1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đắk nông

101 713 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

Tuy nhiên những năm gần đây trước những thông tin do doanh nghiệp quảng bá, đồn thổi Mắc ca là cây tỉ đô với mục đích bán cây giống, một số nơi người dân đã ồ ạt đầu tư trồng loài cây nà

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học

Hà Nội, Ngày tháng năm 2015

Tác giả

Lưu Hùng Cường

Trang 2

Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Trọng Bình – người hướng dẫn khoa học – đã tận tình truyền đạt kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý báu cùng những tình cảm tốt đẹp nhất giành cho tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn này

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn

Trong quá trình thực hiện Luận văn, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu và chân tình của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng các đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán trong Luận văn là trung thực và được trích dẫn rõ ràng

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày tháng năm 2015

Tác giả

Lưu Hùng Cường

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Đặt vấn đề 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tình hình nghiên cứu Mắc ca trên thế giới 3

1.1.1 Di truyền, chọn giống 3

1.1.2 Kỹ thuật gây trồng 4

1.1.3 Tình hình sản xuất Mắc ca ở một số nước trên thế giới 5

1.1.4 Tình hình tiêu thụ hạt Mắc ca ở một số nước trên thế giới 8

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 9

1.2.1 Đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh thái và giá trị sử dụng 9

1.2.2 Nhân giống cây Mắc ca tại Việt Nam 9

1.2.3 Kỹ thuật trồng 10

1.2.4 Phòng trừ sâu bệnh hại 13

1.2.5 Tỉa cành tạo tán 14

1.3 Nhận xét chung về nghiên cứu loài cây Mắc ca 14

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 15

2.2 Đối tượng nghiên cứu 15

2.3 Nội dung nghiên cứu 16

Trang 4

2.3.1 Nghiên cứu sinh trưởng của cây Măc ca trên địa bàn tỉnh Đăk

Nông 16

2.3.2 Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Mắc ca 16

2.4 Phương pháp nghiên cứu 16

2.4.1 Cơ sở lý luận 16

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 18

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 21

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 26

3.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 26

3.1.1 Vị trí địa lý 26

3.1.2 Địa hình 26

3.1.3 Khí hậu 27

3.1.4 Thủy văn 28

3.1.5 Đất đai 29

3.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 30

3.2.1 Đặc điểm kinh tế 30

3.2.2 Dân số 32

3.2.3 Dân tộc 32

3.2.4 Tôn giáo, tín ngưỡng 33

3.3 Đặc điểm tổng quan về loài Mắc ca 33

3.3.1 Nguồn gốc 33

3.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh lý và giá trị sử dụng 34

3.3.3 Yêu cầu sinh thái 36

3.3.4 Các giống Mắc ca chính 39

3.4 Tình hình sản xuất Mắc ca trên địa bàn tỉnh Đăk Nông 40

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42 4.1 Nghiên cứu sinh trưởng của cây Măc ca trên địa bàn tỉnh Đăk Nông 42

Trang 5

4.1.1 Nghiên cứu sinh trưởng của đường kính gốc 42

4.1.2 Nghiên cứu sinh trưởng của chiều cao vút ngọn 43

4.1.3 Nghiên cứu sinh trưởng của đường kính tán 45

4.1.4 So sánh sinh trưởng của cây Mắc ca ở các tuổi, các khu vực khác nhau 47

4.1.5 Đánh giá điều kiện đất đai gây trồng Mắc ca khu vực nghiên cứu 50

4.1.6 Nghiên cứu mối tương quan giữa sinh trưởng của cây Mắc ca với từng chỉ tiêu của đất 53

4.1.7 Nghiên cứu mối tương quan giữa sinh trưởng của cây Mắc ca với tổng hợp các chỉ tiêu của đất 64

4.2 Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Mắc ca 67

4.2.1 Đề xuất vùng gây trồng cây Mắc ca 67

4.2.2 Đề xuất kỹ thuật gây trồng cây Mắc ca tại Đăk Nông 68

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ BIỂU

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

OTC Ô tiêu chuẩn

NH4+ Hàm lượng đạm dễ tiêu của đất mg/100g đất

P2O5 Hàm lượng lân dễ tiêu của đất mg/100g đất

Trang 7

4.4 So sánh sinh trưởng Mắc ca tại các khu vực khác nhau 48

4.5 Bảng tổng hợp các tham số khi phân tích hồi quy và tương quan

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mắc ca là loài cây gỗ nhỏ đến trung bình có tên khoa học là:

Macadamia thuộc họ Proteaceae (họ Chẹo thui) Chi Macadamia gồm nhiều loài, nhưng nổi bật là Macadamia tetraphylla, và M integrifolia, có nguồn

gốc từ Australia Mắc ca nguyên sản ở bang Queensland nước Úc Năm 1858 cây Mắc ca được đưa vào trồng thành công Cho đến nay, tuổi đời thuần hóa cây Mắc ca mới được hơn 155 năm Vì thế cây Mắc ca trở thành một trong những cây nông nghiệp trẻ nhất trong lịch sử các loài cây nông nghiệp của loài người

Cây Mắc ca được đưa vào trồng thử nghiệm ở nước ta từ năm 1994 Đến năm 2004, Viện Lâm Nghiệp Việt Nam tiến hành trồng thử nghiệm một

số vườn tại khu vực Tây Nguyên Đặc biệt là mô hình của ông Thu Cúc – thôn Phú Xuân – xã Phú Lộc – Huyện Krông Năng – tỉnh Đăk Lăk đã cho sản phẩm, theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì cây Mắc ca có khả năng

thích nghi cao tại vùng đất Tây Nguyên

Mắc ca đem lại giá trị kinh tế từ phần quả có chứa hạt Giá hạt Mắc ca bình quân trên thế giới khoảng từ 3-4 USD/kg hạt Ở Việt Nam giá cả hạt Mắc ca tươi hiện nay khoảng 30.000-70.000 đồng/kg (để sản xuất giống) Hạt Mắc ca khô (nhập khẩu) giá dao động từ 300.000 – 400.000 đồng/kg, nhân hạt Măc ca đã tách có giá trung bình 1.000.000 đồng/kg Như vậy Mắc ca là cây có giá trị kinh tế cao

Măc ca được du nhập vào tỉnh Đăk Nông từ năm 2008 do một số hộ dân huyện Đăk Mil mua về trồng thử tại vườn nhà Năm 2010, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăk Nông đã trồng thử nghiệm 11 ha mô hình Mắc ca trên địa bàn các huyện Đăk Glong, Đăk Lấp, Đăk Mil, Tuy Đức Sau 3 năm trồng thử nghiệm cho thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại Tính đến tháng 9/2014, toàn tỉnh đã phát triển được gần 630 ha cây Mắc ca, diện

Trang 9

tích Mắc ca tăng với tốc độ nhanh chóng Tuy nhiên những năm gần đây trước những thông tin do doanh nghiệp quảng bá, đồn thổi Mắc ca là cây tỉ đô với mục đích bán cây giống, một số nơi người dân đã ồ ạt đầu tư trồng loài cây này với mục đích làm giàu mà chưa tìm hiểu kỹ về giống, đất đai, khí hậu, thị trường dẫn đến tình trạng cây trồng không ra hoa, quả hoặc năng suất thấp, nơi có quả lại không có chỗ tiêu thụ, chủ yếu bán hạt cho đơn vị sản xuất giống gây thiệt hại về kinh tế cho dân

Trước thực trạng trên, để phát triển bền vững cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, để có cơ sở khoa học khuyến cáo người dân thận trọng khi trồng cây Mắc ca nhằm hạn chế rủi ro cho các tổ chức, cá nhân gây trồng Mắc

ca, đồng thời giúp cho Quy hoạch phát triển cây Mắc ca của tỉnh đi đúng hướng và đạt kết quả tốt Việc nghiên cứu đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Mắc ca là vô cùng cần thiết

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi thực hiện luận văn với đề tài “Đánh giá

tình hình sinh trưởng phát triển của cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu Mắc ca trên thế giới

1.1.1 Di truyền, chọn giống

Các nghiên cứu về chọn giống và nhân giống Mắc ca đã được thực hiện chủ yếu là chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính tại các vùng sinh thái khác nhau để xác định hệ số di truyền, quan hệ giữa các kiểu gen với điều kiện hoàn cảnh, cũng như hệ số di truyền theo nghĩa rộng và áp dụng chỉ thị phân tử vào chọn giống (Hardner & MeConchie, 1999; Peace, Hardner and others, 2000; Peace et al, 2001) [27] Tương quan

di truyền giữa hạt và nhân có thể đạt rg = 0,80 (Hardner, Winks, 2001) [28]

Nghiên cứu lai giống Mắc ca cũng được thực hiện và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan (Hardner, MeConchie and others, 2000) [27] Các giống Mắc ca lai có nhân chiếm tỷ lệ trung bình 46% khối lượng hạt, hương vị của hạt thơm, hàm lượng dầu của giống lai khoảng 75%, vỏ rất mỏng, các giống cây Mắc ca lai có kích cỡ trung bình, tán hình tháp và bắt đầu cho quả sau 5 năm trồng

Từ năm 1930 nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng cho Mắc ca được thực hiện tại Australia (Cheel & Morrison, 1935) [24]

Có nhiều nghiên cứu về cải thiện di truyền cho Mắc ca (Hardner et al, 2009) [31] Nghiên cứu cho thấy không có tương quan di truyền giữa kích thước cây và năng suất hạt của cây (Hardner et al, 2002) [29] Nghiên cứu chọn lọc sớm nhằm rút ngắn thời gian để vườn quả đạt năng suất hơn và kiểm soát được di truyền (Hardner et al, 2009) [31] Nghiên cứu về năng suất đã chỉ

ra mỗi quan hệ có ý nghĩa của giữa kiểu gen (G) và môi trường (E) cho sự chọn lọc sớm (Hardner et al, 2006) [30] Năng suất trồng vườn cây ăn quả sau

Trang 11

này trong cùng độ tuổi có thể tăng lên đến 60% (MaFadyen et al, 2004) Các

hệ số di truyền về năng suất ở tuổi 10 là rất cao (Hardner et al, 2009) [31]

Nghiên cứu về chọn giống kháng sâu, bệnh được coi là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển cây Mắc ca (Akinsanmi

et al, 2007; Hardner et al, 2009) Phát triển các giống kháng sâu bệnh đòi hỏi một sự hiểu biết tốt hơn về các chu kì sâu bệnh hại (Hardner et al, 2009) [31]

Từ năm 1936 ở Hawai đã có chương trình cải tạo giống Mắc ca (Bell, 1995) [23] Năm 1960 đã nghiên cứ chọn giống có chất lượng nhân trong hạt cao và đã chọn được 5 giống có chất lượng cao nhất, đặc biệt là 2 dòng Keaau

và Kau có tỷ lệ nhân tương ứng là 97% và 98% (Hamilton, Ito, 1976) [26]

1.1.2 Kỹ thuật gây trồng

Macadamia được trồng phổ biến để lấy hạt ở Hawai từ những năm

1930, sau đó được trồng rộng rãi ở Astralia từ năm 1960 Hiện nay, Macadamia được trồng ở nhiều vùng khác như Trung Quốc, Nam Phi, Kenya, Zimbabue, Israel, California, Guatemala, Brazil, Costa Rica v.v (Nagao & Hirae, 1992; Hardner & MeConchie, 1999) [34] Sản lượng hạt Macadamia ở vườn quả thành thục ở Hawaii, Astralia và Nam Phi đạt năng suất hàng năm

từ 3,5-5 tấn hạt/ha (Mavis, 1997; Allan, 1992; Allan, 2001) ( [21],[22],[33])

Đến thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Macadamia được phát triển nhanh nhất trên phạm vi toàn cầu Theo thống kê năm 2006, diện tích trồng Macadamia trên toàn thế giới đạt 78.015ha, sản lượng hạt đạt 115.707 tấn (Kim Wilson, 2006) [32]

Cây Macadamia đã trồng ở Kenya khoảng 40 năm, nhưng phát triển thành cây thương mại khoảng 25 năm trở lại đây và đã có những nghiên cứu trồng Macadamia ở các độ cao và lượng mưa khác nhau (Natalio.Ondabu, Lusikea.Wasilwa & Groace.Watani, 2007) [35]

Tại Trung Quốc, cây Macadamia bắt đầu trồng từ năm 1969 với 65 giống ban đầu nhập từ Australia, Hawai, đến nay đã trồng được hơn 4000ha

Trang 12

chủ yếu tại phía nam giáp với Việt Nam, Lào và Miến Điện có triển vọng đạt sản lượng 1500 tấn đến 2500 tấn đạt trong vài năm tới, giá hạt có thể đạt từ 3,5 – 4,0USD/kg (Tran Hien Quoc, 2000) [36]

1.1.3 Tình hình sản xuất Mắc ca ở một số nước trên thế giới

Năm 1992 tác giả Nagao & Hirae và Hardner & Meconchie năm 1999

[34] đã nghiên cứu về loài Mắc ca Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Mắc ca là

cây ăn quả thân gỗ, thuộc nhóm quả hạch, hạt có vỏ cứng, tỷ lệ nhân 30 – 50%, tỷ lệ dầu trong nhân 71 – 80% Nhân hạt Mắc ca được dùng làm nhân bánh ngọt, nhân socola, kem hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp

Theo Kim Wilson năm 2006 [32] Mắc ca được trồng phổ biến để lấy hạt ở Hawai từ những năm 1930, sau đó được trồng rộng rãi ở Australia từ những năm 1960 Đến năm 2006 diện tích trồng Mắc ca ở Australia đã vượt

xa Hawai, năm 2006 các vườn quả ở Australia đã trồng 21.500 ha

Hiện nay Mắc ca được trồng ở một số nơi khác như Trung Quốc, Nam Phi, Kenya, Zimbabuê, Israel, California, Guatemala, Brazil, Costa Rica …

Năm 1999 Hardner & Meconchie và Peace et at (2001) [28] đã nghiên cứu về chọn giống và nhân giống Mắc ca được thực hiện chủ yếu là chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính tại các vùng sinh thái khác nhau để xác định hệ số di truyền, quan hệ giữa kiểu gen với điều kiện hoàn cảnh, cũng như hệ số di truyền theo nghĩa rộng và áp dụng chỉ thị phân tử vào chọn giống

Nghiên cứu của Hardner, Mecochie năm 2000 [27] về lai giống Mắc ca bước đầu đã thu được một số kết quả khả quan Các giống Mắc ca lai có nhân

tỷ lệ trung bình 46% khối lượng của hạt, hương vị của hạt thơm, hàm lượng dầu của giống lai khoảng 75%, vỏ rất mỏng, các giống cây Mắc ca lai có kích

cỡ trung bình, tán hình tháp và bắt đầu cho quả sau 5 năm trồng

Allan năm 1968; Reim năm 1991 kết luận các giống Mắc ca được trồng và nhập tại trang trại nghiên cứu Ukulinga – Đại học Natal -

Trang 13

Pietermarizburg từ năm 1969 Các giống Mắc ca lai cũng được trồng khảo nghiệm trên các vùng sinh thái khác nhau và đã xác định được một số giống Mắc ca lai không những cho sản lượng hạt cao mà còn cho tỷ lệ nhân cấp I trên 90% [21]

Cheel & Morrison từ những năm 1930 đã nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng cho Mắc ca được thực hiện tai Australia [24]

Hardner, Winks năm 1999 [28] và một số tác giả khác năm 2001 đã

nghiên cứu về hoa cây Mắc ca Kết quả cho thấy, Mắc ca là loài có hoa lưỡng

tính, song nhị và nhụy chín so le nên là cây thụ phấn khác hoa, vườn quả điển hình được trồng từ 2 – 4 dòng vô tính bằng cây ghép Trên 1 ha có thể trồng

200 – 370 cây Hạt được thu nhặt từ quả rụng dưới gốc cây

Tại Australia đã thực hiện chương trình chọn giống Mắc ca gồm những nội dung chính là: Tăng sản lượng hạt và nhân trên một đơn vị diện tích, cải thiện tính trạng chất lượng (kích thước hạt, tỷ lệ nhân, khả năng cất trữ hạt,…), cải thiện hình dạng tán, chống sâu bệnh

Nghiên cứu của Akinsanmi năm 2007 và Hardner năm 2009 đã chọn giống kháng sâu, bệnh được coi là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển cây Mắc ca, phát triển các giống kháng bệnh đòi hỏi một

sự hiểu biết tốt hơn về các chu kỳ sâu bệnh hại [31]

Theo Kim Wilson năm 2006 [32] bên cạnh chương trình nghiên cứu

cải thiện giống Mắc ca tại Australia cũng nghiên cứu trồng khảo nghiệm theo

vùng, phân vùng và từng lập địa, từ đó đưa ra khuyến cáo cho các nhà vườn trồng cây Mắc ca

Nhóm tác giả Allan; Shigeura năm 1981; Liang et al năm 1983; Shigeura và Ooka năm 1984 hàng năm các nghiên cứu về đất và phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng thông qua lá cây Mắc ca, dữ liệu về khí

tượng, vv…, cho thấy nhiệt độ thích hợp cho cây Mắc ca sinh trưởng và phát

Trang 14

triển khoảng 230C – 240C và tối đa là 380C, nếu nhiệt độ đất cao không gây ra

cây chết, nhưng hạn chế sự phát triển [21]

Theo Thompson năm 1957 trồng Mắc ca ở vùng lạnh hơn dẫn đến sự

phát triển chậm hơn và ra quả muộn Tuy nhiên với các nghiên cứu của

Trochoulias và Lahav năm 1983 thì nhiệt độ thích hợp cho cây Mắc ca

khoảng 150C – 300C

Awada et al năm 1967 và Trochoulias năm 1983 nghiên cứu về nhu cầu

nước cần thiết cung cấp cho cây Mắc ca ở các giai đoạn phát triển khác nhau,

đặc biệt trong mùa khô

Liang et al năm 1983, tại Hawaii trồng các vườn quả Mắc ca đều dựa

trên hồ sơ phân loại đất, thời tiết và sử dụng các giống có năng suất cao Cooil et al năm 1996; Sigeura et al năm 1974, ở Hawaii đã nghiên và

chứng minh về tăng sản lượng hạt Mắc ca thông qua bón phosphate cho đất

trồng cây Mắc ca

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về bản đồ di truyền liên kết cho Mắc ca

như Peace, C., Vithanage, V., Turnbull, C., and Carroll B

Theo Hamilton, Ito (1976) [26] từ năm 1936 ở Hawaii đã có chương

trình cải tạo giống Mắc ca Năm 1960 đã nghiên cứu chọn giống có chất

lượng nhân trong hạt cao và đã chọn được 5 giống có chất lượng tốt nhất, đặc

biệt là 2 dòng Keaau và Kau có tỷ lệ nhân tương ứng là 97% và 98%

Đến thập kỷ 90 của thế kỷ 20 Mắc ca được phát triển nhanh nhất

trên phạm vi toàn cầu Theo thống kê năm 2006, diện tích trồng Mắc ca trên

thế giới đạt 78.051 ha, sản lượng đạt 115.707 tấn, trong đó có 8 nước trồng

nhiều nhất là: Australia trồng 21.500 ha, sản lượng đạt 44.000 tấn, Nam Phi

trồng 8.579 ha, sản lượng đạt 16.500 tấn; Hawaii trồng 7.408 ha, sản lượng

hạt đạt 23.600 tấn; Malawi trồng 5.995 ha, sản lượng hạt đạt 5.500 tấn; Brazil

trồng 4.722 ha, sản lượng hạt đạt 3.350 tấn; Kênya trồng 4.348 ha, sản lượng

hạt đạt 12.500 tấn; Costa Rica trồng 800 ha, sản lượng hạt đạt 7.500 tấn;

Trang 15

Goatamala trồng 5.500 ha, sản lượng hạt đạt 6.200 tấn (Kim Wilson, 2006) Ở

8 nước này diện tích trồng Mắc ca chiếm 90%, sản lượng hạt chiếm 92% so

với toàn thế giới Còn với những nước trồng với lượng ít như: Srilanca, Veneduela, Mehicô, Zimbabuê, Pêru, Indônêxia, Thái lan v.v

Nhóm tác giả Natilio, Ondabu, Lusikea, Wasilwa & Groace năm 2007 cây Mắc ca đã được trồng ở Kenya khoảng 40 năm, nhưng phát triển thành cây thương mại khoảng 25 năm trở lại đây và đã có nghiên cứu trồng Mắc ca

ở các độ cao và lượng mưa khác nhau 1280mm - 1750mm và độ cao lớn hơn 1750m của cao nguyên, từ các vùng sinh thái của Kenya đã chọn được 300 cây mẹ, qua khảo nghiệm đã xác định được 17 dòng sai quả cho sản lượng hạt

từ 55 – 80 kg hạt/ cây, đồng thời cũng đã cải thiện về tỷ lệ nhân ( 31,3% – 33,7%) ở tuổi 15 [35]

Tại Trung Quốc, cây Mắc ca bắt đầu trồng từ những năm 1969 với 65

dòng ban đầu nhập từ Australia, Hawaii, đến nay đã trồng được hơn 4000 ha chủ yếu tại phía Nam giáp với Việt Nam, Lào và Miến Điện và có triển vọng đạt sản lượng 1.500 tấn đến 2.500 tấn hạt trong vài năm tới, giá hạt có thể từ 3,5 – 4,0 USD/ 1 kg (Trần Hiếu Quốc năm 2000) [36]

Tóm lại: Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về loài cây Mắc ca từ đặc điểm sinh học, sinh thái, giá trị, kỹ thuật, chọn giống, nhân giống, trồng và đã thu được những kết quả nhất định

1.1.4 Tình hình tiêu thụ hạt Mắc ca ở một số nước trên thế giới

Hạt Mắc ca là loại hạt còn non trẻ đối với thị trường tiêu thụ trên thế giới và ở các nước châu Á thì số người biết đến hạt này còn rất ít Trên thế giới thì Mỹ là nước tiêu thụ hạt Mắc ca nhiều nhất (52 % sản lượng thế giới) tiếp đến là châu Á (20 %), châu Âu (15 %) và châu Úc (13%) Trong châu Á thì thị trường tiêu thụ lớn nhất là Nhật, thứ hai là Hồng Kông và thứ ba là Trung Quốc (Trung Quốc chỉ mới tiêu thụ mặt hàng này trong vài năm gần đây)

Trang 16

Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất hạt Mắc ca, mặc dù là nước có sản lượng Mắc ca, lớn thứ hai trên thế giới nhưng từ 1982 đến 1989 sản lượng Mắc ca nhập vào Mỹ tăng lên gấp 8 lần từ 539.700 pounds năm 1982 lên 4.200.000 pounds vào năm 1989 với 94% loại hạt có vỏ gỗ

Giá hạt Mắc ca hiện nay trên thế giới đang ở mức rất cao so với các loại hạt khác Giá hạt thô biến động từ 1,2 đến 1,4 USD/kg Giá nhân hạt Mắc ca khoảng 11-13 USD/kg Mặc dù hạt Mắc ca là loại hạt ngon nhất dùng để ăn nhưng do sản lượng hạn chế, việc trồng Mắc ca cần nhiều thời gian, sự tiếp thị xúc tiến tiêu thụ hạt này so với các loại hạt khác còn rất nhỏ, nên số lượng tiêu thụ hạt này trên thế giới vẫn còn ở mức khiêm tốn

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

1.2.1 Đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh thái và giá trị sử dụng

Hiện nay, những nghiên cứu về cây Macadamia tại nước ta vẫn còn rất

ít, chủ yếu mới chỉ mang tính chất trồng thử nghiệm cây trên những diện tích nhỏ chưa mang tính thương mại Nên các công trình nghiên cứu sâu về đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh thái và giá trị sử dụng của cây Macadamia gần như rất ít Một số công trình nghiên cứu có mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái

và giá trị sử dụng của cây Macadamia mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu về cây Macadamia trên thế giới của Nguyễn Công Tạn (2003), Lê Đình Khả (2003)

1.2.2 Nhân giống cây Mắc ca tại Việt Nam

a Giống Mắc ca

Mắc ca là loài cây lâu năm vì thế giống là khâu có tính chất quyết định Việc lựa chọn giống sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất quả hạt, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người trồng Mắc ca Việc chọn lựa giống cần dựa trên những đặc trưng về giống như thời gian nở hoa, độ rậm của tán, dạng tán và dựa trên các đặc trưng của nhân hạt như tỷ lệ nhân, khối lượng nhân, thời kì rụng quả, khả năng chống đốm vỏ

Trang 17

Mắc ca có khả năng thụ phấn chéo Thụ phấn chéo giữa các giống với nhau sẽ tăng số lượng hạt, tỷ lệ nhân cấp một, tỷ lệ nhân và kích thước hạt Các nghiên cứu mới đã cho thấy tính phù hợp di truyền giữa các giống có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cả sản lượng và chất lượng nhân Vì thế quyết định tổ hợp giữa các giống để trồng là rất quan trọng Trong một vườn quả nên trồng tối thiểu hai giống trong bất kì một khối nào để đảm bảo có sự thụ phấn chéo, chú ý việc tổ hợp cặp đôi giữa các giống sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả thụ phấn chéo như mong muốn

b Các phương pháp nhân giống Mắc ca

Mắc ca có thể được nhân giống bằng các phương pháp sau:

- Nhân giống bằng hom: bao gồm các bước trồng vườn vật liệu, chăm sóc vườn vật liệu, cắt hom, xử lý hom bằng hóa chất kích thích sinh trưởng, giâm hom, chăm sóc hom giâm và chăm sóc và huấn luyện cây hom

- Nhân giống bằng ghép: bao gồm các bước tạo gốc ghép (gốc ghép phải được gieo từ hạt của những cây mẹ khỏe mạnh), bố trí vườn ươm, chọn và xử

lý cành ghép, ghép cành, chăm sóc cây giống sau khi ghép

- Nhân giống bằng chiết

- Nhân giống bằng hạt

1.2.3 Kỹ thuật trồng

a Trồng thử nghiệm Mắc ca tại Việt Nam

Năm 1994, cây Mắc ca (Macadamia integrifolia) đã được Trung tâm

nghiên cứu giống cây rừng trồng thử nghiệm tại Ba Vì (Hà Nội), năm 1999 một số cây đã cho quả, năm 2010 có cây đã cho trên 10kg hạt/năm

Đầu năm 2002 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng nhập thêm 9 dòng sai quả bằng cây ghép của Australia bao gồm các dòng: 246; 344; 741; 294; 816; 849; 856; NG8; Daddow và 2 dòng của Trung Quốc là OC và A800 Đây

là nguồn giống quan trọng để tiếp tục công tác cải thiện giống Macadamia ở nước ta

Trang 18

Năm 2003, Trung tâm giống cây rừng đã nhập 30kg hạt gieo ươm cây con làm gốc ghép

Năm 2002, 2003 một số đơn vị có nhập giống Macadamia trồng thử nghiệm ở Con Cuông (Nghệ An), Tràng Định (Lạng Sơn), xí nghiệp giống cây lâm nghiệp Lạng Sơn Năm 2006 tại lâm trường Con Cuông đã trồng 41 cây dòng OC, sau 4 năm, 35 cây đã cho quả, 36 cây H7 có 5 cây đã cho quả và

6 cây H2 có 4 cây đã cho quả (Nguyễn Đình Hải, 2010)[8]

Dự án Mắc ca cho Việt Nam (037/05/VIE) – CARD có tên gọi “Thiết lập vườn ươm và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cây giống và trồng khảo nghiệm các mô hình Macadamia tại 3 tỉnh miền Bắc Việt Nam” Dự án được

hỗ trợ bởi Chương trình Hợp tác phát triển Nông thôn trong sáng kiến chung của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Australia Dự án thực hiện từ năm

2006 – 2008 mục tiêu là hỗ trợ phát triển cây Mắc ca ở Việt Nam, bao gồm

kỹ thuật sản xuất cây giống, xây dựng mô hình, tham quan học tập kinh nghiệm trồng Macadamia ở Trung Quốc và Thái Lan

Tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc công ty cao su Đăk Lăk có trồng 1 cây Macadamia từ năm 1996 Hiện nay, cây sinh trưởng tốt, đường kính thân 25cm, đướng kính tán 5m, cây cao khoảng 4m Cây đã cho quả từ năm 2002, năng suất khoảng 7kg Do chỉ trồng 1 cây nên khả năng thụ phấn và thu hút côn trùng còn hạn chế Nếu trồng diện tích lớn thì năng suất còn cao nữa Từ thực tế đó cho thấy cây Mắc ca hoàn toàn có thể phát triển được ở các tỉnh Tây Nguyên (Trần Vinh, Báo cáo khoa học, 2010) [15]

b Làm đất, thiết kế xây dựng rừng trồng

Các nghiên cứu về kỹ thuật làm đất, thiết kế trồng cây Macadamia ở Việt Nam hiện nay cũng rất hạn chế Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu đề tài “Khảo nghiệm giống và đánh giá khả năng phát triển cây Macadamia tại Việt Nam” (Nguyễn Đình Hải, 2010) [8] đã chỉ ra được một số kỹ thuật như: Chọn những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc <100, có tầng đất

Trang 19

dày tối thiểu >50cm, đất có khả năng thoát nước tốt và giàu hữu cơ, đất khô bí chặt Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đưa ra được loại đất trồng, thành phần cơ giới, độ pH,

Trong kỹ thuật xử lý thực bì, làm đất như phát trắng thực bì, làm đất toàn diện, làm đất cục bộ, đào hố: kích thước 80cm x 80cm x80cm Kỹ thuật mới chỉ dừng lại ở việc mô tả cách thức làm đất mà chưa nêu được điều kiện làm đất cụ thể cho từng nơi, đặc biệt đối với đất dốc thì kỹ thuật làm đất như thế nào? Đây cũng là một trong những vấn đề tồn tại trong nghiên cứu trồng Macadamia ở Việt Nam hiện nay

Một số kỹ thuật trồng cây Mắc ca đã được đề cập đến như: Cần huấn luyện cây chịu nắng và chịu được tưới ướt trước khi đem trồng, đảm bảo đủ

ẩm trong đất khi trồng Trước khi trồng cây phải bóc vỏ bầu, tránh làm vỡ bầu, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố, lấp đất tơi, ấn nhẹ xung quanh, tiếp tục xới lớp đất mặt xung quanh vun vào cho đầy hố Sau khi trồng cần có cây cắm để cho cây không bị gió làm nghiêng, dùng cỏ, rác phủ xung quanh gốc cây [8] Tuy nhiên,

vị trí đặt cây con Mắc ca so với mặt hố, lấp hố, vun gốc cho cây với chiều cao bao nhiêu? thì chưa được đề cập đến

Một số kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cây Mắc ca ở Việt Nam đã nêu: Sau khi trồng vào các tháng không có mưa thì cứ 10 ngày tưới nước cho cây 1 lần với lượng nước 20 lít/cây; Định kỳ chăm sóc cây như phát dọn thực bì, xới vun gốc, tủ lá giữ ẩm cho cây thông thường 3 – 4 lần/năm; Hàng năm bón thêm phân cho cây với lượng 500g NPK chia làm 2 lần, lần 1 vào tháng 2,3; lần 2 vào tháng 8,9 Đặc biệt kỹ thuật tỉa cành tạo tán cây Macadamia đã được chú trọng như bấm ngọn ở độ cao từ 1 – 1,2m và bấm chồi lần 2 khi lên cao 0,5m Bấm ngọn lần 3 khi các chồi lần 2 cao khoảng 1m, thời gian tạo tán thực hiện ở năm thứ 1 và 2

Trang 20

1.2.4 Phòng trừ sâu bệnh hại

Cây Mắc ca có khả năng chịu hạn tốt và kháng sau bệnh tốt Theo nghiên cứu về sâu hại Mắc ca ở các nước trồng loài cây này trên thế giới thì những loài sâu hại chính là loài sâu hại hoa, rệp quả, mọt hạt, bệnh thối hoa, bệnh đốm quả, bệnh loét vỏ cây [5] Khi trồng nếu có các loại sâu hại và bệnh hại trên thì dùng các loại thuốc phòng trừ dưới đây:

Các loại thuốc diệt sâu chủ yếu hại cây Macadamia

Sâu hại Một số loại thuốc thường dùng Tỷ lệ thuốc/100 lít nước Tác dụng của thuốc (ngày)

( Lê Đình Khả dịch, 2003, Trồng Macadamia ở Australia, NXB Nông nghiệp)

Các loại thuốc diệt nấm cho Macadamia

Tên bệnh Loại thuốc thường dùng Nồng độ/100 lít nước Cách thức phun

và chỉ phun 2 lần trong 1 tuần

Loét vỏ cây

Zee mil 50G 37,5g/lít 1-5 lít tùy theo độ lớn của cây

phun ướt phần dưới gốc cây và đất

quanh gốc

( Lê Đình Khả dịch, 2003, Trồng Macadamia ở Australia, NXB Nông nghiệp)

Trang 21

1.2.5 Tỉa cành tạo tán

- Mắc ca ra hoa, quả trong khuôn của tán cây, quả mọc từ cành già 2 tuổi (cành của năm trước), yêu cầu về tạo tán không cao như tạo tán nhãn, vải, xoài, là những cây ra quả ở ngọn cành Mục đích tạo tán cho Macadamia là nuôi dưỡng bộ khung phát triển hài hòa có thân chính và 2-3 cành chính sao cho cây sau này phát triển có tán tròn đều (Lê Đình Khả, 2003) [5]

- Phương pháp tạo tán phải tùy vào tình hình cụ thể, với những giống

có ưu thế sinh trưởng ở ngọn yếu không cần cắt ngọn thân chính, chỉ cần cắt bớt ngọn các cành chính Đối với giống có sinh trưởng ngọn mạnh thì cần cắt ngọn thân chính để xúc tiến phân cành, sau đó chọn những cành khỏe (2-3 cành) giữ lại, tỉa bỏ những cành yếu, sau để tán cây phát triển bình thường chỉ tỉa bỏ những cành bên trong của những cây có tán quá dày (Lê Đình Khả, 2003) [5]

1.3 Nhận xét chung về nghiên cứu loài cây Mắc ca

Các nghiên cứu về loài cây Mắc ca trên thế giới cũng như Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu về các vấn đề như nhân giống, kỹ thuật gây trồng, trồng khảo nghiệm, sâu bệnh, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ Có rất ít hoặc chưa có nghiên cứu sâu về vấn đề sinh trưởng phát triển của cây Mắc ca

Việc nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của cây Mắc ca là cơ sở để lựa chọn điều kiện gây trồng, giống trồng phù hợp, Hiện nay, trước cơn sốt của cây tỉ đô Mắc ca, người dân ồ ạt gây trồng loài cây này mà chưa nghiên cứu, tìm hiểu Do vậy, việc nghiên cứu sinh trưởng phát triển của cây Mắc ca là một việc mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Trang 22

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu tổng quát: Điều tra đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây Mắc ca làm cơ sở để khuyến cáo người dân khi canh tác và sản xuất Mắc ca, giúp cho sự phát triển bền vững của cây Mắc ca tại tỉnh Đăk Nông

* Mục tiêu cụ thể:

- Điều tra đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây Mắc ca trên địa bàn một số huyện của tỉnh Đăk Nông

- Đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển bền vững cây Mắc ca

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Đăk Nông

2.3 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

* Giới hạn nghiên cứu

Sinh trưởng phát triển là hai quá trình liên tiếp nhau của quá trình trao đổi chất, gồm hai pha là pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản (mốc là sự ra hoa) Vì nghiên cứu pha sinh trưởng phát triển sinh sản (ra hoa, kết quả, hạt) cần theo dõi quá trình ra hoa, kết trái trong 2 – 3 vụ thì kết quả nghiên cứu mới đảm bảo tính chính xác và tính khoa học Tuy nhiên, điều kiện về thời gian thực hiện luận văn lại hạn hẹp do vậy giới hạn nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng của cây Mắc ca (sinh trưởng về đường kính, chiều cao, đường kính tán) tại một số huyện trồng phổ biến của tỉnh Đăk Nông

* Phạm vi nghiên cứu

Trang 23

Sinh trưởng phát triển về đường kính, chiều cao, đường kính tán của cây Mắc ca tuổi 2, 3, 4 tại một số huyện trồng phổ biến tỉnh Đăk Nông (Tuy Đức, Đăk R`Lấp, Đăk Song)

2.4 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, căn cứ vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài xác định nội dung nghiên cứu như sau:

2.4.1 Nghiên cứu sinh trưởng của cây Măc ca tại khu vực nghiên cứu

2.4.1.1 Nghiên cứu sinh trưởng của đường kính gốc

2.4.1.2 Nghiên cứu sinh trưởng của chiều cao vút ngọn

2.4.1.3 Nghiên cứu sinh trưởng của đường kính tán

2.4.1.4 So sánh sinh trưởng của cây Mắc ca cùng tuổi ở các khu vực khác nhau

2.4.1.5 Đánh giá điều kiện đất đai gây trồng Mắc ca khu vực nghiên cứu 2.4.1.6 Nghiên cứu mối tương quan giữa sinh trưởng của cây Mắc ca với từng chỉ tiêu của đất

2.4.1.7 Nghiên cứu mối tương quan giữa sinh trưởng của cây Mắc ca với tổng hợp các chỉ tiêu của đất

2.4.2 Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Mắc ca

- Đề xuất vùng trồng phù hợp cây Mắc ca cho khu vực nghiên cứu

- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp (lập địa, giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến ) để phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Cơ sở lý luận

Trang 24

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Mắc ca, một loài cây đặc sản, trồng lấy quả, hạt phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Đây cũng là loài cây lâu năm, có thể trồng thành rừng (thuần loài, hỗn giao) Do vậy, các quan điểm sinh thái cá thể, hệ sinh thái, kế thừa có chọn lọc, bổ sung và quan điểm tổng hợp sẽ được vận dụng triệt để trong việc xác định các phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận văn

+ Quan điểm sinh thái cá thể: Sinh thái cá thể lấy cá thể cây rừng làm

đối tượng nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh bao gồm các nhân tố phi sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, khí hậu, đất, địa hình ) và các nhân tố sinh vật (cùng loại và khác loại) Theo quan điểm này, một xuất xứ của cây nhập nội nào đó chỉ được lựa chọn khi có các đặc điểm sinh vật học và sinh thái học phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi trồng rừng tại khu vực nghiên cứu Với các loài bản địa, do mức độ biến động phức tạp của các nhân tố sinh thái đặc biệt là nhiệt độ, độ ẩm trung bình tối thấp và tối cao cũng như tính chất của đất ở các đai cao khác nhau dẫn đến khả năng sinh trưởng của chúng cũng khác nhau Vùng gây trồng khi đó chỉ được lựa chọn ở nơi mỗi cá thể phát huy tốt nhất khả năng sinh trưởng và sức đề kháng với sâu bệnh hại Với Mắc ca, một loài cây nhập nội thì sản lượng, chất lượng quả, hạt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh khí hậu, đất đai của nơi trồng nên cần nhấn mạnh các yếu tố này khi lựa chọn vùng trồng thích hợp

+ Quan điểm hệ sinh thái: Rừng là một hệ sinh thái, một hệ thống động

có quá trình phát sinh, sinh trưởng và phát triển đặc thù Trong một hệ sinh thái rừng, khả năng tái sinh và sinh trưởng của từng cá thể chịu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tiểu hoàn cảnh bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện đất đai Đối với rừng trồng Mắc ca thuần loài thì quan hệ trong hệ sinh thái chủ yếu là mối quan hệ của cây Mắc ca với các yếu tố môi trường và giữa các cây Mắc ca với nhau Còn đối với rừng trồng hỗn loài thì ngoài các yếu tố

Trang 25

trên còn phải kể đến mối quan hệ giữa Mắc ca với các loài cây trồng hỗn giao với chúng Việc lựa chọn nơi trồng, loài cây trồng xen phải đảm bảo cho cây Mắc ca sinh trưởng, phát triển tốt nhất, cho sản lượng quả, hạt cao nhất, chất lượng tốt nhất Quan điểm này sẽ được vận dụng khi đề xuất phương thức trồng cũng như các biện pháp kỹ thuật trồng nhằm tạo ra tiểu hoàn cảnh thuận lợi nhất cho cây Mắc ca trong các mô hình trồng rừng thuần loài và hỗn giao

+ Quan điểm kế thừa có chọn lọc, bổ sung: sẽ được áp dụng triệt để

trong thời gian thực hiện đề tài do thời gian nghiên cứu ngắn, địa điểm nghiên cứu rộng, khối lượng nghiên cứu lớn

+ Quan điểm tổng hợp: Chọn loài cây trồng bên cạnh tiêu chí phù hợp

với điều kiện tự nhiên nơi trồng rừng còn phải đáp ứng được mục đích kinh doanh hay mong đợi của người trồng rừng Nói cách khác, cây trồng được lựa chọn không chỉ sinh trưởng tốt, năng suất và sản lượng cao mà còn phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường Vì vậy, việc nhìn nhận một cách tổng hợp dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá cụ thể sẽ là công cụ để xem xét quyết định lựa chọn hay loại bỏ một loài nào đó

2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.2.1 Phương pháp kế thừa số liệu

Trong quá trình thực hiện luận văn kế thừa các tài liệu sau:

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên ở địa bàn nghiên cứu: khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm), thuỷ văn, địa hình (độ cao so với mặt nước biển, độ dốc), thổ nhưỡng, tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên đa dạng sinh học

- Tài liệu về điều kiện kinh tế, xã hội ở địa bàn nghiên cứu: cơ cấu ngành nghề, thu nhập, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dân số và dân tộc

- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, sinh thái, sinh trưởng, chọn tạo giống, gây trồng loài cây Mắc ca

- Diện tích và địa điểm gây trồng Mắc ca trên địa bàn tỉnh

Trang 26

- Kế thừa tài liệu về lịch sử gây trồng của các mô hình có sẵn

- Các kết quả nghiên cứu về qui hoạch sử dụng đất, phân dạng lập địa của tỉnh Đắk Nông

- Các báo cáo về tình hình triển khai, thực hiện, và kết quả của các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu

2.5.2.2 Phương pháp điều tra chuyên ngành

- Lập ô tiêu chuẩn: khảo sát sơ bộ và lựa chọn vị trí lập các OTC trên khu vực nghiên cứu, tiến hành thiết lập 30 OTC điển hình tạm thời theo các khu vực trồng và tuổi cây trồng, mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2 (20 x 25 m) Các ô tiêu chuẩn được lập sao cho chiều dài hướng theo đường đồng mức, chiều rộng vuông góc với đường đồng mức Trên ô tiêu chuẩn điều tra các chỉ tiêu sau:

- Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng:

+ Chiều cao vút ngọn Hvn và chiều cao dưới cành Hdc được đo bằng sào (gỗ, sắt)

+ Đường kính gốc D0.0: đo ở vị trí 10cm cách mặt đất, tính thông qua chu vi gốc C0.0 đo bằng thước dây (Độ chính xác đến cm)

+ Đường kính tán Dt: được đo bằng thước dây, đo theo hai chiều Đông Tây-Nam Bắc (đo hình chiếu của tán lá xuống mặt đất), lấy giá trị trung bình

+ Phẩm chất của cây điều tra được phân thành ba loại: tốt, xấu, trung bình Tiêu chí xác định phẩm chất:

Cây tốt (A): là cây có tán lá phát triển đều đặn, xanh biếc, thân đều thẳng, không bị khuyết tật, không bị sâu bệnh

Cây trung bình (B): là những cây không lệch tán, phẩm chất cây trung bình, không có hoặc có ít khuyết tật

Cây xấu (C): là những cây cong queo, cụt ngọn hay tán lá lệch, sinh trưởng kém, khuyết tật nhiều, bị sâu bệnh

Số liệu thu thập điều tra ô tiêu chuẩn được ghi vào biểu 2.1:

Trang 27

Biểu 2.1 Biểu điều tra ô tiêu chuẩn

OTC:……… Mật độ:………Tuổi:…… Địa điểm: Người điều tra:………

Hdc (cm)

chất

Ghi Chú

2.5.2.3 Phương pháp điều tra đất đai

Trong mỗi OTC tiến hành đào và mô tả 01 phẫu diện đất tại tâm OTC đồng thời lấy 01 mẫu đất tổng hợp ở độ sâu từ 0 đến 30cm để phân tích các tính chất lý hóa chủ yếu

Cách đào phẫu diện: Khi đào chú ý thành quan sát và mặt mô tả hướng

về phía mặt trời Mặt quan sát, thành quan sát phải vuông góc với 2 thành bên Hai thành bên trở thành 2 phẫu diện phụ Cuốc từ ngoài vào, dần vào sâu bên trong Đảm báo kích thước phẫu diện Đào lật đất sang 2 bên Chia phẫu diện thành 2 phần: 1 phần để lấy mẫu, 1 phần mô tả, phân tích ngoài thực địa Không dẫm đạp lên bề mặt mô tả, tránh làm cho đất lún sụp xuống gây sai lệch kết quả điều tra Khi lấy mẫu cần chú ý: Lấy từ tầng dưới cùng lên tầng trên

Mô tả phẫu diện về các đặc điểm: màu sắc đất, độ dày tầng đất, chất lẫn vào, chất mới sinh, tỉ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm

Phân tích mẫu đất trong phòng thí nghiệm về các chỉ tiêu như:

- Dung trọng (g/cm3): phương pháp dùng ống trụ bằng kim loại để lấy mẫu không bị phá hủy, dung trọng được xác định dựa trên cơ sở xác định khối lượng của một đơn vị thể tích đất khô kiệt ở trạng thái tự nhiên

Trang 28

2.5.3.1 Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng D 0.0 , H vn , D t

Xác định các đặc trưng mẫu của từng nhân tố sinh trưởng của từng ô

tiêu chuẩn và sau đó tổng hợp thành biểu để đối chiếu, so sánh và đánh giá

Để tính các đặc trưng mẫu , ta sử dụng phần mềm Excel 2010 :

Hoặc sử dụng phần mềm SPSS với quy trình sau :

Analyze\ Descriptive Statistics\ Descriptive

Trang 29

2.5.3.2 So sánh sinh trưởng cây Mắc ca cùng tuổi ở các khu vực khác nhau

So sánh về các chỉ tiêu sinh trưởng của các ô tiêu chuẩn bằng tiêu chuẩn χ2 của Kruskal – Wallis – H χn2 tính được so sánh với χ052 tra bảng với bậc tự do k = m – r – l ( với l là số tổ có tần số lý luận fl ≤5, r là tham số của phân bố lý thuyết cần ước lượng) với mức ý nghĩa α = 0,05

Nếu χn2 ≤ χ052(k) hoặc xác xuất của χ2> 0,05 thì các ô tiêu chuẩn thuần nhất với nhau

Nếu χn2 ≥ χ052(k) hoặc xác xuất của χ2< 0,05 thì các ô tiêu chuẩn không thuần nhất với nhau

Nội dung này được tiến hành trên phần mềm SPSS với quy trình như sau:

Analyze\ Nonparametric Tets\ K - Independent Sample

2.5.3.3 Nghiên cứu mối tương quan giữa sinh trưởng của cây Mắc ca với từng chỉ tiêu của đất

Giữa tính chất đất và sự sinh trưởng của cây có mối quan hệ mật thiết Tính chất đất phản ánh mức độ sinh trưởng của cây và ngược lại Thông qua

mối quan hệ tương quan giữa tính chất đất và sinh trưởng chúng ta có thể xác

định được các chỉ tiêu của đất dựa vào sinh trưởng của cây hoặc xác định được sinh trưởng của cây khi biết các chỉ tiêu của đất mà không cần đo đếm cây hoặc phân tích đất của toàn bộ khu vực nghiên cứu Tác giả sử dụng một

số hàm dưới đây để mô phỏng mối quan hệ giữa sinh trưởng của cây với một

Trang 30

- Hàm Power: y = a.x b ( logy = a +b.logx) (2.12)

- Hàm S: Lny = a 0 +a 1 (1/x) (2.13)

- Hàm Exponential : Lny = a 0 +a 1 x (2.14)

Các phương trình được tính toán trên phần mềm SPSS 13.0 với trình

lệnh: Analyze\ Regression\ Curve Estimation.Trong hộp thoại Curve Estimation khai báo các biến phụ thuộc (Dependents), biến độc lập (Independents) và tích vào các hàm cần mô phỏng ở mục Models Khi đó máy

tính sẽ tự động tính toán cho ta kết quả cần thiết: Hệ số xác định (R2), sai tiêu chuẩn hồi quy, xác suất kiểm tra sự tồn tại của hệ số xác định (sig.F) Hàm được chọn là hàm có hệ số xác định lớn nhất

Sau khi chọn được phương trình phù hợp, để kiểm tra sự tồn tại của hệ

số hồi quy và hệ số xác định ta thực hiện quy trình như trên nhưng chỉ tích

vào hàm vừa chọn và chọn Display ANOVA table

Với các hàm tuyến tính, để kiểm tra sự tồn tại của hệ số hồi quy và hệ

số xác định, ta làm như sau:

Kiểm tra sự tồn tại của hệ số hồi quy bằng tiêu chuẩn t của Student và đưa ra xác suất của t (Sig.T) Nếu Sig.T<0,05 thì hệ số hồi quy tồn tại và ngược lại Trong đó tiêu chuẩn t được tính như sau:

Với a, b : là hàm số hồi quy

Sa, Sb : là sai tiêu chuẩn của hàm số hồi quy a, b

(Sa, Sb được tính nhờ phần mềm SPSS theo quy trình ở trên) Kiểm tra sự tồn tại của hệ số xác định bằng tiêu chuẩn F của Fisher và đưa ra xác suất của F (Sig.F) Nếu Sig.F < 0,05 thì hệ số xác định R2 tồn tại cũng có nghĩa là tồn tại hệ số tương quan R Nếu Sig.F >0,05 thì không tồn tại

R2, khi đó phương trình tương quan cũng không tồn tại

Trang 31

Trong đó tiêu chuẩn F được tính theo công thức sau :

Trang 32

+ Trong hộp Plots đưa ZRESID vào Y và ZPRED vào X, chọn Histogram và Normal probability plot Click vào Save để ghi những thông

tin khác

+ OK

Phương trình được chọn khi :

+ Có hệ số xác định R2 tồn tại (Sig F < 0,05), sai số hệ thống có thể chấp nhận được (chỉ số Durbin – watson (d) có giá trị khác 0 và 4)

+ Các tham số của phương trình tồn tại (Sig.t < 0,05)

Trong các biến, biến nào có chỉ số Beta và hệ số tương quan riêng phần cao nhất thì biến đó có ảnh hưởng lớn nhất đến mô hình hồi quy

Trang 33

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý

Đắk Nông là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, thuộc biên giới Tây Nam của Tổ quốc, nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045’ đến 12050’ vĩ

độ Bắc, 107013’đến 108010’ kinh độ Đông Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giápVương quốc Campuchia

Nằm ở cửa ngõ Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố

Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lăk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố

Đà Lạt (Lâm Đồng) 180 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 230 km

về phía Đông

Đăk Nông có 130 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, có

02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap, v.v của nước bạn Campuchia

Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên

3.1.2 Địa hình

Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, độ cao trung bình khoảng

600 m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng)

Trang 34

Nhìn tổng thể, địa hình Đăk Nông như hai mái của một ngôi nhà mà đường nóc là dãy núi Nam Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1.500m Địa hình có hướng thấp dần

từ Đông sang Tây Các huyện Đăk Song, Đăk Mil, Cư Jut, Krông Nô thuộc lưu vực sông Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc Các huyện Tuy Đức, Đăk Rlâp, Đăk Glong và thị xã Gia Nghĩa thuộc thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam

Vì vậy, Đăk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng Địa hình thung lũng thấp, có độ dốc từ 0-30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc các huyện Cư Jút, Krông Nô Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 - 800 m,

độ dốc khoảng 5-100 Địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn > 150 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đăk Glong, Đắk R'Lấp

3.1.3 Khí hậu

Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể

Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C, nhiệt độ cao nhất 350 C, tháng nóng nhất là tháng 4 Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12 Tổng

số giờ nắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ Tổng tích ôn cao 8.0000 rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm

Trang 35

Lượng mưa trung bình năm 2.513 mm, lượng mưa cao nhất 3.000mm Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2 Độ ẩm không khí trung bình 84% Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày

Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s , hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội

Tuy nhiên cũng như các vùng khác của Tây Nguyên, điều bất lợi cơ bản về khí hậu là sự mất cân đối về lượng mưa trong năm và sự biến động lớn

về biên độ nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là việc cấp nước, giữ nước và việc bố trí mùa vụ cây trồng

3.1.4 Thủy văn

Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện và phục vụ nhu

cầu dân sinh

Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm:

Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với

nhau tại thác Buôn Dray Khi chảy qua địa phận huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế Đó là thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, ĐraySap Các suối Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor, Đắk

Ken, Đắk Klou, Đắk Sor cũng đều là thượng nguồn của sông Sêrêpôk

Sông Krông Nô Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m phía Đông Nam

tỉnh Đắk Lắc, chảy qua huyện Krông Nô Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh Còn nhiều suối lớn nhỏ

Trang 36

khác suối Đắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang là thượng nguồn của

sông Krông Nô

Hệ thống sông suối thượng nguồn sông Đồng Nai Sông Đồng Nai

dòng chảy chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có nhiều sông suối thượng nguồn Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, Đắk Nông với chiều dài 90 km Suối Đắk Nông có lưu lượng trung bình 12,44m3/s Môduyn dòng chảy trung bình 47,9 m3/skm2.Suối Đắk Bukso là ranh giới giữa huyện Đắk Song và Đắk R'Lấp Suối ĐắkR'Lấp có diện tích lưu vực 55,2 km2, là hệ thống suối đầu nguồn của thủy điện Thác

Mơ Suối Đắk R'Tih chảy về sông Đồng Nai, đầu nguồn của thủy điện

D9a8kR’tih và thủy điện Trị An

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nước cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR’tih,

Đồng Nai 3,4.v.v

Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô Tại Đức Xuyên

lũ lớn thường xảy ra vào tháng 9, 10 Hàng năm dòng sông này thường gây ngập lũ ở một số vùng thuộc các xã phía nam huyện Krông Nô Lũ trên sông Sêrêpôk là tổ hợp lũ của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10

3.1.5 Đất đai

Đăk Nông có tổng diện tích đất tự nhiên là 651.561 ha

Về thổ nhưỡng: Đất đai Đăk Nông khá phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu gồm 05 nhóm chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát chiếm khoảng 40% diện tích và được phân bổ đều toàn tỉnh Đất đỏ bazan trên nền đá bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình quân 120 cm, phân bổ chủ yếu ở Đăk Mil, Đăk Song Còn lại là đất đen bồi tụ

trên nền đá bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dòng sông, suối

Trang 37

Về sử dụng: Đất nông nghiệp có diện tích là 306.749 ha, chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên Trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm phần lớn diện tích Đất cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa, ngô và cây công nghiệp ngắn ngày Đất lâm nghiệp có rừng diện tích là 279.510ha, tỉ lệ che phủ rừng toàn tỉnh là 42,9% Đất phi nông nghiệp có diện tích 42.307 ha Đất chưa sử dụng còn 21.327 ha, trong đó đất sông suối và núi đá không có

có nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất tinh bột sắn, gỗ gia dụng, trang trí, nội thất, cà phê… đóng trên địa bàn các huyện Đặc biệt ngành công nghiệp khai khoáng và thuỷ điện là thế mạnh phát triển của tỉnh đang được Chính phủ quan tâm đầu tư, với địa hình nhiều thác ghềnh, nhiều hệ thống các sông suối lớn đã tạo ra cho ngành công nghiệp năng lượng thuỷ điện một lợi thế rất lớn, các nhà máy thuỷ điện với công suất trên 1.000 MW đang đầu tư trên hệ thống các lưu vực sông Krông Nô, Sêrêpốk, Đắk Tih, bên cạnh đó tỉnh cũng đang kêu gọi đầu tư vào một số lĩnh vực chế biến nông sản, sản xuất phân bón NPK

* Về Thương mại

Ngành Thương mại của tỉnh đã và đang chuyển mình phát triển Đak Nông có các tuyến đường giao thông thuận tiện, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm, năng động như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai

Trang 38

Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá của tỉnh với thị trường bên ngoài Ngành Thương mại Đắk Nông đang được tiến hành quy hoạch xây dựng sắp xếp theo hệ thống mở rộng giao lưu hàng hoá không chỉ cung cấp đủ nhu cầu trong tỉnh mà còn hướng về xuất khẩu các mặt hàng chủ lực Hiện tại tỉnh Đắk Nông đã có 3 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu trực tiếp với một số ngành hàng như gỗ, cà phê, tinh bột sắn và khoáng sản

Định hướng trong thời gian tới, ngành thương mại - du lịch sẽ rà soát

và xây dựng các quy hoạch phát triển thương mại, phát triển hệ thống mạng lưới chợ, siêu thị và trung tâm thương mại; quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng, kho dữ liệu bán buôn, bán lẻ xăng dầu, trung tâm thương mại và kinh tế thương mại biên giới tại hai cửa khẩu Bu Prăng và cửa khẩu Đắk Bơ trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Dự kiến đến năm 2010 tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 80 triệu USD, nhập khẩu 10 triệu USD

* Về Du lịch

Đắk Nông có nhiều đồi núi, sông suối, thác nước và nhiều danh lam thắng cảnh, bên cạnh đó với 31 dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo nên một nét văn hoá đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc bản địa như

M, Nông, Ê Đê tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch văn hoá sinh thái, du lịch dã ngoại nghỉ dưỡng Trong thời gian tới, ngành tập trung vào xây dựng các quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết để kêu gọi đầu tư vào một số điểm du lịch cụm thác như Trinh Nữ, Đray Sáp, Gia Long, Ba Tầng, thác Ngầm, khu du lịch sinh thái - văn hoá Liêng Nung, Đắk N,Tao, làng văn

Trang 39

hoá M,Nông; Dự kiến đến năm 2010 doanh thu du lịch, dịch vụ khoảng 30 tỷ đồng, xây dựng 17 khách sạn tại trung tâm đô thị Gia Nghĩa với quy mô mỗi khách sạn từ 50 - 100 phòng, trong đó có 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên

Để khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào một số ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh như đầu tư phát triển du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ

sở hạ tầng

3.2.2 Dân số

Dân số toàn tỉnh là 510.570 người, trong đó dân số đô thị chiếm 14,9%, dân số nông thôn 85,1% Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,57% Mật độ dân số trung bình là 78,39 người/km2

Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc

lộ, tỉnh lộ Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk

Glong, Tuy Đức

Dân số Đăk Nông là dân số trẻ, trong độ tuổi còn đi học khoảng 165.000 người, chiếm 32%; trong độ tuổi lao động có 325.000 người, chiếm 63%; độ tuổi trên 60 chỉ có hơn 20.000 người

3.2.3 Dân tộc

Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm 40 dân tộc cùng sinh sống Cộng đồng dân cư Đăk Nông được hình thành từ: Đồng bào các dân tộc tại chỗ như M’Nông, Mạ, Ê đê, Khmer…; đồng bào Kinh sinh sống lâu đời trên Tây nguyên và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mới di cư vào lập nghiệp như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H’Mông v.v

Trang 40

Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Nùng,

H’Mông v.v Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 67,9%, M'Nông chiếm 8,2%, Nùng chiếm 5,6%, H’Mông chiếm 4,5%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ; cá biệt

có những dân tộc chỉ có một người sinh sống ở Đăk Nông như Cơ Tu, Tà Ôi,

Hà Nhì, Phù Lá, Chứt

3.2.4 Tôn giáo, tín ngưỡng

Đăk Nông là vùng đất sinh sống từ hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc tại chỗ, đồng thời cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từ nhiều vùng miền

về sinh cơ, lập nghiệp nên đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng cũng vô cùng phong phú

Đến nay, Đăk Nông có hơn 170.000 người là tín đồ của hơn 10 tôn giáo khác nhau, nhưng chủ yếu là Công giáo (hơn 100 ngàn, chiếm gần 20% dân số), Tin lành (hơn 50 ngàn, chiếm tỷ lệ 10% dân số) và Phật giáo (hơn 20 ngàn, tỷ lệ 4% dân số)

Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đăk Nông còn có rất nhiều tín ngưỡng

để tôn thờ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ thờ cúng Yàng (Trời), thần Núi, thần Sông v.v và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu) Lễ mừng nhà mới, Lễ mừng mùa, Lễ bỏ mả v.v phong phú và đặc sắc

3.3 Đặc điểm tổng quan về loài Mắc ca

3.3.1 Nguồn gốc

Mắc ca là cây trồng có nguồn gốc ở vùng rừng mưa ven biển thuộc miền Nam Queensland và miền Bắc New South Wales ở Australia, giữa vĩ độ

250 và 330 Nam Đây là loài cây trồng á nhiệt đới thuộc họ Proteaceae Mắc

ca integrifolia và Mắc ca tetraphylla có nguồn gốc ở Miền Nam Queensland

và miền Bắc New South Wales, mọc trong rừng mưa gần những dòng sông

Ở chỗ giao nhau của hai loài còn xuất hiện loài thứ ba đó là con lai tự nhiên

Ngày đăng: 05/09/2017, 09:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015). Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây Mắc ca. Quyết định số 3087/QĐ-BNN-TCLN ngày 04 tháng 8 năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây Mắc ca
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2015
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Danh mục giống Macadamia được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật. Quyết định số 2039/QĐ-BNN-TCLN ngày 01 tháng 9 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục giống Macadamia được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2011
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Danh mục giống Macadamia được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật. Quyết định số 2040/QĐ-BNN-TCLN ngày 01 tháng 9 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục giống Macadamia được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2011
5. Lê Đình Khả, 2003. Trồng Macadamia ở Australia (Sách dịch từ O’ Hare, P.J., 1957. Growing Macadamia in Australia. Queensland Dept. of Primery Industry). Nhà xuất bản nông nghiệp, 72 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng Macadamia ở Australia
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
6. Mai Trung Kiên (2013). Khảo nghiệm giống và đánh giá khả năng phát triển cây Macadamia tại Việt Nam (2011-2015). Báo cáo sơ kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo nghiệm giống và đánh giá khả năng phát triển cây Macadamia tại Việt Nam (2011-2015)
Tác giả: Mai Trung Kiên
Năm: 2013
7. Nguyễn Quang Khải, Cao Quang Nghĩa, Bùi Thanh Hằng (2004). Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu tạo rừng Sở để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dầu thực phẩm …, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH-98/2003, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu tạo rừng Sở để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dầu thực phẩm …
Tác giả: Nguyễn Quang Khải, Cao Quang Nghĩa, Bùi Thanh Hằng
Năm: 2004
8. Nguyễn Đình Hải (2010). Tiếp tục khảo nghiệm giống và đánh giá khả năng phát triển cây Macadamia tại Việt Nam (2006 – 2010), Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, 89 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục khảo nghiệm giống và đánh giá khả năng phát triển cây Macadamia tại Việt Nam (2006 – 2010)
Tác giả: Nguyễn Đình Hải
Năm: 2010
9. Nguyễn Công Tạn (2003), Cây Mắc ca cây quả khô quý hiếm dự báo khả năng phát triển ở các vùng miền núi Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây Mắc ca cây quả khô quý hiếm dự báo khả năng phát triển ở các vùng miền núi Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Công Tạn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2003
10. Nguyễn Công Tạn (2005). Kỹ thuật đơn giản trồng cây Macadamia ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật đơn giản trồng cây Macadamia ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Công Tạn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2005
11. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong nghiên cứu lâm nghiệp, Trường ĐH Lâm Nghiệp, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong nghiên cứu lâm nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
12. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (2009), Thống kê sinh học, Trường ĐH Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê sinh học
Tác giả: Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2009
13.Nguyễn Đức Kiên, Chis Harwood, Hoàng Thị Lụa, Delia Catacutan, Mai Trung Kiên, 2013. Kết quả đánh giá khả năng thích nghi và năng suất quả các dòng Macadamia ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học lâm nghiệp số 4 năm 2013, trang 2988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả đánh giá khả năng thích nghi và năng suất quả các dòng Macadamia ở vùng Tây Bắc Việt Nam
15. Trần Vinh (2010). Nghiên cứu chọn lọc các giống Macadamia thích hợp vùng Tây Nguyên và khả năng phát triển cây Macadamia bằng phương pháp trồng xen, Báo cáo khoa học, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn lọc các giống Macadamia thích hợp vùng Tây Nguyên và khả năng phát triển cây Macadamia bằng phương pháp trồng xen
Tác giả: Trần Vinh
Năm: 2010
16. Tổng cục Lâm nghiệp (2014). V/v sử dụng giống cây Mắc ca để trồng rừng. Công văn số 1328/TCLN - PTR ngày 04 tháng 9 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V/v sử dụng giống cây Mắc ca để trồng rừng
Tác giả: Tổng cục Lâm nghiệp
Năm: 2014
17. Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao, 1997. Điều tra rừng (Giáo trình điều tra rừng). Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra rừng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
25. Hamilton, R.A and E. T. Fukunaga, 1959. Growing Macadamia Nuts in Hawaii University of Hawaii, Agricultural Experiment Station Bulletin 121. University of Hawaii, Honolulu, Hawaii, 51 pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Growing Macadamia Nuts in Hawaii
21. Allan, P., 1992. Quality of macadamia cultivars and selections in subtropical areas. Proc. 1 st International Macadamia Research Conference, Kailua-Kona, Hawaii, July 28-30. Alsoin S.Afr.Macadamia Growers’ Assn Yearbook, 1993, 26- Khác
22. Allan, P., 2001. lllustrated guide to identification of macadamia cultivars in South Africa. 38 pp. SouthAfrican Macadamia Growers Association and University of Natal, Pietermaritzburg, October 2001 Khác
23. Bell, H.F.D., 1995, Plant breeding in Vegetatively Propagation Tree Crops. ACONTANC- 95. The sixth conference of Australia council on tree and nut crops. Lismore, NSW, Australia Khác
24. Cheel, E. and Morrison, F.R., 1935. The cultivation and exploitation of the Australian nut. Technical Education Branch. Technologycal museum, Sydney, Buletin No 20, pp.5 &amp; 13-16 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w