1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Cốt truyện tối giản trong Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình

63 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 750,6 KB

Nội dung

Trong bài viết Now you see him, now you don’t, now you do again: the evolution of Raymond Carver’ minimalism Bây giờ bạn hiểu anh ta, bây giờ bạn không hiểu, bây giờ bạn lại hiểu: sự t

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận “Cốt truyện tối giản trong Mình nói chuyện gì khi mình nói

chuyện tình của Raymond Carver” được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa

học của ThS Lương Thị Hồng Gấm Em xin chân thành cảm ơn cô cùng toàn thể thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện, giúp đỡ em thực hiện khóa luận này

Nhân đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô, bạn bè người thân đã giúp đỡ, chia sẻ cùng em trong quá trình làm khóa luận

Khóa luận không tránh khỏi nhưng thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía người đọc

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan và khẳng định đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi Các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Cấu trúc của khóa luận 8

NỘI DUNG 9

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CỐT TRUYỆN TỐI GIẢN 9

1.1 Chủ nghĩa tối giản và Raymond Carver 9

1.1.1 Khái niệm chủ nghĩa tối giản 9

1.1.2 Raymond Carver - bậc thầy truyện ngắn tối giản 11

1.2 Cốt truyện và cốt truyện tối giản 14

1.2.1 Cốt truyện 14

1.2.2 Cốt truyện tối giản 16

Chương 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TỐI GIẢN TRONG MÌNH NÓI CHUYỆN GÌ KHI MÌNH NÓI CHUYỆN TÌNH 22

2.1 Những mảnh vỡ ghép lại 22

2.2 Hủy bỏ xung đột 28

2.3 Tiết giảm chi tiết 38

2.4 Kết thúc truyện 46

2.4.1 Kết thúc mở 46

2.4.2 Kết thúc kịch tính 50

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài

Chủ nghĩa hậu hiện hiện đại (tiếng Anh: postmodernism, viết tắt là

PoMo) là một xu hướng của nền văn hóa đương đại có ảnh hưởng trên nhiều

lĩnh vực văn hóa như hội họa, điêu khắc, văn học, xã hội học, ngôn ngữ học, nghệ thuật thị giác, âm nhạc Trong văn học, khi đọc những sáng tác hậu hiện đại, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy sự giải phóng mạnh mẽ của ý niệm về con người, tâm trạng hoài nghi, nỗi cô đơn, bất hạnh của cá thể để đi tìm giá trị thực của cuộc sống Điều này được thể hiện rõ qua tác phẩm của một số ngòi bút nổi tiếng như: Tom Morrison, Ken Kesay, Paul Auster, McCarthy, Don Delillo, Raymond Carver Trong xu thế ngày nay, chủ nghĩa hậu hiện đại không còn là mới nhưng nó đã, đang và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá các giá trị văn bản dưới góc nhìn hậu hiện đại Đây có thể được coi là lí do đầu tiên thôi thúc chúng tôi chọn đề tài

nghiên cửu của mình liên quan đến chủ nghĩa hậu hiện đại

Văn học Mỹ là nền văn học có ảnh hưởng không nhỏ ở Việt Nam Điểm lại tên một số tác giả nổi tiếng, ta không thê không nhắc đến Raymond Carver Ông được tôn vinh là một trong ba bậc thầy của truyện ngắn Mỹ (A Edger, E.Heminway, R.Carver)

Raymond Carver (1938 - 1988) là nhà văn Hoa Kì, sinh ra tại Oregon, trưởng thành tại Yakima, Waslington Ông được xem là cây bút truyện ngắn bậc thầy của Hoa Kì nửa sau thế kỉ XX và là chủ soái của khuynh hướng (chủ nghĩa) tối giản (minimalism), người viết về những thảm họa trong đời sống cá nhân bằng phong cách dung dị kiệm lời, kiệm cảm xúc đến bất ngờ

Thời thơ ấu Raymond Carver chịu nhiều đắng cay Ông lập gia đình từ năm mười chín tuổi Năm 1958 nhằm thay đổi cuộc sống, Carver đưa vợ và hai con đến bang California và giao du với các văn nghệ sĩ Được sự khuyến khích của bạn bè, Carver bắt tay vào sáng tác

Trang 6

Năm 1968, cuốn sách đầu tiên của Carver ra mắt bạn đọc, không phải là

truyện ngắn mà là tập thơ Gần Klamath nhưng không gây được sự chú ý của

độc giả Mãi tám năm sau, vẫn kiên trì vừa kiếm sống vừa viết, tập truyện

ngắn Em làm ơn im đi, được không? (1977) của Raymond Carver ra đời

Ngay lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết đến và hâm mộ Năm

1981, một tập truyện ngắn nổi tiếng nữa của Carver ra mắt bạn đọc, Mình nói

chuyện gì khi minh nói chuyện tình Đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của

Carver là khi truyện ngắn xuất sắc bậc nhất của ông Điều tốt lành nho nhỏ

được trao giải văn xuôi hư cấu Carlos Fuentes Truyện này về sau được tuyển

vào tập Thánh đường (1984) Năm 1988, tập tuyển những truyện đặc sắc và những truyện mới sáng tác của ông Mình đang gọi từ đâu ra đời Đây là tập

truyện ngắn cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của ông

Những sáng tác của ông lần lượt trở thành tiêu biểu mẫu mực của cả một thời đại và ảnh hưởng đến nhiều cây bút khác Đúng như một tờ báo Mỹ đã nhận nhận xét: “Raymond Carver đã thổi một luồng gió mới vào thế giới truyện ngắn Mỹ, và ngay lập tức trở thành một bậc thầy về hình thức, một trong những nhà văn được đọc nhiều nhất và yêu mến nhất Ông cho thấy cái

bi kịch mỉa mai, ngự trị trong tim những con người bình thường” [dẫn theo 7, tr.Bìa]

Dẫu sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩn ấy đã đưa Carver lên vị trí số một của các cây bút truyện ngắn nửa sau thế kỉ XX ở Hoa Kỳ Ông được đánh giá là nhà văn xuất sắc và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới Những cách tân mới mẻ của Raymond Carver là điều hấp dẫn chúng tôi Thực tế cho thấy, cần thiết phải có ngày càng nhiều những công trình nghiên cứu về ông

và các tác phẩm của ông để đông đảo bạn đọc được biết đến

Raymond Carver được coi là người tiên phong của khuynh hướng tối giản Ông là một trong những người đã và đang thách thức các quan niệm

Trang 7

truyền thống về truyện ngắn và không ngừng cấp cho khái niệm này nội hàm mới

Về khuynh hướng này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn ở phần sau Tuy nhiên, ngay từ khi ra đời, khuynh hướng tối giản đã trở thành đề tài nóng bỏng cho nhiều cuộc tranh luận và phê bình, có ý kiến đánh giá cao, tuy nhiên

cũng có những ý kiến trái chiều, sử dụng thuật ngữ tối giản với ý nghĩa miệt

thị, coi là biểu hiện của sự rã đám của các tác phẩm nghệ thuật

Để có cái nhìn khách quan hơn, đánh giá đúng hơn về khuynh hướng tối giản và đại diện tiêu biểu của nó - nhà văn Raymond Carver, chúng tôi đã

quyết định lựa chọn đề tài “Cốt truyện tối giản trong Mình nói chuyện gì khi

mình nói chuyện tình” Hi vọng, đề tài khóa luận này của chúng tôi sẽ mang

đến những kiến thức bổ ích cho những ai quan tâm và yêu thích nhà văn Mỹ tài năng năng này

2 Lịch sử vấn đề

Do một số hạn chế về ngoại ngữ và điều kiện sưu tầm, chúng tôi mới chỉ tổng hợp được một số tài liệu nhất định, có thể tổng thuật qua một số nghiên cứu cơ bản trong lịch sử nghiên cứu về Raymond Carver như sau:

2.1 Nguồn tư liệu tiếng Anh

Tên tuổi của Raymond Carver gắn liền với chủ nghĩa tối giản, chính vì

thế rất nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề này Trong bài viết Now

you see him, now you don’t, now you do again: the evolution of Raymond Carver’ minimalism (Bây giờ bạn hiểu anh ta, bây giờ bạn không hiểu, bây

giờ bạn lại hiểu: sự tiến triển của chủ nghĩa cực hạn của Raymond Carver), nhà nghiên cứu Adam Meyer đã khẳng định chủ nghĩa tối giản không phải là toàn bộ sự nghiệp văn chương của Raymond Carver: “Nếu chúng ta nhìn lại tất cả các tác phẩm Carver đã xuất bản thông qua tuyển tập truyện ngắn gần

đây nhất được xuất bản của ông, Mình đang gọi từ đâu, chúng ta thấy rằng sự

nghiệp của ông không phát triển theo chiều hướng của một hình chóp lộn ngược

Trang 8

Nó giống một cái đồng hồ cát nhiều hơn – rộng mở ban đầu, bó hẹp dần ở giữa,

và rồi mở rộng trở lại.” [25] Nói một cách khác, Adam Meyer nhấn mạnh chủ nghĩa tối giản chỉ là giai đoạn giữa trong sự nghiệp sáng tác của Raymond

Carver với tập truyện tiêu biểu Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình

2.2 Nguồn tư liệu tiếng Việt

Nguồn tư liêu tiếng Việt mà chúng tôi sưu tập được có liên quan đến chủ nghĩa cực hạn, Raymond Carver, các tác phẩm của ông, cũng như những bài nghiên cứu của các học giả trong nước và nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt

2.2.1 Tác phẩm của Raymond Carver

Việc dịch thuật ngày càng nhiều sáng tác của Raymond Carver mà tiêu biểu

là tập truyện ngắn Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình – Dương Tường

và Nguyễn Hạnh Quyên dịch, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn & Nhã Nam, 2009

Ngoài ra còn nhiều truyện ngắn, bài viết, phỏng vấn, tiểu luận được dịch

và đăng tải ở tạp chí Văn học nước ngoài, thư viện điện tử www.evan.com.vn như Thời của truyện ngắn, Kinh nghiệm viết truyện ngắn, Nguyên lí viết

truyện ngắn trong đó tác giả bộc lộ cái nhìn phân tích đầy sắc sảo về truyện

ngắn của bản thân và khuynh hướng sáng tác truyện ngắn đương thời

Ngoài truyện ngắn, thơ của Raymond Carver chủ yếu được dịch và đăng

tải trên thư viện điện tử www.evan.com.vn

So với sự nghiệp sáng tác và công trình nghiên cứu về Raymond Carver thì những bài dịch thuật trên còn quá ít ỏi, chưa xứng với tầm vóc của nhà

văn Đặc biệt là mảng thơ của Raymond Carver vẫn còn để ngỏ

2.2.2 Những bài nghiên cứu về chủ nghĩa cực hạn và Raymond Carver

Điểm lại những công trình nghiên cứu trong nước về Raymond Carver chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu mang tính hệ thống vẫn chưa nhiều Giáo sư Lê Huy Bắc được xem là người tiên phong trong địa hạt nghiên cứu

về Carver Trong lời giới thiệu mở đầu tập Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới,

Trang 9

Lê Huy Bắc đã phân chia truyện ngắn hậu hiện đại thành ba khuynh hướng: truyện ngắn huyền ảo, truyện ngắn mảnh vỡ, truyện ngắn cực hạn và xem Raymond Carver là đại diện tiêu biểu cho truyện ngắn cực hạn Trong bài tiểu

luận Chủ nghĩa cực hạn và Raymond Carver, trong Truyện ngắn lí luận tác

gia và tác phẩm, tác giả đã phân tích đặc trưng của chủ nghĩa cực hạn trong

văn học Tác giả đã khẳng định “Chủ nghĩa tối giản đề cao tính vô ngã trong

sáng tạo Dấu ấn chủ quan của tác giả càng đến gần hơn với độ không của lối viết thì tác phẩm càng có giá trị thuyết phục cao hơn” [5, 59] Từ đó Lê Huy Bắc rút ra kết luận: “chủ nghĩa tối giản trong văn học đã đáp ứng được yêu cầu của chủ nghĩa hậu hiện đại ở chỗ đã chủ trương hạn chế tối đa khả năng

hư cấu, khả năng tự sự chủ quan, khả năng bao quát mọi vấn đề… mà theo cách gọi của Jean-Francois Lyotard là đại tự sự” [5, 59]

Lê Huy Bắc đã nhiệt thành giới thiệu Raymond Caerver ở Việt Nam và

đã chỉ ra kiểu “cốt truyện đồng hiện nhiều mảnh đời, nhiều cảnh ngộ tương ứng” [5, 61], do đó, nếu tóm tắt các sự kiện chính thì cốt truyện của Carver

lỏng lẻo và chẳng có gì đáng nói Nhà nghiên cứu cũng khẳng định Raymond Carver “không phản ánh thực tại bằng ẩn dụ mà bằng hoán dụ” [5,71] với lối

kể chuyện khách quan, lạnh lùng và “phong cách tự sự vô cảm” [5,71] Thông

qua việc đi sâu vào phân tích tác phẩm cụ thể như Thánh đường, Mình đang

gọi từ đâu, Điều tốt lành nho nhỏ, nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận

Raymond Carver là “người quy tụ thành công nhất các nguyên tắc tiêu biểu của chủ nghĩa tối giản” [5,61]

Trong bài viết giới thiệu về Raymond Carver đăng trên tạp chí văn học nước ngoài số 5, năm 1999, Dương Tường đã chỉ ra mối liên hệ giữa Carver

và Anton Chekhov Ông coi Carver là một Chevkhov của nước Mỹ hậu công nghiệp Bằng con mắt của một nhà văn, một dịch giả, Dương Tường cũng chỉ

ra rằng“hầu như chẳng có gì xảy ra trong những truyện kể của Carver” [23,114] nhưng đằng sau những ngôn từ giản dị, dứt khoát ấy là cả một chiều

Trang 10

sâu bất tận những suy niệm về cuộc sống, con người Đó là một gợi ý quan trọng cho những ai quan tâm tiếp cận tác phẩm

Một trong những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, khảo sát rộng các sáng tác của Raymond Carver là Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Thị Vân

Thanh Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Raymond Carver, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội, 2006 Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện và hệ thống

về những đặc sắc nổi bật của truyện ngắn Raymond Carver trong việc xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và cốt truyện của nhà văn Trong đó có một số kết luận khá sắc sảo về thế giới nhân vật đổ vỡ, cô độc, nhỏ bé, ngôn ngữ trong hành trình đi đến sự câm lặng Đồng thời tác giả cũng đã khẳng định cốt truyện của Raymond Carver đơn giản, lỏng lẻo với sự tham chiếu của nhiều cốt truyện Như vậy những khảo cứu trên của Phan Thị Vân Thanh đã có những đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu về Raymond Carver ở Việt Nam

Cũng trong quy mô một luận văn thạc sĩ, tác giả Đỗ Thanh Vân thực hiện đề

tài Tính chất cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver (Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội, 2011) Đề tài tập trung phân tích tính chất cực hạn trong truyện

ngắn của Carver qua ba yếu tố: Đối thoại cực hạn, cực hạn trong ngôn ngữ người

kể và cốt truyện cực hạn thông qua việc phân tích tập truyện nổi tiếng của

Raymond Carver Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình và một số tác phẩm

đạt Giải thưởng O.Herry, Pulitzer, Truyện ngắn của năm Luận văn có thể được coi là công trình đầu tiên nghiên cứa về tính chất cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver ở Việt Nam như một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thanh Vân chắc chắn đã góp phần rất nhiều trong việc đem lại cái nhìn thỏa đáng đối với Raymond Carver

Từ việc điểm qua những công trình nghiên cứu ở trên chúng tôi nhận thấy, là một nhà văn lớn của Mỹ nửa cuối thế kỉ XX, Raymond Carver đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ nhà văn sau này Với mong muốn được góp phần vào hành trình nghiên cứu về Raymond Carver, chúng tôi trân trọng tiếp

Trang 11

thu và xem thành quả nghiên cứu của những cây bút đi trước là nền tảng, dẫn

đường để chúng tôi thực hiện đề tài “Cốt truyện tối giản trong Mình nói

chuyện gì khi mình nói chuyện tình của Raymond Carver”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đich nghiên cứu: Góp phần nghiên cứu về cốt truyện tối giản - một vấn đề đang thu hút được sự chú ý trong thời gian gần đây Đồng thời, qua đó cho ta thấy tài năng của Raymond Carver trong việc xây dựng các truyện ngắn của mình theo khuynh hướng này

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Khóa luận cố gắng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến chủ nghĩa tối giản, cốt truyện, cốt truyện tối giản Qua đó chỉ ra những nét đặc sắc trong việc xây dựng cốt truyện cốt giản của Raymond Caerver để thấy được một phần tư tưởng của tác giả và khẳng định những đóng góp của ông đối với thể loại truyện ngắn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm mà khóa luận chọn làm đối tượng

nghiên cứu là những truyện ngắn được in trong tập Mình nói chuyện gì khi

mình nói chuyện tình của Raymond Carver

- Về phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tìm hiểu cốt truyện tối giản trong

truyện ngắn của Raymond Carver qua hai phương diện chính: Đặc điểm cốt

truyện tối giản (bao gồm: Chủ nghĩa tối giản và Raymond Carver , Cốt truyện

và cốt truyện tối giản); Nghệ thuật xây dựng cốt truyện tối giản trong Mình

nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình (bao gồm: Những mảnh vỡ ghép lại,

Hủy bỏ xung đột, Tiết giảm chi tiết và Kết thúc truyện)

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp tài liệu nhằm có được cái nhìn khái quát về

những đặc trưng của khuynh hướng tối giản trong truyện ngắn của Carver

- Phương pháp phân loại nhằm xác định những biểu hiện đặc trưng của

các phương diện tối giản trong truyện

Trang 12

- Phương pháp so sánh đối chiếu nhằm nhận dạng những khác biệt, sự bứt phá nghệ thuật truyện ngắn của Raymond Carver với các giai đoạn trước

đó và các khuynh hướng cùng thời

- Phương pháp phân tích tác phẩm cố gắng khắc phục việc chỉ nêu ra

những nhận định chung cảm tính như khá nhiều những tài liệu khác

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu

trúc thành 2 chương như sau:

Chương 1: Đặc điểm cốt truyện tối giản

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện tối giản trong Mình nói

chuyện gì khi mình nói chuyện tình

Trang 13

NỘI DUNG

ĐẶC ĐIỂM CỐT TRUYỆN TỐI GIẢN

1.1 Chủ nghĩa tối giản và Raymond Carver

1.1.1 Khái niệm chủ nghĩa tối giản

Khuynh hướng (chủ nghĩa) tối giản (Minimalism còn được dịch là chủ nghĩa cực hạn hay thiểu tố) hoặc nghệ thuật tối giản (Minimal Art) bắt đầu xuất hiện vào đầu những năm sáu mươi của thế kỉ XX trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc, âm nhạc và văn học Nhằm chống lại sự thái quá của chủ nghĩa ấn tượng, trừu tượng, các nhà tối giản (Minimalist) chủ trương đơn giản hóa đến mức tối đa, không quan tâm đến việc khẳng định dấu ấn cá nhân của mình mà thay vào đó họ rất khiêm tốn trong trần thuật Giống như nhà nghiên cứu Italo Calvino đã từng phát biểu: “Thế giới quá phức tạp và lộn xộn, và nó trở nên quá tải đến nỗi muốn nhìn cái gì cho rõ ràng ta đều phải cắt xén bớt đi” [26] Hội họa và điêu khắc có lẽ là hai lĩnh vực đầu tiên mà qua đó người ta thấy dấu ấn của chủ nghĩa tối giản Cách thức sáng tạo của các nhà hội họa và

mĩ thuật là loại bỏ dấu ấn chủ quan, “thường xuyên sử dụng những chất liệu

và kĩ thuật công nghiệp” [5] Cũng vì đặc điểm này mà nó còn được gọi với cái tên khác là chủ nghĩa ABC Ta có thể kể tên một số nhà hội họa, điêu khắc

và âm nhạc tiêu biểu của chủ nghĩa tối giản như: Donald Judd, Carl Andre, Dan Flavin Trong lĩnh vực âm nhạc: Erik Satie, La Monte Young Trong văn học, chủ nghĩa tối giản xuất hiện muộn hơn Nó được cho rằng bắt nguồn

từ Anton Chekhov (1860 -1904) với các kiệt tác như: Người đàn bà với con

chó nhỏ, Một chuyện đùa phát triển qua Sherwood Anderson (1876-1941),

tác giả Mỹ với những truyện ngắn: Quả trứng, Chết trong rừng và đặc biệt

là Ernest Hemingway (1899-1961) với Rặng đồi tựa đàn voi trắng, Một nơi

sạch sẽ và sáng sủa Với các nhà văn những dấu hiệu nhận biết của sự lược

Trang 14

bỏ được sáng tạo ra nhằm khiến độc giả hiểu nhiều hơn những thứ họ có thể đọc được: châm ngôn của Chekhov tập trung vào kết thúc của truyện ngắn và

sự tập trung nghệ thuật tạo ra ấn tượng cho toàn bộ tác phẩm, sự chối bỏ những câu chuyện có cốt chuyện để nhường chỗ cho những đoạn tĩnh về

“mảnh ghép”, “hiện thực” của Joyce, những nỗ lực của Backett nhằm thể hiện những chưng cất cuối cùng về cách nhìn thế giới không giống ai của ông, và cách thể hiện của Hemingway về những trạng thái cảm xúc phức tạp bằng

nguyên lí tảng băng trôi Tuy nhiên khái niệm chủ nghĩa tối giản chỉ được dùng rộng rãi từ Raymond Carver với tập truyện Em làm ơn im đi, được

không? (Will You Please Be Quiet, Please?) in năm 1977

Như vậy có thể nói, khuynh hướng tối giản là khuynh hướng văn học nổi bật trong những năm nửa cuối thế kỉ XX Theo nhà nghiên cứu Frederick.R Karl nền văn học tối giản tập trung vào “sự cắt giảm” và “sự gián đoạn”

“trong một số tác phẩm, người đọc đặc biệt chú ý đến những khoảng cách giữa các câu chữ, bởi nó tượng trưng cho sự im lặng Và tất cả các tác phẩm văn học tối giản là một nghệ thuật của sự liều lĩnh táo bạo: đó là sự cố gắng tiết lộ hay thể hiện bằng cách phủ nhận sự thật “ [26, 35] Barth đã miêu tả văn chương tối giản như sau: “ngắn gọn, gián tiếp, hiện thực hay siêu thực, cốt truyện mỏng manh, có tính hướng ngoại và có vẻ ngoài cộc lốc” [26, 24] Giáo sư Lê Huy Bắc là người tiên phong nghiên cứu về chủ nghĩa tối giản ở Việt Nam Tác giả đã phân tích và chỉ ra đặc trưng của chủ nghĩa tối

giản trong văn học qua bài tiểu luận Chủ nghĩa tối giản và Raymond Carver

như sau: “Bản chất của chủ nghĩa tối giản trong văn học là nói được nhiều từ cái ít Có nghĩa, nhà văn không có tham vọng bao quát mọi vấn đề (theo kiểu Hugo, Balzac chẳng hạn) hoặc hướng tới một luận đề triết học có trước nào

đó (như Camus) mà chỉ cốt phản ánh chân thật những gì diễn ra xung quanh một cách chính xác nhất không hề bày tỏ thái độ dẫu cho vấn đề/sự kiện được

đề cập là to tát hay nhỏ bé, tích cực hay tiêu cực đến đâu Các nhà tối giản

Trang 15

chấp nhận nguyên tắc ngẫu nhiên của tồn tại Họ không hề can thiệp, không hoài nghi, không định hướng, không khao khát đưa ra kết luận cuối cùng” [5, 58]

Theo nhà nghiên cứu, điển hình của lối viết này là “hủy bỏ cốt truyện truyền thống” [5, 59] và: “Chủ nghĩa tối giản đề cao tính vô ngã trong sáng tạo Dấu ấn chủ quan của tác giả càng đến gần hơn với độ không của lối viết (Roland Barthes) thì tác phẩm càng có giá trị thuyết phục cao hơn Nguyên tắc này quả thực rất khó thực hiện Bởi lẽ, sẽ chẳng có kiểu sáng tác nào lại có thể phủ nhận hoàn toàn vai trò cá tính sáng tạo Chúng ta chỉ có thể nói là, cá tính chủ quan ấy được hạn chế đến một mức độ nào đó [5, 59]

Các nhà văn tối giản chủ yếu xuất hiện ở Mỹ, ta có thể kể tên một vài nhà văn lớn như : John Updike, Tim O’Brien, Leslie Marmon Silko Trong

số họ, Raymond Carver là người quy tụ thành công nhất các nguyên tắc tiêu biểu của chủ nghĩa tối giản Raymond Carver có thể được coi là nhà chuyện môn bậc thầy về thể loại này, có thể coi là bậc nhất (Madision Bell)

1.1.2 Raymond Carver - bậc thầy truyện ngắn tối giản

V.S.Pritchett đã từng định nghĩa truyện ngắn là cái gì thoáng thấy nơi khóe mắt, rồi lướt đi Trước hết là sự thoàng thấy Rồi cái thoáng thấy ấy được ban sức sống, biến thành cái gì đó làm khoảnh khắc ấy rực lên và để lại trong tâm thức người đọc một dấu vết không thể tẩy xóa Hemingway cũng từng có cách nói hết sức thú vị Ông cho rằng nhà văn hãy biến truyện ngắn thành một phần riêng tư của người đọc Nhà văn nào cũng mong muốn làm được như thế mãi mãi

Tiếp thu những quan điểm đó của các nhà văn đi trước, Raymond Carver

đã sáng tạo và tìm cho mình một lối đi riêng , ông “luôn luôn yêu thích việc nhặt lên và chơi đùa với những câu văn, viết lại chúng, giản lược cho đến khi

chúng trở nên cô đặc theo một cách nào đó” [18] Trong bài tiểu luận mang tên Về truyện hư cấu đương đại (Hoàng Ngọc Tuấn dịch), Raymond Carver

Trang 16

đã từng phát biểu: “Theo như tôi nghĩ, có lẽ tác phẩm tốt nhất, tác phẩm thú vị

và làm thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí, có lẽ, tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn chính là tác phẩm được viết dưới hình thức truyện ngắn Người ta nói chủ nghĩa cực thiểu chống lại chủ nghĩa cực đa Có ai thèm quan tâm đến việc họ muốn dùng cái tên gì để gọi những truyện ngắn mà chúng ta viết” [13] Với một số nhà văn, không hay ho gì khi bị các nhà nghiên cứu dán nhãn thuộc trường phái này hay trường phái nọ Bản thân những “siêu độc giả” cũng ít nhiều lúng túng trước tác phẩm của Jorge Luis Borges,Italo Calvino quá cỡ cho tham vọng quy phạm của các thuật ngữ văn học Ngược lại, có một số nhà văn có thể định danh bằng một vài từ ngữ vì phong cách nghệ thuật tiêu biểu, thành công nhất trong đời viết văn Như trường hợp của Carver, các tác phẩm viết theo khuynh hướng tối giản không phải là tất cả trong sự nghiệp sáng của ông, nhưng đa phần, người ta nhớ đến ông với tư cách là một nhà văn của tối giản, chí ít là qua hai tập truyện ngắn đã chuyển

ngữ sang tiếng Việt là Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình (Dương

Tường và Nguyễn Hạnh Quyên dịch, NXB Văn hóa Sài Gòn và Nhã Nam,

2009) và Em làm ơn im đi, được không? (Lâm Vũ Thao dịch, NXB Văn học

Và Nhã Nam, 2012)

Raymond Carver không phải là người tiên phong của chủ nghĩa tối giản, nhưng có thể xem ông là nhà văn thành công nhất với phong cách tối giản Những truyện ngắn của ông là những ví dụ hoàn hảo cho đặc tính của sự tối giản: tránh những đoạn trần thuật rườm rà, gạt bỏ sự hư cấu mang tính chủ quan của người viết, nhanh chóng tạo dựng không khí gợi sự tò mò của người đọc Song truyện ngắn của Raymond Carver không đánh đố người đọc như bắt họ chơi trò chơi vừa đọc truyện, vừa ghép hình thông qua việc che giấu cốt truyện như thủ pháp quen thuộc của nữ nhà văn Pháp AnnieSaumont Câu chuyện trong truyện ngắn của Carver được phơi bày rõ ràng khiến độc giả

Trang 17

quan tâm đọc từ đầu đến cuối Cho nên, nhiều người không ưa đọc truyện của Carver nếu họ thích đọc những truyện có cốt truyện truyền thống và kịch tính Điểm khác biệt lớn giữa Carver và các nhà hiện đại là trong lúc các nhà hiện đại cố tỏ ra sắc sảo, trí tuệ qua cách trần thuật của mình (điển hình là kỹ thuật Tảng băng trôi của Hemingway), Carver lại không hề làm điều đó Mặc

dù thoạt đọc, truyện của ông ngỡ như không khác các nhà hiện đại là bao, song ngẫm kỹ, truyện của Carver không hề giấu giếm bất cứ điều gì Nói như nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc là “chuyện như thế nào thì kể lại thế ấy” Người

kể bao giờ cũng giữ khoảng cách với điều được kể, tính sự kiện được đặt lên hàng đầu Tâm trạng nhân vật hiếm khi được miêu tả, nhưng nó vẫn thường trực bên dưới lời đối thoại của nhân vật Đây là điểm khu biệt Carver với Chekhov Đại văn hào Nga thường khai thác tâm trạng trực tiếp trong tác phẩm Carver thì rất hiếm khi miêu tả trực tiếp tâm lý nhân vật

Hầu như chẳng có gì trong những truyện kể của Raymond Carver Nhưng bên dưới cái chẳng có gì ấy, ta nhận ra biết bao nhiêu hiện thực cay

đắng, nói như Dương Tường trong bài viết Raymond Carver – một Chekhov

của nước Mỹ hiện đại, là ẩn sâu bên trong những truyện ngắn của Raymond

Carver là “sự nghèo nàn tinh thần, sự bất lực không tìm ra lối thoát khỏi vũng lầy nhàn cư bệnh hoạn – đơn giản là bất hạnh” [23] Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra: “Nhân vật của Carver là những người làm công ăn lương, những thư

kí, kế toán, những cô cậu “tạch-tạch-sè”, trẻ hoặc trung niên, có khi thất nghiệp, có khi rượi chè, xì kè, ma túy, và gần như cũng có thể hoán đổi chỗ cho nhau bởi tất cả đã bị bào mòn bởi những nhí nhách vặt vãnh của đời sống, ngột trong cái thông phàm thường nhật Và những nhân vật ấy giống như những người mắc nạn đắm tàu, giạt vào bãi biển, nằm chềnh ềnh ở đó, không còn sức để cử động, cũng chẳng biết ứng xử ra sao, ngơ ngác, bẽ bàng, cam chịu Này đây một gã nhiếp ảnh mất cả hai tay, hoặc một cặp vợ chồng cắn xé nhau, kìa một ông bố đầy mặc cảm không cách nào nói chuyện được với con

Trang 18

trai mình như “giữa cánh đàn ông” với nhau, rồi một anh chồng phản bội vợ hay môt chị vợ phản bội chồng Khá nhiều truyện ngắn của Carver giống như những tấm ảnh chụp nhanh Như thể ông bấm máy tức thì mỗi khi gặp tình huống mới lạ Nói mới lạ là với độc giả thôi, chứ đâu có mới lại với ông, người đã từng lưu lạc khắp nước Mỹ, đã chia sẻ cuộc sống mù xám và tẻ nhạt của các thị trấn Mỹ Thời thơ ấu trong bang Oregon cùng với cha mẹ xuất thân làm nghề đốn củi và đánh cá ở bờ biển Bắc Thái Bình Dương Những năm lặn lội kiếm sống bằng hàng chục nghề tạm bợ (lái xe hàng, gác đêm, phục vụ trạm xăng, trực khách sạn ) đã đặt ông vào một vị trí thuận lợi để quan sát cuộc diễu hành của những con người mãn kiếp kẹt trong buồn chán, sau này sẽ thành nhân vật của ông” [23]

Đi theo phong cách tối giản nên trong truyện của Carver không có nhiều tình tiết mà thường chỉ có một Ít ỏi là vậy, nhưng sức nặng, tính tượng trưng

và tính dự báo của các tình tiết rất đáng kể bởi sau bao nhiêu cách tân táo bạo của các trường phái, văn học có xu hướng quay về với những cái giản dị, bình thường, ngỡ như rất ít tính nghệ thuật, ít dấu ấn chủ quan Bởi, các nhà văn biết rằng, ý thức được rằng chính cuộc sống mới là nhà cách tân vĩ đại nhất Bác bỏ những nhận định phản bác, miệt thị tác phẩm của mình, Raymond Carver khẳng định: “Truyện ngắn sẽ tiếp tục thu hút sự lưu tâm hơn nữa và nhiều độc giả hơn nữa cho đến chừng nào tác giả của chúng tiếp tục sản xuất

ra những tác phẩm có sức hấp dẫn và sức trường tồn thực sự, những tác phẩm xứng đáng với sự chú ý và sự chấp nhận của số lượng ngày càng đông đảo bạn đọc biết cảm thụ” [13]

1.2 Cốt truyện và cốt truyện tối giản

1.2.1 Cốt truyện

Vấn đề cốt truyện trong truyện kể từ lâu đã được ngành Tự sự học coi là một yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi, một mắt xích quan trọng để tạo nên kết cấu của tác phẩm tự sự Trên thế giới, vấn

Trang 19

đề này được nghiên cứu từ rất lâu với cuốn Nghệ thuật thi ca của Aristote

Theo Aristote, cốt truyện là yếu tố không thể thiếu trong truyện và kịch Ông được coi là người đặt nền móng cho sự phát triển của những lí thuyết nghiên

cứu cốt truyện sau này Theo G.N.Pospelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu

văn học thì cốt tryện được hiểu như là tiến trình của các sự kiện Sau đó,

V.B.Shklovsky đã đề xuất cách hiểu khác, theo ông, cốt truyện là sự sắp xếp các

sự kiện, sự việc, tình tiết trong văn bản nghệ thuật Cách hiểu này được lưu truyền rộng rãi trong giới nghiên cứu mãi những năm hai mươi của thế kỉ XX

Ở Việt Nam, từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra cách hiểu: “Cốt truyện

là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo nhu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ thể quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm thuộc loại tự sự và kịch Cốt truyện không phải là yếu tố tất nhiên

của mọi tác phẩm văn học.” [14, 586]

Cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân chủ biên lại cho rằng:

“Cốt truyện là sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố có trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình.” [1, 122]

Giáo trình Lí luận văn học tập hai, phần “Tác phẩm và thể loại văn học”

giáo sư Trần Đình Sử đưa ra cái nhìn cụ thể về cốt truyện: “Cốt truyện là một chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự, kịch Một số văn bản trữ tình cũng có yếu tố cốt truyện Khái niệm cốt truyện nhằm tách truyện thành hai phần Một phần là chuỗi các sự kiện rất đăc trưng cho thể loại tự sự

và kịch và một phần khác quan trọng không kém là các yếu tố miêu tả, lời kể, lời bình Thiếu các yếu tố này thì truyện không thể thành truyện” [20, 56] Như vậy, dù chưa thống nhất trong cách hiểu nhưng các nhà nghiên cứu

về cơ bản, theo quan niệm truyền thống, nói tới cốt truyện là nói tới hệ thống

sự kiện trong tác phẩm Đối với tác phẩm tự sự, tình tiết, sự kiện đóng vai trò quan trọng đặc biệt: không có sự kiện thì không có tác phẩm tự sự

Trang 20

Về thành phần cốt truyện, quan niệm truyền thống cho rằng, bất kể truyện lớn nhỏ, cốt tuyện bao gồm những thành phần chính: Trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút Tuy nhiên, không phải bao giờ cốt truyện cũng được sắp xếp theo trình tự vốn có Nó có thể thay đổi trình tự sắp xếp các chi tiết và sự kiện nhằm tạo ra xung đột gay cấn để hấp dẫn người đọc Cốt truyện như thế được gọi cốt truyện kịch tính hay như các nhà nghiên cứu khác gọi là cấu trúc đramatic vì nó có cấu trúc giống kịch đram Xuyên suốt lịch sử, cốt truyện ngắn mãi đến thế kỉ XX cơ bản vẫn là cốt truyện kịch tính Một truyện ngắn hay phải li kì, hấp dẫn, phải có những đột biến, uẩn khúc, xung đột, mâu thuẫn căng thẳng dồn nén khiến cho người đọc tò mò và cuốn theo tác phẩm Chỉ đến khi mâu thuẫn được giải quyết thì người đọc mới được thỏa mãn

1.2.2 Cốt truyện tối giản

Chúng ta biết, không có chân lí nào là tuyệt đối cả, hơn nữa cái mới ra đời trên nền tảng cái cũ là sự kế thừa hay phủ định Theo như Lỗ Tấn đã từng nói: “Có biết cái cũ, nhìn thấy cái mới, hiểu rõ quá khứ, suy đoán được tương lai, thì sự phát triển văn học của chúng ta mới có ý nghĩa” Theo tinh thần truyền thống, cốt truyện có vai trò rất lớn trong tự sự Tuy nhiên, như đã nhận định trên, trong quá trình đổi mới của văn học trên thế giới trong đó có Việt Nam thì có nhiều giá trị bị nghi ngờ, thậm chí phủ định, đây là một điều hoàn toàn có thể lí giải được

Vậy cốt truyện tối giản là gì? Ta có thể hiểu một cách đơn giản cốt truyện tối giản là cốt truyện mà vai trò của cốt truyện đã bị hạn chế tới mức tối đa Ở đó, không có những mâu thuẫn, xung đột gay gắt, cũng không có những tình tiết kịch tính, hồi hộp, lôi cuốn bạn đọc mà ở đó chỉ có những con người bình thường, với những câu chuyện đời thường hết sức vụn vặt xảy ra trong cuộc sống hàng ngày Nhà văn không có tham vọng bao quát mọi vấn

đề mà chỉ tập trung phản ánh lại thực tại một cách chân thực nhất như nó vốn

Trang 21

có Ngoài ra, cốt truyện cũng được loại bỏ hầu hết các chi tiết ở mức tối đa Hầu hết các chi tiết miêu tả không gian, thời gian, trạng thái tâm lí nhân vật đều bị lược bỏ, nhà văn chỉ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất Đây có thể coi là đặc diểm nổi bật của khuynh hướng tối giản trong cốt truyện, bởi bản chất của khuynh hướng tối giản là nói được nhiều nhất bằng lượng ngôn từ ít nhất Sự tiết giảm này một mặt tạo nên tính hàm súc cho văn bản, một mặt giúp cho người đọc tích cực tham gia đồng sáng tạo với nhà văn Ngoài ra, kết thúc mở cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong truyện có cốt truyện tối giản Nó không phải là dấu chấm hết cho tác phẩm mà mỗi kết thúc đều có tính gợi mở, ám ảnh trong tâm trí bạn đọc, đem lại dư âm cho tác phẩm để khi gấp trang sách lại rồi, bạn đọc vẫn không ngừng nghĩ mãi về vấn

đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm Raymond Carver là đại diện xuất xắc nhất của lối viết này Frank Kermode đã từng nhận xét rằng: “Truyện ngắn của Raymond Carver sơ giản đến mức phải mất một hồi người ta mới nhận thấy cả một văn hóa và cả một tình thế đạo đức đã hiện ra trọn vẹn như thế nào với thậm chí một phác thảo tưởng chừng nhẹ nhàng nhất” [dẫn theo 8,

Tr.Bìa]

Sang đến thế kỉ XX, nghệ thuật tự sự đã có nhiều đổi mới, đặc biệt trên phương diện cốt truyện Trên phương diện sáng tác, đáp ứng nhu cầu của thực tại xã hội, văn học hiện đại và hậu hiện đại ra đời với nhiều đặc trưng mới Quan niệm “văn học phản ánh hiện thực” không còn độc tôn nữa, thay vào đó, đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm được đề cao Nói như Phùng Văn Tửu thì vai trò của cốt truyện càng đơn giản bao nhiêu, càng ít sự kiện, biến cố bao nhiêu thì nội dung nghệ thuật càng nổi bật bấy nhiêu Cốt truyên đã có sự đột phá lớn, phá vỡ quan điểm truyền thống, số phận của cốt truyện trở nên

mờ nhạt, nó không còn là một khung cố định, đơn tuyến mà có sự phân rã, xuất hiện nhiều dạng thức khác nhau

Trang 22

Nếu trước đây, chức năng quan trọng nhất của cốt truyện là bộc lộ các mâu thuẫn đời sống, nói cách khác là xung đột Truyện ngắn là một “câu chuyện” và một nhà văn là người biết “kể một câu chuyện” thì sang đến thế kỉ

XX, việc nhà văn sáng tạo nên những diễn biến hồi hộp, gây xúc động , kịch tính không còn là mối quan tâm đặc biệt của người cầm bút và cũng không còn là điều lôi cuốn, hấp dẫn độc giả nữa Đây cũng có thể coi là một điều dễ hiểu bởi xã hội càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại, tri thức con người càng cao nên người đọc sẽ có những yêu cầu cao hơn Họ không còn muốn ở vào thế bị động tiếp nhận tác phẩm dưới sự dẫn dắt của nhà văn mà

họ muốn ở tư thế chủ động, mở rộng trí tưởng tượng và sáng tạo của mình với vai trò như là một người đồng sáng tạo với tác giả Để đáp ứng nhu cầu đó của độc giả, cốt truyện cần có sự đổi mới mạnh mẽ Ta có thể lấy ví vụ qua một số nhà văn tiêu biểu như: Franz Kafka, Hemingway, Ionesco Và tiêu biểu thời hậu hiện đại có Raymond Carver

Kafka đã mở đầu cho sự phá bỏ cốt truyện truyền thống trong văn học thế kỉ XX Giảm nhẹ vai trò của cốt truyện nhưng ý nghĩa của truyện lại tầng tầng lớp lớp Nó chân thật như cuộc sống với đầy đủ các tính chất: nhạt nhẽo,

xô bồ, phi lí, nghiệt ngã Tác phẩm của Kafka theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân “thật sự là những cái mốc của quá trình văn học thế giới” Sáng tác của Kafka nói chung và truyện ngắn nói riêng thể hiện sự thay đổi về phương thức phản ánh hiện thực, đó là tiếp cận theo hướng huyền thoại hóa, xây dựng một thế giới hiện thực đầy phi lí Tuy nhiên những sáng tác của ông cũng đủ

để làm một cuộc cách tân lớn trong văn học thời điểm bấy giờ Đọc Kafka, người đọc nhận ra nhà văn ít khi xây dựng cốt truyện trên cơ sở những hành động bên ngoài của nhân vật, yếu tố cơ bản của cốt truyện không còn là hệ thống sự kiện bên ngoài tạo nên hình thức vận động của cốt truyện nữa Trong nhiều truyện ngắn của ông, cốt truyện được hư cấu đơn giản, dường như không cần đến sự tổ chức và sắp xếp Từ đó có thể thấy, Kafka không coi cốt

Trang 23

truyện là yếu tố hàng đầu của truyện ngắn nữa Với những truyện ngắn của mình, Kafka hướng người đọc theo chiều sâu của sự suy nghĩ, khám phá ý nghĩa của chúng Cốt truyện trong truyện ngắn của Kafka không có những xung đột, căng thẳng kịch tính, những mâu thuẫn cần được giải quyết nhanh chóng mà trái lại cốt truyện thường được nới lỏng, giãn ra, các chi tiết, sự kiện hiếm khi xuất hiện dồn dập và cũng không lắt léo.Vì thế, truyện rất khó

tóm tắt Độc giả khó có thể tóm tắt truyện ngắn Mười một người con trai, chỉ

biết xuyên suốt cả câu truyện nhân vật tôi - người cha kể về mười một người con của mình, ở đó mỗi người con chỉ là những mảnh nhỏ lắp ghép đầy thiếu

hụt, không hoàn thiện Ta cũng thật khó để tóm tắt truyện Hang ổ, Cây cầu,

Những thân cây

Khi cốt truyện được nới lỏng thì Kafka đặc biệt chú ý vào vai trò của các các chi tiết Để xây dựng cốt truyện, Kafka không có ý định dồn nén các chi tiết mà lại cho chúng lắp ghép lại với nhau Đằng sau rất nhiều những chi tiết tiêu biểu là những triết lí thâm trầm, là chủ đề lớn có ý nghĩa thời đại: “thân

phận con người” Chủ đề này đã trở thành chủ đề trung tâm của cả một dòng

văn học phi lí và là mối quan tâm hàng đầu của các nghệ sĩ thế kỉ XX Như vậy, với cốt truyện được nới lỏng ra thì vai trò của các chi tiết trong cốt truyện là rất quan trọng, những chi tiết này không nhằm xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh mà nó chỉ là những dấu ấn mang tính biểu trưng, nó khiến cho truyện ngắn của Kafka tuy được nới lỏng nhưng có một ý nghĩa sâu xa vượt ra khỏi phạm vi của câu chữ Chính vì thế truyện ngắn của ông thiên về

bề sâu, chú ý gợi hơn là tả Đọc những truyện ngắn của Kafka người đọc sẽ bất lực trong việc tìm trong những những câu truyện ấy đâu là cái sườn chính

Ở truyện ngắn có cốt truyện đổi mới, ta hay bắt gặp đa số câu truyện đều

có kết thúc mở Sau kết thúc, tình trạng mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết một cách toàn vẹn, dòng vận động của truyện vẫn chưa chấm hết, lời giải đáp vẫn chưa rõ ràng, số phận nhân vật chưa được thể hiện trọn vẹn Lối kết thúc

Trang 24

này để ngỏ để đưa cho người đọc những kiến giải khác nhau để họ tự lựa chọn, đề cao vai trò đồng sáng tạo của bạn đọc Hemingway- người đề xuất ra nguyên lí tảng băng trôi và là người có ảnh hưởng không nhỏ đến Raymond Carver thường hay lựa chọn lối kết thúc này cho tác phẩm của mình Cốt truyện không khép kín trong các sáng tác của ông tạo ra tính chất đối thoại giữa tác phẩm và bạn đọc, tạo ra tình huống giao tiếp giữa tác giả và độc giả Tác giả đưa ra cho người đọc tiếp nhận và hoàn thiện nó Truyện ngắn của ông đã mở ra khả năng giao tiếp vô hạn với người đọc khi nó luôn luôn là một câu đố cần có lời giải, một khoảng trống cần điền nốt, một sự im lặng cần lên tiếng Chính vì thế truyện ngắn của ông mặc dù đã chấm hết nhưng không bao giờ kết thúc Cái dấu hiệu chấm hết, khép lại câu chuyện chỉ là một cái kết ảo Hiệu quả của cái kết ảo này thật to lớn Trong khi lối kết thúc truyền thống nhấn mạnh vào tính tất yếu của sự vật ở đời thì lối kết thúc mở trong sáng tác của ông nhắc ta nghĩ đến tính dở dang chẳng hề kém hiển nhiên của sự vật Đọc truyện ngắn của Hemingway như đọc một lời mời gọi tha thiết hãy sáng tạo cùng tác giả

Sang đến văn học hậu hiện đại, Raymond Carver- đại diện tiêu biểu của giai đoạn văn học này đã kế thừa tư tưởng của các nhà văn hiện đại trước đó, đặc biệt là Hemingway để rồi chọn cho mình một lối đi riêng so với các nhà văn đương thời khác Các câu truyện được viết theo khuynh hướng tối giản của ông đã thực sự đặt dấu chấm hết cho kiểu cốt truyện truyền thống mà thay vào đó là kiểu cốt truyện mới - cốt truyện tối giản Khi nói về vấn đề này, Raymond Carver đã từng phát biểu: “Một điều khá phổ biến ở những người cầm bút là họ có xu hướng ngưỡng mộ những người trái ngược với mình về mục đích

và cách tạo hiệu quả trong sáng tác, và tôi thừa nhận mình cực kì ngưỡng mộ những truyện được triển khai theo mô thức cổ điển ấy, với xung đột, giải quyết

và kết thúc Nhưng dù tôi có thể kính trọng những tác phẩm ấy, thậm chí đôi lúc còn hơi ghen tị, thì tôi vẫn không thể viết như vậy được” [18]

Trang 25

Tiểu kết

Khuynh hướng tối giản là khuynh hướng văn học nổi bật trong những năm nửa cuối thế kỉ XX Bản chất của khuynh hướng này là nói được nhiều nhất từ cái ít, hủy bỏ cốt truyện truyền thống và luôn đề cao tính vô ngã trong

sáng tạo Raymond Carver là người quy tụ thành công nhất các nguyên tắc

tiêu biểu của chủ nghĩa tối giản Những truyện ngắn của ông là những ví dụ hoàn hảo cho đặc tính của sự tối giản: Tránh những đoạn trần thuật rườm rà, gạt bỏ sự hư cấu mang tính chủ quan của người viết, nhanh chóng tạo dựng không khí gợi sự tò mò của người đọc

Với các nhà văn cực hạn, cốt truyện là một phương diện quan trọng tập trung những cách tân táo bạo Sang đến thế kỉ XX, cốt truyên đã có sự đột phá lớn, phá vỡ quan điểm truyền thống Nhà văn chú trọng xây dựng những cốt truyện theo nguyên tắc của riêng mình, đã biến cốt truyện thành mảnh ghép rời rạc của cuộc sống, những mẩu sinh hoạt vô cùng đời thường, tiết giảm hầu hết các chi tiết và thay đổi hoàn toàn kết thúc vốn có của các truyện ngắn giai đoạn trước Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng phân tính cốt truyện tối giản trong

tập truyện ngắn nổi tiếng của Raymond Carver: Mình nói chuyện gì khi mình

nói chuyện tình

Trang 26

Chương 2

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TỐI GIẢN TRONG MÌNH

NÓI CHUYỆN GÌ KHI MÌNH NÓI CHUYỆN TÌNH

2.1 Những mảnh vỡ ghép lại

Trong cuốn The Return of Service, Jonathan Baumbach đã đưa ra nhận

định rằng, ngày nay bạn đọc một truyện và thấy nó hoàn toàn không còn là một truyện theo nghĩa truyền thống Nhà văn hậu hiện đại đã không còn tín nhiệm cái truyền thống nữa, vì vậy, họ tìm mọi cách để phá vỡ trật tự Và tất nhiên, đối tượng đầu tiên mà họ hướng đến bao giờ cũng là cốt truyện Nếu như câu truyện thông thường có cốt truyện theo kiểu tuyến tính, và chỉ có tính đơn kết, thì những nhà văn hậu hiện đại đã phá vỡ trật tự đó, tạo thành tính đa kết Cốt truyện giờ đây không còn liền mạch, mà đã bị nới lỏng đến mức gần như bị hủy diệt, và trở thành những phiến đoạn, mảnh đứt gãy được sắp xếp một cách tùy hứng Hay nói cách khác, cốt truyện trong văn học hậu hiện đại chính là những mảnh vỡ được lắp ghép với nhau

“Mảnh vỡ” được xem như là môt tính chất trong sáng tạo nghệ thuật, đôi lúc là còn được nâng lên thành chủ nghĩa: chủ nghĩa mảnh vỡ (fragmentarism) Từ đó, trong văn học, có thể xem đây là một khuynh hướng sáng tạo Các biểu hiện của nghệ thuật mảnh vỡ được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khảo sát khá công phu như: không có chủ đề, không có cốt truyện, không có kết thúc không có bất kì một cảm xúc Tuy nhiên, ở khía cạnh khóa luận, chúng tôi chỉ tập trung xác định và khai thác khái niệm này là một tính chất của cốt truyện, cũng như là một đặc thù tiêu biểu của văn học hậu hiện đại nói chung và các sáng tác của Raymond Carver nói riêng Trước khi xác lập khái niệm “cốt truyện mảnh vỡ”, chúng tôi bắt đầu đi sâu tìm hiểu khái niệm “mảnh vỡ” “Mảnh vỡ” là đặc trưng của tâm thức hậu hiện

Trang 27

đại và cũng là đặc trưng của văn học hậu hiện đại với nền tảng là triết học phi trung tâm, phản đối lí tính

Đầu tiên, từ cái nhìn triết học, ta thấy “mảnh vỡ” là sản phẩm của quan niệm hỗn độn về cuộc sống, khi xã hội đang đứng ở ngưỡng vận động, thay đổi Những mảnh vỡ va chạm nhau, tương tác nhau tạo nên sự phát triển

Từ cái nhìn Mĩ học, “mảnh vỡ” diễn đạt về Cái đẹp là cái chưa hoàn hảo trong hình hài của những mảnh vỡ “Mảnh vỡ” luôn cho thấy sự khiếm khuyết, sự chưa hoàn thiện về một cái “tôi” – với đầy đủ nhân hình, nhân dạng và nhân tính Nó là cái đẹp đang trên sự vận động

Từ cái nhìn lí thuyết, phê bình văn học, “mảnh vỡ” là sản phẩm của giải cấu trúc Khi cái ngoại biên được xem trọng như cái trung tâm và dần dịch chuyển vào trung tâm để làm phi trung tâm một sự vật, hiên tượng nào đó thì

“mảnh vỡ” ra đời Vậy, khi nói tới “mảnh vỡ” là nói tới hình thức phi trung tâm, giải chính thống, giải những đại tự sự đã trở nên lỗi thời

Giáo sư Lê Huy Bắc đã từng nhận định: “Đây là khuynh hướng sáng tác rất tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại Có thể nói, với tư cách là một kĩ thuật, mảnh vỡ xâm nhập vào tất cả các khuynh hướng sáng tác Đơn giản bởi

“mảnh vỡ” chính là bản thể của hiện tồn hậu hiện đại, khi người ta không còn tin vào những cái gì tròn trịa, đầy đặn, dễ nắm bắt thì “vỡ” tức là tiêu chí bản chất sự việc Bản thân mảnh vỡ cũng mang trong nó nội hàm của sự phi trung tâm Điều này cắt nghĩa tạo sao các nhà hậu hiện đại, dù ý thức hay không

cũng không thể nào thoát khỏi tính chất này trong sáng tác” [9, 76]

Từ đó, ta có cốt truyện mảnh vỡ chính là kiểu cốt truyện tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập, tồn tại bên nhau Đây là một kiểu kết cấu lắp ghép mang hơi hướng của tư duy hội họa lập thể Ở đây cốt truyện đã bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối quan hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vỡ là một mảnh vụn của hiện thực Cốt truyện vẫn tồn tại song bắt đầu bị biến dạng và phân rã, thay vì

Trang 28

duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của các nhân vật chính (protagoniste), tự sự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân đoạn, các “mảnh vỡ” của cuộc đời nhân vật chính, thay vì triển khai tự sự bám vào “cuộc phiêu lưu của nhân vật” nhà văn lại biến tự sự trở thành “một cuộc phiêu lưu của cái viết” nghĩa là sự chắp ghép ngẫu nhiên những mảnh vỡ - những sự phân tán rời rạc

Các nhà văn hậu hiện đại rất có ý thức trong việc sử dụng loại cốt truyện này để tăng sức biểu đạt cho tác phẩm của mình Raymond Carver cũng vậy,

cốt truyện mảnh vỡ là đặc trưng tiêu biểu của tập truyện Mình nói chuyên gì

khi mình nói chuyện tình - tập truyện tiêu biểu cho phong cách tối giản trong

sáng tác của Raymond Carver

Truyện Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình của Raymond

Carver có cấu trúc như một vở kịch được tạo nên từ nhiều màn, mỗi màn kịch

là một sự kiện không theo quan hệ lôgíc, nhân quả Đó là câu chuyện về Terri

- cô gái đã từng yêu một người và bị hắn bạo hành Là câu chuyện về Mel, một người đàn ông đã từng yêu say đắm người vợ trước của mình nhưng giờ thì ghét cay ghét đắng đến mức đã từng có ý định mang ong thả vào nhà cô ta chỉ vì cô ta dị ứng với ong Đó còn là câu chuyện cảm động về một đôi vợ chồng già, không may bị tai nạn nhập viện và mạng sống có thể bị thần chết cướp đi bất cứ lúc nào, thế nhưng nỗi đau lớn nhất với họ không phải là những thương tổn về thể xác mà nỗi đau lớn nhất chính là việc họ không thể nhìn thấy được nhau qua hai cái lỗ nhỏ ngang tầm mắt Và đó còn là câu chuyện tình yêu của Mel và Terri khi họ đến với nhau nhưng luôn luôn trong tình trạng trốn chui trốn lủi, lúc nào cũng phải mang theo súng bên người, thậm chí Mel còn thảo sẵn di chúc để đề phòng lỡ có chuyện gì xảy đến với anh Nhìn toàn cục đó là những mảng văn bản rời rạc, phản ánh những mảng đời sống khác nhau Ta có thể xáo trộn những mảng sự kiện này mà không làm ảnh hưởng nhiều đến lôgic tác phẩm Qua những mảng cốt truyện này,

Trang 29

Raymond Carver cho ta thấy một nước Mỹ hậu công nghiệp, một nước Mỹ ngập ngụa trong sự bạo tàn, nhàm chán, trong sự tầm thường đên ê chề Carver đã tạo nên một thế giới thiếu vắng tình yêu, thiếu vắng đến độ dã man Thật là lạ là từ lâu lắm rồi, người ta đã quên hẳn không còn biết nói gì về tình yêu Trái tim bị xâm thực bởi quá nhiều tham vọng nhỏ nhoi đã trở nên khô héo, cằn cỗi, không còn biết đến nhịp đập yêu thương

Truyện Thanh thản cũng sử dụng kiểu cốt truyện phân mảnh khá độc đáo

này Câu chuyện xoay quanh buổi đi cắt tóc của nhân vật tôi Tuy nhiên, trong buổi đi cắt tóc, nhân vật tôi đã được tiếp xúc và nghe nhiều câu chuyện khác

Đó là câu chuyện về một buổi đi săn một con hươu của tay bảo vệ Charles cùng với bố và thằng nhỏ nhà anh ta, là câu chuyện về Albert - người đàn ông sắp chết vì bị khí thũng nhưng luôn luôn bị người khác chê bai đủ điều và thường xuyên nổi cáu, là hình ảnh của một người đàn ông không tên cầm báo khi thấy Charles và Albert cãi nhau thì thay vì khuyên can, anh lại khích bác

để hai người thêm nóng giận và đánh nhau Và đó cũng là hình ảnh của nhân vật tôi, mặc dù người đọc không được cung cấp nhiều thông tin nhưng cũng phần nào thấy được anh ta đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá khứ và đang đi tìm kiếm cho mình một sự thanh thản trong tâm hồn Sống trong xã hội hậu hiện đại, con người không thể tránh khỏi những hoang mang, xung đột, mâu thuẫn trong suy nghĩ Họ quyết định lựa chọn nhưng rồi sau đó lại đắn đo, phân vân với chính quyết định của mình Con người cứ quay cuồng, đắm đuối trong hàng vạn suy nghĩ, suy tư mà chẳng bao giờ tìm thấy cái đích

mà mình mong muốn Con người sống nhưng luôn mang trong mình những nỗi đau, dù đó là nỗi đau tinh thần hay vật chất, thế nhưng dù luôn nhận thức được những nỗi đau của mình thì họ vẫn cứ mãi quẩn quanh trong suy nghĩ và hành động, họ bế tắc, mê muội và khắc khoải trong nỗi niềm thầm kín, họ lại bất lực, mù quáng, sai lầm trong cách thể hiện bản thân.Ví như nhân vật tôi, anh ta đã từng muốn sống một cuộc đời mới với vợ và con mình ở Crescent

Trang 30

City, California nhưng rồi anh ta lại từ bỏ ý định đó mà thật sự không biết cái đích mà mình muốn hướng tới là gì Hay như nhân vật Albert - ông ta vốn là một người thích đi câu và am hiểu về tuốt lươn cũng như đàn bà Nhưng khi luôn bị mọi người chê bai đủ điều cộng thêm căn bệnh hiểm nghèo mà ông ta đang mắc, Albert đã trở thành một con người khác Thay vì giữ thái độ hòa nhã với mọi người, Albert luôn tỏ ra khó chịu và nổi nổi nóng mặc dù chuyện hầu như cũng chẳng có gì Và vì thế, nhân vật cứ mãi chìm đắm trong nỗi đau của mình cũng như gây ra và chứng kiến những nỗi đau của đồng loại để rồi cuộc đời họ luôn chỉ là những bất ổn chua cay và những hối tiếc muộn màng

vô nghĩa

Vậy mục đích của việc xây dựng những câu chuyện theo kiểu cốt truyện phân mảnh của Raymond Carver là gì? Trước hết, việc sử dụng kiểu cốt truyện phân mảnh thể hiện nỗ lực của Raymond Carver nhằm cách tân truyện ngắn, nhằm phá vỡ khung tự sự truyền thống Tự sự truyền thống đề cao tính chuyện rõ ràng, rành mạch, do đó cốt truyện luôn giữ một vị trí quan trọng không thể thay thế, cốt truyện chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm Các nhà văn theo khuynh hướng truyền thống thường quan niệm rằng: Các tác phẩm tự sự nhất thiết phải tồn tại trên một cốt truyện, nếu không có cốt truyện thì rất khó có thể có tự sự Và độc giả chủ yếu tìm đến tự sự vì cốt truyện của nó, họ yêu thích hay chán ghét một tác phẩm tự sự chủ yếu vì cách mà nhà văn giải quyết vấn đề mà cốt truyện đặt

ra Phải chăng việc phá vỡ khuynh hướng tuyến tính, đề cao tính bất định, đứt đoạn, phân mảnh trong việc xây dựng cốt truyện là một trong những yếu tố làm nên sự hấp dẫn cho truyện ngắn của Raymond Carver

Thứ hai, với kiểu cốt truyện phân mảnh, Carver đã thể hiện một quan niệm mới về hiện thực Đó là một hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực rời rạc, đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống đang tan rã dần dần, một cuộc sống không

dễ tìm mối tương giao, liên kết Trong quan niệm của các nhà văn thời kì đổi

Trang 31

mới, hiện thực không phải là một khối duy nhất mà là có vô số mảnh vỡ xuất hiện từ nhiều phương hướng khác nhau Hiện thực không phải là một khối đơn giản và đồng nhất trong nhãn quan của mọi người Ngay cả với bản thân một người thì cùng lúc họ cũng có thể nhìn thấy nhiều thế giới khác nhau bởi mỗi người có thể cùng lúc chịu chi phối nhiều hệ quy chiếu khác nhau Các nhà văn thời kì đổi mới nhận thấy rằng không có một mẫu hình thế giới lý tưởng và trường cửu để hướng đến mà có vô số mẫu hình thế giới để lựa chọn, không có một hiện thực cố định để tiếp cận mà có vô số hiện thực bất định để ứng phó Thế giới là tập hợp của những mảnh vụn hiện thực – mỗi mảnh vụn nằm ở một chỗ riêng của nó – mỗi mạnh vụn tự nó là một tâm điểm, nó có giá trị tự thân của nó

Cũng với kiểu cốt truyện phân mảnh này, Raymond Carver thể hiện một

ý thức về khả năng hữu hạn của con người trong việc nhận thức thế giới

Trước đây, nhà viết văn luôn mang ảo tưởng mình là “người thư kí trung

thành của thời đại”, mình có khả năng nắm bắt được toàn bộ thế giới Thế

nhưng, giờ đây họ đã ý thức được thế giới này quả là rộng lớn, con người không có khả năng bao quát được cả thế giới mà chỉ có thể nhận thức được từng mảnh vỡ của nó mà thôi

Một ý nghĩa cuối cùng của việc sử dụng kiểu cốt truyện phân mảnh này chính là việc kích thích khả năng tiếp nhận tích cực, chủ động sáng tạo của người đọc Có ý kiến cho rằng với việc sử dụng hình thức cốt truyện này, các nhà văn đã “xúc phạm” đến độc giả truyền thống Bởi vì thói quen thông thường của độc giả truyền thống khi đến với truyện ngắn là muốn được nghe nhà văn kể cho nghe một câu chuyện Và họ cứ nương theo trình tự kể của nhà văn, trình tự sắp xếp các sự kiện để dựng lại bức tranh về cuộc sống Chính vì thế, cách kể của nhà văn càng rõ ràng mạch lạc, cách sắp xếp sự kiện của nhà văn càng chặt chẽ, thuận chiều thì họ càng cảm thấy dễ dàng, thuận tiện trong việc tiếp nhận tác phẩm Ngược lại, với kiểu cốt truyện phân mảnh

Ngày đăng: 07/09/2017, 09:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
2. Lê Huy Bắc (1999), “Truyện ngắn Mỹ đương đại”, Tạp chí văn học nước ngoài, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Mỹ đương đại”
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1999
3. Lê Huy Bắc (2003), Văn học Mỹ, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Mỹ
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2003
4. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lí luận tác giả và tác phẩm tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn lí luận tác giả và tác phẩm tập 1
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
5. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lí luận tác giả và tác phẩm tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn lí luận tác giả và tác phẩm tập 2
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
6. Lê Huy Bắc (2009), Đặc sắc nghệ thuật Ạnh Mỹ, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc sắc nghệ thuật Ạnh Mỹ
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2009
7. Lê Huy Bắc (2010), Lịch sử văn học Mỹ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Mỹ
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2010
8. Lê Huy Bắc (2011), Văn học Âu - Mỹ thế kỉ XX, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Âu - Mỹ thế kỉ XX
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2011
9. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại, lý thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại, lý thuyết và tiếp nhận
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2012
10. Phillip Carson, Nhãn quan của Raymond Carver , Thư viện điện tử www.evan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhãn quan của Raymond Carver
11. Raymond Carver (2009), Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình – Dương Tường và Nguyễn Hạnh Quyên dịch, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình
Tác giả: Raymond Carver
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2009
12. Raymond Carver, Kinh nghiệm viết truyện ngắn, Thư viện điện tủ www.evan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm viết truyện ngắn
13. Raymond Carver, Về truyện hư cấu đương đại, Thư viện điện tử www.evan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về truyện hư cấu đương đại
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điền thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điền thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
16. Phương Lựu (1987), Lý luận văn học tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học tập 2
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1987
17. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, Nxb Văn học và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nxb Văn học và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2001
18. Larry McCaffery,Sinda Gregory (1985), phỏng vấn Raymond Carver “Raymond Carver – tôi thuộc chủ nghĩa hiện thực”, tạp chí Mississippi Review, số 14, Thư viện điện tử www.evan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Raymond Carver – tôi thuộc chủ nghĩa hiện thực"”, tạp chí Mississippi Review, số 14
Tác giả: Larry McCaffery,Sinda Gregory
Năm: 1985
19. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề thi pháp học hiện đại
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
20. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phê bình văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1996
21. Phan Thị Vân Thanh (2006), Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Raymond Carver, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Raymond Carver
Tác giả: Phan Thị Vân Thanh
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w