1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY NIDEC SANKYO Quá trình vận hành tháo lắp máy phun ép nhựa

24 1,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 4,22 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, em xin gởi lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Công ty công ty Nidec Sankyo cũng như toàn thể Cán bộ- Nhân viên của công ty đã hướng dẫn tận tình cũng đủ cho em được nhiều kinh ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

KHOA: ĐÀO TẠO CHUẤT LƯỢNG CAO



BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY PHUN ÉP

NHỰA CỦA CÔNG TY NIDEC SANKYO.

Trang 2

LỜI CẢM ƠN.

Qua thời gian thực tập 5 tuần tại công ty công ty Nidec Sankyo em đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm thực tế, đồng thời củng cố, bồi dưỡng thêm cho kiến thức4 năm học tại trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý Thầy Cô trường

ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, khoa Đào Tạo Chất Lượng Cao đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành của mình trong quá trình học tại trường Đặc biệt là Nguyễn Văn Sơn đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập.

Bên cạnh đó, em xin gởi lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Công ty công ty Nidec Sankyo cũng như toàn thể Cán bộ- Nhân viên của công ty đã hướng dẫn tận tình cũng

đủ cho em được nhiều kinh nghiệm, tìm hiểu được các vấn đề cần thiết liên quan tới chuyên ngành của mình như các kết cấu của khuôn mẫu , lỗi và cách sửa chữa khuôn mẫu, cách vận hành máy ép nhựa, cách lắp tháo khuôn… Biết được các tác phong sinh hoạt làm việc tại công ty Nhật, học và làm việc theo quy tắc 3Q6S Quan trọng hơn hết là giúp em vững vàng và tự tin hơn khi đối đầu với những khó khăn của công việc.

Với thời gian thực tập ngắn ngủi cũng như lượng kiến thức còn nhiều hạn chế, em chắc rằng bài báo cáo này sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót Nên em mong Quý Thầy Cô thông cảm và sẽ cho nhiều ý kiến đóng góp để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo , và thu nhận thêm kinh nghiệm để có thể trải nghiệm với thực

tế hơn.

Cuối cùng em xin cảm ơn các Anh Chị trong Xưởng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian qua, cảm ơn công ty đã tạo một môi trường thực tập tốt cho các bạn sinh viên như em Mong công ty ngày càng phát triễn hơn nữa thành tập đoàn lớn tại Việt Nam

Trang 3

MỤC LỤC

Phần một: GIỚI THIỆU CÔNG TY NIDEC SANKYO 2

I Khái quát về công ty NIDEC SANKYO 2

II Các sản phẩm của CT Nidec SANKYO 2

Phần hai : QUI TRÌNH LẮP KHUÔN VÀO MÁY 5

I Giới thiệu cấu tạo cơ bản của khuôn 6

II Các vấn đề cần chú ý khi vệ sinh khuôn 7

III Các thao tác lắp ráp khuôn vào máy 8

1 Chuẩn bị trước khi đổi khuôn 8

2 Các bước lắp khuôn 9

Phần ba VẬN HÀNH MÁY PHUN ÉP NHỰA 12

I Cấu tạo của máy ép nhựa 12

1 Các hệ thống máy 13

2 Hệ thống phun (press system) 16

II Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng khuôn Nut trên máy ép nhựa 18

III Phương pháp xử lý khi hư hỏng khuôn 19

IV Bảng điều khiền và tham số hoạt động của máy 20

Phần bốn: KẾT LUẬN 22

Trang 4

Phần một: GIỚI THIỆU CÔNG TY NIDEC SANKYO.

I Khái quát về công ty NIDEC SANKYO.

Tập đoàn NIDEC là một trong những nhà đầu tư tiên phong của Khu công nghệcao Thành phố Hồ Chí Minh, một tập đoàn lớn về cơ khí chính xác và công nghệ cao của Nhật Bản Việc đầu tư của Tập đoàn NIDEC  vào Việt Nam đã tăng liên tục trong vài năm gần đây. 

Hiện nay, tập đoàn NIDEC đã đầu tư và xây dựng tại Khu Công nghệ cao TP.HCM năm công ty gồm: Công ty NIDEC Sankyo, Công ty NIDEC Việt Nam Corporation, Công ty NIDEC Servo, Công ty NIDEC Copal và Công ty NIDEC Seimitsu Corporation Các công ty trên tập trung vào các lĩnh vực : Sản xuất động

cơ chính xác, sản xuất linh phụ kiện cho xe ô-tô, mô-tơ chính xác dùng cho các thiết bị di động và kỹ thuật số

Thông tin về công ty

Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN NIDEC SANKYO

Cuối năm tài chính 31 tháng Ba

Đại diện Chủ tịch Kenji Hirasawa

Nhân viên 13.769 người (vào ngày 31 tháng 3 năm 2017)

Bán hàng 136.161 triệu yen (năm tài chính 2016)

Văn phòng và Cơ

sở (ở Nhật Bản) Trụ sở chính / Phòng Thí nghiệm Kỹ thuật Nagano, cơ sở Ina, Trung tâm Chino, 

Tokyo Ofiice (Trụ sở Salese), Văn phòng Bán hàng Osaka, Văn phòng Bán hàng Nagoya, Phòng Kinh doanh Kyushu

II Các sản phẩm của CT Nidec SANKYO.

Dòng sản phẩm của NIDEC SANKYO bao gồm động cơ vi mô, động cơ bước và một số động cơ khác, cũng như đầu đọc thẻ, robot công nghiệp và một loạt các thiết bị khác Các sản phẩm này thành công trong lĩnh vực CNTT và đa

Trang 5

phương tiện nhanh chóng, các ứng dụng kinh doanh và người tiêu dùng, và trong một loạt các ứng dụng công nghiệp NIDEC SANKYO góp phần tạo ra giá trị bằng cách cung cấp các phần cốt lõi có chất lượng và chức năng cao nhấtcho các thiết bị cắt cạnh.

a Động cơ.

Động cơ là các sản phẩm cốt lõi của

NIDEC Động cơ đa dạng từ động cơ

nhỏ gọn cho động cơ servo cung cấp

điện cho robot công nghiệp, Sankyo

đáp ứng nhu cầu của khách hàng

thông qua các động cơ servo của

NIDEC SANKYO, được làm bằng

công nghệ điều khiển cao cấp, kết hợp

với thiết kế tối ưu để hạn chế rung

động đến mức tối đa NIDEC

SANKYO cũng đã phát triển các robot

công nghiệp có thể được sử dụng

trong các môi trường khắc nghiệt như

phòng sạch, chân không và nhiệt độ

Trang 6

Các bộ phận nhựa của Sankyo có sức mạnh cạnh tranh nhờ công nghệ sảnxuất khuôn mẫu cao cấp mở rộng trên nhiều thị trường khác nhau như OA ·

IT, ô tô, thiết bị y tế và trang thiết bị gia đình Thiết kế,sản xuất và trang trícác bộ phận nhựa tất cả đều ở trong nhà.Sankyo đề xuất độ chính xáccao và chất lượng các bộ phận nhựa

e Cảm biến.

Bộ cảm biến của Sankyo đáp ứng được

nhu cầu của khách hàng bằng độ nhạy

và độ tin cậy cao của chính mình

Các sản phẩm đơn vị và thiết bị hệ

thống với động cơ là thành phần cốt lõi

đang phát triển thành các sản phẩm giá

trị gia tăng độ tin cậy cao, có giá trị gia

tăng cao cùng với sự tiến hóa của công

nghệ cảm biến Các công nghệ cảm

biến cao của NIDEC SANKYO đang

hỗ trợ tính cạnh tranh của các sản phẩm ứng dụng động cơ

f Ballscrews chính xác

Nhận định vị trí chuyển động tuyến tính

với độ chính xác cao

Vít bi của NIDEC SANKYO được sử

dụng rộng rãi trong các thiết bị công

nghiệp Chúng đáp ứng được nhu cầu

về độ chính xác cao cần thiết cho hoạt

động cơ học

Trang 7

Khuôn: MA14034-01.

Xuất xứ: Nhật Bản

Trang 8

Phần hai : QUI TRÌNH LẮP KHUÔN VÀO MÁY.

I Giới thiệu cấu tạo cơ bản của khuôn.

1 Tấm kẹp trước: Tấm này có chức năng dùng để kẹp vào phần cố định củathành máy Nhu hình vẽ các bạn cũng thấy rằng tấm này có chiều rộng nhô ra sovới các tấm khuôn khác Phần nhô ra đó chính là dùng để kẹp

2 Tấm cố định (tấm khuôn cái): Tấm này là phần khuôn cố định

3 Bạc cuốn phun: Bộ phận này có chức năng dẫn nhựa từ đầu phun của máy épvào khuôn (đầu tiên là dẫn nhựa vào các kênh dẫn)

4 Vòng định vị: Chi tiết này dùng để định vị khuôn với thành máy, nó giúp chođầu phun của máy ép được định vị chính xác với vị trí tương ứng của bạc cuốngphun Chi tiết này có dạng vòng tròn và nhô cao hơn mặt trên của tấm kẹp trước

để đút vào một lỗ tương ứng trên thành máy

5 Vít lục giác: Cố định tấm kẹp và tấm khuôn cố định với nhau

6 Đường nước: Hệ thống làm mát (nguội) của khuôn Nó còn có chức năng làgiữ nhiệt độ cho khuôn trong quá trình gia nhiệt đối với các loại nhựa có nhiệt độnóng chảy thấp

7 Tấm di động (tấm khuôn đực): Tấm khuôn phía di động

8 Tấm lót: Tấm này dùng để tăng độ cứng vững cho khuôn phía di động, tấmnày chỉ dùng trong trường hợp tấm di động quá mỏng

Trang 9

9 Gối đở: Gối đỡ này gồm 2 tấm 2 bên được gọi là một cặp Gối đỡ dùng đểtrợ lực cho tấm di động đồng thời tạo khoản hở cần thiết ở giữa để bố trí tấmkẹp pin đẩy và tấm đẩy cùng hệ thống pin.

10 Tấm kẹp pin: Giử cho hệ thống pin đẩy không trượt ra ngoài trong quá trìnhkhuôn hoạt động

11 Tấm đẩy pin: Tấm này nối với lói đẩy của máy ép, nó có chức năng đẩy hệthống pin đẩy qua đó gián tiếp lói sản phẩm ra ngoài

12 Tấm kẹp sau: Tấm này dùng để kẹp vào phần di động của máy ép nhựa

13 Pin đẩy: Dùng để lói sản phẩm ra khỏi khuôn

14 Loxo: Đẩy cụm tấm kẹp và tấm đẩy lùi về phía sau để kéo dàn pin đẩy vềchuẩn bị chu kỳ ép phun kế tiếp

15 Chốt hồi về: Dẫn hướng cụm tấm kẹp và tấm đẩy di chuyển theo mộtđường thẳng tịnh tiến nhằm giử cho chúng không trượt ra ngoài và bảo vệ dànpin dẩy không bị cong trong qua trình đẩy sản phẩm và lùi về

16 Bạc dẩn hướng: Được gia công chính xác cùng với chốt dẫn hướng giúpchốt dẫn hướng dễ dàng di chuyển và định vị

17 Chốt dẫn hướng: giúp 2 phần của khuôn được định chính xác trong suốt quatrình đóng khuôn

II Các vấn đề cần chú ý khi vệ sinh khuôn.

a, Phương pháp bảo quản Khuôn:

Mục đích: đảm bảo khuôn sau khi sử dụng được vệ sinh sạch sẽ, không bị rĩ séttrong quá trình lưu quản khi sử dụng sẽ tạo ra SP tốt/

Các phương pháp cơ bản:

+ Xịt dầu chống rỉ sét

+ Phòng bảo trì khuôn hiển thị rõ rành từng chủng loại

+ Bọc nhựa bảo quản,

+ Để trên kệ phân theo từng loại khuôn

b, Các bước tháo lặp, vệ sinh rữa khuôn

Phân giải khuôn (25m)

- Rữa bộ phận CAVITY (45m)

Dùng IPA để lao CAVITY, PIN CAVITY BLOCK và rữa chúng bằng máyrữa Trong lúc rữa, kiểm tra độmòn của GUIDE PIN, gâm dầu chống rỉ sét.Chú ý tránh trầy và mất linh kiện

- Vệ sinh chủng loại khuôn PLATE (10m)

- Xác nhận độ mòn của PIN quyết định vị trí cuối đoạn thẳng GUIDE PIN,GUIDE BUSH (10m)

Trang 10

Khe hở của GUIDE PIN, GUIDE BUSH : trên 0,03 trở đi thì thay.

Mài mòn của Pin quyết định vị trí nối đoạn thẳng: trên 0,01 thì thay

- Lắp ráp phía di động (lắp ráp từ phía có GUIDE PIN) (25m)

- Lắp ráp phía cố định (25m)

- Xác nhận không còn thiếu linh kiện

- Viết vào bảng yêu cầu bảo trì- nhập vào máy tính (10m)

C, Vài lỗi thường mất phải khi thực hiện việc tháo lắp khuôn:

+ Thiếu các linh kiện khi lắp vào Khuôn -> đề các linh kiện vào rỗ ngọn ngàn

dễ lấy

+ Lắp sai các thanh Ejector Pin -> đánh dấu vị trí từng thanh PIN

+ Ảnh hưởng tới dung sai kích thước các lòng khuôn do bavi, vật cứng vachạm vào ảnh hưởng tới kích thước hình học sản phẩm -> vệ sinh cẩn thận,không cho các vật cứng, dị vật rơi vào lòng khuôn Sử dụng vật liệu bằng đồng,nhôm để vệ sinh lòng khuôn, đảm bảo không tạo ra bavi

III Các thao tác lắp ráp khuôn vào máy.

1 Chuẩn bị trước khi đổi khuôn.

- Kiểm tra kích thước lắp khuôn và chuẩn bị các công cụ cần thiết

- Kiểm tra kết cấu khuôn, kích thước của các bộ phần cần thiết cho lắp khuôn

và số/kích thước của các lỗ cho hành trình đẩy sản phẩm

Khối lượng khuôn tối đa (kg)

- Chiều rộng tấm lắp khuôn (Ngang x Dọc)

 Độ dày khuôn có đủ không? ( So sánh với độ dày khuôn tối thiểu và tối đa của máy ép phun nhựa)

Khuôn có nằm gọn trong khoảng cách giữa các thanh nối? ( để biết chi tiết, xem “Thông số kỹ thuật” của má ép phun nhựa

Trang 11

 Khuôn có nhô ra khỏi tấm không

- Khoảng cách giữa các lỗ trên tấm lắp khuôn (Ngang x Dọc)

- Độ dày tấm lắp khuôn ( bên cố định/di động)/chiều cao

- Đường kính lỗ đẩy sản phẩm trên tấm lắp khuôn, số lỗ đẩy và hành trình đẩy

- Đường kính vòng định vị (đo bằng thước cặp du xích)

Kiểm tra kích thước máy ép phun nhựa.

Kiểm tra khoảng cách giữa các thanh nối, đường kính lỗ định vị trên tấm cố định, phần nhô ra của đầu phun, R, đường kính lỗ, đường kính cần đẩy trên tấm di động, số cần đẩy và đường kính cho vít của các lỗ lắp khuôn

Nếu không thể lắp khuôn trực tiếp, hãy cân nhắc khả năng sử dụng kẹp đơn giản và chuẩn bị các bulong và công cụ cần thiết

- Kiểm tra khoảng cách giữa các thanh nối

- Đường kính lỗ định vị

- Khoảng cách giữa các lỗ lắp khuôn

- Kiểm tra tấm cố định và đầu khuôn

- Kiểm tra khoảng cách các lỗ ( chiều dọc và chiều ngang) của tấm lắp khuôn

và bề mặt của tấm nếu các vòng định vị khớp, không cần cân chỉnh thêm.Nếu chúng khôn khớp, tinh chỉnh vị trí khuôn sao cho tâm của đầu phunthẳng hàng với tâm của bạc cuống phun trước khi lắp khuôn

- Bán kính R và đường kính lỗ đầu phun

Kiểm tra cần đẩy.

- Nếu hành trình bộ phận đẩy không thể được cố định hoặc nếu bạn muốnloại bỏ hành trình không cần thiết hãy lắp thêm một cần nối dài hoặc thêmbulong

- Nếu sử dụng nhiều cần đẩy, giữ cho độ chênh lệch giữa chiều dài các cầnđẩy trong khoảng 0,1 mm

- Nếu độ chênh lệch lớn, tấm đẩy sẽ bị nghiêng, gây ra vết lõm

- Hãy nhớ kiểm tra để đảm bảo tuổi thọ của khuôn

Trang 13

Bước 6 Sử dụng ốc, vít, chốt kẹp định vị khuôn lại Đảm bảo chiều dài bulongA=1,5-2D (đường kính bulong) Góc kẹp khuôn ≈90 độ Lực kẹp xoáy chắt thìbằng lực kẹp xoáy thông thường, cờ lê lực kẹp xiết chặc bulong.

Bảng thể hiện mối quan hệ giữa đường kính bulong và lực kẹp

Bước 7 Thiết lập tham số vị trí, canh chỉnh tọa độ khuôn: sử dụng các phím ravào để làm cho cần khuyển duỗi thẳng tối đa, đảm bảo độ hở khuôn, sau đónhấn phím “ đóng khuôn” để khuôn khép chặc hoàn toàn Lưu ý: dây kéokhông được quá căng

Bước 8: Gắn ống nước và bắt đầu thiết lập tham số hoạt động cho khuôn

Trang 14

Phần ba VẬN HÀNH MÁY PHUN ÉP NHỰA.

I Cấu tạo của máy ép nhựa.

Trong xưởng máy pun ép nhựa có hai loại

+ Máy phun ép nhựa khuôn nằm ngang.

+ Máy phun ép+ Máy phun ép nhựa khuôn nằm đứng.

Trang 15

Máy ép nhựa được chia thành 2 phần chính đó là phần kẹp khuôn và phần phunnhựa.

Phần phun nhựa là phần chuyển hóa nguyên liệu nhựa từ thể rắn sang thể lỏngbằng nhiệt độ và đẩy nhựa nóng chảy vào khuôn nhờ áp lực đẩy thông qua hệ thốngvít xoắn và vòi phun

1 Các hệ thống máy

Phần kẹp khuôn bao gồm phần kẹp khuôn cố định và phần kẹp khuôn di động.Phần kẹp khuôn cố định dùng để kẹp và giữ cố định phần khuôn cố định và khuônđược định vị chính xác nhờ vòng định vị trên khuôn và lỗ định vị trên máy Phầnkẹp khuôn di động dùng để kẹp nửa khuôn phía di động, phần này có tác dụng dichuyển tịnh tiến theo phương song song với hướng đóng mở khuôn nhằm đóngkhuôn và mở khuôn trong chu kỳ ép phun, đồng thời cũng được bố trí lói đẩy giúptác động lên tấm đẩy pin để đẩy sản phẩm ra ngoài

Ngoài 2 phần chính này thì máy ép nhựa còn có thể được bổ sung thêm phần hệthống làm nguội, robot hoặc các hệ thống hỗ trợ khác

và sửa chữa máy rất cần biết 05 hệ thống cơ bản của máy ép nhựa phun sau:

Trang 16

+ Thân máy (Frame)

+ Hệ thống thủy lực (Hydraulic system)

+ Hệ thống điện (ELectrical system)

và Hệ thống làm nguội ((Cooling system)

  a, Thân máy là hệ thống liên kết và gữi các hệ thống và bộ phận máy lại với nhaulàm cho máy hoạt hoạt động ổn định và chắc chắn

Hệ thống thủy lực máy ép nhựa

  b, Hệ thống thủy lực: Cung cấp lực để đóng và mở khuôn tạo ra và duy trì lực kẹplàm cho trục vít quay và chuyển động tới lui tạo lực cho chốt đẩy và sự trượt của lõimặt bên Hệ thống này bao gồm: bơm, van, motor, đường ống đẫn và thùng chứadầu v

 

Trang 17

Hệ thống điện máy ép nhựa

 c, Hệ thống điện:

Cung cấp điện cho Motor điện và hệ thống điều khiển nhiệt cho khoang chứa nhựathông qua các vòng nhiệt (heater band) đảm bảo toàn hệ thống hoạt động ổn địnhthông qua hệ thống dây dẫn và tủ điều khiển (Electric power cabinet)

Hệ thống làm nguôi máy ép nhựa

d, Hệ thống làm nguội cung cấp nước hoặc dung dịch ethyleneglycol để làm nguộikhuôn, dầu thủy lực và ngăn không cho nhựa thô ở cuống phễu bị nóng chảy, vì khinhựa bị nóng chảy thì phần nhựa thô phía trên khó chạy vào khoang chứa nhựa.Nhiệt trao đổi cho dầu thủy lực vào khoảng 90-120 độ F bộ điều khiển nhiệt nước(water temperature controller) cung cấp 1 lượng nhiệt, áp suất, dòng chảy thích hợp

để làm nguội nhựa nóng trong khuôn

e, Hệ thống cung cấp dầu, mỡ cho cơ cấu máy

Nhằm cũng cấp dầu, mỡ cho các khớp nối nhằm tránh ma xác, giảm chấn động củađộng cơ, chống kẹt khớp

Trang 18

f, cánh tay robot gắp sản phẩm.

2 Hệ thống phun (press system).

Hệ thống phun máy ép nhựa

Hệ thống phun làm nhiệm vụ đưa nhựa vào khuôn thông qua các quá trình cấpnhựa, nén, khử khí, làm chảy nhựa, phun nhựa lỏng vào khuôn và định hình sảnphẩm Hệ thống này có các bộ phận sau:

a, Phếu cấp nhựa: chứa vật liệu nhựa dạng viên để cấp vào khoang trộn

Ngày đăng: 29/11/2017, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w