1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

DSpace at VNU: Môi trường phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận thực trạng và giải pháp

13 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 6,68 MB

Nội dung

Những lợi th ể thúc đẩy phát triển du tịch bền vững Xác định du lịch là ngành kinh tế trọng điểm, phát triển du lịch cỏ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phư

Trang 1

MÔI TR Ư Ờ N G PH ÁT TRIẺN DU LỊCH T ỈN H BÌNH THUẬN

T H ự C TRẠNG VÀ GIẢI PH ÁP

La N ữ Ảnh Vân

1 Vị trí địa lí tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, có diện tích 7.830km2, tiếp giáp với các tỉnh N inh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - V ũng Tàu và biển Đông Bình Thuận nằm trong vùng ảnh hưởng của ba trung tâm du lịch quan trọng của cả nước là thành phố H ồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và N ha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển được cải tạo và nâng cẩp tạo cho tỉnh lợi thể so sánh rất lớn trong việc thu hút khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh, trong nước và nước ngoài đến nghỉ dưỡng kết hợp với tham quan, du lịch, tham dự hội nghị, hội thảo

2 Những lợi thế và thách thức đối với phát triển du lịch bền vững tỉnh

Bình T h u ận

2.1 Những lợi th ể thúc đẩy phát triển du tịch bền vững

Xác định du lịch là ngành kinh tế trọng điểm, phát triển du lịch cỏ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngay từ nhừng năm đầu của thế kì XXI, Tỉnh ủy, ƯBND tỉnh đã có nhiều quyết sách đối với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường phát triển du lịch Nghị quyết tỉnh đảng bộ nhiệm kì 2006 - 2010

và nhiệm kì 2011 - 2015 đều khẳng định phát triển kinh tể du lịch là thế mạnh của tinh, xây dựng Bình Thuận trở thành một tình có nền công nghiệp - dịch vụ phát triển theo hướng hiện đại, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường Bình Thuận phấn đấu trở thành trọng điểm du lịch của cả nước và vùng DHNTB là điểm dừng

quan trọng trên tuyến du lịch “Con đường di sàn miền trung" và là một cực của tam

giác phát triển du lịch Phan Thiết - Đà Lạt - TP Hồ Chí Minh Cụ thể hoá nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảne bộ tỉnh lân thứ XII đối với phát triển du lịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chi đạo các sờ, neành, địa phươnc trone tỉnh triển khai tổ chức thực hiện Năm 2009, ƯBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị sổ 29-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nchị

* T rư ờ n g Đ ại h ọ c Phan T h iế t, B ìn h T huận.

Trang 2

MỒI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.

quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị “về bào vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nehiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” trên địa bàn tinh Bình Thuận UBND tinh

đã chi đạo các neành các cấp triển khai thực hiện tốt các quy hoạch, đề án phát triển đã được phê duyệt, hoàn thiện các chính sách khuyến khích để huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trong và neoài nước vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực dịch vụ du lịch

Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường phát triển du lịch được các sở, ngành, địa phương quan tâm Qua đó nhận thức về vai trò của phát triển du lịch bền vững, ý thức trách nhiệm cùa từng sở, ngành, địa phương và của cộng đồng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên - xã hội trong lĩnh vực du lịch ngày càng rõ nét

Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, chấp hành các quy định về vệ sinh môi trường của các hộ kinh doanh cá thể, bán hàng rong tại các khu du lịch cộng đồng cũng được nâng lên, cùng với địa phương tích cực thực hiện việc thu gom rác thải, dợn dẹp vệ sinh trong khu vực thường xuyên hơn Chù các cơ sở kinh doanh dịch

vụ du lịch, đặc biệt là loại hình khách sạn mini, nhà nghi du lịch, nhà trọ đã được phổ biến các quy định của nhà nước về vệ sinh môi trường Hầu hết các doanh nghiệp du lịch đều chù động thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại đơn vị, có biện pháp tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp trong khu vực

Công tác kiểm tra, giám sát các nguồn gây ô nhiễm môi trường ngày càng được tăng cường, s ổ lượng và tỉ lệ các cơ sờ kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom và xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn môi trườne trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng Đến cuối năm 2010 có 90/166 (đạt 54%) cơ sở du lịch đã xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường

Tình hình an ninh trật tự phòng cháy chữa cháy, an toàn cho du khách trong hoạt động du lịch cơ bản được bảo đàm Công tác cứu hộ tại các băi tắm, hồ bơi ở các khách sạn, resort được quan tâm chú ý và kịp thời xử lí các tình huống xảy ra Tình hình giá cả dịch vụ hàne hoá tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh trong nhừng ngày cuối tuần, trong các dịp lề tết khá ổn định Việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quv định nhà nước được các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, dịch vụ du lịch thực hiện khá nehiêm túc Đa số các du khách đã có ấn tượng tốt về

du lịch Bình Thuận Ti lệ khách du lịch quay trở lại Bình Thuận có xu hướne tăng dần và đã đạt trên 50%

Nhìn chune, công tác bảo vệ môi trườn2 trên địa bàn tỉnh bước đầu đã đạt được nhữnc kết quả quan trọns Môi trường tại các khu vực đô thị, nông thôn, khu sán xuất công nghiệp và dịch vụ du lịch được cải thiện đáng kể Khách du lịch quốc

Trang 3

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

tế và nội địa đến Bình Thuận tăng rất nhanh Phát triển du lịch trong những năm qua như một hiện tượng đột phá kinh tế ở Bình Thuận

2.2 Những khó khăn thách thức p h á t triển du lịch bền vững

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, du lịch Bình Thuận cũng đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường

Ý thức trách nhiệm của cộng đồng địa phương và du khách đối với công tác bào

vệ tài nguyên, môi trường du lịch còn nhiều hạn chế Nhận thức trách nhiệm về bảo

vệ môi trường chưa thành thói quen, nếp sống của đa số dân cư; việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của nhiều đon vị, hộ sản xuất kinh doanh vẫn còn thấp Tình trạng

xả rác bừa bãi vẫn còn xảy ra khá phổ biến Rác thải trong các khu du lịch dã ngoại

và các điểm tham quan du lịch chưa được giảm thiểu, đặc biệt trong những ngày cao điểm Tỉ lệ thu gom rác thải mới đạt từ 55-65% Tại khu vực dân cư ven biển như: Khe Gà (Hàm Thuận Nam), Phan Rí Cửa, Bình Thạnh (Tuy P hong) người dân cỏ thói quen đổ rác xuống biển nên biển nơi đây chứa đựng tất cả những thứ không dùng được của con người Chất thải từ đất liền theo các dòng sông lớn đổ ra biển rồi sóng lại đánh tấp vào bờ gây ô nhiễm các bãi tắm, khu du lịch

Tài nguyên du lịch của tinh chưa được đầu tư, tôn tạo bảo vệ một cách thỏa đáng Số lượng các điểm du lịch được bảo vệ, tôn tạo chiếm tỷ lệ thấp Tính đến năm 2010, toàn tỉnh mới chỉ có 30/131 (chiếm ti lệ 23%) số điểm du lịch nằm trone danh mục đã được các cấp phê duyệt được khai thác phục vụ du lịch

Thực chất số lượng các điểm du lịch được đầu tư bảo vệ, tôn tạo ít hơn con số này Có thể nói, ngoại trừ một số điểm du lịch đã hình thành Ban quản lý và những điểm di tích văn hoá lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng cấp Quốc gia ít phải đầu tư trong quản lý khai thác, còn lại đa số các điểm du lịch tình trạng quản lý khai thác chưa tốt Nhiều lợi thế tài nguyên còn lãng phí và chưa được khai thác cỏ hiệu quả

Một số mâu thuẫn giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế biển như \ẩn đề

bố trí luồng lạch cho ghe thuvền đánh bắt hải sàn ven bờ với việc tổ chức các dịch

vụ du lịch ven biển, vấn đề quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, khai thác titan vơi quy hoạch phát triển du lịch chưa được khẳc phục dẫn đến tình trạng khai thác kinh doanh tuỳ tiện gây tác hại xấu đến cành quan thiên nhiên và môi trường

Tình trạne suy thoái môi trườne sự cố môi trường trên địa bàn tinh nhiêu nơi chưa được ứng phó kịp thời Hiện tượng “thủy triều đỏ”, hiện tượng ô nhiễm dầu vùng ven biển neày càng trở thành vấn đề bức xúc Mỗi khi có “thủy triều dỏ", hiện

Trang 4

MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.

tượng ô nhiễm dầu xảy ra thì các khu du lịch ven biển nổi tiếng như Hàm Tiến, Mũi Né đều hoạt động cầm chừne thậm chí bị các Công ty lữ hành hủy tour du lịch Dây là một trong những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu đánh giá và có nhũng giải pháp mang tính cơ bản và lâu dài

Việc xác định và quàn lí cường độ hoạt động của một khu du lịch sẽ góp phần giới hạn lượng khách du lịch tập trung quá đông tại một khu du lịch trong cùng một thời điểm, qua đó sẽ giảm thiểu được các tác độne tiêu cực lên các nguồn tài nguyên

và môi trường tại khu vực đó Tuy nhiên, một trong những hạn chế cùa du lịch Bình Thuận hiện nay là chưa có công trình nghiên cứu xác định “sức chứa” cụ thể cho các hoạt động du lịch cũna, như phương pháp quản lí “sức chứa” ở các khu, điểm du lịch Hiện tượng “cháy phòng” vào các ngày lễ, Tết, và các ngày nghi cuối tuần và

sự tăng giá, chênh lệch giá cả của các dịch vụ trong những ngày này đã thể hiện sự quá tải của các điểm du lịch tại Bình Thuận vào một số thời điểm

Bên cạnh môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa cũng biểu hiện một số hạn chế Tình hình mất cắp tài sản của du khách, tình trạng đeo bám, chèo kéo khách,

tình trạng tăng giá, bán hàng kém chất lượng cho khách du lịch vẫn xảy ra.

3 Đánh giá thực trạng môi trường phát triển du lịch tinh Bình Thuận

3.1 Tiêu ch í đánh giá

Du lịch Việt Nam mới phát triển mạnh khoảng vài chục nãm gần đây Những công trình nghiên cứu sâu về du lịch nói chung, về bảo vệ môi trường phát triển du lịch nói riêng chưa nhiều Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội cao Đánh giá thực trạng môi trường phát triển du lịch là công việc hết sức khó khăn, phức tạp

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, rất cần thiết xây dựne hệ thống các tiêu chí đánh giá Càng nhiều tiêu chí tham eia đánh eiá thì kết quả đánh giá càng có sức thuyết phục Các tiêu chí đánh giá cỏ các tinh chất, mức độ và giá trị khôns đồng đều Vì vậy cần phải xác định hệ số, điểm, trọng sổ cho các tiêu chí Các hệ số này có thể là 1, 2 và 3 Tiêu chí quan trọnc hơn, có hệ sổ cao hơn Mỗi tiêu chí có thể được đánh giá theo 4 mức độ: tốt/cao, khá, trung bình, kém/thấp Tương ứng với các mức độ được đánh giá từ cao xuống thấp là các điểm đánh giá từ cao xuống thấp: 4 điểm, 3 điểm, 2 điểm, 1 điểm

Sau đây là một số tiêu chí cỏ thể làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá thực trạng môi trường phát triển du lịch

Trang 5

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QỤỐC TÉ LÀN THỨ T ư

3.1.1 Ti lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong tổng sổ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom và x ử lí chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường

Phát triển du lịch phải đảm bảo lưu lại cho thế hệ tương lai nguồn tài nguyên không kém hom so với những gì mà các thế hệ trước được hường Trong quá trình khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch cần phải tính đến các giải pháp ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến môi trường Bên cạnh những nỗ lực chung cùa toàn

xã hội, của các ngành kinh tế khác, ngành du lịch trước hết phải có trách nhiệm đổi với công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phải có hệ thống thu gom và xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường

Tiêu chí này được tính hệ số cao nhất, hệ số 3 và được đánh giá với 4 mức độ: Cao: cỏ 85 - 100% tổng sổ cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom và xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường

Khá: có 65 - 84% tổng số cơ sờ kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom và xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường

Trung bình: cỏ 50 - 64% tổng sổ cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom và xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường

Thấp: < 50% tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom

và xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường

3.1.2 Tỉ lệ rác thải tại các khu, điểm du lịch được thu gom x ử lí

Việc gia tăng nhanh khách du lịch tại các khu, điểm du lịch sẽ đi đôi với gia tăng áp lực khai thác tài nguyên, tăng lượng chất thải từ hoạt động du lịch, không đảm bảo được quá trình tự làm sạch, tăng nguy cơ suy thoái môi trường Vì vậy, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch là tiêu chí quan trọng cần được xem xét đánh giá nỗ lực của ngành du lịch đối với công tác bảo vệ môi trường Ti lệ chất thải tại các khu, điểm du lịch được thu gom xử lí càng cao thì công tác bảo vệ môi trường phát triển du lịch càng được đánh giá cao

Tiêu chí này được tính hệ số 2 và được đánh giá với 4 mức độ:

- Cao: có 85 - 100% rác thải tại các khu, điểm du lịch được thu gom xử lí

- Khá: có 65 - 84% rác thải tại các khu, điểm du lịch được thu gom xử lí

- Trung bình: có 50 - 64% rác thải tại các khu, điểm du lịch được thu gom xử lí

- Thấp : < 50% rác thải tại các khu, điểm du lịch được thu gom xử lí

Trang 6

M ôi TRƯỞNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.

3.1.3 77 lệ các điểm tài nguyên, điếm tham quan du lịch được bảo tồn, tôn tạo

Phát triển du lịch phải đi đôi với gìn giữ và nâng cao giá trị tài nguyên du lịch Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trườna phát triển du lịch được đánh giá tốt nếu như

số lượng các diẻm du lịch cũng như các neuồn tài nguyên du lịch được quan tâm đầu tư, bảo vệ chiếm tì lệ cao

Ở Việt Nam, hầu hết các nguồn tài neuyên du lịch đều được đặt dưới sự quản lí của Nhà nước, mọi hoạt động khai thác hay đầu tư đều phải tuân theo các văn bản

pháp quy quy định Vì vậy, việc phân biệt giữa điểm du lịch “được bảo vệ” với điểm

du lịch “chưa được bảo vệ” để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch là điểm du lịch đó

có được N hà nước và địa phương quan tâm đầu tư tôn tạo, xây dựng các hệ thống xử

lí, và kiểm soát chất thải hay không Tì lệ các điểm tài nguyên du lịch được đầu tư bảo vệ, tôn tạo trong tổng sổ các điểm du lịch nằm trong danh mục được các cấp phê duyệt nếu vượt quá 50% thì dược đánh giá là phát triển bền vững [7],

Tiêu chí nàv được tính hệ số 2 và được đánh giá với 4 mức độ:

- Cao: có > 50% trong tổng sổ các điểm tài nguyên, điểm tham quan được bảo tồn, tôn tạo

- Khá: có 36 - 49% trong tổng số các điểm tài nguyên, điểm tham quan được bảo tồn, tôn tạo

- Trung bình: có 20 - 35% trong tổng số các điểm tài nguyên, điểm tham quan được bảo tồn, tôn tạo

- Thấp: < 20% trong tổng số các điểm tài nguyên, điểm tham quan được bảo tồn, tôn tạo

3.1.4 Quản lí cường độ hoạt động cùa các khu, điểm du lịch

Trên quan điểm bền vừng, phát triển du lịch phải đảm bảo xác định được cường độ hoạt dộng của các điểm du lịch sao cho không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn về môi trườne Xác định và quản lí tốt cường độ hoạt độnR tại các khu, điểm

du lịch sẽ góp phần giới hạn lượnc khách du lịch tập tnina quá đông tại một khu du lịch trong cùng một thời điểm, qua đó sẽ giảm thiểu các tác động tiêu cực lên các neuồn tài nguvên và môi trường Tiêu chí về quàn lí cường độ hoạt động của các

k hu, đ iể m du lịch đ ư ợ c tín h h ệ sổ 2 và đ ư ợ c đ á n h g iá với 4 m ứ c độ:

T ố t: có các c ô n e trình n g h iê n cử u x á c đ ịn h “ sứ c c h ứ a ” c ụ t h ể c h o các ho ạt

độne du lịch và có phươne pháp quản lí tốt “sức chứa” ở các khu, điểm du lịch

K h á : có các c ô n g trình n g hiên cứu x á c dịnh “ sứ c c h ứ a ” cụ th ể c h o các h o ạ t

đ ộ n g du lịch ờ các khu điể m du lịch; q u ả n lí “ sứ c c h ứ a " dạt h iệ u q u ả khá.

Trang 7

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư

Trung bình: chưa có các công trinh nghiên cứu xác định “sức chứa” cụ thể cho các hoạt động du lịch nhưng ở các khu, điểm du lịch không thường xuyên xảy ra hiện tượng “quá tải” (thiếu các dịch vụ phục vụ khách du lịch do lượng khách quá đông) Kém: chưa đạt trung bình

3.1.5 ứ n g p h ó với sự cổ m ôi trường ở các khu, điểm du lịch

Hoạt động du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường Nhừng sự

cố về môi trường không được khắc phục kịp thời là lực cản rất lớn đối với việc thu hút khách du lịch N hiều trường hợp khách hủy tour du lịch, hủy quyết định đến điểm du lịch Công tác phòng ngừa, ứng phó kịp thời với sự cổ môi trường cần dược tính đến trong tất cả các hoạt động du lịch Tiêu chí ứng phó với những sự cố môi trường ở các khu, điểm du lịch được tính hệ số 1 và được đánh giá với 4 mức độ: Tốt: có mạng lưới quan trắc môi trường, điều tra đánh giá ô nhiễm môi trường

du lịch; các cấp, các ngành có sự phối hợp chặt chẽ, chủ động ứng phó tốt, nhanh, kịp thời đối với các sự cố môi trường tại các khu, điểm du lịch

Khá: có mạng lưới quan trắc môi trường, điều tra đánh giá ô nhiễm môi trường

du lịch; sự cố môi trường tại các khu, điểm du lịch được khắc phục tương đổi tốt Trung bình: có m ạng lưới quan trắc môi trường, điều tra đánh giá ô nhiễm môi trường du lịch; cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong việc ứng phó với sự cố môi trường chưa rõ ràng, chặt chẽ, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch

- Kém: chưa đạt mức trung bình

Trên cơ sờ phân tích, có thể xây dựng thang điểm tổng hợp (bảng 1) để đánh giá thực trạng môi trường phát triển du lịch

Căn cứ vào kết quả đánh giá từng tiêu chí, thực trạng môi trường phát triển du lịch được đánh giá với 4 mức độ: tốt, khá, trung bình hoặc kém

Tốt: nếu đạt 85 -100% tổng sổ điểm tối đa (hoặc đạt từ 34 - 40 điểm)

Khá: nểu đạt 65 - 84% tổng sổ điểm tối đa (hoặc đạt từ 26 - 33 điểm)

Trung bình: nếu đạt 50 - 64% tổng số điểm tối đa (hoặc đạt từ 20 - 25 điểm) Kém : dưới mức trung bình

Trang 8

M ổ i TRƯỜNG PHÁT TRiỂN DU LỊCH

Bang 1: T hang điêm đánh giá thực trạ n g môi trư ờ n g p h á t triê n du lịch

i

số

Điểm đánh giá

4 điểm (Cao)

3 điểm (Khá)

2 điểm (Thấp)

1 điểm (Kém)

l ’

Ti lệ các c s KD DVDL có hệ thống thu

gom và xử lí chất thài đạt tiêu chuẩn

môi trường (%)

85-100

6 5

-84 5 0 -6 4 <50

1 Tỉ lệ các điểm tài nguyên, điểm tham

quan du lịch được bảo tồn, tôn tạo (%) 2 > 50

3 5

-50 2 0 -3 4 <20

3 Tỉ lệ rác thải tại các khu, điểm du lịch

85-100

6 5

-84 5 0 -6 4 <50

4 Quản lí cường độ hoạt động của các

Trung

5 ứng phó với sự cố môi trường ở các

Trung

3.2 Đảnh giả thực trạng m ôi trường p h á t triển du lịch tỉnh B ìn h Thuận 3.2.1 về ti lệ các c s KD DVDL có hệ thống thu gom và x ử lí chất thải đạt tiêu

chuẩn môi trirờng

Số lượng và ti lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom và

xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường trên địa bàn tinh ngày càng tăng Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2010 mới chi có 90/166 (đạt 54%) cơ sở du lịch đã xây

dm g hệ thống thu gom, xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường Tiêu chí nàv chỉ đat mức trung bình so với yêu cầu

3.2.2 về ti lệ các điếm tài nguyên, điểm tham quan du lịch được bảo tồn, tôn tạo

Tính đến năm 2010, toàn tỉnh mới chi có 30/131 (chiếm ti lệ 23%) số điểm du lị;h nằm trong danh mục đã được các cấp phê duyệt được khai thác phục vụ du lịch Tiực chất số lượng các điểm du lịch được đầu tư bảo vệ, tôn tạo ít hơn con số này

Có thể nói sổ lưcTne các điểm du lịch được bảo vệ, tôn tạo trên địa bàn tỉnh mới chi đit mức truníĩ bình

Trang 9

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUÓC TÉ LẰN THỨ TƯ

3.2.3 về ti lệ rác thải tại các khu, điểm du lịch được thu gom x ử lí

Tình trạng xả rác bừa bãi vẫn còn xảy ra khá phổ biến Rác thải trong các khu

du lịch da ngoại và các điểm tham quan du lịch chưa được giảm thiểu, đặc biệt trong những ngày cao điểm Tỉ lệ thu gom rác thải mới đạt từ 55 - 65% Tiêu chí này đạt điểm trung bình.

3.2.4 về quản lí cường độ hoạt động của các khu, điểm du lịch

Tinh chưa có công trình nghiên cứu xác định “sức chứa” cụ thể cho các hoạt động du lịch cũng như phương pháp quản lí “sức chứa” ở các khu, điểm du lịch Hiện tượng “cháy phòng” vào các ngày lễ, tết, và các ngày nghỉ cuối tuần và sự tăng giá, chênh lệch giá cả của các dịch vụ trong những ngày này đã thể hiện sự quá tải của các điểm du lịch tại Bình Thuận Có thể nói quản lý cường độ hoạt động ở các khu, điểm du lịch của tỉnh chi đạt mức trung bình, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển bền vững.

3.2.5 về ứng ph ó với sự cổ môi trường ở các khu, điểm du lịch

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh chưa được ứng phó kịp thời Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong việc ứng phó với sự cổ môi trường chưa rõ ràng, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch Tiêu chí này mới đạt mức trung bình, hạn chế phát triển du lịch bền vững.

Bảng 2: Bảng điểm đánh giá tổng hợp thực trạng môi trường phát triển du lịch

Điểm

1 Ti lệ các c s KD DVDL có hệ thống thu gom và xử lí

2 Ti lệ các điểm tài nguyên, điểm tham quan du lịch được

3 Ti lệ rác thải tại các khu, điểm du lịch được thu gom

4 Quản lí cường độ hoạt động của các khu, điểm DL 2 4

5 ứng phó với sự cố môi trường ở các khu, điểm DL 1 2 rwi Ẵ

Trang 10

MOl TRƯỜNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.

3.2.6 Đánh giá chung

Phát triển du lịch trong nhừna năm qua như một hiện tượng đột phá kinh tế ở Binh Thuận Khách du lịch đến Bình Thuận tăna rất nhanh Công tác bảo vệ môi trườne du lịch trên địa bàn tinh bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng Song, môi trường phát triển du lịch của tình cũng đang đổi mặt với nhiều thách thức, chất lượng môi trườne phát triển du lịch mới chỉ đạt điểm thấp nhất của mức trung bình Nếu không có các giải pháp kịp thời, hữu hiệu, chất lượng môi trường sẽ tiếp tục giảm sút, cản trở rất lớn đến phát triển du lịch bền vừng

3.3 N guyên nhân cơ bản của n h ữ n g hạn chế, bẩt cập

Nguyên nhân cơ bàn của những hạn chế, bất cập trên là:

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bảo vệ môi trường phát triển du lịch chưa liên tục, nội dung tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, hiệu quả giáo dục chưa cao

Năng lực của hệ thống quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch ở địa phương Sự phối hợp giữa cảc ngành, các cấp trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch chưa chặt chẽ, chưa tạo sức mạnh cho phát triển du lịch

4 M ột số giải pháp bảo vệ môi trư ờ n g p h á t triển du lịch

4.1 Tăng cường tuyên truyền giảo dục nâng cao n h ậ n th ứ c cứa toàn x ã hội

về bảo vệ m ôi trường pltáí triển du lịch

Nhận thức là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác tích cực từ phía chính quyền, các ngành, các cấp cũng như cộng đồng dân cư và khách du lịch Sự đổi mới trong ý thức sẽ dẫn đến một sự đổi mới tương ứne trong hành vi và thái độ

Nội dung chủ yếu tập trung vào các vẩn đề:

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phươnẹ về ý thức trách nhiệm đối với

b ả o v ệ tài n g u y ê n v à m ôi trư ờ n g ph át triể n du lịch Đ ặ c b iệ t c h ú V t u y ê n tru y ề n sâu

rộng trong nhân dân ý thức bảo vệ và tôn tạo các cỉi tích lịch sử, văn hóa dân tộc từ

đó q u ả n e bá, g iới th iệu , thu hút k h ách du lịch, N â n íĩ c a o ý th ứ c c ủ a n h â n dân ở các

v ù n g n ô n e thôn tr o n g việc bảo vệ m ô i trườne; sinh th á i, l à m đ ẹ p q u ê h ư ơ n g , g iữ gìn

v ă n hóa làng n g h ề truyền th ố n g đ ể tạ o ra n h ữ n c s ả n p h ẩ m d u lịch Đ â y chính là nét

đ ặc sắ c rất h ấ p d ẫ n k h á c h du lịch q u ô c tế.

N â n ẹ c a o n h ậ n thức ch o đội n g ũ lao đ ộ n g tronR n g à n h d u lịch đ ổ i v ớ i b ả o v ệ tài n g u y ê n và m ô i trư ờ n g phát triển du lịch, đ ả m hao sao c h o v iệ c b ả o v ệ và 2Ìn e iừ

m ôi tr ư ờ n g cầ n đ ư ợ c bắt đầu và e iá m sát từ c h ín h b ả n th â n n h ừ n e n s ư ờ i đ ảm n h ậ n

Ngày đăng: 15/12/2017, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. ƯBND tinh Bình Thuận, 2009, Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 21/01/2009 của Ban Bi thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW cùa Bộ Chính trị (khóa IX) "về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
6. UBND tinh Bình Thuận (2010), Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 201 ỉ trên địa bàn tinh Bình Thuận, Bình Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 201 ỉ trên địa bàn tinh Bình Thuận
Tác giả: UBND tinh Bình Thuận
Năm: 2010
7. La Nừ Ánh Vân (2010), “Some environmental issues related to tourism development in Binh Thuan province”, Tuyển tập các báo cảo khoa học Hội thảo khoa học quốc tế Địa lý Đông Nam Á lần thứX, tháng 12 năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Some environmental issues related to tourism development in Binh Thuan province”, "Tuyển tập các báo cảo khoa học Hội thảo khoa học quốc tế Địa lý Đông Nam Á lần thứX
Tác giả: La Nừ Ánh Vân
Năm: 2010
8. La Nữ Ánh Vân (2012), Phát triển du lịch tinh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bển vừng, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Sư phạm Thành phổ Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch tinh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bển vừng
Tác giả: La Nữ Ánh Vân
Năm: 2012
9. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2001), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển dư lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển dư lịch bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Năm: 2001
1. Cục Thống kê Bình Thuận, Niên giám thống kê 2000 - 2010 Khác
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận (2010), Để án phát triển du lịch sinh thái tinh Bình Thuận Khác
3. Sờ Văn hỏa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận (2010), Đề án bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch tinh Bình Thuận Khác
4. UBND tinh Bình Thuận, Báo cảo Sơ kết thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU của Tinh uỷ về phát triển du lịch đến năm 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w