Vì vậy, tôi nghĩ rằng việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinhthông qua tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phát thanh giữa giờ ở trườngphổ thông là rất cần thiết, Đối với một
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH THPT TRONG TIẾT SINH HOẠT DƯỚI
CỜ VÀ PHÁT THANH GIỮA GIỜ”
Người thực hiện: HỒ VĂN SƠN Lĩnh vực nghiên cứu:
Trang 2I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
- Họ và tên: Hồ Văn Sơn
- Ngày, tháng, năm sinh: 24.07.1980
- Giới tính: Nam
- Địa chỉ: Ấp Thọ Chánh – Xuân Thọ – Xuân Lộc – Đồng Nai
- Điện thoại: Cơ quan 0613731769 Cá nhân: 01236112929
- Email: hovansonc3xt@gmail.com
- Chức vụ:
+ CUV Chi bộ trường THPT Xuân Thọ
+ Bí thư Đoàn trường THPT Xuân Thọ đến tháng 10/2016
+ Từ 02/10/2016 đến nay Chỉ đạo công tác Đoàn trường
+ Chủ tịch hội LHTN VN nhà trường đến 02/10/2016
+ Chủ tịch hội chữ thập đỏ nhà trường
+ BCH ban khuyến học nhà trường
- Nhiệm vụ được giao: Giáo viên môn Địa lí trường THPT Xuân Thọ.Chủ nhiệmlớp 11A9, giảng dạy môn Địa lí lớp 12B4, 11A6,7,8,9,10
- Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2003
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Địa lí
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học môn Địa lí THPT và công tácĐoàn trường
- Số năm có kinh nghiệm: 12 năm
- Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Chưa
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh phổ thông là một yêu cầu rất cần thiếttrong giai đoạn hiện nay, giúp cho học sinh có được những hiểu biết căn bảnnhất về tình yêu quê hương đất nước;đồng thời qua những tiết sinh hoạt dưới cờ
và chương trình phát thanh giữa giờ, Bí thư đoàn trường bên cạnh nhận xét vềnội quy, nề nếp, tác phong, học tập thì phải giáo dục tư tưởng tình chính trị,giáo dục lòng yêu nước cho học sinh và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cầnthiết trong cuộc sống…
Cùng với các môn học khác, tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phátthanh giữa giờ trong trường THPT góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức,trách nhiệm, tự giác tìm hiểu, khám phá khoa học; giáo dục lòng tự hào dân tộc,tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, mà nhất là tình yêu quê hương, đấtnước
Vì vậy, có thể nói với mục đích giáo dục lòng yêu nước sâu sắc cho họcsinh trong tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phát thanh giữa giờ là một điềukhông thể thiếu trong các trường THPT Tuy nhiên, hiện nay việc giáo dụctruyền thống yêu nước, đạo đức, trách nhiệm của một người công dân với đấtnước, với xã hội gắn với các môn học còn nhiều hạn chế Để có thêm lòng yêuquê hương, đất nước, tự hào dân tộc, chính vì thế, việc giáo dục truyền thốngyêu nước cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phátthanh giữa giờ là một điều rất cần thiết Sau thời gian làm công tác Đoàn tạitrường THPT Xuân Thọ, mặc dù chỉ mới được 5 năm nhưng trong suốt quá trìnhcông tác Đoàn, tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh khác nhau và được sự chỉbảo, giúp đỡ của BGH, tôi cũng đúc kết cho mình một vài kinh nghiệm, làm sao
để giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, từ đó giúp học sinhhiểu được trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, với đất nước Trên cơ sởnghiên cứu các tài liệu có liên quan và qua kinh nghiệm thực tế bản thân, tôimạnh dạn đề xuất một số yếu tố có thể góp phần giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh thông qua “Một số biện pháp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT trong tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phát thanh giữa giờ”
Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi khôngtránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô đồngnghiệp và tập thể sư phạm nhà trường
Tôi chân thành cảm ơn!
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trang 41 Lý do
Yêu nước vốn dĩ là một truyền thống quý báu đã có từ rất lâu của dân tộc
ta, tuy nhiên, với thực tế ngày nay, khi đất nước ta được sống trong hoà bình, ấm
no không có chiến tranh, có vẻ như truyền thống ấy bị phai mờ dần, nhất là đốivới thế hệ trẻ, thế hệ được sinh ra và lớn lên hoàn toàn trong hoà bình
Chính vì thế việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là rất cầnthiết nhất là ở môi trường học đường Trách nhiệm của Ban Chấp hành Đoàntrường vô cùng quan trọng, đó không chỉ là dạy chữ, dạy các em các làm bàitoán này, bài văn kia mà đó còn là làm sao để giáo dục các em biết yêu quêhương, yêu đất nước, cũng để từ đó các em nhận thấy được trách nhiệm của mộtngười công dân đối với xã hội, đối với đất nước hôm nay
Vì vậy, tôi nghĩ rằng việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinhthông qua tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phát thanh giữa giờ ở trườngphổ thông là rất cần thiết, Đối với một người Bí thư Đoàn trường thì việc giáodục truyền thống yêu nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho học sinh, giúp các
em ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước là rất cầnthiết
Trên cơ sở những luận cứ đó, tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình vềviệc “Một số biện pháp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT trong tiếtsinh hoạt dưới cờ và phát thanh giữa giờ”, Hy vọng với phần trình bày của tôicũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng kinh nghiệm trong công tác Đoàn
ở trường THPT, góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục lòng yêu nướccho thế hệ trẻ ngày nay
2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
Luôn luôn nêu gương người tốt, việc tốt, kể chuyện tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, kể chuyện học tập theo phong cách đạo đức tư tưởng Hồ ChíMinh trong các buổi chào cờ và chương trình phát thanh giữa giờ thông quanhững hoạt động này sẽ giúp học sinh có thêm lòng tự hào và qua đó mới thấythêm yêu quê hương, yêu đất nước, từ đó tôn trọng và ghi nhớ công ơn của ôngcha ta đã hi sinh tất cả để bảo vệ tổ quốc cho các em có được cuộc sống hoàbình, tự do, ấm no như ngày hôm nay
Trang 5Trong quá trình phát động các phong trào luôn luôn tuyên truyền dưới cờ
và phát thanh về mục đích, ý nghĩa của các hoạt động phong trào, đa số đoànviên thanh niên nhận thức tốt vấn đề tuyên truyền
Một số em không chú ý, một số em vừa nghe tuyên truyền vừa làm việcriêng, từ đó dẫn đến nhiều khó khăn trong việc giáo dục đạo đức lối sống, giáodục lòng yêu nước cho các em
Một khó khăn nữa cho Bí thư Đoàn trường là thời gian tuyên truyền dưới
cờ không được nhiều vì còn phải đánh giá tuần học vừa qua, triển khai các côngviệc của tuần tới và thời gian tới
3 Mục đích chọn đề tài
Cũng như các bộ môn khác, giáo dục lòng yêu nước cho các em có nhiệm
vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổthông nói chung, góp phần vào việc giáo dục một cách toàn diện cho các em.Giáo dục lòng yêu nước không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơbản về tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người Việt Nam mà còn qua đógiáo dục về đạo đức, giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước – một truyềnthống lâu đời và quý báu của dân tộc ta trong quá trình dựng nước và giử nước
Nhiệm vụ giáo dục lòng yêu nước cho các em để qua đó giáo dục truyềnthống yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho học sinh qua đó sẽ giúp các em thêmyêu yêu hương, đất nước, phát huy niềm tự hào dân tộc, tôn trọng và biết ơnnhững người đi trước đã hi sinh tất cả để các em có được cuộc sống hoà bình,
ấm no như ngày hôm nay; và rồi qua đó các em thấy được với thế hệ thanh niêncác em ngày hôm nay đang ngồi trên ghế nhà trường, các em cần phải làm gì đểcống hiến cho Tổ quốc thân yêu
Muốn làm được như vậy Bí thư đoàn trường cần phải xây dựng kế hoạch
và phương pháp tuyên truyền sinh động, hấp dẫn, thu hút người nghe để qua mỗibuổi sinh hoạt dưới cờ học sinh càng thêm yêu Tổ quốc mình và ý thức đượcmình cần phải làm gì để xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn, tươi đẹphơn
4 Nhiệm vụ của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng sáng kiến, tôi xác địnhnhững nhiệm vụ của đề tài cụ thể sau:
Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục truyền thống yêunước cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phát thanhcủa Đoàn trường nhằm giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước, niềm tự hàodân tộc cho học sinh thông qua việc tuyên truyền
Trang 6Xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục và các biện pháp cụ thể trongviệc tuyên truyền nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinhTHPT.
Phải xác định được những nội dung trọng tâm, cơ bản của từng buổi tuyêntruyền trong từng đợt tuyên truyền để giáo dục truyền thống yêu nước cho họcsinh
Thực nghiệm sư phạm với đối tượng học sinh cụ thể tại trường THPTXuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai nhằm kiểm tra tính khả thi và phù hợp của đềtài đã nêu
5 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với thời gian có hạn, sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục lòng yêunước cho học sinh THPT trong tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phát thanhgiữa giờ” của tôi có giới hạn phạm vi nghiên cứu là trong trường THPT XuânThọ
6 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu của Đảng của dân tộc và các đợt kỷniệm các ngày lễ lớn của dân tộc nhằm nâng cao khả năng vận dụng hợp lýtrong từng buổi, từng đợt tuyên truyền
Trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các đồng chí trong Ban thường vụ Đoàntrường, Ban chấp hành Đoàn trường và các đồng nghiệp trong quá trình tuyêntruyền và giáo dục lòng yêu nước cho học sinh
Trang bị đầy đủ trang thiết bị để tuyên truyền như hệ thống âm thanhngoài trời, trong phòng học và các tài liệu cần thiết cho từng buổi tuyên truyền
Sử dụng các câu hỏi điều tra để đánh giá khả năng nhận thức về thái độ vàtinh thần của học sinh về truyền thống yêu nước, ý thức trách nhiệm của bảnthân đối với Tổ quốc đối với dân tộc
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
Nói đến vấn đề tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là cảmột quá trình nhận thức Vì vậy, làm thế nào để thông qua việc tuyên truyền,giáo dục lòng yêu nước không chỉ giúp học sinh hiểu được được truyền thốngcủa dân tộc ta mà còn thông qua đó giúp các em thêm yêu Tổ quốc, hun đúc tinhthần yêu nước và niềm tự hào dân tộc
Do đó, biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước, lòng yêu nước cho họcsinh trong ở trường phổ thông là rất cần thiết, thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ vàchương trình phát thanh giữa giờ để “giáo dục đạo đức” đồng thời giúp học sinh
có thái độ đúng đắn với Tổ quốc, ý thức được trách nhiệm của bản thân với quêhương, đất nước và dân tộc
Và còn nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu khác đã đề cập đến nhữngkhía cạnh khác nhau của việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là phảitruyền được ngọn lửa yêu nước cho các em ở trường phổ thông
Trang 72 Cở sở thực tiễn
Ngày nay, đa phần tiết chào cờ là Đoàn trường nhận xét, phê bình, nhắcnhở các em rất nhiều nên tiết chào cờ rất nặng nề, căng thẳng, giáo viên chủnhiệm lại tạo nhiều áp lực trong tiêt sinh hoạt chủ nhiệm, trong khi đó thái độnhận thức của một số em của học sinh về tinh thần yêu nước chưa đúng với yêucầu và vị trí của nó, chính vì vậy, đối với Đoàn trường ngoài nhận xét, nhắc nhở,phê bình cần khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong mỗicon người các em Do đó, làm cách nào để giúp các em không chỉ tiếp thu kếhoạch của nhà trường của đoàn trường, các phong trào mà phải để các em thêmyêu quê hương, đất nước và tự hào là người con đất Việt là rất quan trọng
Đối với Đoàn trường phải kết hợp nhiều phương pháp, nhiều hình thứctuyên truyền khác nhau cho phù hợp với từng đợt phát động phong trào và cácngày kỷ niệm lớn trong năm để tuyên truyền giúp học sinh hiểu được ý nghĩacác ngày kỷ niệm lớn của dân tộc ta, của đồng bào ta qua đó giúp các em họcsinh hiểu và tự ý thức và thêm yêu quê hương đất nước con người Việt Nam.Như vậy, tiết sinh hoạt dưới cờ và giờ ra chơi giữa giờ sẽ trở nên thú vị hơn Vàkhi các em đã ý thức được cần phải có lòng yêu nước thì chắc chắn các qua cáctiết sinh hoạt dưới cờ, các tiêt sinh hoạt chủ nhiệm, qua các buổi hoạt độngngoại khóa, các em sẽ càng thêm yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc, biết trântrọng những gì mà cha ông ta đã để lại cho các thế hệ sau, cũng từ đó giúp các
em nhận thức được với thế hệ trẻ ngày nay, là người chủ tương lai của đất nước
Do đó; biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPTtrong tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phát thanh giữa giờ” là rất cần thiết
và là yếu tố quan trọng đối với Đoàn trường – đối với những người làm côngtác truyên truyền
Giải pháp trên là giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có tại trườngTHPT Xuân Thọ
3 Thực trạng giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT trong tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phát thanh giữa giờ trường THPT Xuân Thọ 3.1 Thuận lợi
3.1.1 Về phía Đoàn trường
Được sự chỉ đạo của chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường
Ban Chấp hành Đoàn trường xây dựng các kế hoạch hoạt động tuyêntruyền các ngày lễ lớn của dạn tộc
Ban Thường vụ Đoàn trường có 5 thành viên đều còn rất trẻ, nhiệt tình vàtâm huyết trong công tác Đoàn trường
Ban Chấp hành Đoàn trường có 15 thành là những đoàn viên ưu tú đến từcác chi đoàn giáo viên và chi đoàn học sinh, là những người có năng lực tốt vềhoạt động tập thể và đặc biệt là công tác tuyên truyền, luôn luôn cố gắng tìm tòi
và học hỏi kinh nghiệm trong trong công tác phong trào và giáo dục lòng yêunước
Trang 8Trong quá trình công tác, các thành viên tring Ban Chấp hành Đoàntrường luôn cố gắng kết hợp với hiệu phó phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp
và các buổi sinh hoạt ngoại khóa để tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước chohọc sinh
3.2.1 Về phía Đoàn trường
Một số thành viên viên vẫn chưa phát huy được tính tích cực của việctuyên truyền giáo dục lòng yêu nước
Việc tuyên truyền đôi lúc chưa thật sự phát huy được hiệu quả nên tuyêntruyền xong các em lại quên
Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đoàn trường đều còn rất trẻ nên kinhnghiệm tuyên truyền chưa nhiều, một số bài tuyên truyền chưa hay, khiến họcsinh cảm thấy nhàm chán
là rất cần thiết, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiên nay trong quá trình hội nhập
Thậm chí có 1 vài em còn nói phát thanh giờ ra chơi ồn lắm thầy ạ
BẢNG TỶ LỆ BÍ THƯ HIỂU VỀ SỰ CẦN THIẾT TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC TRONG TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CÒ
VÀ PHÁT THANH GIỮA GIỜ Khối Sĩ số Rất cần thiết Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết
Trang 9Để làm được như vậy, Đoàn trường cần chuẩn bị nuôi dung tuyên truyềnphù hợp với từng đợt thi đua như: ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày nhà giáoViệt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày Họcsinh sinh viên 09/01, ngày tết cổ truyền của dân tộc, mừng Đảng mừng Xuân03/02, Ngày thành lập Đoàn 26/03, giổ tổ Hùng Vương 10/04 (âm lịch), ngàygiải phóng Miền nam thống nhất đất nước 30/04… ngoài việc tuyên truyềnĐoàn trường cần phải tổ chưc các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa, tổchức đi tham quan về nguồn… để thu hút người nghe và nâng cao tầm hiểu biếthọc sinh.
1.1 Những yêu cầu đối với Đoàn trường và học sinh khi tuyên truyền
1.1.1 Đối với Đoàn trường
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền phù hợp với chủ đề, súc tích,ngắn gọn, dể hiểu
Bước 2: Chuẩn bị âm thanh (kết nối ổ điện, dây điện, âm li, micrô…) màn chiếu, máy chiếu (một số bài có liên quan để minh họa)
Bước 3: Chuẩn bị phim tư liệu, tranh ảnh phục vụ tuyên truyền (những thước phim ngắn, hình ảnh mang tính giáo dục để minh họa)
Bước 4: Chuẩn bị lattop
Bước 5: Phải quán triệt học sinh trật tự chú ý lắng nghe trong tiết sinh hoạt dưới cờ
Bước 6: Chuẩn bị chất giọng (người tuyên truyền phải có chất giọng tốt, truyền cảm, dễ nghe, dễ hiểu)
Bước 7: Khi tuyên truyền phải kết hợp với liên hệ thực tế
Bước 8: Tuyên truyền nội dung ngắn gọn, nhưng phải đảm bảo nộidung cơ bản, cần nhấn mạnh nội dung tuyên truyền
1.1.2 Đối với học sinh:
Cần phải giử trật tự và chú ý lắng nghe
Phải ý thức được tầm quan trong của việc giáo dục lòng yêu nước
Phải biết tự tìm tòi những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông của dântộc ta,
Ngoài ra phải chịu khó tìm hiểu thêm kiến thức trên các phương tiệnthông tin đại chúng như: sách, báo, truyền thông, Internet…
Trang 10Trong tiết sinh hoạt dưới cờ.
1.2 Một số bài tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT trong tiết sinh hoạt dưới cờ
TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 71 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ
QUỐC KHÁNH 2/9
Kính mời quý thầy cô giáo và toàn thể HS nghe chương trình tuyên truyền của Đoàn Thanh niên về Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Kính thưa quý thầy cô giáo và cùng toàn thể các em HS thân mến.
“Năm tháng qua đi nhưng Cách mạng Tháng Tám 1945, một cuộc đổi đờithực sự của dân tộc và toàn thể dân nhân Việt Nam, vẫn là sự kiện trọng đạitrọng lịch sử Việt Nam, với đầy đủ ý nghĩa thời đại lớn lao và những bài họckinh nghiệm có giá trị Trong đó, thời cơ là một trong những nhân tố quyết địnhthắng lợi của cuộc cách mạng Nhận xét về thời cơ của Cách mạng Tháng Tám,Tổng Bí thư Trường Chinh nói: “Mau lẹ, kịp thời, nổ ra đúng lúc phải nổ, đó làmột ưu điểm nữa của Cách mạng Tháng Tám”
Trong năm đầu của thế chiến thứ 2, môi trường chính trị không thuận lợi,nhất là sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, chính quyền Pháp phát xít hóachế độ cai trị Đông Dương Nhưng từ mùa hè năm 1940, tình hình đã thay đổi:nước Pháp thua trận Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khẳngđịnh: Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thểquốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giaicấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”
Nhận định chính xác
Đánh giá chính xác xu thế phát triển của thời cuộc, tháng 10/1944, Hồ ChíMinh gửi thư cho đồng bào toàn quốc, nêu rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa Thời gian rất gấp Ta phải làm nhanh!”
Khi cuộc đảo chính của Nhật nổ ra vào đêm 9/3/1945, Đảng ta không bịđộng trước thời cuộc mà trái lại, chủ động vạch ra những nhiệm vụ chiến lượcsát đúng để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau vàhành động của chúng ta” đã ra đời vào ngày 12/3/1945
Cũng chính vì dự kiến thời cơ thuận lợi đang đến gần mà Thường vụTrung ương đã kịp thời triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, ra nghịquyết thành lập Ủy ban quân sự miền Bắc Đông Dương, thống nhất lực lượng vũtrang, mở trường đào tạo cán bộ, đẩy mạnh chiến tranh du kích phát triển rộng
Trang 11khắp, lập xưởng vũ khí, tích trữ lương thực, khẩn trương đón thời cơ tiến tớiTổng khởi nghĩa.
Đó cũng là thời điểm câu nói đã đi vào lịch sử của lãnh tụ Hồ Chí Minhnói với đồng chí Võ Nguyên Giáp “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinhtới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành chođược độc lập” thể hiện sâu sắc tư duy nhạy bén trước tình hình, thể hiện nghệthuật chớp thời cơ chiến lược và tinh thần tiến công cách mạng của Đảng Ítngày sau đó, khi nghe tin Nhật đầu hàng, việc lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩntrương tranh thủ thời gian tiến hành Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dânđại hội ở Tân Trào (để cán bộ kịp về chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở cácđịa phương), càng cho thấy sự nhạy bén của lãnh đạo trong những giờ phút có ýnghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc
Cơ hội đã đến
Đúng giữa trưa ngày 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Như vậy,thời cơ đã xuất hiện Thời cơ có một không hai đã đến với dân tộc ta Lập tức,Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toànquốc Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1, trong đó có đoạn viết:
“Giờ tổng khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam vùng dậygiành lấy quyền độc lập của nước nhà!… Chúng ta phải hành động cho nhanh,với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng! Cuộc thắng lợi hoàntoàn nhất định sẽ về ta!” Tiếp đó, Hội nghị Đảng toàn quốc và Quốc dân Đạihội nhóm họp tại Tân Trào quyết định phát động cuộc tổng khởi nghĩa giànhchính quyền trên cả nước
Cuộc Cách mạng Tháng Tám mà Đảng và Mặt trận Việt Minh phát động,như cơn sóng thần, đã cuốn phăng chính quyền phát-xít Nhật và tay sai Ngày30/8, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị Toàn dân tộc Việt Nam bắt tay xây dựngchế độ cộng hòa dân chủ bằng việc công bố trước quốc dân Việt Nam và nhândân thế giới bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòangày 2/9/1945 Như vậy, mọi việc được chúng ta hoàn tất trước ba ngày để ngày5/9/1945, với tư cách là chủ nhà, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủcộng hòa đón tiếp quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta
Nghệ thuật chớp thời cơ
Nét đặc sắc nhất của nghệ thuật đánh giá tình hình và chớp thời cơ của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám là ở chỗ:
* Cuộc Tổng khởi nghĩa không nổ ra trước ngày Nhật Bản đầu hàng-để quân độiThiên hoàng không còn vị thế để can thiệp vào nội tình Việt Nam;
* Cuộc Tổng khởi nghĩa cũng không nổ ra sau ngày quân Tưởng đã vào miềnBắc, buộc tướng lĩnh Quốc dân đảng Trung Hoa phải “nói chuyện” với Chínhphủ lâm thời, đại diện cho nước Việt Nam đã có chủ sau khi Tổng khởi nghĩathắnglợi
Cùng với việc kiên trì xây dựng lực lượng và kịp thời phát huy sức mạnh củatoàn dân theo phương châm “đem sức ta giải phóng cho ta” và khẩn trương, thậntrọng chuẩn bị chu đáo, toàn diện, Trung ương Đảng luôn nhấn mạnh yếu tốnắm bắt thời cơ cách mạng
Trang 12Điều đó giải thích vì sao chỉ trong vòng hai tuần (từ trung tuần đến cuốitháng 8/1945), Tổng khởi nghĩa nổ ra dồn dập và giành thắng lợi nhanh gọn từđịa phương này đến địa phương khác, từ thành thị đến nông thôn, trong cả nước.Nhờ có sự chuẩn bị lực lượng chu đáo, lại nổ ra đúng thời cơ, Cách mạng ThángTám đã giành được thắng lợi “nhanh, gọn, ít đổ máu”
Đó là một điển hình thành công về nghệ thuật tạo thời cơ, dự đoán thời
cơ, nhận định chính xác thời cơ, đồng thời kiên quyết chớp thời cơ phát độngtoàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền
Trong những thành tựu và trong mỗi bước phát triển của đất nước hôm nay đềukhởi nguồn từ những bài học kinh nghiệm quý báu đúc kết từ các thời kỳ cáchmạng trước đây, trong đó, bài học kinh nghiệm nắm bắt và chớp thời cơ củaCách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn luôn mang những giá trị bền vững và ýnghĩa thời đại
Cảm ơn quý thầy cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe!”
(https://www.google.com.vn tuyên truyền kỷ niệm 71 năm cách mạng tháng tám
và quốc khánh 2/9)
TUYÊN TRUYỀN GIỔ TỔ HÙNG VƯƠNG
Kính mời quý thầy cô giáo và toàn thể HS nghe chương trình tuyên truyền
của Đoàn Thanh niên về ngày giổ tổ Hùng Vương
Kính thưa quý thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn HS thân mến.
“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng baKhắp miền truyền mãi câu caNước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
“Câu ca dao đậm đà tình nghĩa ấy đã được lưu truyền bao đời nay và đivào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác Nó chính làlời nhắc nhở để con dân nước Việt luôn luôn nhớ rằng, chúng ta cùng chung một
Tổ tiên, cùng chung một cội nguồn
Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nướcluôn là biểu tượng tôn kính, linh thiêng, là nơi quy tụ và gắn bó với dân tộc ViệtNam
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn mangtầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nướccủa các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy
Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 10tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng - Việt Trì - Phú Thọ Tuy nhiên, lễ hội thực chất
đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đánh trống đồng củadân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng và kết thúc vào ngày 10tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng
Trang 13Từ xa xưa lễ hội Đền Hùng đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của ngườiViệt Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua
Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng:
“ Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ làHồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa.Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thayđổi ”
Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lýĐền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái,làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫuruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính
Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tớiĐền Hùng Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uốngnước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kýSắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22 ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chứcnghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ
Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc
Bác đã 2 lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962) Người có nhắcnhở rằng: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngàycàng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đếntham quan”
Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủmới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng 1tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và 1 thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đấtnước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạthái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổcủa đất nước
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thôngbáo là ngày lễ lớn trong năm Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp vớicác ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3
âm lịch)
Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đãphê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động đượcnghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch)
Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄmang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc
Trong ngày này, nhân dân cả nước có điều kiện để tham gia vào các hoạtđộng văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựngnước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) đã trở thành ngày hội lớn ởkhắp mọi miền đất nước, ngày hội tinh thần trong lòng mỗi người dân Việt Nam
dù ở bất cứ đâu, theo bất cứ tôn giáo nào Hướng về cội nguồn, tri ân công đức
tổ tiên, mỗi người con đất Việt mang trong mình dòng máu Lạc Hồng luôn tự
Trang 14nhủ và mong ước làm sao để xứng đáng với Tổ tiên, với công lao của các VuaHùng như lời Bác Hồ đã dạy:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Cảm ơn quý thầy cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe!”
(https://www.google.com.vn tuyên truyền ngày giổ tổ Hùng Vương)
TUYÊN TRUYỀN NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT
NAM
Kính mời quý thầy cô giáo và toàn thể HS nghe chương trình tuyên truyền của Đoàn Thanh Niên về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam”
Kính thưa quý thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn HS thân mến.
“Hàng Việt Nam là sản phẩm hàng hoá được sản xuất, lắp ráp và các dịch
vụ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ pháp luật của Nhà nước ViệtNam; không phải hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài
Hàng hoá thương hiệu Việt là hàng hoá do các doanh nghiệp, nhà sản xuấtkinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam sở hữu và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá xuất
xứ từ Việt Nam
Hàng hóa, dịch vụ trong nước chịu sự điều chỉnh bởi các quy định củapháp luật hiện hành như: Luật Chất lượng; Luật Đo lường; Luật An toàn thựcphẩm; Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn
Phát huy trí tuệ, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc nhằmnâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hoá Thương hiệu Việt trong điềukiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Trải qua hơn bốn nghìnnăm dựng nước và giữ nước, nền văn hiến lâu đời của dân tộc như nguồn sứcmạnh vô địch đưa đất nước vượt qua mọi hiểm nguy, đánh bại mọi kẻ thù xâmlược bảo vệ giang sơn bờ cõi Lịch sử từng chứng minh rằng, trước mọi thửthách của dân tộc, nếu biết khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, phát huytrí tuệ của nhân dân thì sẽ thành công
Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn, bờ cõicủa Tổ quốc, lòng yêu nước và sức mạnh trí tuệ Việt Nam được thể hiện ở tinhthần mưu trí, sáng tạo, vượt mọi hiểm nguy gian khó, quyết giành độc lập, tự docho Tổ quốc Ngày nay đất nước hoà bình thống nhất, câu hỏi lớn đặt ra là làmthế nào Việt Nam thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế
Lòng yêu nước và phẩm chất trí tuệ của người Việt Nam đang đứng trướcthử thách không kém phần gay go, quyết liệt trước yêu cầu phát triển và hộinhập quốc tế; đó là phải nâng cao sức cạnh tranh của cả nền kinh tế, nâng caosức cạnh tranh của cả quốc gia - doanh nghiệp - hàng hoá
Trang 15Bởi lẽ, thương hiệu hàng hoá, sức cạnh tranh của hàng hoá và cả nền kinh
tế của một quốc gia xét đến cùng là sự hội tụ của tinh hoa, sức mạnh quốc gia,dân tộc đó Không thể có một quốc gia hùng cường, thịnh vượng trong khi hànghoá, sức cạnh tranh nền kinh tế của quốc gia đó lại thua kém nhiều so với cácnước Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp và của cả quốcgia là yêu cầu đòi hỏi bức thiết của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phátđộng theo tinh thần Thông báo Kết luận số 264-TB/TW, ngày 31/7/2009 của BộChính trị nhằm mục đích phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tựcường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sảnxuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầutiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là vậnđộng hết thảy mọi tổ chức, cá nhân người Việt Nam dành sự ưu tiên mua sắm,
sử dụng hàng Việt Nam thay vì sử dụng hàng nhập khẩu từ nước ngoài có chấtlượng, giá cả, công dụng sản phẩm tương đương; đồng thời tạo điều kiện thuậnlợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnhtranh của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vàđóng góp cho ngân sách nhà nước
Kinh nghiệm từ một số nước có nền kinh tế phát triển như: Hàn Quốc,Nhật Bản… cũng đã từng có cuộc vận động ưu tiên dùng hàng nội địa, giúp cácquốc gia này nhanh chóng vượt qua khó khăn về kinh tế Hàn Quốc coi việc sửdụng hàng nội địa là một tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức công chức, đạođức của người lãnh đạo, quản lý Các chính khách, chủ doanh nghiệp và ngườidân Hàn Quốc rất tự giác tiêu dùng hàng hóa nước mình ở trong nước và cả khi
ra nước ngoài
Mục đích Cuộc vận động: Nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí
tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người ViệtNam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đápứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đíchtiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức; các cá nhân, tổ chức, cơquan, doanh nghiệp trong mua sắm công và các loại hàng hoá, dịch vụ phục vụsản xuất kinh doanh
Cuộc vận động: Làm cho người tiêu dùng trong nước và người Việt Nam
ở nước ngoài nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệpViệt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; vận độngngười tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó
là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam
Ta phai nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với hàng hoá, dịch
vụ làm ra; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịchvụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng đượcthương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm, hàng hóa Việt Nam
Trang 16Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có ýnghĩa sâu sắc, tầm quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài đối với sự pháttriển bền vững của nền kinh tế đất nước Nội dung Cuộc vận động rộng lớn vềkhông gian, thời gian và đối tượng, mà cụ thể là toàn dân Việt Nam ở trongnước cũng như ở ngoài nước, từ người tiêu dùng đến người sản xuất, từ chủdoanh nghiệp đến người công nhân, nông dân, trí thức và học sinh, từ người giàđến người trẻ… từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, vùngsâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo…
Vì vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ, đoàn viên, hội viên và mọi người dân ViệtNam ở trong nước cũng như ở nước ngoài với tinh thần yêu nước, lòng tự hào tựtôn dân tộc, ý thức, trách nhiệm trước vận mệnh, tiền đồ tương lai của dân tộcViệt Nam hãy bằng những việc làm, hành động thiết thực tham gia hưởng ứngthực hiện Cuộc vận động
Phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, mỗi người ViệtNam cần nâng cao nhận thức, ý thức tự hào đối với hàng Việt Nam, ưu tiên muasắm, sử dụng hàng hoá thương hiệu Việt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, thểhiện nét đẹp trong văn hoá ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Cùng với ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam, mỗi cán bộ, đoànviên và mọi người Việt Nam ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nướcngoài cần động viên, khuyên nhủ người thân trong gia đình, bạn bè ưu tiên sửdụng hàng hóa thương hiệu Việt
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế của đất nước, nhất là bối cảnh khủng hoảng, suy thoái của nền kinh tếthế giới đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta; Cuộc vận động “NgườiViệt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngoài ý nghĩa cấp thiết giúp nền kinh tếcủa nước ta vượt qua khó khăn, lấy lại đà tăng trưởng còn góp phần xây dựng vàhình thành nét đẹp văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam thời kỳ hội nhập
Nếu mỗi người dân, mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đềuquan tâm ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam sẽ đem lại lợi ích cho đấtnước, cho cộng đồng doanh nghiệp và cả người tiêu dùng về trước mắt cũng nhưlâu dài Cảm ơn quý thầy cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe!”(https://www.google.com.vn tuyên truyền người Việt Nam ưu tiên dùng hàngViệt Nam)
2 Giải pháp 2 “Một số biện pháp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT trong chương trình phát thanh giữa giờ trường THPT Xuân Thọ”.
Để góp phần giúp cho việc tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước cho học
sinh THPT trong chương trình phát thanh giữa giờ trở nên có ý nghĩa và lôi cuốn
người nghe, đồng thời thông qua việc tuyên truyền giáo dục về đạo đức, lốisống, truyền thống yêu nước, giúp học sinh ý thức được trách nhiệm của bảnthân đối với quê hương, đất nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Để làm được như vậy, Đoàn trường cần chuẩn bị nuôi dung tuyên truyềnphù hợp với từng đợt thi đua như: ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày nhà giáoViệt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày Họcsinh sinh viên 09/01, ngày tết cổ truyền của dân tộc, mừng Đảng mừng Xuân
Trang 1703/02, Ngày thành lập Đoàn 26/03, giổ tổ Hùng Vương 10/04 (âm lịch), ngàygiải phóng Miền nam thống nhất đất nước 30/04… ngoài việc tuyên truyềnĐoàn trường cần phải tổ chưc các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa, tổchức đi tham quan về nguồn… để thu hút người nghe và nâng cao tầm hiểu biếtcho học sinh.
2.1 Những yêu cầu đối với Đoàn trường và học sinh khi phát thanh
2.1.1 Đối với Đoàn trường
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu phát thanh phù hợp với chủ đề, súc tích, ngắngọn, dể hiểu
Bước 2: Chuẩn bị âm thanh (kết nối ổ điện, dây điện, âm li, micrô…).Bước 3: Phải quán triệt học sinh trật tự chú ý lắng nghe trong giờ ra chơigiữa giờ
Bước 4: Chuẩn bị chất giọng, chọn 2 người, một nam – một nữ trong BanChấp hành Đoàn trường có chất giọng tốt để phát thanh (người phát thanh phải
có chất giọng tốt, lúc phát thanh cần có “điểm nhấn”, truyền cảm, dễ nghe, dễhiểu)
Bước 5: Hai người phát thanh xen kẻ nhau, một người nữ đọc một đoạnrồi đến người nam đọc đoạn tiếp theo (nữ đọc chữ in nghiêng, nam đọc chữthường)
Bước 6: Phát thanh tuyên truyền nội dung ngắn gọn, nhưng phải đảm bảonội dung cơ bản, cần nhấn mạnh nội dung phát thanh
2.1.2 Đối với học sinh:
Cần phải giử trật tự và chú ý lắng nghe
Phải ý thức được tầm quan trong của việc giáo dục lòng yêu nước
Phải biết tự tìm tòi những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông của dântôc ta, ngoài ra phải chịu khó tìm hiểu thêm kiến thức trên các phương tiệnthông tin đại chúng như: sách, báo, truyền thông …
Trong giờ ra chơi giữa giờ thứ 4 và thứ 6 hằng tuần
2.2 Một số bài phát thanh tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT trong giờ ra chơi giữ giờ
PHÁT THANH TUYÊN TRUYỀN KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI
Kính mời quý thầy cô giáo và toàn thể HS nghe chương trình phát thanh của
Đoàn Thanh niên về ngày khai trường
Trang 18Kính thưa quý thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn HS thân mến.
Trong những ngày mùa thu lịch sử, kỷ niệm 71 năm ngày cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thầy trò trường THPT Xuân Thọ đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cho ngày khai giảng năm học mới: Năm học 2016 – 2017
là năm học thứ 4 triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Kính thưa quý thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn HS thân mến
Năm nay, trường THPT Xuân Thọ trên quê hương ta triển khai năm họcmới trên nền tảng của trường tiên tiến và tiên tiến nhiều năm
Chất lượng giáo dục ở các nhà trường đều có những tiến bộ rõ nét: Tỉ lệ
HS xếp loại Hạnh kiểm Khá và Tốt, xếp loại Văn hóa Khá và giỏi đều tăng sovơí năm học trước: Tỉ lệ HS Tốt nghiệp THPT đều đạt gần 100%; nhiều thầy côgiáo đã tích cực đầu tư công sức thời gian để sưu tầm, nghiên cứu tài liệu và đúcrút kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng kiến thức cho học sinh thi vào các trườngĐại Học – Cao Đẳng đều đạt kết quả cao
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường cũng luôn duy trì và phát triển Phong trào thi đua dạy tốt của các thầy cô giáo tiếp tục được đẩy mạnh, quý thầy cô giáo đã khắc phục khó khăn, nhiều thầy cô giáo luôn nhiệt tình, hăng say, tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh thân yêu và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Trong năm học vừa qua có
1 thầy đạt danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh và 11 thầy cô đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở.
Kính thưa quý thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn HS thân mến
Trong thời gian nghỉ hè vừa qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng,chính quyền, các Ban ngành đoàn thể của xã và các ấp, các em HS có được mộtmôi trường sinh hoạt lành mạnh bổ ích mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc Kết quảcủa sự hoạt động đó của các em được đánh giá, được thể hiện tại đợt sinh hoạt
hè 2016 do ban chỉ đạo hoạt động hè của các xã và huyện đoàn tổ chức
Bên cạnh đó nhà trường cùng với chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh đã tích cực chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất cho năm học mới.
Hội khuyến học xã và các thôn cùng với các dòng họ đã và đang chuẩn bị tích cực để tổ chức buổi lễ phát thưởng học sinh có thành tích cao trong năm học vừa qua tạo niềm tin và động lực để khuyến khớch các em vươn lên đạt thành tích cao trong học tập.
Đối với ngành Giáo dục đã triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm học mới tớicác nhà trường, chỉ đạo các nhà trường làm công tác tuyển sinh đón các em vàohọc lớp 10, động viên mỗi cán bộ GV giúp đỡ từ 1 đến 2 em HS thuộc diện khókhăn Tất cả mọi tổ chức, mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường đang tíchcực chuẩn bị cho con em vào năm học mới với niềm tin quyết tâm mới
Trang 19Quá trình chuẩn bị chu đáo của các lực lượng giáo dục nói trên đã thể hiện sự đổi mới trong suy nghĩ, hành động đối với con em địa phương: chăm lo cho giáo dục là quyền lợi, nghĩa vụ của mọi người.
Trước thềm năm học mới, thay mặt các em học sinh của nhà trường,chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng tới quý thầy cô giáo đã chăm
lo đầy đủ và chu đáo cho chúng em trước thềm năm học mới
Một lần nữa cho phép em thay mặt toàn thể các em học sinh của nhà trường chân thành gửi lời kính chúc sức khoẻ tới quý thầy cô giáo Chúc sự nghiệp giáo dục của trường THPT Xuân Thọ ngày càng phát triển Xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn quý thầy cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe!
PHÁT THANH TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUÊN GIÁP
Kính mời quý thầy cô giáo và toàn thể HS nghe chương trình phát thanh của
Đoàn Thanh niên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Kính thưa quý thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn HS thân mến.
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) Tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh
Võ Nguyên Giáp là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ ChíMinh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiếntranh kết thúc
Từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên
Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng BộQuốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thời niên thiếu
Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm Năm
1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào) Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn, Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam
Thời thanh niên
Trang 20Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ NguyênGiáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu làNguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng ThaiMai, Lê Viết Lượng,…
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, VõNguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm khôngcho ở lại Huế Ông ra Hà Nội, Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham giaphong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và làChủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội Ôngtham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp, báo Tiếng nói của chúng ta, báo Laođộng, biên tập các báo Tin tức, Dân chúng
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tưthục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường
Bắt đầu sự nghiệp quân sự
Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này
và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thànhlập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạovới 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường,
14 súng kíp và 1 súng máy Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dânViệt Nam
Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấphành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụTrung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc
Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng.
Kháng chiến chống Pháp
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng
nổ Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạocuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp(1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi têngọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ
Trang 21Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: “người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng” Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao mới được thành lập.
Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên BanThường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên BộChính trị của Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951
Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật
là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sángkiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinhnghiệm quý báu như: “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” Với chuyên giaquân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ họctập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán
bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội
Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ Trước khi ra trận,
Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Cho chú toàn quyền chỉ huy Trận này chỉ được thắng không được thua” Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp
Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tạiĐông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như
là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi
có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạquyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình
Các chiến dịch mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng tham gia với tư cách
là Tư lệnh chiến dịch
Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
Chiến dịch Biên giới (tháng 9 đến tháng 10, năm 1950)
Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
Trang 22Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 đến tháng 5 năm 1954).
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chứchậu cần, thay đổi chiến thuật Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về ĐôngDương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Namsau hơn 80 năm Cảm ơn quý thầy cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe!”(https://www.google.com.vn tuyên truyền về đại tướng Võ Nguyên Giáp)
PHÁT THANH TUYÊN TRUYỀN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Kính mời quý thầy cô giáo và toàn thể HS nghe chương trình phát thanh của
Đoàn Thanh niên về ngày nhà giáo VN
Kính thưa quý thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn HS thân mến.
Không khí thi đua lập thành tích chào mừng ngày hiến chương các nhà giáo việt nam của thầy và trò trường THPT Xuân Thọ, ngay vào những ngày đầu tiên của tháng 11, tuy diễn biến thời tiết có nhiều thay đổi và phức tạp Song vợt lên trên tất cả là không khí thi đua sôi nổi của Thầy và Trò trường THPT Xuân Thọ , tất cả cùng thi đua lập thành tích hớng về Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam là một dịp để xã hội tôn vinh nhữngngời đang công tác trong ngành Giáo dục, những ngời vẫn miệt mài ngày đêmvới sự nghiệp trồng người cho đất nước Ngày 20/11 từ lâu đã trở thành ngày hộilớn được cả xã hội đặc biệt quan tâm Với ý nghĩa cao quý bắt nguồn từ truyềnthống tôn sư trọng đạo và những giá trị văn hoá ngàn đời của dân tộc ta
Vài nét về lịch sử ngày truyền thống nhà giáo việt nam (ngày 20-11) Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới đã hình thành 2 hệ thống chính trị đó là
hệ thống Xã hội chủ nghĩa và hệ thống Tư bản chủ nghĩa Nền kinh tế ở các nước trên thế giới đang bước vào thời kỳ phát triển với tốc độ nhanh.
Tuy nhiên, đời sống của đội ngũ những người trí thức làm nghề dạy học ởcác nước này vẫn không được cải thiện, không được chăm lo cho xứng với cônglao mà họ đóng góp cho xã hội Ngày 20 - 11 - 1957, Hiệp hội những người dạyhọc trên toàn thế giới đã nhóm họp tại Vác xa va - thủ đô nước Ba Lan Hội nghị
đã phân tích vai trò to lớn của đội ngũ giáo giới đối với sự nghiệp chấn hưng cácquốc gia Hội nghị đã thông qua bản Hiến chương đòi hỏi chính phủ các nướcphải cải thiện đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đội ngũ các nhà giáo
Trước sự đấu tranh của đội ngũ các nhà giáo toàn thế giới nên chính phủ các nước đã phải sửa đổi chính sách, đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ các Nhà giáo
Từ đó cả thế giới lấy ngày 20 - 11 là ngày Hiến chương các Nhà giáo, ở Việt Nam, ngày Hiến chương các Nhà giáo (sau này gọi là ngày nhà giáo Việt Nam) được tổ chức ở tất cả các địa phương trong những năm qua
Trang 23Khẳng định vai trò vị trí quan trọng của đội ngũ Nhà giáo đối với côngcuộc phát triển đất nước, ngày 28- 9- 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trởng (nay làThủ tướng Chính phủ) đã ký quyết định lấy ngày 20 - 11 hàng năm là ngày NhàGiáo Việt Nam Và chỉ thị cho chính quyền các địa phương hàng năm phải tổchức các hoạt động nhằm biểu dương khen thưởng quý thầy cô giáo trong dịp 20
- 11 Từ đó ngày 20 - 11 trở thành ngày truyền thống của các Nhà giáo ViệtNam
34 năm qua, ngày Nhà giáo Việt Nam được các địa phương trên cả nước
tổ chức rất quy mô, trọng thể, trang trọng Điều đó càng khẳng định sự quan tâm của Đảng, Chính quyền đối với sự nghiệp Giáo dục, sự tôn vinh nghề dạy học và vai trò của ngời thầy trong giai đoạn mới Ngày 20-11 sẽ mãi mãi là ngày truyền thống vẻ vang của ngành giáo dục VN.
Hòa trong không khí thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam củaThầy và trò cả nước Thầy và trò trường THPT Xuân Thọ cũng có nhiều hoạtđộng sôi nổi chào mừng ngày nhà giáo VN
Bước vào năm học 2016 - 2017, trường THPT Xuân Thọ vẫn tiếp tụcnhận được sự quan tâm của Đảng, Chính quyền và nhân dân xã nhà Cán bộ giáoviên nhà trường đang ra sức thi đua với mục tiêu và quyết tâm phấn đấu giữvững danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, hoàn thành tốt các chỉ tiêu của nămhọc
Mở đầu là không khí hội giảng sôi nổi của tất cả các thầy cô giáo và không khí thi đua giành nhiều hoa điểm tốt của tất cả các em học sinh trong trường Bên cạnh đó công tác bồi dưỡng đại trà vào các buổi chiều, công tác ôn tập chuẩn bị cho thi khảo sát giữa học kỳ I cũng diễn ra đều đặn có chất lượng Với sự nỗ lực hết mình của Thầy và trò nhà trường trong những ngày qua Đợt thi tới nhất định sẽ có nhiều em học sinh đạt thành tích tốt, sẽ có thêm thật nhiều bông hoa điểm tốt để góp thêm vào vườn hoa thành tích của nhà trường
Bên cạnh đó Đoàn trường cũng triển khai nhiều hoạt động thi đua sôi nổihớng về chủ điểm Tôn sư trọng đạo của tháng 11 với nhiều hình thức như: thicắm hoa tươi, thi báo tường, thể dục thể thao … đặc biệt là cuộc thi tuần học tốt.Các em đoàn viên thi đua thực hiện nghiêm túc nội quy nền nếp, thực hiện nếpsống văn minh giữ gìn cảnh quan môi trờng xanh sạch đẹp
Xây dựng môi trường thi đua thân thiện, tích cực trong học tập và rèn luyện Khi chặng đường hướng về ngày 20/11 không còn xa, chúng em mong rằng tập thể quý thầy cô giáo và các em học sinh trong trường, hãy tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp cùng nhau phấn đấu vươn lên quyết tâm giành lấy nhiều hơn nữa những đỉnh cao vinh quang của tri thức
Để đạt được một vị trí xứng đáng trong bảng vàng thành tích, chúng emhứa cố gắng học tập thật tốt Tất cả những thành tích đó sẽ thay cho lời hứa
và lời cảm ơn đầy ý nghĩa của chúng em trước sự quan tâm và lòng mong đợicủa quý thầy cô giáo Cảm ơn quý thầy cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe!
IV HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Trang 24Mặc dù thời gian cho một tiết sinh hoạt dưới cờ là rất hạn chế vì phảidành thời gian để nhận xét tuần học vừa qua, vừa triển khai kế hoạch tuần mới,đợt mới; vừa tổng hợp kết quả và trao cờ thi đua cho các chi đoàn đạt thành tíchcao trong tuần vừa rồi; vừa triển khai các công văn, văn bản của đoàn cấp trên,vừa dành thời gian cho Ban giám hiệu nhận xét và triển khai kế hoạch của nhàtrường… nhưng sau khi áp dụng đề tài này vào trong tiết sinh hoạt dưới cờ vàphát thanh giữa giờ tôi cũng đã đạt được một kết quả khả quan Bản thân tôinhận thấy rằng đây là những kinh nghiệm rất phù hợp với việc tuyên truyền giáodục lòng yêu nước cho học sinh THPT trong tiết sinh hoạt dưới cờ và chươngtrình phát thanh giữa giờ trường THPT Xuân Thọ hiện nay, đồng thời có thể nóiđây là thời gian quý báu để giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước cho toànthể học sinh, góp phần truyền thêm ngọn lửa yêu nước cho thế hệ trẻ, giúp các
em ý thức được trách nhiệm của một người tuổi trẻ đối với Tổ quốc
Từ đây cũng nhận thấy được rằng thái độ, tình cảm, cách nhìn nhận củahọc sinh đối với Ban chấp hành Đoàn trường ngày càng thân thiện và gần gủihơn, các em không cảm thấy quá nặng nề, quá nhàm chán mỗi khi vào tiết sinhhoạt dươi cờ Mà ngược lại các em cảm thấy thật thú vị khi đến tiết sinh hoạtdưới cờ Tiết sinh hoạt dưới cờ trở nên gần gũi hơn đối với học sinh
Giờ ra chơi giữa giờ các em được nghe những bài phát thanh và nhữngbản tin quan trong, nhằm giúp các em hiểu hơn về giá trị của cuộc sống và hunđúc them long yêu nước Đồng thời, đa số học sinh đều cho rằng trong giáo dụcthì song song với việc dạy kiến thức, công tác giáo dục đạo đức, lòng yêu nướccho học sinh là rất quan trọng và cần thiết
BẢNG TỶ LỆ BÍ THƯ HIỂU VỀ SỰ CẦN THIẾT TUYÊN TRUYỀN, GIÁODỤC LÒNG YÊU NƯỚC TRONG TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ PHÁT
THANH GIỮA GIỜ (sau khi tuyên truyền và phát thanh)Khối Sĩ sốSRất cần thiết Cần thiết
Bình thường
Không cầnthiết
Sau một năm thực hiện tỉ lệ học sinh nhận thấy việc tuyên truyền và phátthanh giữa giờ là rất cần thiết và cần thiết đã tăng lên rõ rệt, điều này chứng tỏviệc tuyên truyền và phát thanh đã làm thay đổi một phần không nhỏ về nhậnthức của các em học sinh đối với chủ đề yêu nước trong tuổi trẻ hiện nay
Trang 25Với sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục lòng yêu nước cho học sinhTHPT trong tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phát thanh giữa giờ” (thựcnghiệm ở trường THPT Xuân Thọ), Đoàn trường có thể áp dụng trong nhữngbuổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, thamquan dã ngoại về nguồn, như thế sẽ giúp học sinh ý thức được trách nhiệm củabản thân phải làm gì trong thời kì đất nước đang trên đường đổi mới và hội nhậpquốc tế để đóng góp một phần sức trẻ của mình cho sự phát triển của Tổ quốc,như thế mới giữ gìn và phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước quý báu củadân tộc ta của thế hệ trẻ trong thời đại hoà bình, thời đại mà xu thế toàn cầu hoáđang phát triển rất nhanh chóng
V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sáng kiến này cải tiến, thay thế một phần giải pháp đề xuất đã có
Sáng kiến này được tác giả thực nghiệm, đã được học sinh, cán bộ, giáoviên, nhân viên đánh giá là có hiệu quả hơn so với các giải pháp đề xuất đã có
Đã được tổ chức thực hiện trong phạm vi học sinh toàn trường THPT Xuân Thọ,
đã được ban giám hiệu đánh giá, công nhận có hiệu quả khi triển khai thực hiệntại trường
Tác giả đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng cho học sinh tại trườngTHPT là có hiệu quả cao
Thứ nhất, Đoàn trường khi tuyên truyền luôn phải chuẩn bị thật tốt bàituyên truyền của mình, nắm vững dung lượng kiến thức và nội dung, luôn biếttìm tòi những thông tin mới, chính xác liên quan đến bài tuyên truyền để truyềnđạt thêm cho học sinh, làm sinh động nội dung tuyên truyền, tạo không khí thoảimái cho các em trong tiết sinh hoạt dưới cờ
Thứ hai, người tuyên truyền luôn có sự đổi mới hình thức trong từng tiếtsinh hoạt dưới cờ để không gây tâm lý nhàm chán cho người nghe
Thứ ba, vì nội dung tuyên truyền tương đối dài, nên thường không cónhiều thời gian để tích hợp các hình ảnh, sự kiện hay nhân chứng khác vào nộidung tuyên truyền Cho nên, tôi nhận thấy rằng một bài tuyên truyền, Đoàntrường cần rút ngắn cho học sinh hiểu
Thứ tư, Tỉnh Đoàn, Huyện đoàn cũng nên tổ chức nhiều chuyên đề cấptỉnh, cấp huyện về việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh để Đoàn trườngtrong tỉnh có dịp giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau
Thứ năm, người tuyên truyền phải luôn luôn rèn luyện, trao dồi thêmnghiệp vụ, không ngừng tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chất lượng bàituyên truyền Luôn chủ động tìm hiểu và nắm bắt những thông tin mới có liênquan đến các vấn đề tuyên truyền
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào tiết sinh hoạt dưới cờ vàchương trình phát thanh giữa giờ, bản thân tôi đã rút được một số bài học:
- Thứ nhất, cần nghiên cứu kỹ nội dung tuyên truyền và tuyên truyền theođịnh hướng của Đảng và nhà nước Việt Nam
Trang 26- Thứ hai, vào tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phát thanh giữa giờ,cần chuẩn bị kỹ nội dung tuyên truền để giáo dục đạo đức, truyền thống yêunước cho học sinh, tránh tình trạng sơ sài, qua loa, không thuyết phục.
- Thứ ba, tiết sinh hoạt dưới cờ có thời lượng rất ngắn (45 phút) nhưng nộidung cần triển khai thì nhiều, vì vậy khi triển khai phải phân bố thời gian hợp lý,nhưng cần phải ưu tiên thời gian dành cho việc tuyên truyền giáo dục
- Thứ tư, luôn luôn cập nhật những cái mới, cái hay trong việc truyềnngọn lửa yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho học sinh tránh sự nhàm chán Cónhững lúc cần liên hệ thật gần gũi với thực tế cuộc sống của các em để các em
Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trườngTHPT Xuân Thọ đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
“sáng kiến kinh nghiệm” của mình
Xuân thọ, ngày 08 tháng 05 năm 2017
NGƯỜI THỰC HIỆN
HỒ VĂN SƠN
VI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Thanh niên,H.2013
2 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
3 Và một số tài liệu tuyên truyền khác
Trang 27PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ SỰ CẦN THIẾT TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC TRONG TIẾT SINH HOẠT
DƯỚI CÒ VÀ PHÁT THANH GIỮA GIỜ
Trường:………
Lớp:………
Hãy đánh dấu X vào ô duy nhất em chọn
Theo em, có cần thiết phải tích hợp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT
trong tiết sinh hoạt dưới cờ và chương trình phát thanh giữa giờ ở trường phổ
Là thanh niên thế hệ trẻ, em sẽ làm gì để cống hiến một phần sức trẻ của mìnhcho Tổ quốc?
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của các em
Trang 28PHỤ LỤC 2CÁC BÀI TUYÊN TRUYỀN
TUYÊN TRUYỀN NGÀY NAM BỘ KHÁNG CHIẾN
Kính mời quý thầy cô giáo và toàn thể HS nghe chương trình tuyên truyền
của Đoàn Thanh niên về ngày Nam Bộ kháng chiến
Kính thưa quý thầy cô giáo và cùng toàn thể các em HS thân mến.
“Đêm 23 tháng 9 năm 1945, một bản tin khẩn cấp được truyền đi cả nước:thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Nam Bộ.Thực ra, ngay từ chiều ngày 2 tháng 9, bọn phản động Pháp đã có thái độ khiêukhích láo xược ở Sài Gòn, chúng bắn vào đoàn người đang dự mít tinh mừngđón bản Tuyên ngôn Độc lập Thực dân Pháp không chịu từ bỏ âm mưu trở lại
nô dịch nước ta, chúng núp sau lưng quân Anh là lực lượng đồng minh vào giảigiáp quân Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16
Thực dân Anh cũng có mưu đồ thiết lập chế độ cai trị tại các thuộc địa cũcủa chúng ở Đông Nam Á liền tiếp tay cho thực dân Pháp hòng dập tắt ngọn lửacách mạng ở Đông Dương Phái bộ Anh ở Sài Gòn đòi ta giải tán các đội tự vệ,ngăn cấm đồng bào ta biểu tình Chúng dùng bọn tàn binh Nhật Bản vào việckhống chế lực lượng nhân dân Chúng thả một ngàn rưỡi tên Pháp bị Nhật bắtlúc đảo chính và trang bị vũ khí cho bọn này thành những đơn vị lê dương rấthung hãn
Ngày 20, chúng đóng cửa các tòa báo của ta Ngày 21, chúng chiếm trụ sởcảnh sát Quận 3, ban bố lệnh giới nghiêm Ngày 22, chúng chiếm Đài phátthanh Sáng 23, hai sư đoàn thiết giáp của Anh cùng với quân Nhật có khoảng 2vạn tên đã che chở cho 6 ngàn lính Pháp đánh chiếm Sài Gòn Nền Cộng hòaDân chủ mới thành lập chưa đầy một tháng của ta đã phải đương đầu với mộtbầy quân xâm lược: Anh, Pháp và tàn quân Nhật ở phía Nam; 18 vạn quânTưởng ở phía Bắc Trước nguy cơ xâm lăng, nhân dân Việt Nam trả lời bằngmột thái độ dứt khoát là tiến hành kháng chiến cứu nước Hồ Chủ Tịch kêu gọi:
“Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ” Lời dạy của Người là ý chí của toàn dân, làhịch truyền của đất nước
Ngay từ ngày đầu tiên nhân dân Sài Gòn đã triệt để tổng đình công, khônghợp tác với địch Công sở, xí nghiệp, cửa hàng đều đóng chặt, chợ búa khônghọp Các ụ chiến đấu mọc lên khắp phố phường Các đội tự vệ cùng nhân dâncanh gác các ngả, ngăn chặn không cho địch phá, giáng cho chúng những đònđầu tiên ác liệt Chỉ trong trận mở đầu ở Tân Định, ta đã diệt gần 200 tên Kếhoạch dự tính bình định Nam Bộ trong 3 tuần của thực dân Pháp bị phá sản.Quân dân Sài Gòn được sự chi viện của các tỉnh Nam Bộ đã tiến hành chiếntranh du kích, bảo vệ từng căn nhà ngõ phố, giam chân địch suốt một tháng trời
Trang 29Em bé đuốc sống Lê Văn Tám tẩm dầu xăng chạy vào phá kho dầu ở ThịNghè đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước khắp nơi, trở thành một tấm gươngsáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Những tin tức đầu tiên về cuộckháng chiến anh dũng của đồng bào Sài Gòn đã làm rung động cả nước Thanhniên các tỉnh phía Bắc và Trung bộ tình nguyện lên đường vào Nam đánh giặc.Phong trào Nam tiến xuất hiện khắp nơi Các chi đội giải phóng quân đượcthành lập, ra đi với quyết tâm cứu nước, khí thế bừng bừng.
Đến giữa tháng 10, chiến tranh lan rộng khắp vùng đồng bằng Nam bộ:Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sa Đéc, Long Xuyên,Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá và mở ra đến các tỉnh miền Nam Trung Bộ Đâuđâu, giặc Pháp cũng vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân dân ta Ngày 25tháng 10, hội nghị toàn xứ của Đảng bộ Nam Kỳ đã quyết định nhiều vấn đềquan trọng đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng trong chiến tranh
Các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn vừa thoát khỏi nhà tù Côn Đảo đãtới họp Một tháng sau, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” đãvạch rõ đường lối và nhiệm vụ cơ bản của toàn dân là “củng cố chính quyềnnhân dân chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sốngnhân dân”, tập trung cuộc đấu tranh vào “kẻ thù chính của nhân dân ĐôngDương lúc này là thực dân Pháp xâm lược”
Từ gậy tầm vông, từ dao mã tấu, nhân dân miền Nam đã đứng dậy khángchiến chống Pháp, bảo vệ non sông yêu dấu Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chíđấu tranh bất khuất của quân dân miền Nam thật xứng đáng với danh hiệu caoquý do Hồ Chủ Tịch tặng: “Thành đồng Tổ quốc”
Trên suốt chặng đường 30 năm lịch sử, nhân dân miền Nam giữ vững lời thề sonsắt đã hy sinh tất cả vì sự nghiệp đấu tranh cho Độc Lập - Thống nhất Cuộcchiến đấu kiên cường của nhân dân miền Nam nói riêng, nhân dân cả nước nóichung đã lập nên chiến công chói lọi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thốngnhất đất nước
Cảm ơn quý thầy cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe!”
(https://www.google.com.vn tuyên truyền ngày nam bộ kháng chiến)
TUYÊN TRUYỀN NGÀY THÀNH LẬP QĐNDVN 22/12/2016
Kính mời quý thầy cô giáo và toàn thể HS nghe chương trình tuyên truyền
của Đoàn Thanh Niên về kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN
Kính thưa quý thầy cô giáo và cùng toàn thể các em HS thân mến.
“Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, quân đội của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trangnhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổchức, giáo dục và rèn luyện Trải qua 71 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu vàchiến thắng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự đùm bọc vànuôi dưỡng của nhân dân, sự đoàn kết, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kế thừa và
Trang 30phát huy truyền thống quân sự của dân tộc, vừa chiến đấu vừa xây dựng, Quânđội nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển và trưởng thành
1 Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời và cùng toàn dân tộc tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công
Trong Chính cương vắn tắt (tháng 2/1930), Luận cương Chính trị (tháng10/1930), Đảng ta đã khẳng định con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dântộc phải tổ chức ra quân đội công nông để giành chính quyền và giữ chínhquyền Vì vậy, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các tổ chức vũtrang lần lượt được hình thành là Đội tự vệ đỏ (xích đỏ) trong phong trào cáchmạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô Viết-Nghệ Tĩnh
Những năm 1940-1945, hàng loạt tổ chức vũ trang được thành lập như:Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, đội du kích Ba Tơ, đội Du kích Pắc Bó,Cứu Quốc quân Sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và trưởng thành của phongtrào đấu tranh cách mạng đòi hỏi cách mạng Việt Nam lúc này phải có một độiquân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạnggiải phóng dân tộc
Đứng trước những yêu cầu thực tiễn của cách mạng, tháng 12/1944, lãnh
tụ Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóngquân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách Sau một thời gian chuẩn
bị, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần HưngĐạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giảiphóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ
Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Trong một tháng phải cóhoạt động Trận đầu nhất định phải thắng lợi”, 17 giờ ngày 25/12/1944 (ngaysau ngày thành lập), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã mưu trí,táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt 7giờ sáng ngày 26/12/1944 lại độtnhập đồn Nà Ngần giết chết hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch
và thu tất cả vũ khí, quân trang, quân dụng Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã
mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta
Tháng 3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng và ra Chỉ thị
“Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Tháng 4/1945, Trung ươngĐảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất cáclực lượng vũ trang cả nước thành Việt Nam Giải phóng quân; đẩy mạnh tuyêntruyền xung phong có vũ trang phá kho thóc của Nhật để cứu đói cho nhân dân;xây dựng các đội tự vệ vũ trang, du kích cứu quốc; phát động chiến tranh dukích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng
Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào vũ trang khởinghĩa, khởi nghĩa từng phần đã giành thắng lợi ở nhiều nơi Ngày 15/5/1945, saubuổi lễ thống nhất tại Định Biên Thượng, Định Hóa, Thái Nguyên, đồng chí VõNguyên Giáp trở thành Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất, mang tênViệt Nam Giải phóng quân
Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sựlãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp nhân dân đồng loạtđứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền Chỉ trong vòng 15 ngày cuối
Trang 31tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàntoàn
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quânđược đổi tên thành Vệ Quốc quân Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quânđội Quốc gia Việt Nam Năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóngquân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được lấy làmNgày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
2 Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
a Tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm đầucách mạng và tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1946)
b Tham gia toàn quốc kháng chiến, cùng toàn dân đánh bại chiến lược
“Đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp xâm lược (1946-1947)
c Cùng toàn dân đánh bại âm mưu “bình định” và “phản công” của địch(1948-1952)
d Cùng toàn dân giành thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ
-Trước những thay đổi trong cục diện chiến tranh ở Đông Dương và trên
cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9/1953,
ta mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 Với 5 đòn tiến côngchiến lược, quân và dân ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiềuvùng đất đai rộng lớn, nắm quyền chủ động trên các chiến trường Đông Dương
và làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ động của Na-va, buộc chúng phảicăng ra đối phó ở khắp nơi Kế hoạch Na-va bắt đầu bị phá sản
Ngày 6/12/1953, ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ Sau 56 ngày đêm chiếnđấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứđiểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổihẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp địnhGiơ-ne-vơ về “đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, lập lại hòa bình ở Đông Dương,kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệpMỹ; bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng tháng Tám Miền Bắc được giảiphóng, tạo cơ sở và điều kiện vững chắc để quân và dân ta tiến lên giành thắnglợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
3 Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)
a Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên chính quy, hiện đại; xây dựng,bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa; giữ gìn, phát triển lực lượng vũ trang cáchmạng ở miền Nam (1954 - 1960)
b Đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, cùng toàn dân đánhbại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965)
Trang 32c Cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranhphá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968)
d Cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và cuộctập kích bằng không quân, hải quân lần thứ hai vào miền Bắc của đế quốc Mỹ(1969-1972)
e Cùng toàn dân tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuânnăm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợicuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1973-1975)
-Ngày 4/3/1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên - mở đầu cuộc Tổngtiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975
-Từ ngày 26- 9/3/1975, quân ta mở chiến dịch giải phóng Đà Nẵng
-Trên cơ sở những thắng lợi quyết định, ngày 14/4/1975, Bộ Chính trịquyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng Sài Gòn và toàn miềnNam Thực hiện tư tưởng chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”,ngày 26/4/1975, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công đồng loạt vào các mục tiêu,phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch 5 giờ sáng ngày 30/4/1975, quân ta
mở đợt tiến công cuối cùng
Vào lúc 10 giờ 45 phút, phân đội xe tăng thọc sâu của Quân đoàn 2 tiếnvào dinh Độc Lập Quân ta bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn, buộcTổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện Cờ Tổquốc tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút
-Chế độ thực dân mới được Mỹ dốc sức xây dựng trong hơn 20 năm với 5đời tổng thống đã hoàn toàn sụp đổ Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng,miền Nam hoàn toàn giải phóng Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch hiệpđồng quân, binh chủng quy mô lớn nhất, giành thắng lợi to lớn nhất, đánh dấubước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam cả về tổ chức lựclượng và trình độ chỉ huy tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; là đỉnh cao củanghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước
4 Truyền thống chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của QĐND Việt Nam
Trải qua 71 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cùng với nhữngchiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời vềmột quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ, quân đội ta
đã xây đắp nên những truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” Đó là:
Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng,Nhà nước và nhân dân; quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng; gắn bómáu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí; đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩbình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồnglòng thống nhất ý chí và hành động; kỷ luật tự giác, nghiêm minh; độc lập tựchủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng
và bảo vệ của công; lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực,khiêm tốn, giản dị, lạc quan; luôn luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ,