1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển Bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội

64 418 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NGUYỄN THỊ LỆ LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY BẰNG HAI TAY TRƯỚC MẶT CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGUYỄN THỊ LỆ

LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY BẰNG HAI TAY TRƯỚC MẶT CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT -

GIA LÂM - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGUYỄN THỊ LỆ

LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY BẰNG HAI TAY TRƯỚC MẶT CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT -

GIA LÂM - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành học: Giáo dục thể chất

Cán bộ hướng dẫn:

ThS Lê Xuân Điệp

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Nguyễn Thị Lệ

Sinh viên lớp K39B - GDTC Trường ĐHSP Hà Nội 2

Tôi xin cam đoan sau đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây

Hà Nội, tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Lệ

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GD-ĐT GDTC

GV

HLV NXB TDTT

VĐV

Đối chứng Giáo dục và Đào tạo Giáo dục thể chất Giáo viên

Huấn luyện viên Nhà xuất bản Thể dục thể thao Trung học phổ thông Thực nghiệm

Thứ tự Trước thực nghiệm Trung ương

Giây Sau thực nghiệm Vận động viên

Trang 5

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NHIÊN CỨU 5

1.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác GDTC trường học 5

1.2 Đặc điểm hoạt động tập luyện và thi đấu của bóng chuyền 6

1.2.1 Đặc điểm môn bóng chuyền 6

1.2.2 Các kỹ thuật tấn công chủ yếu trong bóng chuyền 7

1.2.3 Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trong bóng chuyền 9

1.2.4 Đặc điểm về thể lực 11

1.2.5 Đặc điểm về chiến thuật 12

1.3 Các giai đoạn huấn luyện và hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt 14

1.3.1 Giai đoạn dạy học ban đầu 14

1.3.2 Giai đoạn dạy học đi sâu 15

1.3.3 Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện 15

1.4 Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh THPT 16

1.4.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT 16

1.4.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 22

2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu 22

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 22

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn 23

2.2.3 Phương pháp quan sát Sư phạm 23

2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm 23

2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 24

2.3 Tổ chức nghiên cứu 25

Trang 6

2.3.1 Thời gian nghiên cứu 25

2.3.2 Địa điểm nghiên cứu 26

2.3.3 Đối tượng nghiên cứu 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Thực trạng công tác GDTC và thực trạng huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội 27

3.1.1 Thực trạng giảng dạy và tập luyện trong các giờ học chính khóa 27

3.1.2 Thực trạng giảng dạy và tập luyện các giờ ngoại khóa 27

3.1.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội 27

3.1.4 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC 28

3.1.5 Thực trạng quá trình huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm 29

3.2 Lựa chọn, đánh giá hiệu quả bài tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội 31

3.2.1 Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội 31

3.2.2 Xây dựng tiến trình thực nghiệm sư phạm 38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 7

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 3.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Lý

Thường Kiệt - Gia Lâm

26

Bảng 3.2 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC 26

Bảng 3.3 Các bài tập áp dụng nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền

bóng cao tay bằng hai tay trước mặt và các bài tập thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội

28

Bảng 3.4 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá hiệu quả

kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt

- Gia Lâm (n = 20)

31

Bảng 3.5 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả

kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho nữ vận động viên bóng

chuyền trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm

33

Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra đánh giá hiệu quả các bài tập nâng cao

chất lượng kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt của nhóm TN, nhóm ĐC trước thực nghiệm (nA=nB=12)

39

Bảng 3.8 Kết quả kiểm tra đánh giá hiệu quả bài tập nâng cao chất

lượng kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt của nhóm TN, nhóm ĐC sau TN (nA=nB=12)

Trang 8

Biểu đồ 1 So sánh trình độ tập luyện của nhóm đối chứng TTN và

STN

42

Biểu đồ 2 So sánh kết quả TTN và STN của nhóm thực nghiệm 43

Trang 9

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay đất nước ta đang trên đà đổi mới ở tất cả các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, xã hội với mục tiêu đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ văn minh Để thực hiện tốt mục tiêu đó thì giáo dục và đào tạo con người, nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm Bởi lẽ con người, lực lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là mục tiêu chủ nghĩa xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Muốn có chủ nghĩa xã hội trước hết

phải có con người xã hội chủ nghĩa” [11] Chính xuất phát từ tinh thần đó mà

ngày nay trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta, giáo dục thể chất (GDTC) nói chung và thể dục thể thao (TDTT) trường học nói riêng có vai trò rất lớn trong đào tạo con người mới phát triển toàn diện và đầy đủ các phẩm chất: Trí

- Đức - Thể - Mĩ - Lao động Do đó, việc phát triển GDTC và TDTT trường học là vấn đề hết sức quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe, đạo đức, lối sống lành mạnh góp phần làm phong phú tinh thần đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu hiện đại Chính vì lẽ đó, nâng cao sức khỏe con người là một vấn đề không chỉ nước ta mà rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm

Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của Nhà nước, nghành Thể dục thể thao trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể cả về Thể dục thể thao quần chúng và Thể dục thể thao thành tích cao Trong đó công tác đào tạo huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV) trẻ cho đất nước cũng rất được chú trọng Để đạt được thành tích thể thao cao thì việc đầu tiên cần làm đó là: Công tác tuyển chọn và huấn luyện phải có tính khoa học phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và từng đối tượng

Bóng chuyền là một trong những môn thể thao đã và đang phát triển rộng rãi trên thế giới, thu hút được hàng triệu người tham gia tập luyện và thi

Trang 10

2

đấu Về nguồn gốc thì có nhiều ý kiến cho rằng bóng chuyền xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1895, xuất hiện ở Việt Nam năm 1992 và đến ngày nay bóng chuyền đã trở thành một trong những môn thể thao được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc và đã có nhiều tiến bộ nhất định: Kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý của VĐV đang dần dần được hoàn thiện hơn Tuy vậy thành tích bóng chuyền của các VĐV nước ta so với các VĐV trong khu vực Châu Á còn có khoảng cách nhất định Điều này đặt ra cho các nhà chuyên môn, các HLV, các nhà khoa học một nhiệm vụ quan trọng: Cần phải có kế hoạch lâu dài trong tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ, nâng cao thành tích thể thao Việt Nam, đưa bóng chuyền Việt Nam xích lại gần với trình độ khu vực và quốc tế

Qua nghiên cứu, bóng chuyền là môn thể thao có tính tập thể cao, sự thắng bại của đội bóng phụ thuộc vào tinh thần đoàn kết gắn bó của toàn đội Tuy nhiên, để có thể hòa nhập cùng đội bóng thì bản thân mỗi VĐV phải có

kỹ thuật, chiến thuật và tố chất thể lực tốt

Trong mỗi trận đấu, kỹ thuật chuyền bóng đóng một vai trò rất quan trọng, là ngòi nổ cho trận đấu và người chuyền hai thường được coi là linh hồn của đội Kỹ thuật chuyền bóng có độ khó nhất định và phải có kế hoạch huấn luyện tốt đặc biệt là kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt, đòi hỏi người học phải trải qua quá trình học tập bền bỉ, khắc phục những sai lầm thường mắc phải trong tập luyện

Trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội không phải là trường chuyên TDTT, nhưng môn bóng chuyền vẫn được đưa vào giảng dạy

và là môn thể thao đặc biệt được nhà trường và các giáo viên thể dục quan tâm chú trọng đầu tư và thành lập được đội tuyển bóng chuyền nữ tham gia vào các cuộc thi của nhà trường và trong khu vực đạt được nhiều thành tích đáng kể; ngoài ra bóng chuyền đã lôi cuốn nhiều tần lớp nhân dân trong huyện tham gia, tạo nên khí thế tập luyện TDTT sôi nổi

Trang 11

3

Tuy nhiên, trong những năm gần đây thành tích thi đấu bóng chuyền của nhà trường có xu hướng đi xuống và công tác huấn luyện đội tuyển trong trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội còn có những hạn chế nhất định về kỹ thuật - chiến thuật bóng chuyền, các tố chất sức nhanh, sức mạnh,

sự khéo léo… đặc biệt là kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt Qua quá trình theo dõi, tìm hiểu các em tập luyện và thi đấu, tôi nhận thấy khả năng chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt còn nhiều hạn chế, đạt hiệu quả chưa cao, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thi đấu của đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội

Trong quá trình học tập và nghiên cứu để phục vụ công tác giảng dạy

và huấn luyện sau này, chúng tôi nhận thấy lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng

Thông qua nghiên cứu tài liệu, môn bóng chuyền cũng đã có một số tác giả nghiên cứu như: Phùng Thị Huyền, khóa luận tốt nghiệp năm 2014 với

đề tài “Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nhằm

nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 2 cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh” [8]; Đặng Văn Hiệp, khóa luận

tốt nghiệp năm 2015 với đề tài “Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu

quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt cho học sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội” [6] Qua tìm hiểu chúng tôi thấy

chưa có đề tài nào nghiên cứu cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội

Xuất phát từ thực tế trên, với mục đích muốn nâng cao trình độ chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cũng như trình độ thi đấu cho đội

Trang 12

4

tuyển bóng chuyền nữ của trường, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển Bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội”

* Giả thuyết khoa học

Nếu thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, tìm ra được một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội thì hiệu quả giảng dạy và tập luyện kỹ thuật đó sẽ đạt hiệu quả cao hơn, từ đó nâng cao được trình độ tập luyện và thi đấu bóng chuyền của đội tuyển nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội

Trang 13

5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NHIÊN CỨU

1.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác GDTC trường học

Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất coi trọng công tác TDTT nói chung và GDTC trường học nói riêng GDTC là nội dung bắt buộc

trong các bậc học, ngành học, từ mầm non cho tới đại học

Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư TW Đảng giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục TDTT thường xuyên phối hợp chỉ đạo công tác GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học, để việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên

Chỉ thị 36/CT - TW đã được Đại hội Đảng lần thứ IX xác định phương

hướng và nhiệm vụ :“Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm

vóc của người Việt Nam Phát triển phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới

cơ sở rộng khắp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ VĐV thể thao thành tích cao, đưa Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả cao trong các hoạt động văn hóa thể thao”[1]

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII cũng khẳng định: “Công

tác TDTT cần được coi trọng và nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học Tổ chức hướng dẫn và vận động nhân dân tham gia rèn luyện hàng ngày”

Trang 14

6

Với mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ tương lai của đất nước phát triển toàn diện: Trí, đức, thể, mĩ, lao động Tại hội nghị TW IV khóa VIII về đổi mới công tác Giaó dục - Đào tạo, trong Văn kiện có ghi: Con người trong thời đại mới là “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức phong phú về tinh thần…” đã khẳng định được mục tiêu gióa dục nhằm giáo dục về nhân cách tăng cường thể lực cho họ sinh, sinh viên Ngày 07/08/1995 Thủ Tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 113/TT nêu rõ yêu cầu đối với Tổng cục

TDTT: “Nghành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến

lược, trong đó quy định rõ các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng lứa tuổi tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng hướng đến mục tiêu khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [2]

GDTC trong nhà trường phổ thông nhằm từng bước nâng cao trình độ văn hóa thể thao cho học sinh, góp phần vào sự nghiệp TDTT của đất nước và đặc biệt Nghị quyết TW II khóa VIII về công tác Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định rõ GDTC trong trường học là rất quan trọng

Công tác TDTT phải góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế -

xã hội, Quốc phòng - An ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước, trước hết là góp phần nâng cao sức khỏe, rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao lòng tự hào dân tộc và đẩy lùi tệ nạn xã hội ở từng địa phương

1.2 Đặc điểm hoạt động tập luyện và thi đấu của bóng chuyền

1.2.1 Đặc điểm môn bóng chuyền

Bóng chuyền là một môn thể thao hoạt động không có chu kỳ, nhiều tình huống phức tạp luôn thay đổi, đòi hỏi VĐV phải xử lý trong thời gian ngắn, trong các hiệp đấu và ngay cả trong lần đánh bóng qua lại trên lưới, VĐV liên tục phải thực hiện và ứng phó tình huống thay đổi đó

Trang 15

7

Trong thi đấu VĐV phải thực hiện nhiều kỹ thuật khác nhau, nó phụ thuộc vào vị trí cụ thể của từng đấu thủ Cầu thủ hàng trên luôn thực hiện kỹ thuật đập bóng , chắn bóng bọc lót yểm hộ lẫn nhau và chuyền bóng tấn công, các cầu thủ hàng sau phải phòng thủ, yểm hộ, phát bóng, chuyền bóng và đập bóng tấn công hàng sau Bên cạnh đó VĐV phải thực hiện ý đồ chiến thuật của toàn đội, cá nhân và chiến thuật không bóng

Những hoạt động liên tục và diễn ra trong một thời gian dài như vậy đòi hỏi VĐV phải có tâm lý vững vàng, thể lực bền bỉ, kỹ chiến thuật điêu luyện mới đáp ứng được yêu cầu và hiệu quả thi đấu

Trong những năm gần đây, phong trào tập luyện môn bóng chuyền đã không ngừng phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng ở mọi đối tượng trong nước và thế giới Những trận thi đấu bóng chuyền ở trình độ cao

đã thực sự hấp dẫn và lôi cuốn đông đảo khán giả, chính vì vậy bóng chuyền

đã góp phần không nhỏ trong các hoạt động văn hoá thể thao lành mạnh của quần chúng nhân dân

Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu tập thể, vì vậy có thể tạo nên chiến thắng chung của đội, mỗi thành viên trong đội phải có đầy đủ phẩm chất

và kỹ thuật cơ bản tốt nhất

Trong thi đấu có rất nhiều tình huống xảy ra bất ngờ và đặc biệt trong

xu hướng mới sự đòi hỏi khả năng kỹ thuật ngày càng cao, VĐV các đội đều được trang bị một cách đầy đủ những hàng rào chắn tầm cao, hàng phòng thủ bền bỉ Do đó đòi hỏi trong trận đấu VĐV chuyền hai phải đoán được tình thế tạo ra những yếu tố bất ngờ để tạo ra một tốc độ tấn công nhanh, rút ngắn thời gian đánh bóng để vượt qua được hàng chắn trên lưới của đối phương mang lại hiệu quả thi đấu cao

1.2.2 Các kỹ thuật tấn công chủ yếu trong bóng chuyền

Yếu tố kỹ thuật có tầm quan trọng đặc biệt đối với hiệu quả chuyền bóng Nếu kỹ thuật chưa đạt tới kỹ năng, kỹ xảo thì kỹ thuật sẽ biểu hiện rất

Trang 16

là cách thức đột phá để giành được điểm, giành thắng lợi trận đấu

Kỹ thuật tấn công bóng chuyền gồm: Phát bóng, chuyền hai, đập bóng, mỗi kỹ thuật đều có một chức năng và nhiệm vụ cụ thể

Mục tiêu cuối cùng của thi đấu bóng chuyền là thắng trận, muốn vậy thì mỗi VĐV phải rèn luyện về kỹ thuật, các tố chất thể lực, để trở thành người chiến thắng phải có kỹ thuật điêu luyện, tâm lý ổn định, sử dụng những chiến thuật hợp lý và phải có thể lực dự trữ dồi dào

Phát bóng là kỹ thuật đưa bóng vào cuộc, mặc dù các kỹ thuật phát bóng khác nhau nhưng các động tác thực hiện chúng đều theo quy luật chung

Vì vậy, khi phát bóng cầu thủ phải dựa vào tình hình cụ thể trên sân đấu, hoàn cảnh khách quan đối phương mà quyết định sử dụng phát bóng kiểu

gì, vào khu vực nào, vào đối thủ nào để đạt được hiệu quả cao nhất

Kỹ thuật phòng thủ bao gồm các kỹ thuật: Đệm bóng, chắn bóng

Trong quá trình tập luyện và thi đấu mỗi VĐV phải biết vận dụng nhiều

kỹ thuật khác nhau với những dạng khác nhau để thực hiện hoàn chỉnh một hành động đánh bóng trong điều kiện mỗi đội chỉ được chạm bóng tối đa 3 lần (trừ chắn bóng) trước khi phải đánh sang sân đối phương

Chuyền hai là cầu nối giữa cầu thủ và tấn công, nó có ảnh hưởng gián tiếp tới thắng lợi của một pha bóng, một hiệp đấu và một trận đấu

Nhiệm vụ chính của chuyền bóng là tạo điều kiện tốt nhất cho VĐV tấn công hoàn thành kỹ thuật đập bóng Chuyền bóng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là khâu quyết định tạo điều kiện trực tiếp cho đập bóng ghi điểm Kỹ thuật chuyền hai có rất nhiều kiểu: Chuyền bóng thấp tay bằng hai tay, chuyền bóng cao tay bằng hai tay… Nhưng thông qua quan sát thực tế thi đấu tại một số trường trung học phổ thông có đội tuyển bóng chuyền mạnh, cho

Trang 17

- Kỹ thuật tấn công bao gồm các kỹ thuật: phát bóng, chuyền bóng, đập bóng

- Kỹ thuật phòng thủ bao gồm các kỹ thuật: đệm bóng, chắn bóng Trong quá trình tập luyện và thi đấu mỗi vận động viên cần phải biết vận dụng nhiều kỹ thuật khác nhau với những đường bóng khác nhau để thực hiện hoàn chỉnh một hành động đánh bóng trong điều kiện mỗi đội chỉ được chạm bóng tối đa ba lần (trừ chắn bóng) trước khi phải đánh sang sân đối phương Do vậy mỗi vận động viên nhất thiết phải có kỹ thuật điêu luyện đồng thời phải được chuyên môn hóa cao

Chuyền bóng cao tay là khâu trung gian giữa tấn công và phòng thủ nếu đấu thủ biết phát huy tính năng của nó Chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt có đặc điểm:

- Khi chuyền bóng, cùng một lúc có nhiều điểm tiếp xúc của tay vào bóng, mà chủ yếu là các ngón tay

- Vị trí tiếp xúc bóng của bàn tay khi chuyền luôn luôn ở phía trước mặt với tầm ngang trán hoặc phía trên đầu, nên cùng với lúc thực hiện động tác chuyền bóng, mắt vẫn có thể quan sát được hình tay và bóng cũng như vị trí chuyền bóng tới

- Đường bóng đến và đường bóng đi gần như cùng nằm trên một quỹ đạo ở phía trước mặt nhưng ngược chiều nhau

Trang 18

10

- Kỹ thuật chuyền bóng cao tay được vận dụng để chuyền khi tổ chức tấn công Do vậy nó là khâu trung gian, là cầu nối gữa kỹ thuật đệm bóng và đập bóng

Tuy nhiên chuyền bóng cao tay cũng có những nhược điểm dễ làm cầu thủ phạm lỗi kỹ thuật như: dính bóng, bóng hai tiếng do khi chuyền có nhiều điểm tiếp xúc của tay vào bóng trong thời gian dài

Nguyên lý kỹ thuật chuyền bóng cao tay Chuyền bóng cao tay là một

kỹ thuật tương đối phức tạp, quá trình thực hiện động tác có thể tác động liên tục vào bóng những lực khác nhau khiến cho bóng bay theo phương hướng và tốc độ khác nhau để đạt được ý đồ nhất định

Trình tự thực hiện chuyền bóng cao tay có thể phân thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn đón bóng đến: tính từ khi tay tiếp xúc với bóng đến khi hoàn thành việc hoãn xung

- Giai đoạn đẩy bóng đi: tính từ khi kết thúc hoãn xung tới khi thực hiện động tác đẩy bóng đi

Tính năng của đường bóng đi phụ thuộc vào ý định của người chuyền

và mức độ điêu luyện của kỹ thuật động tác Tư thế chuyền bóng cao tay bao gồm một số yếu tố sau:

- Tư thế chuẩn bị: chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, gối hơi khụy, hai tay co tự nhiên để ngang hông, mắt nhìn theo bóng

- Tư thế hình tay khi tiếp xúc bóng: hai tay co tự nhiên ở khuỷu và đưa lên cao, hai bàn tay ở phía trước mặt, ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình tam giác, hai ngón cái gần như nằm trên một đường thẳng, các ngón còn lại hợp thành hình túi

- Tư thế hình tay khi tiếp xúc bóng với tay: bóng tiếp xúc với toàn bộ ngón tay cái, ngón tay trỏ và toàn bộ phần trai tay, 2 đốt đầu của ngón tay giữa, đốt thứ nhất và nửa đốt thứ hai cảu ngón áp út, với ngón đầu tiên của ngón út

Trang 19

11

- Khi bóng đến: hai tay đưa lên cao phía trước mặt, khi bóng cách trán khoảng gần một cánh tay thì thực hiện động tác hoãn xung bằng cách đưa tay theo bóng để hoãn bóng lại, nhằm giảm tốc độ và lực của bóng khi tiếp xúc tay Lúc này tay đưa lùi dần về phía trước mặt sao cho không để bóng chạm vào mặt, không để bóng hai tiếng và không để bóng dính tay quá lâu và xuống quá sâu (vì sẽ bị phạm lỗi), gối khụy, mắt nhìn theo bóng

- Đẩy bóng đi bằng cách đạp mạnh chân và duỗi nhanh hết các khớp (khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông, khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay

và các ngón tay), vươn tay lên đẩy bóng đi đồng thời toàn thân phải phối hợp nhịp nhàng

- Khi bóng rời khỏi tay thì tay vẫn vươn theo bóng và thực hiện bước chân sau lên phía trước để thăng bằng cơ thể

1.2.4 Đặc điểm về thể lực

Trong những năm gần đây, trình độ tập luyện và thi đấu bóng chuyền ở trong nước cũng như trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh mẽ Sự ra đời của các kỹ - chiến thuật mới đã làm cho tốc độ trận đấu và tính quyết liệt đối kháng ngày một ra tăng, đòi hỏi những người làm công tác huấn luyện giảng dạy cần phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phát triển thể lực chuyên môn cho các cầu thủ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thi đấu

Tuy nhiên tùy thuộc vào lứa tuổi, trình độ tập luyện của từng cầu thủ

mà các nhà chuyên môn có thể đưa ra các giai đoạn và nhiệm vụ của huấn luyện thể lực cho phù hợp Song việc chuẩn bị thể lực cho VĐV bóng chuyền nhất thiết phải được tiến hành trong suốt cả quá trình từ khi bắt đầu tập luyện tới lúc đạt được trình độ tập luyện cao

Thể lực trong bóng chuyền bao gồm thể lực chung và thể lực chuyên môn, huấn luyện thể lực chung cho các VĐV bóng chuyền chính là quá trình nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan, hệ thống trong cơ thể cầu thủ

Trang 20

12

(tim, mạch, hô hấp, hệ cơ…) để làm được điều đó cần phát triển đầy đủ các tố chất: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo

Huấn luyện thể lực chuyên môn làm nâng cao hệ thống chức năng của

cơ thể, phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cần thiết giúp cho người tập nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ - chiến thuật thi đấu nâng cao thành tích thể thao

Phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cần thiết như: sức mạnh tốc

độ, sức nhanh di động, sức bền bật nhảy, sức bền thi đấu…

Trong bóng chuyền để huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay nhất thiết cần phát triển tố chất thể lực như: Sức mạnh di chuyển, sức mạnh của các ngón tay và khéo léo… Có như vậy mới hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao trình độ thể lực, thành tích thi đấu

Tóm lại: Đặc điểm về thể lực trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền là

sự chuẩn bị các tố chất thể lực cần thiết trong thi đấu Đó là sự nâng cao hệ thống chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể và khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của chúng

1.2.5 Đặc điểm về chiến thuật

Bóng chuyền là môn thể thao đối kháng, thông qua thi đấu giúp cho các VĐV phô diễn khả năng tối đa về kỹ thuật - chiến thuật, thể lực để giành thành tích cao nhất

Một trong các yếu tố quan trọng để cấu thành nên sự thành công của thi đấu đó là phải có chiến thuật hợp lý

Như vậy: Chiến thuật là sự vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp để nhằm mục đích giành thắng lợi Nói ngắn gọn chiến thuật thể thao là nghệ thuật tranh tài trong thi đấu thể thao Chiến thuật phải dựa trên cơ sở phát triển toàn diện về thể lực và kỹ thuật của VĐV Chiến thuật còn đòi hỏi mỗi thành viên trong đội phải phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo và sự phối hợp chặt chẽ của từng thành viên trong đội

Trang 21

13

Chiến thuật trong bóng chuyền được thể hiện không chỉ trong tấn công

mà còn thể hiện trong phòng thủ, do vậy trong quá trình huấn luyện chiến thuật cần:

+ Truyền thụ những hiểu biết lý luận về chiến thuật thể thao như: các quy luật của chiến thuật thể thao, các thủ thuật chiến thuật và xu hướng phát triển chiến thuật trong môn thể thao

+ Nghiên cứu các mặt mạnh, mặt yếu của đối phương và điều kiện của cuộc thi sắp tới

+ Sử dụng thành thạo các thủ thuật chiến thuật

+ Giáo dục năng lực tư duy chiến thuật và những năng lực chiến thuật cần thiết

Khi bàn về chiến thuật mục tiêu của toàn bộ hoạt động có phân nhóm cũng như toàn đội còn các mặt liên quan khác như hệ thống chiến thuật (đỡ phát bóng tấn công, đỡ đập bóng phản công, bảo vệ yểm trợ phản công và bóng đưa qua phản công, quan hệ giữa kỹ thuật và chiến thuật, giữa số lượng

và chất lượng, giữa tấn công và phòng thủ, giữa tấn công mạnh và tấn công nhanh, giữa chiến thuật tập thể và chiến thuật cá nhân)

Để đạt được hiệu quả trong huấn luyện chiến thuật cho VĐV bóng chuyền bước đầu cần quan tâm tới việc phát triển đầy đủ các tố chất cần thiết trong đó chuyền bóng là kỹ thuật rất quan trọng để tổ chức tấn công

Nhiệm vụ chính của chuyền bóng là tạo điều kiện tốt nhất cho các VĐV tấn công hoàn thành đập bóng Bằng cách thực hiện các kỹ thuật chuyền hai như chuyền hai trước mặt và lật sau đầu kết hợp động tác giả để tăng tính linh hoạt, biến hóa, hấp dẫn trong thi đấu Người ta đã thay đổi ý đồ chiến thuật thực hiện tốc độ đánh bóng nhanh, rút ngắn thời gian tấn công

Chuyền hai có nhiều loại kỹ thuật chuyền khác nhau nhưng khi thực hiện bất cứ loại kỹ thuật nào cũng đòi hỏi có đầy đủ năng lực về thể lực, kỹ thuật ổn định và tâm lý vững vàng trên cơ sở đó cảm giác về không gian, thời

Trang 22

1.3.1 Giai đoạn dạy học ban đầu

- Mục đích của giai đoạn này là dạy các nguyên lý kỹ thuật của động

tác, hình thành kỹ năng thực hiện nó Giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình huấn luyện vì nó là cơ sở tạo khái niệm chung về động tác là nền móng để VĐV bóng chuyền đạt trình độ cao Sự lan tỏa các phản xạ vận động là nét đặc trưng của cơ chế sinh lý trong hình hành kỹ năng ban đầu, thể hiện rõ sự căng thẳng cơ bắp do sự khuyếch tán các quá trình hưng phấn ở vỏ bán cầu đại não Vì vậy, trong quá trình huấn luyện cần phải tạo cho vđv nắm được những nguyên lý của động tác ngay từ khi mới tập luyện Ban đầu học động tác riêng lẻ sau đó luân phiên kết hợp các động tác khác theo nguyên tắc phù hợp và tăng tiến

Nhiệm vụ cụ thể là:

+ Tạo khái niệm về động tác và chuẩn bị tâm thế tiếp thu động tác + Học từng phần, từng giai đoạn của kỹ thuật động tác mà trước đây chưa biết

+ Ngăn ngừa và loại trừ những cử động không cần trong thực hiện kỹ thuật động tác

+ Hình thành nhịp điệu chung của động tác

Để giải quyết tốt các nhiệm vụ trên, sử dụng một số phương pháp như : phương pháp làm mẫu kết hợp sử dụng lời nói, đảm bảo cho học sinh nhận thức đúng về động tác kỹ thuật từ đó tiến hành tập luyện để hình thành kỹ thuật động tác

- Đặc điểm, cấu trúc, phương pháp

+ Dạy học ban đầu thường sử dụng một số tổ hợp các thông tin nổi bật

về tri giác là thị giác và thính giác

Trang 23

15

+ Chú trọng cách làm mẫu, đặc biệt cần lưu ý đảm bảo chính xác về hướng và biên độ

1.3.2 Giai đoạn dạy học đi sâu

- Mục đích: đưa trình độ của người học từ mức ban đầu về kỹ thuật lên

mức tương đối hoàn thiện, có khả năng ứng dụng cao

- Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là:

+ Hiểu được kỹ thật động tác sâu hơn

+ Chính xác hóa kỹ thuật động tác theo các đặc tính không gian, thời gian và động lực học phù hợp với các đặc điểm các nhân của người tập

+ Hoàn thiện động tác, thực hiện động tác một cách một cách tự nhiên

và liên tục

Ở giai đoạn này việc hoàn thiện kỹ năng vận động được nhấn mạnh và bắt đầu chuyển một phần kỹ năng đó thành kỹ xảo vận động Vì vậy, cần lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phát huy được việc nâng cao chất lượng độn tác cho người học

- Các phương pháp cơ bản cần sử dụng

+ Phương pháp phân chia: Cần tập từng phần của động tác, sau đó ghép lại thành động tác hoàn chỉnh Phương pháp này giúp đi sâu thực hiện các chi tiết động tác, góp phần nâng cao chất lượng của động tác hoàn chỉnh

+ Phương pháp làm mẫu kết hợp phân tích giảng giải: giúp người học hình thành biểu tượng đúng của động tác trên vỏ não để tích cực tập luyện, hình thành kỹ năng động tác

+ Phương pháp tập luyện lặp lại : đây là phương pháp tập luyện cơ bản, giúp người học hình thành kỹ năng, chuyển kỹ năng thành kỹ xảo động tác

1.3.3 Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện

- Mục đích của giai đoạn này là tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật động tác, ứng dụng vào thực tế thi đấu thể thao

- Nhiệm vụ cần giải quyết:

Trang 24

1.4 Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh THPT

1.4.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT

Trong tâm lý học lứa tuổi các nhà khoa học quan niệm tuổi thanh niên

là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bắt đầu vào tuổi người lớn Giới hạn thứ nhất là sinh lý và giới hạn thứ hai là giới hạn xã hội

đã chỉ ra tính chất phức tạp về nhiều mặt của hiện tượng

Vị trí của lứa tuổi này có tính chất không xác định (ở mặt này họ được coi

là người lớn, mặt khác lại không), tính chất đó và những yêu cầu đề ra cho học sinh THPT được phản ánh một cách độc đáo về tâm lý Vị trí “không xác định” của thanh niên là một tất yếu khách quan Người lớn phải tìm cách tạo điều kiện cho việc xây dựng một phương thức sống mới phù hợp với mức độ phát triển chung của lứa tuổi THPT bằng cách khuyến khích hành động có ý thức trách nhiệm và khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong tập thể thanh niên mới lớn

Về mặt tâm lý, các em tỏ ra mình là người lớn, muốn để cho mọi người tôn trọng mình, đã có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng hợp, muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hoài bão, nhưng còn nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống

Tuổi này chủ yếu là tuổi hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành tích cách và hướng về tương lai Đó cũng là tuổi của lãng mạn, mơ ước độc đáo và mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đó là tuổi đầy nhu cầu sáng tạo, nảy

Trang 25

17

nở những tình cảm mới, trong đó có mối tình đầu thường để lại dấu vết trong sáng trong suốt cuộc đời Thế giới quan không phải là niềm tin lạnh nhạt, khô khan, trước hết đó là sự say mê, ước vọng, nhiệt tình

Hứng thú: Các em đã có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất phát

từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc lựa chọn nghề sau khi học xong phổ thông trung học Song hứng thú học còn do nhiều động cơ khác như: giữ lời hứa với bạn, đôi khi do tự ái, hiếu danh Cho nên giáo viên cần định hướng các em xây dựng động cơ đúng đắn để các em có được hứng thú bền vững trong học tập nói chung và trong giáo dục thể chất nói riêng

Tình cảm: So với lứa tuổi trước thì lứa tuổi THPT biểu lộ rõ rệt hơn

tình cảm gắn bó và yêu quý mái trường mà các em sắp giã từ đặc biệt đối với những giáo viên giảng dạy các em (yêu, ghét rõ ràng) Giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng là một trong những thành công Điều đó giúp giáo viên thuận lợi trong quá trình giảng dạy, nó túc đẩy các em tích cực, tự giác trong tập luyện và ham thích môn TDTT Do vậy, giáo viên phải là người mẫu mực, công bằng, biết động viên kịp thời và quan tâm đúng mực với học sinh và tôn trọng kết quả học tập cũng như tình cảm học sinh

Trí nhớ: Ở lứa tuổi này các em hầu như không còn tồn tại việc ghi nhớ

máy móc do các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính logic, tư duy chặt chẽ và lĩnh hội được bản chất vấn đề cần học tập

Các phẩm chất ý chí rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn các học sinh các lứa tuổi trước đó Các em có thể hoàn thành các bài tập khó và đòi hỏi sự khắc phục lớn trong tập luyện

1.4.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT

Ở lứa tuổi này là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, cơ thể phát triển tương đối hoàn chỉnh, nhưng sự phát triển cơ cơ thể còn kém hơn so với sự phát triển cơ thể của người lớn Tuổi thanh niên bắt đầu thời kì

Trang 26

18

phát triển về mặt chức năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động của cơ thể nâng cao hơn Có ý nghĩa trong giáo dục và huấn luyện là sự phát triển mạnh mẽ của các hệ cơ quan cũng như thể lực dần được phát triển hoàn thiện

Hệ thần kinh

Hệ thần kinh tiếp tục được phát triển để đi đến hoàn thiện Khả năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển tạo thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng chức phận có điều kiện Đây là đặc điểm thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác Tuy nhiên, đối với một số nội dung tập luyện mang tính đơn điệu, không hấp dẫn làm cho các em nhanh chóng mệt mỏi Cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện một cách phong phú, đặc biệt tăng cường hình thức thi đấu, trò chơi để gây hứng thú và tạo điều kiện hoàn thành tốt các nội dung tập luyện chính, nhất các nội dung tập luyện về sức bền

Ngoài ra do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên, làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế giữa hưng phấn

và ức chế không cân bằng đã ảnh hưởng đến thể lực đặc biệt là các em nam, tính nhịp điệu giảm sút nhanh chóng, khả năng chịu đựng lượng vận động yếu Vì vậy, giáo viên cần sử dụng các nội dung tập luyện thích hợp và thường xuyên quan sát cơ thể học sinh để có các biện pháp giải quyết kịp thời

Hệ vận động:

* Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển Mỗi năm nữ cao thêm

0,5-1cm, nam cao thêm 1-3 cm Tập luyện TDTT một cách thường xuyên liên tục làm cho bộ xương khỏe mạnh hơn, ở lứa tuổi học sinh phổ thông trung học, các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay hầu như hoàn thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác trèo chống, mang vác vật nặng mà không làm tổn hại hoặc không tạo ra sự hát triển lệch lạc của cơ thể Cột sống đã ổn định

Trang 27

19

hình dáng, nhưng vẫn chưa được hoàn thiện, vẫn có thể cong vẹo Cho nên, việc tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua hệ thống nội dung tập luyện như đi, chạy, nhảy, thể dục nhịp điệu, thể dục cơ bản… cho các em vẫn

rất cần thiết và không thể xem nhẹ

Riêng đối với các em nữ xương xốp hơn các em nam, ống tủy rỗng hơn, chiều dài ngắn hơn, bắp thịt nhỏ hơn và yếu hơn Vì vậy, trong quá trình giáo dục thể chất không thể sử dụng các nội dung tập luyện có khối lượng vận

động và cường độ như nam mà phải có sự phù hợp với đặc điểm giới tính

* Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ co vẫn còn

tương đối yếu, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ cánh tay) còn các cơ nhỏ (cơ bàn tay, ngón tay) phát triển chậm hơn Các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi đặc biệt là các cơ duỗi của nữ lại càng yếu Đặc biệt vào tuổi 16 các tổ chức mỡ dưới da của nữ phát triển mạnh, nên ảnh hưởng tới việc phát triển sức nhanh của cơ thể Nói chung, cuối thời kỳ học sinh trung học cơ sở và bắt đầu thời kỳ học phổ thông là thời kỳ cơ bắp phát triển nhất

* Hệ tuần hoàn: Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, nhịp đập

khoảng 75-85 lần/phút Hệ thống điều hòa vận mạch phát triển tương đối hoàn chỉnh Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt, nhưng sau vận động mạch và huyết áp hồi phục tương đối nhanh chóng Vì vậy, ta cần áp dụng những bài tập có khối lượng và cường độ vận động tương đối lớn như: chạy 500 - 600 m, chuyền bóng cự ly 6-8 m… Khi sử dụng bài tập có khối lượng và cường độ vận động lớn hoặc các bài tập phát triển sức bền cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi

* Hệ hô hấp: Đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung

bình của nữ từ 69 - 74 cm, diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100-120cm2, dung lượng phổi tăng nhanh chóng khoảng 3 - 4 lít, tần số hô hấp 10 - 20 lần/phút

Trang 28

20

Tuy nhiên, các cơ hô hấp còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ, chủ yếu là giãn cơ hoành Trong tập luyện cần thở sâu và tập trung chú ý thở bằng ngực để có tác dụng phát triển hệ hô hấp

Trang 29

21

Trang 30

22

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi tập chung tiến hành giải quyết hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng

hai tay trước mặt của đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội

Nhiệm vụ 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập nhằm

nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm giải quyết các nghiên cứu trên đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu khoa học, tài liệu lưu trữ để xác định hiện trạng thực tế của các vấn đề còn tồn tại của đối tượng nghiên cứu, qua đó lựa chọn đề tài nghiên cứu Các tài liệu tham khảo được trình bày trong danh mục các tài liệu tham khảo

Tổng hợp tri thức của những tài liệu nêu trên giúp chúng tôi hình thành dự báo khoa học, mục đích nghiên cứu cũng như hướng và phương pháp giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu Cũng từ những phương pháp này chúng tôi đánh giá và phân tích các chương trình giảng dạy, kĩ năng thực hiện, ứng dụng kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trong những năm gần đây Qua đó chúng tôi nghiên cứu lựa chọn các bài tập phù hợp, khoa học có hiệu quả cao nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển

nữ bóng chuyền trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội

Trang 31

23

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng nhằm đưa ra hệ thống các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào các câu trả lời để thu thập và trao đổi những thông tin có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu Từ đó rút ra những nhận và kết luận chính xác khách quan có độ tin cậy Nội dung phỏng vấn có liên quan

về vấn đề thực trạng giảng dạy kỹ thuật và tập luyện của đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Lý Thường Kiệt - Gia Lâm Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên, huấn luyện viên có chuyên môn về bóng chuyền, nữ đội tuyển trường THPT Lý Thương Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội và các đối tượng khác Qua phương pháp này chúng tôi thu được kết quả từ các phiếu phỏng vấn của đề tài

2.2.3 Phương pháp quan sát Sư phạm

Phương pháp này chúng tôi sử dụng trong việc theo dõi các buổi thi đấu

và các buổi tập luyện của học sinh đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT

Lý Thường Kiệt - Gia Lâm - Hà Nội Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là theo dõi việc thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt và các phương pháp, bài tập huấn luyện viên đưa ra nhằm đánh giá

sự tiếp thu lượng vận động của các em

2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm

Phương pháp này là phương pháp dùng bài tập để kiểm tra hay còn gọi

là phương pháp dùng bài thử (còn gọi là các test ) Đề tài sử dụng cá test đánh giá có độ chính xác cao nhằm thu thập số liệu về tình trạng thực tế của các đối tượng trong quá trình nghiên cứu, sau đó sử dụng các phương pháp tính toán

xử lý và sử dụng kết quả thu được để đánh giá thực trạng và sự thay đổi của các đối tượng đó trong các giai đoạn nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dự kiến sử dụng các test sau để đánh giá khả năng ứng dụng của kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đối tượng nghiên cứu

Trang 32

24

2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài để đánh giá hiệu quả của hệ thống các bài tập đã lựa chọn ứng dụng nhằm phát triển

kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đối tượng nghiên cứu Đối tượng thực nghiệm sư phạm của đề tài được chia làm 2 nhóm:

Nhóm thực nghiệm: Gồm 12 VĐV nữ tiến hành tập luyện theo các bài tập đã được chọn

Nhóm đối chứng: Gồm 12 VĐV nữ tiến hành tập luyện theo chương trình biên soạn cũ của huấn luyện viên

2.2.6 Phương pháp toán học thống kê

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các bài tập và xử lý các

số liệu thu được qua thực nghiệm sư phạm tôi sử dụng phương pháp thống kê với các công thức sau:

Ngày đăng: 05/09/2017, 09:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w