1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 thông qua hệ thống bài tập tạo lập đoạn văn

70 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 thông qua hệ thống bài tập tạo lập đoạn văn” được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy

Trang 1

THỐNG BÀI TẬP TẠO LẬP ĐOẠN VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn:

ThS.GVC PHAN THỊ THẠCH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo đặc biệt là ThS Phan Thị Thạch Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô, người

đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm khóa luận

Qua đây chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới phòng Đào tạo Trường ĐHSP Hà Nội 2, tới các thầy, cô giáo trong khoa GDTH đã tạo điều kiện giúp đỡ để khóa luận của chúng tôi được hoàn thành

Lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, sửa chữa của các thầy cô và các bạn sinh viên

để khóa luận này được hoàn thiện hơn nữa

Chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Lại Thị Thị Bích Thủy

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 thông qua

hệ thống bài tập tạo lập đoạn văn” được chúng tôi nghiên cứu và hoàn

thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác, cộng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, ThS Phan Thị Thạch và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân

Chúng tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào

Sinh viên thực hiện

Lại Thị Bích Thủy

Trang 4

TPHCM: thành phố Hồ Chí Minh

Tr: trang

VB: văn bản

VD: ví dụ

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Mục đích nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 6

1.1 Những hiểu biết chung về năng lực 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Cấu trúc của năng lực 6

1.1.3 Năng lực cốt lõi của HS nói chung và của HSTH 8

1.1.4 Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp 11

1.1.5 Năng lực thẩm mĩ 11

1.2 Những hiểu biết chung về VB và đoạn văn 12

1.2.1 Những hiểu biết chung về VB 12

1.2.2 Những hiểu biết chung về đoạn văn 14

1.3 Những hiểu biết chung về đặc điểm tâm lí của HSTH 18

1.3.1 Đặc điểm tư duy của HSTH 19

1.3.2 Tình cảm, cảm xúc của HSTH 20

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HS LỚP 3 22

Trang 6

2.1 Kết quả thống kê, phân loại các bài tập tạo lập đoạn văn trong SGK

Tiếng Việt 3 22

2.1.1 Tiêu chí phân loại ngữ liệu thống kê 22

2.1.2 Kết quả phân loại các bài tập liên quan đến việc dạy học tạo lập đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 3 23

2.2 Biện pháp bồi dƣỡng năng lực giao tiếp cho HS lớp 3 thông qua bài tập tạo lập đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 29

2.2.1 Một số biện pháp hướng dẫn HS vận dụng hiểu biết về chính tả, ngữ pháp để tạo lập đoạn văn 29

2.2.2 Biện pháp rèn cho HS kĩ năng tạo lập đoạn văn theo định hướng về nội dung, về hình thức biểu hiện của đoạn 34

2.2.3 Biện pháp rèn cho HS kĩ năng đặt tên cho đoạn văn rồi tạo lập đoạn văn dựa vào một văn bản mà các em đã được đọc 42

2.2.4 Biện pháp giúp HS rèn kĩ năng biết tạo lập một đoạn văn sau khi sắp xếp lại các tranh cho đúng với thứ tự của câu chuyện mà các em đã đọc 44

2.2.5 Biện pháp rèn cho HS kĩ năng tạo lập các đoạn văn dựa vào gợi ý hoặc dựa vào các bức tranh để kể lại một câu chuyện đã học 47

2.3 Một số giáo án thể nghiệm 54

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, xu thế phát triển chương trình và SGK của thế giới thay đổi rất nhanh; có nhiều thành tựu mới của khoa học giáo dục cần được bổ sung kịp thời vào Chương trình giáo dục Đầu thế kỉ XXI, nhiều nước có nền giáo dục phát triển đã chuyển hướng từ chương trình coi trọng nội dung truyền thụ kiến thức sang chương trình giáo dục để phát triển năng lực người học

Do đó, chương trình giáo dục của Việt Nam cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu

hội nhập quốc tế…Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới của

Việt Nam, một trong những nhiệm vụ của nền Giáo dục Việt Nam ở thế kỉ

XXI là chú trọng bồi dưỡng cho HS những năng lực chung chủ yếu sau: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực

sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán Cũng như Bác Hồ đã từng mong muốn về một nền giáo dục Việt Nam trong tương lai,

đó là: “Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu

ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”

Trong chương trình đào tạo bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt được coi là môn học trọng tâm, chiếm thời lượng lớn (8 tiết/tuần), với 7 phân môn: Học vần; Tập đọc; Chính tả; Kể chuyện; Tập viết; Tập làm văn; Luyện từ và câu Việc thực hiện nội dung dạy học ở các phân môn này không chỉ thuần túy cung cấp cho HS hiểu biết về các đơn vị ngôn ngữ, các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp của các em mà còn góp phần phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của mỗi HS Ở Tiểu học, các năng lực của HS đang được hình thành và phát triển Lúc này, việc bồi dưỡng các năng lực cho các em là vô cùng quan trọng Một mặt, năng lực không chỉ là khả

Trang 8

năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kĩ năng học được… mà còn là khả năng hành động, vận dụng tri thức, kĩ năng học được để giải quyết những vấn

đề của cuộc sống đang đặt ra với các em Mặt khác, năng lực không phải do bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập ở trong lớp học và ở ngoài lớp học Như vậy, nhà trường là môi trường giáo dục chính thống giúp HS hình thành và phát triển những năng lực chung, năng lực chuyên biệt

Xuất phát từ nhận thức về sự cần thiết của việc giúp HS phát triển năng

lực trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, chúng tôi chọn đề tài: “Bồi

dưỡng năng lực giao tiếp cho HS lớp 3 thông qua hệ thống bài tập tạo lập đoạn văn”

2 Lịch sử vấn đề

Giao tiếp và những vấn đề có liên quan đến tạo lập VB đã được một số nhà khoa học và một số sinh viên khoa GDTH trường ĐHSP Hà Nội 2 tìm hiểu:

a Diệp Quang Ban, (2002), Giao tiếp . Văn bản . Mạch lạc . Liên kết .

Đoạn văn, NXB Khoa học Xã hội

Trong cuốn sách này, Diệp Quang Ban đã đưa ra cách hiểu chung nhất về giao tiếp, về mô hình giao tiếp và các chức năng của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Cũng trong cuốn sách trên, tác giả đã trình bày những lí thuyết mang tính chất khái quát nhất về VB và đoạn văn Ông đã tìm hiểu VB thông qua: khái niệm, các đặc trưng cơ bản, các khuôn hình cấu trúc

cơ bản Trong công trình nghiên cứu của mình, Diệp Quang Ban (2002) đã xem xét đoạn văn với những nội dung sau: khái niệm; tiêu chí chia tách đoạn văn; vai trò; chức năng của câu trong đoạn văn và một số dạng cấu trúc của đoạn văn…

Trang 9

b Các tác giả SGK Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục đã lựa chọn: “Hoạt

động giao tiếp bằng ngôn ngữ” là một trong những nội dung dạy học cho HS

lớp 10 Ở bài học này, các tác giả giúp HS hiểu được khái niệm và các nhân tố trong một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

c Một số nhà khoa học Sư phạm khi viết sách tham khảo cho GV Tiểu học

đã dành sự quan tâm nhất định về một thể loại VB được dạy ở phân môn làm văn của SGK Tiếng Việt Tiểu học Chẳng hạn:

- Nguyễn Anh Đẳng (1976), Kinh nghiệm dạy Tập làm văn nói ở lớp 3, 4,

Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 3/1976

- Phan Phương Dung (2001), Rèn luyện kỹ năng nói cho HS lớp 2 qua phân

môn Tập làm văn, Sách giáo khoa Tiếng Việt 2000, Tạp chí Giáo dục

- Nguyễn Trí (2002), Dạy tập làm văn ở Tiểu học, NXB Giáo dục

- Nguyễn Trí – Nguyễn Trọng Hoàn, (2015), Rèn kĩ năng tập làm văn lớp

3, NXB Đại học Quốc gia TPHCM

d Một số sinh viên khoa GDTH trường ĐHSP Hà Nội 2 trong những năm gần đây cũng rất chú ý tìm hiểu về nội dung, phương pháp rèn kĩ năng tạo lập

VB cho HSTH thuộc một số đối tượng cụ thể Ví dụ:

- Đinh Hồng Quỳnh, (2008), Thực trạng kĩ năng viết bài tập làm văn của

HS lớp 4

- Nguyễn Thị Hải Hoa, (2008), Tìm hiểu thực trạng kĩ năng viết đoạn văn

của HS lớp 4 ở một số trường Tiểu học

- Hoàng Thị Thủy, (2010), Kỹ năng viết bài tập làm văn của HS lớp 4 -

Trường Tiểu học Phủ Lỗ A-Sóc Sơn-Hà Nội

- Lê Thu Thảo, (2014), Tìm hiểu kĩ năng học tập phân môn Tập làm văn

của HS lớp 4 Trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn.v.v…

Trang 10

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: Một số biện pháp GV có thể

sử dụng để bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho HS lớp 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Lựa chọn những lí thuyết chuẩn bị làm cơ sở lí luận cho khóa luận 4.2 Thống kê, phân loại các bài tập về đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục

4.3 Xác định nội dung, biện pháp bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho HS lớp

3 thông qua hệ thống bài tập tạo lập đoạn văn

5 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của khóa luận này là:

5.1 Sử dụng những kiến thức đã hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lí luận cho khóa luận, đồng thời nhằm nâng cao những hiểu biết cho bản thân về bài tập tạo lập đoạn văn trong SGK Tiếng Việt

5.2 Khảo sát ngữ liệu thống kê về việc sử dụng các bài tập tạo lập đoạn văn trong chương trình SGK Tiếng Việt 3, để làm giàu vốn hành trang kiến thức của tác giả khóa luận nhằm phục vụ việc giảng dạy Tiếng Việt trong đợt thực tập sư phạm và việc giảng dạy trong tương lai

5.3 Tìm hiểu các biện pháp bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho HS lớp 3 thông qua hệ thống bài tập tạo lập đoạn văn trong SGK Tiếng Việt, từ đó rút

ra kết luận cần thiết

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn phạm vi thống kê ngữ liệu

Khảo sát hệ thống bài tập tạo lập về đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 3 6.2 Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu

Tập trung tìm hiểu về những biện pháp dùng để bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho HS lớp 3 thông qua hệ thống bài tập tạo lập đoạn văn

Trang 11

7 Phương pháp nghiên cứu

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận gồm có hai chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận

Chương 2 Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho HS lớp 3

Trang 12

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Những hiểu biết chung về năng lực

1.1.1 Khái niệm

a Theo Từ điển Tiếng Việt :

- Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó Năng lực cũng có thể được hiểu là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định

- Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù Năng lực chung

là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống để học tập và làm việc Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực cụ thể chẳng hạn: năng lực học toán, năng lực múa, năng lực hát chèo…

b Theo các tác giả cuốn: “Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh –

quyển 2”

Năng lực có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau và mỗi cách đều có những thuật ngữ tương ứng Song có thể rút ra khái niệm chung về năng lực

đó là: “Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và

các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí….để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định”

1.1.2 Cấu trúc của năng lực

Cấu trúc của năng lực được trình bày trong sơ đồ dưới đây:

Trang 13

Sơ đồ: Định hướng chức năng và cấu trúc đa thành tố của năng lực

Nhìn vào sơ đồ ta thấy được:

- Vòng tròn nhỏ ở tâm là năng lực (định hướng theo chức năng)

- Vòng tròn giữa bao quanh vòng tròn nhỏ là các thành tố của năng lực: kiến thức, các khả năng nhận thức, các khả năng thực hành/năng khiếu, thái

độ, xúc cảm, giá trị và đạo đức, động cơ

- Vòng tròn ngoài là bối cảnh (điều kiện/hoàn cảnh có ý nghĩa)

VD: Năng lực sử dụng ngôn ngữ gồm các năng lực thành phần như đọc hiểu, nghe hiểu, nói, viết… định hướng thực hiện chức năng giao tiếp, tư

Năng lực Năng lực

Kiến thức

Các khả năng nhận thức

Các khả năng thực hành

Thái độ Xúc cảm

Giá trị và đạo đức

Động cơ

BỐI CẢNH

Trang 14

duy, kết nối trong đó là cả thái độ và các thành tố khác như xúc cảm, giá trị, niềm tin… trong một bối cảnh có ý nghĩa

Như vậy, năng lực là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng… mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong những điều kiện thực tế, những hoàn cảnh khác nhau

1.1.3 Năng lực cốt lõi của HS nói chung và của HSTH nói riêng

1.1.3.1 Năng lực cốt lõi của HS nói chung

a Khái niệm

- Năng lực cốt lõi (còn gọi là năng lực chung) là năng lực cơ bản, thiết yếu

mà bất kì một người nào cũng cần có để sống, học tập và làm việc

Tất cả các hoạt động giáo dục bao gồm các môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo với khả năng khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực cốt lõi của HS Có nhiều hệ thống năng lực cốt lõi khác nhau, tuy nhiên trong các hệ thống này thường có:

+ Kĩ năng sống và kĩ năng nghề nghiêp

+ Kĩ năng học tập và kĩ năng đổi mới

+ Kĩ năng về thông tin, đa phương tiện và công nghệ

b Các năng lực cốt lõi của HS

Theo cuốn “Dạy học tích hợp phát triển năng lực HS, quyển 2” các

năng lực cốt lõi của HS trong thế kỉ XXI, gồm:

- Năng lực làm chủ kiến thức các môn học cốt lõi bậc học phổ thông

- Năng lực nhận thức về các chủ đề của thế kỉ XXI: nhận thức về thế giới; kiến thức về tài chính, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp; kiến thức về chăm sóc sức khỏe và kiến thức dân sự…

Trang 15

- Các năng lực tư duy và năng lực học tập: năng lực giải quyết vấn đề và năng lực tư duy phê phán, năng lực giao tiếp, năng lực đổi mới và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học từ bối cảnh thực tế…

- Năng lực về công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực nghề nghiệp và kĩ năng sống: năng lực thích ứng, năng lực thúc đẩy và năng lực tự định hướng, năng lực lãnh đạo và trách nhiệm xã hội…

Những năng lực cốt lõi của HS trong thế kỉ XXI cần được nhận diện thông qua kết quả đầu ra (chuẩn đầu ra) của quá trình dạy và học Để HS có được năng lực cốt lõi, ngành GD - ĐT nhất thiết phải phát triển được các chương trình giáo dục và vận dụng các chiến lược dạy học, các kiểu tổ chức dạy học phù hợp để nuôi dưỡng, hình thành các năng lực này

1.1.3.2 Năng lực cốt lõi của HSTH

Theo dự thảo, Chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam,

mục tiêu giáo dục Tiểu học không chỉ chú ý “chuẩn bị cho học sinh những cơ

sở ban đầu của việc hình thành và phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất để tiếp tục học THCS”,

mà còn chú ý yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực theo “định hướng chính

vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt” Điều này cho thấy, Chương trình giáo dục Tiểu học

rất cần chú trọng đến việc phát triển các năng lực chung mà mỗi HS cần phải

có cũng như năng lực riêng của các em Để đáp ứng được mục tiêu này cần định hướng phát triển cho HS các năng lực cốt lõi sau:

- Năng lực tự học: là năng lực biểu hiện thông qua việc xác định đúng đắn

mục tiêu học tập; lập kế hoạch và thực hiện cách học; đánh giá, điều chỉnh cách học nhằm tự học và tự nghiên cứu một cách hiệu quả và có chất lượng

Trang 16

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: là năng lực biểu hiện thông qua

việc phát hiện và làm rõ được vấn đề; đề xuất, lựa chọn, thực hiện và đánh giá được các giải pháp giải quyết vấn đề; nhận ra, hình thành và triển khai được các ý tưởng mới; và có tư duy độc lập

- Năng lực thẩm mĩ: là năng lực biểu hiện thông qua các hành vi nhận ra

cái đẹp; diễn tả, giao lưu thẩm mĩ; và tạo ra cái đẹp

- Năng lực thể chất: là năng lực biểu hiện thông qua cuộc sống thích ứng

và hài hòa với môi trường; rèn luyện sức khỏe thể lực; và nâng cao sức khỏe tinh thần

- Năng lực giao tiếp: là năng lực biểu hiện thông qua việc xác định mục

đích giao tiếp; kĩ năng thể hiện thái độ giao tiếp; lựa chọn và sử dụng phương thức giao tiếp dựa trên nền tảng kĩ năng sử dụng tiếng Việt và ngoại ngữ

- Năng lực hợp tác: là năng lực biểu hiện thông qua việc xác định mục

đích và phương thức hợp tác, xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân trong quá trình hợp tác, gắn với nhu cầu và khả năng của người hợp tác; tổ chức và thuyết phục người khác; đánh giá hoạt động hợp tác

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: là năng lực biểu

hiện thông qua khả năng sử dụng và quản lí các phương tiện, công cụ của

công nghệ kĩ thuật số; nhận biết, ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức trong xã

hội số hóa; phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường công nghệ tri thức; học tập, tự học với sự hỗ trợ của ICT; và giao tiếp, hòa nhập và hợp tác trong môi trường ICT

- Năng lực tính toán: là năng lực biểu hiện thông qua khả năng sử dụng

các phép tính và đo lường cơ bản; sử dụng ngôn ngữ toán; và sử dụng các công cụ tính toán

Trang 17

Các năng lực cốt lõi này không chỉ giúp HS nắm vững những kiến thức,

kĩ năng cơ bản mà còn giúp các em biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành để giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống

1.1.4 Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp

1.1.4.1 Năng lực ngôn ngữ

- Các nhà ngữ pháp tạo sinh cho rằng: “Con người sinh ra đã có hiểu

biết và tiếng mẹ đẻ” Mức độ hiểu biết đó ở mỗi cá nhân có sự khác nhau do:

đặc điểm lứa tuổi, giới tính, môi trường sống, khả năng nhận thức, đặc điểm

cá tính của mỗi người Khả năng đó phản ánh năng lực ngôn ngữ của cá nhân

- Giải thích về hiện tượng trẻ em trước khi được tiếp thu giáo dục chính quy đã có thể nói được những câu hoàn chỉnh, các nhà ngữ pháp tạo sinh đã

cho rằng: Vì đứa trẻ sinh ra trong môi trường tiếng mẹ đẻ thì trong “tâm linh”

của chúng đã dần hình thành một số quy tắc cơ bản Vì thế DellHymes đề nghị nên gọi năng lực ngôn ngữ là năng lực ngữ pháp

(Dẫn theo Nguyễn Văn Khang, 1999, Ngôn ngữ học xã hội, NXB Khoa học xã hội, Tr.180)

1.1.4.2 Năng lực giao tiếp

Có thể hiểu năng lực giao tiếp là khả năng lựa chọn, vận dụng ngôn ngữ vào giao tiếp xã hội của mỗi cá nhân Để có năng lực giao tiếp mỗi người trước hết phải có năng lực ngôn ngữ Tuy vậy, năng lực giao tiếp của mỗi cá nhân còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố như khả năng nhận thức, hoàn cảnh sống, đặc điểm tính cách, trình độ văn hóa, … của mỗi người

(Dẫn theo Nguyễn Văn Khang, 1999, Ngôn ngữ học xã hội, NXB Khoa học

xã hội, Tr.183)

1.1.5 Năng lực thẩm mĩ

Trang 18

a Theo Từ điển Tiếng Việt “Thẩm mĩ có ý nghĩa chỉ hoạt động cảm thụ

và hiểu biết về cái đẹp”

b Năng lực thẩm mĩ: theo chúng tôi, đây là một năng lực hoạt động tổng hợp bao gồm những tiêu chí sau:

- Có hiểu biết về cái đẹp;

- Có kĩ năng nhận diện được cái đẹp;

- Có đời sống tâm hồn phong phú, biết rung động trước cái đẹp, biết nâng niu để cái đẹp được giữ gìn và phát triển

1.2 Những hiểu biết chung về VB và đoạn văn

1.2.1 Những hiểu biết chung về VB

1.2.1.1 Khái niệm VB

Bàn đến khái niệm VB đã có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả là những ý kiến coi VB là một thể thống nhất, hoàn chỉnh về cấu trúc

và về ý nghĩa Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu:

- “Nói một cách chung nhất thì VB là một hệ thống mà trong đó các câu

mới chỉ là các phần tử Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống VB còn có cấu trúc Cấu trúc của VB chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn VB nói chung

Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy”

(Trần Ngọc Thêm 1985)

- “Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ giải thuyết được ở mặt hình thức, bên

ngoài ngữ cảnh” (Cook, 1989 – dẫn theo Diệp Quang Ban)

Trong các định nghĩa trên, chúng ta cần chú ý những đặc điểm sau của VB:

- Văn bản có thể ở dạng nói hoặc viết

- Văn bản cũng có thể dài cũng có thể ngắn

- Cấu trúc của VB bao gồm cả cấu trúc hình thức lẫn cấu trúc nghĩa

- Văn bản có đề tài (hoặc chủ đề)

Trang 19

Lí thuyết ngôn ngữ học VB khẳng định lời nói của chúng ta dùng trong hoạt động giao tiếp thường không phải một câu mà là một VB Văn bản có thể ngắn, cũng có thể dài nhưng không thể ngắn hơn một câu… Văn bản thường là một chuỗi câu được sắp xếp phù hợp với những nguyên tắc tổ chức nhất định Sự sắp xếp một chuỗi câu trở thành VB, theo các nhà nghiên cứu, chính là tính mạch lạc và tính liên kết Vì vậy, để có cơ sở hướng dẫn HS tạo lập được VB đảm bảo chặt chẽ về mạch lạc và liên kết không thể không xem xét tất cả những vấn đề này

1.2.1.2 Các đặc trưng của VB

Các mối quan hệ tạo nên tính thống nhất của chủ đề để chuỗi câu trở thành VB được biểu hiện ở những đặc trưng cơ bản của VB như tính hoàn chỉnh nghĩa, tính hoàn chỉnh cấu trúc và tính liên kết, mạch lạc Các đặc trưng đó là:

a Tính hoàn chỉnh về nghĩa của VB

Tính hoàn chỉnh về nghĩa của VB thể hiện ở sự thống nhất chủ đề của

nó Chủ đề được hiểu là hạt nhân nghĩa có nội dung cô đúc và khái quát của

VB: “Chủ đề của VB hoàn chỉnh hay của VB bộ phận được hiểu như nơi tập

trung khái quát toàn bộ nội dung của VB”

Một VB hoàn chỉnh có dung lượng cỡ lớn như một tác phẩm thì có thể được cấu tạo nên bởi các chương, phần, mục, v.v… Một VB như một bài thơ Đường thì cũng có thể được tạo nên từ những đoạn thơ Mỗi chương, phần, mục, đoạn của VB luôn luôn biểu đạt một chủ đề bộ phận Chủ đề chung của

VB được đề cập đến ở trên phải được hiểu không phải là một phép cộng đơn thuần của các chủ đề bộ phận mà chúng đồng thời phục vụ cho việc thể hiện một chủ đề chung và bổ sung cho nhau trong việc thể hiện chủ đề ấy

b Tính hoàn chỉnh về cấu trúc của VB

Trang 20

Các câu, các đoạn trong VB quan hệ chặt chẽ với nhau không phải chỉ do

sự thống nhất chủ đề mà còn bằng những tín hiệu đa dạng bên ngoài Những tín hiệu này chỉ ra rằng chúng là những bộ phận của một chỉnh thể và hợp lại tạo nên một cấu trúc hoàn chỉnh Một số tín hiệu được sử dụng trong quá trình xây dựng VB nhằm tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa các bộ phận trong một chỉnh thể Chúng thường được nhận biết cụ thể như sau:

- Tín hiệu hình thức: Văn bản phải được trình bày một cách khoa học, dễ nhận biết các chương, các phần, các mục

- Tín hiệu nội dung: Mối quan hệ nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần quyết định tính chất của VB Sự quan hệ giữa phía phải, phía trái của một câu, phía trên, phía dưới của một đoạn, giữa các phần trong VB nhất thiết phải được chú trọng xây dựng theo một trình tự hợp lí để một nội dung hoàn chỉnh, một chủ đề thống nhất

c Tính liên kết và mạch lạc của VB

Văn bản là một chỉnh thể mà câu là những phần tử của nó Chính cấu trúc

VB sẽ chỉ ra vị trí của mỗi câu với mối quan hệ, liên hệ của nó trong VB Những mối quan hệ và liên hệ ấy tạo ra tính liên kết và mạch lạc.Vì vậy, tính liên kết và mạch lạc chính là những đặc điểm quan trọng của VB Liên kết được biểu hiện bởi các mối quan hệ thuộc hình thức, bề mặt của VB Còn những hiện tượng thuộc về quan hệ của tầng nghĩa ngầm bên dưới và những yếu tố có liên quan đến ngữ cảnh tình huống thì gọi là mạch lạc

1.2.2 Những hiểu biết chung về đoạn văn

a Khái niệm đoạn văn

Đoạn văn là tên gọi của một chuỗi câu trong VB Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đoạn văn Theo quan niệm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đoạn văn được xác định: sau từ thì đến câu, nhiều câu thành một đoạn, nhiều đoạn thành một bài, rồi một cuốn sách

Trang 21

Quan niệm trên rút ra nhận định đoạn văn là đơn vị trên câu và dưới VB

Tương tự, L.G Pritman cũng cho rằng: “Đơn vị cú pháp trên câu có bộ các

dấu hiệu tương thích khu biệt nó về mặt phẩm chất với những đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn – các câu – đó là đoạn văn”

Và theo tác giả Diệp Quang Ban: “Đoạn văn thông thường được hiểu là

một phần của văn bản tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng, cho đến chỗ chấm xuống dòng” Cách xác định này thiên về hình thức nhiều hơn,

chỉ căn cứ vào dấu hiệu hình thức người ta dễ dàng nhận ra đoạn văn

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Đoạn văn được xem là đơn vị cơ sở

của văn bản phải là đoạn văn chỉnh thể Đoạn văn chỉnh thể có cấu trúc đầy

đủ và nội dung tương đối hoàn chỉnh” Đó là đoạn văn có cấu trúc ba phần: phần mở đoạn, phần triển khai và phần kết, thể hiện trọn vẹn một tiểu chủ đề” Theo định nghĩa này thì đoạn văn như một VB thu nhỏ

Nguyễn Quang Ninh quan niệm về đoạn văn như sau: “Khi đoạn văn

đạt đến một mức độ tương đối hoàn chỉnh về nội dung, đoạn văn đó sẽ có những đặc điểm kết cấu đồng dạng ở mức cao nhất với văn bản.Trong những trường hợp này, mỗi đoạn văn được gọi là một đoạn ý (hay đoạn nội dung) Ngược lại, đoạn văn không có sự hoàn chỉnh về nội dung được gọi là đoạn lời (hay đoạn diễn đạt)” Với quan niệm trên, tác giả đưa ra hai khái niệm:

đoạn ý và đoạn lời

Còn theo SGK Ngữ văn 8, tập một: “Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo

nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành”

Theo các khái niệm trên thì đoạn văn là một bộ phận có tính chất quy ước trong ngôn ngữ viết Các khái niệm này phù hợp với thực tế từ xưa đến nay Tuy nhiên, khái niệm trong SGK ngữ văn lớp 8 thì cụ thể, rõ ràng và đầy

Trang 22

đủ hơn Ví dụ: một bài viết tập làm văn bắt buộc phải được cấu tạo ba phần:

mở bài, thân bài, kết luận Phần mở bài hoặc kết luận thường được cấu tạo bằng một đoạn văn, còn phần thân bài thì gồm nhiều đoạn văn tuỳ theo yêu cầu của đề bài

Do vậy, theo chúng tôi nên hiểu đoạn văn là đơn vị cơ sở của VB viết, thường do nhiều câu tạo thành, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu tiên đến chỗ chấm xuống dòng và tập trung diễn đạt một nội dung nhất định Một nội dung với mức độ nhất định hoặc một tiểu chủ đề giúp phân biệt đoạn văn với VB

- Đoạn văn diễn dịch:

Đây là đoạn văn có câu chủ đề đứng ở vị trí đầu dòng có tác dụng gợi

mở nội dung của đoạn Các câu sau có tác dụng chứng minh, giải thích cho ý

mở của câu đầu Đối với đoạn văn diễn dịch câu cuối vẫn triển khai ý của câu

mở đầu

VD:

Trang 23

(1)Đó là con búp bê dễ thương nhất.(2)Nó vừa đi được, vừa bò được, vừa quay đầu được.(3)Mà nó lại còn có thể hát được nữa, không một loại búp bê nào của các bạn em trong xóm có được

(Bài làm của học sinh)

Câu (1) là câu chủ đề gợi mở nội dung khẳng định con búp bê của bé là búp bê dễ thương nhất

- Đoạn văn quy nạp:

Đây là đoạn văn có câu chủ đề đứng ở cuối đoạn, là câu khái quát lại nội dung đã được triển khai từ các câu trên Trong đoạn văn quy nạp câu đầu tiên có chức năng ngang như các câu diễn giải tiếp theo (trừ câu cuối cùng) VD:

(1) Bố tôi làm cho tôi chổi bằng cọ để quét nhà, quét sân (2) Chị tôi dùng lá cọ để đan nón, đan mành và làn xuất khẩu (3) Bọn trẻ con chúng tôi chiều chiều đi chăn trâu lại rủ nhau đi nhặt quả cọ về om, ăn vừa béo, vừa bùi (4) Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ

( Bài làm của học sinh )

Câu (4) là câu chủ đề khái quát lại sự gắn bó của làng quê với cây cọ

(1) Bà ngoại tôi là người giản dị và rất mực yêu thương con cháu (2)

Bà lúc nào cũng mặc quần lụa đen với áo bà ba (3) Trên gương mặt nhân hậu của bà ánh lên đôi mắt hiền từ với biết bao tình thương trìu mến (4) Có

gì ngon ngọt bà cũng để dành cho các cháu (5) Mẹ và các dì tôi giờ đã

Trang 24

trưởng thành đều là nhờ công bà tần tảo bao năm thay chồng nuôi con (6)

Vì thế, trong họ hàng nội ngoại người mà tôi yêu quý nhất là bà ngoại tôi

(Bài làm của học sinh)

Câu 1 là câu chủ đề

Câu 6 là câu kết

- Đoạn văn có cấu trúc song song

Là đoạn văn mà trong đó các câu đều có vai trò và chức năng như nhau trong việc thể hiện một chủ đề thống nhất

VD:

(1) Cô giáo em người dong dỏng cao (2) Cô có mái tóc đen, dài ngang lưng mượt mà (3) Ánh mắt cô luôn hiền từ, ân cần (4) Giọng nói cô

ấm áp, nhất là trong những giờ kể chuyện

(Bài làm của học sinh)

- Đoạn văn có kết cấu chuỗi (cấu trúc móc xích)

Cấu trúc móc xích là kiểu cấu trúc đoạn mà trong đó phần thuật đề của phát ngôn trước là phần chủ đề của phát ngôn sau Kiểu đoạn văn này HSTH

ít dùng

VD:

(1) Bây giờ muốn đem lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc thì phải nâng cao đời sống của đồng bào (2) Muốn nâng cao đời sống cho đồng bào không phải cứ nói mà ra cơm gạo (3) Cơm gạo không phải trên trời rơi xuống (4) Muốn có cơm gạo thì mọi người phải làm gì? (5) Phải tăng gia sản xuất

(Hồ Chủ tịch)

1.3 Những hiểu biết chung về đặc điểm tâm lí của HSTH

Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi Khi vào học lớp 1 các em rất bỡ ngỡ khi chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Ở các lớp

Trang 25

cao hơn tâm lí đó dần mất đi, vì trong nhà trường hoạt động học trở thành hoạt động chủ đạo của các em

Cùng với sự phát triển của tư duy, đời sống tình cảm của HSTH cũng dần phong phú hơn

Chúng ta có thể tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HSTH thông qua năng lực tư duy và đời sống tình cảm của các em

1.3.1 Đặc điểm tư duy của HSTH

a Quá trình phát triển tư duy của HSTH

Tư duy được hiểu là hoạt động nhận thức và phản ánh nhận thức của con người về hiện thực khách quan Quá trình tư duy của con người trải qua hai giai đoạn Một là, tư duy cảm tính (nhận thức, phản ánh nhận thức về hiện thực khách quan bằng trực quan sinh động thông qua cảm giác và tri giác) Hai là, tư duy trừu tượng (nhận thức, phản ánh nhận thức bằng khái niệm, phán đoán, suy luận thông qua phân tích, tổng hợp…)

Tư duy của HSTH chuyển dần từ tư duy cảm tính sang tư duy trừu tượng Trong quá trình học tập, tư duy của HS thay đổi rất nhiều Ở các lớp cuối bậc Tiểu học, khả năng phân tích và tổng hợp của các em dần dần được phát triển

b Khả năng tri giác của HSTH

Hoạt động tri giác của HSTH mang tính chất đại thể Khi tri giác các

em thường “thâu tóm” đối tượng về cái toàn thể, trong đó các đặc điểm của sự vật được nhận thức từ hình thức bên ngoài, tình cảm, hứng thú của trẻ thường gắn với nhận thức cảm tính của các em về đối tượng Quá trình tri giác như vậy chỉ dừng lại ở việc nhận biết chung chung chứ không đi sâu vào bản chất của đối tượng

Ở các lớp đầu Tiểu học (lớp 1, 2, 3), tri giác của các em thường gắn với hành động, với hoạt động trực quan của trẻ Đối với các em, tri giác sự vật có

Trang 26

nghĩa là phải trực tiếp nhìn, nghe, ngửi, sờ mó… sự vật đó và những gì phù hợp với nhu cầu, những gì tham gia trực tiếp vào cuộc sống và hoạt động của trẻ, và những gì GV chỉ dẫn cụ thể thì mới được các em tri giác

Ở các lớp cuối Tiểu học (lớp 4, 5), HS đã biết tìm ra những đặc điểm thuộc hình thức bên ngoài của sự vật và mối liên hệ giữa chúng Kết quả tri giác của các em là cơ sở để các em nhận thức hiện thực khách quan bằng biểu tượng, khái niệm…

c Khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HSTH

Để tri giác nhằm nhận thức một số đặc điểm thuộc hình thức bên ngoài của một sự vật, để phân biệt sự vật này với sự vật khác trong hiện thực khách quan, HSTH buộc phải liên tưởng

Liên tưởng là một hoạt động trong đó trẻ từ một đối tượng này nghĩ đến một đối tượng khác dựa vào sự tương đồng hoặc tương phản giữa các đối tượng

Tưởng tượng là một hoạt động trong đó con người dựa vào liên tưởng

để có biểu tượng và từ biểu tượng đã có để nghĩ ra một biểu tượng mới Nghiên cứu khả năng tưởng tượng của HSTH, các nhà tâm lí học chia tưởng tượng thành hai loại: Tưởng tượng sáng tạo và tưởng tượng tái tạo Đối với HSTH các em lớp 1, 2 thường tưởng tượng tái tạo nhiều Các em HS lớp 4, 5

đã thực hiện tưởng tượng sáng tạo

1.3.2 Tình cảm, cảm xúc của HSTH

Tình cảm, cảm xúc rất quan trọng trong đời sống tâm lí của con người Với HSTH, tình cảm, cảm xúc có mối quan hệ rất mật thiết với quá trình tư duy của các em Nhờ tư duy phát triển, HSTH nâng cao hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, nhờ vậy tình cảm yêu, ghét của các em không còn tính ngẫu nhiên

Trang 27

Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi, HSTH thích khám phá những sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động Các em rất ngạc nhiên, xúc động khi được thầy cô hoặc bạn bè chỉ dẫn để tìm ra những đặc điểm mới của đối tượng Các em yêu thích cái đẹp, cái ngộ nghĩnh Chính tình cảm, cảm xúc đã tác động không nhỏ vào việc giúp HSTH liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo để có những biểu tượng mới đẹp hơn, khái quát hơn những biểu tượng đã có

Trang 28

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP

CHO HS LỚP 3

Ở chương này, chúng tôi tiến hành thống kê phân loại các bài tập về đoạn văn trong SGK TV3 Dựa vào kết quả thống kê, dựa vào lí luận về giao tiếp, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về năng lực, năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp, chúng tôi mạnh dạn đề xuất lựa chọn một số biện pháp giáo dục để bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho HS lớp 3 Năng lực giao tiếp của mỗi cá nhân thể hiện ở khả năng nhận biết, ở kĩ năng và thái độ của người ấy trong quá trình lĩnh hội và tạo lập VB Do điều kiện về thời gian, ở đây chúng tôi chủ yếu dành sự quan tâm đến việc đề xuất những biện pháp giáo dục cần thiết để bồi dưỡng năng lực giao tiếp, cụ thể là năng lực tạo lập đoạn văn cho

HS lớp 3 thông qua hệ thống bài tập trong SGK Tiếng Việt

2.1 Kết quả thống kê, phân loại các bài tập tạo lập đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 3

2.1.1 Tiêu chí phân loại ngữ liệu thống kê

Để thống kê, phân loại các ngữ liệu trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau:

- Căn cứ vào vai trò, chức năng của bài tập trong việc giúp HS có năng lực tạo lập đoạn văn

- Vì đoạn văn là một bộ phận của VB, nhất là các đoạn văn trong VB tự sự thường thể hiện một tiểu chủ đề của VB, cho nên chúng tôi tiến hành thống

kê, phân loại cả những bài tập kể lại một câu chuyện theo các tranh hoặc các gợi ý đã cho Bởi vì để thực hiện những bài tập đó HS buộc phải biết tạo lập từng đoạn văn, rồi liên kết chúng thành VB

Trang 29

Từ những tiêu chí đã xác định, chúng tôi đã thống kê 80 bài tập liên quan đến việc dạy học về tạo lập đoạn văn cho HS lớp 3 và phân chia chúng thành các loại sau:

- Bài tập hướng dẫn HS vận dụng hiểu biết về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

để tạo lập đoạn văn

- Bài tập rèn cho HS kĩ năng tạo lập đoạn văn theo định hướng về nội dung và về hình thức biểu hiện của đoạn

- Bài tập yêu cầu HS đặt tên cho đoạn văn rồi tạo lập đoạn văn dựa vào một VB mà các em đã được đọc

- Bài tập giúp HS biết tạo lập một đoạn văn sau khi sắp xếp lại các tranh cho đúng với thứ tự của câu chuyện mà các em đã đọc

- Bài tập rèn cho HS kĩ năng tạo lập các đoạn văn dựa vào gợi ý hoặc dựa vào các bức tranh để kể lại một câu chuyện đã học

2.1.2 Kết quả phân loại các bài tập liên quan đến việc dạy học tạo lập đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 3

2.1.2.1 Loại bài tập hướng dẫn HS vận dụng hiểu biết về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp để tạo lập đoạn văn

Loại bài tập này chiếm 16/80 = 20%

VD1: Chép đoạn văn dưới đây vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu:

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã thấy

ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi

Theo TRẦN NHUẬN MINH

(Bài tập 3, SGK TV3, tập một, tr.25)

Trang 30

VD2: Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

Lê Quý Đôn sống vào thời Lê Từ nho, ông đa nôi tiếng thông minh Năm 26 tuôi, ông đô tiến si Ông đọc nhiều, hiêu rộng, làm việc rất cần mân Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sư, địa lí, văn học…, sáng tác ca thơ lân văn xuôi Ông được coi là những bác học lớn nhất cua nước ta thời xưa

(Bài tập 2b, SGK TV3, tập hai, tr.24)

2.1.2.2 Loại bài tập rèn cho HS kĩ năng tạo lập đoạn văn theo định hướng về nội dung, về hình thức biểu hiện của đoạn

Loại bài tập này chiếm 27/80 = 33,75%

Có thể phân chúng thành các tiểu loại sau:

a Bài tập rèn cho HS kĩ năng tạo lập đoạn văn theo định hướng về nội dung

Tiểu loại này chiếm 21/27≈77,78%

VD3: Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ

Chí Minh

Gợi ý:

a) Đội thành lập ngày tháng năm nào?

b) Những đội viên đầu tiên của đội là ai?

c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?

(Bài tập 1, SGK TV3, tập một, tr.11) VD4: 1, Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường Gợi ý:

a) Một số việc tốt góp phần bảo vệ môi trường:

- Chăm sóc bồn hoa, vườn cây của trường (hoặc của khu phố, làng, xã…)

- Bảo vệ hàng cây mới trồng trên đường đến trường

Trang 31

- Giữ gìn cảnh đẹp của hồ nước ở địa phương

- Dọn vệ sinh cùng các bạn ở khu phố (hoặc làng, xã…)

b) Cách kể:

- Em đã làm việc gì? (Việc đó có thể là chăm sóc cây hoa, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực nơi em sinh sống; có thể là ngăn chặn những hành động làm hại cây, hoa, làm bẩn môi trường sống…)

- Kết quả ra sao?

- Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó

2, Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên

(Bài tập 1-2, SGK TV 3, tập hai, tr.120)

b Bài tập rèn cho HS kĩ năng tạo lập đoạn văn theo định hướng về hình

thức biểu hiện (dựa vào vai người kể chuyện)

Tiểu loại này chiếm 6/27≈22,22%

VD5: Phân vai (người dẫn chuyện, bà mẹ, thần đêm tối, bụi gai, hồ

nước, thần chết), dựng lại câu chuyện Người mẹ

(Bài tập SGK TV 3, tập một, tr.30)

2.1.2.3 Loại bài tập yêu cầu HS đặt tên cho đoạn văn rồi tạo lập đoạn văn dựa vào một VB mà các em đã được đọc

Loại bài tập này chiếm 2/80 = 2,5%

VD6: 1 Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu

2 Kể lại một đoạn của câu chuyện

(Bài tập 1-2, SGK TV3, tập hai, tr.24)

VD7: Dựa vào tranh dưới đây, em hãy đặt tên và kể lại từng đoạn

truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử:

Trang 32

(Bài tập SGK TV3, tập hai, tr.67)

2.1.2.4 Loại bài tập giúp HS biết tạo lập một đoạn văn sau khi sắp xếp lại các tranh cho đúng với thứ tự của chuyện mà các em đã đọc

Loại bài tập này chiếm 4/80 = 5%

VD8: 1 Sắp xếp lại các tranh sau theo đúng thứ tự trong câu chuyện

Trang 33

2 Kể lại toàn bộ câu chuyện

(Bài tập 1-2, SGK TV3, tập hai, tr.51)

2.1.2.5 Loại bài tập rèn cho HS kĩ năng tạo lập các đoạn văn dựa vào gợi

ý hoặc dựa vào các bức tranh để kể lại một câu chuyện đã học

Loại bài tập này chiếm 31/80 = 38,75%

Có thể phân chúng thành các tiểu loại sau:

a Bài tập rèn cho HS kĩ năng tạo lập các đoạn văn dựa vào gợi ý

Tiểu loại này chiếm 17/31 ≈ 54,84%

VD10: Dựa vào gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc áo

len theo lời của Lan:

a Đoạn 1: Chiếc áo đẹp

- Mùa đông năm ấy lạnh như thế nào?

- Áo len của bạn Hoà đẹp và ấm ra sao?

- Lan nói gì với mẹ?

b Đoạn 2: Dỗi mẹ

Trang 34

- Mẹ nói thế nào khi Lan đòi mua chiếc áo đắt tiền?

- Lan trả lời ra sao?

- Lan dỗi mẹ nhƣ thế nào?

- Vì sao Lan ân hận sau khi nghe kể lại câu chuyện

- Lan muốn nói với mẹ điều gì?

(Bài tập SGK TV 3, tập một, tr.21)

b Bài tập rèn cho HS kĩ năng tạo lập các đoạn văn dựa vào các bức tranh

để kể lại câu chuyện đã học

Tiểu loại này chiếm 14/31≈ 45,16 %

VD11: Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn của câu chuyện Giọng

quê hương:

(Bài tập SGK TV 3, tập một, tr.78)

Trang 35

VD12: Dựa vào tranh minh họa, kể lại một đoạn truyện Cóc kiện Trời

theo lời của một nhân vật trong truyện:

VD1: Hãy chép đoạn văn sau và đặt lại dấu phẩy cho phù hợp

Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào

Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia-Rai hay Ê-đê Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt Chúng

ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau

(Bài tập SGK TV3, tập một, tr.135)

Đây là loại bài tập yêu cầu HS vận dụng hiểu biết của bản thân về dấu phẩy để phân định ranh giới các từ, cụm từ, các bộ phận câu nhằm tạo ra câu văn rõ ràng, chặt chẽ về cấu trúc và ý nghĩa Nhờ có những câu văn nhƣ vậy, đoạn văn đƣợc tạo lập sẽ mạch lạc, khúc chiết

Ngày đăng: 05/09/2017, 15:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản "và" liên kết trong tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
3. Phan Phương Dung (2001), Rèn luyện kỹ năng nói cho HS lớp 2 qua phân môn Tập làm văn, Sách giáo khoa Tiếng Việt 2000, Tạp chí Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kỹ năng nói cho HS lớp 2 qua phân môn Tập làm văn, Sách giáo khoa Tiếng Việt 2000
Tác giả: Phan Phương Dung
Năm: 2001
4. Nguyễn Anh Đẳng (1976), Kinh nghiệm dạy Tập làm văn nói ở lớp 3,4, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 3/1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm dạy Tập làm văn nói ở lớp 3,4
Tác giả: Nguyễn Anh Đẳng
Năm: 1976
5. Nguyễn Văn Khang, (1999), Ngôn ngữ học xã hội, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1999
6. Nguyễn Khánh Nồng, (2006), Để viết tiếng Việt thật hay, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để viết tiếng Việt thật hay
Tác giả: Nguyễn Khánh Nồng
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2006
8. Nguyễn Trí (2002), Dạy tập làm văn ở Tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy tập làm văn ở Tiểu học
Tác giả: Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
9. Nguyễn Trí – Nguyễn Trọng Hoàn, (2015), Rèn kĩ năng tập làm văn lớp 3, NXB Đại học Quốc gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kĩ năng tập làm văn lớp 3
Tác giả: Nguyễn Trí – Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TPHCM
Năm: 2015
10. SGK Ngữ văn 8, tập 1, (2009), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Ngữ văn 8
Tác giả: SGK Ngữ văn 8, tập 1
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
11. SGK Ngữ văn 10, tập 1, (2014), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Ngữ văn 10
Tác giả: SGK Ngữ văn 10, tập 1
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2014
12. SGK Tiếng Việt lớp 3, (2015), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt lớp 3
Tác giả: SGK Tiếng Việt lớp 3
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2015
13. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - Bộ GD ĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
1. Diệp Quang Ban, (2002), Giao tiếp . Văn bản . Mạch lạc . Liên kết .Đoạn văn, NXB Khoa học xã hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w