1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Biện chứng về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh.

22 832 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 145 KB

Nội dung

Giữa lý luận và thực tiễn có mốiquan hệ rất chặt chẽ với nhau và nó là một trong những vấn đề cơ bản của chủnghĩa Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức macxit nói riêng.. Trong

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói, “lý luận” và “thực tiễn” là hai phạm trù thường xuyên được đềcập đến trong các hoạt động của con người Giữa lý luận và thực tiễn có mốiquan hệ rất chặt chẽ với nhau và nó là một trong những vấn đề cơ bản của chủnghĩa Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức macxit nói riêng

Trong bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào của con người thì những vấn đề

về lý luận và thực tiễn phải được đưa ra xem xét trong mối liên hệ với nhau Cónhư vậy hoạt động của con người mới có thể đi đúng hướng và đạt được hiệuquả cao Lịch sử phát triển đã chứng minh rằng phải luôn kết hợp giữa lý luận vàthực tiễn trong mọi hoạt động Nếu có sự vi phạm nguyên tắc này thì kết quả thuđược sẽ không được như mong muốn

Đối với Việt Nam, chúng ta đã từng đi qua những cuộc chiến tranh để bảo

vệ nền độc lập của đất nước.Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nhân dân tabắt tay vào khôi phục nền kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong quá trìnhnày, chúng ta gặp vô vàn khó khăn những cũng có những điều kiện thuận lợinhất định Trong từng giai đoạn phát triển, Đảng và Nhà nước có những đườnglối chiến lược phát triển đất nước khác nhau Trải qua nhiều thay đổi về đườnglối quản lý, hiện nay nền kinh tế nước ta đã tìm được hướng đi đúng mặc dù vẫncòn không ít sai lầm cần phải sửa đổi Đạt được những thành tựu như vậy là doĐảng và Nhà nước ta đã đi từ thực tiễn hoàn cảnh đất nước mà có được những lýluận đúng đắn để đưa ra những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơbản, là linh hồn của triết học Mác - Lênin Lần đầu tiên trong lịch sử triết học,C.Mác đã phát hiện ra sức mạnh của lý luận chính là mối liên hệ của nó với thựctiễn, cũng như sức mạnh của thực tiễn là ở mối quan hệ của nó với lý luận Sựthống nhất giữa lý luận và thực tiễn là thống nhất biện chứng và cơ sở của sự tácđộng qua lại ấy chính là thực tiễn Thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi, do đó

Trang 2

lý luận cũng không ngừng đổi mới, phát triển; sự thống nhất biện chứng giữachúng vì thế cũng có những nội dung cụ thể và những biểu hiện khác nhau trongmỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử Với tư cách là lực lượng lãnh đạo Nhà nước

và xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước tiến hành thành côngcông cuộc đổi mới, đưa nước ta bước đầu thoát khỏi tình trạng khủng hoảngkinh tế xã hội, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế Trong côngcuộc đổi mới này, Đảng xác định trước hết phải đổi mới về tư duy, trong đó lấyđổi mới kinh tế làm trọng tâm

Chính vì thế, tôi đã chọn “Biện chứng về mối quan hệ giữa lý luận và

thực tiễn trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh” làm tên đề cho bài tiểu luận

kết thúc chuyên đề của mình

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

1 Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác – Lênin – cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về biện chứng trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.

Vấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trongtriết học xã hội của chủ nghĩa Mác Tầm quan trọng đó không chỉ ở chỗ: “Quanđiểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận

về nhận thức” Kinh nghiệm đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc xã hội chủnghĩa đã đem lại cho chúng ta bài học vô giá là: “Đảng phải xuất phát từ thực tế,tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Năng lực nhận thức và hànhđộng theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của đảng” Chính

vì vậy việc tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là cầnthiết

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, giữa lý luận và thực tiễn cómối quan hệ biện chứng với nhau, quy định, tác động qua lại với nhau, trong đó:

- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận và là tiêu chuẩn của chân lý; sự hình thành và phát của lý luận xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; lý luận phải được kiểm nghiệm, được bổ sung và phát triển trong thực tiễn

Vai trò của thực tiễn được biểu hiện trước hết ở chỗ thực tiễn là cơ sở,động lực và mục đích của nhận thức Chính trong quá trình cải tạo thế giới mànhận thức, lý luận ở con người mới được hình thành và phát triển Thực tế lịch

sử cho thấy, con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận màbằng thực tiễn Trong quá trình này, con người sử dụng các công cụ, phươngtiện tác động vào các sự vật, hiện tượng, buộc chúng phải bộc lộ những thuộctính và tính qui luật, nhờ đó mà con người có được những hiểu biết về thế giớikhách quan Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm tính, những kinhnghiệm, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát

Trang 4

hóa để xây dựng thành lý luận Do đó, có thể nói, thực tiễn cung cấp những tàiliệu cho nhận thức, cho lý luận Không có thực tiễn thì không có nhận thức,không có lý luận Những tri thức mà chúng ta có được cho đến hôm nay hoặctrực tiếp, hoặc gián tiếp đều nảy sinh từ hoạt động thực tiễn.

Quá trình cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn cũng chính là quá trìnhhoàn thiện bản thân con người Thông qua thực tiễn, con người phát triển năng

lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình Ph.Ăngghen viết: “Từ trước đến nay,

khoa học tự nhiên cũng như triết học đã coi thường ảnh hưởng của hoạt động con người đối với tư duy của họ Hai môn ấy một mặt chỉ biết tự nhiên mặt khác chỉ biết có tư tưởng Nhưng chính việc người ta biến đổi tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người phát đã phát triển song song với việc người ta người đã học cải biến tự nhiên”[1].

Như vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, trí tuệ con người được pháttriển, được nâng cao dần cho đến lúc có lý luận, khoa học Nhưng bản thân lýluận không có mục đích tự thân Lý luận khoa học ra đời vì chúng cần thiết chohoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội Hay nói một cách khác, thực tiễn là mụcđích của nhận thức, lý luận Lý luận sau khi ra đời phải quay về phục vụ thựctiễn, hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hành động thực tiễn của quầnchúng Lý luận chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn,đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn

Ngày nay, công cuộc đổi mới xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi lý luận phải đi sâunghiên cứu để đáp ứng những yêu cầu đó Chẳng hạn, đó là những vấn đề lýluận về CNXH và con đường đi lên ở nước ta, về kinh tế thị trường, về hoànchỉnh hệ thống quan điểm đổi mới, v.v Qua việc làm sáng tỏ những vấn đềtrên, chắc chắn lý luận sẽ góp phần đắc lực vào sự nghiệp đổi mới đất nước

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận còn thể hiện ở chỗ thựctiễn là tiêu chuẩn của chân lý C Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con

Trang 5

người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn

đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phảichứng minh chân lý”[2]

Chỉ có lấy thực tiễn kiểm nghiệm mới xác nhận được tri thức đạt được làđúng hay sai, là chân lý hay sai lầm Thực tiễn sẽ nghiêm khắc chứng minh chân

lý, bác bỏ sai lầm Tuy nhiên, cần phải hiểu tiêu chuẩn thực tiễn một cách biệnchứng: tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối Tính tuyệt đối

là ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm nghiệm chân lý,thực tiễn ở mỗi gia đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý Nhưng tiêu chuẩnthực tiễn có tính tương đối vì thực tiễn không đứng im một chỗ mà biến đổi vàphát triển; thực tiễn là một qúa trình và được thực hiện bởi con người nên khôngtránh khỏi có cả yếu tố chủ quan Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biếnnhững tri thức của con người trở thành những chân vĩnh viễn, tuyệt đích cuốicùng Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạtđược trước kia và hiện nay vẫn phải được kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo

Vì vậy, những tri thức được thực tiễn chứng minh ở một giai đoạn lịch sử nhấtđịnh phải tiếp tục được bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiệnhơn Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp ta tránh khỏinhững cực đoan sai lầm như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa chủquan, chủ nghĩa tương đối

Sự phân tích trên đây về vai trò của thực tiến đối với lý luận đòi hỏi chúng

ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn Quan điểm này yêu cầu việc nhận thứcphải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu đi sát thực tiễn, coitrọng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, họcđôi với hành Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các sai lầm của bệnh chủ quan, giáođiều, máy móc, bệnh quan liêu, chủ nghĩa xét lại

- Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận khoa học; lý luận đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp cho thực tiễn.

Trang 6

Coi trọng thực tiễn không có nghĩa là xem thường lý luận, hạ thấp vai tròcủa lý luận Không nên đề cao cái này, hạ thấp cái kia và ngược lại Không thểdừng lại ở những kinh nghiệm thu nhận lại trực tiếp từ thực tiễn mà phải nânglên thành lý luận bởi lý luận là một trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm.

Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phầnlàm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người Lý luận là “kim chỉnam” cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn Đánh giá vai trò và ýnghĩa lớn lao của lý luận, Lênin viết: “Không có lý luận cách mạng thì cũngkhông thể có phong trào cách mạng”[3]

Lý luận một khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành "lực lượng vậtchất" Lý luận có thể dự kiến được sự vận động trong tương lai, từ đó vạch raphương hướng cho thực tiễn, chỉ rõ những phương pháp hành động có hiệu quảnhất để đạt mục đích của thực tiễn Nhờ có lý luận khoa học mà hoạt động củacon ngươi nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mậm, tự phát Sức mạnhcủa chủ nghĩa Mác - Lênin là ở chỗ, trong khi khái quát thực tiễn cách mạng,lịch sử xã hội, nó vạch rõ qui luật khách quan của sự phát triển, dự kiến nhữngkhuynh hướng cơ bản của sự tiến hóa xã hội Điều đó làm cho các Đảng của giaicấp công nhân có thể vạch ra đường lối, phương hướng, nhiệm vụ, biện pháphành động cho phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi nướcmột cách sáng tạo Chủ tịch Hồ Chí Minh ví "không có lý luận thì lúng túng nhưnhắm mắt mà đi".[4]

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, do tính gián tiếp, tính trừu tượng caotrong sự phản ánh hiện thực, do sự chi phối của hệ tư tưởng và thái độ khôngkhoa học nên lý luậncó nguy cơ xa rời cuộc sống và trở nên ảo tưởng, giáo điều.Trong khi nhấn mạnh vai trò quan trọng của lý luận, V.I Lênin nhắc đi nhắc lạirằng, lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là "kim chỉ nam" cho hànhđộng cách mạng; và lý luậnkhông lại là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sángtạo; lý luậnluôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới được rút ra từ thựctiễn sinh động Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Lý luận rất cần thiết, nhưng

Trang 7

nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả Do đó, trong lúc học tập

lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủnghĩa Mác - Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mùquáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luậnsuông

Sự hình thành và triển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã thể hiện tiêu biểucho sự gắn bó mật thiết giữa lý luậnvà thực tiễn C.Mác và Ph.Ăngghen đã kháiquát thực tiễn cách mạng, lịch sự xã hội để xây dựng nên hệ thống lý luận củamình V.I.Lênin đã nêu một tấm gương sáng về sự phát triển chủ nghĩa Máctrong điều kiện thực tiễn mới Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện nước Nga lúc đó,V.I Lênin đã đưa ra chính sách kinh tế mới (NEP) và Người nhận xét: “toàn bộquan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản”[5]

Như vậy, sức mạnh của lý luậnlà ở chỗ nó gắn bó mật thiết với thực tiễn,được kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển trong thực tiễn

2 Biện chứng trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

Theo Hồ Chí Minh, "lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loàingười, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên, xã hội tích lũy lại trong quátrình lịch sử" (6) Và lý luận Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranhcách mạng của giai cấp công nhân thế giới Trong tác phẩm Sửa đổi lối làmviệc, Hồ Chí Minh nói một cách cụ thể: "lý luận là đem thực tế trong lịch sử,trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõràng, làm thành kết luận Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế" (7) Lý luậnđược khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, nhưng lý luận là trình độ caohơn về chất so với kinh nghiệm

[1] C.Mác và Ph.Ăngnghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1994, t 20, tr 270

[2] C.Mác và Ph.Ăngnghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, t.3, tr 9-10.

[3] V I Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxxcơva 1978, tr 30.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t 5, tr 234.

[5] V.I.Lênin: Toàn tập , T 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1978, t.45, tr 428.

Trang 8

Tri thức lý luận thể hiện trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, qui luật.Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao, nhờ đó,

nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính qui luật của các

sự vật, hiện tượng khách quan Lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chínhxác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là có tính bản chất sâu sắc hơn và do đó, phạm viứng dụng của nó cũng phổ biến hơn, rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm.Chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng từng chỉ rõ: “Sự quan sát theo kinh nghiệm

tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu và nhiệm vụcủa nhận thức lý luận là đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiệntượng về sự vận động bên trong thực sự” (8)

Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, gópphần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người Lý luận một khithâm nhập vào quần chúng thì biến thành "lực lượng vật chất" V.I.Lênin khẳngđịnh: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cáchmạng” (9) Lý luận có thể dự kiến được sự vận động trong tương lai, từ đó vạch

ra phương hướng cho thực tiễn, chỉ rõ những phương pháp hành động có hiệuquả nhất để đạt mục đích của thực tiễn Nhờ có lý luận khoa học mà hoạt độngcủa con người nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát Đánhgiá vai trò và ý nghĩa lớn lao của lý luận đối với thực tiễn, Hồ Chí Minh chỉ rarằng: "Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trongcông việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mặt mà đi" (10)

"Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậmchạp vừa hay vấp váp" (11)

(6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, t.17, tr.789.

(7) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,1995, t.5, tr.233.

(8) C.Mác, Ăngghen: Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, t.25, ph.I, tr.343.

(9) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.30.

(10) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,1995, t.5, tr.233-234.

(11) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,1995, t.6, tr.47.

Trang 9

Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập từ tay Thực dân Pháp, Hồ ChíMinh đã cảnh báo rằng, do "kém về lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luậnsuông "mà nhiều cán bộ, đảng viên của ta mắc phải bệnh chủ quan Cũng vì kém

lý luận mà cán bộ ta "gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc chođúng, xử trí cho khéo Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ýmình nghĩ thế nào làm thế ấy Kết quả thường thất bại"(12)

Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi vớithực tiễn”, “Lý luận kết hợp với thực hành”, “Lý luận và thực hành phải luônluôn đi đôi với nhau”, “Lý luận phải liên hệ với thực tế”[13] Dù nói “đi đôi”,

“gắn liền”, “kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là:

“Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩaMác – Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mùquáng Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”[14] Nhưvậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thầnbiện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn,định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ

sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽmắc phải bệnh giáo điều Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựavào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau Người chỉ rõ, “lý luận rất cần thiết,nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả”[15] Do đó, tronglúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế.Nhấn mạnh vai trò của lý luận trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người mởđầu một câu theo ý của Lê nin “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cáchmệnh vận động…Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiên phong, đảng cách mệnhmới mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiên phong” Điều quan trọng nữa theoNgười là phải thống giáo điều ngay trong học tập chủ nghĩa Lênin Khi còn sốngNgười luôn phê phán kiểu học học thuộc lòng chủ nghĩa Mác- Lênin, “học sách

vở Mác – Lênin nhưng không học tinh thần Mác – Lênin”[16] Đó là học theokiểu “mượn những lời của Mác, Lênin dễ làm cho người ta lầm lẫn”[17] Theo

Trang 10

Hồ Chí Minh, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là “phải học tinh thần của chủnghĩa Mác – Lênin, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủnghĩa Mác – Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy màgiải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúngta”[18] “Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc,đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biếncủa chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tếcủa nước ta Học để mà làm”[19].

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, đó là quan điểm cốt lõi nhất của nhậnthức luận macxít và cũng là nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.Theo quan điểm của C.Mác: Ở mỗi dân tộc, lý luận bao giờ cũng chỉ được thựchiện theo mức độ mà nó là sự thực hiện những nhu cầu của dân tộc ấy Nói cáchkhác, lý luận chỉ được coi là đúng đắn khi nó đáp ứng được nhu cầu thực tiễncủa mỗi dân tộc Hồ Chí Minh cũng quan niệm: "Lý luận là đem thực tế tronglịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét so sánh thật kỹlượng, rõ ràng, làm thành kết luận Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế, đó là

lý luận chân chính" Theo quan niệm đó, Hồ Chí Minh luôn luôn lấy thực tiễn,lấy sự kiện của đời sống dân tộc và thời đại làm định hướng cho tư duy và hànhđộng, lấy mục tiêu độc lập và phát triển của dân tộc làm căn cứ để xem xét lýluận, để lựa chọn con đường và bước đi cho cách mạng Việt Nam, nhờ đó màtránh được giáo điều, rập khuôn (do chỉ biết lặp lại cái chung), đồng thời cũngtránh để không rơi vào cơ hội, xét lại (do quá nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù)

(12) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,1995, t.6, tr 233-.234

Trang 11

Đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộctheo con đường cách mạng vô sản, nhưng Hồ Chí Minh biết rút ra từ học thuyếtcách mạng và khoa học rộng lớn này những vấn đề cần thiết cho giai đoạn trướcmắt của cách mạng Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng ViệtNam: từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và giải phóng con người, tức

là từ độc lập dân tộc tiến lên CHXH

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, do tính gián tiếp, tính trừu tượng caotrong sự phản ánh hiện thực, do sự chi phối của hệ tư tưởng và thái độ khôngkhoa học nên lý luận có nguy cơ xa rời cuộc sống và trở nên ảo tưởng, giáo điều

Vì vậy, trong khi nhấn mạnh vai trò quan trọng của lý luận, Hồ Chí Minh cũngđồng thời nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ: lý luận cách mạng khôngphải là giáo điều, nó là "kim chỉ nam" cho hành động cách mạng; và "…lý luậnkhông phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn cần được

bổ sung bằng những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động"(20) Chủtịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: "Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tậpkhông đúng thì sẽ không có kết quả Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng tacần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế Thống nhất giữa lý luận và thựctiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Thực tiễn không có

lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông"(21) Lý luận mà xa rời thực tiễn, tách khỏi thực tiễnthì sớm muộn sẽ trở nên giáo điều, sách vở, là lý luận suông Đồng thời, thựctiễn mà không được hướng dẫn, chỉ đạo, soi sáng bởi lý luận thì dễ trở thành

"mảnh đất màu mỡ" cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa nảy sinh và phát triển.Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coithường, hạ thấp vai trò lý luận lý luận khoa học Chúng ta đi lên từ một nướcnông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, trình độ dân trí thấp, khoa học -

kỹ thuật chưa phát triển Đây chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh kinh nghiệmnảy sinh Hồ Chí Minh nhận xét rằng, trong Đảng ta còn "có những cán bộ,những đảng viên cũ, được làm việc, có kinh nghiệm Cố nhiên, những anh em

Ngày đăng: 31/08/2017, 17:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS, TS. Lê Văn Yên, “Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trên đườngsáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam”
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
3. C.Mác và Ph.Ăngnghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 1994, t. 20, tr. 270 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
4. C.Mác và Ph.Ăngnghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, t.3, tr. 9-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
5. V. I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxxcơva. 1978, tr 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Tiến bộ
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 5, tr.234 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
7. V.I.Lênin: Toàn tập, T 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 1978, t.45, tr 428 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2009 Khác
8. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.5 Khác
9. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nhà xuất bản CTQG, H, 2002, tr.132 Khác
10. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nhà xuất bản CTQG, H, 2002, tr.132 Khác
11. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI, Nhà xuất bản CTQG, H, 2001, 2006, 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w