THU VIEN TRƯẾnG 9H KỸ THUAT CONG NGHE TP.HCM 0190661 2 | pT TRAN VAN UT
| NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN MƠ HÌNH THU GOM, XỬ LÝ
| CHAT THAI RAN SINH HOAT DAP UNG NHU CAU PHAT TRIEN | THI XA Di AN, TINH BINH DUONG DEN NAM 2030
LUAN VAN THAC Si
Chuyên ngành : Công nghệ Môi trường
Mã số: 608506
HUONG DAN KHOA HOC: TS NGUYEN XUAN TRUONG
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LÝ LỊCH KHOA HỌC
(Dùng cho nghiên cứu sinh & học viên cao học)
L LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: Trần Văn Út Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 29/10/1978 Nơi sinh: Tây Ninh
Quê quán: Phổ Văn, Đức Phổ, Quảng Ngãi Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Phó Giám đốc Trung tâm
thị phát triển quỹ đất thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 22/15 khu phố Thắng Lợi 1, phường Dĩ An, thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Điện thoại cơ quan: 0650 3735785 Điện thoại nhà riêng: 0650.3742433
Fax: 0650 3736314 E-mail: ut_tnmt@yahoo.com.vn
Il QUA TRINH DAO TAO:
1 Trung hoc chuyén nghiép:
Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ đến
Noi học (trường, thành phổ): Ngành học:
2 Đại học:
2.1 Hệ đào tạo: chính quy Thời gian đào tạo từ : 9/1997 đến 3/2002 Nơi học (trường, thành phố): Đại học Nông Lâm Tp.HCM Ngành học: Quản lý Đất đai Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Đo đạc lập bản đồ địa chính phường 14, quận Bình Thạnh, Tp.HCM Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 03/2002 tại Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Người hướng dẫn: KS.Đặng Quang Thịnh
2.2 Hệ đào tạo: chính quy Thời gian đào tạo từ : 10/2002 đến 06/2006
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tp.HCM (Đại học Quốc gia Tp.HCM)
Ngành học: Báo chí
Trang 3Ngày & nơi bảo vệ dé án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 06/2006 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM (Đại học Quốc gia Tp.HCM)
Người hướng dẫn:
2.3 Hệ đào tạo: chính quy Thời gian đào tạo từ : 9/2004 đến 04/2007 Nơi học (trường, thành phố): Học viện Hành chính Quốc gia
Ngành học: Hành chính học
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Hành chính công; Chính trị học và
Lý luận về Nhà nước và pháp luật
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 04/2007 tại Học viện Hành
chính Quốc gia, cơ sở Tp.HCM
Người hướng dẫn:
3 Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: chính quy Thời gian đào tạo từ 09/2009 đến 08/2011 Noi học (trường, thành phố): Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
Ngành học: Công nghệ Môi trường
Tên luận văn: Nghiên cứu hoàn thiện mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030
Ngày & nơi bảo vệ luận văn: 16/8/2011
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Xuân Trường
4 Tiến sĩ:
Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ An đến ee
Tại (trường, viện, nước): Tên luận án:
Người hướng dẫn:
Ngày & nơi bảo vệ:
5 Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): tiếng Anh (trình độ B), đang học hệ đại học chính quy - văn bằng 2; tiếng Hoa sơ cấp
6 Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày & nơi
cấp:
- Kĩ sư Quản lý đất đai, số hiệu bằng: B 0390349 (số vào sé: 47/QL), ngày
03/5/2002, noi cấp bằng: Đại học Nông Lâm Tp.HCM
- Cử nhân Báo chí, số hiệu bằng: XB 01215/039KH2/2006 (số vào số:
11BC/06VB2), ngày 04/12/2006, nơi cấp bằng: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM
- Cử nhân Hành chính, số hiệu bằng: C0004819 (số vào số: 3087-CQ), ngày
Trang 4II QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KẺ TỪ KHI TÓT NGHIỆP ĐẠI
HỌC:
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
04/2002- Phòng Nông nghiệp PTNT và Địa A ta
10/2006 _ |chínhhuyệnDiAn,Bình Dương |Nnavien Boca
11/2004- Phòng Tài nguyên & Môi trường Chuyên viên Quy hoạc, kê
12/2009 | huyện Dĩ An,tỉnh Bình Duong hoạch sử dụng đá _
01/2010- Ban Bồi thường Giải tỏa huyện Dĩ Phó Trưởng ban
_.072010 | An tinh Bình Dương | a3 Trung tâm phát triên quỹ đât thị xã Phó Giám đốc
Trang 5_ CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Xuân Trường Can BO chdm 0n 0 n8 ma ) ) e8 1271 6 vẽ .,
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 201 1 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Trang 6TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Trần Văn Út Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 29/10/1978 Noi sinh: Tây Ninh
Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường MSHV: 0981081041
I- TÊN ĐÈ TÀI
Nghiên cứu hồn thiện mơ hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp
ứng nhu cầu phát triển thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030
I- NHIEM VU VA NOI DUNG
Để có thể đáp ứng các mục tiêu để ra, một số nội dung nghiên cứu được tiến
hành cụ thể như sau:
- Xác định khối lượng và tốc độ phát sinh các nguồn chất thải rắn sinh hoạt
- Xác định thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
- Khảo sát hiện trạng các hệ thống thu gom, vận chuyển và trung chuyển;
đánh giá tồn tại, hạn chế về mặt kỹ thuật, quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Thu thập các văn bản pháp quy của Trung ương và địa phương về vệ sinh
môi trường đối với việc quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Phân tích, đánh giá và dự đoán về sự thay đổi thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong tương lai;
- Đề xuất xây dựng hồn thiện mơ hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đến
năm 2030
HI- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: .-.-.eecri.iriee
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: .- V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Xuân Trường
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUAN LY CHUYEN NGÀNH
Trang 7Luận văn thạc sĩ GVHD: T ‘S.Nguyén Xuân Trường ———=——
LỜI CAM ĐOAN
Trang 8Luận văn thạc sĩ GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường ==—=Ä
LỜI CÁM ƠN!
Kính thưa Ban Giám hiệu Nhà trường, phòng QLKH & ĐTSĐH, các thầy cô giáo, các Giảng viên giảng dạy cao học ngành công nghệ môi trường tại trường Đại
học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM Trong quá trình học tập tại trường bản thân đã
tiếp thu được những kiến thức quý báu về chuyên ngành môi trường mà quý thầy cô là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đã tận tâm truyền đạt, nó là vốn kiến thức quý giá để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống Qua đó, bản thân đã tích lũy được những vốn kiến thức, có khả năng tu duy và sáng tạo trong công tác nghiên cứu khoa học
Ngoài ra, bản thân cũng tìm tòi, nghiên cứu nhiều tài liệu có liên quan đến lĩnh vực môi trường Nhờ đó, trình độ và năng lực của bản thân ngày càng được
nâng cao, đủ khả năng tư duy và tự tin trong những tình huống đòi hỏi phải giải
quyết vấn đề độc lập
Để có được những thành quả trên, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân
là sự dìu dắt, giúp đỡ từ quý thầy cô, quý cơ quan, đồng nghiệp, gia đình và người
thân Đặc biệt, bản thân nhận được sự giúp đỡ tận tình của TS Nguyễn Xuân Trường - Người đã hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này Qua day, ban than
xin chân thành gởi lòng kính ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu Nhà trường, phòng
QLKH & DTSDH, TS Nguyễn Xuân Trường, các thầy cô giáo, quý cơ quan, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, cung cấp tài liệu trong thời gian thực hiện luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn
không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Bản thân rất mong nhận được các ý
kiến đóng góp quý báu từ phía các nhà khoa học, các cơ quan, đọc giả và người thân
để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính khả thi cao khi triển khai thực hiện
——Ễ— -
Trang 9Luận văn thạc sĩ GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
ee
DANH MUC CAC CHU VIET TAT
CQ: Co quan
CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rấn sinh hoạt
PLCTRTN: Phân loại chất thải rắn tại nguồn
Trang 10Luận văn thạc sĩ GVHD: T: S.Nguyén Xuân Trường
=7 —_———_—
DANH MUC CAC BANG
Bảng 1.1: So sánh các cách thu gom rác dân cư . cccsxieieeeeiee 7
Bảng 2.1: Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính 27
Bảng 2.2: Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Dĩ An 31
Bảng 2.3: Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Dĩ An 33
Bang 2.4: Dân số, Lao động giai đoạn 2005-2010 -thị xã Dĩ An 34
Bảng 2.5: Hiện trạng giáo dục năm học 2009-2010, thị xã Dĩ An 35
Bảng 2.6: Trang thiết bị phục vụ công tác thu gom của các đội (td) thu gom dan lap —— Ô 42 Bảng 2.7: Trang thiết bị của Xí nghiệp công trình công cộng thị xã Dĩ An 44
Bảng 2 8- Số lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TX Dĩ An (2005-2010) 46 Bảng 2.9: Khối lượng rác sinh hoạt năm 2010 trên địa bàn từng phường Bảng 2.10: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An
Bảng 2.11: Tông hợp các đội ( tổ } thu gom rác trên địa bàn thị xã Dĩ An 49
Bảng 2.12: Số lượng hộ dân tham gia đăng ký thu gom CTR sinh hoạt 51
Bảng 3.1 Dân số của thị xã và các phường năm 2010 60
Bảng 3.2: Dự báo dan số thị xã Dĩ An đến năm 2030 ii 62 Bang 3.3: Dự báo dân số theo từng phường của thị xã Dĩ An đến năm 2030 63
Bảng 3.4: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính đến năm 2030 64
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp tính toán nhu cầu đầu tư về hệ thống kỹ thuật thu gom 68 Bảng 3.6: Nhu cầu đầu tư thực hiện chương trình phân loại CTRSH tại nguồn 68 Bảng 3 7: Nhu cầu đầu tư hệ thống trung chuyển và vận chuyển 69
Bảng 3.8: Tổng hợp nhu cầu cần đầu tư hệ thống kỹ thuật CTRSH đến năm 2030 — 70
Bảng 4.1: Kế hoạch tổ chức thực hiện hoàn thiện cơ sở pháp lý 72
Bảng 4.2: Kế hoạch tổ chức thực hiện hoàn thiện về cơ cầu tổ chức 74
Bảng 4.3: Kế hoạch tổ chức thực hiện hoàn thiện về trang thiết bị thu gom 77
Bảng 4 4: Kinh phí ước đầu tư thực hiện hệ thống thu gom CTRSH 81 eee
Trang 11Luận văn thạc sĩ GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường TT
Bảng 4 5: Kinh phí ước đầu tư thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn 83
Bảng 4.6: Kinh phí ước đầu tư hệ thống trung chuyển và vận chuyển 86
Bảng 4 7: Kinh phí ước đầu tư thực hiện hệ thống kỹ thuật CTRSH 87
Trang 13Luận văn thạc sĩ GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường Hình 1 1: Hình 1.2: Hình 13: Hình 14: Hình 15: Hình 1.6: Hình 17: Hinh 1.8: Hinh 1.9: Hình 2.1: Hình 2.2: Hình 2.3: Hình 2.4: Hình 4.1: Hình 4.2: Hình 4.3: Hình 44 DANH MỤC CÁC HÌNH
Thùng rác nhiều ngăn tại các khu dân cư - -c ccccsrreecee 02
Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR 03
Xe thu gom rác có thiết bị nâng .- cc-cccccccrreireee 08 Thùng rác 02 ngăn tại nơi công cộng .-. -+ccnnreisee 10
Xe thu gom rác đã phân loại tại nguồn 10
Xe thu gom rác đã phân loại từ khu thương mại -. - 11
Xe van chuyén container cố định .-.-cccscccrscrrerrrrrrrerrrriee 13 Mô hình hoạt động của trạm trung chuyển 19 Hình ảnh hoạt động của trạm trung chuyển
Phương tiện thu gom của đội rác dân lập 44
Phương tiện thu gom của đơn vị rác công lập 44 Rác chợ chưa được phân loại .eneienrerererrrer 54 Sơ đồ trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 55 Thùng nhựa màu xanh lá cây
Thùng nhựa màu xám . St vn 1 tre
Mô hình thùng rác 2 ngăn tại nơi công cộng 83
Mô hình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt (đã được phân loại tại
nguồn) trên địa bàn thị xã Dĩ An -. 25SccS2setriieerrirriirrrree 89
—— _—————— ST
Trang 14Luận văn thạc sĩ GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường “=—————
TOM TAT LUẬN VAN
Quan lý về chất thải rắn sinh hoạt là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 Kiểm soát và quan ly tết
sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và sức
khỏe con người, hạn chế ô nhiễm môi trường và góp phần phát triển kinh tế xã hội
của địa phương
Bằng phương pháp luận nghiên cứu khoa học kết hợp với việc điều tra, khảo sát thực địa, thu thập, phân tích và xử lý số liệu, Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu hoàn thiện mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030” đã phân tích một cách khoa
học, có hệ thống hiện trạng mô hình và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển thị
xã Dĩ An đến năm 2030
Luận văn đo học viên Trần Văn Út thực hiện trong thời gian sáu tháng (từ
tháng 01/2011 đến tháng 06/2011) dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn
Xuân Trường Kết quả thực hiện dé tài sé góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả mô hình thu gom, phân loại - lưu trữ, vận chuyển - trung chuyển và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt tạo nền tảng vững chắc để phát triển thị xã Dĩ An đến năm
2030, tạo môi trường thuận lợi để thị xã Dĩ An phát triển bền vững đến năm 2030
và xa hơn nữa Luận văn thạc sĩ đã tập trung giải quyết các nội dung quan trọng sau đây:
1/ Tổng quan vẻ kinh nghiệm xây dựng, vận hành mô hình quan ly chat thai
rắn sinh hoạt trong và ngoài nước
2/ Hiện trạng tinh hình hoạt động của mô hỉnh quản ly chat thai ran sinh
hoạt tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
3/ Tính toán dự báo nhu cầu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Dĩ An, tính Bình Dương đến năm 2030
4/ Đề xuất hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đến trên địa
bản thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030
Trang 15MUC LUC
PHAN MO DAU
87v À7 i
II MỤC TIÊU CUA DE TAL oe.csssesscsssssscscssesceronsscsesnssecssnsseecssssssssssnenecesasosessssses i
TL.1/ Mure ti8u ChUg .escssseesssesssnssnrscsscsesersensacessensenesseasnnssssesnsasesnsseseresassenens i
II.2/ ¥ mghiia thre ti8in .csssssssssssssseseccconsnsesecsesssssencsesavecssssrssnsoearsesseseseseesnneess ii
1H Nội dung mghién Cit .csesssesscscsesesasescsenesnsnseccnsnesesesnenensesensnsessssscesanensees ii
IV Phương pháp nghiên cứu „I1
IV.1/ Thu thập dữ liệu thứ cấp wii
IV.2/, Didu tra, khdo sat thure tin .ssesscssssssssscssseccseeccnssees seen ii
IV.3/ Phuong phap phan tích, đánh giá và tông hợp số liệu iii
CHUONG 1: TONG QUAN VE KINH NGHIEM XAY DUNG, VAN HANH
MO HINH QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT TRONG VA NGOAI
n0 1757 1
1.1/ Kinh nghiệm mô hình quản lý CTR ở nước ngoài 1 1.2/ Kinh nghiệm mô hình quản lý CTR ở nước Việt Nam 2
I8 0207 8n 3
1.2.2/ Phân loại, lưu trữ, tái sử dụng tại 0100000 4 I0 5 1.2.3.1/ Hệ thống thu gom CTR chưa phân loại tại nguồn TH H499 01 1c ng ngư 5 1.2.3.2/ Hệ thống thu gom CTR chưa phân loại tại nguỒn c ccccccsces 9
1.2.3.3/ Các loại hệ thống thu BOML cccccccscscesssseesecsseesceseeeeeneseneeesseetesssnecessseeeses II 1.2.3.4/ Vạch tuyến thu gom - 25222 HH Hee 13
1.2.4/ Trung chuyển và vận 00/0000 08 15
1.2.4.1/ Sự cần thiết của hoạt động trung chuyển .-.cc-nsoceceerree 15
Trang 161.2.4.5/ Lựa chọn vị trí trạm trung chuyển VỀ 110110 1111100 1 tà TH g9 nh ng 23
1.2.5/ Biện pháp xử lý CTR 222c+ccc2rrereEEE.E.1.1 1c 23 1.2.5.1/ Tái chế, xuất khẩu và giảm thiểu tại nguỗn -cccccccex 23 1.2.5.2/ Đỗ đống hay bãi hở - 2c 2 r1 211110111011 24 1.2.5.3/ Chôn lắp hợp vệ sinh (Sanitary Lanđfill) -c-c -+ccc+cvcecce 25 CHUONG 2: TONG QUAN VE DIEU KIEN TU NHIEN, KINH TE-XA HOI, HIEN TRANG TINH HINH HOAT DONG CUA MO HINH QUAN LY CTR
SINH HOẠT THỊ XÃ Di AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG . .- 26 2.1/ Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội TX Dĩ An 26 2.1.1/ Vị trí địa lý và ranh giới hành chính . ccccccccccreee 26 2.1.1.1/ Vị trí địa lý -scc-cc HH HH2 H1 11 E111 c1 rrrve 26 2.1.1.2/ Ranh giới hành chính -222z++2cvxrrrrErEverrErtrrrrrrtrrerrrrrrrrrves 26 2.1.2/ Điều kiện tự nhiên 27
2.1.2.1/ Địa hình và địa chất công trình „ 27
2.1.2.2/ Khí hậu 28
2.1.2.3/ Đặc điểm thủy van 30
2.1.2.4 / Các nguồn tài nguyên +:2 1111211722112 errtrrerrrii 30
2.1.3/ Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội thị xã Dĩ An -c 31
2.1.3.1/ Tang trưởng kinh tế và chuyển địch cơ cấu kinh tế - 31
2.1.3.2/ Thực trạng phát triển các ngành kinh té 0 ecsceesssseeseecetesesseteeeesneeeee 32
2.1.3.3/ Dân số, lao động, việc làm và mức sống dân cư .c-5sc-+ 33 2.1.3.4/ Văn hóa, giáo dục, y tẾ cncS 2 HH2 ve 35
2.2/ Thực trang quản lý CTTR sinh hoạt của thị xã Dĩ Án 37 2.2.1/ Cơ sở pháp lý phục vụ công tác quản lý CTR tại thị xã Dĩ An 37 2.2.2/ Thực trạng hệ thống quản lý hành chính nhà nước tại thị xã Dĩ An 38
2.2.2.1/ Cơ cầu tổ chức -:cc2xtc22xe223221112111201711.121.171.112 1 38
2.2.2.2/ Cơ cấu nhân Sự s sc tt kề E11 E112173 11517322112 1111 11111111171 rxee 39
2.2.2.3/ Cơ sở vật chất -.ccc ch 811 2118111 ree 40
Trang 172.2.3.1/ Trang thiết bị thu gom của các tổ thu gom rác dân lập và các HTX 42 2.2.3.2/ Trang thiết bị thu gom của Xí nghiệp công trình công cộng 43
2.2.4 / Cơ chế hoạt động tài chính 225- 222cc H111 0081112011111 45 2.2.5/ Thực trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
38:0 09 0 45
2.2.5.1/ Hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 45
2.2.5.2/ Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ào 47
2.2.6/ Thực trạng hệ thống thu gom, phân loại và lưu trữ CTR tại thị xã Dĩ An 47 2.2.6.1/ Hiện trạng, hình thức thu gom CTTR sinh hoạt tại thị xã Dĩ Án 47 2.2.6.2/ Thực trạng phân loại và lưu trữ CTR sinh hoạt tại thị xã Dĩ An 33 2.2.7/ Thực trạng hệ thống trung chuyến, vận chuyển CTR sinh hoạt tại thị xã Dĩ
` 55
2.2.7.1/ Thực trạng hệ thống trung chuyển 552cc 22v tre 55
2.2.7.2 / Thực trạng hệ théng van Chuyén .cccccsseccsssecsssescsscesssneessuccsssnsessneescaeess 56
2.2.8/ Thực trạng công tác xử lý CTR sinh hoạt tại thị xã Dĩ An 57 2.3/ Những vấn đề tồn tại trong công tác xử lý CTR sinh hoạt tại thị xã Dĩ An
"— Ô 57
2.3.1/ Cơ sở pháp lý phục vụ công tác quản lý CTR tại thị xã Dĩ An 57 2.3.2/ Hệ thống quan lý hành chính nhà nước tại thị xã Dĩ Án 57
2.3.3/ Trang thiết bị thu gom CTR sinh hoạt tại thị xã Dĩ An 58 2.3.4/ Cơ chế hoạt động tài chính 2: 22c< 22t E111 58
2.3.5 / Hệ thống thu gom, phân loại và lưu trữ CTR tại thị xã Dĩ An 58
CHƯƠNG 3: TÍNH TỐN DỰ BẢO NHU CAU PHÁT SINH CTR SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN ĐẾN NĂM 2030 59
3.1/ Tính toán dự báo khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2030 59 3.1.1/ Tính toán đự báo nhu cầu gia ting dan sé trên địa ban thị xã Dĩ đến năm ) h. .äÄä.x— HH , A 59
3.1.2/ Tính toán và dự báo khối lượng phát sinh CTR sinh hoạt trên địa bàn thị xã
Trang 183.2 Dự báo diễn biến thay đỗi thành phần, tính chất CTR sinh hoạt tại thị xã Dĩ An đến năm 2(03() s<-+se2v.094130097151519005145074810002810c94.trrdrrrroee 65
3.3/ Tính toán dự báo nhu cầu về đầu tư hệ thống kỹ thuật CTRSH tại thị xã
Dĩ An đến năm 20300 6<22ss<922599992712<+C2 xestrcrrrxdEELAertrkkdrrrerrrmsrii 67
3.3.1/ Nhu câu đầu tư hệ thông thu gom CTR sinh hoạt sec 67
3.3.2/ Nhu cầu đầu tư phân loại và lưu trữ CTR sinh hoạt tại nguồn 68
3.3.3/ Nhu cầu đầu tư hệ thống trung chuyển va van chuyén CTR sinh hoat 69
3.3.4/ Nhu cầu đầu tư cho xử lý CTR sinh hoạt tại nguồn 69 CHƯƠNG 4: ĐẺ XUẤT XÂY DỰNG HỒN THIỆN MƠ HÌNH QUẢN LÝ CTR SINH HOẠT ĐÉN NĂM 2030 -<ccererrrreeeree 71 4.1 Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ công tác quản lý CTRSH tại thị
xã Dĩ Án cGc 7< 0 HH HT 90100406 00 00400474843600090089000000244040000408084 509946 71
4.2/ Đề xuất hoàn thiện hệ thống quản lý quản lý hành chính nhà nước tại thi
có ố ố 73
4.2.1/ Đề xuất hoàn thiện về cơ cầu tổ chức . cccccccrkeertreetreerreeree 73
4.2.2/ Đề xuất hoàn thiện về cơ cấu tổ chức .-.ssrrierierriierriee 75
4.2.3/ Đề xuất hoàn thiện về cơ sở vật chất c:csntsrsrreirrrrrrieerriee 75
4.3/ Đề xuất hoàn thiện trang thiết bị thu gom CTRSH tại thị xã Di An 76
4.4/ Đề xuất hoàn thiện về cơ chế hoạt động tài chính tại thị xã Dĩ An 78 4.5/ Đề xuất hồn thiện mơ hình hệ thống thu gom, phân loại và lưu trữ
CTRSH tại thị xã Dĩ An . -5 52Sv9ecEkieeerkrrrirrnireierrree 78
4.5.1/ Đề xuất hồn thiện mơ hình hé théng thu gom CTRSH 78 4.5.2/ Đề xuất hoàn thiện mô hình phân loại, lưu trữ CTR sinh hoạt tại nguồn 81
4.5.2.1/ Đề xuất mô hình phân loại CTRSH tại các hộ dân 81
Trang 194.§.1/ Giải pháp công nghệ của tỉnh Bình Dương - «+ sessverseser 88
4.8.2/ Giải pháp công nghệ đối với thị xã Dĩ An .c re 88
CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN KIẾN NGHỊ, . 5< ss<cseersresre 90
CN <3 :-:x Ô 90
Trang 20Luận văn thực sĩ -1- GVHD: TS.Nguyén Xuân Trường
CHUONG 1
TONG QUAN VE KINH NGHIEM XAY DUNG, VAN HANH MO HINH QUAN LY CHAT THAI RAN
SINH HOAT TRONG VA NGOAI NUGC
1.1/, KINH NGHIEM MO HINH QUAN LY CTR Ở NƯỚC NGOÀI:
Quan ly chất thai rắn bao gồm các hoạt động thu gơm, phân loại, vận chuyển, xử lý và tái chế chất thải Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng nhằm góp
phần xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và một số nước Tây Âu thì trình độ quản lý chất thải rắn ở mức cao, công tác này được tổ chức rất tốt từ việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển cho tới việc xử lý, tái chế các loại chất thải Các chính sách pháp luật, công cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt và nguồn kinh phí cao do có sự tham
gia của nhiều thành phần trong xã hội Đồng thời, trình độ dân trí của cộng đồng dân
cư đóng một vai trò quan trọng trong công tác thu gom, phân loại tại nguồn
Ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc thì ở những nơi công cộng và các
tuyến phố lớn đều được trang bị các thùng thu gom 4 ngăn để thu gom rác thải từ
khách du lịch, khách vãng lai Đồng thời do trình độ dân trí cao nên không có việc người dân bới, lượm vỏ chai, vỏ hộp như ở nước ta Do đó, van dé thu gom, phân loại rác ở Hàn Quốc được thực hiện một cách đơn giản hơn ở nước ta
Tại các khu vực dân cư của Hàn Quốc rác cũng được phân loại, thu gom đến khu xử lý, tại đây rác cũng được thu gom cũng giống như ở các tuyến phố tức được
thu gom bằng thùng rác 4 ngăn, hình thức phân loại được chia thành 4 loại:
- Ngăn đựng chai lọ (chai thủy tỉnh)
Trang 21Luận văn thạc sĩ -2- GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Hinh 1.1: Thing rác nhiều ngăn tại các khu dân cư
Việc thu gom phân loại được tiến hành riêng cho từng loại theo thời điểm khác nhau Sau khi phân loại các phương tiện vận chuyến sẽ thu gom từng loại đến nơi xử
lý, các loại chai lọ, vỏ đồ hộp, giấy được tái chế thành các sản phẩm phục vụ cho đời
sống, các chất hữu cơ dễ phân hủy như thực phẩm thừa được sản xuất thành phân bón
hoặc chơn lấp an tồn Tất nhiên, là dé vận chuyển được như vậy thì đòi hỏi phải có
các phương tiện vận chuyển phù hợp, nhân lực phục vụ đủ lớn, trình độ nhận thức của cộng đồng dân cư phải cao
1.2/ KINH NGHIỆM MÔ HÌNH QUẢN LÝ CTR Ở VIỆT NAM:
Có thể nói rằng, Hệ thống quản lý CTR đô thị là thiết yếu, có vai trò kiểm soát các vấn đề liên quan đến CTR bao gồm: 1) sự phát sinh; 2) thu gom, lưu giữ và phân loại tại nguồn; 3) thu gom tập trung; 4) trung chuyến và vận chuyển; 5) phân loại, xử
lý và chế biến; 6) thải bỏ CTR., một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản về bảo
vệ sức khoẻ cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, các vấn đề môi trường và dựa trên thái độ của cộng đồng Hệ thống quan ly CTR dé thị được thé
hiện hình 1.2:
Tee}
Trang 22Luận văn thực sĩ -3- GVHD: TS.Nguyén Xuan Trường a Nguồn phát sinh chất thải r IPhân loai, lưu trữ, tái sử dụng tại nguồn Thu gom tập trung `
Ỷ Zona Phân loai, xử lý và tái chế es aes
Trung chuyển và vân | ——————— } dg Z CTR chuyén ——————a Thai hd Hình 1.2: Mỗi quan hệ giữa các thành phần trong hé théng quan ly CTR 1.2.1 Nguồn phát sinh:
Theo Website moitruongxanh.info thì nguồn phát sinh CTR sinh hoạt bao gồm:
khu dân cư; khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ .); cơ quan, công sở
(trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện .); khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng; khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phó ); nhà máy xử lý chất thải; công nghiệp; nông nghiệp
Do nguồn phát sinh CTR sinh hoạt rất đa đạng và phân tán nên rất khó quản lý,
đồng thời tùy thuộc vào đối tượng phát thải khác mà nguồn phát sinh CTR sinh hoạt sẽ
khác nhau
Theo Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2004 của World Bank, lượng chất thải phát sinh tại Việt Nam ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm Trong thập
kỹ tới, tổng lượng CTR phát sinh được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh Các khu vực đô thị chiếm khoảng 24% dân số cả nước nhưng lại chiếm hơn 50% tổng lượng chất thải
phát sinh và ước tính trong những năm tới, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh khoảng
Trang 23
Luận văn thạc sĩ -4- GVHD: TS.Nguyén Xuân Trường
60%, trong khi chất thải công nghiệp sẽ tăng 50% và chất thải độc hại sẽ tăng gấp 3
lần so với hiện nay
Tại các vùng nông thôn, các phế thải của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp truyền thống (như thân lá cây, rơm rạ, vỏ hạt, phân gia súc ) hầu hết được sử dụng để đun nấu, làm phân bón hoặc chôn lấp Những chất thải có nguồn gốc công nghiệp, như chất
dẻo,nhựa, kim loại, dư lượng hoá chất khó phân hủy tuy chưa trở thành vấn để bức
xúc nhưng đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng
Tại các đô thị và khu công nghiệp, việc thu gom và xử lý CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, chất thải nguy hại đang là vấn để môi trường cấp bách Hiện nay, ở Việt Nam, năng lực thu gom CTR ở tất cá các đô thị và khu công nghiệp mới chỉ đạt khoảng 20 — 40% Rác thải chưa phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và vận
chuyển đến bãi chôn lấp Công việc thu nhặt và phân loại các phế thải có khả năng tái
chế, hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện
1.2.2/ Phân loại, lưu trữ, tái sử dụng tại nguon:
Trong những năm qua, nước ta đã có một số dự án triển khai chương trình phân
loại rác tại nguồn, nguồn vốn được nhà nước cấp hoặc sử dụng các nguồn vốn tài trợ
của các tổ chức thế BIới để thực hiện chương trình Đến nay, chương trình này đã đạt được một số kết qua nhất định:
- Bước đầu phần lớn người dân hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc
phân loại rác thải và đã làm quen với việc phân loại rác thái tại nguồn
- Mô hình phân loại thu gom tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế, đời sống
hiện tại của người dân Việt Nam
- Nhận thức của đa số người dan trong dự án từng bước được nâng cao thông qua việc người dân tự giác, tự chịu trách nhiệm phân loại thu gom rác bỏ vào túi nilon theo từng loại như mô hình đã xây dựng, không vức rác bừa bải ra đường
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tổn tại:
- Mô hình phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt chưa đồng bộ, chưa thực hiện
triệt để ở chỗ khi người đân đã thực hiện phân loại theo đúng yêu cầu của chương trình
thì đến giai đoạn vận chuyển chưa có xe 2 ngăn đẻ chứa rác đã được phân loại nên rác
ỐỔ—Ắ an.”
Trang 24Luận văn thạc sĩ -5- GVHD: TS.Nguyén Xuan Trường
lai duge dé chung lại để vận chuyển, mặt khác thùng chứa rác để cho dân đỗ rác cũng chưa đồng bộ, hoặc không có 2 ngăn để phân loại nên người dân lại đặt 2 túi rác đã phân loại vào chung 1 ngăn Điều này, làm giảm niềm tin của người đân đối với
chương trình phân loại rác thải tại nguồn
- Công tác tuyên truyền chưa được thực hiện sâu rộng, toàn diện, chưa tập huấn kỹ cho các cán bộ chuyên môn của địa phương, chưa bố trí các thùng rác nhiều ngăn
tại các khu vực công cộng để người dân ý thức được việc phân loại rác tại nguồn, nên
một số người dân vẫn chưa thực hiện tốt chương trình phân loại rác thải tại nguồn - Công tác phân loại, thu gom chỉ thực hiện trong thời gian thực hiện chương trình phân loại tại nguồn Đây cũng là nguyên nhân làm cho dự án không đạt kết quả
nhất định
1.2.3/ Thu gom:
Thu gom không chỉ là việc thu nhặt các loại CTR từ các nguồn phát sinh khác
nhau mà còn bao gồm cả công tác vận chuyển CTR đến các vị trí mà xe thu gom CTR
có thé đến và vận chuyển CTR đến nơi xử lý
Về cơ bản các hệ thống thu gom, hoạt động vận chuyến và đỗ bỏ rác vào các xe
thu gom đều tương tự nhau, nhưng việc thu gom CTR lại tuỳ thuộc rất nhiều vào loại
CTR và các vị trí phát sinh
Hệ thống dịch vụ thu gom CTR được chia ra làm 2 loại: hệ thống thu gom chất
thải chưa phân loại tại nguồn và hệ thống thu gom chất thải đã được phân loại tại nguồn
1.2.3.1/ Hệ thống thu gom chất thai rắn chưa phân loại tại nguồn:
Các cách thu gom CTR dạng này được xem xét cụ thê đối với từng nguồn phát sinh CTR, thông thường gồm 4 dạng sau: khu dân cư biệt lập thấp tầng, khu dân cư thấp tầng và trung bình, khu đân cư cao tầng, khu thương mại và công nghiệp
4⁄ Phương pháp áp dụng cho các khu đân cư biệt lập thấp tang:
Phương pháp này bao gồm 4 loại hình dịch vu thu gom: lề đường, lối đi, ngõ
hẻm, mang đi - trả về, mang đi
Trang 25
Luận văn thạc sĩ -6- GVHD: TS.Nguyén Xuân Trường <<
- Dich vu thu gom lề đường (Curb) Chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng đã đầy rác ở lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các thùng đã được đỗ
bỏ trở về vị trí đặt chúng để tiếp tục chứa chất thải
- Dịch vụ thu gom ở lỗi ẩi - ngõ hẻm (Aley): CTR được bỏ vào thùng rác công cộng, thường được đặt ở đầu các lỗi đi, ngõ hẻm để xe rác dé dàng thu gom CTR
- Dich vụ thu gom kiểu mang đi - trả về (Set-out — sel-back): Các thùng chữa
CTR được mang đi và mang trả lại cho chủ nhà sau khi đã đỗ bỏ CTR, công việc được
thực hiện bởi các đội trợ giúp Đội trợ giúp này cùng với đội thu gom chịu trách nhiệm
về việc dỡ tải từ các thùng chứa CTR lên xe thu gom
- Dịch vụ thu gom kiểu mang di (Set-out): Dich vu kiểu mang đi về cơ bản
giống như dịch vụ kiểu mang đi - trả về, chỉ khác ở chỗ chủ nhà chịu trách nhiệm
mang các thùng chứa CTR trở về vị trí ban đầu
Việc đưa thùng chứa CTTR ra xe có thể thực hiện theo cách thủ công hoặc cơ giới Đối với cách thủ công, thùng rác được nhac lên để mang đi, hoặc nghiêng qua dé lăn đi, hoặc đẩy bằng xe đây nhỏ, cũng có thể sử dụng thùng chuyên dụng có trang bị
các bánh xe để nhận rác từ các thùng rác nhỏ, san đó chỉ việc đẩy nó đến xe rác Đối
với phương pháp cơ giới, có thể dùng các loại xe nhỏ để chở các thùng rác đến xe chính
Việc đổ CTR từ các thùng vào xe rác cũng có thể thực hiện theo cách thủ công hoặc cơ giới Nếu thành xe thấp, công nhân vệ sinh có thể đỗ trực tiếp CTR vào xe
Nếu xe có thiết bị nâng, các thùng rác được máy nâng lên và đỗ rác vào xe Trong trường hợp này, thùng được nâng phải dùng loại thùng được chế tạo hợp quy cách với
thiết bị nâng
Trang 26Luận văn thạc sĩ -7- GVHD: TS.Nguyén Xuân Trường Bảng 1.1: So sánh các cách thu gom rác dân cư Các cách thu goni Các vấn để — ` - Lê đường | Đầu hẻm | Mang đ/trảvề | Mang đi Cần chủ nhà hợp tác
- Mang thùng ẩi để Có Tùy Không Không
- Mang thùng trống về Có Tùy Không Không
Cần lịch thu gom Có Không Không Có
Sư kém mỹ quan
- Vương vãi rác Cao Cao Thấp Cao
- Chướng mắt ( Khó chịu) Có Không Không Có
Tiên cho công nhân về sinh Có Nhiều nhất Không Không Sư ngã để Có Có Không có Số công nhân vê sinh - Thông thường 2 1 3 3 - Dao đông 1-3 1-3 3-7 1-5
Mất thời gian ft it Nhiều Vừa phải
Khả năng gây thương tích Thấp Thấp Cao Trung binh
Sư phiến toái Thấp Thấp Cao Cao
Chi phi (k.lượng và thời gian) Thấp Thấp Cao Vita phar b/ Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình:
Dịch vụ thu gom lề đường là phương pháp phổ biến cho các khu dân cư thấp
tầng và trung bình Với địch vụ này, đội thu gom có trách nhiệm vận chuyển các thùng chứa đầy CTR từ các hộ gia đình đến tuyến đường thu gom bằng phương pháp thủ
công hoặc cơ giới, tuỳ thuộc vào số lượng CTR cần vận chuyến Nếu sử đụng loại
thùng chứa lớn, cần cơ giới hoá bằng cách dùng xe rác có thiết bị nâng
Trang 27Luận văn thạc sĩ -8- GVHD: TS.Nguyén Xuân Trường
REPRE se eammg com +
Hinh 1.3: Xe thu gom rac có thiết bị nâng c⁄ Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư cao tang:
Đối với khu chung cư cao tầng, các loại thùng chứa lớn được sử dụng để thu gom CTR Tuỳ thuộc vào kích thước và kiểu đáng của các thùng chứa được sử dụng mả áp dụng phương pháp cơ giới (xe thu gom có trang bị bộ phận nâng các thùng chứa
để dé dàng đỡ tải), hoặc là kéo các thùng chứa đến các nơi khác (nơi tái chế .) để dỡ
tải
ở Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại — công nghiệp
Cả 2 phương pháp thủ công và cơ khí đều được sử dụng để thu gom CTR từ khu thương mại Đề tránh tinh trạng kẹt xe, việc thu gom CTR của các khu thương mại
tại nhiều thành phố lớn được thực hiện vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm Khi áp dụng
phương pháp thu gom thủ công thì CTR được đặt vào các túi bằng plastic hoặc các loại
thùng giấy và được đặt đọc theo đường phố để thu gom Phương pháp naỳ thông
thường được thực hiện bởi 1 nhóm có 3 người trong một vài trường hợp có thể đến 4
người: gồm I tài xế và từ 2 đến 3 người đem CTR từ các thùng chứa trên lễ đường đồ vào xe thu gom
Nếu tình trạng ùn tắc giao thông không phải là vấn đề chính và khoảng không gian để lưu trữ CTR phù hợp thì các dịch vụ thu gom CTR tại các trung tâm thương mại - công nghiệp có thể sử dụng các thùng chứa CTR có gắn bánh xe di chuyển được, các thùng chứa CTR có thể gắn kết 2 cái lại trong trường hợp các xe ép rác có kích
Trang 28
Luận văn thạc sĩ -9- GVHD: TS.Nguyén Xuan Tì rường
=————ễễễễễễễễễỄễ
thước lớn và các thùng chứa có dung tích lớn Tuỳ thuộc vào kích thước và kiểu thùng
chứa CTR mà áp dụng phương pháp cơ khí dỡ tải tại chỗ hay kéo các thùng chứa CTR
đến nơi khác để dỡ tải Để hạn chế việc tắc ghến giao thông, dỡ tải bằng phương pháp
cơ khí thường được áp dụng khi thu gom rác vào ban đêm
1.2.3.2/ Hệ thống thu gom chất thải rắn đã phân loại tại nguồn:
Các thành phần CTR đã phân loại tại nguồn cần phải được thu gom và đem tái
chế Phương pháp cơ bản đang được sử dụng là thu gom dọc theo lề đường, sử dụng
những phương tiện thu gom thông thường hoặc thiết kế các thiết bị đặc biệt chuyên
dụng Chúng ta xem xét đối với hai loại nguồn phát thải cụ thể: khu đân cư và khu
thương mại
#/, Tgi khu dân cư:
CTR được phân loại theo nhiều cách: phân loại tại lề đường khi đổ chúng vào
xe chở thông thường hoặc xe chuyên đụng; phân loại bởi chủ nhà để mang đến các điểm thu mua Hình thức phân loại tại lề đường giúp chủ nhà không phải mang đi xa nên được nhiều người ủng hộ
Các chương trình thu gom CTR tái chế thay đổi tuỳ thuộc vào qui định của cộng đồng Ví dụ, một vài chương trình yêu cầu người dân phân chia các thành phần CTR khác nhau như giấy báo, nhựa, thuỷ tính, kim loại, và chứa trong các thùng
khác nhau Các chương trình khác thì chỉ sử dụng một thùng để lưu trữ các thành phần
CTR tái chế hoặc sử dụng 2 thùng: 1 dùng để đựng giấy, thùng còn lại dùng để chứa
các thành phần CTR tái chế nặng như: thuỷ tinh, nhôm và lon thiếc Rõ ràng hoạt động
thu gom các thành phần CTR khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế các
phương tiện thu gom
Xe chuyên chở CTR đã phân loại phải có nhiều ngăn chứa riêng Có nhiều kiểu
xe: xe kín hoặc hở, xe có thành cao hoặc thấp, xe có thùng chứa nhiều ngăn hoặc chở nhiều thùng chứa rời ghép lại, xe bốc đồ rác cơ giới hoặc nửa cơ giới
Trang 29Luận văn thạc sĩ ~10- GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Hình ¡ 4: Thùng rác 02 ngăn tại nơi công cộng
Hình 1.5: Xe thu gom rác đã phân loại tại nguồn
b/ Tai khu thương mại:
CTR thường được phân loại bởi những tô chức tư nhân (các tổ chức này kí hợp
đồng phân loại CTR với cơ sở thương mại) Thành phần CTR có thể tái chế được cho
vào từng thùng chứa riêng Các loại thùng cacton được bó lại và để ngay lề đường để thu gom riêng Các loại lon nhôm thải ra từ các khu trung tâm thương mại được đập bẹp để giảm thể tích trước khi thu gom
Trang 30Luận văn thạc sĩ -11- GVHD: TS.Nguyén Xuân Trường
Hình 1.6- Xe thu gom rác đã phân loại từ khu thương mại
1.2.3.3⁄ Các loại hệ thông thu gom:
Hệ thống thu gom được phân chia thành nhiều dạng tuỳ theo từng quan điểm,
chăng hạn như phân chia theo phương thức hoạt động, trang thiết bị sử dụng, loại CTR
cần thu gom Theo phương thức hoạt động, hệ thống thu gom gồm 2 dạng: hệ thống
dùng thùng chứa đi động và hệ thống thùng chứa cố định
a/, Hé théng container di d6ng: (HCS - Hauled Container System)
Trong hệ thống này, các container di động được sử dụng để chứa đầy CTR và vận chuyển đến bãi để, đỗ bỏ CTR và trả trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom mới
Hệ thống container di động thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng lớn (trung tâm thương mại, nhà máy .) bởi vì hệ thống nay su dung cac container có kích thước lớn Điều này giúp giảm thời gian vận chuyển, hạn chế việc
chứa CTR thời gian dài và hạn chế các điều kiện vệ sinh kém Theo lý thuyết, hệ thống
này chỉ cần một tài xế lấy container đã đầy tải đặt lên xe, lái xe mang container này từ nơi thu gom đến bãi đỗ dỡ tải và mang container rỗng trở về vị trí ban đầu hay vị trí thu gom mới Trong thực tế, để đảm bảo an toan khi chất tải và đỡ tải, thường sắp xếp 2 nhân viên cho mỗi xe thu gom: 1 tài xế có nhiệm vụ lái xe và l công nhân có trách nhiệm tháo lắp các dây buộc container Khi vận chuyển CTR độc hại bắt buộc phải có 2 nhân viên cho hệ thống này
—————.——Ƒ—ẲÄẤR————————
Trang 31Luận văn thạc sĩ -12- GVHD: TS.Nguyén Xuân Trường ————
Trong hé théng nay, CTR dé vao container bằng thủ công nên hệ số sử dụng
container thấp Hệ số sử dụng container là tỷ số giữa thể tích CTR chiếm chỗ và thể
tích của container
1⁄ Hệ thẳng container cô dinh (SCS - Stationary Container System)
Trong hệ thống này, các container có định được sử dụng để chứa CTR Chúng
chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn phát sinh đến vị trí thu gom để dỡ
tải Hệ thống này phụ thuộc vào khối lượng CTR và số điểm phát sinh CTR
Khác với hệ thống container di động, hệ thống container cố định được lấy tải theo cả phương pháp thủ công và cơ khí Hầu hết các xe thu gom sử dụng trong hệ
thống này thường được trang bị thiết bị ép CTR để làm giảm thẻ tích, tăng khối lượng
CTR vận chuyển Vì vậy, hệ số sử dụng thể tích container trong hệ thống này rất cao Đây là ưu điểm chính của hệ thống container cố định so với hệ thống container di
động Trong hệ thống này, xe thu gom sẽ vận chuyển CTR đến bãi dé sau khi tải được
chat day
Nhược điểm lớn của hệ thống này là thân xe thu gom có cấu tạo phức tạp, sẽ
khó khăn trong việc bảo trì Mặt khác, hệ thống này không thích hợp để thu gom các CTR có kích thước lớn và CTR xây dựng
Nhân công trong hệ thống thu gom phụ thuộc vào việc lấy tải cơ khí hay lấy tải thủ công Đối với hệ thống container cố định lấy tải cơ khí, số lượng nhân công giống như hệ thống container di động là 2 người Trong trường hợp này, tài xế lái xe có thể giúp công nhân trong việc di chuyển các container đầy tải đến xe thu gom và trả container về vị trí ban đầu Ở những vị trí đặt container chứa CTR cách xa vị trí thu gom như các khu thương mại, khu dân cư trong nhiều hẻm nhỏ số lượng công nhân sẽ là 3 người, trong đó có 2 người lấy tải Đối với hệ thống container cố định lấy tải thủ công, số lượng nhân công thay đổi từ 1 đến 3 người Thông thường sẽ gồm 2 người
khi sử dụng địch vụ thu gom kiểu lề đường và kiểu lối đi - ngõ hẽm Ngoài ra, khi cần
thiết, đội lấy tải sẽ tăng hơn 3 người
rr
Trang 32Luận săn thạc sĩ -13- GVHD: TS.Nguyén Xuan T: Truong
Hình 1.7: Xe van chuyén container cé dinh 1.2.3.4/⁄ Vạch tuyến thu gom:
Để hoạt động thu gom và vận chuyển CTR cho từng khu vực đạt hiệu quả cao nhất, các nhà quản lý phải nắm vững tình hình từng khu vực cụ thể để có thể vạch tuyến thu gom hợp lý nhất, lịch trình cho từng tuyến thu gom ngắn nhất Từ đó, có thể
xác định được nhu cầu về nhân lực, thời gian và phương tiện vận chuyến cần thiết
Một số nguyên tắc chung hướng dẫn khi vạch tuyến thu gom như sau:
- Xác định những chính sách, đường lỗi và luật lệ hiện hành liên quan đến hệ thống quản lý CTR, vị trí thu gom và tần suất thu gom
- Khảo sát đặc điểm hệ thống thu gom hiện hành như là: số người của đội thu
gom, loại xe thu gom
- Ở những nơi có thể, tuyến thu gom phải được bố trí để nó bắt đầu và kết thúc
gần đường phố chính Sử dụng những rào cản địa lý và tự nhiên như là đường ranh giới của tuyến thu gom
- Ở những khu vực có độ dốc cao, tuyến thu gom phải được bắt đầu ở đỉnh dốc và đi tiến xuống đốc khi xe đã thu gom được chất tải nặng dần
- Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho container cuối cùng được thu gom trên tuyến đặt ở gần bãi đỗ nhất
- CTR phát sinh ở những vị trí tắt nghẽn giao thông phải được thu gom vào thời điểm sớm nhất trong ngày
Trang 33Luận văn thạc sĩ -14- GVHD: TS.Nguyễn Xuân Tì rường =—————ễ-ễễễễ
- Các nguồn có khối lượng CTR phát sinh lớn phải được phục vụ nhiều lần vào
thời gian đầu của ngày công tác
- Những điểm thu gom nằm rải rác (nơi có khối lượng CTR phát sinh nhỏ) có
cùng số lần thu gom, phải sắp xếp để thu gom trên cùng 1 chuyến trong cùng 1 ngày Để thiết lập vạch tuyến thu gom, thông thường gồm 2 công việc chính: thiết lập vạch tuyến thu gom và lập thời gian biểu thu gom
a/, Thiét lap vạch tuyén thu gom:
Thông thường, thiết lập tuyến thu gom bao gồm các bước công việc, Trong đó,
bước bồ trí tuyến thu gom là cơ bản giống nhau, các bước còn lại thì khác nhau cho
từng loại hệ thống (hệ thống container di động: hệ thốnng container cố định với xe thu gom chất tải cơ khí; hệ thống container cố định chất tải thủ công)
Dựa trên kinh nghiệm thực tế của người lái xe thu gom, mỗi tuyến thu gom sẽ
được điều chỉnh cho phù hợp với từng khu vực riêng Trong đô thị lớn, những người
giám sát tuyến thu gom chịu trách nhiệm vẻ việc lên lịch các tuyến thu gom Trong nhiều trường hợp, tuyến thu gom được vạch ra dựa trên kinh nghiệm điều khiển hoạt động của người giám sát công tác thu gom, có được qua nhiều năm công tác trong cùng một khu vực
Mục đích của việc thiết lập vạch tuyến thu gom là để bế trí các tuyến thu gom, xây dựng chương trình phân phối thu gom (nhân lực, phương tiện xe, số lần thu gom trong ngày, ), đồng thời căn cứ vào khối lượng CTR phát sinh dé cân đối tuyến thu gom cho hợp lý, hoặc điều chỉnh lại tuyến thu gom cho phù hợp Các tuyến thu gom được thiết lập phải được thể hiện trên bản đỗ (vị trí, số lượng điểm, tuyến thu gom trên địa bàn) Việc bố trí hay vạch những tuyến thụ gom sao cho phải bao hàm hay đi qua tất cả các điểm thu gom được phục vụ trong suốt tuyến và các tuyến này phải được bố
trí để cho vị trí thu gom cuối cùng ở gần bãi đỗ nhất
b/ Thời gian biểu:
Một bảng thời gian biểu điều khiển cho mỗi tuyến thu gom phải được chuẩn bị bởi phòng kỹ thuật và người điều hành vận chuyến Phải chuẩn bị cho mỗi người tài xế
một báng thời gian biểu mà trong đó có ghỉ vị trí và trình tự điểm thu gom Thêm vào
Trang 34Luận văn thạc sĩ -15- GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
đó, một quyền sách ghí lộ trình phải thực hiện bởi tài xế lái xe thu gom Tài xế sử dụng quyển số ghi lộ trình này để kiểm tra các vị trí thu gom và kê khai bảng thanh toán
tiền, mặt khác quyên sé này cũng ghi chép lại bất kỳ vấn đề nào xảy ra khi thực hiện
quá trình thu gom Các thông tin ghi trong quyền số lộ trình rất hữu dụng khi điều chỉnh hay sửa đổi tuyến thu gom
Mặt khác trong quá trình thực hiện thu gom phải từng bước hoàn thiện hệ thống thu gom hiện có Căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội và kỹ thuật hiện tại cũng như những dự báo phát triển trong tương lai để đầu tư nghiên cứu tìm ra một hệ thống thu gom hoạt động hiệu quả hơn Cần xây dựng các tiêu chí chính đặc trưng để đánh giá cho hiệu quả thu gom bao gồm:
+ Khối lượng CTR được thu gom trong một giờ
+ Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ làm việc của một ca + Chỉ phí của một ngày thu gom
+ Chỉ phí cho mỗi lần đừng để thu gom
+ Số lượng người được phục vụ bởi một xe trong một tuần
Tính hiệu quả của tuyến thu gom cũng được đánh giá bởi số lần tuyến thu gom
bị lặp lại (thể hiện bằng đường nét đứt) Số lần lặp lại càng thấp, tuyến thu gom càng
hiệu quả về kinh tế
1.2.4/ Trung chuyến và vận chuyến:
Trung chuyển là hoạt động mà trong đó chất thải rắn từ các xe thu gom nhỏ
được chuyển sang các xe lớn hơn Các xe này được sử đụng để vận chuyên chất thải
trên một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi vật liệu, hoặc đến bãi đổ Các hoạt
động trung chuyển và vận chuyển cũng được sử dụng kết hợp hay liên kết với những trạm thu hỗồi vật liệu để vận chuyển các vật liệu tái chế đến nơi tiêu thụ, hay vận chuyền phần vat liệu không thể tái sinh đến bãi chôn lấp
1.2.4.1⁄.Sự cần thiết của hoạt động trung chuyển:
Thông thường, CTR được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh đến bãi chứa hoặc cơ sở tái chế Thế nhưng, hầu hết các nơi tiếp nhận CTR cuối cùng này được bố
Trang 35
Luận văn thạc sĩ -16- GVHD: TS.Nguyén Xuân Trường ——————ễỄễỄễễẦẦễ trí ngày càng xa thành phố, thậm chí là những nơi cách xa tuyến giao thông chính, nếu vận chuyển trực tiếp đến BCL thì không khả thi vì chỉ phí vận chuyển khá cao
Ngoài ra, hoạt động trung chuyển là một hoạt động cần thiết trong tất cả các trạm thu hồi phế liệu Trạm trung chuyên rác là một khâu không thể thiếu của các cơ sở tái chế hoặc tái chế kết hợp trung chuyên rác Ngay cả những bãi chôn lấp CTR cũng cân có trạm trung chuyển đề tiếp nhận lượng rác do các xe thu gom chở đến, sau đó nhờ các xe chuyên dụng chớ đến các ô chôn lấp Vì vậy, có thể kết luận rằng các trạm trung chuyên rác là cần thiết bởi những ly do sau: 1/ Hạn chế tối đa sự xuất hiện các bãi rác hở không hợp pháp do khoảng cách vận chuyển khá xa
2/ Vị trí của bãi đỗ cách xa tuyến thu gom
3/ Việc sử dụng các loại xe thu gom vừa và nhỏ không thích hợp cho việc vận chuyên rác đi xa
4/ Có nhiều tổ chức thu gom rác quy mô nhỏ từ các khu đân cư
5/ Sự hiện hữu của khu vực thu gom CTR có mật độ dân cư thấp
6/ Việc hoạt động của các xe thu gom đùng thùng chứa luân chuyển cho các khu thương mại
7/ Việc sử dụng phương thức vận chuyển rác từ nguồn bằng khí nén hoặc bằng dòng nước
8/ Khi có sự thay đổi phương tiện vận chuyển: đường bộ — đường sắt, đường bộ — đường thủy
1.2.4.2⁄ Các loại trạm trung chuyển:
Trạm trung chuyển có chức năng chính là chuyển CTR từ các xe thu gom và các xe vận chuyển nhỏ sang các phương tiện vận chuyển lớn hơn
Trang 36Luận văn thạc sĩ -17- GVHD: TS.Nguyén Xuan Trường
aT
3 Kết hợp chất tải trực tiếp và chất tải kiểu tích luỹ
Trạm trung chuyển cũng có thể được phân loại theo công suất, ví dụ theo cách phân loại của Mỹ như sau:
1 Loại nhỏ (công suất < 100tắn/ngày)
2 Loại trung bình (công suất trong khoảng 100-500 tắn/ngày)
3 Loại lớn (công suất > 500 tắn/ngày)
a/, Trạm trung chuyển chất tải trực tiễn:
Tại trạm trung chuyển chất tải trực tiếp, CTR từ các xe thu gom nhỏ được đồ trực tiếp vào xe vận chuyển tải trọng lớn hoặc thiết bị nén dé nén chất thải vào xe lớn, hay nén thành kiện để thuận tiện chuyển đến bãi chôn lấp Trong nhiều trường hop,
chất thải rắn có thể được đỏ trên nền dỡ tải để tách loại các vật liệu có thể tái chế, phần
còn lại được ép vào các xe trung chuyển Tại trạm trung chuyến chất tải trực tiếp, rác hầu như không lưu lại lâu, nếu có chỉ là nhất thời Thể tích chất thải chứa tạm thời trên nền dỡ tải thường được định nghĩa là công suất tích luỹ tức thời hay công suất lưu trữ khẩn cấp của trạm trưng chuyến
Trạm trung chuyển chất tải trực tiếp có nhiều kiểu tùy theo quy mô và chức năng hoạt động của từng trạm:
- Trạm công suất lớn không có khâu ép rác - Trạm công suất lớn có khâu ép rác
- Trạm công suất vừa và nhỏ có khâu ép rác - Trạm công suất nhỏ dùng ở khu vực nông thôn - Trạm công suất nhỏ dùng ở bãi chôn lấp
b/ Trạm trung chuyển kiểu tích luỹ (storage-load transfer station)
Tai tram trung chuyén chat thai kiéu tich lũy, chất thải được đỗ trực tiếp vào hế chứa Từ hố này, chất thải sẽ được chuyển lên xe vận chuyển nhờ các thiết bị khác Trạm trung chuyền kiểu tích lũy khác biệt so với trạm trung chuyển chất tải trực tiếp ở chỗ nó được thiết kế sao cho có thể lưu trữ chất thải trong khoảng 1 - 3 ngày
Trạm trung chuyển chất tải kiểu tích lũy có 2 loại:
- Trạm trung chuyển kiểu tích luỹ công suất lớn không có máy nén
Trang 37
Luận văn thạc sĩ -18- GVHD: TS.Nguyén Xuan Trường
- Tram trung chuyén kiéu tich luy nang suất trung bình có thiết bị nén và xử lý c/ Trạm trung chuyển kết hợp chất tải trực tiếp và chất tải tích lũy:
Tại một số trạm trung chuyến, cả 2 phương pháp chất tải trực tiếp và chất tải kiêu tích luỹ được sử dụng kết hợp Đây là những trạm trung chuyển đa chức năng,
hoạt động thu hồi vật liệu cũng có thể kết hợp với trạm trung chuyển loại này
Hoạt động của trạm trung chuyển loại này có thể mô ta như sau: Tất cả các xe
thu gom khi đến trạm trung chuyển đều phải qua khâu kiểm tra tại trạm cân Các xe
thu gom sẽ được cân, sau đó đến sàn đỡ tải và đỗ chất thải trực tiếp sang xe vận
chuyển, trở lại trạm cân, cân xe và tính lệ phí
Đối với tư nhân hay những người vận chuyển phi thương mại (không phải là
nhóm thu gom dịch vụ) vận chuyển một khối lượng lớn rác vườn, cành cây, và chất thải lớn (lò sấy, máy cắt có, tủ lạnh, .) đến trạm trung chuyển đều được kiểm tra tại trạm cân, nhưng không phải cân vì chất thải đã được cân tại nhà bởi các nhân viên phục vụ và nhân viên phục vụ sẽ đưa cho họ hoá đơn Tuy nhiên, người sử dụng trạm trung chuyển vẫn phải trả phí thải bỏ căn cứ theo số liệu ghi trên hoá đơn Nhân viên phục vụ ở đây sẽ kiểm tra bằng mắt xem chất thải có chứa các vật liệu có khả năng thu
hồi tái chế hay không Nếu có, nhân viên sẽ hướng dẫn tài xế lái xe đến đỗ vật liệu khu
vực thu hồi vật liệu tái chế trước khi đến khu vực dỡ tải chung Một công nhân trạm trung chuyển sẽ hỗ trợ thu hỗi các vật liệu có khả năng tái sinh
Nếu có thể dự đoán được lượng vật liệu có khả năng tái chế, lái xe sẽ được cấp
giấy vào cửa miễn phí Sau khi đã thu hồi hết các vật liệu có khả năng tuần hoàn, tài xế tiếp tục lái xe đến nền dỡ tải để đỡ các chất thải còn lại
Nếu không có các vật liệu tái chế, tài xế sẽ vận chuyên thẳng đến khu vực dỡ tải
chung Khu vực này tách riêng khỏi khu vực dỡ tải trực tiếp dành cho các xe thu gom dịch vụ ở đây có hai miệng phếu nạp liệu vào xe rơmooc Chất thải tích luỹ trên khu vực dỡ tải sẽ được đây từng đợt vào xe vận chuyển nhờ xe ủi bánh hơi Nền dỡ tải được vệ sinh định kỳ
Trang 39
Luận văn thạc sĩ -20- GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Hệ thống Đạt rác Nhà điều hành
Hình ¡ 9: Hình ảnh hoạt động của trạm trung chuyên
1.2.4.3⁄ Phương tiện và phương pháp vận chuyển:
Ở Việt nam, phương pháp vận chuyển phổ biến là băng đường bộ được áp dụng ở những nơi xe vận chuyển có thể vào được Phương tiện thường được sử dụng đề vận chuyển rác từ trạm trung chuyển là xe rơmoóc, xe có toa kéo và xe ép rác kín Tat ca các phương tiện trên đều dùng được cho tất cá các loại trạm trung chuyền
rr
Trang 40Luận văn thạc sĩ -21- GVHD: TS.Nguyén Xuan Ti ruong
——— —————————————eeeEeeeeee
Thông thường, các loại xe sử dụng để vận chuyển trên xa lộ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1) Chi phí vận chuyên thấp nhất
2) Chất thải được phủ kín trong suốt quá trình vận chuyền
3) Các loại xe phải được thiết kế phù hợp với giao thông trên xa lộ 4) Khối lượng xe và rác không vượt quá giới hạn khối lượng cho phép
3) Phương pháp dỡ tải phải đơn giản và có khả năng thực hiện độc lập (tự hành)
1.2.4.4 Những yêu cầu trong thiết kế trạm trung chuyển:
Khi thiết kế trạm trung chuyển, những yếu tố sau đây cần được xem xét: - Loại trạm trung chuyển
- Công suất trạm trung chuyển
- Thiết bị, dụng cụ phụ trợ THU VIEN
TRƯỜNG BH KỸ THUẬT (ÔNG NGHỆ TP.HCM
- Yêu câu vệ sinh môi trường 1000561),
- Vấn đề sức khoẻ và an toàn lao động a/ Loại trạm trung chuyển:
Với những loại trạm trung chuyển như đã trình bày ở trên, khi thiết kế cần xác định rõ hoạt động tại trạm có gồm cả công tác thu hồi vật liệu tái sinh hay không Nếu
có.điện tích TTC phải đủ lớn dé xe chở rác dỡ tải
b/ Công suất tram trung chuyến:
Khối lượng CTR đưa về trạm trung chuyên và sức chứa của trạm phải được
đánh giá một cách cần thận trong quá trình quy hoạch và thiết kế TTC Khối lượng
chất thải đưa về trạm phải được tính toán sao cho các xe thu gom không phải chờ đợi
lâu mới được đỡ tải
Do kinh phí đầu tư thiết bị vận chuyển tăng nên cần phân tích tính kinh tế giữa sức chứa của trạm trung chuyển và chỉ phí hoạt động vận chuyển bao gồm cả thiết bị và nhân công Ví dụ: tăng sức chứa của TTC và sử dụng ít xe vận chuyển nhưng tăng
thời gian làm việc sẽ đạt hiệu quả kinh tế hơn là khi sử dụng TTC nhó và mua nhiều xe
vận chuyển Đối với TTC chất tải — lưu giữ, công suất của TTC tương ứng với thể tích
- ———TTTmmTTmy —FƑ——ừF ——}—————