1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Xuất khẩu trái thanh long của tỉnh bình thuận thực trạng và giải pháp

126 115 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 4,16 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM HUTECH University ey DO THI NHU NGUYET 609 8

XUAT KHAU TRAI THANH LONG CUA TINH

BINH THUAN THUC TRANG VA GIAI PHAP

LUAN VAN THAC SY

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số ngành: 60340102

TP HO CHI MINH, thang 1 năm 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM HUTECH

WiaIRa E1183

ey

DO THI NHU NGUYET

XUAT KHAU TRAI THANH LONG CUA TINH

BINH THUAN THUC TRANG VA GIAI PHAP

LUAN VAN THAC SY

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS LÊ QUANG HÙNG

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

a

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM

ngày tháng năm

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đông cham bảo vệ Luận văn Thạc Si) TT Ho va tén Chức danh Hội đông 1 | GS TS V6 Thanh Thu Chủ tịch

2_ | TS Ngô Quang Huân Phản biện l

3 | TS Phan Thi Minh Châu Phan bién 2

4 | TS Tran Anh Minh Uy vién

5 | TS Pham Thi Ha Uy vién, Thu ky

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nêu có)

Trang 4

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH - DTSDH Độc lập - Tư do - Hanh phúc

TP HCM, ngày 15 tháng I2 năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: ĐỖ THỊ NHƯ NGUYỆT Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 11/12/1983 Nơi sinh: Bình Thuận

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820149

I- Tên đề tài:

Xuất khẩu trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận: thực trạng và giải pháp II- Nhiệm vụ và nội dung:

- Nghiên cứu, phân tích môi trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái

Thanh long của tỉnh Bình Thuận

- Phân tích thực trạng xuất khẩu trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận

- Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu trái

Thanh long của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

HI- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 18 tháng 06 năm 2013

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 15 tháng 12 năm 2013

V- Cán bộ huớng dẫn: TS LÊ QUANG HÙNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUAN LÝ CHUYEN NGANH

(Ho tén va chit ky) _ (Ho témyva chit ky)

C~>—¬ oo

PESTS Apuydn Phat Cu

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết

qua néu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat ky công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên)

dn |e <—

Trang 6

ii

LOI CAM ON

Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo Thạc sĩ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu

Trường Đại học Công nghệ TP HCM; Phòng Quản lý khoa học — Đào tao sau

Đại học; Quý thầy Cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học

cao học

Tôi xin đặc biệt cám ơn Thầy giáo - TS Lê Quang Hùng đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này

Trong quá trình học tập, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ và cô vũ nhiệt tình của gia đình, lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè tôi Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ

lòng biết ơn chân thành đến tắt cả sự giúp đỡ quý báu đó

Tp HCM, ngày 01 tháng 12 năm 2013

jh

Trang 7

iii

TOM TAT

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất

khẩu thông qua việc phân tích những vấn để chung về xuất khẩu Luận văn cũng nghiên cứu đặc điểm và chính sách xuất khẩu trái Thanh long của Việt Nam và tỉnh

Bình Thuận để làm những căn cứ thực tiễn cho dé tai

Luận văn đã phân tích thực trạng về hoạt động xuất khẩu trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận Từ đó rút ra những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần cải thiện trong hoạt động xuất khâu trái Thanh long của tỉnh Luận văn cũng tiến hành

phân tích và dự báo các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hướng đến hoạt động xuất khẩu trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận để rút ra những cơ hội cần tận dụng và

những nguy cơ, thách thức cần né tránh

Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khâu trái Thanh

Trang 8

iv

ABSTRACT

The thesis focuses on studying the theoretical and practical issues in export through the analysis of the common problems of export This thesis also focuses on studying characteristics and policies of dragon fruit’s export development in Viet Nam and Binh Thuan Province for the thesis’s practical bases

This thesis analyzed the status of operation of dragon fruit’s export development in Binh Thuan province Therefore, they can draw strengths to promote and weaknesses for improvement in Binh Thuan province's dragon fruit’s export development activities

Trang 9

MỤC LỤC LOI CAM DOAN 107 1.1Ó i LOL CAM ON ÓL ii ¡90v 0 .Ô iii ABSTRACT uu ccssecccssccsseccsssscsssecssssessssscssescssscccssecesnscersessonsesssscsssnecssnessasecssnscssaseconnencers iv DANH MỤC CÁC TỪ VIET TẮTT 22-22s<rsertrrietrrrrttriirtrrrrrriie viii

DANH MỤC CÁC BẢNG con 2.21 mrrie ix

DANH MUC CAC BIEU ĐỎ, ĐÔ THỊ, SƠ ĐỎ, HÌNH ẢNH x 62710 5 1

1 Lý do chon G8 ti ssccccssssssseeeseccessssnsessesssssneeseesssnsnnneeseesnnnsererersnnninssssssunnsectensannsssss 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài -ccccrtierettiirirteirrrerirririiiiirrirrii 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -. -‹ c ccetehrreirtrrrrirarirrrrrrrrrrire 2 4 Phương pháp nghiên cứu -‹ - 5c snnhttrrenretirerdrrrrirrrrriiirrrrrie 2 5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu của TP 2 6 Kết quả và những đóng góp mới của luận văn . -eeerrrrererreree 3 7 Bố cục của luận văn -. sàn ént.222122121.T 1 1 " 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUAN VE KINH DOANH QUOC TE VA VỀ XUẤT

1 4

1.1 KINH DOANH QUÓC TẾ -5 - 22222 xterrrittrrrrrrrrrieririrrirriee 4 1.1.1 Khái quát về kinh doanh quốc tẾ . -+vstcesrtiirerrrieereeriirrrerriirirrre 4

1.1.2 Các phương thức giao dịch trong kinh doanh quốc tẾ +-cccsrseerrrre 4

1.1.3 Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo -ccccceererterererre 5 1.2 TỎNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHÂU : -5 6

1.2.1 Khái niệm xuất khẩu - - +55 t2 trrrrttrr.triririerrridriie 6

1.2.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu : -csscererrrtriterierrrriirirrirrrree 6

Trang 10

vi

CHUGNG 2: THUC TRANG XUAT KHAU TRAI THANH LONG CUA TINH

:11/20y:1075 2275 1, ),Ô 11

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH BÌNH THUẬN .- -: ++ -s- 11 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Thuận -c 5sccetreeerierrrrrie il 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội clia tinh Binh Thudt sscsecsseeeseeesentersneseneetens 2 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH BÌNH THUẬN - 4

2.2.1 Giới thiệu về trái Thanh long -52- 5+ Scsvxtrrerrrrtterirrrirrrrrrrrrreee 4

2.2.2 Sản xuất trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận .: ©5s:ecccseree 7

2.2.3 Kinh doanh trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận - 14

2.2.4 Xuất khẩu trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận .- -+++ + >+ 17 2.3 PHAN TICH MOI TRUONG ANH HUGNG DEN HOẠT ĐỘNG XUẤT

KHẨU TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH BÌNH THUẬN - - 26

2.3.1 Phân tích mơi trường bên ngồi - nen 0 1g 26 2.3.2 Phân tích môi trường bên trong -: chen tre 32

2.4 TONG HOP DIEM MANH, DIEM YEU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐÓI VỚI HOAT DONG XUẤT KHẨU TRÁI THANH LONG BÌNH THUẬN 53

2.4.1 Những điểm mạnh của hoạt động xuất khẩu trái Thanh long Bình Thuận (S)

sesssuessuecsusssuucenscesvestascensesnscasuessusesasssasessueessseessecsuecssecesueesesesueseusecavecguetessecasesseessesansenies 53

Trang 11

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu trái Thanh long Bình Thuận 58 3.1.3 Dự báo tình hình xuất khẩu trái Thanh long Bình Thuận đến năm 2020 60 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH BÌNH THUẬN ĐÉN NĂM 2020 - 61 3.2.1 Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khâu trái Thanh long Bình Thuận

cesanauesuacsssescansessnueranuessavecaneeesovecanssessuesseausseasuesnuessnaverssersensescoutssuvassneseeageeenanes ueeeonrenaes 61 3.2.2 Nhóm giải pháp đối với người sản xuất trái Thanh long Bình Thuận 63

3.2.3 Nhóm giải pháp về phát triển chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm trái Thanh Ïong - 5< +s v2 2 11.1711210100180tn101n1n10 63 3.2.4 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách phát triển hoạt động xuất khâu trái Thanh long Bình Thuận . -c-Sn chen 64

E840 e0 68

3.3.1 Kiến nghị đối với Trung ương . -+ 2rtttttttrrrtrriierriirerrirrrrirrri 68

3.3.2 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bình Thuan ccccccsscsseceeeseesseeesssentesessnsees 69 3.3.3 Kiến nghị đối với Hiệp hội Thanh long Bình Thuận - 70

Kết luận chương III -+ ©5+v2£+2EEEES2 tt 70

ez080) 0 111, 71

Trang 12

Vili

DANH MUC CAC TU VIET TAT

BVTV Bảo vệ thực vật

DN Doanh nghiệp

EFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation)

EurepGAP_ Tập hợp các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp tốt [(EU là Euro (Châu Âu) và từ REP là viết tắt của Retailer Produce Working Group (nhóm những người buôn bán lẻ), còn GAP là Good Agriculture Practice (tạm địch là thực hành nông nghiệp tốt)]

GlobalGAP_ Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt áp dụng cho mọi nơi, mọi nước HTX Hợp tác xã

IFE Ma trận đánh giá các yếu tô bên trong (Internal Factor Evaluation) VietGAP Quy trình thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam (Vietnamese Good

Agricultural Practices)

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 13

ix

DANH MUC CAC BANG

Bang 1.1: Các loại chiến lược phô biến Error! Bookmark not defined

Bảng 2.1: Thống kê phân loại nhóm đất tỉnh Bình Thuận - 0

Bảng 2.2: Các ngành của kinh tế Bình Thuận giai đoạn 2008-20 12 2

Bang 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2009-2015 ceeeererrrree 2 Bảng 2.4: Thống kê lao động trong các ngành giai đoạn 2008-2012 - 3

Bảng 2.5: Thành phần sinh hóa và đinh dưỡng của trái Thanh long - 5

Bảng 2.6: Diện tích Thanh long theo huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bình Thuận 7

Bảng 2.7: Diện tích thu hoạch theo huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bình Thuận 8

Bang 2.8: Dién tich Thanh long tinh Binh Thuan theo quy hoach va hiện trạng §

Bảng 2.9: Sản lượng trái Thanh long phân theo huyện, thị xã, thành phố 11

Bảng 2.10: Diện tích Thanh long được chứng nhận VietGAP tại các địa phương 12

Bảng 2.11: Diện tích Thanh long được chứng nhận VietGAP tính đến 31/12/2012 13 Bảng 2.12: Giá thu mua Thanh long bình quân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2008 đến năm 2012 (đồng/kg) - cọc 17 Bảng 2.14: Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch Thanh long của các doanh nghiệp Bình Thuận từ 2008 - 2012 (chia theo thị trường) -ccseeenerireieresririe 20 Bảng 2.15: Đơn giá xuất khâu Thanh long bình quân từng thị trường/năm do các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận thực hiện 2008 - 2012 . c-cceereeererer 22 Bang 2.16: Thanh long xuất khẩu vào các thị trường khó tính 2010-2012 22

Bảng 2.17: Sản lượng và giá trị xuất khâu trái Thanh long theo thị trường của tỉnh Binh Thuận trong các năm 2009 -2011 c HH HH nhu kg 23 Bảng 2.18: Chi phí trung bình của doanh nghiép cho 1 tấn Thanh long xuất khẩu 37 Bảng 2.19: Các doanh nghiệp, cơ sở đóng gói Thanh long tỉnh Bình Thuận được cấp chứng nhận về nhà đóng gói Thanh long an toàn (tính đến năm 2012) 43

Bảng 2.20: Doanh thu trung bình của 01 ha Thanh long năm 2012 49

Bang 2.21: Chỉ phí trung bình của một năm cho 1 ha Thanh long năm thứ Š 50

Trang 14

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỎ, ĐÒ THỊ, SƠ ĐÒ, HÌNH ẢNH

BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Năng suất trái Thanh long Bình Thuận từ năm 2008 đến năm 2012 10

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khâu Thanh long Việt Nam năm 2011 19

ĐÔ THỊ

Đồ thị 2.1: Diện tích, điện tích thu hoạch, diện tích trồng mới Thanh long Bình

Thuận từ năm 2008 đến năm 2012 -c5+cccsriettirrtriririrrririirrriirridre 9

Đồ thị 2.2: Sản lượng thu hoạch trái Thanh long từ năm 2008 đến năm 2012 của

tinh Binh Thuan wo 10

Đồ thị 2.3: Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch Thanh long của các doanh nghiệp

Bình Thuận từ 2008-20 12 - sec t2 111 01 21

SO DO

Sơ đồ 2.1: Nông dân và các mối quan hệ trực "T0 32 Sơ đề 2.2: Thương lái và các mối quan hệ trực "0711757 33

Sơ đồ 2.3: Quy trình xử lý trái Thanh long sau thu hoạch - - 35

Sơ đồ 2.4: Người bán sỉ và các quan hệ trực tiếp -ccccserierrireerrrrrre 37 Sơ đồ 2.5: Người bán lẻ và các mối quan hệ trực tiẾp -‹ -cccseescrerrrre 38 HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh Bình Thuận c 5++5c c7 12

Hình 2.2: Thanh long từ lúc trồng đến lúc có trái chín -ccxererrreriee 4

Hình 2.3: Các giống Thanh long Bình Thuận - -2-©5<5ccszssexrereetirree 6

Hình 2.4 : Kinh doanh trái Thanh long Bình Thuận - - se 14

Hình 2.5: Tuyển chọn trái Thanh long xuất khẩu -ccxceccrereerrree 18

Hình 2.6: Mâm ngũ quả ngày tết - - 2c tt tr te 28

Trang 15

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Nếu Ninh Thuận được coi là “vương quốc” của nho Việt Nam, thì Bình

Thuận được mệnh danh là “vương quốc” của Thanh long Việt Nam Thanh long là một loại cây có sức sống cực kỳ mãnh liệt thuộc họ xương rồng, dễ trồng sống lâu,

trái chứa nhiều chất khoáng và vitamin Trái Thanh long có nhiều lợi ích rất độc

đáo Giá trị dinh đưỡng của trải Thanh long khá cao và là một trong những loại quả được coi là “siêu thực phẩm” Người Bình Thuận gọi Thanh long là cây xóa đói

giảm nghèo Nhờ cây Thanh long, nhiều gia đình đã thoát nghèo, kinh tế khám khá,

nhiều người tay trắng trở thành tỷ phú Thanh long hiện là loại trái cây có lợi thế

cạnh tranh hàng đầu trong các loại trái cây ở nước ta

Trong những năm qua, trái Thanh long Bình Thuận đã dân khẳng định được thương hiệu trong và ngoài nước Hiện nay trái Thanh long Bình Thuận là loại trái cây xuất khâu (XK) quan trọng bậc nhất Đặc biệt, trái Thanh long đã góp phần rất lớn trong việc chuyên đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của các huyện trồng Thanh long của tỉnh Bình Thuận

Hiện nay, hơn 80% Thanh long của Bình Thuận dùng để XK Mặc dù sản

lượng XK lớn nhưng XK chính ngạch của trái Thanh long rất thấp, phần lớn XK

tiểu ngạch, mậu biên, buôn chuyến nên chứa đựng nhiều rủi ro, giá cả bị phụ thuộc

vào đối tác Vì vậy thị trường luôn biến động bắt lợi cho nhà vườn và nguy cơ lễ đối

với doanh nghiệp (DN) XK không nhỏ

Xuất phát từ cơ sở lý luận nêu trên và từ thực tiễn về XK trái Thanh long của

Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng, tôi chọn dé tài "Xuất khẩu trái

Trang 16

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá thực trạng của của hoạt động XK trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận (môi trường bên trong) trong thời gian qua một cách tổng quát, sâu, rộng Từ

đó rút ra được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần cải thiện - Đánh giá môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động XK trái Thanh

long của tỉnh Bình Thuận Từ đó nhận dạng những cơ hội cần tận dụng và những nguy cơ, thách thức cần né tránh

- Từ kết quả phân tích, đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động XK trái

Thanh long của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng XK trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu các doanh nghiệp XK trái Thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2008 đến 2012 4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo, kêt hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định tính trước hết được sử dụng để hệ thống cơ sở

lý luận về XK bằng việc phân tích và hệ thống các lý thuyết có liên quan Tiếp theo

phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện để phân tích thực trạng XK trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận qua các phương pháp phân tích, sao sánh và mô tả Dữ liệu sử dụng để phân tích trong phương pháp nghiên cứu này là dữ liệu sơ cấp

và dữ liệu thứ cấp, trong đó dữ liệu sơ cấp là chủ yếu

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm hỗ trợ cho nghiên cứu định tính thông qua việc phân tích các đữ liệu định tính để lượng hóa chúng thành những dữ liệu định lượng Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài

Hiện nay, có khá nhiêu nông dân và DN trên khắp cả nước cùng tham gia sản

Trang 17

tích Thanh long lớn nhất cả nước, đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản lượng lớn, thuận tiện cho việc thu mua XK Hiện tại có một số báo cáo

tốt nghiệp và luận văn tốt nghiệp của các lớp đại học nghiên cứu về trái Thanh long

như: Phân tích hiệu quá trồng Thanh long ở huyện Châu Thành tỉnh Long An;

Nghiên cứu các giải pháp cải thiện ngành trồng Thanh long Chợ Gạo, Tiền Giang;

Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng Thanh long Bình Thuận; Nghiên cứu sử dụng

trái Thanh long, .; tuy nhiên cho đến nay chưa có một dé tài nào nghiên cứu hoàn chỉnh và đề cập toàn điện về thực trạng xuất khẩu trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu trái Thanh long

Bình Thuận đến năm 2020

6 Kết quả và những đóng góp mới của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn như sau: - Tổng quan một số cơ sở lý luận về xuất khẩu

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động xuất khẩu

trái Thanh long Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng

- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng XK trái Thanh long

của tỉnh Bình Thuận hiện nay

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động XK trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận

Qua đó, những đóng góp mới của luận văn cụ thể như sau:

- Đánh giá một cách tổng quát về thực trạng sán xuất, kinh doanh và đặc biệt

là xuất khẩu trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận

- Để xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu trái Thanh long của

tinh Bình Thuận

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phân mở đầu và kết luận, luận văn có kết câu chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh doanh quốc tế và xuất khâu

Chương 2: Thực trạng xuất khâu trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận

Trang 18

CHƯƠNG 1

CO SO LY LUAN VE KINH DOANH QUOC TE VÀ XUẤT KHẨU

1.1 KINH DOANH QUÓC TẾ

1.1.1 Khái quát về kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế là sự nghiên cứu những giao dịch kinh tế diễn ra ngoài lãnh thổ một quốc gia với mục đích thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và tổ chức Những giao dịch này bao gồm thương mại quốc tế thông qua xuất, nhập khẩu

và đầu tư trực tiếp cho những hoạt động ở nước ngoài Kinh doanh quốc tế cũng có

thể chỉ là những giao dịch đơn giản như việc XK một sản phẩm đến một quốc gia

duy nhất ở nước ngoài hoặc những giao dịch phức tạp như điều hành các cơ sở sản

xuất, phân phối và tiếp thị tại nhiều quốc gia

Kinh doanh quốc tế không dành riêng cho những công ty đa quốc gia không

lồ mà còn có sự góp mặt của những công ty có qui mô vừa và nhỏ Tất cả họ đều hoạt động cùng với nhau trong nền kinh tế thế giới và đều có sự đóng góp nhất định trong sự phát triển của thương mại và đầu tư quốc tế Thế giới ngày càng có xu hướng toàn cầu hóa nơi mà những nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ lớn nhỏ thường cạnh tranh với nhau Tuy nhiên, tham gia chính yếu trong đầu tư và thương mại thé

giới chính là những công ty da quốc gia với 80% đầu tư trực tiếp là của 500 công ty

lớn nhất thế giới và những công ty này cũng tham gia hơn phân nửa hoạt động giao dịch quốc tế Ngày nay, DN có quy mô vừa và nhỏ tạo ra phần lớn việc làm, cung cáp hàng hóa dịch vụ cho các công ty lớn Đóng vai trò lớn trong họat động kinh doanh quốc tế, những công ty đa quốc gia điều khiển hoạt động này theo nhiều cách khác nhau như: XK và nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, chuyển giao,

liên doanh đầu tư và những hình thức khác của đầu tư quốc tế

1.1.2 Các phương thức giao dịch trong kinh doanh quốc tế

Trước khi thâm nhập thị trường ngoài nước, DN cân thiết phải quyết định

Trang 19

hết, chúng ta thường thấy các DN sử dụng phương thức xuất nhập khâu là phổ biến

nhất; bên cạnh đó là phương thức đầu tư nước ngoài cho cả hai loại hình đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Bên trong các loại phương thức này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về hình thức liên doanh, nhượng quyền thương hiệu, chuyển nhượng giấy phép, dự án chìa khoá trao tay

1.1.3 Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo

Ricardo đã đi xa hơn một bước trong việc khám phá ra cơ chế hình thành lợi ích của thương mại Lý thuyết lợi thế so sánh của ông được trình bày trong tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học”, cho rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể thu được lợi khi tham gia vào quan hệ thương mại với nước ngoài

Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh Ricardo đã đưa ra một số giả thiết:

- Chỉ có hai quốc gia và chỉ có hai loại hàng hoá

- Chỉ phí vận chuyên bằng không

- Mậu dịch tự do

- Lao động có thể chuyên dịch hoàn toàn chỉ trong một quốc gia nhưng không có khả năng chuyên dịch giữa các quốc gia

- Chi phi san xuất là cô định

- Lý thuyết tính giá trị bằng lao động

Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia là “kém nhất” (tức là không có lợi thế tuyệt đối dé sản xuất cả hai sản phâm) vẫn có lợi khi giao thương với một quốc

gia khác được coi là “tốt nhất” (tức là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản

phẩm) Và quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao thương Trong trường hợp này, quốc gia thứ nhất có thế chuyên mơn hố và XK sản phẩm

họ không có lợi thế tuyệt đối so với nước kia, nhưng có lợi thế tuyệt đối lớn hơn

giữa hai sản phẩm trong nước (tức là họ có lợi thế so sánh hay lợi thế tương đối) và nhập khẩu sản phẩm mà lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai sản phẩm trong nước

Trang 20

kề là quốc gia đó có lợi thế tương đối hay không Tuy nhiên, Ricardo đã chưa đưa ra được những bằng chứng xác đáng để biện minh cho lý thuyết của mình

1.2 TONG QUAN VE HOAT DONG XUAT KHAU

1.2.1 Khái niệm xuất khẩu

Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán Sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ đó là một hình thức của mỗi quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới Vậy XK là việc bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một nước khác

trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán Tiền tệ có thể là tiền của một trong

hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế)

Hoạt động XK là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã xuất hiện

từ rất lâu đời và ngày càng phát triển Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đối hàng,

song ngày nay hình thức XK đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Hoạt động XK diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về không gian lẫn thời gian

Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể kéo dài hàng năm Đồng

thời nó có thể được tiến hành trên phạm vi toàn lãnh thổ một quốc gia hay nhiều

quốc gia khác nhau

1.2.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

1.2.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân

Thứ nhất: XK tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước

Để cơng nghiệp hố đất nước trong thời gian ngắn chúng ta phải có nguồn

vốn đủ lớn để nhập khấu máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại và tiên tiến Khai thác

tốt tiềm năng của từng quốc gia nhất là lĩnh vực có lợi thế so sánh Thứ hai: XK thúc đây quá trình phát triển kinh tế và đầy mạnh sản xuất

XK lấy thị trường thế giới làm thị trường của mình vì vậy quá trình sản xuất

Trang 21

nào không thích ứng sẽ bị đào thải Như vậy, XK có tác dụng chuyển dịch cơ cấu

kinh tế

Thứ ba: XK tác động tích cực tới công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân đân XK là công cụ giải quyết nạn thất nghiệp trong nước Theo số liệu International Trade 2000 - 2005 ở Mỹ: “Các nước công nghiệp phát triển sản xuất tăng lên được 1 tỷ USD thì sẽ tăng lên khoảng 35,000 — 40,000 chỗ làm”, còn ở

Việt Nam có thể tạo ra hơn 50,000 chỗ làm Đặc biệt xuất khẩu hàng hố nơng sản

thu hút hàng triệu lao động tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân

Thứ tư: XK là cơ sở để mở rộng và thúc đây sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho các ngành kinh tế trong nước gắn chặt với nhau hơn

Hoạt động XK là hoạt động chủ yếu, cơ bản, là hình thức ban đầu của kinh tế

đối ngoại XK và quan hệ đối ngoại có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau XK tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế Ngược lại sự phát triển của các ngành này cũng tạo thuận lợi cho hoạt động XK phát triển

1.2.2.2 Đối với các doanh nghiệp

Vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của mỗi quốc gia, và

của các DN Việc XK hàng hoá dịch vụ mang lại cho DN các lợi ích sau:

- Hoạt động XK giúp cho các DN có thể tồn tại và phát triển Với bản chất là hoạt động tiêu thụ đặc biệt do vậy việc đấy mạnh XK cũng là một van đề sống còn

của mỗi DN Mở rộng thị trường, đây mạnh số lượng tiêu thụ trên thị trường quốc tế làm tăng tốc độ quay vòng vốn, thu về một lượng giá trị lớn hơn cho DN Đây

cũng chính là vai trò số một của hoạt động XE

- Thông qua hoạt động XK, các DN trong nước tham gia vào cuộc cạnh tranh

trên thị trường về giá cả và chất lượng, những yếu tố đó bắt buộc DN phải hình

Trang 22

- XK là nhân tố tích cực thúc đẩy DN trong quá trình hoàn thiện chất lượng

sản phẩm và đề ra các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả trong công tác sản xuất cũng như tiêu thụ

- DN tiến hành XK có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở cùng có lợi

- Sản xuất hàng XK giúp cho DN thu hút được nhiều lao động tạo thu nhập én

định cho cán bộ công nhân viên lao động trong DN

1.2.3 Các hình thức xuất khẩu 1.2.3.1 Xuất khẩu trực tiếp

XK trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp cho các khách hàng của mình ở

nước ngồi Thơng qua hoạt động XE trực tiếp, công ty sẽ đáp ứng nhanh chóng và phù hợp nhu cầu của khách hàng ở trong nước và công ty cũng kiểm soát được yếu tố đầu ra của sản phẩm để điều chỉnh yếu tố đầu vào để mang lại lợi ích cao nhất

Hai hình thức mà công ty sử dụng để thâm nhập thị trường quốc tế là:

- Đại diện bán hàng: Là hình thức bán hàng mà người bán không mang danh nghĩa

của mình mà lấy danh nghĩa của người khác (người uý thác) nhằm nhận lương và

một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hoá bán được

- Đại lý phân phối là người mua hàng hoá, dịch vụ để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định Công ty khống chế phạm vi, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài Còn đại lý phân phối sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn

1.2.3.2 Xuất khẩu gián tiếp

Là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ ra nước ngồi thơng qua trung gian Các trung gian mua bán trợ giúp công ty XK hàng hoá sang thị trường nước ngoài

- Đại lý: Là các cá nhân hay tổ chức đại điện cho nhà XK thực hiện một hay một số

hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài do người ủy thác uỷ quyền dựa trên quan

hệ hợp đồng đại lý

Trang 23

tiếp Họ chí đảm nhận các thủ tục XK và thu phí XK Do vậy, bản chất của công ty quán lý XK là thực hiện dịch vụ quản lý và thu khoản thù lao từ hoạt động đó

- Công ty kinh doanh XK: Là nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối khách hàng nước ngoài với các công ty XK trong nước để bán hàng hố ra nước ngồi - Đại lý vận tải: Là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyên và những hoạt

đông liên quan đến xuất nhập khẩu như khai báo thuế quan, áp biếu thuế quan, thực

hiện giao nhận, chuyên chở và bảo hiểm Đại lý vận tải thực hiện các nghiệp vụ XK và kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ giao nhận hàng hoá đến tay người nhận

1.2.3.3 Buôn bán đối lưu

Kinh doanh XK, các công ty xuất nhập khẩu cũng gặp phải van để khó khăn

trong vấn đề thanh toán hoặc yêu cầu nhập khẩu hàng hóa của chính đối tác nên

công ty XK lựa chọn hình thức buôn bán đối lưu

Về khía cạnh thâm nhập thị trường quốc tế có các hình thức buôn bán đối lưu sau: - Đổi hàng: Là hình thức trong đó các bên cùng trực tiếp trao đổi hàng hoá, dịch vụ này lấy hàng hoá và dịch vụ khác XK theo hình thức này thì các công ty XK đưa hàng hoá của mình ra thị trường nước ngoài nhưng đồng thời lại nhận từ thị trường nước ngồi hàng hố và dịch vụ có giá trị tương đương nên rất phức tập

- Mua bán đối lưu: Là việc một công ty giao hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài với cam kết khách sẽ nhận một số lượng hàng hoá xác định

- Mua bồi hoàn: Là hình thức trong đó một công ty XK cam kết sẽ mua lại hàng hoá

của khách hàng có giá trị tương đương với khoản mà khách hàng đã bỏ ra

- Chuyển nợ: Là hình thức mà công ty XK có trách nhiệm cam kết đặt hàng từ phía khách hàng nước ngồi của cơng ty cho một công ty khác Hình thức này giúp các công ty XK chuyển nhượng trách nhiệm phải mua những mặt hàng không phù hợp với năng lực kinh doanh của mình cho các công ty khác có điều kiện hơn

Trang 24

10

1.2.3.4 Xuất khẩu tại chỗ

Là hình thức XK mà hàng hố khơng qua biên giới quốc gia mà thường là XK vào khu vực công nghiệp dành riêng cho các công ty kinh doanh nước ngoài Hình thức này không mất chỉ phí thuê phương tiện vận tải, bảo hiểm hàng hố,

khơng chịu chỉ phí rủi ro khác như chính trị, kinh tế do vậy lợi nhuận sẽ tăng lên

1.2.3.5 Tái xuất khẩu

Là việc XK những hàng hoá đã nhập khẩu nhưng chưa qua chế biến

- Tái xuất: Là hình thức mà nước tái xuất nhập hàng về nước mình và xuất sang nước khác đã thông qua thông quan XK

- Chuyển khẩu: Là hình thức mà nước chuyển khẩu chỉ thu tiền từ nước nhập khẩu

và thanh toán cho nước XK còn hàng hoá sẽ XK trực tiếp từ nước XK sang nước nhập khẩu, hay nhập khâu về của khâu của nước mình nhưng chưa thông quan đã tiến hành XK sang nước khác

1.2.3.6 Xuất khẩu theo nghị định thư

Là hình thức XK hàng hoá theo chương trình đã được ký kết theo nghị định thư của hai chính phủ và thường là chương trình trả nợ giữa hai chính phủ Hình thức này đảm bảo khả năng thanh toán

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày tông quát phân cơ sở lý luận về kinh doanh quốc tế và về xuất khẩu

Đây sẽ là cơ sở để khảo sát, phân tích môi trường hoạt động XK trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận ở chương II Chương II sẽ phân tích môi trường hoạt động XK trái Thanh long Bình Thuận Từ đó, tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động XK trái Thanh long

Trang 25

11

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XUÁT KHẨU

TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH BÌNH THUẬN

2.1 GIGI THIEU CHUNG VE TINH BINH THUAN

Tinh Binh Thuận năm trong ving duyên hải cực Nam Trung Bộ với diện tích

tự nhiên: 7.830 km”; dân số: 1.171.675 người, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng

Đông Nam Bộ và năm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía

Nam Có quốc lộ IA, đường sắt Bắc - Nam chạy qua, quốc lộ 28 nối liền Bình

Thuận với các tỉnh Nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối liền với Trung tâm dịch vụ

dầu khí và du lịch Vũng Tàu

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận có bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận)

đến bãi bồi Bình Châu (Bình Thuận) Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc

giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bình

Thuận, đông và đông nam giáp Biển Đông

Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính với 127 xã, phường và thị trấn bao

gồm: thành phố Phan Thiết:14 phường và 4 xã, thị xã La Gi: 5 phường và 4 xã,

huyện Tuy Phong: 2 thị trấn và 11 xã, huyện Bắc Binh: 2 thị trấn và 16 xã, huyện

Hàm Thuận Bắc: 2 thị trấn và 15 xã, huyện Hàm Thuận Nam: 1 thị trấn và 12 xã, huyện Tánh Linh: I thị trấn và 13 xã, huyện Hàm Tân: 2 thị tran va 8 xã, huyện Đức

Linh: 2 thị trấn và 11 xã, huyện đáo Phú Quý: 3 xã 2.1.1.1 Khí hận, thời tiết

Tỉnh Bình Thuận năm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 26,8°C Lượng mưa trung bình năm là 1.231 mm Độ 4m

Trang 27

2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

Bình Thuận trải dài dọc bờ biển Đông theo hướng Đông Bắc-Tây Nam khoảng 192 km, chiều rộng 95 km Phía Bắc giáp các sườn núi của dãy Trường Sơn,

phía Nam là các đồi cát chạy dài; phần lớn là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển 2.1.1.3 Hệ thống sông rạch, chế độ thủy văn

Gồm Sông La Ngà, sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái (Quao), sông Cà Ty, sông Phan và sông Dinh.Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi nằm trên địa

phận hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận

2.1.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất

Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 677.948 ha chiếm 86,8 % tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp 6,65 % và đất chưa sử dụng 6,55 %

Bảng 2.1: Thống kê phân loại nhóm đất tỉnh Bình Thuận Loại đất Toàn tỉnh (ha) | Cơ cấu (%) 1 Nhóm đất cồn cát, đât cát biển 117.078 14,99 2 Nhom dat man 859 0,11 3 Nhóm đất phù sa 87.086 11,15 4 Nhóm đất xám bạc màu 136.136 17,43 5 Nhóm đất xám bạc màu bán khô hạn 10.856 1,39 6 Nhóm dat den 21.166 2,71 7 Nhóm đất đỏ vàng 365.138 46,75 8 Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi 10.310 1,32 9, Nhóm đất thung lũng 5.077 0,65

10 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 9.919 1,27

11 Đất khác (ao, hồ, sông suối) 17.417 2,23

Tổng diện tích 781.043 100

Trang 28

Tài nguyên nước

Về nguồn nước mặt: Toàn tỉnh có 7 lưu vực sông chính, tổng điện tích lưu

vực 9.980 kmỶ (trong Tỉnh 4.714 km”)

Mật độ sông suối thấp, nguồn nước phân bố không đều giữa các vùng, các mùa Mùa mưa lũ (tháng 5 — tháng 10) Mùa khô từ tháng 11 — tháng 4 năm sau,

sông suối gan như khô kiệt, hạn hán, thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt

Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất rừng năm 2008 là 390.745 ha chiếm 50,03% tổng diện

tích tự nhiên của tỉnh, giảm 3.095 ha so với năm 2005 (393.840 ha) Trong đó rừng phòng hộ 217.474 ha, rừng đặc dụng 35.895 ha, rừng sản xuất 137.376 ha Nhìn chung, tổng diện tích rừng còn khá lớn nhưng phần lớn ở trạng thái rừng nghèo kiệt, rừng non với các loại cây đường kính nhỏ và chất lượng không cao

Tài nguyên biển

Diện tích vùng lãnh hải 52.000 km được xem là vùng biển giàu nguồn lợi về

các loại hải sản Trữ lượng hải sản vùng 50m trở vào bờ khoảng 220 - 240 ngàn tấn,

tông khả năng cho phép khai thác hải sản các loại trên 120 ngàn tấn/năm Nguồn lợi

thủy sản không những lớn về trữ lượng mà còn phong phú về chủng loại: các loại cá

có trên 500 loài, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao (cá thu, mú, ngừ, ) và nhiều hải đặc sản có giá trị cao như: tôm, điệp, sò lông, dòm, )

Giao thông vận tải

- Đường bộ: Nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, Bình Thuận có 03 tuyến quốc lộ chạy: Quốc lộ 1A, quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với

các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với Vũng Tàu

- Đường sắt: Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 180 km

- Đường biển: Hiện tại cảng biến Phú Quý đã xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn

ra vào, Cảng Phan Thiết đã được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tan

Trang 29

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận

2.1.2.1 Kinh tế (Tổng GDP của tỉnh Bình Thuận)

Bảng 2.2: Các ngành của kinh tế Bình Thuận giai đoạn 2008-2012 Năm/Các ngành 2008 2009 2010 2011 2012 Công nghiệp - Xây dựng (%) 33,7 33,7 34,2 33,8 34,2 Dich vu (%) 38,7 40,7 41,4 43,3 44,3

Nong, lam, thi san (%) 27,5 25,6 24,4 22,9 21,0

Sản lượng lương thực (tân) 462.365 | 539.833 | 583.790 | 612.813 | 645.025

Kim ngạch XK (triệu USD) 104 135 158 137 168

Tông thu ngân sách bình quân

đầu người (triệu đồng) 2,58 3,49 3,71 5,17 6,57

(Nguôn: Cục Thông kê Bình Thuận năm 2012) Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2009-2015 Giai đoạn 2009-2010 Giai đoạn 2011-2015 GDP tồn tỉnh/năm 14% 13-14.3%

Nơng lâm thủy sản 21.05% 12,8%

Công nghiệp xây dựng 34% 45.6%

Dich vy 43.8% 41,6%

Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước 15-16% 16-17%

Kim ngạch xuất khẩu 17-18% 20%

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội | 54 - 56% GDP 44 - 46% GDP

: (Nguôn: Quy hoạch tông thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020 và website của tinh Binh Thugn www binhthuan.gov.vn nam 2011) 2.1.2.2 Dân số, lao động và giáo dục

Dân số toàn tỉnh là 1.157.199 người với tông số hộ là 278.180 Trong đó nam

Trang 30

Bảng 2.4: Thống kê lao động trong các ngành giai đoạn 2008-2012 Các ngành Năm | Nam | Nam | Nam | Nam 2008 , 2009 | 2010 | 2011 | 2012

Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản 311.999/313.5451315.104316.666| 317.321 |

Công nghiệp khai khoáng 3.072 | 3.311 | 3.568 | 3.917 | 4.003

Céng nghiép ché bién, ché tao 54.758 | 56.394 | 58.078 | 61.214 | 64.2747 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước néng, 1.113 | 1.44 | 1.863 | 2.175 | 2.28375

hơi nước và điêu hòa không khi

Cung cấp nước; quản lý và xử lý rác, nước thải 962 | 1.143 | 1.357 | 1.576 | 1.6548

Xây dựng 24.906 | 28.855 | 33.137 | 36.445 38.26725

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy| 63.871 | 66.451 | 69.135 | 71.642 | 75.2241 | và xe có động cơ khác

Vận tải kho bãi 17.569 | 18.872 20.271 | 21.285 |22.34925

Dich vụ lưu trú và ăn uống 28.839 | 30.645, 32.564 | 33.817 35.50785

'Thông tin và truyền thông 1.151 | 1.455 | 1.84 | 2.144 | 2.2512

Hoat động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 1.763 | 1.993 | 2.253 | 2.526 | 2.6523

Hoạt động kinh doanh bắt động sản 329 | 351 | 374 | 399 418.95

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 1.044 | 1.272 | 1.549 | 1.733 | 1.81965

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 704 | 935 | 1.244 | 1.53 | 1.6065

Hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội 12.543 | 13.652 | 13.817 | 14.806 | 15.5463

Giáo dục và đào tạo 17.389 17.839: 18.545 | 19.482 | 20.4561

'Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 3.983 | 4.127 | 4.277 4.522 | 4.7481

Nghệ thuật vui chơi và giải trí 1.101 | 1.388 | 1.749 | 2.032 | 2.1336

Hoạt động dịch vụ khác 9.601 | 9.706 | 9.812 | 10.32 | 10.836

Hoạt động làm thuê 717 | 894 | 1.113 | 1.309 |1.37445

| Tổng số 557.414574.268| 591.65 | 609.54 1,043.26

(Nguôn: Cục Thông kê Bình Thuận, 2012)

Về giáo dục: Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở các bậc như: Mam

non 85%; Tiéu hoc 99,4%; THCS 99,6% va THPT 92% Toan tỉnh có 10/10 huyện,

Trang 31

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT

KHẨU TRÁI THANH LONG CỦA TÍNH BÌNH THUẬN

2.2.1 Giới thiệu về trái Thanh long

Cây Thanh long có tên tiếng anh là Hylocerut undatus, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, là loại cây trái phù hợp khi trồng ở

những miền đất khô, nóng Vì vậy, điều kiện khí hậu và đất đai ở Bình Thuận rất

phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển

Trang 32

Thanh long là một loại cây trồng lây quả, được đưa vào Việt Nam gần 100

năm, có những vảy dài, phân bế đều khắp, khi quả chín có thể bóc vỏ dé dàng như

vỏ chuối, thịt là một khối trắng hoặc đỏ giống như thạch, có rất nhiều hạt đen li ti rải rác rất nhiều không thể loại bỏ và phải ăn cùng với thịt

Thanh long là một loại cây ăn quả dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao, nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một năm là đã có thể thu hoạch, từ năm thứ 3 trở đi sản lượng

trung bình khoảng 20-25 tắn /ha mùa thuận, và 20 tắn/ha tắn mùa nghịch

Bảng 2.5: Thành phần sinh hóa và dinh dưỡng của trái Thanh long Thành phần g/100gr thịt trái | Thành phần |Mg/100gr thịt trái Nước 85.3 Vitamin C 3 Protein 1.1 Niacin 2.8 Glucose 0.57 Vitamin A 0.0111 Fructose 3.2 Calcium 10.2 Sorbitol 32.7 Sat 6.07 Carbohydrat 11.2 Magnesium 38.9 Chat xo 1.34 Phospho 27.5 Tro 0.56 Kali 27.2 Năng lượng (Kcal) 67.7 Natri 2.9

(Nguồn: Sở NN & PTNT Bình Thuận trích từ báo cáo của Phân Viện cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch tại TP.HCM năm 2009)

Thanh long có một quá trình quang hợp dài, ánh sáng ban ngày càng dài thì càng tốt cho hoa Thanh long ra hoa từ tháng 4 đến tháng 8 (mùa thuận) nhưng tập

trung nhiều nhất vào tháng 5 đến tháng 7 khi ngày đài hơn đêm (từ 12,5 đến 13 giờ

một ngày) Từ tháng 9 đến tháng 3, ngày ngắn hơn nên nông dân thường thường dùng ánh sáng điện để kích thích ra hoa

Trang 33

Trên thị trường hiện nay có 4 loại Thanh long xuất khẩu là:

Thanh long ruột trắng vỏ vàng Thanh long ruét tim hong

Hình 2.3: Các giống Thanh long Bình Thuận

Thanh long ruột trắng: được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ và

Nam Bộ nhưng thương hiệu nỗi tiếng nhất là ở Bình Thuận Loại Thanh long này

sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phan

Thanh long ruột đỏ: là một sản phẩm mới, lạ, ngon, bổ dưỡng đặc điểm của

loại Thanh long này là nhìn quả rất nhỏ nhưng lại nặng cân (~1kg/1quả), ruột đỏ

tươi, cơm giòn, thơm, đặt biệt rất ngọt, nhiều vitamin và khoáng chất

Trang 34

cành to, quả hình trứng hoặc trứng thuôn, vỏ đẹp, tai quả xanh, thịt quả tím hồng rất bất mắt, chất lượng quả ngon, ruột chắc, màu nhạt hơn thanh long ruột đỏ, tai vỏ xanh cứng, năng suất trung bình khoảng 40 tắn/ha, nếu canh tác tốt thì năng suất có thể đạt 60-70 tấn /ha, thời gian cho trái đài vào mùa nghịch Đặc biệt, giống

Thanh long ruột tím hồng mới được lai tạo nhiễm sâu bệnh ở mức ít đến trung bình

nén rat thudn loi cho san xuat (Neuén: http: /favri.org vavi‘tin-tuc/thong-tin-khoa-

hog:52-lai-tao-thanh-cong-giong-thanh-long-ruot-tim-hong htm)

2.2.2 Sản xuất trái Thanh long của tỉnh Bình Thuận

Với diện tích Thanh long tính đến cuối năm 2012 là trên 19.419 ha có hơn

22.000 hộ trồng, sản lượng trên 330.000 tấn, Bình Thuận hiện là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích trồng Thanh long Nhiều hộ thu nhập bình quân vai tram triệu đến

cả vài tỷ đồng hàng năm nhờ sản xuất, làm đại lý, cơ sở thu mua

Trang 35

Bảng 2.7: Diện tích thu hoạch theo huyện, thị xã, thành phố tính Bình Thuận Huyện, thị xã, thành phố | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 Téng sé (Dvt: Ha) 8,562 | 9,381 | 10,826 | 15,287 | 15,807 Thanh phé Phan Thiét 253 | 261 | 265 324 230 ThixaLaGi 7 - 1346 | 1346 | 262 | 286 | 401 HuyệnTuyPhg 7 - 23 | 21 | 34 | 52 41 Huyện Bắc Bình 338 | 340 | 493 | 499 | 920 Huyện Hàm Thuận Bắc ‘| 2,950 | 3,418 | 3,865 | 4,566 | 5.360 Huyén Ham Thuan Nam 4,797 | 5,122 | 5,807 | 9,435 | 8,723 Huyện Tánh Linh T5 [5 † 20 [ 14 20 | HuyệnĐứcln | 49 ¬x _ -

Huyén Ham Tan - | 68 79 | tit | 112 Huyén Phu Quy T- - _ _ -

(Nguôn: Niên giám thông kê tỉnh Bình Thuận năm 2012)

Bảng 2.8: Diện tích Thanh long tỉnh Bình Thuận theo quy hoạch và hiện trạng

Trang 36

Qua các bảng số liệu trên ta nhận thấy, cây Thanh long Bình Thuận chỉ trong

vòng 5 năm diện tích đã tăng gắp đôi Diện tích ở hầu hết các huyện, thị, thành phố

năm sau đều cao hơn năm trước nhưng lại phân bố không đều Nhiều nhất là hai huyện Hàm Thuận Nam và Bắc Binh Trước đây, Thanh long chủ yếu được trồng ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam giờ đã phát triển mạnh tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Tân và La Gi Trong khi quy hoạch chung của tỉnh đến năm 2015 thì diện tích Thanh long chỉ dừng lại ở mức 15.000 ha nhưng năm 2012

đã lên tới 19.419 ha Việc ồ ạt mở rộng diện tích không theo quy hoạch khiến cho

đường hội nhập thị trường của trái Thanh long đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức thực sự: đầu ra không ổn định, giá cả bắp bênh Ngoài ra còn phái kẻ đến tác động khá lớn từ chính cơ chế thu mua (theo quy trình VietGAP) chưa

thực sự tạo niềm tin với nông dân nhà vườn Bình Thuận Sản xuất theo tiêu chuẩn

sạch tến rất nhiều công sức nhưng lợi nhuận chẳng là bao so với kiểu mua bán mão, mua đứt bán đoạn không qua rào cản kỹ thuật

Diện tích phát triển nhanh, biện pháp thâm canh ngày càng tiên tiến, nhất

là việc chong đèn cho Thanh long ra hoa trái vụ, giúp sản lượng Thanh long ở Bình

Thuận tăng nhanh qua từng năm Có nhiều yếu tố khác liên quan, việc phát triển

diện tích luôn “về đích” trước quy hoạch, kéo theo sản lượng tăng nhanh, đã tạo ra

sức ép lớn về thị trường tiêu thụ

Đồ thị 2.1: Diện tích, diện tích thu hoạch, diện tích trồng mới Thanh long Bình Thuận từ năm 2008 đến năm 2012 45000 40000 3612 35000 30000

25000 ——-: —— Diện tích — Diện tích trồng mới (ha) | mới (ha)

Trang 37

Năm 2012 diện tích Thanh long đạt 19,419ha; trong đó 15,807 ha đang thu

hoạch, tăng 3,34 lần so với năm 2005; sản lượng đạt 392,373 tắn, tăng 3,9 lần so với

năm 2005 Những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng trái Thanh long

của toàn tỉnh có bước phát triển khá nhanh và đã hình thành nhiều vùng sản xuất

hàng hóa chuyên canh với quy mô lớn

Đồ thị 2.2: Sản lượng thu hoạch trái Thanh long từ năm 2008 đến năm 2012 của tỉnh Bình Thuận Sản lượng thu hoạch (tấn) ¡ 450000 400000 350000 + 300000 250000 200000 150000 100000 50000 Nam 2008 Năm 2008 Nam 2010 Nam 2011 Nam 2012

(Nguôn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2012)

Trang 38

Bảng 2.9: Sản lượng trái Thanh long phân theo huyện, thị xã, thành phố (tắn/năm) x Nam Nam Nam Nam Nam Huyện, thị xã, thành pho 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 236,067 | 258,134 | 299,302 | 397,584 | 392,373 Thành phó Phan Thiết 3,938 6403 | 6,800 | 8,950 | 8,833 Thị xã La Gi 3,530 | 3,530 | 6,932 | 7,428 | 7.331

Huyén Tuy Phong 403 375 606 924 912

Huyén Bac Binh 10,084 | 10,468 | 16,200 | 15,458 | 15,255 Huyện Hàm Thuận Bắc 73,500 | 83,627 | 96,500 | 99,957 | 98,647 Huyén Ham Thuan Nam 143,906 | 152,778 | 171,230 | 263,335 | 259,884 Huyén Tanh Linh 180 180 40 36 36 Huyện Đức Linh 527 - - - Huyén Ham Tan - 774 994 1,496 1,475 Huyện Phú Quý - - - - -

(Nguon: Nién gidm thong kê tỉnh Bình Thuận năm 2012)

Như vậy, từ các đồ thị và các bảng trên, ta thấy rõ sản lượng và năng suất trái

Thanh long trong tỉnh tăng nhanh trong những năm vừa qua Có nhiều lí đo, nhưng lí đo quan trọng nhất là nhờ áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là việc đầu tư thâm canh, phòng chống sâu bệnh hại có hiệu quả, cũng như thực hiện chong đèn trái vụ Năm 2012 năng suất trái tăng gấp 1,7 lần so với năm 2008

Nhằm bảo đảm điều kiện VSATTP, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tỉnh Bình Thuận đã triển khai các mô hình sản xuất Thanh long theo hướng an toàn, thực hành quy trình sản xuất nông

nghiệp tốt (GAP) theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT: Quy trình GlobalGAP: Hiện nay

toàn tỉnh có 10 đơn vị sản xuất Thanh long (235 ha) được chứng nhận đạt tiêu

chuẩn GlobalGAP và VietGAP: Tính đến 31/12/2012 toàn tỉnh đã có 6.543 ha

Trang 39

Bảng 2.10: Diện tích Thanh long

được chứng nhận VietGAP tại các địa phương Chứng nhận Kế hoạch 2011 % so với

Địa Năm Thực | Lũy kế đến | Diện tích | Diện tích | kế hoạch

phương hiện mới | 30/11/2011 chứng triển chứng 2010 (ha) 2011 (ha) (ha) nhận (ha) ' khai (ha) | nhận Phan Thiếu 10,91 12,493 23,403 150 30 15,6 Lagi 1,00 11,520 12,520 150 40 8,3 Bắc Bình - 29,000 29,000 220 50 13,2 Hàm Thuận | 1.237,88 | 967,467 | 2.205,347 1.750 870 126 Bac Ham Thudn | 1.719,10 | 1.061,366 | 2.780,466 2.650 980 104,9 Nam Ham Tan | 35,00 2,00 37,000 80 30 46,3 Tong sé | 3.003,89 | 2.083,846 | 5.087,736 5.000 2.000 101,8

- Nam 2010: diện tích Thanh long được chứng nhận VietGAP đạt 2.978 ha (bao

gồm diện tích tái cấp chứng nhận của năm 2009 và diện tích chứng nhận mới của

năm 2010 là 2.400 ha);

- Năm 2011: đăng ký sản xuất VietGAP là 7.000 ha; trong đó có 5.000 ha được

công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP Diện tích được chứng nhận gan 2.100 ha, nang téng số diện tích Thanh long được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP toàn tỉnh đến

cuối năm 2011 là 5.000 ha đạt 100% kế hoạch giao (bao gồm diện tích tái cấp

chứng nhận của năm 2009, 2010 và diện tích chứng nhận mới của năm 201 1)

- Năm 2012, kế hoạch giao cấp chứng nhận Thanh long VietGAP là 7.000 ha, kết

Trang 40

Bảng 2.11: Diện tích Thanh long được chứng nhận Vie(GAP tính đến 31/12/2012 STT Địa phương Diện tích (ha) Số hộ Số tô, nhóm 1 | Hàm Thuận Nam 3.595.086 3.523 166 2 | Ham Thuan Bac 2.767,494 4.306 159 3 | Ham Tân 37,000 2 2 4 | Lagi 12,520 23 3 5 | Bac Binh 59,250 52 4 6 | Phan Thiết 71,678 164 § Tồn tỉnh 6.543,028 8.070 342 Qua các bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2011, mức độ tham gia VietGAP của người dân giảm dần; số hộ tham gia trong 02 năm 2011 và 2012 giảm 68,37%

(3.312 hộ/10.470 hộ); giảm 69,29% (2.266 ha/7.474 ha) Nguyên nhân là do:

- Về nhận thức: hiện nay vẫn còn một số nông dân chưa nhìn thấy được lợi ích lâu

dài của việc sản xuất Thanh long theo quy trình VietGAP, người mua cũng không

yêu cầu sản phẩm phải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP;

- Trong thời gian qua, việc buôn bán Thanh long sản xuất theo VietGAP và chưa

theo VietGAP vẫn bình thường như nhau, giá bán không có sự khác biệt;

- Thanh long Bình Thuận XK sang thị trường Trung Quốc chủ yêu theo hình thức biên mậu và hiện nay thị trường này chưa đòi hỏi chứng thư sản phẩm an toàn theo GAP kèm theo lô hàng: do đó hầu hết DN Bình Thuận đều chưa quan tâm đến việc thu mua sản phẩm được sản xuất trên vườn trồng được cấp hoặc chưa được cấp chứng nhận VietGAP

Diện tích sản xuất và nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn XK vào Hoa Kỳ: Tính đến cuối năm 2011, các chuyên gia kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ và các chuyên gia Việt

Nam đã khảo sát, đánh giá và cấp 109 mã số đơn vị sản xuất (PUC) cho 1.922,75 ha

Thanh long Việt Nam để tham gia XKvào thị trường Hoa Kỳ; trong đó tinh Binh

Ngày đăng: 04/09/2017, 21:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w