1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá hiệu quả hoạt động của thanh tra sở xây dựng tp hồ chí minh

141 280 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM 33514 HUTECH University

HUỲNH LÊ CÔNG TRƯỜNG

UNG DUNG MO HINH THE DIEM CAN BANG (BSC) DE DANH GIA HIEU QUA HOAT

ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ XÂY DỰNG

THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Mã số ngành : 60580208

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯU TRƯỜNG VĂN

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP

HCM ngày 23 tháng 01 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng

1 TS Luong Duc Long Chi tich

2 TS Trịnh Thùy Anh Phản biện 1

3 PGS.TS Nguyễn Thống Phản biện 2

4 PGS TS Phạm Hồng Luân Ủy viên

5 TS Tran Quang Phu Uy vién, Thu ky

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn

đã được sửa chữa (nêu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Trang 3

PHÒNG QLKH - ĐTSĐH Độc lập — Tự do - Hạnh phúc TP HCM, ngàw#£: tháng 4 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: HƯỲNH LÊ CÔNG TRƯỜNG Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 17/7/1983 Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

MSHV: 1241870029

I- Tên đề tài:

Ứng dụng mô hình Thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá hiệu quả hoạt động

của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh

I- Nhiệm vụ và nội dung:

- Xác định vấn đề nghiên cứu - Nghiên cứu các đề tài liên quan - Lập đề cương nghiên cứu

- Xác định quan điểm chiến lược của đơn vị

- Phát triển các chỉ số đo lường sự thực hiện (KP)

Trang 4

- Đánh giá kết quả phân tích được từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp để

đề xuất các giải pháp khắc phục IH- Ngày giao nhiệm vụ: 25/6/2014

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/12/2014

V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS LƯU TRƯỜNG VĂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký) < (Họ tên và chữ ký)

NY x2

Trang 5

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nao khác

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để đạt được kết quả thực hiện đề tài, tôi đã được sự hướng dẫn sâu sát,

nhiệt tình của thầy hướng dẫn, sự giúp đỡ của Lãnh đạo Sở Xây dựng thành phó Hồ

Chí Minh, Lãnh đạo Thanh tra Sở và các anh, chị là công chức, nhân viên, Thanh tra viên trực thuộc Thanh tra Sở và các phòng chuyên môn trực thuộc Sở Xây dựng Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến của Lãnh đạo Sở Xây dựng thành phố Hồ

Chí Minh, Lãnh đạo Thanh tra Sở và các anh, chị là công chức, nhân viên, Thanh tra viên trực thuộc Thanh tra Sở và các phòng chuyên môn trực thuộc Sở Xây dựng đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong việc thu thập đữ liệu để thực hiện đề tài này Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Lưu Trường Văn đã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này Xin chân thành cảm ơn các cá nhân, các chuyên

gia đã có những ý kiến góp ý trong quá trình khảo sát để thực hiện luận văn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô khoa Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp và phòng đào tạo sau đại học trường Đại học kỹ

thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và các thầy, cô đã giảng dạy, hướng

dẫn của Chương trình cao học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này

Học viên thực hiện Luận văn

Trang 7

TOM TAT

Đề tài Luận văn Thạc sỹ “Ứng dụng mô hình Thẻ điểm cân bằng (BSC) để

đánh giá hiệu quả hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh.”

được thực hiện nhằm:

- Thiết lập bộ chỉ số thực hiện KPI dùng để đo lường việc thực hiện nhiệm

vụ được giao của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh

- Do lường việc thực hiện nhiệm vụ được giao của Thanh tra Sở Xây dựng

thanh phé Hé Chi Minh bang mé hinh Balanced Scorecard

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất phương án cải thiện

Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết Nghiên cứu tập trung vào kỹ thuật Balanced Scorecard (Kalpan và Norton, 1993), được sử dụng để

hỗ trợ việc quản lý chiến lược của tổ chức, trong phạm vi các chiến lược của Thanh

tra Sở Xây dựng

Theo lý thuyết, đề tài đưa ra các tiêu chí để đánh giá sự hoàn thành của đơn

vị bao gồm: kinh phí hoạt động, khách hàng, hoạt động nội bộ, học hỏi và phát

triển

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phương pháp thu thập số liệu là sử dụng bảng câu hỏi điều tra, thực hiện phỏng

vấn đối với các chuyên gia, đánh giá từ các nhà lãnh đạo, kích thước mẫu là 35

Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với phần mềm SPSS, đồng thời sử dụng

phương pháp tính trọng số entropy theo Nguyễn & Lam (2004), sau đó căn cứ dữ

Trang 8

Cuối cùng đề tài nghiên cứu trình bày mức độ hoàn thành nhiệm vụ của

Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, từ đó giúp cho Lãnh đạo Thanh

Trang 9

Master Thesis topic "Application Scoring balance model (BSC) to evaluate the performance of the Department of Building Inspection Ho Chi Minh City." Was

conducted to:

- Set KPI performance indicators used to measure the performance of assigned duties of the Department of Building Inspection Ho Chi Minh City

- Measuring the performance of assigned duties of the Department of Building Inspection Ho Chi Minh City by the Balanced Scorecard model

- Evaluate the performance of the Department of Building Inspection Ho Chi

Minh City and propose improvements

Research model is built on the basis of theoretical research focuses on techniques Balanced Scorecard (Kalpan and Norton, 1993), is used to support the strategic management of the organization, within the strategy Department of Building Inspection

In theory, subjects given the criteria for assessing the completion of the unit include: funding operations, customer, internal operations, learning and development

The study was carried out by official quantitative methods through data collection method is used questionnaire survey, carried out interviews with experts, judging from the leaders, the sample size 35 All data will be processed to respond with SPSS software, while using entropy weighted according to Nguyen and Lam

(2004), then the basis of data collected at the unit carried over compare and make

the results of the implementation strategy unit

Trang 10

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.2: Bảng kết quả đánh giá của chuyên gia về các chỉ số thực hiện KPI sơ bộ

Bảng 4.3 Bảng tổng hợp và mã hoá các chỉ số thực hiện KPI

Bảng 4.4 Mục đích và mục tiêu của tiêu chí kinh phí hoạt động

Bảng 4.5 Mục đích và mục tiêu của tiêu chí khách hàng

Bảng 4.6 Mục đích và mục tiêu của tiêu chí hoạt động nội bộ Bảng 4.7 Mục đích và mục tiêu của tiêu chí học hỏi và phát triển

Bảng 4.8: Bảng Trọng số của các chỉ số thực hiện KPI và các tiêu chí

Bảng 4.9: Bảng xác định nguồn, loại, tần suất và cách xác định dữ liệu Bảng 4.10: Bảng 4.11 Bảng 4.12 Bảng 4.13: Bảng 4.14: Bảng 4.15: Bảng 4.16: Bảng 4.17: Bảng 4.18: Bảng kết quả thu thập đữ liệu cho các chỉ số thực hiện KPI : Bảng bộ chỉ số thực hiện KPI so sánh

Bảng đánh giá các chỉ số thực hiện KPI

Mức độ hoàn thành của từng chỉ số và của tiêu chí tài chính Mức độ hoàn thành của từng chỉ số và của tiêu chí khách hàng

Mức độ hoàn thành của từng chỉ số và của tiêu chí hoạt động nội bộ

Mức độ hoàn thành của từng chỉ số và của tiêu chí học hỏi & phát triển

Mức độ hoàn thành tổng thể của Thanh tra Sở Xây dựng

Điểm mạnh, điểm yếu của Thanh tra Sở Xây dựng

DANH MỤC CAC BIEU DO

Hình 2.1: Sơ đồ hình chop su thyc hién (The Performance - Pyramid) (Cross &

Trang 11

Hinh 2.2: Quá trình đo lường và quản lý sự thực hiện (Kagioglou, 2001)

Hình 2.3: Sơ đồ khung đo lường (Tableau de Bord, 1990) Sơ đồ

Hình 2.4: Biểu đồ chu trình MBO (Humble, Armstrong & Baron, 1998)

Hình 2.5: Mô hình quản lý chất lượng của các tổ chức châu Âu EFQM (2002)

Hình 2.6: Mô hình BSC của Kaplan & Norton, 1996

Hình 2.7: Mô hình mối quan hệ nhân quả của BSC

Hình 2.8: Quan hệ nhân - quả trong Balanced ScoreCard (Kaplan & Norton, 1996)

Hình 2.9 : Quan hệ nhân - quả sau khi cải tiến balanced scorecard Hình 4.3: Sơ đồ chuyển đổi chiến lược của Thanh tra Sở Xây dựng Hình 4.4: Sơ lược mối quan hệ chiến lược của đơn vị

Hình 4.5 Sơ đồ tính toán trọng số của từng chỉ số KPI và từng tiêu chí

Hình 4.6: Sơ đồ thực hiện đánh giá sự hoàn thành chiến lược của Thanh tra Sở

Hình 4.7: Sơ đồ tính tỷ lệ hoàn thành của đơn vị

Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện sự hoàn thành của tiêu chí kinh phí hoạt động Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện sự hoàn thành của tiêu chí khách hàng

Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện sự hoàn thành của tiêu chí hoạt động nội bộ Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện sự hoàn thành của tiêu chí học hỏi & phát triển

Trang 12

DE TÀI:

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) ĐẺ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ XÂY DỰNG

THANH PHO HO CHi MINH Trang CHUONG 1: TONG QUAN nghiệt 1 1.1 Giới thiệU HH HH HT nà Ki Kì ty 2 1.2 Lý do hình thành đề tài ¿L LL 2021 n SH nh kt 5 1.3 Mục tiêu nghiên cỨU HH" Hà Hàn Hà nà bà ng kh nh kh tà nh 6 I No an oi 2uđỤcđ<j}<ˆ`‹ỌVcaiiaaiii 6

1.5 Phương pháp nghiên cứu - ch Hư 7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYÉT Q5 nhớ 10

2.1 Khái quát sự phát triển của lý thuyết đo lường trong quản lý 11

2.2 Khai niém vé quản ly sur thurc hi€n 0 cece cence nee ee nee ne reer nana ease 14 2.3 Một số đo lường sự thực hiện - con HH» nh nh vs nen 15 2.4 Đo lường sự thực hiện chiến lược bằng balanced scorecard 18

2.5 Cải tiến balanced scorecard + TS HS H2 2 S111 Yên 22 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ SỞ XÂY DỰNG THÀNH PHÓ HÒ CHÍ

lử ) 11: Ga ee ee seee eee 24

3.1 Tổng quan - c Lc ST TT S1 TK pc ch 25

3.2 Chức năng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh và Thanh tra Sở

bì 8mrdi(i eee ene EEE EDO EE EDAD OEE EE SE EEE REE E ER EE SHEE EE 28

CHUONG 4: UNG DUNG MO HiNH THE DIEM CAN BANG (BALANCED

SCORECARD) DE ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ HOẠT DONG CUA THANH TRA SỞ XÂY DỰNG THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH 5-5: 32

4.1 Xác định chiến lược của Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM 33 4.2 Xây dựng các chỉ số thực hiện KPI cho Thanh tra Sở Xây Dựng TP.HCM 34

Trang 13

4.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Thanh tra Sở Xây dung TP.HCM 63

Trang 15

1.1.1 Các khái niệm + Quản lý:

Là sự tác động có ý thức của chủ thể QL lên đối tượng QL nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình XH và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích

hoạt động chung & phù hợp với quy luật khách quan +Quản lý nhà nước:

Là sự chỉ huy, điều hành XH của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật

+ Quan ly hành chính nhà nước:

Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực

hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà

nước, nhăm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính — chính trị của nước ta Hay nói một cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành

của nhà nước

+ Khái niệm hành chính nhà nước

Có nhiều cách tiếp cận để hiểu về hành chính nhà nước, nhưng với nghĩa hành

chính được tiếp cận từ góc độ quyền lực nhà nước thì: Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp (hoạt động lập quy và hoạt động điều hành hành

chính) được phân công từ quyền lực nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước để nhăm quản lý nhà nước, xã hội theo mục tiêu của nhà nước đề ra

Nhà nước được hình thành từ quyền lực của giai cấp thống trị, là sản phẩm của đầu tranh giai cấp, tồn tại và phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhất định

+ Cán bộ:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bố nhiệm giữ chức

vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

Trang 16

nước

+ Công chức:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,

chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức

chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

+ Thanh tra xây dựng

Thanh tra xây dựng là hoạt động kiểm tra, xem xét việc thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ được giao của các cơ quan nhà nước (cơ quan quản lý xây dựng), tổ chức, cá nhân, hoạt động này do các cơ quan thanh tra có thâm quyền thực hiện nhằm phục vụ hoạt động quan lý của nhà nước, đảm bảo

quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tô chức, cá nhân

1.1.2 Thực trạng ngành thanh tra xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh Thanh tra Sở Xây dựng được thành lập theo Quyết định số 85/QĐÐ-UBND ngày 23/3/1991 của UBND thành phố; Thanh tra Sở Xây dựng hoạt động thuộc hệ thống thanh tra chuyên ngành xây dựng

Ngày 18/7/2003, UBND thành phế chuyển giao chức năng quản lý nhà

nước về nhà ở từ Sở Địa chính Nhà đất sang Sở Xây dựng và hoạt động của Thanh tra Sở cũng từng bước được củng cô để phù hợp với tình hình mới với quyết tâm

là phải hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, Thanh tra Sở Xây dựng đã

Trang 17

chức theo Nghị định 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra xây dựng thì các cơ quan thanh tra xây dựng tại

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:

- Thanh tra Sở xây dựng - Thanh tra xây dựng cấp quận - Thanh tra xây dựng cấp phường

Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng chính phủ về

thí điểm thành lập thanh tra xây dựng quận, huyện và thanh tra xây dựng xã,

phường, thị tran tại Hà Nội và Thanh phố Hồ Chí Minh đã hình thành nên một lực

lượng tương đối chính quy, công tác thanh, kiểm tra đảm bảo việc chấp hành pháp luật về xây dựng của người đân được tiến hành xuyên suốt, góp phần vào công tác

quán lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố ngày càng tốt hợn, tình hình vi

phạm xây dựng giảm dần qua từng năm Tuy nhiên, lực lượng này chỉ là thí điểm dẫn đến bất cập trong hoạt động

Ngày 15/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị Định 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành xây dựng, theo đó, sáp nhập lực lượng thanh tra

xây dựng tại cấp xã, phường, thị trấn, thanh tra xây dựng cấp quận, huyện sẽ tổ

chức thành đội thanh tra trực thuộc sự Thanh tra Sở Xây dựng Việc sáp nhập này đã củng cố và xây dựng một lực lượng Thanh tra xây dựng ngày một chính quy, hiện đại, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố

Cùng với sự phát triển, Thanh tra ngành xây dựng trong những năm qua đã có những thay đổi, bổ sung để phù hợp với quy định của ngành Thanh tra nói chung, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định Trong những năm qua,

Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước tiến vượt bậc

trong hoạt động của mình để góp phần đáp ứng nhiệm vụ được giao

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công như đã nêu, trong quá trình hoạt

động, Thanh tra Sở Xây dựng vẫn còn nhiều tồn tại cần phải xem xét, nghiên cứu

Trang 18

thống nhất trong công tác

- Chưa có mục tiêu, chiến lược rõ ràng trong tương lai dẫn đến công tác điều

hành, lãnh đạo còn bị động

- Tình hình vi phạm xây dựng còn xảy ra tại một số địa bàn

- Đời sống của lực lượng Thanh tra viên, công chức, nhân viên Thanh tra Sở

còn khó khăn

- Sự hài lòng của Thanh tra viên, công chức, nhân viên đối với cách chỉ đạo,

điều hành của lãnh đạo Thanh tra chưa cao

- Trình độ của công chức, nhân viên Thanh tra Sở Xây dựng còn hạn chế, đa

số là trình độ trung cấp và ngành nghề đào tạo chưa phù hợp

- Còn tổn tại tình trạng nhũng nhiễu, nhận hối lộ, buông lỏng địa bàn dẫn đến

sự chưa hài lòng của người dân đối với lực lượng còn nhiều

Do đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động và đo lường sự hoàn thành ấy là một vấn đề hết sức quan trọng Ngoài ra việc đo lường sự hoàn thành còn giúp ta

lượng hóa vấn đề bằng con số để có thẻ thấy được một cách thật cụ thể sự thành

công hay thất bại của đơn vị

1.2 Lý do hình thành đề tài

Xuất phát từ lý do trên, tìm ra một phương pháp nào để đánh giá và đo lường

mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị một cách hiệu quả nhất là nhu cầu thực sự

và cấp thiết

Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị trực thuộc Sở

Xây dựng, là một đơn vị hành chính, hoạt động bằng ngân sách nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Sở nên được chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài này

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, ngành Thanh tra xây dựng

đang đứng trước những thách thức rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình,

là ngành gắn liền với sự phát triển của xã hội và các quy định của pháp luật Trong

quá trình thực thi công vụ hiện nay, nền hành chính chuyền từ cơ chế “xin — cho”

Trang 19

các nhiệm vụ ấy đã đạt được được những gì và chưa đạt được những gì

Trong hoàn cảnh hiện nay, nhằm góp một phần nhỏ những kiến thức được học về quản lý vào sự nghiệp phát triển chung của đơn vị, đề tài được lựa chọn

nhằm đạt được mục tiêu “Ứng dụng mô hình Thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá

hiệu quả hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh” Từ đó, nếu thành công sẽ áp dụng rộng rãi cho các Phòng, ban và đơn vị trực thuộc Sở

1.3 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài tập trung giải quyết các mục tiêu như sau:

- Thiết lập bộ chỉ số thực hiện KPI đùng để đo lường việc thực hiện nhiệm

vụ được giao của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh

- Do lường việc thực hiện nhiệm vụ được giao của Thanh tra Sở Xây dựng

thanh phé H6 Chi Minh bang m6 hinh Balanced Scorecard

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí

Minh và đề xuất phương án cải thiện

1.4 Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu tập trung vào kỹ thuật Balanced Scorecard (Kalpan và Norton,

1993), được sử dụng để hỗ trợ việc quản lý chiến lược của tổ chức, trong phạm vi

sau:

- Các chiến lược của Thanh tra Sở Xây dựng

- Đối tượng tham gia phỏng vấn và trả lời nội dung nghiên cứu là các nhà quản lý cấp cao và cấp trung, như: Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách, Chánh

Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Đội trưởng các Đội trực thuộc Thanh tra Sở Xây dựng được chọn

- Địa điểm thu thập dữ liệu và nghiên cứu được thực hiện tại 60 đường

Trương Định, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 20

lưu trữ trong nội bộ của đơn vị 1,5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được nghiên cứu theo dạng một nghiên cứu khám phá Đó chính là việc ứng dụng mô hình BSC vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một đơn vị trực thuộc Sở, nếu phù hợp sẽ áp dụng rộng rãi cho các phòng, ban, đơn vị trực

thuộc

Dựa vào lý thuyết Balanced Scorecard, khảo sát, thu thập đữ liệu, số liệu,

phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý, phân tích định lượng dữ liệu, hình thành nên bốn giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Xác định chiến lược của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ

Chí Minh:

1 Xác định nhiệm vụ của đơn vị

2 Khảo sát công tác thực tế tại đơn vị

3 Xác định nhiệm vụ của đơn vị đã được lựa chọn

Giai đoạn 2: Phát triển các chỉ số đo lường sự thực hiện (KP]): 1 Phát triển các chỉ số đo lường hiệu suất KPI:

- Triển khai chiến lược của đơn vị được lựa chọn bên trên thành các chỉ tiêu theo 4 khía cạnh của kỹ thuật Balanced Scorecard (có sự hiệu chỉnh cho phù hợp với don vi)

- Triển khai sơ đồ chiến lược của đơn vị được lựa chọn

- Triển khai các chỉ số đo lường hiệu quả của đơn vị

2 Định lượng các chỉ số đo lường hiệu suất cho nhiệm vụ của đơn vị:

- Thông qua sơ đồ nhiệm vụ của đơn vị

- Xác định các chỉ số đo lường hiệu suất phù hợp nhất cho việc định lượng sự

hoàn thành của đơn vị

Giai đoạn 3: Ứng dụng các chỉ số đo lường hiệu suất:

1 Chuẩn bị thu thập dữ liệu

2 Thu thập dữ liệu chỉ số đo lường quả của đơn vị

Trang 21

5 Đánh giá chỉ số đo lường hiệu suất dựa trên lý thuyết so với việc ứng dụng, tính hữu ích, tính thực tiễn và độ tinh cậy đối với đơn vị

Giai đoạn 4: Phân tích sự hoàn thành của việc thực hiện chiến lược:

Dựa vào kết quả của giai đoạn 3, phân tích sự hoàn thành của việc thực hiện nhiệm vụ, tiến hành xác định các điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị và để xuất biện pháp cải thiện

Các công cụ sẽ được sử dụng để thực hiện 4 giai đoạn nghiên cứu cụ thể như sau:

STT Tên giai đoạn thực hiện Công cụ nghiên cứu

Xác định quan điểm chiến s Phỏng van l

lược của đơn vi

Phát triển các chỉ số đo e Bảng câu hỏi

lường sự thực hiện (KPD e Phỏng vấn (đối với lãnh đạo cấp

2

cao của Sở và của đơn vi)

e Phân tích thống kê mô tả

Ứng dụng các chỉ số đo e Mô hình Thẻ điểm cân bằng 3

lường sự thực hiện e Điểm chuẩn

Phân tích sự hồn thành của © Phân tích

4 việc thực hiện chiến

Trang 23

2.1 Khái quát sự phát triển của lý thuyết đo lường trong quản lý

Đo lường sự thực hiện là phần thiết yếu của quản lý, vấn đề đo lường đã được chú ý kể từ khi khái niệm quản lý xuất hiện Cùng với sự phát triển của lýthuyết về quản lý thuyết về quản lý, vấn đề đo lường sự thực hiện thông qua các

chỉ tiêu tài chính được đề cập đến khá nhiều

Harrington (1991) cho rằng “ Đo lường là vấn đề then chốt, nếu không đo

lường được thì không thể điều khiển được, nếu không thể điều khiển được thì không thể quản lý được và nếu không quản lý được thì không thể cải tiến “Đo lường sự thực hiện là quá trình xác định một tổ chức hay một cá nhân thành công như thế nào

trong việc thực hiện được mục tiêu chiến lược của họ Trong giai đoạn đầu của thế

kỷ 20, Công ty DuPont đã sử dụng các chỉ số tài chính để đo lường sự thực hiện

chiến lược Cụ thể sử dụng chỉ số ROI (Return On Investment) và tháp chỉ số tài chính đánh giá sự hoàn thành sự chiến lược của các doanh nghiệp

Từ năm 1925, nhiều phương pháp và kỹ thuật đo lường vẻ tài chính cũng

được ra đời và được sử dụng đến ngày nay như dòng tiền chiết khấu DCF

(Discounted Cash Flow), lợi nhuận giữ lại RI (Residual Income), phương pháp

EVA (Economic Value Added), phương pháp dòng tiền trên suất thu hồi CFROI

(Cash Flow Return On Investment)

Từ những năm 1950, kỹ thuật đánh giá sự thực hiện dựa trên các chỉ số tài chính đã không làm thỏa mãn các nhà quản lý, các nhược điểm của phương pháp này là:

- Đo lường về tài chính chi tập trung vào các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà không phản ảnh được các hoạt động mang lại hiệu quả trong hiện tại (Kaplan &

Norton, 1998)

- Đo lường về tài chính đã chưa đo lường được hết các yếu tổ then chốt như:

sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên, chất lượng địch vụ, (Parker, 2000)

Trang 24

- Đo lường về tài chính có thể chỉ có giá trị trong giai đoạn ngắn (Stone,

1996)

Năm 1961, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều công ty bị thiếu thông tin

và tầm nhìn tổng quát về môi trường kinh doanh trong giai đoạn lập mục tiêu, lựa

chọn chiến lược và các thông tin dùng để đo lường các mục tiêu kinh doanh

Các công ty phải kết hợp các chỉ số tài chính cùng với việc phân tích môi trường kinh doanh, các yếu tố cạnh tranh và yếu tố phi tài chính của môi trường nội

bộ

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã không tìm ra phương pháp để định lượng các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài và các yếu tô phi tài chính

Đến năm 1979, phương pháp CSEs (Critical Success Factors) ra đời CFSs là sự mô tả định lượng các yếu tổ then chốt của chiến lược mà tổ chức phải thực hiện

xuất sắc các yếu tố này Các yếu tố then chốt này được định lượng bởi các chỉ số

thực hiện KPI (Key Performance Indicator)

Nam 1980, Johnson & Kaplan’s da phát triển hệ thống quản lý và đo lường ABC (Activity Based Costing) Trong hệ thống ABC, các hoạt động chính mang lại giá trị cho quá trình sản xuất được đo lường bằng các chỉ số thực hiện KPI

Năm 1989, Keegan đã giới thiệu hệ thống ma trận đo lường sự hoàn thành

dựa vào các thẻ đo về tài chính và phi tài chính Cross và Lynch đã đưa ra mối liên

Trang 25

fee f Thời oe woe | oo | |S SS vường | cỉịnh \ Se thd min Mhách hàng phán QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG Hình 2 1: Sơ đ hình chép sự thực hiện (The Performance - Pyramid) (Cross & Lynch 1988 - 1989)

Nam 1990, MET (The Federation of finish Metal - Engineering and Electro - Technical Industries— USA) đã tiến hành một cuộc nghiên cứu vẻ vai trò của hệ thống đo lường đã đi đến những kết luận: ngoài những yếu tổ về tài chính và năng suất trong quá trình hoạt động còn có yếu tô khác ảnh hưởng đến sự thành công về tài chính của công ty như: chất lượng sản phẩm, sự thỏa mãn của khách hàng, sự cải tiến và tính linh động của tổ chức Những chỉ số then chốt về các khía cạnh này phải được liên kết chặt chẽ với mục tiêu của đơn vị

Năm 1995, Kaplan & Norton đã giới thiệu một lý thuyết mới về đo lường sự

thực hiện dựa trên các tiêu chí liên quan đến khách hàng, tài chính, hoạt động nội

bộ và nghiên cứu phát triển lấy tên là Balanced Scorecard Theo Kaplan & Norton, nguyên tắc cơ bán của Balanced Scorecard là cung cấp một hình ảnh trong một giai đoạn của công ty vẻ kết quả của quá trình hoạt động và những nguyên nhân phía sau những kết quả đó thông qua mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ số thực hiện

trong các tiêu chí Sau d6, Sinclair,1995; Plapper, 1996; Neely & Adam, 2001 da

Trang 26

2.2 Khái niệm về quản lý sự thực hiện

Toàn bộ quá trình phát triển hệ thống đo lường và sử dụng kết quả đo lường

cho thông tin của chiến lược và hệ thống thông tin phản hồi được gọi là hệ

thông quản lý sự thực hién (Williams, 1998)

Hệ thống đo lường sự thực hiện là hệ thống cung cấp thông tin quan

trọng nhất cho quá trình quản lý sự thực hiện và là yếu tô then chốt mang lại hiệu

quá cho hệ thống quản lý sự thực hiện (Bititct, 1997)

Theo Williams, 1998, ba khia canh của hệ thống quản lý sự thực hiện là: — Quản lý sự thực hiện là một hệ thống cho việc quản lý sự thực hiện của tổ chức

— Quản lý sự thực hiện là một hệ thống cho việc quản lý sự thực hiện

của nhân viên

— Quản lý sự thực hiện là một hệ thống cho việc quản lý sự thực hiện

của nhân viên và tổ chức trong quá trình thực hiện chiến lược

Mỗi quan hệ giữa đo lường sự thực hiện và quản lý sự thực hiện trong phạm vi rộng lớn từ quan điểm một quá trình như sơ đỗ ở hình dưới đây: —.S Quản lý sự thực hiện a

DAU VAO ĐẦU RA

Quan điểm s Quá trình triển khai Sự hoàn thành

a > chién luge —> chiến lược chiến lược Y Đo lường sự thực hiện

Hình 2.2: Quả trình đo lường và quản lý sự thực hiện (Kagioglou, 2001)

2.3 Một số đo lường sự thực hiện

Trang 27

Tableau de Bord được phát triển tại pháp vào đầu thế kỷ 19 Mục đích ban

đầu của Tableau de Bord là tìm kiếm phương pháp cải tiến quá trình sản xuất sản

phâm Việc kết hợp 2 phương pháp đo lường tài chính và phi tài chính thành một

khung đo lường chung là một bước phát triển đáng ghi nhận

Các đo lường được lựa chọn và điều chỉnh bởi thuyết mang tính tổ chức như

là quan điểm và nhiệm vụ Tuy nhiên, theo Epstein và Manzoni (1997), khung

đolường còn tồn tại nhiều nhược điểm như: có khuynh hướng chú trọng nhiều vào

các đo lường tài chính, có ít đo lường phi tài chính cần được thực hiện; tốn

nhiều tài liệu và thông tin để được kết quả đo lường; chú trọng vào các mục tiêu nội bộ Nhiệm vụ —ừ| Mụwctiêu |———> KSF — KPI Quan diém

Hinh 2.3: So dé khung đo lường (Tableau de Bord, 1990)

@ Quan ly bằng mục tiêu (MOB: 1960 - 1970):

Khung đo lường “Quản ly bằng mục tiêu — Management By Objectives”

được Peter Drucker giới thiệu vào những năm cuối thập kỷ 50 Điểm cơ bản của hệ

thống đo lường này là nguyên tắc: việc thành công của một tổ chức dựa trên nỗ lực của tổ chức Humble (1970) và Armstrong & Baron (1998) cũng đã mô tả

Trang 28

Ké hoach Ké hoach chiến thuật — chién luge

Phat trién quan ly: — Sự lựa chọn | | i - Swké thira

Xem xét va Cac mục tiểu

— Huấn luyện quản lý đơn vị vả ke ~~ hoach cai tién

- Các kết quả chủ yếu - — Kế hoạch cải tiến

Hình 2.4: Biéu dé chu trinh MBO (Humble, Armstrong & Baron, 1998)

Các nguyên lý của MBO khuyến khích các nhà quản lý vạch ra các mục tiêu thông qua quá trình tham gia của các nhân viên Các mục tiêu đơn giản hơn như là

thỏa mãn đối với công việc, tỉnh thần làm việc theo nhóm trở thành những mục

tiêu giúp ích cho việc đo lường

MBO nhắn mạnh cho các nhà quản lý thấy rằng lợi nhuận không phải các

chỉ số chủ yếu của sự thực hiện; ngoài ra, có còn chú trọng đến khái niệm sự tương đẳng của các mục tiêu Tuy nhiên, MBO không được sử dụng rộng rãi một cách

thành công như là một công cụ quản lý, một số nhà nghiên cứu cho rằng MBO đặt trên quan điểm của nhà quản lý, loại vai trò của nhân viên khi lựa chọn các mục tiêu

@ Ma tran của sự thực hiện (1986 - 1997):

Ma trận của sự thực hiện được phát triển lần đầu tiên vào năm 1986 bởi Felix và riggs Năm 1997, Abernathy mô tả ma trận của sự thực hiện như là

một khung của sự thực hiện tạo thành bởi một nhóm các chỉ số đo lường sự thực

hiện

Ma trận của sự thực hiện là một trong những cấu trúc đo lường thực hiện đầu tiên dựa trên báo cáo của bộ đo lường cân bằng Khái niệm của cân bằng và đo

lường cân bằng được thể hiện xuyên suốt ma trận của sự thực hiện của Felix và

Trang 29

sự thực hiện cân bằng, được xem là bước đầu cho bảng chỉ tiêu cân bằng tổng hợp

Balance Scorecard (BSC) mà Kalpan và Norton phát triển sau này

$ Mô hình quản lý chất lượng ở Châu Âu:

Trong nhiều thập niên qua, nhiều hệ thống đo lường chất lượng được

áp dụng với mục đích cải tiến sự thực hiện Các mô hình được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu là mô hình “Quản lý chất lượng cho các tổ chức châu Âu”

(European Foundation for Quality Management — EFQM, hình 2.5), ở Mỹ là mô hình “Quản lý chất lượng quốc gia Malcolm Baldrige” (Malcolm Baldrige National Quality Award -MBNQA) va 6 Nhat 1a mé hinh “Deming Prize”

Các mô hình EFQM và Baldrige đã được nhiều ứng dụng hiệu quả trong hơn mười năm qua Các mô hình này được sử dụng như là sơ đồ đo lường sự thực hiện

Cả hai mô hình đều chứa đựng các tiêu chuẩn yêu cầu đo lường kết quả Khả năng thực hiện Kết quả thưc hiên > —> Con người Kết quả về - con người sz = Ỷ Chính sách 3 Kết quả vẻ 4 = nh sắc, = et qua ve 3 2 a và chiên lược a khach hang & 3 Ề 6 3 Đối tác và Kế quả về 45 nguồn lực xã hội = < Sư đổi mới và nghiên cứu

Hình 2.5: Mô hình quản lý chất lượng của các tổ chức châu Âu EFQM (2002)

2.4 Đo lường sự thực hiện chiến lược bằng balanced scorecard 2.4.1 Tổng quan vé Balance Scorecard:

Trang 30

này là phù hợp trong quá khứ, nhưng trong thế giới kinh doanh hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý dựa trên một bộ các chỉ số đo tốt hơn và hoàn thiện hơn

Đầu tiên BSC được biết đến như là một hệ thống đo lường sự hoàn thành

Sau đó, BSC được ứng dụng để phát triển hệ thống chiến lược cho tô chức

Balanced Scorecard đã nhắn mạnh sự đo lường tài chính và phi tài chính phải là một

phan quan trong trong hệ thống thông tin trong mọi tổ chức Các yếu tố về tài chính

và phi tài chính được xem là có ảnh hưởng đến việc hoàn thành chiến lược sẽ được đo lường thông qua một bộ các chỉ số thực hiện KPI (Key Performance Indicator) Lý thuyết BSC nhấn mạnh rằng “để quản lý chiến lược trong tổ chức thì phải đo

lường sự thực hiện chiến lược đó thông qua các chỉ số thực hiện KPI sau khi phân tích quá trình hoạt động của tổ chức” Quan điểm và chiến lược của tổ chức là nền

tảng của toàn bộ hệ thống đo lường theo lý thuyết Balanced Scorecard, việc thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa các tiêu chí có mối quan hệ đến mọi bộ phận trong tổ chức Mục tiêu có vị trí cao nhất trong hệ thống đo lường này là mục tiêu của tổ chức về mặt tài chính, sau đó là sự hài lòng của khách hàng mà điều kiện tiên quyết

để thực hiện tốt điều này là hiệu quả của quá trình hoạt động nội bộ Điều này

khăng định kỹ năng của nhân viên thông qua việc duy trì công tác nghiên cứu và

Trang 31

Hình 2.6: Mô hình BSC của Kaplan & Norton, 1996

Bốn khía cạnh của Balanced Scorecard có thể tóm lược như sau:

a Tai chính:

Doanh nghiệp đo lường và giám sát các yêu cầu và các kết quả về tài chính Các phép đo tài chính là yếu tế rất quan trọng của BSC, đặc biệt trong thế giới mà ai cũng quan tâm đến lợi nhuận hiện nay Các phép đo ở khía cạnh này cho chúng ta

biết chiến lược có được thực hiện để đạt được các kết quá cuối cùng bay không

Chúng ta có thé tap trung toàn bộ nỗ lực và khả năng của chúng ta vào việc cải tiến sự thỏa mãn của khách hàng, chất lượng, giao hàng đúng hạn hoặc hàng loạt vấn đề khác nhưng nếu không chỉ ra những tác động tích cực đến chỉ số tài chính của tổ chức thì những nỗ lực của chúng ta cũng bị giảm bớt giá trị Thông thường chúng ta quan tâm tới các chỉ số truyền thống như: lợi nhuận, tăng doanh thu, và các giá trị

kinh tế khác

b Khách hàng:

Đo lường và giám sát sự thỏa mãn khách hàng và các yêu cầu về các kết hoạt

Trang 32

được hiểu mở rộng đến các khách hàng là khách hàng nội bộ là các nhà điều hành Khi lựa chọn những phép đo đối với khía cạnh về Khách hàng để làm BSC, các tổ

chức phải trả lời hai câu hỏi quan trọng: Ai là khách hàng mục tiêu của tổ chức, và cái gì thực sự là giá trị mà chúng †a phục vụ khách hàng?

c Quả trình nội bộ:

Đo lường & giám sát các chỉ số và các yêu cầu của các quá trình trọng yếu trong nội

bộ doanh nghiệp hướng đến khách hàng Đối với Khía cạnh về khách hàng của thẻ

cân bằng điểm (BSC), cần phải xác định các quá trình chính của tổ chức cần thực hiện để thường xuyên gia tăng giá trị cho khách hàng và cuối cùng là các cỗ đông

d Hoc tập & phát triển:

Tập trung vào cách thức doanh nghiệp giáo dục & đào tạo nhân viên, nâng

cao kiến thức và cách thức doanh nghiệp đã sử dụng các kiến thức này dé duy trì lợi

thế cạnh tranh trong thị trường

Tiêu chí về đào tạo và phát triển xác định cơ sở hạ tầng của tổ chức nhằm tạo

ra sự phát triển và cải thiện lâu dài Vì thế, tổ chức phải đầu tư cho việc nâng cao kỹ

năng làm việc của nhân viên, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị làm việc, cải tiễn quá

trình thực hiện cũng như ngày càng hoàn thiện cơ cấu tổ chức Sự đo lường ở tiêu

chí này cũng xác định sự thỏa mãn của nhân viên, sự đãi ngộ đối với nhân viên,

công tác huấn luyện, đào tạo nhân viên, sự trang bị đầy đủ các kiến thức để ứng dụng công nghệ mới vào công việc nhằm nâng cao tính cạnh tranh của tổ chức

Các chỉ số được lựa chọn và đo lường trong các tiêu chí trên sẽ là các thành

phân trong chuỗi các mối quan hệ nhân-quả, cho thấy mối quan hệ giữa các đo

lường kết quả đầu ra và các động lực hoàn thành Mối liên hệ nhân - quả sẽ cho các

nhà quản lý thấy được việc cải thiện một khu vực nào đó có thể đạt được nhờ vào

các nhân tố khác hay không

Các chỉ số được lựa chọn và đo lường trong các tiêu chí trên sẽ là các thành

phần trong chuỗi các mối quan hệ nhân-quả, cho thấy mối quan hệ giữa các đo

lường kết quả đầu ra và các động lực hoàn thành Mối liên hệ nhân-quả sẽ cho các

nhà quản lý thấy được việc cải thiện một khu vực nào đó có thể đạt được nhờ vào

Trang 33

2.4.2 Mỗi quan hệ nhân - quả trong Balance Scorecard:

Mồi quan hệ Nhân Quả - "Thuyết Z”

“nêu chúng tạ cô

người phd hop”

Segal ewe rm OD ro tae Pet med tie eta Mere 2

Hình 2.7: Mô hình mỗi quan hệ nhân quả của BSC

(Nguôn: Trường Đại học Ngoại Thương - Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế)

Theo quan điểm của Norton và Kaplan thì một chiến lược là một hệ thống

các các giả thuyết về nguyên nhân và kết quả Mối quan hệ nhân — quả này được

diễn đạt bởi một chuỗi các tình huống nếu — thì

Thẻ điểm được xây dựng riêng sẽ cung cấp các thông tin về chiến lược của

bộ phận kinh doanh thông qua một chuỗi tiếp nối các mối quan hệ nhân — quả Hệ

thống đo lường sẽ thực hiện các mối quan hệ (giả thuyết) giữa mục tiêu (và đo lường) trong các khía cạnh rõ ràng để các mục tiêu này có thể được quản lý và có

Trang 34

Sự thỏa mãn khách hàng sẽ cho

lợi nhuận tốt hơn f

Sự tiền triển của công việc sẽ dẫn dén khach hang tang sy théa man

Nhân viên được trao quyền và

được huấn luyện sẽ cai thiện cách

họ thực hiện công việc

I

Kiến thức và kỹ năng của nhân

viên là nên tảng cho tất cả sự đôi

mới vả mọi sự cái thiện

Hinh 2.7: Quan hé nhan - qua trong Balanced ScoreCard (Kaplan & Norton, 1996) 2.5 Cai tién balanced scorecard

Theo ly thuyét nêu trên, việc áp dụng balanced scorecard duoc dự trân 4 tiêu chí: tài chính, khách hàng, học tập — phát triển, quá trình nội bộ Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình nêu trên tại Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM thì tiêu chí tài chính

Trang 35

Sự thỏa mãn khách hàng là Một trong những tiêu chí U Sự tiên trién của công việc sẽ dẫn đến khách hàng u

Nhân viên được trao quyên

và được huân luyện sẽ cải thiện cách họ thực hiện lì Kiên thức và kỹ năng của

nhân viên là nên tảng cho

tat ca su đôi mới và moi sư

Trang 36

CHUONG 3

Trang 37

3.1 Tổng quan

3.1.1 Giới thiệu Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh

Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng (đân dụng và công nghiệp), vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, dịch vụ công và các hoạt động xây dựng có liên quan trên địa bàn thành phó

Sở Xây dựng chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp

vụ của Bộ Xây dựng

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của ngành xây dựng TP Hồ Chí

Minh, sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, Ủy ban quân quản Sài Gòn — Gia

Định đã quyết định thành lập 01 bộ phận quản lý xây dựng gọi là Ban Xây dựng

cơ bản có nhiệm vụ tiếp quản nhà trống, vắng chủ để thực hiện chức năng quản lý

nhà nước về nhà đất — xây dựng và tổ chức cấp giấy chứng nhận đăng ký nhà cửa Đến cuối năm 1975, Ban Xây dựng cơ bản được chuyển thành Sở Kiến trúc —

quản lý nhà đất Tháng 3/1976, Ủy ban nhân đân thành phố quyết định tách Sở

Kiến trúc — quản lý nhà đất thành 02 Sở riêng biệt là Sở Xây dựng và Sở Quản lý

nhà đất — công trình cộng cộng

Năm 1979, UBND thành phố ban hành quyết định thành lập lại Ban Xây

dựng cơ bản nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ xây dựng cơ bản của

thành phố Đến tháng 11/1982, Ban Xây dựng cơ bản được đổi tên thành Ủy ban

xây dựng cơ bản TP Hồ Chí Minh Năm 1989, UBND thành phố quyết định hợp

nhất Ủy ban xây dựng cơ bản và Sở Xây dựng thành 01 tổ chức mới lấy tên là Sở

Xây dựng TP Hồ Chí Minh

3.1.2 Giới thiệu ngành Thanh tra và Thanh tra Sở Xây dựng thành phố

Hồ Chí Minh

a Ngành Thanh tra Việt Nam

Ngay trong những ngày đầu xây dựng chính quyền nhân dân, Chủ tịch Hồ

Chí Minh và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã nhận được khá nhiều ý kiến

Trang 38

tỏ nguyện vọng cần sớm chấm đứt các hiện tượng, việc làm sai trai của một số nhân viên trong bộ máy chính quyền các cấp, nhất là ở các địa phương Từ thực tế đó,

ngày 04/10/1945, lần đầu tiên cuộc họp Hội đồng Chính phủ đã đưa ra vấn đề thành

lập tổ chức Thanh tra Trong lúc chờ đợi có một sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra,

Chính phủ giao cho cấp trên quyền xét xử cấp dưới và đề nghị Bộ Nội vụ lập một

Uỷ ban Thanh tra hành chính để đi điều tra công việc hành chính ở các địa phương Ngày 13/11/1945, Hội đồng Chính phủ đã nhất trí với đề nghị của đồng chí

Phạm Ngọc Thạch về việc tổ chức Ban Thanh tra của Chính phủ để phái đi các tỉnh,

Ban thanh tra này có quyền đưa những người lầm lỗi ra xử trước Toà án đặc biệt

Sau khi thảo luận, Hội đồng Chính phủ quyết định giao cho đồng chí Phạm Ngọc

Thạch dự thảo một đề án về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra, đồng thời,

quyết định thành lập ở mỗi bộ một Ban Thanh tra đặt dưới quyền viên Thanh tra

hành chính do Bộ Nội vụ cử Các Ban Thanh tra này có quyền phạt những người làm sai và khen thưởng những người làm tốt

Ngày 14/11/1945, Hội đồng Chính phủ đã họp đẻ thảo luận đề án thành lập

Ban Thanh tra đặc biệt do đồng chí Phạm Ngọc Thạch dự thảo và trình bày Sau khi

thảo luận, Hội đồng Chính phủ quyết định ban hành nghị định thành lập một Ban

Thanh tra đặc biệt của Chính phủ

Sau một thời gian chuẩn bị các thủ tục, văn bản và nhân sự, ngày

23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh

tra đặc biệt Tiếp đó, ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh sé 80-SL

cử các ơng Bùi Bằng Đồn và Cù Huy Cận vào Ban Thanh tra đặc biệt Do yêu cầu

cấp thiết trước mắt, nhiệm vụ của Ban Thanh tra đặc biệt là thường xuyên nghiên cứu và giải quyết các đơn, thư khiếu nại và phản ánh của các tầng lớp nhân dân từ

khắp các địa phương gửi lên Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 01/4/1990, Pháp lệnh Thanh tra - một văn bản mang tính pháp lý cao được công bố Pháp lệnh Thanh tra gồm 6 chương, 41 điều quy định về hệ thống tổ

chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Nhà nước, tổ chức Thanh tra nhân dân và trình tự thanh tra, Ủy ban Thanh tra Nhà nước được đổi thành Thanh tra Nhà nước

Trang 39

Nam về công tác thanh tra, tạo cơ sở pháp lý và xác định rõ vị trí của công tác thanh

tra trong sự nghiệp đổi mới đất nước

Pháp lệnh Thanh tra ra đời đã đáp ứng được đòi hỏi cấp bách lúc đó là giữ

vững trật tự, kỷ cương trong các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội

chủ nghĩa, đảm bảo cho quá trình đổi mới là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức Bên cạnh đó, Pháp lệnh còn có ý nghĩa quan trọng góp phần thực thi có hiệu quả các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa VI vào cuối những năm 80

Trước đòi hỏi ngày càng tăng của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, trong xu thế toàn cầu hóa, vai trò và vị trí của ngành Thanh tra được Đảng và Nhà nước coi trọng Ngày 16/6/2004, Quốc hội thông qua Luật Thanh tra và ngày

26/4/2004, Chủ tịch nước công bế Luật Thanh tra Điều đó khẳng định tầm quan trọng của công tác thanh tra trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

mà Đại hội Đảng IX năm 2001 đề ra Luật Thanh tra là văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước đối với ngành Thanh tra gồm 5 chương, 7Ô điều quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, hệ thống tổ chức của ngành Thanh tra Sự ra đời của Luật

Thanh tra góp phần khắc phục sự hoạt động độc lập của các tổ chức thanh tra

chuyên ngành với tổ chức Thanh tra nhà nước cấp Bộ đã tồn tại nhiều năm, gây

những khó khăn, trở ngại cho Bộ trưởng, thủ trưởng ngành quản lý các hoạt động

thanh tra, kiểm tra của Bộ

b Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ Chi Minh

Thanh tra Sở Xây dựng được thành lập theo Quyết dinh s6 85/QD-UBND

ngày 23/3/1991 của UBND thành phố; Thanh tra Sở Xây dựng hoạt động thuộc hệ thống thanh tra chuyên ngành xây dựng

Ngày 18/7/2003, UBND thành phố chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về nhà ở từ Sở Địa chính Nhà đất sang Sở Xây dựng và hoạt động của Thanh tra Sở cũng từng bước được củng có để phù hợp với tình hình mới với quyết tâm là phải hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, Thanh tra Sở Xây dựng đã

luôn nổ lực hết sức nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới của thành phố, xứng đáng

Trang 40

Cùng với sự phát triển, Thanh tra ngành xây dựng trong những năm qua đã

có những thay đổi, bố sung để phù hợp với quy định của ngành Thanh tra nói

chung, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định Trong những năm qua,

Thanh tra Sở Xây dựng Thành phó Hồ Chí Minh đã có những bước tiến vượt bậc

trong hoạt động của mình để góp phần đáp ứng nhiệm vụ được giao

3.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở xây dựng thành phố Hồ Chí

Minh và Thanh tra Sở Xây dựng:

1 Xây dựng chương trình kế hoạch hàng năm về Thanh tra hành chính và Thanh tra chuyên ngành xây dựng trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực

hiện chương trinh kế hoạch đó

2 Thực hiện nhiệm vụ Thanh tra hành chính (thanh tra việc thực hiện chính

sách, quy định pháp luật, nhiệm vụ được giao của tổ chức, cá nhân thuộc thấm quyền quản lý trực tiếp của Sở Xây dựng) :

a) Thanh tra, báo cáo kết quả xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thấm quyền

quyết định xử lý;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các bên có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính theo hướng dẫn của Thanh tra Thành

l A

pho

c) Thanh tra vụ, việc khác do Giám đốc Sở giao

3 Thực hiện nhiệm vụ Thanh tra chuyên ngành theo điều 11 Nghị định 26/2013/NĐ-CP ngày 29/34/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng :

1 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc:

Ngày đăng: 04/09/2017, 22:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w