Kết quả đó thể hiện sự sáng tạo, linhhoạt, dám nghĩ, dám làm và tầm nhìn xa để đưa ra những định hướng chiếnlược phát triển của các thế hệ lãnh đạo tỉnh Lào Cai trong quá trình lãnh đạoĐ
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát huythuận lợi, tận dụng cơ hội và khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức tỉnhLào Cai đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, trở thànhmột tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc Kết quả đó thể hiện sự sáng tạo, linhhoạt, dám nghĩ, dám làm và tầm nhìn xa để đưa ra những định hướng chiếnlược phát triển của các thế hệ lãnh đạo tỉnh Lào Cai trong quá trình lãnh đạoĐảng bộ và nhân dân trong tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ,chương trình kế hoạch đã đề ra
Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV (tháng 9 năm 2015) đã nghịquyết các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020 Ngay sau Đại hội, BanChấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã ban hành 4 Chương trình trọng tâm với
19 Đề án trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh, Nộichính - đối ngoại và Xây dựng hệ thống chính trị giai đoạn 2016 - 2020 Việcxây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm cóvai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng bộtỉnh Lào Cai lần thứ XV đề ra, đồng thời có ý nghĩa quyết định trong việcthực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt
Để có hướng đi đúng từ đó tìm ra các giải pháp phát triển toàn diện cácngành, lĩnh vực, phấn đấu duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạođược chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực phát triển Kinh tế, Văn hóa - xãhội, gắn với đảm bảo Quốc phòng - an ninh và xây dựng Chính quyền cáccấp, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân
Trang 2dân, đưa tỉnh Lào Cai ngày càng phát triển, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
"Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2030".
3 Giới hạn (đối tượng, không gian, thời gian).
- Đối tượng: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnhLào Cai
- Không gian: Địa bàn tỉnh Lào Cai
- Thời gian: Đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2010 - 2015 và chiếnlược phát triển đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập thông tin
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2010 - 2015, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để đưa ra các chiến lược địnhhướng, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 của tỉnh
Trang 3Lào Cai, phấn đấu đưa tỉnh Lào Cai trở thành một tỉnh phát triển của khu vựcTây Bắc.
6 Cấu trúc tiểu luận.
Tiểu luận gồm ba phần:
- Phần A: Mở đầu.
- Phần B: Nội dung
+ Cơ sở lý luận về tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội
+ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh LàoCai giai đoạn 2010-2015
+ Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2030
+ Đề xuất, kiến nghị
- Phần C: Kết luận.
- Phần D: Tài liệu tham khảo.
Trang 4B NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận về tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội.
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên những quan điểm cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế thị trường định hướngXHCN, các chủ trương, đường lối phát triển đất nước; các chỉ thị, nghị quyết,chính sách của Đảng và Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy LàoCai về phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh Tiêubiểu là Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnhLào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 01-NQ/TUngày 27/11/2015 về 4 chương trình công tác, 19 đề án trọng tâm của Ban chấphành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 Các báo cáo tổngkết, số liệu thống kê của các cơ quan, sở, ban, ngành của tỉnh Lào Cai; kết quảđiều tra khảo sát nghiên cứu thực tế có liên quan đến đề tài là cơ sở lý luận,thực tiễn của tiểu luận
Phát triển kinh tế - xã hội có nội hàm rộng nhất bao gồm phát triển tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm chuyển xã hội từ trạng thái này sangtrạng thái khác theo hướng xây dựng xã hội phát triển dân chủ, văn minh, tiến
bộ, đảm bảo cuộc sống văn minh vật chất và tinh thần của con người, tất cả vìhạnh phúc của con người Theo đó, tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều phải được tôn trọng, quản lý phát triểnnhằm bảo đảm quyền con người, bảo đảm tự do và công bằng, thoả mãn nhucầu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.Trong đó phát triển kinh tế là trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến các lĩnhvực khác của đời sống xã hội
Trang 5Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơcấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xãhội Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế Nhưngkhông phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế Pháttriển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau:
Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân(GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người Nội dung này phảnánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định
Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của cácngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷtrọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống Nội dung này phản ánh chất lượngtăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăngtrưởng kinh tế bền vững
Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tănglên của thu nhập thực tế, chất lượng các dịch vụ công mà mỗi người dânđược hưởng Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởngkinh tế
Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thểlà: Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số Sự tăng trưởngkinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo đảm tăng trưởngbền vững Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiệncho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả củatăng trưởng kinh tế Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biếnđổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái
Như vậy, phát triển kinh tế có nội dung và ý nghĩa khá toàn diện, là mụctiêu và ước vọng của các dân tộc trong mọi thời đại Phát triển kinh tế bao
Trang 6hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết và cơ bản đểgiải quyết công bằng xã hội Công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấn đấu củanhân loại, vừa là động lực quan trọng của sự phát triển Mức độ công bằng xãhội càng cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội càng có cơ
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tích cực: tỷ trọng ngành nông, lâmnghiệp và thủy sản giảm từ 28,3% năm 2010 xuống còn 15,7%; công nghiệp
và xây dựng tăng từ 37,8% lên 43,2%; dịch vụ tăng từ 37,9% lên 41,2%.Sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh toàn diện, xây dựng và tổ chứcthực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nôngnghiệp, phát triển đa dạng cây trồng, hình thành nhiều vùng sản xuất hànghóa Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 275 nghìn tấn, vượt 22,5% so vớimục tiêu đã đề ra Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha đất canh tác đạt trên
45 triệu đồng, tăng 39,5% so với năm 2010 Chăn nuôi địa bàn vùng thấp pháttriển tập trung, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng, đạt hiệu quảcao Phát triển mạnh thủy sản gắn với thị trường nhất là cá nước lạnh Lâmnghiệp được quan tâm đầu tư; phát huy chức năng rừng phòng hộ, rừng đặc
Trang 7dụng; quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến Tỷ lệ che phủ rùng đạt53,3%, tăng 2,3% so với năm 2010 Chương trình xây dựng nông thôn mớiđược tích cực triển khai, đạt nhiều kết quả, huy động 9.713 tỷ đồng thực hiệnchương trình, bình quân dạt 9,43 tiêu chí/xã, tăng 6,46 tiêu chí/xã so với năm2010; hết năm 2015 có 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Công nghiệp phát triển nhanh, tao “đột phá” trong phát triển kinh tế củatỉnh Nhiều dự án, nhà máy lớn chế biến sâu từ khoáng sản: Apatit, Sắt, Đồng,Graphit… đi vào hoạt động, là trung tâm công nghiệp luyện kim, hóa chất vàphân bón lớn của cả nước Giá trị sản xuất đạt 5,96 nghìn tỷ đồng, gấp 2,7 lần
so với năm 2010, tăng trưởng bình quân 22,6% Công nghiệp chế biến tăngnhanh trong cơ cấu sản xuất công nghiệp Đã và đang đầu tư 13 cụm côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tiềm năng thủy điện được khai thác, có 37 dự
án thủy điện hoạt động với tổng công suất là 605 MW, gấp 6 lần năm 2010;100% số xã, phường, thị trấn; 92% số thong, 93% số hộ sử dụng điện lướiquốc gia Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến gỗ, tre, chè xuất khẩu, chếbiến dược liệu cao cấp
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, huyện; quy hoạchngành và lĩnh vực được quan tâm Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng nôngthôn mới và tổ chức thực hiện Lập các quy hoạch xây dựng đô thị quan trọngnhư Quy hoạch Vùng tỉnh Lào Cai, điều chỉnh quy hoạch chung mở rộng đôthị du lịch Sa Pa và quy hoạch chung xây dựng thành phố Lào Cai… Tích cựchuy động vốn đầu tư phát triển, đạt 79,3 nghìn tỷ đồng, gấp 3,17 lần giai đoạn2005-2010, bình quân tăng 18%/năm Cơ cấu vốn đầu tư, giảm tỷ trọng vốnđầu tư từ ngân sách nhà nước, tăng nguồn vốn của các quỹ tài chính, tín dụng,các thành phần kinh tế Vốn đầu tư nhà nước được tập trung cho công trình,
dự án trọng điểm, vùng cao, vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn Nângcấp các đô thị, xây dựng trung tâm hành chính mới của tỉnh và ổn định các cơ
Trang 8quan của thành phố Thành phố Lào Cai đạt đô thị loại II, thị trần Sa Pa lên đôthị loại IV, thị trấn Mường Khương và Si Ma Cai lên đô thị loại V Các dự án
đô thị được xây dựng và khai thác hiệu quả Phối hợp tốt với bộ, ngành Trungương hoàn thành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nâng cấp đường sắt YênViên - Lào Cai, xây dựng 03 cầu lớn qua Sông Hồng
Thương mại nội địa phát triển nhanh đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội vàthúc đấy phát triển sản xuất hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu được đảm bảo.Khu kinh tế cửa khẩu hoạt động sôi động, khẳng định vị trí “mũi nhọn” củanền kinh tế Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bìnhquân đạt 21,7%/năm
Du lịch phát triển nhanh, toàn diện cả địa bàn, sản phẩm và chất lượng;nổi bật với các khu du lịch Sa Pa, Bắc Hà và thành phố Lào Cai Công tácquảng bá, xúc tiến du lịch được triển khai với nhiều hình thức; quan tâm liênkết du lịch với các tỉnh trong khu vực Cơ sở vật chất các điểm đến du lịchđược đầu tư xây dựng và nâng cấp; được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư các
dự án quan trọng Cơ sở lưu trú tăng gần 2 lần so với năm 2010, phòng nghỉtiêu chuẩn 3-5 sao chiếm 21% Lượng khách đến Lào Cai hàng năm tăng bìnhquân trên 20%; năm 2015 đón trên 2 triệu lượt khách, gấp 2,2 lần năm 2010.Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng trưởng cao, đạt trên 5,5 nghìn
tỷ đồng, tăng bình quân 21,1%/năm, gấp 2,6 lần so năm 2010 Chi ngân sáchđịa phương đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, bình quân tăng 10,5%/năm, gấp 1,6 lần sonăm 2010 Lồng ghép các nguồn vốn đồng bộ, chặt chẽ nhằm sử dụng hiệuquả các nguồn lực Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đáp ứng tốt yêu cầu pháttriển Tổng nguồn vồ huy động bình quân tăng 25%/năm, tương đương 30nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ bình quân tăng trên 22%/năm
Trang 9Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện Kinh tế tư nhânđược khuyến khích phát triển; kinh tế tập thể bước đầu phát huy hiệu quả,nhất là khu vực nông thôn Doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, cơ cấu lạiđảm bảo doanh thu, lợi nhuận và thu nhập cho người lao động Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ổn định Toàn tỉnh có 2,6 nghìn doanhnghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tăng 53% so năm
2010, bình quân tăng 10%/năm Thu hút đầu tư đạt được nhiều kết quả quantrọng
1.2 Về văn hóa, xã hội, con người:
a Về giáo dục - đào tạo: Các loại hình giáo dục và quy mô trường lớp
ngày càng mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân
và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Loại hình trường nội trú, bántrú dân nuôi ở vùng cao phát triển, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp tăng vàđược duy trì tất cả các cấp học, tạo được sự bình đẳng trong giáo dục và cơhội học tập cho mọi đối tượng Tỷ lệ huy động trẻ em người dân tộc thiểu số,trẻ em gái ra lớp được duy trì ổn định và ngày càng tăng Lào Cai là một trongnhững tỉnh hoàn thành các mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,phổ cập giáo dục THCS, phổ cập mầm non 5 tuổi sớm trong cả nước (hoànthành năm 2013) và duy trì được kết quả phổ cập giáo dục các cấp học Chấtlượng giáo dục có những chuyển biến toàn diện: Tỷ lệ học sinh phổ thôngđược học môn Ngoại ngữ, môn Tin học ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh hoànthiện chương trình giáo dục tiểu học, THCS cao và ổn định, tỷ lệ học sinh thi
đỗ tốt nghiệp THPT hàng năm duy trì ổn định khoảng trên 80% Tỷ lệ dân sốbiết chữ ngày càng cao hơn, chính sách dân tộc và bình đẳng giới trong giáodục được thực hiện Giáo dục đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp, đào tạo nghềcủa Lào Cai cũng có những chuyển biến tích cực Tỉnh Lào Cai đã đào tạođược đội ngũ cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng và liên kết đại học, từng
Trang 10bước đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Cơ sởvật chất, thiết bị giáo dục các trường tiếp tục được đầu tư, chương trình Kiên
cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên được triển khai thực hiệntích cực Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục tiếp tục được tăngcường về số lượng, tỷ lệ đạt chuẩn ngày cao Công tác xã hội hoá giáo dụcđược triển khai thực hiện tốt, huy động được nhiều nguồn lực cho phát triểngiáo dục Số trường học đạt chuẩn tăng nhanh, đến năm 2015 chiếm 44% tổng
số trường, tăng 21,9% so năm 2010 Sự phát triển của giáo dục đã góp phầnnâng cao mặt bằng trình độ dân trí, khoảng cách chênh lệch về trình độ họcvấn giữa thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ giảm dần
Nguồn nhân lực của Lào Cai được nâng cao về chất lượng nhờ đẩy mạnhcông tác đào tạo nghề, từng bước đáp ứng được yêu cầu của tăng trưởng kinh
tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hệ thống cơ sở dạy nghề, quy
mô và lĩnh vực đào tạo được mở rộng, đáp ứng nhu cầu học nghề của nhândân Đã thành lập phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, chuẩn bị chothành lập trường đại học Lào Cai Loại hình đào tạo ngày càng đa dạng, cảitiến nội dung nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng với nhu cầu của thị trườnglao động, với yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, gắn công tác đào tạonghề với bố trí việc làm và đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động Đội ngũ giáoviên dạy nghề ngày càng được bổ sung về số lượng và nâng cao về chấtlượng Nhận thức của nhân dân các dân tộc trong tỉnh về học nghề đã đượcnâng cao hơn, người lao động đã chủ động tham gia học tập chuyển đổi nghề
và học nghề mới Vì vậy họ có nhiều cơ hội tìm được việc làm và tự bố tríđược việc làm sau đào tạo, góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèotrên địa bàn tỉnh
Cùng với sự phát triển của giáo dục và đào tạo, trình độ học vấn cũngnhư trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động được nâng cao, tỷ lệ
Trang 11lao động có trình độ chuyên môn từ bậc trung cấp đến đại học và trên đại họcđược nâng lên, chất lượng nguồn nhân lực ngày một cao hơn, từng bước đápứng với yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội Tỷ lệ lao động qua đào tạotăng từ 38,8% năm 2010 lên 55% năm 2015; trong đó đào tạo nghề tăng từ27,8% lên 43,1%; cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng.
b Về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có bước chuyển biến tích cực, chất lượng dịch vụ y tế được nâng lên:
Hệ thống y tế không ngừng được củng cố, phát triển, từng bước hoànthiện từ tuyến tỉnh đến cơ sở Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực đáp ứngnhiệm vụ phòng, chữa bệnh ngay từ cơ sở: Bệnh viện Đa khoa tỉnh được đầu
tư xây dựng mới đồng bộ và đi vào hoạt động từ năm 2013; thành lập mớiBệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Nội tiết; nâng quy mô Bệnh viện Y học cổtruyền; xây dựng mới Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng; bệnhviên tư nhân Hưng Thịnh; 08 bệnh viện tuyến huyện; 36 phòng khám đa khoakhu vực, trạm y tế đều được mở rộng, cải tạo nâng cấp, xây dựng mới; trangthiết bị đồng bộ đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khám chữa bệnh của nhândân Trạm y tế xã, phường, thị trấn được chú trọng đầu tư, 100% xã, phường,thị trấn có trạm y tế hoạt động; 57,3% tổng số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y
tế
Nhân lực y tế có tiến bộ vượt bậc, đặc biệt số bác sĩ đến năm 2015 gấpgần 7 lần và số cán bộ trình độ sau đại học gấp hàng trăm lần so với thời điểmtái lập tỉnh năm 1991
Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ được mở rộng và nâng cao chất lượng, cơbản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân Người dân Lào Cai đềuđược tiếp cận các dịch vụ y tế từ tuyến cơ sở, đặc biệt khám chữa bệnh chongười nghèo ngày càng được quan tâm Tỷ lệ trẻ được tiêm phòng luôn ở mức
Trang 12cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của LàoCai có chiều hướng giảm xuống
Chất lượng dân số được cải thiện rõ rệt Tuổi thọ của con người đượcnâng lên, các vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mất cân bằng giớitính khi sinh từng bước được giải quyết
c Về giải quyết các vấn đề xã hội:
Công bằng xã hội được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn qua việc chủtrương phát triển các ngành nghề, khuyến khích phát triển các thành phầnkinh tế, tạo việc làm ở cả thành thị và nông thôn, thu hút lao động, giải quyếtviệc làm, xóa đói giảm nghèo; mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đếncác đối tượng dân cư; thực hiện các chính sách xã hội, phát triển hệ thốngdịch vụ công, bảo đảm cho mọi đối tượng đều được tiếp cận Quan tâm toàndiện đến các đối tượng chính sách, người có công với nước, cứu trợ chonhững người gặp rủi ro, bất hạnh; giải quyết các vấn đề tôn giáo, dân tộc, cảitạo tập quán lạc hậu; khắc phục tình trạng phụ nữ bỏ đi, ổn định dân cư, chăm
lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân
d An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện:
Xoá đói giảm nghèo được coi là một trong những thành công nhất củaviệc giải quyết các vấn đề xã hội ở Lào Cai Đặt trọng tâm vào công tác xoáđói, giảm nghèo, trong những năm qua Tỉnh đã ban hành và tập trung chỉ đạothực hiện nhiều chính sách, chương trình, đề án và huy động nguồn lực củatoàn xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo vượt qua khó khăn, vươn lênthoát nghèo Đề án Giảm nghèo nhanh, bền vững của Tỉnh ủy được thực hiệnhiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 42% xuống còn 13,8%, bình quân giảm
5,8%/năm
Công tác định canh định cư đạt được kết quả bước đầu, từng bước ổn
Trang 13định đời sống nhân dân vùng cao, vùng khó khăn, biên giới Các chính sáchdân tộc được quan tâm thực hiện, bộ mặt nông thôn miền núi, nhất là vùngdân tộc thiểu số thay đổi Các dịch vụ xã hội cơ bản, tối thiểu phát triển đãnâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc Chính sáchbảo trợ, cứu trợ xã hội đã giúp những người yếu thế ổn định cuộc sống, cóđiều kiện vươn lên, thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tươngthân tương ái của cộng đồng Chính sách ưu đãi với người có công được quantâm thực hiện và trở thành phong trào sâu rộng thể hiện truyền thống “uốngnước nhớ nguồn” của nhân dân các dân tộc Lào Cai
e Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú, bản sắc văn hoá được phát huy:
Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, truyền thanh truyền hình, báo chí
được đẩy mạnh, đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức đã nâng mức
hưởng thụ của nhân dân lên một bước Các thiết chế văn hóa được xây dựngđến tận thôn, bản vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ítngười Phong trào văn nghệ quần chúng ngày càng được mở rộng và pháttriển, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư” và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đi đôi với việc cải tạocác tập tục lạc hậu trong nhân dân phát triển sâu rộng Các di sản văn hoá vậtthể và phi vật thể, những nét đẹp trong bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Caiđược khôi phục, tôn vinh, tạo thành nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội củađịa phương Hoạt động thể dục thể thao có bước phát triển theo hướng xã hộihoá Nhiều khu phố, bản, làng, xã, phường, trường học, đơn vị lực lượng vũtrang, cơ quan, xí nghiệp có phong trào thể thao quần chúng phát triển mạnh
mẽ
Trang 141.3 Quốc phòng, an ninh và đối ngoại:
Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường luôn chủ động trong mọitình huống Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốcphòng, an ninh Thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninhnhân dân được củng cố ngày càng vững mạnh Xây dựng khu vực phòng thủtỉnh, huyện, thành phố vững chắc; tổ chức luyện tập, diễn tập khu vực phòngthủ sát thực tế, đạt kết quả cao Khu kinh tế quốc phòng hoạt động hiệu quả;các công trình quốc phòng được chú trọng đầu tư Thực hiện sắp xếp, ổn địnhdân cư biên giới hiệu quả, góp phần giữ vững đường biên, mốc giới và bảo vệchủ quyền lãnh thổ quốc gia Lực lượng vũ trang duy trì nghiêm kỷ luật, nângcao chất lượng huấn huyện, sẵn sàng chiến đấu
Công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội đã huyđộng sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân Phát huy vaitrò nòng cốt của lực lượng công an trong việc bảo đảm an ninh trật tự trên địabàn; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá củacác thế lực thù địch Phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, bảođảm an ninh trên tuyến biên giới; xây dựng và triển khai các phương án bảo
vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trịtrên địa bàn tỉnh Kiềm chế, xử lý kịp thời các đối tượng tuyên truyền thànhlập “Nhà nước Mông”, hoạt đọng lợi dụng tôn giáo trái pháp luật, lợi dụngkhiếu kiện vi phạm pháp luật Xử lý kịp thời các vụ việc phức tạp ngay từ cơ
sở, không để bị động, bất ngờ, không để hình thành các “điểm nóng” Làm tốtcông tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; tăng cường các biện pháp đảm bảo
an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh thông tin, bảo vệ bí mậtnhà nước
Chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả, kiềm chế sự gia tăng củatội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội; tỷ lệ điều tra, phá án cao đạt trên 80%, trong
Trang 15đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 99,3%; nâng cao hiệu quảcông tác điều tra, xử lý tội phạm, không để oan, sai và vi phạm pháp luậttrong hoạt động tư pháp.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; tăng cường côngtác quản lý về: xuất, nhập cảnh, người nước ngoài, cư trú, vũ khí, vật liệu nổ,công cụ hỗ trợ và quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật
tự Triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông,phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật được tăng cường, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật củaNhân dân được nâng lên Phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đượcchú trọng, phát huy hiệu quả thiết thực góp phần đảm bảo an ninh trật tự trênđịa bàn
Hoạt động đối ngoại, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao Nhân dân đượckết hợp hài hòa, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội Phươngchâm “đa phương hóa, đa dạng hóa” các quan hệ, hợp tác quốc tế trở thànhđịnh hướng đối ngoại lớn của tỉnh Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Lào Caivới tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) phát triển toàn diện, cùng có lợi Hợp tácvùng Aquitaine (Cộng hòa Pháp) đã đi vào chiều sâu Quan hệ hợp tác với cácđịa phương nước ngoài, các vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế ngày càng sâurộng và luôn là đối tác tin cậy của các nhà đầu tư và các nhà tài trợ quốc tế
2 Đánh giá chung:
2.1 Thành tựu, ưu điểm:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP duy trì ở mức cao, trung bình14,1%/năm Mô hình tăng trưởng kinh tế đã có sự chuyển đổi từ chiều rộngsang tăng trưởng hợp lý chiều rộng và chiều sâu Cơ cấu kinh tế chuyển dịchnhanh hơn và theo hướng tích cực; trong từng ngành kinh tế đã có chuyển
Trang 16dịch cơ cấu sản xuất, sản xuất gắn kết với thị trường, nâng cao chất lượng,hiệu quả Nông nghiệp nông thôn tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế,bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự Công nghiệp tạo ra sức đột phálớn, là một trong những trung tâm công nghiệp, hóa chất lớn nhất của cảnước, đã tạo ra sự lan tỏa trong các ngành, lĩnh vực của khu vực Đô thị và kếtcấu hạ tầng có bước phát triển vượt bậc.
Bản sắc văn hóa các dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy làm nênnét đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Lào Cai, đồng thời là những tiềmnăng, thế mạnh cho kinh tế, du lịch của tỉnh phát triển Chất lượng giáo dục, y
tế, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được cải thiện Khoa học vàcông nghệ ứng dụng mạnh vào sản xuất và đời sống Bảo vệ môi trường vàgiải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, giảm nghèo nhanh.Quốc phòng được củng cố, anh ninh được tăng cường, trật tự an toàn xãhội được đảm bảo Hoạt động đối ngoại tiếp tục mở rộng, phát triển, đi vàochiều sâu Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị; hợp tác toàn diện với tỉnhVân Nam, Trung Quốc sâu sắc và bền vững hơn
Đây là những tiền đề quan trọng tạo nền tảng cơ bản để Lào Cai pháttriển nhanh và bền vững trong thời gian tới Trong quá trình phát triển, LàoCai phát huy tốt vai trò, vị trí của mình, luôn đặt trong mối liên hệ của Vùng
và cả nước; là trung tâm của khu vực Tây Bắc đóng góp quan trọng vào pháttriển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hoạt động đối ngoại của Khu vực
2.2 Hạn chế, khuyết điểm:
Tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.Quy mô nền kinh tế nhỏ bé, bình quân GDP/người mới bằng 83% cả nước Tổchức sản xuất kinh doanh của nhiều ngành, sản phẩm chưa gắn với chuỗi giátrị Trong sản xuất kinh doanh: công nghệ chậm đổi mới, năng lực và sức