Quy trình giao nhận thực tế hàng nguyên cont nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao nhận, Vận tải Hoàng Hải Đăng: bộ chứng từ phụ lục.. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạ
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH HẢI QUAN
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
LỚP :
Tp.HCM, tháng 3, năm 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập một tháng rưỡi tại công ty TNHH giao nhận vận tải Hoàng Hải Đăng , em đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm thực tế, đồng thời củng cố, bồi dưỡng thêm cho kiến thức 3 năm học tại trường Cao đẳng Tài chính – Hải Quan.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý Thầy Cô trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan , khoa Kinh doanh quốc tế đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành của mình trong quá trình học tại trường Đặc biệt là Th.s Lê Thị Ánh Tuyết đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập.
Bên cạnh đó, em xin gởi lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Công ty TNHH giao nhận vận tải Hoàng Hải Đăng cũng như toàn thể Cán bộ- Nhân viên của công ty đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn cho em những kinh nghiệm, kiến thức thực tế
bổ ích để hoàn thành bài báo cáo này Quan trọng hơn hết là giúp em vững vàng và
tự tin hơn khi đối đầu với những khó khăn của công việc.
Với thời gian thực tập ngắn ngủi cũng như lượng kiến thức còn nhiều hạn chế, em chắc rằng bài báo cáo này sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót Nên em mong Quý Thầy Cô thông cảm và sẽ cho nhiều ý kiến đóng góp để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo , và thu nhận thêm kinh nghiệm để có thể trải nghiệm với thực tế hơn.
Cuối cùng, em xin chúc Quý thầy cô luôn tươi trẻ, nhiều sức khỏe để có thể tiếp tục con đường giáo dục và kính chúc quý công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.
Trang 3Ý KIẾN VÀ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TP.HCM, tháng 03, năm 2017 Giáo viên hướng dẫn
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B/L Bill of Lading – Vận đơn đường biển
C/O Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO NHẬN 71.1 Khái niệm chung về giao nhận và dịch vụ giao nhận hàng hóa: 7
1.1.1 Định nghĩa giao nhận và người giao nhận 71.1.2 Phạm vi dịch vụ giao nhận hàng hóa 81.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận: 9
1.3.Trách nhiệm của người giao nhận: 9
1.3.1.Khi là đại lý của chủ hàng: 91.3.2 Khi là người chuyên chở chính: 91.4.Mối quan hệ giữa người giao nhận với các bên liên quan 11
1.5 Cơ sở pháp lý: Các nguồn luật, văn bản pháp lý liên quan.11
1.5.1 Các công ước quốc tế: 111.5.2 Nguồn luật Quốc gia 121.5.3 Thông lệ và tập quán 12
Trang 61.5.4 Thông tư nghị định 12
1.6 Lý thuyết về giao nhận hàng hóa đường biển bằng container 13 1.6.1 Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng container 13
1.6.2 Hàng FCL (Full Container Load- Hàng Nguyên Cont) 13
1.7 Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận, vận chuyển hàng hóa: 14 1.7.1 Chứng từ Hải Quan: 15
1.7.2 Chứng từ ở cảng và tàu: 15
1.7.3 Chứng từ khác: 16
1.8 Các phụ phí thường gặp trong vận tải Container đường biển 16 1.9 Quy trình thực hiện giao nhận hàng nguyên nhập khẩu bằng đường biển: 17 CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NGUYÊN NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNGTY TNHH GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI HOÀNG HẢI ĐĂNG 18
2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty: 18 2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của công ty: 19 2.2.1 Cơ cấu tổ chức: 19
2.2.2.Cơ cấu phòng xuất nhập khẩu: 19
2.3 Chức năng kinh doanh và mục tiêu hướng tới: 20 2.3.1 Cơ cấu dịch vụ của công ty: 22
2.3.2 Cơ cấu thị trường: 23
2.4 Quy trình giao nhận thực tế hàng nguyên cont nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao nhận, Vận tải Hoàng Hải Đăng:( bộ chứng từ phụ lục) 24 2.4.1 Công ty TNHH Thủy Hải Sản Hai Wang kí kết hợp đồng dịch vụ giao nhận với Công ty TNHH Giao nhận,Vận tải Hoàng Hải Đăng 25
2.4.2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ 25
2.4.3 Xin giấy phép kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật Thủy sản nhập khẩu và Giấy đăng ký kiểm dịch động vật Thủy sản 26
2.4.4 Lấy lệnh giao hàng D/O 27
2.4.5 Lên tờ khai hàng hóa nhập khẩu 28
2.4.6 Đóng thuế vào NSNN 35
2.4.7 Tiếp nhận tờ khai Hải Quan 36
2.4.8.Kiểm dịch động vật Thủy sản tại cảng 36
2.4.9 Thông quan lô hàng sau khi có kết quả kiểm dịch : 37
2.4.10 Thủ tục giao hàng nguyên cont tại cảng và thanh lý tờ khai đưa cont hàng qua khu vực giám sát 37
2.4.11 Giao hàng cho khách hàng 37
Trang 72.4.12 Quyết toán và lưu hồ sơ 372.5 So sánh hàng nguyên container với hàng lẻ 38
2.6 Những thuận lợi, khó khăn của Công ty Hoàng Hải Đăng khi thực hiện quy
trình giao nhận 39
2.6.1 Thuận lợi 392.6.2 Khó khăn 40CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI HOÀNG HẢI ĐĂNG 413.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 41
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Vận tải Hoàng
Hải Đăng 43
3.2.1 Giải pháp đối với công ty: 433.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước: 44KẾT LUẬN 45
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng,Việt Namđang nỗ lực hòa mình vào sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu Làthành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo cơ hội cho ViệtNam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, phát triển kinh tế nước nhà Đặc biệt chútrọng đến phát triển ngoại thương là yếu tố hàng đầu
Hoạt động ngoại thương sẽ rất phát triển nếu như hoạt động vận tải giao nhậnthật sự lớn mạnh vì đây chính là trung gian quan trọng giúp cho quá trình xuất nhậpkhẩu diễn ra thuận lợi
Với lợi thế địa lý thuận lợi, tiểm năng phát triển trong tương lai cùng với sựquan tâm đầu tư đúng mức của Chính phủ trong thời gian qua, hoạt động kinhdoanh giao nhận và vận tải tại Việt Nam đang phát triển ngày càng lớn mạnh cả về
số lượng lẫn chất lượng tạo điều kiện thúc đẩy, mở rộng buôn bán, góp phần đáng
kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu diễn ra chính xác, an toàn và hiệu quả nhất Điềunày không chỉ làm tăng lợi nhuận trong kinh doanh của các doanh nghiệp, đóng gópmột phần rất lớn vào tổng thu nhập quốc dân (GDP) hàng năm mà còn tăng vị trícủa Việt Nam trên thương trường quốc tế xứng đáng là ngành chiếm vị trí quantrọng cần được nhà nước ưu tiên phát triển
Công việc kinh doanh giao nhận đòi hỏi người nhân viên phải giỏi về kỹthuật giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu về luậtpháp và tập quán quốc tế Điều này không những giúp hoàn thành tốt khâu giao
Trang 8nhận hàng hóa, đạt lợi nhuận cao trong kinh doanh mà còn tăng thêm uy tín củadoanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của cả nước Việt Nam ta nói chung trên trườngquốc tế
Hoạt động kinh doanh giao nhận gắn liền với vận tải Trên thế giới có rấtnhiều phương thức vận tải, người ta có thể sử dụng nhiều phương tiện và áp dụngnhiều phương thức khác nhau trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu như:đường sắt, ô tô, nội thủy, hàng không… nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn làchuyên chở hàng hóa bằng đường biển do các tuyến vận tải thủy, hầu hết là cáctuyến giao thông tự nhiên, do khả năng và năng lực thông quan của vận tải biển rấtlớn không hạn chế (có thể vận chuyện khối lượng hàng hóa lớn, siêu trường, siêutrọng) do vậy đã làm cho giá cước vận tải thấp hơn so với các phương thức khác Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động giao nhận tạiCông ty cùng với sự giúp đỡ của các anh chị nhân viên, đặc biệt là sự hướng dẫn tậntình của anh chị phòng Xuất Nhập Khẩu và của Thầy Cô tại trường giúp em cóniềm đam mê với công việc giao nhận, nhận thức được tầm quan trọng của hoạtđộng giao nhận nói chung và hoạt động giao nhận vận tải đường biển nói riêng đốivới sự phát triển kinh tế
Chính vì lý do đó nên đề tài em chọn cho bài báo cáo thực tập này là :“Quy
trình giao nhận hàng nguyên container nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Giao nhận, Vận tải Hoàng Hải Đăng”.
Mục tiêu bài báo cáo:
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu nguyên containerbằng đường biển, nghiên cứu những vấn đề chủ yếu của quy trình và thực trạng củahoạt động giao nhận, để nắm rõ hơn nghiệp vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa nộiđịa và quốc tế của Công ty, những thuận lợi và các mặt hạn chế còn tồn tại Qua đóđưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động giao nhậncủa Công ty trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty, pháttriển kinh tế đất nước
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Quy trình giao nhận hàng nguyên nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Giaonhận, Vận tải Hoàng Hải Đăng
Phương pháp nghiên cứu:
Thông qua những lần đi giao nhận hàng hóa thực tế tại Cảng Cát Lái, Cảng ICDTransimex,….cùng với nhân viên giao nhận tại Công ty cũng như học hỏi nhữngkiến thức thực tế và kèm theo những kiến thức học được ở trường, tìm hiểu quaInternet, báo chí, tivi, tham gia các buổi hội thảo, học hỏi kinh nghiệm từ nhữngngười đi làm giúp em nắm rõ hơn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đặcbiệt là nhập khẩu và có niềm yêu thích công việc này
Trang 9Phương pháp phân tích: Phân tích các thông số, dữ liệu liên quan đến công ty để
biết được tình hình hoạt động của công ty, những kết quả mà công ty đã đạt đượccũng như những phần công ty còn chưa hoàn thành, những thuận lợi và khó khăn
Phương pháp thống kê: Thống kê, tìm hiểu các chỉ tiêu về số lượng giao nhận, các
chỉ tiêu về kinh doanh, chỉ tiêu về thị trường giao nhận
Phương pháp logic: Tổng hợp, đánh giá về tình hình hoạt động giao nhận và quy
trình giao nhận tại Công ty, cũng như đưa ra giải pháp trên cơ sở khoa học, kinhnghiệm của chuyên gia, Nhà nước
Bố cục bài báo cáo:
Bài báo cáo gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận về hoạt động giao nhận hàng nguyên container nhập khẩu bằng
đường biển
Chương 2: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại Công ty TNHH Giao nhận,
Vận Tải Hoàng Hải Đăng
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nâng cao hoạt động giao nhận tại Công ty TNHH
Giao nhận,Vận Tải Hoàng Hải Đăng
Trang 10CHƯƠNG 1.
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO NHẬN
1.1 Khái niệm chung về giao nhận và dịch vụ giao nhận hàng hóa:
1.1.1 Định nghĩa giao nhận và người giao nhận.
Theo Luật thương mại Việt Nam 2005 “Giao nhận hàng hoá là hành vi thươngmại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chứcvận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liênquan đến giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tảihoặc của người giao nhận khác”
Theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA): Dịch
vụ giao nhận được định nghĩa như bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển,gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ
tư vấn có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề liên quan đến Hải quan,tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa
Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quanđến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)
Theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA):Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủythác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải làngười chuyên chở Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liênquan đến hợp đồng giao nhận như: bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hảiquan, kiểm hóa
Người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch
vụ giao nhận hàng hóa.(Theo luật Thương mại Việt Nam 2005)
Người giao nhận có thể là:
Chủ hàng: khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa củamình
Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận
Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp haybất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
Trang 111.1.2 Phạm vi dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Loại dịch vụ đại diện cho nhà xuất khẩu:
Lựa chọn tuyến đường vận tải
Đặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải
Giao hàng hóa và cấp các chứng từ liên quan (vd: biên lai nhận hàng, chứng từ vậntải )
Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp của chínhphủ liên quan đến vận chuyển hàng hóa của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể cảcác quốc gia chuyển tải hàng hóa, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết
Đóng gói hàng hóa (trừ khi hàng hóa đã đóng gói trước khi giao cho người giaonhận)
Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hóa (nếu đượcyêu cầu)
Chuẩn bị kho bảo quản hàng hóa, cân đo hàng hóa (nếu cần)
Vận chuyển hàng hóa đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám sáthải quan, cảng vụ, và giao hàng hóa cho người vận tải
Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu
Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa đến cảng đích bằng cách liên hệ với ngườivận tải hoặc đại lý với người giao nhận ở nước ngoài
Ghi chú về những mất mát, tồn thất đối với hàng hóa (nếu có)
Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát hay tổnthất cảu hàng hóa
Loại dịch vụ đại diện cho nhà nhập khẩu:
Người giao nhận với những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp cho khách hàng của mình(người nhập khẩu) những công việc sau:
Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa trong trường hợp người nhập khẩu chịutrách nhiệm về chi phí vận chuyển
Nhận và kiểm tra các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa
Nhận hàng từ người vận tải
Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phí khácliên quan
Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết)
Giao hàng hóa cho người nhập khẩu
Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát củahàng hóa
1.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận:
Theo điều 167 Luật thương mại 2005 quy định, doanh nghiệp làm dịch vụ giaonhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lí khác
Trang 12 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của kháchhàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báongay cho khách hàng
Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàngthì phải thôg báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm
Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng khôngthoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng
1.3.Trách nhiệm của người giao nhận:
1.3.1.Khi là đại lý của chủ hàng:
Phải chịu trách nhiệm về:
Giao hàng không đúng chỉ dẫn
Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn
Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
Chở hàng đến sai nơi quy định
Giao hàng cho người không phải là người nhận
Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà người giao nhận gây nên
Miễn trách trong trường hợp: về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người
chuyên chở
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ: Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn(Standard Trading Conditions) của mình
1.3.2 Khi là người chuyên chở chính:
Người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mìnhchịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu Chịu trách nhiệm vềnhững hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác màngười giao nhận thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sótcủa mình Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận như thế nào là
Trang 13do luật lệ của các phương thức vận tải quy định Người chuyên chở thu ở kháchhàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà người giao nhận cung cấp chứ khôngphải là tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trườnghợp người giao nhận tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải củachính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp, người giao nhận bằng
việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách
nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier) Khingười giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho,bốc xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyênchở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mìnhhoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệmnhư một người chuyên chở
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêuchuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc doPhòng thương mại quốc tế ban hành
Miễn trách: đối với những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những
trường hợp do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác, kháchhàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp, do nội tỳ hoặc bản chất của hànghoá, do chiến tranh, đình công, do các trường hợp bất khả kháng
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ kháchhàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗicủa mình
1.4.Mối quan hệ giữa người giao nhận với các bên liên quan.
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam, cùng với sự pháttriển và tăng trưởng kinh tế của đất nước, vai trò của người giao nhận cũng ngàycàng lớn mạnh theo Người giao nhận đã đóng vai trò:
Giúp tiết kiêm thời gian, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc phát triển ngày càng nhanh chóng của dịch vụ giao nhận giúp các doanhnghiệp không còn phải lo các loại giấy tờ, thủ tục, thay vào đó các công việc nàyđược giao cho các nhà giao nhận chuyên nghiệp với những kĩ năng được đào tạo bàibản, cùng hệ thống các mối quan hệ rộng rãi, giúp cho việc thực hiện được diễn rasuôn sẻ,nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Trang 14 Góp phần mở rộng thị trường
Ngày nay, nhờ có dich vụ giao nhận phát triển cao, việc tổ chức vận chuyểndiễn ra chuyên nghiệp,nhanh chóng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộngphạm vi kinh doanh ,mạng lưới phân phối của họ từ đó được mở rông trên toàn thếgiới
Mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội
Sự phát triển của ngành giao nhận đã tạo điều kiện cho chính phủ có thêmnguồn thu ngoại tệ, đẩy mạnh hơn nữa quá trình giao lưu kinh tế, xã hội, nối liềncác hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong nước và nước ngoài
Người giao nhận đã làm chức năng và công việc của những người sau đây:
Môi giới hải quan: Người giao nhận thay mặt người xuất khẩu hoặc người
nhập khẩu làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan
Đại lý: Người giao nhận đóng vai trò như một đại lý của người chuyên chở
để thực hiện các hoạt động khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làmthủ tục hải quan, lưu kho trên cơ sở hợp đồng ủy thác
Người gom hàng: Người chuyên chở đóng vai trò là đại lý hoặc người
chuyên chở, đặc biệt là không thể thiếu trong vận tải container nhằm thu gom hàng
lẻ thành hàng nguyên để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải
Người chuyên chở: Trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò
là người chuyên chở (người thầu chuyên chở hoặc người chuyên chở thực tế) hoặctrong trường hợp người giao nhận cung cấp vận tải đa phương thức
1.5 Cơ sở pháp lý: Các nguồn luật, văn bản pháp lý liên quan.
1.5.1 Các công ước quốc tế:
Các công ước về vận đơn vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa.Bao gồm:
Công ước Vienne về buôn bán quốc tế
Công ước Brussels 1924
Nghị định thư Visby 1986
Nghị định thư SDR 1979
Công ước Hamburg 1978 của liên hợp quốc
Bộ luật quản lí an toàn quốc tế
Bộ luật quốc tế về an ninh tàu
1.5.2 Nguồn luật Quốc gia
Luật hải quan, các văn bản liên quan tới xuất nhập khẩu và khai báo hải quan:
Bộ Luật thương mại 2005
Trang 15 Luật pháp của các quốc gia trên thế giới.
Luật Hải quan: 54/2014/QH13
Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan
về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Quyết định 1966/QĐ-TCHQ về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Nghị định 187/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạtđộng mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quácảnh hàng hóa với nước ngoài
Thông tư 22/2014/TT-BTC Quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu thương mại
Các văn bản pháp lý khác
1.6 Lý thuyết về giao nhận hàng hóa đường biển bằng container.
1.6.1 Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng container.
Vận chuyển hàng hóa đường biển bằng container là phương thức vận chuyển hànghóa bằng tàu biển giữa hai hay nhiều nước, trong đó hàng hóa được chuyên chở,xếp, dỡ và bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển bằng một dụng cụ vận chuyểnđặc biệt gọi là Container
Container là một công cụ chứa hàng, khối hộp chữ nhật, được làm bằng gỗ hoặckim loại, có kích thước tiêu chuẩn hóa, dung được nhiều lần và có sức chứa lớn; có
Trang 16hình dáng cố định, bền chắc dung được nhiều lần; có cấu tạo đặc biệt để thuận lợicho việc xếp hàng vào, dỡ hàng ra, cho việc bốc, dỡ và chuyển tải; có dung tích bêntrong không ít hơn 1m3
Hiệu quả của vận tải container đối với người chuyên chở, chủ hàng, toàn xã
hội: Giảm thời gian xếp dỡ, tiết kiệm chi phí xếp dỡ, giảm các khiếu nại về hàng
hóa do hàng hóa được vận chuyển an toàn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việcchuyển tải; giảm đươc chi phí bao bì cho hàng hóa, giảm chi phí giao hàng, giảmmất mát hư hỏng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển, tiết kiệm chi phí bảohiểm, thời gian vận chuyển nhanh hơn; tăng năng suất xếp dỡ, giảm được chi phívận tải trong toàn xã hội, hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiệnphương pháp vận tải tiên tiến là vận tải đa phương thức
1.6.2 Hàng FCL (Full Container Load- Hàng Nguyên Cont).
FCL là chữ viết tắt của cụm từ “Full container load” được sử dụng trong ngànhvận tải biển quốc tế cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa vận tải đường biển Giao nhận hàng hóa XNK cần rất nhiều loại chứng từ Để đơn giản hóa và tiệntheo dõi, chúng ta chia thành 2 loại: Chứng từ nhập khẩu và chứng từ xuất khẩu.Trong bài báo cáo này, em xin đề cập tới loại chứng từ nhập khẩu
Phân tích nghiệp vụ làm hàng FCL:
Đối với người gửi hàng:
Thực hiện book container và ra cảng lấy cont, vận chuyển về kho để đóng hàng
Cung cấp thông tin chi tiết cho hãng tàu để làm vận đơn
Đóng hàng vào cont và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng đầy và không
bị xê dịch trong quá trình vận chuyển
Tính toán hàng hóa cho phù hợp và gắn nhãn mác, ký hiệu để bên nhận dễ biết loạihàng
Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng Niêm chì(seal) cho cont
Thực hiển đổi lệnh và hạ cont tại cảng xuất và thanh toán các chi phí nâng hạ tạicảng
Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC,
Đối với người chở hàng FCL:
Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gửi hàng Trước khi gửi bill phải gửitrước bản draftbill để người gửi hàng kiểm tra thông tin trên bill
Trang 17 Bốc container lên tàu và săp xếp cont an toàn trước khi nhổ neo.
Dỡ cont khỏi tàu lên bãi cont cảng đích
Khi hàng đến làm D/O và giao cont cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãicontainer
Đối với người nhận hàng FCL:
Khi nhận được thông báo hàng đến cảng của hãng tàu,thực hiệ sắp xếp bộ chứng từhợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng
Vận chuyển cont về kho và rút hàng sau đó trả cont về đúng nơi quy định cho hãngtàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột
Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí cược cont
1.7 Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận, vận chuyển hàng hóa:
Giao nhận hàng hoá XNK bằng đường biển đòi hỏi rất nhiều loại chứng từ Việcphân loại chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý và sử dụng chúng Ðể đơngiản và tiện theo dõi, chúng ta có thể phân thành hai loại: chứng từ xuất khẩu vàchứng từ nhập khẩu
Ở bài báo cáo này tôi đề cập tới chứng từ nhập khẩu
Khi nhập khẩu hàng hoá bằng đường biển, người giao nhận (NGN) được sự uỷ tháccủa người nhận hàng lên kế hoạch, sắp xếp để việc nhận hang diễn ra nhanh chong,thuận lợi Các chứng từ sử dụng trong quá trình này cụ thể như sau:
1.7.1 Chứng từ Hải Quan:
01 bản chính văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương,hoặc Cơ Quan Kiểm tra Nhà Nước chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu buộckiểm tra Nhà Nước, xin giấy phép nhập khẩu tự động… ) để đối chiếu với bản saophải nộp
01 bộ tờ khai hải quan hàng nhập khẩu (doanh nghiệp tự in - kèm phụ lục)
01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương nhưhợp đồng
01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã sốdoanh nghiệp (chỉ nộp một lần duy nhất khi đăng ký chữ ký số và làm thủ tục cho lôhàng đầu tiên)
Trang 18 Bản chính hóa đơn thương mại.
02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất)
Các loại chứng từ liên quan đến giao nhận bằng đường biển
1.7.2 Chứng từ ở cảng và tàu:
Chỉ thị xếp hàng
Biên lai thuyền phó
Vận đơn đường biển
Vận đơn thực của người chuyên chở: Master B/ L
Bản khai lược hàng hoá
Vận đơn của người gom hàng (House Bill of Lading)
Bản khai lược hàng hoá
1.8 Các phụ phí thường gặp trong vận tải Container đường biển
Trong vận tải biển ngoài cước phí đường biển (O/F) mà khách hàng phải trả cho hãng tàu ra thì khách hàng phải trả thêm các khoản phụ phí liên quan khác Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu hay của công hội Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, bùng phát chiến tranh…) Các phụ phí này thường thay đổi, và trong một số trường hợp, các thông báo phụ phí mới hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng trong thời gian rất ngắn trước khi áp dụng
Tùy vào điều kiện giao hàng sẽ phân chia được nghĩa vụ trả các khoản phí này đối với người XK và NK
Phí COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến
Phí THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ
Phí Handling (Handling fee)
Phí D/O (Delivery Order fee)
Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Phí ANB tương tự như phí AMS (Áp
dụng cho châu Á)
Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway Bill fee)
Trang 19Ký hợp đồng giao nhận dịch vụ
Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Lấy lệnh giao hàng D/O
Lên tờ khai hải quan điện tử
Nhận thông báo kết qủa phân luồng từ hệ thống
Truyền tờ khai hải quan điện tử
CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ
Phí CFS (Container Freight Station fee)
Phí chỉnh sửa B/L: (Amendment fee)
Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Âu)
Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)
Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm
PCS (Port Congestion Surcharge)
Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge” Là phụ phí mất cân đối vỏ container
Phí GRI (General Rate Increase): phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xay ra vào mùa hàng cao điểm)
Phí chạy điện (đối với cont hàng lạnh, hải sản )
Phí vệ sinh container (Cleaning container fee)
Phí lưu container tại bãi của cảng (Detention)
Phí lưu container rỗng tại kho riêng của khách (Demurrage); Phí lưu bãi của cảng
(Storage)
Ngoài ra còn có rất nhiều phụ phí khác em không đề cập ở đây
1.9 Quy trình thực hiện giao nhận hàng nguyên nhập khẩu bằng đường biển:
Xin giấy phép kiểm dịch
Trang 20Luồng xanh Luồng đỏ
Kết quả phân luồng Luồng vàng
Kiểm tra hồ sơ, tính thuế Kiểm hóa
Trả hồ sơ
Giao hàng cho khách hàng
Thanh lý cổng
Quyết toán và lưu hồ sơCHƯƠNG 2.
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NGUYÊN NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNGTY TNHH GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI
HOÀNG HẢI ĐĂNG
2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty:
Trong nền kinh tế thị trường phát triển vượt bậc như hiện nay, đặc biệt làkinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng đangđóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước Khi Nhà nướcchuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa với sự quản lý của Nhà nước, trước sự quốc tế hóa sâu rộng, giao dịchtrao đổi giữa các quốc gia ngày càng nhiều kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóatrong lĩnh vực ngoại thương ngày càng tăng Bên cạnh đó, hoạt động vận tải giaonhận là yếu tố không thể tách rời khỏi buôn bán quốc tế, nắm bắt được nhu cầu củathị trường và xu thế phát triển trong lĩnh vực ngoại thương, Công ty TNHH Giaonhận,Vận tải Hoàng Hải Đăng đã ra đời
Khái quát chung về công ty:
Tên công ty Công ty TNHH Giao nhận, Vận tải Hoàng Hải Đăng
Địa chỉ 100 Đường số 2, Phường Phú Hữu, Quận 9, TPHCM
Công ty TNHH Hoàng Hải Đăng chuyên cung cấp tất cả những dịch vụ liênquan về giao nhận hàng hóa, cước vận tải quốc tế với hệ thống đại lý toàn cầu, luôn
tự tin là một trong những nhà cung cấp dịch vụ phong phú và đa dạng hiện nay, sẽđáp ứng tất cả những nhu cầu về vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho kháchhàng
Đặc biệt dịch vụ vận tải quốc tế và dịch vụ khai báo hải quan trọn gói hàng quá khổ,quá tải (siêu trường, siêu trọng) theo yêu cầu của khách hàng
Trang 21GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC
Phòng Nhân Sự Phòng xuất Phòng xuất nhập khẩu nhập khẩu Phòng Sales &
Giao nhận hàng hóa
Dịch vụ đại lý vận tải hàng không, đường biển, đường bộ;
Đại lý tàu biển
Dịch vụ thủ tục hải quan
2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của công ty:
2.2.1 Cơ cấu tổ chức:
Là một công ty chuyên về dịch vụ giao nhận, Công ty Hoàng Hải Đăng không
có nhiều nhân sự nhưng tất cả liên kết chặt chẽ với nhau, mỗi người được phân bổmột nhiệm vụ rõ ràng cụ thể, kết nối công việc của từng người thành một quy trình.Hoạt động từng thành viên ở công ty đều được chỉ dẫn và giám sát của Giám đốcvới một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản nhưng hoạt động rất hiệu quả
2.2.2.Cơ cấu phòng xuất nhập khẩu:
Trang 22Trưởng Phòng
Bộ phận Xuất
Nhiệm vụ của phòng xuất nhập khẩu
Thực hiện tất cả các nội dung công việc trong hoạt động kinh doanh XNK: từkhi lên chứng từ đến khi hoàn tất thủ tục xuất hàng đi nước ngoài hoặc nhập hàng
về kho của doanh nghiệp đăng ký làm dịch vụ Giải quyết mọi vướng mắc củakhách hàng một cách nhanh gọn và dứt điểm cho từng lô hàng Tiết kiệm chi phímức thấp nhất, tạo uy tín tốt đối với khách hàng Lưu trữ chứng từ và các công văn,soạn thảo bộ hồ sơ Hải quan, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhậnhoàn thành tốt công việc được giao Cụ thể như sau:
Nhận thông tin từ bộ phận kinh doanh, tìm kiếm nhu cầu, yêu cầu nhập khẩu,xuất khẩu hàng hóa của khách hàng Sau đó lên kế hoạch cụ thể, tư vấn rõ ràng chotừng loại mặt hàng nếu có xin giấy phép của Cơ Quan Kiểm Tra Chuyên Ngành
Theo dõi booking, thông báo lịch trình tàu đến, tàu đi cho khách hàng, chịutrách nhiệm phát hành vận đơn, lệnh giao hàng tiến hành hồ sơ làm hàng, đónghàng phù hợp để kịp giờ closing time của hãng tàu Nhận hàng, kiểm, đếm từ kháchhàng
Vận chuyển hàng hóa từ kho hàng ra cảng đối với hàng xuất và từ cảng vềkho của chủ hàng đối với hàng nhập
Thủ tục hải quan cho mỗi lô hàng xuất nhập khẩu
Quản lý việc đóng hàng vào container tại C/Y hay CFS
Vận chuyển container ra cảng hoặc ICD
Giao container cho hãng tàu và những chứng từ cần thiết
Bộ phận giao nhận chịu trách nhiệm về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩubằng đường biển, đường hàng không, đường bộ thực hiện dịch vụ giao nhận trọngói Đây là một trong những lĩnh vực đầy triển vọng của Công ty
Tình hình nhân sự: Hiện tại công ty đang có 6 thành viên với tinh thần tráchnhiệm và lòng nhiệt huyết rât cao, khối lượng kinh nghiệm dồi dào, năng động.Các
Trang 23Biểu đồ 1: kết quả kinh doanh 2014 -2016
bộ liên kết, hỗ trợ nhau trong trong công việc.Chắc chắn sẽ mang lai sự hài lòngtuyệt đối cho khách hàng
2.3 Chức năng kinh doanh và mục tiêu hướng tới:
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Giao nhận, Vận tải
Hoàng Hải Đăng trong giai đoạn 2014-2016:
Đơn vị: tỷ đồngKhoản
Giá trị Tỷtrọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%)Tổng
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán).
(Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán)
Trang 24dịch vụ giao nhận hải quan dịch vụ thuê lưu kho bãi dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu
Qua biểu đồ, ta thấy tổng doanh thu của Công ty tăng liên tục qua các năm.Trong giai đoạn từ năm 2014-2016 tổng doanh thu tăng từ 12,7( tỷ đồng) năm 2014lên 17,7( tỷ đồng) năm 2016
Công ty đầu tư khá nhiều vốn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trangthiết bị, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có thể đáp ứng tốt yêu cầu ngàycàng cao của khách hàng, cạnh tranh và phát triển hơn nữa trên thị trường
Trong giai đoạn 2014-2016 doanh nghiệp đã đạt được kết quả kinh doanh khákhả quan, tạo bước đà cơ bản để công ty tiếp tục hoạt động, mở rộng và phát triểntrong lĩnh vực dịch vụ Giao nhận
Công ty kinh doanh các ngành nghề:
Vận chuyển hàng hóa, giao nhận vận chuyển hàng hóa
Logistics - Dịch vụ logistics
Xuất nhập khẩu - Dịch vụ xuất nhập khẩu
Hải quan - Dịch vụ hải quan, khai thuê hải quan
Là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận luôn hướng tới mục tiêucung cấp các giải pháp tối ưu, đảm bảo chất lượng quốc tế cho các khách hàng
Để có thể hòa nhập chung với sự phát triển của nền kinh tế, tăng sức cạnhtranh khi Việt Nam gia nhập WTO, công ty đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lựclên hàng đầu nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có tính chuyên nghiệp cao,môi trường và cơ sở vật chất làm việc tốt
Mong muốn của công ty là được hợp tác và cùng chia sẻ lợi ích với kháchhàng, thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng trong dịch vụ giao nhận, phấnđấu trở thành một trong số các công ty cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
2.3.1 Cơ cấu dịch vụ của công ty:
Công ty TNHH Giao nhận, Vận tải Hoàng Hải Đăng luôn tự hào là một trong nhữngnhà cung cấp nhiều loại dịch vụ phong phú và đa dạng
Các loại dịch vụ cơ bản của công ty TNHH Giao nhận, Vận tải Hoàng Hải Đăng:
Trang 25Bảng 2: Doanh thu một số dịch vụ chính của công ty (2014-2016):
( Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán )
Biểu đồ 2: Doanh thu một số dịch vụ chính của công ty (2014-2016):
( Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán )
Nhận xét:
Qua biểu đồ ta có thể thấy mức doanh thu liên tục tăng qua các năm Tổngdoanh thu của công ty được đóng góp từ nhiều hoạt động khác nhau Trong đónhiều nhất vẫn là hoạt động giao nhận, kế đến là vận tải và kinh doanh kho vận
Dịch vụ giao nhận gần như đóng vai trò chính với doanh thu năm 2016 lênđến mức 7.1 tỷ đồng, tăng 36.7% so với năm 2014
Dịch vụ vận tải là dịch vụ mà công ty khá quan tâm đầu tư phát triển nêncũng có những bước tiến đáng kể Doanh thu năm 2016 từ dịch vụ này là 4.5 tỷđồng, tăng 28.9% so với năm 2014
Trang 26Kinh doanh kho vận vẫn còn nhiều hạn chế Năm 2014 chỉ đạt doanh thu 2.4
tỷ đồng Nhưng nhờ sự đầu tư hợp lý, năm 2016 doanh thu từ kinh doanh kho vận
đã đạt 3.4 tỷ đồng
2.3.2 Cơ cấu thị trường:
Sự khởi sắc của nền kinh rế sau hơn 10 năm đổi mới đất nước đang trong quátrình CNH-HĐH, đòi hỏi khối lượng vật chất rất lớn, cũng như tạo ra cho thị trườnglượng hàng hoá khổng lồ Đòi hỏi các công ty giao nhận phải luôn trang bị các trangthiết bị, cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu hiện tại
Hiện nay, do quy mô còn nhỏ nên thị trường của Công ty TNHH Hoàng HảiĐăng chủ yếu là các quốc gia Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ thật sự chưa được mởrộng và đa dạng
2.4 Quy trình giao nhận thực tế hàng nguyên cont nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Giao nhận, Vận tải Hoàng Hải Đăng:( bộ chứng từ phụ lục).
Các bước thực hiện giao nhận hàng nguyên bằng đường biển như sau:
Quy trình giao nhận hàng hóa nguyên (FCL/FCL) bằng đường biển cho công
ty TNHH Thủy Hải Sản Hai Wang.
Công ty TNHH Thủy Hải Sản Hai Wang đã kí kết hợp đồng mua bán vớiSeachamp International Export Corporation
Trích dẫn hợp đồng:
Tên, địa chỉ của người nhập khẩu:
Tên: Hai Wang Seafood Co.,Ltd
Địa chỉ: LOT 13-14 Phan Thiet Fishing Port, Duc Thang Ward, Phan Thiet City,Binh Thuan Province, Viet Nam
Tên, địa chỉ, mã nước của người xuất khẩu:
Tên: Seachamp International Export Corporation
Địa chỉ: Block A-9-6 Zamboanga City, Special Economic Zone San Ramon,Zamboanga City, Philippines 7000
Trang 27Delivery term: CFR CAT LAI Port, Ho Chi Minh, Viet Nam.
Time of delivery: ETD: Within Feb, 2017
ETA: 27/02/2017
Loading Port: Manila, Philippines
Type of Payment: 100% by T/T against copy documents
2.4.1 Công ty TNHH Thủy Hải Sản Hai Wang kí kết hợp đồng dịch vụ giao nhận với Công ty TNHH Giao nhận,Vận tải Hoàng Hải Đăng
Nhân viên kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận, Vận tải Hoàng HảiĐăng sẽ tìm kiếm khách hàng thông qua các mối quan hệ và các phương tiện truyềnthông như: Điện thoại , Internet
Công ty TNHH Giao nhận Vận tải, Hoàng Hải Đăng tiếp nhận nhu cầu nhậpkhẩu của công ty TNHH Thủy Hải Sản Hai Wang, thông báo giá các loại dịch vụ,thỏa thuận và kí hợp đồng giao nhận Công ty TNHH Thủy Hải Sản Hai Wang đã
ủy thác cho công ty TNHH Giao nhận Vận tải Hoàng Hải Đăng làm thủ tục hảiquan để thông quan cho lô hàng “Mực ống phi lê đông lạnh” nhập khẩu
Công ty Hoàng Hải Đăng chịu trách nhiệm về lô hàng “Mực ống phi lê đônglạnh” bắt đầu từ khi nhận được bản hợp đồng hàng hóa có hiệu lực, giấy thông báohàng đến và kết thúc công việc khi hàng hóa đến kho của công ty Thủy Hải Sản HaiWang Công ty Hoàng Hải Đăng sẽ phải làm tất cả các thủ tục nhập khẩu, nhậnhàng, vận chuyển an toàn và đầy đủ tới kho của công ty Thủy Hải Sản Hai Wang
2.4.2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Đây là khâu quan trọng bởi vì nó là cơ sở pháp lý để giải quyết những sai sóthoặc khiếu nại (nếu có) sau này Khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ nhân viên khaihải quan của công ty phải kiểm tra tất cả chi tiết trên chứng từ có phù hợp không?Nếu các chứng từ không phù hợp thì yêu cầu chủ hàng chỉnh sửa lại, nếu phù hợpthì chuẩn bị để khai điện tử
Do đó, các chứng từ như H/C, C/O, Invoice và Packing List, B/L gốc sẽ đượcngười xuất khẩu trực tiếp gửi qua đường chuyển phát nhanh cho công ty Thủy HảiSản Hai Wang sau đó công ty sẽ chuyển các chứng từ này đến cho công ty Giaonhận, Vận tải Hoàng Hải Đăng Dựa vào các chứng từ đó và hợp đồng ngoại thươngnhân viên công ty Hoàng Hải Đăng sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứngtừ
Để tiến hành thông quan cho lô hàng này, bộ phận chứng từ cần những chứng từhàng hóa cơ bản như sau:
Hợp đồng ngoại thương ( Commercial Contract) số: DSP-1/2017 HĐ
Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice) số: A-3113
Phiếu đóng gói ( Packing List) số: 3113
Vận đơn đường biển ( Bill of Lading) số: EGLV060700014741
Trang 28 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: form D
Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm động vật, sản phẩm độngvật thủy sản nhập khẩu dung làm thực phẩm
Và giấy giới thiệu của công ty Thủy Hải Sản Hai Wang để thực hiện thủ tụcnhập khẩu Mặt hàng “Mực ống phi lê đông lạnh” thuộc danh mục hàng hóa buộckiểm tra chuyên ngành nên cần phải đăng ký kiểm tra chuyên ngành trước khi nhậpkhẩu vào thị trường Việt Nam
Sau khi kiểm tra bộ chứng từ và kiểm tra tên nhà máy sản xuất là công tySeachamp International Export Corporation được phép nhập mặt hàng : Mực ốngphi lê đông lạnh với mã HS: 03074910 nhân viên giao nhận sẽ tiến hành xin giấyphép kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật thủy sản nhập khẩu và giấy đăng kíkiểm dịch động vật thủy sản
2.4.3 Xin giấy phép kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật Thủy sản nhập khẩu và Giấy đăng ký kiểm dịch động vật Thủy sản.
Xin giấy phép kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật Thủy sản
Sau khi kiểm tra bộ chứng từ và kiểm tra nhà máy Seachamp International ExportCorporation được phép nhập khẩu “ Mực phi lê đông lạnh” vào Việt Nam Nhânviên chứng từ sẽ làm một bộ xin giấy phép kiểm dịch nhập khẩu đối với động vậtthủy sản nhập khẩu dựa trên thông tin có trong H/C và các chứng từ liên quan Theomẫu dưới đây:
khihoànthànhđơnxingiấyphép
Trang 29kinh doanh NK đối với động vật Thủy sản, nhân viên chứng từ sẽ gửi bộ đơn gốcgồm:
Đơn xin đơn xin giấy phép kinh doanh NK đối với động vật Thủy sản
H/C (sao y )
Giấy ủy quyền
Gửi bằng đường bưu điện ra phòng kiểm dịch động vật thuộc Cục thú y: số 15 ngõ
78 Đường Giải Phóng- Phường Đống Đa, Hà Nội và kèm theo mail tới địa chỉgmail sau: kdts@dah.gov.vn
Từ 3 đến 4 ngày sau khi nhận được đơn gốc gửi bằng đường Bưu điện và email Cơquan chức năng sẽ cấp giấy phép kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật Thủy sản vàgửi mail trả lời cho công ty kèm theo giấy phép kiểm dịch nhập khẩu đối với độngvật Thủy sản chưa có dấu của cơ quan chức năng
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh nhập khẩu đối với động vật thủy sản, nhânviên chứng từ sẽ in ra, đưa cho nhân viên giao nhận đi đóng dấu tại cơ quan thú yvùng VI ( địa chỉ: 521/1 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp.HCM )
Làm giấy đăng ký kiểm dịch động vật thủy sản NK:
Sau khi nhận được chứng từ gốc nhân viên chứng từ sẽ làm bộ đơn đăng kí theomẫu ( bổ sung phần phụ lục)
Sau khi hoàn thành giấy đăng kí kinh doanh nhập khẩu đối với động vật thủy sảnnhân viên chứng từ sẽ in 1 bộ chứng từ gồm:
3 giấy đăng kí kiểm dịch
Giấy phép sao y kèm bản gốc để đối chiếu
Giấy thông báo hàng đến (Notice Of Arrival)
Vận đơn gốc (Bill of Lading)
Trang 30Khi thanh toán hết các cước phí liên quan, nhân viên giao nhận của Công ty TNHHGNVT Hoàng Hải Đăng sẽ nhận lại hóa đơn giá trị gia tăng, 3 bản D/O của hãngtàu được đóng dấu xác nhận của nhân viên hãng tàu đồng thời hãng tàu giữ lại 1bản
ký nhận đã nhận D/O của nhân viên giao nhận
2.4.5 Lên tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
Với vai trò là người đại diện cho Công ty Thủy Hải Sản Hai Wang (nhà nhậpkhẩu) nhận hàng, nhân viên giao nhận của Công ty TNHH GNVT Hoàng Hải Đăng
sẽ tiến hành làm thủ tục hải quan, kiểm hóa và nhận chứng từ
Các bước để làm thủ tục Hải quan, bao gồm:
Sau khi đã tổng hợp được tất cả các thông tin về lô hàng, nhân viên làmchứng từ sẽ dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử: CDS live của công ty G.O.LCo.,Ltd để thực hiện nghiệp vụ khai báo trước (IDA)
Công ty TNHH GNVT Hoàng Hải Đăng sẽ thực hiện khai hải quan điện tử chocông ty Thủy Hải Sản Hai Wang và lấy chữ kí số của công ty Thủy Hải Sản HaiWang thực hiện khai báo hải quan
Kiểm tra hồ sơ, tính thuế
Trang 31Đầu tiên mở phần mềm hải quan VNACCS, tiến hành đăng nhập với userm, password và mã số thuế.
Hình 2.1: Giao diện phần mềm khai điện tửSau đó vào phần đăng kí mới tờ khai nhập khẩu (IDA)
Bước 1: Truy cập vào phần mềm khai hải quan điện tử của công ty G.O.L Co.,Ltd
CDS live Vnaccs ( Giao diện như ảnh dưới):
Trang 32Hình 2.2: Đăng nhập mở tờ khai điện tử
“Danh sách tờ khai nhập kinh doanh(IDA)” chọn danh mục “Danh sách tờ khai
nhập(IDA)” Giao diện sẽ xuất hiện như sau:
Hình 2.3: Chọn đăng ký tờ khai nhập khẩuSau đó, tiến hành việc nhập các dữ liệu cần thiết vào các mục trong hệ thốngVnaccs
Bước 3: Nhập liệu vào hệ thống.
Trang 33Chứng từ sẽ nhập liệu vào các mục “ Thông tin chính ”, “ Thông tin phụ ”, “ Danhsách hàng” trên hệ thống Cụ thể được minh họa bởi các hình ở bên dưới:
Hình 2.4: Mục thông tin chính
Ở mục “ Thông tin chính”, chúng ta sẽ nhập những nội dung cơ bản như sau:
Thông tin người nhập khẩu- người xuất khẩu
Mã loại hình: A41 – Nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư
Cơ quan hải quan/bộ phận xử lý hồ sơ: 02PG/01 - Chi cục Hải quan Quản lý hàngĐầu tư / đội thủ tục hàng Đầu tư và kinh doanh
Phân loại cá nhân/tổ chức: 4- Từ tổ chức đến tổ chức
Mã hiệu phương thức vận chuyển: 2 – Đường biển ( Container)
Địa điểm dỡ hàng: VNCLI CANG CAT LAI (HCM)
Địa điểm xếp hàng: PHMNL MANILA
Trang 34Ở mục “ Thông tin phụ” chúng ta sẽ nhập những nội dung cơ bản như sau:
Hình 2.5: Mục thông tin phụ
Số đính kèm khai báo: chuyền tập tin đính kèm bằng Vnaccs theo các bước sau:Chọn trên thanh công cụ Vnaccs/ nghiệp vụ khác/ tạo mới tập tin đính kèm (HYS).Sau đó copy số tiếp nhận vào phần số đính kèm khai báo
Phân loại hình thức hóa đơn: chọn Hóa đơn thương mại
Số hóa đơn: A-3113
Ngày phát hành: 20/02/2017
Mã phân loại hóa đơn là: A
Phương thức thanh toán: TTR
Tổng trị giá hóa đơn: 86,336.2500