1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Các yếu tố rủi ro trong quá trình thi công phần ngầm nhà cao tầng áp dụng cho các công trình tại thành phố hồ chí minh

168 696 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 4,29 MB

Nội dung

II- Nhiệm vụ và nội dung:  Nghiên cứu một cách hệ thống lý thuyết về hai phương án thi công cho bộ phận kết cấu phần ngầm nhà cao tầng là Cọc khoan nhồi và Cọc barrette;  Nghiên cứu c

Trang 1

-

ĐÀM LÊ MINH THÔNG

CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG PHẦN NGẦM NHÀ CAO TẦNG

Trang 2

-

ĐÀM LÊ MINH THÔNG

CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG PHẦN NGẦM NHÀ CAO TẦNG

Trang 3

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Ngô Quang Tường

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM

ngày 10 tháng 4 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

TS LƯƠNG ĐỨC LONG

Trang 6

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và Công nghiệp MSHV: 1341870028

I- Tên đề tài: Các yếu tố rủi ro trong quá trình thi công phần ngầm nhà cao tầng, áp dụng cho các công trình tại thành phố Hồ Chí Minh

II- Nhiệm vụ và nội dung:

 Nghiên cứu một cách hệ thống lý thuyết về hai phương án thi công cho bộ phận kết cấu phần ngầm nhà cao tầng là Cọc khoan nhồi và Cọc barrette;

 Nghiên cứu các phương pháp thi công Bottom Up, Top Down và Sơ mi Top Down cho tầng hầm nhà cao tầng;

 Nghiên cứu tổng quan về rủi ro, lý thuyết rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động xây dựng;

 Đưa ra những yếu tố rủi ro thường gặp nhất trong quá trình thi công phần ngầm nhà cao tầng và kiến nghị biện pháp hạn chế rủi ro

III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/9/2014

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/3/2015

V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Ngô Quang Tường

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm

ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện Luận văn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đàm Lê Minh Thông

Trang 8

LỜI CÁM ƠN

Lời nói đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô đã tận tâm giảng dạy

và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu, giúp tôi có được nền tảng kiến thức hữu ích trong suốt quá trình học tập

Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn luận văn là PGS.TS Ngô Quang Tường Thầy đã hết mực chỉ bảo và hướng dẫn hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn, các anh chị đồng nghiệp của tôi, những người đã nhiệt tình góp ý cho đề tài, hỗ trợ tài liệu, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành biết ơn các Cán bộ, nhân viên Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường

Cuối cùng, tôi xin đặc biệt cảm ơn Cha mẹ, Anh chị em và các thành viên trong gia đình đã luôn luôn hỗ trợ tôi về vật chất và tình thần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 03 năm 2015

Học viên thực hiện luận văn

Đàm Lê Minh Thông

Trang 9

Thông qua một nghiên cứu toàn diện với các tài liệu và phỏng vấn sâu các chuyên gia đầu nghành đã xác định đƣợc 42 yếu tố rủi ro trong quá trình thi công phần ngầm nhà cao tầng Các câu hỏi đƣợc gửi đến các nhóm đối tƣợng là đơn vị thi công và

tƣ vấn giám sát để khảo sát Các câu hỏi đƣợc so sánh xếp hạng và phân tích nhân tố,

kết quả tìm đƣợc 5 nhóm nhân tố rủi ro chính là: (i) Nhà thầu thiếu kinh nghiệm trong thi công phần ngầm nhà cao tầng; (ii) Rủi ro trong quá trình vận hành máy móc thiết bị thi công; (iii) Rủi ro do công tác khảo sát không đƣợc quan tâm chặt chẻ; (iv) Rủi ro do biện pháp thi công không đảm bảo; (v) Rủi ro do khuyết tật bê tông

Trang 10

ABSTRACT

Underground construction of tall buildings is the most difficult stage and also face many risks However, the risk is not always easy to recognize and classify dangerous levels of risk by those involved in the project, especially the audience directly on the site is the construction and supervision consultants

With multiple methods of construction high buildings as part of the underground: Bored piles, piles barrette, methods of construction Top Down, Bottom

Up and Semi Top Down which there are other ancillary measures such as system shoring bracing, shoring Kingpost, soil cement pile And with each method of construction so there will be a lot of risks that may occur

Through a comprehensive study of the documents and interviews of industry experts have identified 42 risk factors in the construction of high buildings underground The questions were sent to the target group is the construction and supervision consultants to survey The question is compare ratings and factor analysis,

results were five groups of risk factors are: (i) The Contractor lacks experience in underground construction of high buildings; (ii) risks in the operation of construction machinery; (iii) Risk of survey work is not strictly concerned; (iv) Risk of construction methods are not guaranteed; (v) Risk of concrete defects

Trang 11

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH xv

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 5

1.4 Phạm vi nghiên cứu 5

1.5 Đóng góp của nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 7

2.1 Định nghĩa và phương pháp thi công 9

2.1.1 Cọc khoan nhồi 9

2.1.1.1 Phương pháp thi công 10

2.1.1.2 Công tác chuẩn bị 13

2.1.1.3 Triển khai thi công 14

2.1.1.4 Kiểm tra chất lượng cọc 18

2.1.1.5 Kiểm tra sức chịu tải cọc khoan nhồi 19

Trang 12

2.1.1.6 Kết luận và các yếu tố rủi ro của phương pháp thi công trên 19

2.1.2 Tường tầng hầm - Cọc barrette 22

2.1.2.1 Phương pháp thi công 23

2.1.2.2 Kết luận và các yếu tố rủi ro của phương pháp thi công trên 25

2.2 Các phương pháp thi công tầng hầm 26

2.2.1 Phương pháp Bottom Up 26

2.2.1.1 Thi công cọc kingpost 27

2.2.1.2 Thi công phun vữa xi măng – đất (Jet Grouting) 28

2.2.1.3 Thi công hệ giằng chống (hệ Shoring) 30

2.2.1.4 Thi công đào đất 32

2.2.2 Phương pháp thi công Top Down 41

2.2.2.1 Hạ mực nước ngầm 42

2.2.2.2 Quy trình thi công Top Down 43

2.2.3 Phương pháp sơ mi Top down 50

2.3 Kết luận 51

2.4 Tổng quan về rủi ro 51

2.4.1 Định nghĩa rủi ro 51

2.4.2 Phân loại rủi ro 52

2.4.3 Quản lý rủi ro 53

2.4.4 Các nghiên cứu về rủi ro trong xây dựng trước đây 54

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56

3.1 Quy trình nghiên cứu 56

3.2 Xác định các yếu tố rủi ro trong quá trình thi công phần ngầm nhà cao tầng 57

3.3 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu (xem phụ lục 3) 58

Trang 13

3.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu 58

3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi 58

3.4.2 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát 59

3.4.3 Xác định số lượng mẫu 60

3.4.4 Thu thập dữ liệu 61

3.4.5 Kiểm định thang đo 61

3.4.6 Kiểm định trị trung bình tổng thể 62

3.4.6.1 Kiểm định T-test 62

3.4.6.2 Kiểm định Mann-Whitney 63

3.4.7 Kiểm định hệ số tương quan hạng Spearman 64

3.4.8 Phân tích nhân tố 64

3.4.8.1 Khái niệm về phân tích nhân tố 64

3.4.8.2 Phân tích ma trận tương quan và sự phù hợp của phân tích nhân tố 64

3.4.8.3 Số lượng nhân tố được trích xuất 65

3.4.8.4 Xoay nhân tố 65

3.4.8.5 Đặt tên và giải thích các nhân tố 66

3.4.9 Phân tích ANOVA 66

3.4.10 Kiểm định Kruskal-Wallis 67

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 69

4.1 Làm sạch dữ liệu 69

4.2 Phân tích dữ liệu 69

4.2.1 Thống kê mô tả 69

4.2.1.1 Đơn vị công tác của các đối tượng khảo sát 69

4.2.1.2 Kinh nghiệm của các đối tượng khảo sát 70

Trang 14

4.2.1.3 Chức vụ công tác của người trả lời khảo sát 71

4.2.1.4 Lĩnh vực công tác của các đối tượng khảo sát 72

4.2.1.5 Quy mô tầng hầm lớn nhất mà các đối tượng khảo sát từng thi công 72

4.2.1.6 Kinh phí lớn nhất của các công trình đã thi công 73

4.2.2 Kiểm định thang đo 74

4.2.2.1 Kiểm định thang đo khả năng xảy ra 74

4.2.2.2 Kiểm định thang đo mức độ ảnh hưởng: 76

4.2.2.3 Kiểm định lại thang đo khả năng xảy ra 77

4.2.2.4 Kiểm định lại thang đo mức độ ảnh hưởng: 79

4.2.3 Kiểm định trị trung bình tổng thể 80

4.2.3.1 Kiểm định trung bình khả năng xảy ra giữa các nhóm 81

4.2.3.2 Kiểm định trung bình mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm 82

4.2.4 Xếp hạng các yếu tố rủi ro 83

4.2.4.1 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm Đơn vị thi công 84

4.2.4.2 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm Tư vấn Giám sát 86

4.2.4.3 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm chung 88

4.2.4.4 So sánh xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm các nhóm chung 90

4.2.4.5 Kiểm định tương quan xếp hạng các yếu tố rủi ro giữa các nhóm 92

4.3 Phân tích nhân tố 93

4.3.1 Kiểm định hệ số KMO và Bartlett’s test 96

4.3.2 Số lượng nhân tố được trích xuất 96

4.3.3 Tương quan giữa các nhân tố và các biến 98

4.3.4 Kết quả phân tích nhân tố 99

4.3.5 Đánh giá kết quả 102

Trang 15

4.3.5.1 Nhân tố rủi ro thứ nhất: Nhà thầu thiếu kinh nghiệm và trách nhiệm trong

thi công phần ngầm nhà cao tầng 102

4.3.5.2 Nhân tố rủi ro thứ hai: Rủi ro trong quá trình vận hành máy móc thiết bị thi công 102

4.3.5.3 Nhân tố rủi ro thứ ba: Rủi ro do công tác khảo sát không được quan tâm chặt chẻ 103

4.3.5.4 Nhân tố rủi ro thứ tư: Rủi ro do biện pháp thi công không đảm bảo 104

4.3.5.5 Nhân tố rủi ro thứ năm: Rủi ro do các khuyết tật bê tông 104

4.4 Phân tích tích ANOVA và kiểm định Kruskal-Wallis 105

4.4.1 Phân tích phương sai về kinh nghiệm giữa các nhóm về nhân tố rủi ro thứ nhất 106

4.4.2 Phân tích phương sai về kinh nghiệm giữa các nhóm về nhân tố rủi ro hai.107 4.4.3 Phân tích phương sai về kinh nghiệm giữa các nhóm về nhân tố rủi ro thứ ba 108

4.4.4 Phân tích phương sai về kinh nghiệm giữa các nhóm về nhân tố rủi ro thứ tư 109

4.4.4 Phân tích phương sai về kinh nghiệm giữa các nhóm về nhân tố rủi ro thứ năm 110

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH SỰ CỐ CÁC CÔNG TRÌNH 113

5.1 Công trình thứ nhất: Cao ốc Pacific 113

5.1.1 Thông tin chung 113

5.1.2 Phân tích sự cố 114

5.1.3 Kết luận 114

5.2 Công trình thứ hai: Cao ốc Saigon Residences 115

5.2.1 Thông tin chung 115

5.2.2 Phân tích sự cố 115

Trang 16

5.2.3 Kết luận 116

5.3 Công trình thứ ba: Khu đô thị Sala 116

5.3.1 Thông tin chung 116

5.3.2 Phân tích sự cố 117

5.3.3 Kết luận 117

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118

6.1 Kết luận 118

6.2 Kiến nghị 119

6.2.1 Giải pháp quản lý rủi ro 119

6.2.2 Với hướng nghiên cứu tiếp theo 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

Trang 18

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Giá trị sản xuất của ngành xây dựng so với một số ngành khác 1

Bảng 2.0: Lựa chọn phương án thi công cọc phần ngầm nhà cao tầng 7

Bảng 2.1 Chỉ tiêu cơ lý của bentonite 14

Bảng 2.2: Thông số cọc 18

Bảng 2.3 Cấp phối (dự kiến) dùng để chế tạo vữa Xi măng – Nước 29

Bảng 2.4 Thống kê các công trình thi công bằng phương pháp Top Down 42

Bảng 3.0 Xác định các yếu tố rủi ro trong quá trình thi công phần ngầm nhà cao tầng 57

Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu 60

Công thức 3.2 61

Bảng 4.1 Đơn vị công tác của các đối tượng khảo sát 69

Bảng 4.2 Kinh nghiệm của các đối tượng khảo sát 70

Bảng 4.3 Chức vụ công tác của người trả lời khảo sát 71

Bảng 4.4 Lĩnh vực công tác của các đối tượng khảo sát 72

Bảng 4.5 Quy mô tầng hầm lớn nhất mà các đối tượng khảo sát từng thi công. 72

Bảng 4.6 Kinh phí lớn nhất của các công trình đã thi công 73

Bảng 4.7 Hệ số Item-Total Correclation khả năng xảy ra 74

Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha khả năng xảy ra 75

Bảng 4.9 Hệ số Item-Total Correclation mức độ ảnh hưởng 76

Bảng 4.10 Hệ số Cronbach’s Alpha mức độ ảnh hưởng 77

Bảng 4.11 Hệ số Item-Total Correclation khả năng xảy ra 77

Bảng 4.12 Hệ số Cronbach’s Alpha mức độ ảnh hưởng 79

Bảng 4.13: Hệ số Item-Total Correclation mức độ ảnh hưởng 79

Bảng 4.14 Hệ số Cronbach’s Alpha mức độ ảnh hưởng 80 Bảng 4.15 Tổng hợp kết quả kiểm định T-test và kiểm định Mann-Whitney 81 Bảng 4.16 Tổng hợp kết quả kiểm định T-test và kiểm định Mann-Whitney 82

Trang 19

Bảng 4.17 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm Đơn vị thi công 84

Bảng 4.18 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm Tư vấn Giám sát 86

Bảng 4.19 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm chung 88

Bảng 4.20 So sánh xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm các nhóm chung 90

Bảng 4.21 Hệ số tương quan hạng Spearman các yếu tố rủi ro giữa hai nhóm. 92

Bảng 4.22 Ma trận các rủi ro 93

Bảng 4.23 Bảng đánh thể hiện các trạng thái rủi ro 94

Bảng 4.24 Hệ số KMO và Bartlett’s test: 96

Bảng 4.25 Đại lượng Communalities 96

Bảng 4.25 Tổng phương sai được giải thích 97

Bảng 4.26 Ma trận nhân tố khi xoay 99

Bảng 4.27 Kết quả phân tích nhân tố 100

Bảng 4.28 Kết quả kiểm định sự bằng nhau của phương sai nhân tố rủi ro thứ nhất 106

Bảng 4.29 Kết quả phân tích ANOVA 106

Bảng 4.30 Kết quả kiểm định kruskal-Wallis của nhân tố rủi ro thứ nhất 106

Bảng 4.31 Kết quả kiểm định sự bằng nhau của phương sai nhân tố rủi ro thứ hai 107

Bảng 4.32 Kết quả phân tích ANOVA 107

Bảng 4.33 Kết quả kiểm định kruskal-Wallis của nhân tố rủi ro thứ hai 107

Bảng 4.34 Kết quả kiểm định sự bằng nhau của phương sai nhân tố rủi ro thứ ba 108

Bảng 4.35 Kết quả phân tích ANOVA 108

Bảng 4.36 Kết quả kiểm định kruskal-Wallis của nhân tố rủi ro thứ ba 108

Bảng 4.37 Kết quả kiểm định sự bằng nhau của phương sai nhân tố rủi ro thứ tư 109

Bảng 4.38 Kết quả phân tích ANOVA 109

Trang 20

Bảng 4.39 Kết quả kiểm định kruskal-Wallis của nhân tố rủi ro thứ tư 109 Bảng 4.40 Kết quả kiểm định sự bằng nhau của phương sai nhân tố rủi ro thứ năm 110 Bảng 4.41 Kết quả phân tích ANOVA 110 Bảng 4.42 Kết quả phân tích sâu ANOVA 110 Bảng 4.43 Kết quả kiểm định kruskal-Wallis của nhân tố rủi ro thứ năm 111

Trang 21

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH

Hình 1.1 Cao ốc Residence tại Q.1, Tp.HCM thi công làm nghiêng chung cư

số 5 Nguyễn Siêu 2

Hình 1.2: Công trình tòa nhà Pacific tại Q.1, Tp.HCM làm sập trụ sở làm việc Viện Khoa học Xã hội miền Nam 3

Hình 2.1: Phương pháp thi công cổ điển – Phương pháp Chicago 11

Hình 2.2: Phương pháp thi công cổ điển – Phương pháp Gow 11

Hình 2.3 Quy trình thi công cọc khoan nhồi 12

Hình 2.4 Định vị hố khoan 14

Hình 2.5: Quy trình thổi rửa hố khoan 16

Hình 2.6 Kiểm tra khuyết tật cọc khoan nhồi bằng phương pháp siêu âm 19

Hình 2.7 Quy trình thi công tường vây barrette 23

Hình 2.8 Quy trình thi công tường vây barrette 24

Hình 2.9 Quy trình thi công tường vây barrette 25

Hình 2.10 Quy trình thi công cọc kingpost 27

Hình 2.11 Cọc xi măng đất chèn cọc vây tầng hầm 30

Hình 2.12 Thi công hệ giằng Shoring 31

Hình 2.13 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom Up 33

Hình 2.14 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom Up 33

Hình 2.15 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom Up 34

Hình 2.16 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom up 34

Hình 2.17 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom up 35

Hình 2.18 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom Up 35

Hình 2.19 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom Up 36

Hình 2.20 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom Up 36

Hình 2.21 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom Up 37

Hình 2.22 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom Up 37

Hình 2.23 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom Up 38

Trang 22

Hình 2.24 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom up 38 Hình 2.25 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom Up 39 Hình 2.26 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom up 39 Hình 2.27 Quy trình đào đất theo phương pháp Bottom Up 40 Hình 2.28 Thi công theo phương pháp Top Down 41 Hình 2.29 Quy trình thi công Top Down 44 Hình 2.30 Quy trình thi công Top Down 44 Hình 2.31 Quy trình thi công Top Down 45 Hình 2.32 Quy trình thi công Top Down 45 Hình 2.33 Quy trình thi công Top Down 46 Hình 2.34 Quy trình thi công Top Down 46 Hình 2.35 Quy trình thi công Top Down 47 Hình 2.36 Quy trình thi công Top Down 47 Hình 2.37 Quy trình thi công Top Down 48 Hình 2.38 Quy trình thi công Top Down 48 Hình 2.39 Quy trình thi công Top Down 49 Hình 2.41 Rủi ro trong quá trình thi công phần ngầm 55 Hình 3.1 Sơ đồ khối của quy trình nghiên cứu 56 Hình 3.2 Sơ đồ khối của quy trình thiết kế bảng câu hỏi 59 Hình 4.1 Đơn vị công tác của các đối tượng khảo sát 69 Hình 4.2 Kinh nghiệm của các đối tượng khảo sát 70 Hình 4.3 Chức vụ công tác của người trả lời khảo sát 71 Hình 4.4 Lĩnh vực công tác của các đối tượng khảo sát 72 Hình 4.5 Quy mô tầng hầm lớn nhất mà các đối tượng khảo sát từng thi công

73

Hình 4.6 Kinh phí lớn nhất của các công trình đã thi công 74 Hình 4.7 Điểm của yếu tố rủi ro 83 Hình 4.8 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm Đơn vị thi công 86

Trang 23

Hình 4.9 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm Tƣ vấn Giám sát 88 Hình 4.10 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm chung 90 Hình 4.11 Biểu đồ Scree plot thể hiện giá trị Eignvalue của các nhân tố đƣợc

trích xuất 98

Hình 5.1: Mô phỏng nguyên nhân sự cố tại Công trình Pacific 114 Hình 6.1 Quản lý rủi ro 120

Trang 24

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, với sự khủng hoảng của nền kinh tế Thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của sự suy thoái này Điều này

đã đẩy rất nhiều doanh nghiệp đến bờ phá sản, trong đó có không ít công ty hoạt động

trong lĩnh vực xây dựng Sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động

đến ngành công nghiệp xây dựng đang phát triển mãnh mẽ tại Việt Nam bị khựng lại

bởi vì sự đổ vỡ của bong bóng bất động sản cũng như nhiều yếu tố phức tạp khác

Bảng 1.1 Giá trị sản xuất của ngành xây dựng so với một số ngành khác

(Nguồn: Tổng cục thống kê, ngày 13/5/2014)

Điều này đã đẩy sự cạnh tranh vốn đã khốc liệt trong nền công nghiệp xây dựng tại Việt Nam nói chung và tại Tp.HCM nói riêng càng thêm bội phần mạnh mẽ hơn "Tồn tại

hay không tồn tại" trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay luôn hiện diện trong bất cứ

công ty, xí nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hiện nay

Tại Tp.HCM, nơi tập trung rất nhiều công ty hoạt động xây dựng nhưng lại có không nhiều dự án nhà cao tầng mà chủ đầu tư đủ năng lực tài chính để triển khai trong

thời điểm hiện nay Với nguồn vốn ưu đãi 30.000 tỷ đồng hỗ trợ từ Chính phủ, lĩnh vực

nhà ở cho người thu nhập thấp đang được các công ty đua nhau giành lấy thị phần

Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như vậy, với chất lượng và tiến độ có thể xem

là như nhau thì giá dự thầu là yếu tố cạnh tranh chủ đạo, trong đó biện pháp thi công

Trang 25

được xem như chìa khoá để thành công của các công ty này, đặc biệt là thi công phần ngầm vì đây là hạng mục thi công chứa rất nhiều rủi ro trong mà khó có thể nói trước được điều gì

Với địa chất Tp.HCM nhìn chung rất phức tạp và cơ bản là nền đất yếu nên công tác thi công các nhà cao tầng tại Tp.HCM rất khó khăn, đặc biệt là những toà nhà cao tầng, siêu cao tầng Với mục đích nhận diện, phân tích các yếu tố rủi ro trong quá trình thi công phần ngầm các toà nhà cao tầng để đưa ra những đề xuất, kiến nghị về các rủi ro trên nhằm giúp các Chủ đầu tư, nhà thầu thi công dễ dàng có những quyết định về phương pháp thi công, về phương pháp thiết kế kết cấu toà nhà với phương châm: an toàn – chất lượng – tiến độ và hiệu quả

Một số hình ảnh cụ thể về sự cố công trình trong quá trình thi công phần ngầm

Hình 1.1 Cao ốc Residence tại Q.1, Tp.HCM thi công làm nghiêng chung cư số 5 Nguyễn

Siêu

Trang 26

Hình 1.2: Công trình tòa nhà Pacific tại Q.1, Tp.HCM làm sập trụ sở làm việc Viện

Khoa học Xã hội miền Nam

Đề tài Phân tích các yếu tố rủi ro trong quá trình thi công phần ngầm nhà

cao tầng, áp dụng cho các công trình tại thành phố Hồ Chí Minh được đề xuất, cấu

trúc của đề tài mô tả một cách tổng quan và chi tiết các phương pháp thi công phần ngầm nhà cao tầng hiện nay, với phương án cọc được lựa cho chủ yếu là Cọc khoan nhồi, Tường tầng hầm – cọc Barrete và phương án thi công tầng hầm được ưu tiên sử dụng là phương pháp Bottom Up, phương pháp Top Down và Sơ mi Top Down Trong

đó, tác giả sẽ giới thiệu các phương pháp chi tiết trong quá trình thi công Bottom Up, Top Down và Sơ mi Top Down như: thi công cọc Kingpost, hệ giằng Shoring, hạ mực nước ngầm, gia cố nền Jet-Grouting

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu

Xây dựng công trình nhà cao tầng là một lĩnh vực chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi

ro, trong đó bao gồm nhiều vấn đề như: khả năng tài chính của Chủ đầu tư, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu thi công và nhà thầu Tư vấn quản lý dự án, chính sách pháp luật và sự thay đổi liên tục của quy định pháp lý liên quan đến lĩnh vực xây dựng

Trang 27

Nhưng vấn đề được quan tâm hàng đầu chính là các rủi ro trong quá trình thi công phần ngầm và tầng hầm Có 4 nhóm yếu tố chính liên quan đến sự cố công trình,

đó là: yếu tố về không gian thi công, yếu tố về thời gian thi công, yếu tố liên quan đến con người ở trước và trong giai đoạn thi công và cuối cùng là yếu tố về giá trị công nghệ

Đối với công trình nhà cao tầng, đặc biệt là tại Tp.HCM, tầng hầm không những chỉ đơn giản là nơi làm chỗ đậu xe, đặt các phòng kỹ thuật điện, máy bơm…mà còn nhiều yếu tố quan trọng khác như:

+ Về mặt nền móng: Nhà cao tầng luôn có tải trọng rất lớn tập trung tại chân cột, gây ra áp lực rất lớn lên nền, móng công trình Trong quá trình thi công tầng hầm, một khối lượng đất đã được đào bỏ đi, đều này đã làm giảm tải trọng lên móng tầng hầm Với mực nước ngầm tại Tp.HCM, độ sâu các tầng hầm đều nằm dưới mực nước ngầm Do đó, có khả năng nước ngầm sẽ đẩy nổi công trình lên theo định luật Acsimet

và đều này giúp giảm tải cho móng công trình cũng như giảm lún công trình;

+ Về mặt kết cấu: Khi có tầng hầm, trọng tâm công trình sẽ được hạ thấp là tăng tính ổn định tổng thể công trình Công trình được ngàm vào đất nên giúp tăng khả năng chịu tải trọng ngang như gió, bão…;

Như ta đã biết, với địa chất rất yếu và phức tạp, việc thi công phần ngầm và tầng hầm nhà cao tầng tại Tp.HCM luôn là thách thức đối với các nhà thầu thi công Rủi ro luôn thường trực trong suốt quá trình thực hiện dự án, nếu các nguyên nhân rủi ro không được nhận dạng và kiểm soát được sẽ là vấn đề gây tranh cãi giữa các bên liên quan về hậu quả và trách nhiệm Đi kèm các rủi ro luôn là các hậu quả có thể lường trước hoặc không, nhưng đều là thiệt hại cho một bên hay nhiều bên theo một cách trực tiếp hay gián tiếp Việc hiểu biết để phòng tránh và đối mặt với nó là điều tối quan trọng, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu xử lý các trách nhiệm pháp lý không cần thiết phải là ưu tiên lớn (Trần Lê Nguyên Khánh, 2012) Các yếu tố rủi ro sẽ được phát triển cụ thể trong đề tài này

Trang 28

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

 Nghiên cứu một cách hệ thống lý thuyết về hai phương án thi công cho bộ phận kết cấu phần ngầm nhà cao tầng là Cọc khoan nhồi và Cọc barrette;

 Nghiên cứu các phương pháp thi công Bottom Up, Top Down và Sơ mi Top Down cho tầng hầm nhà cao tầng;

 Nghiên cứu tổng quan về rủi ro, lý thuyết rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động xây dựng;

 Tổng hợp tài liệu nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm thi công của các chuyên gia, kỹ sư xây dựng…, đưa ra những yếu tố rủi ro thường gặp nhất trong quá trình thi công phần ngầm nhà cao tầng và kiến nghị biện pháp hạn chế rủi ro

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu thực hiện khảo sát các công trình nhà cao tầng

trong phạm vi Tp.HCM trong những năm gần đây (2010 đến 2014)

Đối tượng khảo sát: Đối tượng nghiên cứu mà đề tài hướng đến là các Chuyên

gia, Giám đốc các dự án, Chỉ huy trưởng và Kỹ sư Tư vấn giám sát đã từng tham gia tại các công trình nhà cao tầng tại Tp.HCM

Góc độ phân tích: Phân tích nhìn từ góc độ của Đơn vị thi công và Tư vấn giám

sát , đơn vị trực tiếp tham gia tất cả công tác thi công tầng hầm để có cái nhìn cụ thể, chính xác nhất các rủi ro

1.5 Đóng góp của nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu cụ thể các rủi có hệ thống cũng

như các rủi khó nhận biết trong quá trình thi công để từ đó đưa ra mô hình cụ thể, chi tiết của hệ thống các rủi ro khi thi công phần ngầm

Ý nghĩa thực tiễn:

Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho các công ty xây dựng trong quá trình thi công kết cấu phần ngầm, đặt biệt là Cọc khoan nhồi, Cọc barrette và các phương pháp Top Down, Bottom Up và Sơ mi Top Down, cụ thể như sau:

Trang 29

- Với kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ giúp các Đơn vị thi công dễ dàng nhận thấy các rủi ro khi triển khai thi công phần ngầm nhà cao tầng tại Tp.HCM cũng như giúp các Giám sát, Kỹ sư trên công trình lường trước các tình huống khi triển khai công việc

- Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung vào cơ sơ xác định các yêu tố rủi ro khi hoạch định công việc

- Kết quả nghiên cứu còn giúp các kỹ sư trên công trình dễ dàng nhận thấy các rủi ro tiềm ẩn, khó nhận biết

- Phân tích, đánh giá các rủi ro từ công tác thi công phần ngầm nhà cao tầng tại Tp.HCM trước đây để đánh giá lại kết quả nghiên cứu

Trang 30

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

Thi công phần ngầm nhà cao tầng luôn là hạng mục tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất của các bên liên quan Do đó, tiến độ thi công của dự án luôn được trình lập lại sau khi hoàn tất quá trình thi công phần ngầm Nếu xây dựng được hệ thống quy trình nhận dạng, kiểm soát rủi ro thì tính cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sẽ tăng lên rất nhiều

Hiện nay, công tác thi công phần ngầm nhà cao tầng với địa chất yếu và phức tạp tại Tp.HCM gần như được các công ty xây dưng lựa chọn là phương án cọc khoan nhồi và cọc barrette do ưu điểm vượt trội của hai loại hình cọc chịu tải trọng lớn này, trong đó chi phí thi công cọc barrette luôn cao hơn so với cọc khoan nhồi, chênh lệch chi phí từ 9,421% đến 11,971% (Đoàn Quan Phương, 2012) Song song với các ưu điểm vốn có, hai loại hình cọc trên luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn trong quá trình thi công Các phương pháp hiện nay như: siêu âm thí nghiệm thử động biến dạng lớn (PDA), thí nghiệm biến dạng nhỏ kiểm tra chất lượng cọc (PIT), thí nghiệm nén tĩnh cọc tại hiện trường, thí nghiệm thử tải tĩnh bằng hộp tải trọng Osterberg, thí nghiệm Stanamic… chỉ đánh giá được khả năng chịu tải của cọc chứ chưa có hệ thống kiểm soát, nhận dạng các rủi ro để áp dụng vào công tác thi công phần ngầm nhà cao tầng

Quá trình thi công ngoài diễn ra ngoài công trình chịu tác động của rất nhiều yếu tố rủi ro, các yếu tố rủi ro tác động đến quá trình thi công là rất lớn như ngẫu nhiên

về tải trọng, vật liệu, kích thước hình học…và đặc biệt là yếu tố con người, chính yếu

tố này đã làm quá trình thi công không còn khách quan (Bảo và Hùng, 2014)

Bảng 2.0: Lựa chọn phương án thi công cọc phần ngầm nhà cao tầng

Trang 31

(b) Cọc bê tông D600 kết hợp tay chống hoặc thanh neo kết hợp tường ngăn nước

(b) Làm mái dốc kết hợp giếng thu nước

(c) Cọc đóng (cọc thép, bê tông cốt thép dự ứng lực + tường máng ngăn nước + tay chống hoặc thanh neo + dầm ở ngang lưng tường)

(c) Mái dốc cục bộ + tường đinh đất, (hoặc phun neo chống giữ)

(d) Tường gạch chắn giữ, làm mái dốc cục bộ + gia

(a) Làm dốc cục bộ + cọc

bê tông (D600)

(b) Tường liên tục (b=600-800) + tay chống hoặc thanh neo

(b) Làm dốc cục bộ + cọc đóng + tay chống hoặc thanh neo + tường mỏng ngăn nước

(c) Cọc đóng + tay chống hoặc thanh neo + tường mỏng ngăn nước

(c) Làm dốc cục bộ + tường ngầm liên tục ximăng đất + tường đinh đất (hoặc phun neo chắn giữ) + hạ mực nước

(d) Tường ngầm liên tục ximăng đất + tay chống hoặc thanh neo

(d) Làm dốc cục bộ + giữ hình vòm + hạ mực nước hoặc tường mỏng ngăn nước

Trang 32

H>10m

(a) Tường liên tục (D800-1000) + tay chống hoặc thanh neo

(a) Làm dốc cục bộ (D600-1000) + cọc bêtông + tay chống hoặc thanh neo + tường mỏng ngăn nước

(b) Cọc đường kính lớn (D800-1000) + tường mỏng ngăn nước+ nhiều tay chống hoặc thanh neo

(b) Làm dốc cục bộ + tường liên tục + tay chống hoặc thanh neo

( c) Tường liê n tục (hoặc cọc đường kính lớn) + gia cố thể đất trong ngoài + tay chống hoặc thanh neo + tường mỏng ngăn nước

(c) Làm dốc cục bộ + tường đinh đất (hoặc phun neo để chống giữ) + hạ nước

(d) Làm dốc cục bộ + cọc đóng + tay chống hoặc thanh neo + tường mỏng ngăn nước

Là loại cọc thi công bằng cách đỗ bê tông vào lỗ đã tạo sẵn trong đất bằng

phương pháp khoan, xói nước, lấy lõi hoặc đóng Cọc nhồi có đường kính bằng và nhỏ hơn 600 mm được gọi là cọc nhồi đường kính nhỏ, cọc nhồi có đường kính lớn hơn

600 mm được gọi là cọc nhồi đường kính lớn Có 2 loại cọc khoan nhồi:

- Cọc khoan nhồi có ống bao: Loại cọc này có thể mở rộng đáy hoặc không mở

rộng đáy Chúng được thi công bằng cách đóng ống bao thép đến độ sâu thiết kế, ống dẫn được rút lên và ống bao được đổ đầy bê tông

Trang 33

- Cọc khoan nhồi không có ống bao: Loại cọc này Loại cọc này có thể mở

rộng đáy hoặc không mở rộng đáy Chúng được thi công tương tự cọc khoan nhồi có ống bao tuy nhiên khi đổ bê tông ống bao sẽ được rút lên Chúng có thể được thi công bằng cách khoan tạo lỗ trong đất với dung bentonite giữ thành vách hố khoan

Ngoài ra, còn có phương pháp thi công khô: Phương pháp này thường sử dụng

cho đất không có hàm ếch, mực nước ngầm phải bên dưới đáy hố khoan hoặc có thể bơm nước nếu địa tầng có hệ số thấm thấp, nước chảy vào hố khoan không đủ nhiều để ảnh hưởng đến chất lượng bê tông trong quá trình đổ bê tông Lồng thép trong cọc khoan nhồi nên kéo dài gần như suốt chiều dài thân cọc hơn là cắt ở một nửa chiều dài thân cọc Đường kính có thể thi công là từ 400-1000 mm với độ sâu khoảng 22 m Phương pháp này được thi công theo trình tự sau:

- Khoan đến độ sâu thiết kế;

- Đổ bê tông vào hố khoan;

- Rút ống lên và đặt lồng cốt thép;

- Đổ bê tông tiếp cho đến khi hoàn chỉnh cọc khoan nhồi

2.1.1.1 Phương pháp thi công

Lịch sử của phương pháp thi công: Một trong những phương pháp thi công lâu đời nhất là phương pháp Chicago và phương pháp Gow (Trần Quang Hộ, 2011) Trong phương pháp này người ta đào bằng tay một hố tròn có đường kính bằng cọc khoan nhồi đến độ sâu thích hợp vẫn chưa xảy ra hiện tượng sụp vách hố đào rồi đặt các tấm ván lồng thẳng đứng xung quanh hố đào để giữ thành khỏi sụp bằng vòng ten đơ bằng thép Sau đó tiếp tục đào đến độ sâu tấm ván và cũng lắp đặt các tấm ván như ở đoạn trên Tiếp tục thi công như vậy đến độ sâu thiết kế Sau khi hoàn tất việc đào hố, đặt lồng thép rồi đổ bê tông đầy hố hoặc đổ bê tông một phần rồi tiếp tục đặt lồng thép rồi đổ

bê tông đầy hố để có cọc khoan nhồi

Trang 34

Ván thành

Vòng thép có tang do , gi? ván thành

Hình 2.1: Phương pháp thi công cổ điển – Phương pháp Chicago

Ngoài ra còn một phương pháp nữa là phương pháp Gow: Hố cọc khoan nhồi được đào bằng tay Vách hố cọc được giữ bằng các ống thép Tuy nhiên, ống thép phía trên có đường kính lớn hơn ống thép phía dưới chừng 500 mm Khi đỗ bê tông, các ống thép này được gỡ đi Phương pháp này có thể thi công cọc với đường kính lên đến

1200 mm và sâu đến 30 m

Võ thép

Hình 2.2: Phương pháp thi công cổ điển – Phương pháp Gow

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thi công cọc khoan nhồi được hỗ trợ bởi rất nhiều phương tiện, máy móc thi công hiện đại

Theo TCVN 9392-2012 – Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu, và các nghiên cứu trước đây của tác giả Đoàn Quang Phương (2012) – Nghiên cứu các yếu tố

Trang 35

về hiệu quả kinh tế khi lựa chọn phương án cọc khoan nhồi hoặc cọc barrette cho nhà

cao tầng ở thành phố Hồ Chí Minh

Phạm Hồng và các Cộng sự (2014) – Mơ hình hố quy trình thi cơng cọc

khoan nhồi, Phạm Hồng và đồng sự (2013 và 2014) – Mơ hình hố quá trình thi cơng

tạo lỗ cọc khoan nhồi, Phạm Hồng và đồng sự (2014) – Mơ hình hố quá trình gia

cơng chế tạo lồng thép cọc khoan nhồi Quy trình thi cơng cọc khoan nhồi được mơ tả

Đổ bê tông

Thu gomBentonite

Tái chếBentonite

Thải lắng cặn

Khoan tạo lỗ

Chuẩn bị cấpBentonite

Khoan đến caođộ thiết kế

Lắp ráp thiết

bị khoan

Hạ lồng thép

San lấp đất

Trang 36

- Đối với bê tông: phải tiến hành kiểm tra (trial mix) bê tông thương phẩm tại nhà máy (trạm trộn) trước khi tiến hành công tác thi công tại công trình Vì là bê tông thương phẩm nên nước, xi măng, đá dăm và phụ gia (nếu có) phải tuân theo đúng quy định về chất lượng hiện hành

- Đối thép xây dựng: phải đảm bảo đúng cường độ theo yêu cầu của hồ sơ thiết

kế và chỉ dẫn kỹ thuật Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm của mỗi lô hàng nhập về và cứ 20 tấn lấy 01 mẫu thí nghiệm (TCVN 1651-1:2008, TCVN 1651-2:2008 và TCVN 4399:2008)

- Ống siêu âm: thường sử dụng ống thép hơn là ống nhựa vì ống thép có cường

độ tốt hơn và đặt biệt là chịu nhiệt của bê tông trong quá trình ninh kết Kích thước ống siêu âm phải đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật

- Mặt bằng thi công phải được bố trí gọn gàng, hợp lý, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công, thuận lợi cho công tác kiểm tra, nghiệm thu

- Lập tiến độ tổng thể trong suốt quá trình thi công và tiến độ chi tiết cho từng hạng mục công việc cụ thể, hoạch định tất cả các công việc, không bỏ qua bất kỳ chi tiết nào, dù là nhỏ nhất Từ đó, lập sơ đồ khoan một cách khoa học nhất đảm bảo thuận tiện cho việc di dời máy móc thiết bị và vật liệu tập kết

- Nhân sự vận hành phải đảm bảo đủ trình độ năng lực và được huấn luyện an toàn lao động đầy đủ, và cuối cùng là máy móc, thiết bị thi công phải được kiểm định chất lượng, vận hành an toàn

- Ống vách casing: Ống vách có tác dụng bảo vệ thành hố khoan ở phần đầu cọc, giúp bảo vệ thành lỗ khoan ở lớp đất bề mặt, đồng thời là ống dẫn hướng cho suốt

Trang 37

quá trình khoan tạo lỗ Công tác hạ ống casing phải đảm bảo chính xác vì tỷ lệ về chiều dài giữa ống casing và chiều sâu hố khoan là lớn Ống casing thường có đường kính lớn hơn đường kính cọc từ 10 – 20 cm với độ dài là 6m và độ dày là 10mm

- Dung dịch mùn khoan bentonite : Bột bentonite khi trộn với nước sẽ tạo thành một dung dịch có tác dụng giữ vững thành hố khoan nhờ việc khi dung dịch bentonite được bơm đầy vào hố khoan, áp lực dung dịch bentonite cao hơn áp lực nước sẽ tạo ra

xu hướng dung dịch bentonite thấm vào thành vách hố khoan nhờ vào các hạt sét mịn trong dung dịch mà tạo ra sự kết khối tức thì, hình thành lớp màng ngăn cách ly nước bên ngoài hố khoan và dung dịch bên trong hố khoan Áp lực bentonite tạo ra một lực ổn định lên vách hố khoan Các chỉ tiêu kỹ thuật của bentonite phải đảm bảo các điều kiện

Bảng 2.1 Chỉ tiêu cơ lý của bentonite

STT Danh mục Chỉ tiêu cơ lý Đơn vị tính Thiết bị kiểm tra

2.1.1.3 Triển khai thi công

Hiện nay, công tác định vị hố khoan thường được sử dụng là máy toàn đạc, với các công trình quy mô lớn, địa hình phức tạp như giữa lòng sông, biển … thì công tác định vị cọc còn được sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) để xác định toạ độ hố khoan

Trang 38

- Khoan tạo lỗ hố khoan: Máy khoan được định vị vào đúng vị trí và được kiểm tra thăng bằng Cấn khoan được kiểm tra bằng máy kinh vĩ và được giám sát chặt chẻ trong suốt quá trình khoan Tốc độ khoan được khống chế thích hợp với theo từng vị trí địa chất công trình cụ thể, trong quá trình thao tác phải cẩn thẩn nhằm tránh hiện tượng sập thành hố khoan Trong quá trình khoan, cần áp dụng các biện pháp thích hợp để dung dịch betonite không chảy tràn ra công trình như sử dụng thùng chứa, hố thu… Việc khoan một cọc sẽ không được tiến hành trong vòng bán kính 5.0 m từ tâm đến tâm và ít nhất 24 giờ sau khi đổ bê tông

- Bơm dung dịch bentonite : Trong suốt quá trình khoan, bentonite phải đảm bảo được bơm đầy hố khoan để đảm bảo áp lực ổn định và phải cao hơn mực nước ngầm 1.5

m Các chỉ tiêu cơ lý của bentonite (như được trình bày ở phần trên) luôn được kiểm soát chặt chẻ Thải bỏ phần dung dịch bentonite không đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý

- Hạ ống casing: Sau khi khoan tạo lỗ với đường kính lớn hơn đường kính ống casing từ 10 – 20 cm đến độ sâu tương đương chiều dài ống casing nhưng phải đảm bảo cao độ đỉnh ống casing phải cao hơn cao độ mặt đất tối thiểu là 20 cm Sau quá trình khoan phải tiến hành lắp đặt máy Koden để thí nghiệm kiểm tra đường kính và độ thẳng đứng của cọc, cụ thể như sau:

+ Sai số về độ thẳng đứng : <= 1%

- Làm sạch hố khoan: Việc làm sạch hố khoan được chia làm hai giai đoạn: + Làm sạch bằng gầu vét: Khi đã khoan tới độ sâu thiết kế, sẽ phải chờ lắng trong khoảng 1-2 giờ để cho cát và tất cả các tạp chất lắng đọng hết, sau đó dùng gàu vét chuyên dụng có đáy bằng để làm sạch hố khoan

+ Làm sạch bằng phương pháp thổi khí: Công tác này được tiến hành sau khi hạ lồng thép cọc, trong trường hợp sau khi vét lắng, lượng cát và bùn vẫn còn nhiều trong

hố khoan thì phải tiến hành thổi rửa hố khoan trước khi hạ lồng thép Công tác thổi rửa thông qua hệ thống bao gồm: máy ép hơi dẫn khí nén xuống đáy hố khoan tạo áp lực đẩy bentonite bẩn dưới đáy hố lên thông qua một ống thổi rửa bằng thép, thường có

Trang 39

đường kính là 114 mm Bentonite mới được đưa trực tiếp xuống hố khoan thay thế cho bentonite cũ đã được bơm lên Quá trình thổi rửa được tiến hành khi bentonite trong hố khoan đạt yêu cầu chất lượng theo các tiêu chí kỹ thuật (đã trình bày ở phần trên) Dưới đây là quy trình thổi rửa hố khoan:

Thùngchứa

Hố khoanỐng casing

Vovol

Quy trình thổi rữa hố khoan

Hình 2.5: Quy trình thổi rửa hố khoan

Lồng thép: Cốt thép được gia cơng theo bản vẽ thiết kế thi cơng đã được phê duyệt Lồng thép sau khi được nghiệm thu sẽ được hạ xuống hố khoan bằng cẩu bánh xích Thép neo lồng được hàn vào thép chủ và được neo vào miệng ống casing bởi các thanh thép ngáng lồng Các thanh này được hàn vào lồng thép để chống hiện tượng trồi lồng thép Con kê hình con lăng với đường kính khoảng 15 cm được buộc vào lồng thép để đảm bảo bề dày lớp bê tơng bảo vệ được 7.5 cm Cốt thép đại được thi cơng hình xoắn ốc và đặt phía trong cốt thép chủ bằng kẽm buộc, riêng các đa định vị trên cùng để dùng cho cẩu lắp phải hàn gia cường thêm các con bọ nhằm đảm bảo an tồn khi cẩu lắp Khi hạ lồng thép, cần tránh va đụng vào thành vách gây sụp hố khoan và

Trang 40

các lồng thép phải được gia công chắc chắn để tránh rơi trong quá trình hạ lồng Ống siêu âm D60 và ống khoan lấy lõi D114 sẽ được nối với nhau bằng măng xong dài 100

mm và liên kết hàn tại công trình

- Đổ bê tông:

+ Lắp ống đổ bê tông (ống tremie): ống đổ bê tông có đường kính ngoài 273

mm và đường kính trong là 250 mm, có chiều dài tiêu chuẩn 1 m; 1.5 m; 2 m và 3 m được liên kết với nhau bằng ren hình thang, đảm bảo kín khít, không lọt dung dịch bentonite trong suốt quá trình đổ Chiều dài ống đổ bê tông được nối đến đáy hố khoan, sau đó được kéo lên một đoạn khoảng 25 – 30 cm để đảm bảo khoảng xả bê tông Đoạn ống đầu tiên phải được bịt kín bằng bóng cao su nhằm đảm bảo rằng không có sự tiếp xúc giữa mẻ bê tông đầu tiên với dung dịch khoan

+ Bê tông phải được cung cấp liên tục và đảm bảo số lượng, tránh gián đoạn trong quá trình đổ, ngoài ra phải có phương án dự phòng phòng các rủi ro trong quá trình đổ bê tông (sẽ được phân tích kỹ ở phần sau)

+ Độ sụt và cấp phối bê tông phải được kiểm soát chặt chẻ cho từng xe bồn chứa bê tông

+ Quá trình đổ bê tông phải liên tục, phải đảm bảo ống đổ bê tông sạch, kín nước Bentonite thu hồi phải được bơm sạch sẽ, không để chảy tràn ra bên ngoài Ống

đổ bê tông phải được cắm ngập trong bê tông tối thiểu là 2.5 m Cần nhấn mạnh rằng, công tác đổ bê tông phải liên tục với tốc độ đều, trừ khi có chỉ dẫn khác Với cách đổ này, bê tông sẽ dâng lên và chiếm chổ của dung dịch bentonite cùng với việc khống chế chiều sâu ngập vào bê tông của ống tremie sẽ ngăn chặn được sự trộn lẫn giữa bentonite và bê tông

+ Trong quá trình đổ bê tông, nhật ký biểu đồ thời gian phân phối, thể tích và cao trình bê tông được ghi lại theo mẫu đã được Chủ đầu tư phê duyệt, Nhật ký biểu đồ

bê tông giúp dễ dàng ước lượng trước khối lượng bê tông thực tế cần đổ vào hố khoan,

và phải được ký xác nhận giữa Đơn vị thi công và Tư vấn giám sát

Ngày đăng: 04/09/2017, 22:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Allan Willett (1951), The Economic Theory of Risk and Insurance, Philadelphia: University of Pensylvania Press, USA. p. 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Economic Theory of Risk and Insurance
Tác giả: Allan Willett
Năm: 1951
2. Chapman, C., &amp; Ward, S. (2003). Transforming project risk management into project uncertainty management. International journal of project management, 21(2), 97-105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Transforming project risk management into project uncertainty management
Tác giả: Chapman, C., &amp; Ward, S
Năm: 2003
3. Châu Ngọc Ẩn, (2004). Cơ học đất. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ học đất
Tác giả: Châu Ngọc Ẩn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2004
4. Đoàn Quang Phương (2012). Nghiên cứu các yếu tố về hiệu quả kinh tế khi lựa chọn phương án cọc khoan nhồi hoặc cọc barrette cho nhà cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố về hiệu quả kinh tế khi lựa chọn phương án cọc khoan nhồ"i "hoặc cọc barrette cho nhà cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Đoàn Quang Phương
Năm: 2012
5. Đỗ Cao Tín (2009). Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công xây dựng công trình. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công xây dựng công tr
Tác giả: Đỗ Cao Tín
Năm: 2009
6. Frank Knight (1921), Risk, Uncertainty and Profit, Boston: Houghton Mifflin Company, U.S.A. p. 233 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Risk, Uncertainty and Profit
Tác giả: Frank Knight
Năm: 1921
7. Hair, J. F., et al., (2006). Multivariate data analysis (Vol. 6). Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Multivariate data analysis (Vol. 6)
Tác giả: Hair, J. F., et al
Năm: 2006
8. Hoelter, J. W. (1983). The analysis of covariance structures goodness-of-fit indices. Sociological Methods &amp; Research, 11(3), 325-344 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The analysis of covariance structures goodness-of-fit indices
Tác giả: Hoelter, J. W
Năm: 1983
10. Huỳnh Thị Thu Sương (2012). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ.Luận án Tiến Sĩ Kinh tế. Trường Đại Học Kinh tế Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Sương
Năm: 2012
11. Irving Preffer (1956), Insurance and Economic Theory, Homeword III: Richard Di Irwin, Inc. USA, p. 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Insurance and Economic Theory
Tác giả: Irving Preffer
Năm: 1956
14. Likert, R. (1931). A technique for the measurement of attitudes. Archives of Psychology. Ed. New York: Columbia University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: A technique for the measurement of attitudes
Tác giả: Likert, R
Năm: 1931
16. Nguyễn Phước Luận. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong liên danh giữa các nhà thầu khi thi công xây dựng-áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh.Luận văn thạc sĩ. Đại học Bách khoa Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong liên danh giữa các nhà thầu khi thi công xây dựng-áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
17. Nguyễn Minh Trực (2011). Quản lý rủi ro trong quá trình thi công tầng hầm ở các dự án nhà cao tầng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Bách khoa Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý rủi ro trong quá trình thi công tầng hầm ở các dự án nhà cao tầng
Tác giả: Nguyễn Minh Trực
Năm: 2011
18. Nguyễn Bá Kế (1997). Thi công cọc khoan nhồi. Nhà Xuất bản Xây Dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi công cọc khoan nhồi
Tác giả: Nguyễn Bá Kế
Nhà XB: Nhà Xuất bản Xây Dựng
Năm: 1997
19. Nguyễn Bá Kế (2002). Thiết Kế Và Thi Công Hố Móng Sâu. Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết Kế Và Thi Công Hố Móng Sâ
Tác giả: Nguyễn Bá Kế
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội
Năm: 2002
21. Phạm Hoàng và cộng sự, (2014). Mô hình hoá quá trình thi công tạo lỗ cọc khoan nhồi (chưa xét đến rủi ro). Tạp chí Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình hoá quá trình thi công tạo lỗ cọc khoan nhồi (chưa xét đến rủi ro)
Tác giả: Phạm Hoàng và cộng sự
Năm: 2014
22. Trần Quang Hạnh (2011). Giải pháp nền móng cho nhà cao tầng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nền móng cho nhà cao tầng
Tác giả: Trần Quang Hạnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM
Năm: 2011
23. Trần Quang Hộ (2011). Giải pháp nền móng cho nhà cao tầng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nền móng cho nhà cao tầng
Tác giả: Trần Quang Hộ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM
Năm: 2011
24. Trần Lê Nguyên Khánh (2012). Quản lý rủi ro trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án. Luận văn thạc sĩ. Đại học Bách Khoa Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý rủi ro trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án
Tác giả: Trần Lê Nguyên Khánh
Năm: 2012
25. Trần Văn Phước (2006) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cọc khoan nhồi trong công trình cầu. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cọc khoan nhồi trong công trình cầu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w