BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
PHAM VAN NGO
NGHIÊN CỨU DE XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUY HOẠCH HỆ THÓNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ | NUOC THAI SINH HOAT DAP UNG NHU CAU PHAT TRIEN |
THI XA Di AN, TINH BINH DUONG DEN NAM 2030
LUAN VAN THAC SI
Trang 2CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LÝ LỊCH KHOA HỌC
(Dùng cho nghiên cứu sinh & học viên cao học)
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: Phạm Văn Ngọ Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 10/11/1978 Nơi sinh: Kon Tum Quê quán: Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Chuyên viên phòng Kinh
tế thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 16/19 khu phố Tân Phú 1, phường Tân Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Điện thoại cơ quan: 0650 3734.831 Điện thoại nhà riêng: 0650.3738.325
Fax: 0650 3730.769 E-mail: baotin2010@gmail.com
II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1 Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ ./ đến / Nơi học (trường, thành phổ):
Ngành học: 2 Đại học:
2.1 Hệ đào tạo: chính quy — Thời gian đào tạo từ : 9/1997 đến 3/2002
Nơi học (trường, thành phố): Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Ngành học: Quan ly Dat dai
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Đánh giá đất đai xã Phú Tân, huyện
Định Quán, tỉnh Đồng Nai
Ngày & nơi bảo vệ đỗ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 03/2002 tại Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Người hướng dẫn: Ths Đào Thị Gọn
2.2 Hệ đào tạo: tại chức Thời gian đào tạo từ : 8/2002 đến 11/2005
Nơi học (trường, thành phố): Đại học Luật Tp.HCM
Trang 3pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Di An, tinh Binh Duong
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 11/2005 tại Đại học Luật
TP.HCM
Người hướng dẫn: Ths Đặng Lê Võ
2.3 Hệ đào tạo: chính quy Thời gian đảo tạo từ : 10/2002 đến 06/2006
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tp.HCM (Đại học Quốc gia Tp.HCM)
Ngành học: Báo chí
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Viết tin, Lịch sử Báo chí Việt Nam
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 06/2006 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM (Đại học Quốc gia Tp.HCM)
Người hướng dẫn:
2.4 Hệ đào tạo: chính quy Thời gian đào tạo từ : 9/2004 đến 04/2007 Nơi học (trường, thành phố): Học viện Hành chính Quốc gia
Ngành học: Hành chính học
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Hành chính công; Chính trị học và Lý luận về Nhà nước và pháp luật
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 04/2007 tại Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở Tp.HCM
Người hướng dẫn:
3 Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: chính quy Thời gian đào tạo từ 09/2009 đến 08/2011 Nơi học (trường, thành phố): Đajhọc Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
Ngành học: Công nghệ Môi trường
Tên luận văn: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước
và xử lý nước thải sinh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030
Ngày & nơi bảo vệ luận văn: 16/8/2011
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Xuân Trường 4 Tiến sĩ:
Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ đu đến l Tại (trường, viện, nước):
Tên luận án:
Trang 4Ngày & nơi bảo vệ:
5 Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): tiếng Anh (trình độ B), đang học hệ đại học chính quy - văn bằng 2; tiếng Hoa sơ cấp
6 Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày & nơi
cấp:
- Kĩ sư Quản lý đất đai, số hiệu bằng: B 0390474 (số vào số: 27/QL), ngày
03/5/2002, nơi cấp bằng: Đại học Nông Lâm Tp.HCM
- Cử nhân Luật, số hiệu bằng: B358932 (số vào số: 1165 - 4TC), ngày 15/3/2006, nơi cấp bằng: Đại học Luật Tp.HCM
- Cử nhân Báo chí, số hiệu bằng: XB 01211/039KH2/2006 (số vào số: 07BC/06VB2), ngày 04/12/2006, nơi cấp bằng: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM
- Cử nhân Hành chính, số hiệu bằng: A0048927 (số vào số: 3069CQ), ngày
02/7/2007, nơi cấp bằng: Học viện Hành chính Quốc gia
II QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KẺ TỪ KHI TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
Phòng Nông nghiệp PTNT và Địa Chuyên viên Thanh tra, giải 04/2002 chính huyện Dĩ An, Bình Dương quyết tranh chấp đất đai
02/2006 UBND xã Tân Bình, huyện Dĩ An Cán bộ GTNT - Thủy lợi
Trang 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Xuân Trường
Cán bộ chấm nhận xét l : . -22- 2222 22SE2CEEEEAEtEEEEEEEEErrrrrrrrrrrree
Cán bộ chấm nhận xét 2 : .-¿ 2-2226 ©cxe+E1ESE22EEEEEECEErerrkrrtrrrrrerrtee
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Trang 6TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Phạm Văn Ngọ Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 10/11/1978 Nơi sinh: Kon Tum Chuyên ngành: Công nghệ Mỗi trường MSHV: 0981081020
I- TEN DE TAI
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải sinh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Học viên thực hiện Luận văn thạc sĩ với đề tài nêu trên trong thời gian sáu tháng (từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011), với các nội dung chính sau đây:
1 Điều tra, đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
2 Tính toán, dự báo nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thị xã Dĩ An đến năm 2030
3 Đề xuất các giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030
4 Đề xuất công nghệ xử lý nước thái sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
HI- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: .- -7ccccccccreererreee IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: . +5ccccccccee V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Xuân Trường
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
Trang 7Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguôn gôc
Học viên thực hiện luận văn (Ky va ghi rõ họ tên)
—
x—
Trang 8Luận văn thạc sĩ Ngành: Công nghệ Môi trường
LỜI CẢM ƠN!
Kính thưa Ban Giám hiệu Nhà trường, phòng QLKH & ĐTSĐH, các thầy cô giáo là Giảng viên giảng dạy cao học ngành công nghệ môi trường tại trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Tp.HCM Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này, Học viên đã nắm vững kiến thức về môi trường, về sinh thái, về phát triển bền vững và về những nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm Qua đó, Học viên có được những kĩ năng cơ bản và chuyên sâu để thực biện các thao tác về kỹ thuật
phân tích môi trường: lập dự án khả thi về đánh giá tác động môi trường: thiết kế,
thi công, vận hành hệ thống xử lý chất thải và có khả năng tư duy, sáng tạo trong công tác nghiên cứu khoa học
Ngoài những kiến thức mà học viên đã tiếp thu được từ các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Học viên cũng tìm tòi, nghiên cứu nhiều tài liệu có liên quan đến lĩnh vực môi trường Nhờ đó, trình độ và năng lực của Học viên được nâng cao một cách rõ rệt và có khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập
Để có được những thành quả đáng ghi nhớ này, bên cạnh sự nỗ lực phần đầu
của bản thân là sự dìu dắt, giúp đỡ từ phía các nhà khoa học lão thành, chính quyền
địa phương, gia đình và người thân Đặc biệt, Học viên nhận được sự giúp đỡ rất
lớn của TS Nguyễn Xuân Trường - Người đã hướng dẫn học viên hoàn thành luận
văn này Nhân dây, Học viên chân thành gởi lòng kính ơn sâu sắc nhất đến Ban
Giám hiệu Nhà trường, phòng QLKH & ĐTSĐH, TS Nguyễn Xuân Trường, các thầy cô giáo, chính quyền địa phương, gia đình và người thân
Mặc dù đã rất có gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Học viên mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp quý báu từ phía các nhà khoa học, chính quyền địa phương, đọc giả và người thân để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính khả thi cao
Trang 9
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thoát nước và xử lý nước thải là một trong những nội dung quan trọng trong
quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị Hệ thống thốt nước đơ thị có vai trò quan
trọng đối với đời sống của con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
của các đô thị ở Việt Nam nói chung và thị xã Dĩ An nói riêng
Bằng phương pháp luận nghiên cứu khoa học chặt chẽ kết hợp với việc điều tra, khảo sát thực địa, Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy |
hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt đáp ứng nhu câu phát triển
thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030” đã làm sáng tỏ một cách có hệ thông
những vấn đề mang tính khoa học về đầu tư xây dựng, quản lý hệ thống thoát nước
và xử lý nước thải sinh hoạt cho thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030 Đề
tài do học viên Phạm Văn Ngọ thực hiện trong thời gian sáu tháng (từ tháng
01/2011 đến tháng 06/2011) đưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Xuân
Trường Kết quả thực hiện đề tài sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả
thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, tạo môi trường thuận lợi để thị xã Dĩ An phát
triển bền vững đến năm 2030 và xa hơn nữa Luận văn thạc sĩ đã tập trung giải
quyết các nội dung quan trọng sau đây:
1 Điều tra, khảo sát hiện trạng nhằm phân tích, đánh giá những mặt tích cực
và tìm ra những tồn tại, bất cập về đầu tư xây dựng, quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thị xã Dĩ An
2 Xây dựng các tiêu chí và tính toán, dự báo nhu cầu đầu tư xây dựng hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt cho thị xã Dĩ An đến năm 2030 3 Đề xuất các giải pháp quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt cho thị xã Dĩ An đến năm 2030 |
4 Khái toán kinh phí và phân kỳ đầu tư theo giai đoạn quy hoạch nhằm từng
bước xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt cho thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Trang 10DANH MUC CAC BANG
Bang 1.1: Chỉ tiêu phát triển kinh tế thị xã Dĩ An giai đoạn 2005 - 2010
Bảng 1.2: Dân số và lao động thị xã Dĩ An giai đoạn 2005 - 2010 Bảng 1.3: Hệ số không điều hoà chung nước thải sinh hoạt
Bảng 2: Hiện trạng mạng lưới thoát nước thị xã Dĩ An
Bảng 3.1: Dự báo dân số các phường và thị xã Dĩ An đến năm 2030
Bảng 3.2: Dự báo tổng lưu lượng nước thải của từng lưu vực
Bảng 3.3: Dự báo tổng lưu lượng nước thải của từng lưu vực Bảng 4.1: Quy hoạch mạng lưới tuyến công cấp 1
Bảng 4.2: Quy hoạch mạng lưới tuyến công cấp 2
10 Bảng 4.3: Diện tích cần thiết của khu đất xây dựng trạm XLNT sinh hoạt
11 Bảng 4.4: Các chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt thị xã Dĩ An trước và sau khi xử lý
12 Bảng 4.5: Kích thước của bể tiếp nhận nước thải
13 Bảng 4.6: Các thông số của đây chuyền công nghệ XLNT sinh hoạt
14 Bảng 5: Các tuyến cống được chọn đầu tư giai đoạn 2010 - 2020
DANH MỤC CÁC BẢN ĐÒ
1 Bảng đồ vị trí thị xã Dĩ An trong mối liên hệ vùng
2 Bảng đồ quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2030
Trang 11PHAN I: MO DAU
L.1 Tinh cap thiét cla 48 tai oe.cccccccccecsssessssseessssessssssesssueessseessssvessssvesssnes i
1.2 Mure ti€u nghién CH nh 1 I.3 Nội dung nghiên CỨU . 55 sen 110111011110101 xe ili 1.4 Déi trong va pham vi nghién CUM eececccessseess sess tesssessseessseessees iti 1.5 Phương pháp nghiên CỨu - 55 522 2 H2 1111k iv
1.6 Kết quả nghiên cứu -6-©2cs E221 SE11271E 221x111 cee iv
PHAN I: KET QUA NGHIEN CUU
Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Dĩ An và hệ thống thoát nước, xứ lý nước thải sinh hoạt 1
1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên -.-e-cccccccececee 1
In co I 1.1.2 Ki Wau, thoi tit oe ecceesseesscessnsesseccesnneseescessssseseessanesssessnnnesses 2
1.1.3 Dia hinh va dia chat cong trinh .c.csccccscessssecssesssseessesssseessueesseesees 2 1.1.4 Thủy văn và nguồn tiếp nhận nue thai 3
1.2 Điều kiện kinh tẾ - xã hội .-scccsccerceecreoerreerkeerrisrkesseosrese 4
1.2.1 Cơ cầu và tăng trưởng kinh tế . -cct+eccrsecee 5
1.2.2 Thực trang phát triển các ngành kinh tế . -¿-cs2 5
1.2.3 Dân số và lao động . c:- ác 22t 2 rrtrrrrrrrrrrrrerrrerree 6
1.2.4 Văn hóa, giáo dục và y tẾ ccccci nererreerrrerree 7
1.2.5 Thực trạng cơ sở hạ tầng 5-22cttecrtirreerrrrerree § 1.3 Tông quan về kinh nghiệm đầu tư xây dựng, quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải SỈHH HO(Í che 161 gxxpsessesse 9
1.3.1 Kinh nghiệm đầu tư xây dựng, quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt ở nước ngoài -. Sàn Sonnh seo, 9
Trang 121.4 Tong quan vé hé thống thoát HưỚC . cescccesccessrckeasrvorrsee l1 1.4.1 Yêu cầu và nhiệm vụ của hệ thống thoát nước I1
1.4.2 Phân loại hệ thống thốt nước cccccrccvrxserecvee 12
1.4.3 Cơng trình trên mạng lưới thoát nước .ceevee 14 1.4.4 Tiêu chuẩn thoát nước và hệ số khơng điều hồ 15
1.5 Tổng quan về xử lý nước thải sinh loạt .-e -c-osccccssccee 17
1.5.1 Đặc trưng của nước thải sinh hoạt . +55 55 5c c<cc«e 17 1.5.2 Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt .- 18 Chương 2: Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước và xứ lý nước thải sinh hoạt tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương .-.-5 5< 28
2.1 Hiện trạng hệ thơng thốt nước ở thị xã Dĩ Án 28 2.1.1 Hiện trạng thoát nước mưa sccntnnnhnhgHre 28 2.1.2 Hiện trạng thoát nước thải sinh hoạt - 29
2.1.3 Hiện trạng mạng lưới cống thoát nước . : -c- 30
2.1.4 Hệ thống hồ điều hồ . ©-22 22s k+E122111 02111211011 ee 32
2.2 Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại thị xã Dĩ An 32 2.2.1 Hiện trạng xử lý nước thải công nghiệp 31 2.2.2 Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt -.-cccccc+ 32 2.3 Những tôn tại, bất cập trong đầu tư xâu dựng, quan |ý hệ thống thoat nước và xử lý nước thải sinh hoạt tụi TẦX DĨ ÁH c«cesesessessesee 33
2.4 Định hướng xây dụng và quản lý hệ thơng thốt nước thải sinh
hoạt cho thị xã Dĩ An đến năm 2030 vsssesscsssvssrvsrverssessesssssssssvessessssssesessesvscseesees 33
Chương 3: Tính toán, dự báo nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt cho TX Dĩ An 35
3.1 Tính toán lưu lượng nước nữa và nước thải sinh hoạt của thị Xã DĨ ÁH HP HA TH Tà HH Hà HH Hà nh T010 01108004100 35
3.1.1 Lưu lượng nưỚc rmưa ng gi, 35
Trang 13mica, nước thải trên địa bàn thị xã DĨ ÂH e1 se 39
3.3 Xác định lưu vực thoát nước của thị xã Dĩ Án .« 39
Ecann.oa dn : 40
E00 0:44 40
3.3.3 LƯU VỰC Ì QC KH cư r cr 40 3.4 Đánh giá hiệu quả của việc đầu fif . -cesccessccescereesrssee 41 3.4.1 Các lợi ích có thé long hod GUO o.eceecceescssesssesssseesserecstesssessseesenees 4l 3.4.2 Các lợi ích khơng thể lượng hố được 43
Chương 4: Đề xuất các giải pháp quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt cho TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030 44
4.1 Căn cứ pháp lý và tài liệu cơ sở phục vụ cho việc lập quy hoạch hệ thỐng Mhodt NUOC orsersscssssevsssssssssssessassesssssesssrsesesssesssnsessensessensesssasessansessensessens 44 4.1.1 Căn cứ pháp lý sàng 44
4.1.2 Tài liệu cơ sở để tính toán hệ thống thoát nước 45
4.2 Nhóm giải pháp về quy hoạch, đầu tư xây dựng mạng lưới cơng thốt nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thị xã Dĩ Án 45
4.2.1 Quy hoạch mạng lưới cống thoát nước . -¿ 45
4.2.2 Quy hoạch các trạm xử lý nước thải 49
4.2.3 Xác định các điểm xả và cao độ mức nước tại các điểm xả 52
4.2.4 Biện pháp tô chức thực hiện 2-22 22tr 54 4.3 Giải pháp về công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt 35
4.3.1 Chất lượng và mức độ xử lý nước thải sinh hoạt 55
4.3.2 Cơ sở lựa chọn đây chuyền công nghệ .ccccccccec 57 4.3.3 Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt -Ặ coi 39
4.3.4 Biện pháp thực hiện Ặ SH 1201111111121 ke 70
Trang 14Chương 5: Khái toán kinh phí và phân kỳ đầu tư theo giai đoạn quy hoẠCH s0 HT TT TT Họ ng 9 509 se 72
5.1 Khái toán kinh phí đầu tự7 cccesccocerrrrrkeiirkrisrsrkeeie, 72 5.1.1 Chi phí đầu tư ban đầu 2cczecccEEvrcrrtrrrrererrree 72
5.1.2 Chi phí phải trả hàng năm . - 5 cccnntsrkerrrkrkeree 73
5.1.3 Tổng kinh phí thực hiện dự án . ccc2c22zvecrrrree 73
5.2 Phân kỳ đầu tư theo giai MOAN QUy NOTCH sú cceseseersesee 74
5.2.1, Giai doan 2010 - 2020 sccccccssssssesssessssesssseesssesssssesseessssesssessuesennees 74 5.2.2 Giai doan 2020 - 2030 voecccccccssssssesssseesseessssesssessssessssssssecssesesseventeees 76
PHẢN II: KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .-cccse 77 6.1 KẾ( ÏHẬNH o5-2 LH 2 HE 2 E9111009115112088113002112352002022easr 77
Trang 15
PHANI MO DAU
L1 TINH CAP THIET CUA DE TAI
Thị xã Dĩ An nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương, có vị trí giáp ranh
với TP.Hồ Chí Minh và TP.Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai), là cửa ngõ quan trọng để đi
các tỉnh miền Trung, miền Bắc và Tây Nguyên Nhờ có vị trí thuận lợi nên Dĩ An có tốc độ công nghiệp hố và đơ thị hoá diễn ra rất nhanh Dân số ngày càng tăng nhanh, đô thị ngày càng phình to nhưng cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân xứng, đặc biệt là mạng lưới thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt chưa đáp ứng được yêu cầu Hầu hết mạng lưới cống rãnh tiêu thoát nước chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm và thực hiện chức năng thoát nước mưa là chính Tỷ lệ các hộ đấu nối vào mạng lưới thoát nước còn rất thấp Các tuyến cống được sửa chữa và xây dựng bổ sung một cách chắp vá, có tổng chiều đài ngắn hơn rất nhiều so với chiêu đài đường phố, ngõ xóm Nhiều tuyến cống có độ dốc kém, bùn cặn lắng nhiều, không ngăn
được mùi hôi thối Nhiều tuyến cống lại không đủ tiết diện thoát nước hay bị hư
hỏng, gây úng ngập cục bộ Vào mùa mưa, ngập úng thường xuyên xảy ra nhiều khu vực trên địa bàn Nước thải nhà vệ sinh phan lớn chảy qua bể tự hoại rồi xả ra mạng lưới thoát nước chung tới kênh, mương, ao hồ tự nhiên hay thấm vào đất, đe doạ đến chất lượng môi trường nước và vệ sinh môi trường ở các khu dân cư
Hiện nay, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật của thị xã Dĩ An đang được tiếp tục đầu tư xây đựng nhưng mạng lưới thu gom và xử lý nước thải chưa được đầu tư
xây dựng tương xứng với tốc độ phát triển Một số khu vực trên địa bàn đang phải
đối mặt với tình trạng hạ tầng thấp kém, ngập lụt diễn ra thường xuyên sau cơn
mưa, môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật lây lan,
Trong những năm tới, việc gắn liền các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với vấn đề khắc phục ô nhiễm, bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của chính quyển và nhân dân thị xã Dĩ An nhằm đảm bảo phát triển bền
Trang 16
Luận văn thực sĩ - ii- Ngành: Công nghệ Môi trường
i
vững Việc tổ chức nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng của ngành thoát nước, xác định nguyên nhân của những tồn tại, bất cập và định hướng cho những giải pháp từ cơ chế chính sách, mô hình tổ chức, công tác quy hoạch, đầu tư cho đến lựa chọn công nghệ thích hợp, là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa để thực hiện thành
công sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, cũng như bảo đảm
cho thị xã Dĩ An phát triển một cách bền vững trong tương lai
Trước những vấn dé cấp bách nêu trên, việc xây dựng và thực hiện để tài:
“Nghiên cứu đề xuẤt các giải pháp quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030”
là vấn đề cấp thiết, đáp ứng nhu cầu thiết thực đang đặt ra tại địa phương 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
- Quy hoạch mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt thị xã Dĩ An
đến năm 2030 nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh, bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu
cầu phát triển bền vững
- Cụ thể hóa Đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Dĩ An đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 đối với ngành thoát nước nhằm góp phần vào công cuộc
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội thị xã Dĩ An đến năm 2030;
- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Định hướng phát triển mạng lưới
thoát nước thải sinh hoạt cho thị xã Dĩ An, tạo điều kiện để Dĩ An phát triển thành
đô thị hiện đại, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thị xã
và của tỉnh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ giúp cho chính quyền địa phương nhìn thấy một cách tổng thể hiện trạng mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt trên
toàn thị xã Mặt khác, đẻ tài cũng làm rõ những vấn đề cấp bách cần phải thực hiện
trong thời gian trước mắt nhằm đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã
Trang 17a
thải sinh hoạt cho thi xã Dĩ An - một đô thị đang định hướng phát triển thành đô thị
loại 3 trong tương lai rất gần
- Cung cấp cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương trong việc lập và triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Dĩ An
- Giúp cho chính quyền địa phương thực hiện tổng kết, đánh giá, rút ra bài
học kinh nghiệm đối với công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng và phát triển mạng lưới thoát nước trên địa bản
L3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Thu thập, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ của thị xã Dĩ An
2 Khảo sát và đánh giá tổng quát thực trạng thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt tại thị xã Dĩ An
3 Tính toán, dự báo các chỉ tiêu, thông số cơ bán phục vụ cho việc lập quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải Xác định các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của
hệ thống thoát nước và xử lý nuoc thải sinh hoạt
4 Xác định lưu vực thoát nước, nguồn tiếp nhận, điểm xả nước thải; yêu cầu
chất lượng nước xả thải và khả năng nguồn tiếp nhận
5 Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch thoát nước, xử lý nước thải và một số công nghệ xử lý nước thải phù hợp hợp điều kiện thực tiễn tại Dĩ An
6 Khái toán kinh phí đầu tư và phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn quy hoạch
(giai đoạn 2010 - 2020 và giai đoạn 2020 - 2030)
7 Đánh giá tác động môi trường và dé xuất các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai thực hiện dự án
1.4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU L.4.1 Đối trợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nước thải sinh hoạt phát sinh tại thị xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030
Trang 18Luận văn thạc sĩ ~Ïv- Ngành: Công nghệ Môi trường
1.4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt thuộc địa giới hành chính thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương với tổng diện tích 6.010 ha và dân số là 322.446 người
- Về thời gian: Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải được lập cho giai đoạn dài hạn (20 năm), bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 2010 - 2020 và giai đoạn
2020 - 2030
I5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu có liên quan đến địa bàn
nghiên cứu đề tài
2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 3 Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp 4 Phương pháp bản đồ và GIS 5 Phương pháp chuyên gia 6 Phương pháp dự báo 16 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU 1 Bản vẽ: a) Bản đồ vị trí và mối liên hệ vùng: tỉ lệ 1/25.000 b) Bản đỗ địa hình: tỉ lệ 1/10.000
c) Ban đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: tỉ lệ 1/10.000
d) Bản đồ hiện trạng mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương: tỉ lệ 1/10.000
e) Bản đồ phân chia lưu vực thoát nước: tỉ lệ 1/10.000
Ð Bản đồ vị trí các trạm bơm, nhà máy xử lý, các tuyến truyền dẫn chính: tỉ lệ 1/10.000
g) Bản đồ quy hoạch mạng lưới thoát nước và các trạm xử lý nước thải sinh
hoạt trên địa bàn thị xã Dĩ An đến năm 2030: tỉ lệ 1/10.000
2 Báo cáo khoa học kết quả thực hiện đề tài
3 Đĩa CD lưu toàn bộ Đồ án quy hoạch mạng lưới thoát nước và các trạm xử lý nước thải tại thị xã Dĩ An
Trang 19
PHAN II
KET QUA NGHIEN CUU
CHUONG 1
TONG QUAN VE DIEU KIEN TU NHIEN,
KINH TE - XA HOI CUA THI XA Di AN VA HE THONG THOÁT NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC THÁI SINH HOẠT 1.1 ĐẶC DIEM VE DIEU KIEN TU NHIEN
1.1.1 Vi tri dia ly
Huyện Dĩ An là một trong bảy huyện/thị thuộc tỉnh Bình Dương Huyện Dĩ An có 6 xã và 1 thị trấn, được tái lập theo Nghị định số 58/1999/NĐ-CP, ngày 23/7/1999 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1999 Ngày
13/01/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP về việc thành lập thị xã
Dĩ An, thành lập các phường thuộc thị xã Dĩ An và thành lập thị xã Thuận An,
thành lập các phường thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Theo Nghị quyết số
04/NQ-CP, thị xã Dĩ An được thành lập trên cơ sở toàn bộ 6.010 ha diện tích tự nhiên của huyện Dĩ An, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc (7 phường)
Thị xã Dĩ An nằm trong vùng kinh tế trong điểm phía Nam, tiếp giáp với
thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), là cửa ngõ quan
trọng để đi các tỉnh miền Trung, miền Bắc và Tây Nguyên Nhờ có vị trí thuận lợi
nên thị xã Dĩ An là một trong ba đơn vị hành chính có nền kinh tế phát triển mạnh
nhất của tỉnh Bình Dương (TX Thủ Dầu Một, TX Thuận An và TX Dĩ An) Ranh giới hành chính của thị xã Dĩ An như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương)
- Phía Nam giáp quận Thú Đức, Quận 9 (TP Hồ Chí Minh)
- Phía Đông giáp TP.Biên Hòa (Đồng Nai) và Quận 9 (TP Hồ Chí Minh) - Phía Tây giáp quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) và thị xã Thuận An (tỉnh
Bình Dương)
a a
Trang 20Luận văn thạc sĩ -2- Ngành: Công nghệ Môi trường —_—.mmmmmmmmmauasassasaaaaanaaaauäẳửnn
1.1.2 Khí hậu, thời tiết
- Dĩ An năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa - nóng âm, nhiệt độ cao đều quanh năm (nhiệt độ trung bình là 26,5°C), không bị bão lụt và không có mùa đông lạnh Khí hậu ở Dĩ An phân hóa thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tương đối cao (1.641-2.147 mm/năm), chiếm trên 90% lượng mưa cả năm
+ Mùa nắng: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nắng nhiều (2.401 giờ/năm),
bức xạ lớn (75-80 kcal/cm”/năm)
- Gió: tốc độ gió trung bình từ 0,7 m/s, c6 3 hướng gió chính thịnh hành: + Mùa mưa gió thịnh hành ở hướng Đông Nam và hướng Nam
+ Mùa khô gió thịnh hành ở hướng Tây Nam
1.1.3 Địa hình và địa chất công trình
1.1.3.1 Địa hình
Dĩ An có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với mực nước
biển là 36m, bién đổi thấp dần từ Tây sang Đông Hướng dốc chính đổ về TP.HCM
và sông Đồng Nai Địa hình thị xã Dĩ An được chia làm 2 bậc thềm chính như sau:
- Bậc thêm đổi bằng, có độ cao từ 20m - 40m: phân bố ở khu vực phía Tây
(phường Dĩ An, An Bình và Đơng Hồ), khả năng thoát nước tốt, có kết cấu địa chất vững chắc, cường độ chịu nén tốt, thích hợp dé xây dựng khu dân cư, khu công
nghiệp, tòa nhà cao tầng
- Bậc thềm đồng bằng, có độ cao từ 2m - 5m: phân bố ở các khu vực tiếp
giáp sông Đồng Nai, thuộc địa bàn các phường Tân Bình, Bình An và Bình Thắng
Đây là những khu vực có nền địa chất yếu, cường độ chịu nén kém, ít thích hợp cho
các công trình xây dựng
1.3.1.2 Địa chất công trình
Theo kết quả nghiên cứu năm 2010 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp cho thấy: Phần lớn diện tích đất tự nhiên của thị xã Dĩ An có nền đất
vững chắc, khả năng chịu nén tốt (chiếm 85%) Đây là một lợi thế lớn cho việc đầu
Trang 21
tư phát triển cơ sở hạ tầng và giảm chỉ phí trong việc gia cố xử lý nền móng khi xây dựng công trình
1.1.4 Thủy văn và nguồn tiếp nhận nước thải 1.1.4.1 Hệ thong song, suỗi, kênh, mucong, rạch
Mạng lưới sông, suối, kênh, mương, rạch (gọi chung là sông suối) trên địa
bàn thị xã Dĩ An có mật độ thưa thớt và phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực tiếp giáp TP.Biên Hoà, gồm 3 phường: Tân Bình, Bình An và Bình Thắng Các
Phường còn lại có rất ít sông suối, ngắn và đòng chảy hẹp Hệ thống thủy văn của thị xã Dĩ An đều thuộc hệ thống sông Đồng Nai Đoạn sông Đồng Nai chảy qua thị xã Dĩ An có chiều rộng khoảng 200m và độ sâu tại mép bờ từ 6m đến 8m Chiều dài
sông Đồng Nai thuộc địa phận thị xã Dĩ An có chiều đài đưới 1km nhưng trên đoạn
sông này có nhiều cảng sông: cảng Bình Dương, cảng Đồng Nai, bến cảng đường
thuỷ nội địa Một số kênh rạch chính có nhiệm vụ tiêu thoát nước tự nhiên trên địa bàn thị xã Dĩ An như sau:
a) Suối Siệp bắt nguồn từ khu phố Đông An (phường Tân Đông Hiệp), chảy
qua phường Bình An và Bình Thắng Suối có chiều đài 2.586m, là đường ranh giới hành chính giữa thị xã Dĩ An và Tp.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) Suối Siệp có chiều
rộng và chiều sâu không đồng đều, độ chênh lệch rất lớn Đoạn suối thuộc phường Tân Đông Hiệp nằm trên vùng đất gò cao nhưng khi chảy qua phường Bình An và phường Bình Thắng thuộc vùng đất thấp nên chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều trên sông Đồng Nai
b) Suối Nhum nằm ở phía Tây Nam của thị xã Dĩ An, thuộc phường Đông Hòa Suối này là đường ranh giới hành chính giữa thị xã Dĩ An và quận Thủ Đức (Tp.HCM), chảy theo hướng Bắc - Nam qua quận Thủ Đức rồi đỗ vào các sông rạch thuộc Quận 9 (Tp.HCM) Đây là suối thoát nước chính cho phường Đông Hòa, khu vực phía Nam phường Dĩ An và phường Linh Xuân (quận Thủ Đức, Tp.HCM)
c) Suối Lồ Ö nằm ở phía Tây Nam của thị xã Dĩ An, thuộc phường Bình An, có chiều đài 1.440m Suối Lồ Ô bắt nguồn từ ngã ba suối Lồ Ò (giáp đường ĐT
743), chảy vào suối Tân Vạn rồi đỗ ra sông Đồng Nai
Trang 22
Luận văn thạc sĩ -4- Ngành: Công nghệ Môi trường
d) Phường Tân Bình là địa bàn có nhiều suối rạch nhất của thị xã Dĩ An, gồm các tuyến suối chính như: suối ông Cược, suối Thầy Tu, suối Cầu Đá, suối Mù U, suối Bá Tước, suối cây Trường, Các suối rạch thuộc phường Tân Bình có chiều dài từ 500m đến 1.400m, cháy qua các suối, rạch thuộc xã Tân Hạnh (Tp.Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai) rồi đỗ ra sông Đồng Nai
1.1.4.2 Các nguôn tiếp nhận nước thải
Theo kết quả phân tích của Trung tâm Quan trắc Môi trường và Tài nguyên tỉnh Bình Dương thì chất lượng nguồn nước mặt trên sông Đồng Nai (đoạn chảy qua thị xã Dĩ An) tương đối tốt, đạt tiêu chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt Tuy nhiên, nguồn nước mặt trên các sông suối của thị xã Dĩ An đã bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh do nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý mà thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận
Hầu hết hệ thống sông suối thực hiện nhiệm vụ thoát nước tự nhiên trên địa bàn thị xã Dĩ An có quy mô nhỏ, bị bồi lấp và bị lắn chiếm nên khả năng tiêu thoát nước bị hạn chế rất nhiều Vào mùa mưa, lượng mưa lớn, nước thốt khơng kịp nên
có nhiều khu vực trên địa bàn bị ngập úng nhiều giờ liền Để đáp ứng nhu cầu tiêu
thoát nước trong tương lai, hệ thống kênh, rạch của thị xã Dĩ An cần phải được nạo vét, mở rộng và kiên cố hóa nhằm khai thông dòng chảy và giải quyết tình trạng ngập úng trên địa bàn
1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TÉ - XÃ HỘI
1.2.1 Cơ cầu và tăng trưởng kinh tế
1.2.1.1 Cơ cầu kinh té
Cơ cấu kinh tế của thị xã Dĩ An là Công nghiệp, xây dựng - Thương mại, dịch vụ - Nông nghiệp Theo Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010 thì ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 75,6%; thương mại, địch vụ chiếm 24,3% và nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp (chiếm 0,1%) trong cơ cầu kinh tế của thị xã Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của thị xã Dĩ An chuyển địch khá mạnh theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành thương mại - dịch vụ (tăng từ 17,3% vào năm 2005
lên 24,3% vào năm 2010), giảm đần tỉ trọng ngành công nghiệp (giảm từ 82,3% vào
—=—mmnnTT——ễsr-.ơợớợyœšc:ợợZŒXơơợơơợơơơờợờợns-ơ-WXxa-aợa‹yayơơ-ợ‹éœé<+
Trang 23a a a
năm 2005 xuống còn 75,6% vào năm 2010) và nông nghiệp (giảm từ 0,4% vào năm 2005 xuống còn 0,1% vào năm 2010)
1.2.1.2 Tăng trưởng kinh tế
Thị xã Dĩ An có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh, là một trong 3 địa
phương có nền kinh tế phát triển nhất của tỉnh Bình Dương Giai đoạn 2005 - 2010,
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 16,2%/năm, GDP bình quân đầu người liên
tục tăng, từ 16,9 triệu đồng vào năm 2005 lên 35,2 triệu đồng vào năm 2010 1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010 cho thấy, thị xã Dĩ An
có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh Thực trạng phát triển các ngành kinh tế của
thị xã Dĩ An như sau:
1.2.2.1 Công nghiệp
Thị xã Dĩ An có 6 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp, với tổng diện tích là 807,7 ha Đến nay, có 5/6 khu công nghiệp và 1/2 cụm công nghiệp đã lấp đầy 100% Riêng khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B (Khu công nghiệp Phú Mỹ), tỉ lệ
lap day dat 80% Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút được 315 dự án, trong đó có
163 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn là 1.115 triệu USD và 152 dự án
có vốn đầu tư trong nước, với tổng vốn là 4.612 tỉ đồng
Ngoài ra, trên địa bàn thị xã Dĩ An còn có khoảng 210 cơ sở sản xuất nằm
xen kẽ trong khu dân cư
1.2.2.2 Thương mại, dịch vụ
Ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị xã Dĩ An phát triển khá đa dạng
và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh Hiện nay, trên địa bàn thị xã Dĩ An có 2 trung
tâm thương mại, 4 siêu thị, 17 chợ, 25 ngân hàng (chi nhánh ngân hàng) và 13.718 đơn vị kinh doanh thương mại - dịch vụ như: du lịch, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân
36,1%/Năm và đạt 9.367 tỉ đồng vào năm 2010 (giá cố định năm 1994)
——nnmaananananaanaaaaasaannơơnzzuuuzzợợơờợaợsszaợngsazợaợaaszaananmn
Trang 24Luận văn thạc sĩ -6- Ngành: Công nghệ Môi trường
1.2.2.3 Nông nghiệp
Thị xã Dĩ An có tốc độ công nghiệp hóa - đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp bị phân tán, quy mô nhỏ, mức đầu tư thấp nên giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp và ngày càng giảm dần trong cơ cấu kinh tế của địa phương (giá trị sản xuất nông nghiệp giảm từ 36 tỉ đồng vào năm 2005 xuống còn 24 tỉ đồng vào năm 2010 -
tính theo giá cố định năm 1994)
Bảng I.1: Chỉ tiêu phát triển kinh tế thị xã Dĩ An giai đoạn 2005 - 2010 Chỉ tiêu 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 1 Công nghiệp 15.400 | 37.869] 50.847 65.387| 71.263 | 80.718 - Nhà nước 189 260 219 423 304 350 - Ngoài nhà nước 5.063 | 15.204] 22.048 | 29.908] 31.609| 38.082 - Đầu tư nước ngoài | 11.890| 22.405 | 28.580| 35.056| 39.350| 42.286 2 Thương mại 2003| 2432| 3381| 4799| 5.859] 7.653 3 Nông nghiệp 3390| 32,5] 31,7; 308| 31,4] 312 (Nguôn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Đương năm 2009, 2010) 1.2.3 Dân số và lao động
Giai đoạn 2005 - 2010, thị xã Dĩ An có tốc độ gia tang dan số rất nhanh, chủ
yếu là tăng cơ học Tốc độ gia tăng đân số bình quân là 9,06%/năm Dân số của thị
xã Dĩ An năm 2010 là 320.446 người, tăng 103.000 người so với năm 2005 Mật độ
dân số trung bình là 5.332 người/km”, cao nhất tỉnh Bình Dương và là thị xã có dan
số đông thứ hai của cả nước (sau thị xã Thuận An - tỉnh Bình Dương) Bảng 1.2: Dân số và lao động thị xã Dĩ An giai đoạn 2005 - 2010
Trang 25
2009 299.248 7,9 4.979 208.090 2010 320.446 7,1 5.178 235.095
(Nguôn: Niên giám thông kê tỉnh Bình Dương năm 2009, 2010)
Thị xã Dĩ An có khoảng 242.000 lao động, chiếm 75,5% dân số toàn thị xã và chiếm 29% lao động của tỉnh Bình Dương Trong đó, lao động trong ngành công
nghiệp - xây dựng là 193.000 người, chiếm 80%; lao động trong ngành thương mại - địch vụ là 47.200 người, chiếm 19,5% và lao động trong ngành nông nghiệp là 1.800 người, chiếm 0,5% tổng lao động toàn thị xã
1.2.4 Văn hóa, giáo dục và y tế
a) Về văn hóa - thể dục - thể thao
Thị xã Dĩ An có I rạp hát với quy mô 700 chỗ ngồi; trung tâm văn hóa - sân vận động thị xã có diện tích 15.000 m Mỗi phường đều có trung tâm văn hóa và sân vận động luyện tập thé duc thể thao nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của
nhân dân
b) Giáo dục
Thị xã Dĩ An có 36 trường học các cấp, trong đó có 7 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 8 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông, 2 trường đại học (Đại học Quốc gia Tp.HCM và Đại học Nông lâm Tp.HCM), 1 trường cao dang va 3 trường trung học chuyên nghiệp Ngoài các trường công lập, trên địa bàn thị xã Dĩ An còn có 46 cơ sở giáo dục mầm non phục vụ nhu cầu học tập của 40% trẻ em trong độ tuổi Ở bậc mầm non và mẫu giáo, diện tích đất bình quân đạt 7m”/học sinh, thấp hơn so tiêu chuẩn quy định của Bộ Giá dục và Đào tạo và chưa
đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương Ở các cấp học còn lại, diện tích đất
bình quân trên một học sinh đều đạt hoặc cao hơn tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đảo tạo
c) Y tế
Thị xã Dĩ An có bệnh viện Quân đoàn 4 với quy mô 120 giường bệnh; 1 bệnh viện đa khoa với quy mô 60 giường bệnh; 6 trạm y tế phường; 11 phòng khám đa khoa, 62 phòng khám chuyên khoa và 17 cơ sở dịch vụ y tế tư nhân
—.—>=ễễs-.xz-ễẳễẳZ-.rsarsaẩẳasasa-äz- -œơ-nnwơ‹ơxẵẳ-ợ-ợơợăẵẳẶz.‹ẳễỶễẳỶễ- ễ-z ờợ‹-wW‹‹aờợơợ‹nơờơợẵẳửơờờơờớya
Trang 26Luận văn thạc sĩ -§- Ngành: Cơng nghệ Môi trường a a
1.2.5 Thực trạng cơ sở hạ tầng 1.2.5.1 Hiện trang giao thông
Hệ thống giao thông của thị xã Dĩ An đang được đầu tư xây dựng và phát
triển đồng bộ với tong chiều đài 312,5 km; mật độ đường giao thông chính đạt 5,2 km/kmỷ; tỉ lệ đất giao thông đô thị là 13% Nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối thị xã Dĩ An với hệ thống cảng biển, cảng sông, sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất nên nền kinh tế của Dĩ An có tốc độ tăng trưởng, phát triển rất nhanh
- Giao thông đường bộ: Thị xã Dĩ An có nhiều tuyến đường chính đi qua
như: Quốc lộ 1A, 1K, đường Xuyên Á, ĐT 743,
- Giao thông đường sắt: đường sắt Bắc - Nam đi qua thị xã Dĩ An có chiều
dài khoảng 9km Trên đoạn đường này có ga hàng hóa Sóng Thần, đây là ga chính vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương trong cả nước
- Giao thông đường thủy: sông Đồng Nai chảy qua thị xã Dĩ An có chiều dài
dưới 1km nhưng trên đoạn sông này có 2 cảng sông (Bến thủy nội địa Tây Nam và cảng Bình Dương) năm trên địa phận thị xã Dĩ An và cảng Đồng Nai thuộc địa phận
thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) 1.2.5.2 Hiện trạng cấp điện
Nguồn cung cấp điện cho thị xã Dĩ An chủ yếu là nguồn điện lưới quốc gia thông qua các tuyến cao thế và các trạm biến thế trung gian 110KV Tổng chiều dài
các tuyến cao thế di qua thị xã Dĩ An là 29,4 km, với ba trạm biến áp 110KV và hai
lộ trung thế 22KV Mạng lưới phân phối điện được xây dựng và phát triển tốt, đảm bảo được chất lượng và khả năng cung cấp điện
1.2.5.3 Hiện trạng cung cấp nước sạch
Thị xã Dĩ An có 3 nhà máy xử lý nước sạch, với 239,3 km đường ống cấp nước và 22.930 giếng khoan, đảm bảo 99% hộ dân được sử dụng nước sạch, với mức trung bình đạt 100 lí/người/(ngày đêm) Trong đó, có 20% số hộ dân và 70%
doanh nghiệp được sử đụng nước sạch từ các nhà máy xử lý nước cấp Số hộ gia
đình và doanh nghiệp còn lại khai thác trực tiếp nguồn nước ngầm từ giếng khoan
Trang 27rg
re
1.2.5.4 Hiện trạng xây dựng
a) Hiện trạng xây dựng các khu, cụm công nghiệp
Thị xã Dĩ An có 6 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp, với tổng diện tích là 807,7 ha Đến nay, có 5/6 khu công nghiệp và 1/2 cụm công nghiệp đã lấp đầy 100% Riêng khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B (Khu công nghiệp Phú Mỹ), tỉ lệ
lap day dat 80%
b) Hiện trạng xây dựng nhà ở
Theo kết quả điều tra nhà ở năm 2010, thị xã Dĩ An có 33.103 căn nhà ở với
tổng diện tích xây đựng là 3.310.300 m” (331,03 ha), trong đó nhà cấp 4 chiếm
khoảng 86% Ngoài ra, còn có 62.397 phòng trọ với tổng diện tích xây dựng là
748.764 m”, giải quyết chỗ ở cho công nhân sống và làm việc trên địa bàn Bên cạnh đó, có 57 dự án đầu tư xây dựng khu dân cư với tổng diện tích là 697 ha và 3
chung cư cao tầng
1.3 TONG QUAN VE KINH NGHIEM DAU TU XAY DUNG, QUAN
LÝ HỆ THÓNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THÁI SINH HOẠT
1.3.1 Kinh nghiệm đầu tư xây dựng, quán lý hệ thống thoát nước, xử lý
nước thải sinh hoạt ở nước ngồi
Hệ thống thốt nước đã có từ lâu, từ khi xuất hiện những vùng đông dân cư Ở Liên Xô (cũ), người ta đã bắt đầu xây dựng hệ thống thoát nước cho vùng Trung Á và Gruza từ thế kỉ thứ 13 Đến thế kỉ thứ 15, rất nhiều thành phố của Nga được đầu tư hệ thống thoát nước cho khu dân cư Ở Anh, hệ thống thoát nước quy mơ
tồn thành phố bắt đầu được thực hiện vào đầu thế kỉ 19 Năm 1961, nước Anh bắt
đầu nghiên cứu công trình làm sạch nước thải Việc đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước thải phát triển ở Đức và Pháp vào cuối thế kỉ 19 Thời kỳ này, nước thải được dẫn vào hệ thống thoát nước thải rồi xả thang ra sông, hồ không qua xử lý
1.3.2 Kinh nghiệm đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống thoát nước, xử
lý nước thải sinh hoạt ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khi hoàn thành quá trình xâm lược nước ta, người Pháp đã cho
xây dựng hệ thống thoát nước thải nhưng chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn như Hà
a
Trang 28Luận văn thực sĩ -10- Ngành: Công nghệ Môi trường -m.>—mmœsananaaraaaaaaơơơơnaơuuugơnggggngunnguẵãẵĩỸĩỸÃin
Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Từ khi đất nước được giải phóng đến nay, chính quyền các cấp đã xây dựng thêm nhiều hệ thống thoát nước cho hầu hết các đô thị trên cả
nước Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng chưa khoa học, thiếu đồng bộ và hầu hết hệ
thống thoát nước là hệ thống thoát nước chung rất đơn sơ, nước thải chưa được xử lý trước khi xả vào nguồn Do vậy, việc khai thác, quản lý và vận hành hệ thống thoát nước chưa mạng lại hiệu quá cao cả về mặt kinh tế và môi trường
Hầu hết hệ thống thốt nước ở các đơ thị của Việt Nam là hệ thống thoát
nước chung Phần lớn những hệ thống thoát nước này được xây dựng cách đây khoảng 100 năm, chủ yếu để thoát nước mưa, ít khi được sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng nên đã xuống cấp nhiều; việc xây dựng bổ sung được thực hiện một cách chắp vá, không theo quy hoạch lâu dài, không đáp ứng được yêu cầu phát triển đơ thị Các dự án thốt nước đô thị sử dụng vốn ODA (cho khoảng 10 đô thị) đã và
đang được triển khai thực hiện, thường áp dụng kiểu hệ thống chung trên cơ sở cải
tạo, nâng cấp hệ thống hiện có Tuy nhiên, cá biệt có dự án thoát nước của thành
phố Huế áp dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn
Cả nước hiện có 13 thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long,
Huế, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Thái Nguyên, Vũng Tàu, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hải
Dương và Vinh có các dự án trạm xử lý nước thải đô thị Mỗi trạm có công suất xử lý trên 5.000 m”/ngày đêm) nhưng còn đang trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng Trên tổng số 76 khu công nghiệp và chế xuất, chỉ có 36 khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung, hoạt động với tổng công suất là 41.800 m”/(ngày đêm) Công nghệ chủ yếu là sinh học hoặc hoá học kết hợp với sinh học Nước thải sau xử lý đạt yêu cầu loại A hoặc loại B theo QCVN 24 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp
Hiện nay, có hai xu hướng xử lý nước thải, đó là xử lý tập trung và xử lý
phân tán Mỗi xu hướng đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc từng khu
vực Theo pháp luật Việt Nam, không yêu cầu bắt buộc phải xử lý nước thải tập trung hay phân tán, tùy đặc điểm từng địa phương mà có thể linh hoạt trong hình thức xử lý Khi chúng ta chưa thể có được một hệ thống thu gom nước thải hoàn
a a
Trang 29——-=m>>nnaanaaaơơơơơợơngzợợơợợợợợơơơợơggggngngggggggnnợợnnngnggggnn
chỉnh và đồng bộ thì tốt nhất là nên sử dụng hình thức xử lý phân tán Nước thải
trong khu vực nội thị của chúng ta thường đỗ ra các con sông nên nếu được xử lý từ
gốc là tốt nhất, tránh gây ô nhiễm nguồn nước mặt
Những năm gần đây, việc đầu tư vào hệ thống thốt nước đơ thị được cải thiện đáng kể Một số dự án đã và đang được triển khai bằng nguồn vốn vay ODA tại các thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh, Nguồn vốn đầu tư này tuy đã lên tới tỉ USD, nhưng nó cũng chỉ đáp ứng một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 1/6) so với yêu cầu hiện nay Hầu hết các đô thị đã có quy hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020, nhưng quy hoạch hạ tầng cơ sở chưa được thực
thi đầy đủ và đồng bộ, nhất là đối với ngành thoát nước đô thị
Ở tỉnh Bình Dương, hệ thống thoát nước chủ yếu được đầu tư tại các khu đô
thị (các phường, thị trấn) trên toàn tỉnh Tắt cả hệ thống thoát nước đều là hệ thống
thoát nước chung Nước mưa và nước thải sinh hoạt được dẫn chung trong một hệ thống cống Nguồn thu nước thải là các kênh, rạch, mương, suối tự nhiên và sau đó chảy ra sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn Ở các vùng nông thôn của tỉnh
Bình Dương hầu như chưa có hệ thống thoát nước thải Nước thải sinh hoạt chủ yếu
được thu gom vào bể tự hoại không đáy và cho tự thấm vào đất hoặc cho chảy tràn trên mặt đất rồi tự thấm
1.4 TỎNG QUAN VẺ HỆ THÓNG THOÁT NƯỚC
1.4.1 Yêu cầu và nhiệm vụ của hệ thống thoát nước
- Hệ thống thoát nước là tổ hợp các thiết bị, công trình kỹ thuật và các
phương tiện để thu nước thải tại nơi hình thành, dẫn - vận chuyển đến các công trình làm sạch (xử lý), khử trùng và xả ra nguồn tiếp nhận Ngoài ra, nó còn bao gồm cả việc xử lý, sử dụng cặn, các chất quý chứa trong nước thải và cặn Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt cho đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Thoát hết lượng nước thải sinh hoạt của đô thị, kể cả nước mưa nếu xây dựng hệ thống thoát nước chung
+ Biện pháp xử lý nước thải phải phù hợp, đảm bảo đô thị không bị ngập úng, không bị ô nhiễm mơi trường
”„—==>®axsaaasaanaaanaaaazơơơơawaazzơơnnơrơdơơợơơơờnggasasyơờơn
Trang 30Luận văn thạc sĩ -12- Ngành: Công nghệ Môi trường
ee Ơn ợngqaqay88annaannuugnnnn
- Nước thải sinh hoạt chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ và vi trùng gây bệnh, rất nguy hiểm cho người và động vật Vì vậy, nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là vận chuyển một cách nhanh chóng nước thải sinh hoạt ra khỏi khu dân cư;
đồng thời, làm sạch và khử trùng tới mức cần thiết trước khi xả vào nguồn nước
1.4.2 Phân loại hệ thống thoát nước
Tùy thuộc vào đặc điểm thực tế của từng đô thị và việc vận chuyên nước thải sinh hoạt chung hay riêng, người ta chia hệ thống thoát nước làm 4 loại: hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước riêng, hệ thống thoát nước nữa riêng và hệ
thống thoát nước hỗn hợp
1.4.2.1 Hệ thông thoát nước chung
Là hệ thống được sử dụng để vận chuyển tất cả các loại nước thải (nước
mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất) chung trong cùng một mạng lưới cống tới trạm xử lý hoặc xả ra nguồn tiếp nhận Để giảm bớt quy mô công trình (mạng lưới cống và trạm xử lý), chúng ta có thể xây dựng giếng tràn tách nước mưa tại cuối cống góp chính, đầu cống góp nhánh Hệ thống này thường được xây dựng ở những đô thị nằm cạnh sông lớn hay trong thời kỳ đầu tư xây đựng khi chưa có phương án thoát nước hợp lý Phương án này có những ưu nhược điểm sau:
a) Ưu điểm:
- Đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh, vì toàn bộ nước bẩn đều được
qua công trình làm sạch trước khi xả ra nguồn
- Chiều dài mạng lưới đường ống nhỏ nên chỉ phí quản lý hệ thống thấp - Hiệu quả kinh tế đối với các nhà cao tầng vì tổng chiều dài của mạng tiểu
khu và mạng đường phố giảm khoảng 30% - 40% so với hệ thống thốt nước riêng
hồn toàn Chi phí quản lý mạng lưới thoát nước giảm khoảng 15% - 20%
- Phù hợp với những đô thị trong từng nhà có bể tự hoại
b) Nhược điểm:
- Chế độ làm việc của hệ thống không ổn định, lúc mưa nhiều lưu lượng tăng
nhanh, dễ tràn cống Khi nắng khô, lưu lượng nhỏ nên tốc độ nước chảy trong công
giảm, làm ứ đọng bùn cặn, gây thối rửa
a a
Trang 31„m _>>>—>mmmmmmờơợanssaaaassasasasasaaaazz=ễễ=nwnaơơơơợợaszz-ợ-naaaggguườửẵn
- Chi phí xây dựng trạm bơm, trạm làm sạch lớn
- Do chế độ hoạt động của hệ thống không ốn định nên việc vận hành trạm bơm, trạm làm sạch rất khó khăn, làm tăng chi phí quản lý, vận hành
1.4.2.2 Hệ thơng thốt nước riêng
Là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới đường ống riêng biệt dùng để vận chuyển nước bân nhiều (nước thải sinh hoạt) đến công trình xử lý trước khi xả vào nguồn và vận chuyển nước ít bẩn hơn (nước mưa) xả thắng vào nguồn tiếp nhận Dựa vào cấu tạo, hệ thống thoát nước riêng được chia làm 2 loại:
- Hệ thống thốt nước riêng hồn tồn: Các loại nước thải được dẫn vào từng mạng lưới đường ống riêng biệt Nước thải sinh hoạt và sản xuất được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận Nước mưa xả trực tiếp ra môi trường Hệ thống này thích hợp cho những đô thị lớn và xây dựng tiện nghỉ; đồng thời nó cũng như thích hợp cho các xí nghiệp công nghiệp
- Hệ thống thoát nước riêng khơng hồn tồn: là hệ thống chỉ cho nước thải
sinh hoạt và sản xuất chảy theo kênh, máng hở ra sông hồ Hệ thống này thường
được đầu tư xây dung trong giai đoạn giao thời, chờ xây dựng hệ thống riêng hoàn toàn Nó thích hợp cho các đô thị và vùng ngoại ô có cùng mức độ xây dựng tiện nghỉ hoặc giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước
Hệ thống này có những ưu, nhược điểm sau:
a) Ưu điểm:
- Chỉ làm sạch nước thải sinh hoạt nên giảm được vốn đầu tư xây dựng công
Trang 32Luận văn thạc sĩ -14- Ngành: Công nghệ Môi trường —_—_—mmmmmmnmmmmmmmmơaaaasaarnvnvnsnsnsnanananaanaaaaaơơợơananuzơzzzn
- Điều kiện vệ sinh kém, vi cdc chat ban trong nước mưa không được xử lý mà thải trực tiếp ra nguồn (nhất là khi nguồn tiếp nhận đang ít nước, khả năng pha loãng kém)
1.4.2.3 Hệ thơng thốt nước riêng một nữa
Là hệ thống có hai mạng lưới đường ống riêng: một đường ống để dẫn nước thải bân và một đường ống để dẫn nước mưa nhưng hai mạng lưới này lại nối với nhau bằng cửa xả nước mưa (giếng tràn) trên các tuyến góp chính Đây là hệ thống có nhiều ưu điểm, khắc phục được nhược điểm của hệ thống thoát nước chung và
riêng Hệ thống này có những ưu, nhược điểm sau đây:
a) Ưu điểm:
- Điều kiện vệ sinh tốt vì trong thời gian mưa, các chất bẩn không theo nước mưa chảy ra nguồn
- Phối hợp được ưu điểm của hai loại hệ thống thoát nước chung và riêng
b) Nhược điểm:
- Vốn đầu tư ban đầu cao vì phải xây dựng đồng thời hai hệ thống
- Những chỗ giao nhau của hai mạng phải xây giếng tách nước mưa, thường
không đạt hiệu quả cao về điều kiện vệ sinh
1.4.2.4 Hệ thống thoát nước hỗn hợp
Là hệ thống tổng hợp của các loại hệ thống trên (hệ thống chung, riêng và riêng một nữa) Hệ thống này thường gặp ở các thành phố lớn, đã có hệ thống thoát nước chung, cần nhu cầu cải tạo, mở rộng Hệ thống này có cả ưu và nhược điểm của các hệ thống trên
Qua phân tích, so sánh ưu nhược điểm của từng hệ thống thoát nước và điều
kiện thực tế tại địa phương thì hệ thống thoát nước thải sinh hoạt riêng hoàn toàn
thích hợp cho việc đầu tư xây đựng tại thị xã Dĩ An 1.4.3 Công trình trên mạng lưới thoát nước
1.4.3.1 Cơng và kênh mương thốt nước
Cống và kênh mương dùng để dẫn nước thải cần phải bền vững, sử dụng
được ở độ sâu lớn, không thâm nước, không bị ăn mòn bởi axit và kiêm, đáp ứng
Trang 33a
được yêu cầu về mặt thủy lực Đồng thời, giá thành phải thấp, dùng được vật liệu ở địa phương, có khả năng công nghiệp hóa trong sản xuất và cơ giới hóa trong xây dựng
Hiện nay, mạng lưới thoát nước thường sử dụng rộng rãi là các loại cống sành, nhựa, bê tông, bê tông cốt thép, xi măng amiang, Kênh mương chủ yếu được xây dựng băng gạch, đá hoặc bằng bê tông cốt thép
1.4.3.2 Giống thăm và giếng chuyển bậc
- Giếng thăm: dùng để kiểm tra chế độ hoạt động của mạng lưới thoát nước
một cách thường xuyên, đồng thời dùng để thông rửa trong trường hợp cần thiết Giếng thăm được xây dựng ở những chỗ cống thay đổi dòng chảy, thay đổi đường kính, thay đổi độ dốc, chỗ có cống nhánh đấu nối vào và trên những đoạn cống thăng theo khoảng cách quy định để tiện cho việc quản ly
- Giếng chuyển bậc: được xây dựng trên mạng lưới thoát nước tại những chỗ cống nhánh nối vào cống góp chính có độ sâu khác nhau, những chỗ cần thiết giảm tốc độ đòng chảy và những chỗ cầu nối đặt cống vào và cống ra chênh lệch nhau
nhiều Nếu chuyển bậc với độ cao chênh lệnh lớn phải tính toán thiết kế tiêu năng để tránh trường hợp giếng bị phá vỡ
1.4.3.3 Trạm bơm thoát nước thải
Nhiệm vụ của trạm bơm thoát nước thải là đưa nước từ cống đặt sâu lên cống đặt nông, từ nơi này qua nơi khác hoặc lên công trình làm sạch Trạm bơm nước
thải phải có gian đặt máy, gian đặt song chắn rác, máy nghiền cùng với bể thu nhận,
gian điều khiển và nhà phục vụ sinh hoạt cho công nhân vận hành Nên bố trí trạm bơm ở khu vực thấp của đô thị có xét đến yêu cầu vệ sinh, điều kiện đất đai, khả năng đặt cống xả dự phòng và nguồn cung cấp điện
1.4.4 Tiêu chuẩn thoát nước và hệ số không điều hòa
1.4.4.1 Tiêu chuẩn thoát nước
Tiêu chuẩn thoát nước là lượng nước thải trung bình ngày đêm tính cho mỗi người sử dụng hệ thống thoát nước hay lượng nước thải tính theo sản phẩm Tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt thường lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt
Trang 34Luận văn thục sĩ - 16 - Ngành: Công nghệ Môi trường
(thực tế tiêu chuẩn thoát nước khoảng 60% - 80% tiêu chuân cấp nước) Tiêu chuẩn thoát nước phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện trang bị vệ sinh, điều kiện khí hậu, vệ sinh và đặc điểm của từng địa phương Tiêu chuẩn thoát nước được phân biệt theo hai thời kỳ: đợt đầu và tương lai Do đó, khi tính toán phải sử đụng số liệu tương ứng với nhau
Các đô thị khác nhau sẽ thải ra lượng nước khác nhau Đô thị lớn có thể lấy
tiêu chuẩn thoát nước lớn hơn các đô thị nhỏ Những ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật thì tiêu chuẩn thoát nước lớn hơn những ngày bình thường Vào giờ ban đêm, nước thải ít hơn giờ ban ngày, Nói tóm lại, nước thái chảy ra không đều theo thời gian và không bằng nhau giữa các đô thị trong vùng và giữa vùng này với vùng khác Do vậy, khi tính toán lưu lượng nước thải sinh hoạt của một đô thị, phải sử đụng hệ số không điều hòa
1.4.4.2 Hệ số không điều hòa
Nước thải ra không đồng đều theo thời gian Để tính toán hệ thống thoát
nước, không những phải biết lưu lượng trung bình ngày mà còn phải biết sự thay
đổi lưu lượng nước theo các giờ trong ngày
- Giá trị đặc trưng trị số giữa lưu lượng ngày lớn nhất và lưu lượng ngày trung bình (tính trong năm) gọi là hệ số không điều hòa ngày (ng)
Kye = Qmax ng/ Qh
- Giá trị đặc trưng trị số giữa lưu lượng giờ tối đa và lưu lượng trung bình giờ
(trong ngày thải nước tối đa) gọi là hệ số không điều hòa giờ (K)
Khu = QuaxnQtpn
- Tỉ số giữa lưu lượng giờ tối đa trong ngày có lưu lượng lớn nhất và lưu lượng trung bình trong ngày có lưu lượng trung bình gọi là hệ số không điều hòa chung (Kạ) Kọ có thể lấy băng tích số giữa hệ số không điều hòa ngày và giờ Khi tính toán mạng lưới thoát nước thường sử dụng hệ số không điều hòa chung Đại lượng này phụ thuộc vào lưu lượng trung bình giây nước thải chảy vào hệ thống thoát nước
Kạ — Kng.Kh
Trang 35Bảng 1.3: Hệ số không điều hòa chung nước thải sinh hoạt Hệ số không điều Lưu lượng nước thải trung bình qạ (l⁄s) hoa chung Ko 5 | 10 | 20] 50 | 100] 300 | 500 | 1000] >5000 Kou 2521119 |.171 161155) 15.147) 144 Ko min 0,38 | 0,45 | 0,5 | 0,55 | 0.59 | 0,62 | 0,66 | 0,69 | 0,71
(Nguén: TCXDVN 51 : 2008 Thodt nudéc - Mang ludi va céng trinh bén
ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế)
1.5 TONG QUAN VE XU LY NUGC THAI SINH HOAT
1.5.1 Đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị xã Dĩ An có nguồn gốc chủ yếu
từ các khu dân cư, công trình công cộng và các cơ sở dịch vụ như: chợ, bệnh viện, trường học, khách sạn, Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu
cơ lớn (chiếm từ 55 đến 65% tổng lượng chất bắn), chứa nhiều vi sinh vật (trong đó
có vi sinh vật gây bệnh)
Để lựa chọn công nghệ xử lý và tính toán thiết kế các công trình đơn vị xử lý
nước thải, trước tiên cần phải biết thành phần và tính chất của nước thải Thành
phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện thiết bị, trạng thái làm việc của mạng lưới cống thoát nước, phong tục tập quán, mức sống của người dân, điều kiện tự nhiên, Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt thường được chia làm ba nhóm chính:
1.5.1.1 Thành phân và tính chất vật lý
- Theo trạng thái vật lý, các chất bẩn có trong nước thải sinh hoạt được chia
làm ba dạng chính: Các chất không hòa tan, các chất bẩn ở dạng keo và các chat ban ở dạng hòa tan (chúng có thé & dang phân tử hoặc ion)
- Tính chất vật lý của nước thải sinh hoạt:
+ Khả năng lắng đọng hoặc nỗi lên của chất bản + Khả năng (tạo mùi và các ảnh hưởng của mùi
+ Khả năng tạo màu và các ảnh hưởng của màu
Trang 36Luận văn thạc sĩ -18- Ngành: Công nghệ Môi trường
+ Khả năng biến đổi nhiệt độ của nước thải
+ Khả năng giữ âm của bùn và cặn
1.5.1.2 Thành phần và tính chất hoá học
- Các chất bắn tồn tại trong nước thải có các tính chất hóa học khác nhau, được chia làm 2 dạng chính: Thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ
- Tính chất hoá học của nước thải sinh hoạt:
+ Khả năng phản ứng giữa các chất bân có sẵn trong nước thải
+ Khả năng phản ứng giữa các chat ban co san trong nước thải và các hóa chất thêm vào + Khả năng phân hủy hóa học nhờ các lực cơ học và vật lý 1.5.1.3 Thành phân và tính chất sinh học - Trong nước thải có chứa vô số vi sinh vật, gồm các đạng như: nấm, vi khuẩn, tảo,
- Tính chất sinh học của nước thải sinh hoạt là khả năng phân hủy sinh học của các chất bẩn trong điều kiện hiếu khí, kị khí, tự nhiên và nhân tạo
1.5.2 Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt 1.5.2.1 Phương pháp cơ học
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học được sử đụng nhằm mục đích tách các chất không hoà tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải Phương pháp xử lý cơ học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả xử lý của các bước tiếp theo Đồng thời, nó đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các công trình xử lý nước thải hoạt động ôn định Những công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bao gồm:
a) Song chắn rác
Song chắn rác dùng để chắn giữ các cặn bẫn có kích thước lớn hay ở dạng sợi (giấy, rau, cỏ, rác, ) và được gọi chung là rác Song chắn rác có 2 loại: song chắn thô (khoảng cách giữa các thanh từ 60 - 100mm) và song chắn mịn (khoảng
cách giữa các thanh từ 10 - 25mm) Song chắn rác có thể đặt cố định hoặc di động,
nghiêng một góc 60° - 75” ở cửa vào của kênh dẫn Thanh song chắn được làm bằng
Trang 37a
kim loại, có tiết điện hình tròn, vuông hoặc hỗn hợp Để tính kích thước của song chắn, người ta dựa vào vận tốc của nước thải chảy qua khe giữa các thanh, thường
lay bằng 0,8 đến 1,0 m/s và chấp nhận giả thuyết 30% điện tích song chắn bị bít kín
b) Bê lắng cát
Bề lắng cát thường được thiết kế để tách các tạp chất rắn vô cơ không tan có kích thước từ 0,2 đến 2.0mm ra khỏi nước thải Nhờ đó, các thiết bị cơ khí không bị cát, sỏi bào mòn; tránh tắc các đường ống dẫn, các ảnh hưởng xấu và giảm tải trọng
cho các thiết bị xử lý sinh học Vận tốc dòng chảy trong bể không được vượt quá
0,3 m/s Với vận tốc này, các hạt cát sỏi và hạt vô cơ khác sẽ lắng xuống đáy, còn hầu hết các hạt hữu cơ nhẹ và nhỏ sẽ theo dòng nước ra khỏi bể Trên thực tế, bể lắng cát thường được thiết kế 2 ngăn để luân phiên nhau làm việc và cào cặn Tuy theo quy mô của bể, chúng ta có thể cào cặn bằng thủ công hoặc cơ giới
Theo nguyên tắc chuyển động của nước, bể lắng được chia làm các loại sau đây: bể lắng cát ngang, bể lắng cát đứng, bể lắng cát tiếp tuyến, bể lắng cát thối khí,
thiết bị xiclon lắng cát
c) Bẻ lắng
- Bể lắng dùng để tách các chất lơ lững có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước Quá trình lắng chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính: lưu lượng nước thải, thời gian lắng, khối lượng riêng và tải lượng tính theo chất rắn lơ lững, tải lượng thuỷ lực, sự keo tụ các hạt rắn, vận tốc dong chay trong bể, sự nén
bùn đặc, nhiệt độ nước thải và kích thước bể lắng
- Phân loại bể lắng:
+ Theo chức năng và vị trí của bể lắng trong đây chuyền công nghệ, bê lắng
được chia làm 2 loại: bể lắng đợt I (đứng trước công trình xử lý sinh học) và bể
lắng đợt 2 (đứng sau công trình xử lý sinh học)
Trang 38Luận văn thạc sĩ -20- Ngành: Công nghệ Môi trường a
đ) Bề làm thoáng sơ bộ và đông tụ sinh học
Bé lang dot 1 chỉ giữ lại khoảng 40 đến 60% các chất khơng hồ tan trong
nước thải; BOD giảm được 10 đến 20% Để giảm hàm lượng cặn lơ lững và các
chat ban khác có ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý nước thải ở các bước tiếp theo,
người ta thường thực hiện các biện pháp sau đây:
- Thổi khí sơ bộ kết hợp với cung cấp bùn hoạt tính vào cơng trình làm
thống
- Đơng tụ sinh học cặn bằng cách cho bùn màng sinh vật hoặc bùn hoạt tính dư có kết hợp thôi khí trong ngăn đông tụ sinh học của bể lắng
- Làm thoáng tự nhiên nước thải kết hợp với lọc nước thải qua tầng cặn lơ lững
Nguyên tắc của các quá trình này là khi thổi khí, các hạt nhỏ sẽ kết bông, đông tụ tạo thành hạt lớn nên dễ lắng Khi cho thêm bùn hoạt tính và thổi khí, ngồi các q trình đơng tụ, keo tụ, hap phu, con diễn ra quá trình oxy hoá các chất hữu cơ hoà tan dễ bị oxy hoá sinh hoá, làm tăng hiệu quả lắng và giảm BOD rõ rệt
1.3.2.2 Phương pháp hoá lý
Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý là quá trình cho các hoá chất vào nước thải để tăng cường tách các tạp chất không tan, keo và một phần chất hoà tan ra khỏi nước thải; chuyển hoá các chất tan thành không tan và lắng cặn hoặc thành các chất không độc; thay đổi phản ứng (pH) của nước thải, khử màu nước thải, Các phương pháp hoá lý sau đây thường được dùng để xử lý nước thải:
a) Đông tụ và keo tụ
Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không thể tách được các chất gây nhiễm bân ở đạng keo và hoà tan, vì chúng là những hạt rắn
có kích thước quá nhỏ Để tách các hạt rắn đó một cách hiệu quả bằng phương pháp
lắng, cần phải tăng kích thước của chúng nhờ sự tác động tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết thành tập hợp các hạt nhằm làm tăng vận tốc lắng của chúng Việc khử các hạt keo rắn bằng lắng trọng lượng cần phải trưng hoà điện tích của chúng và liên kết chúng lại với nhau Quá trình trung hoà điện tích thường được gọi là quá
—=—=————sasrz-ẳỶễ.-.Ỷẳễẳễẳ-zry.r.‹sẳễẳễ-œ‹n.z.ẳ‹.‹xễễc-‹ờẳ‹ ẳéẳễ.-ễ ờ‹-šẳặtn
Trang 39trình đông tụ, còn quá trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình keo tụ
- Các chất đông tụ thường được đùng là các muối nhôm, muối sắt hoặc hỗn
hợp của chúng Việc lựa chọn chất đông tụ phụ thuộc vào các tính chất hoá ly, chi phí, nồng độ tạp chất trong nước, pH và thành phần muối trong nước Thực tế,
người ta thường dùng các muối nhôm Al;(SO,);.18H;O, NaAlO;, Al;(OH);CI, Kal(SO,);12HO, NHụAISOa);l2HO và muối sắt (Fe(SO,);.2H;O,
Fez(SO¿);.3H;O, Fez(SO¿);.7H;O và FeCl:) làm chất đông tụ Trong đó, Al;(SO4¿)a thường được dùng rộng rãi nhất, vì nó hoà tan tốt trong nước, chỉ phí thấp và hoạt động có hiệu quả cao trong môi trường nước có pH từ 5 đến 7 Hiệu quả đông tụ phụ thuộc vào hoá trị của ion, chất đông tụ mang điện tích trái dẫu với điện tích của hạt Hoá trị của ion càng lớn thì hiệu quả đông tụ càng cao
- Để tăng cường quá trình tạo bông keo hydroxyt nhôm và hydroxyt sắt với mục đích tăng hiệu quả lắng, người ta tiến hành quá trình keo tụ bằng cách cho thêm vào nước thải các hợp chất cao phân tử, gọi là chất trợ đông tụ Việc sử dụng các chất trợ đông tụ cho phép hạ thấp liều lượng chất đông tụ, giảm thời gian quá trình đông tụ và nâng cao tốc độ lắng của các bông keo Các chất trợ đông tụ thường được sử dụng có nguồn gốc tự nhiên như: tỉnh bột, dextrin (C¿H¡gOs)„, các ete, xenlulo và đioxit silic hoạt h8” tao: (CH,CHCONH;),, (CH;CHCOO), TRƯỜNG ĐH KỲ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
b) Tuyển nổi 401003665
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách ra khỏi pha lỏng các tạp chất (ở dạng hạt rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém Trong một số trường hợp, quá trình này cũng được dùng để tách các chất hoà tan như chất hoạt động bể mặt và được gọi là quá trình tách bọt hay làm đặc bọt
Về nguyên tắc, tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lững và làm đặc bùn sinh học Quá trình này được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là không khí) vào trong pha lỏng Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nỗi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt Sau
Trang 40Luận văn thạc sĩ -22- Ngành: Công nghệ Môi trường
đó chúng tập hợp với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt nhiều hơn trong chất lỏng ban đầu So với phương pháp lắng, phương pháp này có ưu điểm là có thể khử được hoàn toàn trong một thời gian ngắn các hạt nhỏ hoặc nhẹ, lắng chậm
c) Hấp phụ
Phương pháp hấp phụ được sử dụng rộng rãi để làm sạch triệt để các chất hữu cơ hoà tan sau khi xử lý sinh học hoặc xử lý cục bộ khi nước thải có chứa một hàm lượng rất nhỏ các chất đó Những chất này không phân huỷ bằng con đường sinh học và thường có độc tính cao Nếu các chất cần khử bị hấp phụ tốt và khi chỉ phí riêng lượng chất hấp phụ không lớn thì việc ứng dụng phương pháp này là hợp
lý hơn cả
Các chất hấp phụ thường được sử đụng như than hoạt tính, các chất tổng hợp hoặc một số chất thải từ sản xuất như xi, xi tro, mat sắt và các chất hấp phụ băng khoáng chất như đất sét, keo nhôm Trong đó, than hoạt tính là chất hấp phụ được
sử đụng thông dụng nhất
Quá trình làm sạch nước thải bằng hấp phụ được tiến hành ở điều kiện khuấy trộn mãnh liệt chất hấp phụ với nước hoặc lọc nước thải qua lớp chất hấp phụ Quá
trình hấp phụ có thể tiến hành ở một bậc hoặc nhiều bậc Hấp phụ một bậc ở trạng thái tĩnh được áp dụng khi chất hấp phụ có giá thành thấp hoặc chất thái sản xuất
Tuy nhiên, quá trình hấp phụ tiến hành trong nhiều bậc sẽ có hiệu quả cao hơn d) Trao đổi ion
Trao đổi ion là một quá trình mà trong đó các ion bề mặt của chất rắn trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau Các chất này gọi là các ionit (các chất trao đổi ion), chúng hoàn tồn khơng tan trong nước Phương pháp trao đổi ion được ứng dụng để làm sạch các kim loại ra khỏi nước thải như: Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn, Phương pháp này cũng cho phép thu hồi các chất có giá trị và đạt được mức độ làm sạch cao Vì vậy, nó là phương pháp được ứng dụng rộng rãi đề tách muôi ra khỏi nước thải