,67%

Hệ thống đài truyền thanh được đầu tư mới đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được đặc biệt quan tâm Thường xuyên tuyên truyền về các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS cho các hội viên các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân trong xã

Các chính sách xã hội được thực hiện nghiêm túc Ban Lao động thương binh và xã hội đã kết hợp cùng Hội Chữ thập đỏ và các ban ngành đoàn thểtrong địa phương vận động sự hảo tâm của các tổ chức, đơn vị thực hiện trợcấp, tặng quà cho các hộ gia đình gặp khó khăn, các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt, các gia đình thương binh liệt sĩ…; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, người nghèo trong xã

Trang 20

Công tác y tế, dân số - gia đình và trẻ em được trú trọng Chủ động triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, trẻ em trong độ tuổi được uống vitamin A và tiêm chủng đầy

đủ Tổng số sinh trong năm là 105 trẻ, có 10 trẻ là con thứ 3, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 8,5%

Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm Chất luợng dạy và học ở các cấp trường ngày được nâng cao 100% giáo viên mầm non, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trung bình có 02 giáo viên/01 lớp Trong toàn

xã không có học sinh nào bỏ học, có 48/70 học sinh đỗ vào lớp 10 các trường PTTH công lập đạt 68,57%

Công tác khuyến học được duy trì thường xuyên tại các dòng họ, nhà trường, hội khuyến học xã

∑ Về an ninh – quân sự:

Công tác an ninh đuợc tăng cường và giữ vững, an ninh chính trị - trật tự

an toàn xã hội được đảm bảo Công tác quân sự luôn được quan tâm, chú trọng

Trang 21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, khách thể, phạm vi, thời gian nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là bệnh thuỷ đậu ở trẻ em dưới 5 tuổi và sự hiểu biết thực hành phòng bệnh thuỷ đậu của bà mẹ cho trẻ em dưới 5 tuổi

- Khách thể nghiên cứu là trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh thuỷ đậu tại xã Trung Mầu – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội và các bà mẹ có con nhỏdưới 5 tuổi trong diện điều tra

- Phạm vi nghiên cứu: Chọn ngẫu nhiên 4 thôn (thôn 1, thôn 3, thôn 4, thôn 5) trong 6 thôn của xã Trung Mầu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Chọn mẫu

Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong 4 thôn nghiên cứu, thông qua sổtheo dõi của trạm y tế, tổng số có 342 trẻ Tôi đã tiến hành điều tra dựa theo danh sách trên, kết quả thu được 335 trẻ vào diện nghiên cứu (chiếm 98% theo danh sách), các trường hợp còn lại không điều tra được do vắng mặt hoặc sai lệch thông tin theo danh sách

2.2.2 Các bước tiến hành

- Xây dựng phiếu điều tra

- Tiến hành điều tra: phát phiếu điều tra đến từng hộ gia đình có con dưới 5tuổi theo danh sách của trạm y tế, thu thập các thông tin cần thiết:

+ Tuổi

+ Tiền sử mắc bệnh, tiền sử tiêm chủng của trẻ

+ Tiền sử mắc bệnh, tiền sử tiêm chủng của mẹ

+ Độ tuổi mắc bệnh

+ Mùa mắc bệnh

+ Hiểu biết của bà mẹ về:

Trang 22

ü Tiêm phòng thuỷ đậu

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu về bệnh: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra

- Số liệu về các yếu tố liên quan: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà

mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra về các yếu tố liên quan đến bệnh thuỷ đậu của trẻ

2.2.4 Phương pháp xử lí số liệu

Các số liệu thu được được xử lý thống kê trên phần mềm M.S Excel

Trang 23

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tình hình mắc bệnh thuỷ đậu ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Trung Mầu

Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh thuỷ đậu tại xã Trung Mầu

Bảng 2 Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh thuỷ đậu (N = 335)

Số trẻ (Trẻ) (n)

Tỉ lệ (%) (n/N)

Biểu đồ 1 Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc thuỷ đậu

Nhận xét: Trong tổng số 335 trẻ của 4 thôn nghiên cứu có 61 trẻ đã

mắc bệnh thuỷ đậu, chiếm tỉ lệ 18,21%, còn lại 274 trẻ chưa mắc bệnh, chiếm 81,79%

18,21%

81,79%

Đã mắc Chưa mắc

Trang 24

Tỉ lệ trẻ mắc thuỷ đậu theo nhóm tuổi

Bảng 3 Phân bố trẻ mắc thuỷ đậu theo nhóm tuổi (N = 61)

(n)

Tỉ lệ (%) (n/N)

Biểu đồ 2 Tỉ lệ trẻ mắc thuỷ đậu theo nhóm tuổi (N = 61)

Nhận xét: Theo kết quả điều tra cho thấy, trẻ mắc thuỷ đậu từ 1- 5 tuổi,

trong đó, 3 tuổi là độ tuổi có số lượng trẻ mắc cao nhất với 21 trẻ, chiếm 34,43%; cao thứ hai là 2 tuổi với 18 trẻ, chiếm 29,51%, trẻ mắc bệnh lúc 4

Trang 25

tuổi là 13 trẻ (chiếm 21,31%), có 5 trẻ mắc bệnh lúc 1 tuổi, chiếm 8,2%, 5 tuổi có 4 trẻ (chiếm 6,55%), không có trẻ nào mắc bệnh dưới 1 tuổi.

Tỉ lệ trẻ mắc thuỷ đậu theo mùa

Bảng 4 Phân bố trẻ mắc bệnh thuỷ đậu theo mùa (N = 61)

(n)

Tỉ lệ (%) (n/N)

Biểu đồ 3 Tỉ lệ trẻ mắc bệnh theo mùa

Nhận xét: Từ kết quả bảng 4 và biểu đồ 3 cho thấy thuỷ đậu là căn

bệnh xảy ra quanh năm, ở tất cả các mùa Giao mùa xuân – hè là thời gian có

tỉ lệ trẻ mắc cao nhất 31,15% (19 trẻ), mùa xuân có số lượng trẻ mắc cao thứ

Trang 26

2 với 16 trẻ chiếm 26,23%, mùa hè có 12 trẻ chiếm 19,67%, mùa thu có 10 trẻchiếm 16,39%, mùa đông có tỉ lệ trẻ mắc ít nhất 6,56% (4 trẻ).

Tỉ lệ trẻ mắc thuỷ đậu theo tiền sử tiêm chủng

Bảng 5 Phân bố trẻ mắc bệnh theo tiền sử tiêm chủng thuỷ đậu

Tiền sử tiêm chủng

của trẻ

Tổng số trẻ (N)

Số trẻ mắc (n)

Tỉ lệ (%) (n/N)

Biểu đồ 4 Tỉ lệ trẻ mắc bệnh theo tiền sử tiêm chủng thuỷ đậu

Nhận xét: Từ kết quả bảng 5 và biểu đồ 4 thấy rằng trong tổng số 202

trẻ chưa tiêm phòng có 46 trẻ mắc thuỷ đậu chiếm 22,77% Trong số 115 trẻ

đã tiêm phòng chỉ có 11 trẻ mắc bệnh chiếm 9,57%, có 4 trẻ mắc không nhớ

rõ tiền sử tiêm chủng chiếm 22,22%

Trang 27

Tỉ lệ trẻ mắc thuỷ đậu theo tiền sử mắc bệnh của mẹ

Bảng 6 Phân bố trẻ mắc thuỷ đậu theo tiền sử mắc thuỷ đậu của mẹ Tiền sử mắc bệnh

của mẹ

Tổng số trẻ (N)

Số trẻ mắc (n)

Tỉ lệ (%) (n/N)

Biểu đồ 5 Tỉ lệ trẻ mắc bệnh thuỷ đậu theo tiền sử mắc bệnh của mẹ

Nhận xét: Có 18 trẻ mắc thuỷ đậu trong tổng số 94 trẻ có mẹ đã mắc

thuỷ đậu trước khi mang thai, chiếm 19,4% Số trẻ mắc thuỷ đậu là con của bà

mẹ chưa mắc thuỷ đậu trước khi mang thai là 43 trẻ, chiếm 17,84%

Trang 28

Tỉ lệ trẻ mắc thuỷ đậu theo tiền sử tiêm chủng thuỷ đậu của mẹ trước khi mang thai

Bảng 7 Phân bố trẻ mắc bệnh theo tiền sử tiêm chủng của mẹ

Tiền sử tiêm chủng của

mẹ

Tổng số trẻ (N)

Số trẻ mắc (n)

Tỉ lệ (%) (n/N)

Biểu đồ 6 Tỉ lệ trẻ mắc bệnh theo tiền sử tiêm chủng của mẹ

Nhận xét: Tỉ lệ trẻ mắc thuỷ đậu có mẹ đã tiêm phòng và chưa tiêm

phòng thuỷ đậu trước khi mang thai không có sự chệnh lệch lớn, tuy nhiên có thể thấy, tỉ lệ trẻ mắc thuỷ đậu có mẹ chưa tiêm phòng cao hơn trẻ có mẹ đã tiêm phòng trước khi mang thai (12,63%), trẻ mắc thuỷ đậu có mẹ không nhớ tiền sử tiêm chủng chiếm tỉ lệ 40,74%

Trang 29

3.2 Hiểu biết của bà mẹ về bệnh thuỷ đậu

Hiểu biết về đường lây của bệnh thuỷ đậu

Bảng 8 Hiểu biết của bà mẹ về đường lây của bệnh thuỷ đậu (N = 335)

(n)

Tỉ lệ (%) (n/N)

Đường hô hấp, tiếp xúc với dịch nước

Nhận xét: Theo kết quả khảo sát hiểu biết của bà mẹ về đường lây của

bệnh thuỷ đậu, 100% bà mẹ lựa chọn bệnh lây qua đường hô hấp, lây do tiếp xúc với các dịch nước trong nốt phỏng của người bệnh, không có bà mẹ nào lựa chọn đường máu và đường tiêu hoá

Hiểu biết về biểu hiện của bệnh

Bảng 9 Hiểu biết của bà mẹ về biểu hiện của bệnh thuỷ đậu (N =335)

Biểu hiện bệnh thuỷ đậu

Số lượt chọn (n)

Tỉ lệ (n/N)

Nhận xét: Có 98,21% bà mẹ lựa chọn biểu hiện bệnh thuỷ đậu là mụn

nước mọc khắp người, 47,46% lựa chọn sốt nhẹ; 1,5% lựa chọn mụn nước

Trang 30

mọc ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng; 0,9% lựa chọn biểu hiện hắt hơi, xổ mũi, đỏ mắt.

Hiểu biết về lứa tuổi dễ mắc

Bảng 10 Hiểu biết của bà mẹ về độ tuổi dễ mắc bệnh thuỷ đậu (N = 335)

Độ tuổi Số lượt chọn

(n)

Tỉ lệ (%) (n/N)

Nhận xét: Có 87,16% bà mẹ lựa chọn độ tuổi từ 6 tháng đến 7 tuổi là

độ tuổi dễ mắc thuỷ đậu nhất; 7,46% bà mẹ chọn độ tuổi từ 7 – 14 tuổi; độ tuổi dưới 6 tháng và từ 5 – 10 tuổi có tỉ lệ lựa chọn bằng nhau là 2,69%

Trang 31

Hiểu biết về biến chứng bệnh thủy đậu

Bảng 11: Hiểu biết của bà mẹ về các biến chứng của bệnh thuỷ đậu

(N = 335)

(n)

Tỉ lệ (%) (n/N)

Dị tật bẩm sinh do bà mẹ bị thuỷ đậu

Nhận xét: Nhiễm trùng nốt đậu có 80,9% bà mẹ lựa chọn, đây là biến

chứng có tỉ lệ chọn cao nhất, viêm phổi có 14,03%, tiếp theo là viêm não với 8,96%; 5,67% là tỉ lệ lựa chọn dị tật bẩm sinh như sẹo da, teo cơ, bất thường

ở mắt, co giật, chậm phát triển trí tuệ… do mẹ bị mắc thuỷ đậu vào 3 tháng cuối của thai kỳ; có 4,48% bà mẹ không biết biến chứng của bệnh thuỷ đậu; 0,6% bà mẹ lựa chọn bệnh không có biến chứng

Trang 32

Thái độ của bà mẹ khi phát hiện bệnh thuỷ đậu

Bảng 12 Thái độ của bà mẹ đối với những việc cần làm khi phát hiện bệnh

Lượt chọn (n)

Tỉ lệ (%) (n/N)

Nhận xét: Từ kết quả bảng trên cho thấy: Đa số các bà mẹ có hiểu biết

về những việc cần làm khi phát hiện trẻ mắc thuỷ đậu Tỉ lệ bà mẹ chọn đưa trẻ đến cơ sở y tế và vệ sinh mũi họng cho trẻ là cần thiết chiếm tỉ lệ cao 87,16% và 92,16% Đối với việc cách ly trẻ khi bị bệnh có 80,3% bà mẹ cho

là cần thiết, tỉ lệ bà mẹ thấy không cần thiết tăng cao hơn so với việc đưa trẻ đến cơ sở y tế và vệ sinh mũi họng cho trẻ là 19,7% Đối với việc vệ sinh nhà cửa, tỉ lệ bà mẹ thấy cần thiết chiếm 70,45%, tỉ lệ thấy không cần thiết tăng cao hơn hẳn so với các việc cần làm khác là 29,55%

Trang 33

Hiểu biết của bà mẹ về cách vệ sinh thân thể cho trẻ khi mắc thuỷ đậu Bảng 13 Hiểu biết của bà mẹ về cách vệ sinh thân thể cho trẻ khi mắc thuỷ

đậu (N= 335)

(n)

Tỉ lệ (%) (n/N)

Lau rửa thường xuyên tránh làm vỡ mụn

Nhận xét: Đối với việc vệ sinh thân thể cho trẻ khi mắc thuỷ đậu có tới

87,46% bà mẹ lựa chọn cách tắm cho trẻ với nước lá theo dân gian; 66,27%

bà mẹ lựa chọn lau rửa thường xuyên tránh làm vỡ mụn nước; chỉ có 8,06% lựa chọn kiêng tắm

Hiểu biết về việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc thuỷ đậu Bảng 14 Hiểu biết của bà mẹ về việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ

mắc thuỷ đậu (N = 335)

Số lượt chọn (n)

Tỉ lệ (%) (n/N)

Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm,

lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước

hoa quả

Nhận xét: Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi mắc thuỷ đậu

rất quan trọng, có 86,27% bà mẹ lựa chọn cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng,

ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả;

Ngày đăng: 08/09/2017, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w